You are on page 1of 26

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG CƠ SỞ II

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN NHÂN LỰC VÀ SỰ BẤT BÌNH


ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP LÊN TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ TẠI TRUNG QUỐC

Giảng viên: Trương Bích Phương


Môn: Kinh tế lượng
Lớp: K56F

Thành viên nhóm:


1. Lê Nguyễn Yến Mi 1701015467
2. Hoàng Nguyệt Lan Trinh 1701015933
3. Trần Thị Vân 1701015993

TP. Hồ Chí Minh, 12/2018


ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN NHÂN LỰC VÀ SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG
TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP LÊN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TẠI
TRUNG QUỐC

I. TÍNH CẤP THIẾT

Tăng trưởng kinh tế kết hợp đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn liền
với công bằng xã hội luôn là mục tiêu mà tất cả các quốc gia đều theo đuổi trong mọi
thời đại. Vì vậy đây cũng chính là một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm
hàng đầu trong nghiên cứu của các nhà kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên vì sự tồn tại
của nhiều cách nhìn nhận khác nhau đối với mối quan hệ này nên cho đến nay, chưa có
một quốc gia nào xây dựng được một mô hình giải quyết hoàn hảo cho vấn đề nhân
lực và bình đẳng xã hội.

Các nhà kinh tế đều đồng ý rằng, đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo
dục – đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các chương trình bảo đảm việc làm và an sinh xã
hội… được xem là hoạt động đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững của một quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ trong một tổ
chức nếu các cá nhân càng có năng lực thì khả năng tạo ra sự cải tiến, sự sáng tạo
trong sản xuất càng cao. Vậy rõ ràng, chất lượng nguồn lao động (vốn con người) có
yếu tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, có thể khẳng định rằng mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và tăng
trưởng kinh tế là mối quan hệ biện chứng nhân quả. Phát triển nguồn nhân lực sẽ đẩy
nhanh tăng trưởng kinh tế; đến lượt mình, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thúc đẩy
phát triển nguồn nhân lực.

Một quốc gia phát triển toàn diện không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà đòi
hỏi cả sự công bằng trong xã hội. Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, phát triển
ngoại thương, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hố sâu ngăn cách giàu nghèo
và sự khác biệt về phân phối thu nhập không đồng đều dường như ngày càng trở nên

-1-
nặng nề hơn. Trong khi đó, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đã được nhiều nhà
nghiên cứu đánh giá là hoàn toàn có tác động lên tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Trung Quốc hiện nay được xem là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới với tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh vượt bậc trong những năm qua, được mệnh danh là công xưởng
của thế giới. Tuy nhiên vấn đề về nhân lực và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
tại nước này đến nay chưa hề được giải quyết bởi một mô hình hoàn hảo.

Đầu tư của Trung Quốc vào vốn con người vượt quá trình độ trung học cơ sở là nhỏ so
với các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người và phát triển kinh tế, và sự
phân tán địa lý của nó lớn (Fleisher, 2005; Heckman, 2005). Năm 2004, chi tiêu của
chính phủ cho giáo dục là 2,79% GDP và dưới 3% trong hầu hết các năm kể từ năm
1992, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5,1% ở các nước phát triển. Tốc độ tăng
trưởng hàng năm về lượng tuyển sinh đại học từ năm 1999 đến năm 2003 là 26,6%
(Cục thống kê nhà nước). Tuy nhiên tỷ lệ trình độ đại học ở vùng ven biển, phía tây và
đông bắc là ít nhất 6% vào năm 2003, trong khi ở nội địa (với gần 52% dân số cả
nước) chỉ là 4,2%. Tỷ lệ người lớn tốt nghiệp giáo dục trung học phổ thông trở lên
khoảng 20% ở khu vực ven biển, 21% ở phía đông bắc, nhưng 17% ở phía tây và 18%
ở khu vực nội địa.

Đến năm 2000, Trung Quốc không chỉ là một trong những tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
cao nhất mà còn là một trong những mức độ bất bình đẳng thu nhập nông thôn-thành
thị cao nhất trên thế giới (Yang, 2002). Sự chênh lệch giữa nông thôn và đô thị đã tạo
ra sự bất bình đẳng kinh tế khu vực rộng lớn (Yang, 2002), một hiện tượng tương đối
mới trong nửa thế kỷ qua của Trung Quốc. Từ đầu thời đại Mao đến năm 1986, sự bất
bình đẳng giữa các vùng chính (được đo bằng hệ số biến động của bình quân đầu
người tổng sản phẩm quốc nội thực tế) có xu hướng giảm, nhưng nó tăng mạnh trong
thập niên 1999. Khoảng cách giữa vùng duyên hải và các vùng khác đã tăng lên nhanh
chóng kể từ năm 1991. Tính đến năm 2003, tỷ lệ GDP thực tế trên đầu người giữa các
tỉnh giàu có nhất và nghèo nhất là 8.65.

-2-
Có thể thấy vấn đề về nhân lực và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Trung
Quốc hiện vẫn là mối quan tâm lớn và cấp thiết vì sự phát triển lâu dài và bền vững
của quốc gia này. Hơn thế nữa, với vị thế là quốc gia láng giềng và là một trong những
đối tác hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, lợi thế về quy mô và sự phát triển
kinh tế lớn mạnh, nghiên cứu về vấn đề này tại Trung Quốc sẽ có nhiều thuận lợi về
quy mô cũng như số liệu nghiên cứu từ đó có được kết quả phù hợp cho những phân
tích tại nước này đồng thời mang lại bài học cho Việt Nam trong quá trình giải quyết
mối quan hệ như đã được nêu ra.

Từ những lý do trên, trong bài viết này, nhóm chúng em tiến hành thực hiện đề tài
“Tác động của nguồn nhân lực và sự bất bình đẳng phân phối thu nhập lên tốc độ tăng
trưởng kinh tế tại Trung Quốc” nhằm mục đích phân tích mối liên hệ giữa nguồn nhân
lực, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập với tăng trưởng kinh tế và từ đó đề xuất
các giải pháp có sơ sở.

II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ


LIÊN QUAN

1. Tổng quan lí thuyết

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Nguồn nhân lực

Theo UNDP: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng
lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và đất
nước”. Ngân hàng thế giới (Word Bank) lại xem xét nguồn lực là toàn bộ vốn con
người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân – một loại vốn
khác bên cạnh vốn tiền tệ, vốn cơ sở hạ tầng, vốn tri thức,… Theo Tổ chức Lao Đông
Quốc tế: “Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có
khả năng tham gia lao động”, tức nghĩa khái niệm này được hiểu theo hai nghĩa:
-3-
Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là số lượng dân cư có thể cung cấp sức lao động cho
xã hội. Đây chính là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm nhóm dân
cư thuộc lực lượng lao động và có khả năng tham gia vào hoạt động lao động, sản xuất
xã hội cùng với các yếu tố thể lực, trí lực được sử dụng trong quá trình lao động.

Theo nghĩa hẹp, dưới góc độ kinh tế phát triển, “nguồn nhân lực là một bộ phận dân số
trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động, được biểu hiện qua 2 mặt: về số
lượng, đó là tổng số người trong độ tuổi lao động và thời gian lao động có thể được
huy động từ họ; về chất lượng, đó còn là sức khỏe, trình độ chuyên môn, kiến thức và
trình độ lành nghề của người lao động” (TS. Nguyễn Sinh Cúc, Tạp chính Lý luận
chính trị số 2-2014). Xét về hai yếu tố chất và lượng, khái niệm “nguồn lao động”
không ở trạng thái tĩnh, mà luôn có thể thay đổi về số lượng lẫn chất lượng trong quá
trình lao động, sản xuất xã hội, chính vì thế, khái niệm nguồn nhân lực còn được gọi là
“vốn nhân lực” , nhằm nhấn mạnh khả năng phát huy tiềm năng của người lao động,
“là cái mang lại nhiều lợi ích hơn trong tương lai so với lợi ích hiện tại”(TS. Bùi Xuân
Đính, 2000).

Ở tầm vĩ mô đó là nguồn lực xã hội, ở tầm vi mô đó là một tập hợp của rất nhiều cá
nhân, nhân cách khác nhau với những nhu cầu và tâm lý khác nhau, là toàn bộ đội ngũ
nhân viên của tổ chức, vừa có tư cách là khách thể của hoạt động quản lý vừa là chủ
thể hoạt động và là động lực của tổ chức đó. Từ góc độ hạch toán kinh tế, coi đó là vốn
lao động (human capital), với phần đóng góp chi phí của nguồn vốn lao động trong sản
phẩm sản xuất ra. Từ góc độ của kinh tế phát triển, người lao động trong một tổ chức
được coi là nguồn nhân lực với những khả năng thay đổi về số lượng và chất lượng
của đội ngũ trong quá trình phát triển của tổ chức, hay còn gọi là “vốn nhân lực, được
hiểu là tiềm năng, khả năng phát huy tiềm năng của người lao động, là cái mang lại
nhiều lợi ích hơn trong tương lai so với những lợi ích hiện tại.

Quan điểm trên đồng nhất với định nghĩa của UNDP ở tính tiềm năng của nguồn nhân
lực: “Tiềm năng về thể lực con người thể hiện qua tình trạng sức khỏe của cộng đồng,
tỷ lệ sinh, mức độ dinh dưỡng của xã hội. Cơ cấu dân số thể hiện qua tháp tuổi của dân

-4-
số. Năng lực thế chất của con người là nền tảng và cơ sở để các năng lực về trí tuệ và
nhân cách phát triển. Tiềm năng về trí lực là trình độ dân trí và trình độ chuyên môn
kỹ thuật hiện có, cũng như khả năng tiếp thu tri thức, khả năng phát triển tri thức của
nguồn nhân lực. Năng lực về nhân cách liên quan đến truyền thống lịch sử và nền văn
hóa của từng quốc gia. Nó được kết tinh trong mỗi con người và cộng đồng, tạo nên
bản lĩnh và tính cách đặc trưng của con người lao động trong quốc gia đó.”
Do đặc trưng tiểu luận nghiên cứu về mối tương quan của nguồn nhân lực lên tốc độ
tăng trưởng kinh tế, do đó, khái niệm “nguồn nhân lực” xuyên suốt trong nghiên cứu
này sẽ được hiểu dưới góc độ kinh tế học phát triển, và quan điểm của UNDP về tính
số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực cũng như tiềm năng của nguồn nhân lực
được đặc trưng ở trạng thái động và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc trưng mỗi quốc
gia.

1.1.2. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế

Theo PCI: “Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc
thu nhập bình quân đầu người”. Chính vì thế, “tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản
lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.”
Tuy tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế được phản ánh qua hai chỉ số GDP và GNP,
nhưng chính sự bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân
đầu người cao nhưng đời sống nhiều người dân vẫn ở ngưỡng thấp. Đây chính là biểu
hiện đầu tiên trong mối tương quan của sự bất bình đẳng và tốc độ tăng trưởng kinh tế
sẽ được phân tích ở phần sau của tiểu luận.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được đo lường chủ yếu thông qua ước lượng tương đối, tức
những chỉ tiêu GDP hoặc GNP đều là thực tế. Cách đo lường được xác lập bởi công
thức lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước
chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn
vị %. Công thức toán học được biểu thị như sau:
-5-
y = dY/Y × 100(%)
trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế
được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc
GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì
sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế
dùng chỉ tiêu thực tế để đánh giá.

1.1.3. Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Theo SEN, 1998, bất bình đẳng thu nhập có 2 cách hiểu. Theo ý niệm thực chứng thì
đây chính là hiện tượng chênh lệch kinh tế, nghĩa là sự khác nhau về thu nhập giữa các
cá nhân trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội. Trên thực tế, không ai có thể
phủ nhận điều này vì phân phối thu nhập trong bất cứ một xã hội nào, vào thời điểm
nào cũng không đồng đều. Vì mỗi một cá nhân có mức độ lao động, sản xuất xã hội vô
cùng khác biệt. Chính vì thế, khái niệm mang tính khách quan và chân lý, không bao
gồm những hậu quả đạo đức. Ngược lai, ở cách nghĩ thứ 2 mang tính chuẩn tắc thì cho
rằng bất bình đẳng thu nhập mô tả sự sai lệch của phân phối thu nhập thực tế so với
một định chuẩn được quy định bởi một quan điểm công bằng xã hội nào đó được chấp
nhận như lẽ đạo lý công bằng.
Do đó, cái nhìn thực chứng sẽ dẫn đến nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của chênh
lệch kinh tế, từ đây cũng đề xuất những giải pháp giảm thiểu chênh lệch dựa trên hiệu
quả kinh tế. Mặt khác, cái nhìn chuẩn tắc sẽ dựa trên những tiền đề cơ sở về đạo đức
xã hội để tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả nhưng giải pháp sẽ hướng đến mục đích tăng
phúc lợi xã hội.
Đứng trên góc độ kinh tế phát triển đã xác định, bài tiểu luận sẽ nhìn nhận khái niệm
này dưới góc độ kinh tế học thực chứng, nhằm hướng đến việc để xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bất bình đẳng thu nhập đề cập đến hiện tượng thu nhập được phân phối không đều
giữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong nền kinh tế. Để xem xét mức độ bất bình
đẳng thu nhập người ta thường dựa vào tỷ trọng thu nhập được nhận bởi bao nhiêu
-6-
phần trăm dân số. Bất bình đẳng thu nhập thường được gắn với ý tưởng về “sự không
công bằng”. Nếu như những người giàu nhận phần lớn hơn đáng kể trong thu nhập
quốc dân so với tỷ lệ trong dân số thì thường được coi là không “công bằng”.

1.2. Những yếu tố tác động đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế

1.2.1. Nguồn nhân lực

Khái niệm này đã được nêu ở phần 1.1.1 trước đó. Nguồn nhân lực được kỳ vọng là có
mối quan hệ thuận chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo nghiên cứu
Mô hình kim cương của M. Portel, nguồn nhân lực dồi dào chưa hẳn sẽ đem lại hiệu
quả kinh tế cao nếu như không được phân bổ một cách hợp lý. Điều đó cho thấy ngoài
các phân tích về yếu tố số lượng, vai trò chất lượng nguồn nhân lực chính là yếu tố
mang tính quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

1.2.2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên

Đây được đánh giá là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, bao gồm đất đai,
khoáng sản, dầu mỏ, rừng, nguồn nước, … Theo những mô hình tăng trưởng kinh tế cổ
điển (lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối, định lý H-O), đây chính là một trong những
yếu tố mang tính chất quyết định đối với năng suất lao động, dẫn đến hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, dần dà cùng với sự phát triển của công nghệ và ngoại thương, khi các quốc
gia ngày càng chủ động trong việc sàn xuất hoặc nhập khẩu các nguồn nguyên liệu đầu
vào, thì yếu tố này đang trở thành thứ yếu. Song, trên thực tế, sự giàu có của các quốc
gia Trung Đông được lý giải bởi sự giàu có về dầu mỏ, trong khi Nhật Bản lại rất
thành công trong ngành chế biến thép khi chẳng có bất kỳ lợi thế nào về mặt hàng này.
Điều đó chứng tỏ, biến nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được kiểm định cụ thể để
thấy được tính thuận chiều, ngược chiều hoặc không có ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế của quốc gia.

1.2.3. Tƣ bản

-7-
Tư bản là những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, không
nên hiểu tư bản chỉ là những máy móc, thiết bị đầu tư ban đầu. Nó còn mang tính chất
xã hội – những thứ tạo tiền đề cho sàn xuất và thương mại phát triển, như những dự án
quy mô lớn liên quan đến cơ sở hạ tầng hoặc sức khỏe cộng đồng.

1.2.4. Công nghệ

Công nghệ cho phép nâng cao hiệu suất, giúp quá trình sản xuất hiệu quả hơn. Sự phát
triển của công nghệ không chỉ là yếu tố quyết định trong việc tạo ra hiệu quả sản xuất
mà còn đem lại lợi thế trong thương mại quốc tế. Đứng trên khía cạnh lĩnh vực, công
nghệ sẽ là chất xúc tác đẩy mạnh quá trình sản xuất, song, đứng trên khía cạnh hàng
hóa, công nghệ đóng vai trò là một loại hàng hóa, có khả năng chuyển giao đem lại
những lợi ích kinh tế lẫn phi kinh tế cho quốc gia.

1.2.5. Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

Cùng với sự phát triển của ngoại thương, vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò
quan trọng trong việc tạo vốn cũng như kích thích sản xuất. Quá trình tiếp nhận đầu tư
còn đi kèm với sự tiếp nhận công nghệ và quy trình hiện đại, từ đó ảnh hưởng trực tiếp
đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những rủi ro từ dòng vốn nước ngoài vào
quốc giá cũng không ít, trong đó nổi bật là áp lực cạnh tranh cũng như vấn đề hao mòn
tài nguyên thiên nhiên, … Vì thế, tác động nghịch biến hay đồng biến của FDI so với
sự tăng trưởng kinh tế là một yếu tố cần xem xét.

Tuy nhiên các yếu tố trên đều tác động một cách gián tiếp qua yếu tố nguồn nhân lực.
Bởi trong thực tế, chính yếu tố lao động sẽ chuyển đổi các đầu vào trong quá trình sản
xuất. Do đó, yếu tố nguồn nhân lực sẽ là yếu tố được nghiên cứu tập trung chính yếu.

1.3. Những yếu tố tác động đến sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

1.3.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản

-8-
Trên thực tế, thu nhập của cá nhân được định đoạt bởi tài sản nắm giữ, giá thuê tài sản
và lợi ích thu được từ tài sản. Tài sản của cá nhân được hình thành từ những nguồn
khác nhau, thừa kế hoặc tiết kiệm trong quá khứ. Do mỗi cá thể có tính riêng biệt với
đời sống rất riêng, do đó sự bất bình đẳng này được mặc nhiên như chân lý.

1.3.2. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động

Mỗi lao động có những yếu tố về chất như sức khỏe, năng lực, trình độ, chuyên môn
rất khác biệt. Do đó, những yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến ngành nghề theo đuổi
cùng như khả năng phát triển trong ngành nghề này. Những ngành nghề khác nhau sẽ
có cung, cầu lao động khác nhau, từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người
dân.

Tuy nhiên, trên thực tế, sự khác biệt này là cần thiết. Bởi nếu công việc nhàn hạ và
nặng nhọc đều có mức lương ngang nhau, người lao động sẽ đều thích làm những công
việc nhàn hạ. Một cách nào đó có thể nói, đây chính là yếu tố nâng cao trình độ lao
động, từ đó kích thích sản xuất. Tuy nhiên, chính sự khác biệt này sẽ dẫn đến tình
trạng có một số khu vực kinh tế thu hút lượng lớn lực lượng lao động, khiến các khu
vực kinh tế khác trở nên thiếu lao động và rơi vào tình trạng trì trệ. Chính điều này sẽ
gây ra tác động ngược chiều đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

1.4 Các lí thuyết căn bản

Giả thiết hình chữ U ngược của Kuznets (1955) có lẽ là nghiên cứu đầu tiên xem xét
môi quan hệ giữa bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Theo
Kuznets, bất bình đẳng sẽ tăng cùng với tăng trưởng trong giai đoạn đầu của sự phát
triển, do một lượng di chuyển lớn của những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp
với thu nhập thấp sang lĩnh vực công nghiệp với thu nhập cao hơn, nhưng phân phối
không công bằng. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau của sự phát triển, khi một số lượng
lớn dân số đã chuyển sang khu vực đô thị, sẽ có một sự gia tăng tiền lương tương đối
của những người lao động nghèo ở cả thành thị và nông thôn. Sẽ có nhiều giải pháp
chính sách được thực hiện để giảm bất bình đẳng trong nội bộ ngành và giữa các
-9-
ngành. Do vậy, bất bình đẳng thu nhập chung trong nền kinh tế sẽ giảm trong giai
đoạn sau của sự phát triển.

Lý thuyết kinh tế chính trị được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Alesina và Rodrik
(1994), Persson và Tabellini (1994) đưa ra lý giải về tác động tiêu cực của bất bình
đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết này được xây dựng trên ba cơ sở sau
đây: (i) Chi tiêu nhằm mục tiêu tái phân phối và thuế có tác động ngược chiều đến
tăng trưởng do tác động tiêu cực của thuế đến tích lũy tư bản; (ii) Các loại thuế có xu
hướng tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng lợi ích của chi tiêu công nhìn chung được phân
bổ đều cho tất cả các cá nhân. Hệ quả là, mức thuế và chi tiêu công được cử tri ưa
thích có mối quan hệ ngược với thu nhập của họ. Người nghèo có xu hướng ưa thích
sưu cao, thuế nặng và do đó được hưởng lợi nhiều từ các chương trình chi tiêu công.
Người giàu lại ưa thích thuế suất thấp để giảm bớt phần đóng góp tài trợ cho các
chương trình chi tiêu công; (iii) Chính phủ lựa chọn chính sách được nhóm cử tri
chiếm đa số ủng hộ. Trong xã hội phân phối bất bình đẳng, thu nhập của nhóm cử tri
chiếm đa số sẽ thấp hơn mức thu nhập trung bình và họ có xu hướng ưa thích các
chính sách phân phối lại nhiều hơn và hệ quả là tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn.

Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu Galor
và Zeira (1993), Aghion và Bolton (1997), Chiou (1998) cho rằng trong những nước
mà các chủ thể không được tiếp cận tự do với các nguồn vốn vay, bất bình đẳng hàm ý
rằng một tỷ lệ tương đối lớn của dân số sẽ nằm dưới mức chi phí chuẩn của giáo dục.
Do vậy, đầu tư vào nguồn nhân lực sẽ thấp và hệ quả là tăng trưởng cũng sẽ thấp. Sự
phân phối lại sẽ làm tăng tổng sản lượng và tăng trưởng bởi vì nó cho phép người
nghèo có thể đầu tư vào nguồn nhân lực của họ. Nếu nền kinh tế phát triển, thị trường
vốn sẽ được hoàn thiện, và những tác động liên quan tới sự không hoàn hảo của thị
trường vốn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn ở những nước nghèo hơn là những nước
giàu. Do vậy, những tác động có thể dự báo của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế
sẽ lớn hơn về mức độ đối với những nước nghèo.

- 10 -
Lý thuyết bất ổn định về chính trị – xã hội được xây dựng bởi các công trình nghiên
cứu của Alesina và cộng sự (1996), Benhabib và Rustichini (1996), Grossman và Kim
(1996) nhấn mạnh hệ quả của bất bình đẳng thu nhập đến sự bất ổn định chính trị và
xã hội. Cụ thể, bất bình đẳng thu nhập là một nhân tố quan trọng quyết định đến bất ổn
về chính trị và xã hội và nó có tác động tiêu cực đến tăng trưởng thông qua việc làm
tăng rủi ro và giảm kỳ vọng về lợi ích từ đầu tư. Bất bình đẳng thu nhập làm gia tăng
xung đột xã hội và hệ quả là làm cho quyền sở hữu tài sản ít được đảm bảo và làm
giảm tăng trưởng. Hơn nữa, sự tham gia của người nghèo vào tội phạm và những hành
động chống đối xã hội là biểu hiện của lãng phí trực tiếp nguồn lực vì chúng không
đóng góp vào hoạt động sản xuất. Những hoạt động phòng chống tội phạm tiềm năng
cũng biểu hiện một sự lãng phí nguồn lực khác nữa.

Lý thuyết so sánh xã hội của Knell (1998) giải thích rằng sự liên kết giữa tăng trưởng
kinh tế và bất bình đẳng thu nhập có thể mạnh hơn ở các nước giàu. Ông đưa ra một
mô hình được xây dựng trực tiếp từ Bénabou (1996) trong đó các cá nhân có sự so
sánh xã hội. Knell giả thiết rằng hành vi tối đa hóa lợi ích cá nhân không chỉ phụ thuộc
vào mức thu nhập của họ mà còn phụ thuộc vào mức tiêu dùng trung bình của nhóm
xã hội mà họ có liên quan. Trong một xã hội mà thu nhập được phân phối bất bình
đẳng, các hộ gia đình nghèo bị lôi cuốn theo cách sống của tầng lớp thượng lưu và có
xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Kết quả là mức đầu tư vào vốn nhân lực sẽ thấp và tăng
trưởng kinh tế thấp. Như vậy kết luận rút ra từ nghiên cứu này là bất bình đẳng sẽ làm
tăng trưởng chậm lại.

Từ những cơ sở trên, bài tiểu luận tập trung nghiên cứu những vấn đề những yếu tố tác
động lên tốc độ trăng trưởng kinh tế ở thị trường Trung Quốc. Song, bài nghiên cứu
vẫn tập trung chính yếu phân tích sự tác động của hai yếu tố chính là: nguồn nhân lực
và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. (vì các
yếu tố khác đã tác động một cách giản tiếp qua các biến độc lập này). Từ đó, đưa ra
những giải pháp giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trường này.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


- 11 -
Trên thế giới, các nhà kinh tế đã từ lâu tranh luận về mối liên hệ giữa nguồn nhân lực
với tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập với tăng trưởng kinh
tế nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu kết hợp phân tích chung sự tương tác giữa hai
yếu tố trên đối với sự tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, vấn đề tác động lên sự phát
triển kinh tế của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập mãi đến giữa những năm
1990 với sự trỗi dậy của kinh tế học tăng trưởng và nguồn số liệu phong phú từ các
quốc gia, nhiều nghiên cứu về mối liên kết này mới được thực hiện có hệ thống, nhưng
các kết quả nghiên cứu vẫn có những khác biệt trái chiều về mối liên hệ này.

Các nghiên cứu đầu tiên của Alesina và Rodrik (1994), Persson và Tabellili (1994),
Perrotti (1996) cho thấy các quốc gia có mức bất bình đẳng thấp hơn có xu hướng tăng
trưởng nhanh hơn. Họ ước tính các phương trình hồi quy trên hai bộ số liệu trong 2
giai đoạn từ 1830-1895 và 1960-1985. Tuy nhiên những số liệu này tính đến nay đã cũ
và lỗi thời, phạm vi nghiên cứu số liệu cũng chưa bao quát hết nên không tránh khỏi
những phản đối từ những nhà nghiên cứu khác.

Nghiên cứu của Simon Kuznets (1955) với tiêu đề “Tăng trưởng kinh tế và bất bình
đẳng thu nhập” được công bố trên Tạp chí Kinh tế Mỹ năm 1955 đã chỉ ra rằng sự phát
triển kinh tế liên quan đến sự dịch chuyển dân số từ các hoạt động truyền thống đến
các hoạt động hiện đại. Quá trình dịch chuyển này của dân số từ tham gia sản xuất
nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp cho phép Kuznets để dự đoán hành vi
của bất bình đẳng trong quá trình phát triển: “Tăng trưởng ở các nước phát triển gắn
liền với sự dịch chuyển khỏi nông nghiệp, một quá trình thường được gọi là công
nghiệp hóa và đô thị hóa. Do đó, trong mô hình đơn giản, phân phối thu nhập cho toàn
bộ dân số có thể được xem như là sự kết hợp giữa phân phối thu nhập cho người dân ở
nông thôn và đô thị. Những gì mà chúng ta quan sát thấy về phân phối thu nhập trong
hai khu vực đó là: (a) thu nhập bình quân đầu người của người dân ở nông thôn thường
thấp hơn so với ở đô thị; (b) bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở nông thôn thấp
hơn so với đô thị… Với mô hình đơn giản này, chúng ta có thể đưa ra những kết
luận gì? Đầu tiên, với tất cả các điều kiện khác như nhau, tăng tỷ trọng của dân cư

- 12 -
đô thị không nhất thiết làm giảm tăng trưởng kinh tế: thực ra, có một số bằng
chứng cho thấy rằng tăng trưởng có thể cao hơn bởi vì năng suất bình quân đầu người
ở đô thị tăng nhanh hơn trong nông nghiệp. Nếu điều này đúng, thì bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập tổng thể tăng lên. ” (Kuznets, 1955, trang 7-8).

Barro (1999) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra kết quả trở thành một thách thức
cho những kết quả trước đó. Ông phát hiện sự bất bình đẳng hơn sẽ đi cùng với tăng
trưởng thấp hơn ở các nước thu nhập thấp và cao hơn ở các nước thu nhập cao hoặc
các nước phát triển.

Forbes (2000) cũng đóng góp vào quan điểm xem lại mối liên kết giữa bất bình đẳng
và tăng trưởng kinh tế với nghiên cứu số liệu chất lượng tốt tại 45 quốc gia, phương
pháp ước lượng tiên tiến và tính đến các yếu tố khác nhau không quan sát được giữa
các quốc gia.

Mặc dù từ lâu người ta tin rằng vốn nhân lực đóng một vai trò cơ bản trong tăng
trưởng kinh tế, các nghiên cứu dựa trên dữ liệu xuyên quốc gia đã tạo ra kết quả trái
ngược đáng ngạc nhiên (Barro, 1991; Mankiw et al., 1992; Benhabib và Spiegel, 1994;
Islam, 1995 ; Krueger, 1995; Pritchett, 2001; Temple, 2001). Một lý do cho sự không
chắc chắn này là tác động của giáo dục đã thay đổi rộng rãi giữa các quốc gia bởi vì
các thể chế rất khác nhau, thị trường lao động và chất lượng giáo dục, làm cho khó xác
định hiệu quả trung bình (Temple, 1999; Pritchett, 2001). Hơn nữa, như Pritchett
(2006) chỉ ra, các nền kinh tế chuyển đổi lớn đã bị loại trừ vì các lý do dữ liệu từ một
số nghiên cứu xuyên quốc gia quan trọng.

Chen và Fleisher (1996), Fleisher và Chen (1997) và Démurger (2001) cung cấp bằng
chứng cho thấy giáo dục ở bậc trung học hoặc trình độ đại học giúp giải thích sự khác
biệt về tốc độ tăng trưởng của tỉnh. Liu (2009b, c) chứng minh những tác động quan
trọng bên ngoài của vốn nhân lực về năng suất ở nông thôn và đô thị Trung Quốc. Sử
dụng phương pháp ít kỹ thuật hơn nhiều nghiên cứu, nhưng một nghiên cứu mang tính
thông tin và mang tính gợi ý cao, Sonobe et al. (2004) cho thấy những thay đổi quan
trọng và tinh tế về chất lượng kiểm soát, tổ chức sản xuất hiệu quả và tiếp thị của hàng

- 13 -
hóa sản xuất trong số các doanh nghiệp tư nhân mới nổi có nhiều khả năng xảy ra ở
các công ty mà người quản lý có trình độ cao về giáo dục. Tuy nhiên, tác động trực
tiếp và gián tiếp của vốn nhân lực và đặc biệt là tác động của chúng đến bất bình đẳng
khu vực ở Trung Quốc vẫn chưa được phân tích đầy đủ.

Ngoài ra, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng yếu tố năng suất (TFP) tăng trưởng đóng
một vai trò quan trọng trong cải cách tăng trưởng ở Trung Quốc (Chow, 1993;
Borensztein và Ostry, 1996; Young, 2003; Wang và Yao, 2003; Islam và cộng sự,
2006), nhưng những bằng chứng không mô tả rõ ràng vai trò của vốn nhân lực trong
chức năng sản xuất hoặc vai trò của nó trong việc giải thích tăng trưởng TFP. Nghiên
cứu này cung cấp một khuôn khổ và bằng chứng mở rộng sự hiểu biết cho người đọc
về vai trò của vốn nhân lực trong sản xuất và tăng trưởng TFP ở Trung Quốc.

III. MỤC TIÊU VÀ CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1. Mục đích nghiên cứu

Nhìn nhận được tính cấp thiết của đề tài, bài nghiên cứu gồm 3 mục tiêu sau:
 Đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn, từ đó xác định sự ảnh hưởng của
nguồn nhân lực và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đối với tốc độ
tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc.
 Xác định mức độ ảnh hưởng của nguồn nhân lực và sự bất bình đẳng trong
thu nhập thông qua mô hình hồi quy đa bội.
 Thông qua mô hình trên, đưa ra các giải pháp khả thi.

IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tƣợng nghiên cứu


Nguồn nhân lực và sự bất bình đẳng thu nhập lên tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Trung
Quốc.

- 14 -
2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu lấy mẫu số liệu ở Trung Quốc
- Về thời gian: dữ liệu dùng trong nghiên cứu thu thập từ năm …., trong đó bao gồm
các dữ liệu thứ cấp từ … thông qua phương pháp định lượng

3. Nội dung nghiên cứu


- Những tác động của nguồn nhân lực và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
lên tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc về các khía cạnh: lao động, tài nguyên,
các chính sách của chính phủ,...
- Ưu điểm và khuyết điểm trong việc sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp, tổ chức,
chính phủ;
- Biện pháp ứng dụng theo hướng tích cực của nguồn nhân lực và một số đề xuất để
hạn chế mặt tiêu cực của sự bất bình đẳng trong thu nhập.

V. BỐ CỤC DỰ KIẾN

Không kể phần mục lục, danh mục hình vẽ - bảng biểu, tóm tắt, phần phụ lục, tài liệu
tham khảo, đề tài gồm có 3 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng kinh tế và mô hình nghiên cứu
Chương 2: Kết quả nghiên cứu và đánh giá tác động của nguồn nhân lực và sự bất bình
đẳng trong thu nhập lên tăng trưởng kinh tế
Chương 3: Kết luận và đề xuất giải pháp

VI. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý thuyết

Các mô hình là khuôn mẫu để tổ chức phương pháp tư duy về một vấn đề. Các mô
hình được đơn giảm hoá bằng cách bỏ qua một vài chi tiết của thế giới hiện thực, qua
- 15 -
đó tập trung vào các điểm chính yếu, từ đó giúp chúng ta triêể khai phân tích xem nền
kinh tế hoạt động thế nào. Trong khi lập mô hình, chúng ta có quyền bỏ qua những chi
tiết không quan trọng của hiện thực, nhưng nếu chúng ta lập quá đơn giản, bỏ qua
những chi tiết quan trọng thì mô hình sẽ không có tác dụng, và sẽ không phù hợp với
thế giới hiện thực.

Giữa mô hình kinh tế và số liệu thực tế có mối quan hệ chặt chẽ, các số liệu tương tác
với mô hình theo hai hướng: số liệu giúp lượng hoá các quan hệ mà mô hình lý thuyết
quan tâm; số liệu giúp ta kiểm nghiệm mô hình.

Như vậy, để tiến hành xây dựng mô hình kinh tế, người ta phải bắt đầu bằng việc thu
thập các số liệu để tìm mối quan hệ logic giữa các yếu tố của nền kinh tế, sau đó sử
dụng các kết quả đã phân tích để xây dựng mô hình quan hệ kinh tế. Cuối cùng, dù
muốn ủng hộ lý thuyết nào chăng nữa, chúng ta vẫn phải kiểm nghiệm bằng số liệu
thực tế.

1.1 Mô hình cổ điển

Theo mô hình này, yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn.
Trong ba yếu tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất, là giới hạn của sự tăng
trưởng.

Phân chia xã hội thành 3 nhóm người: địa chủ, tư bản và công nhân. Sự phân phối thu
nhập của ba nhóm này phụ thuộc vào quyền sở hữu của họ đối với các yếu tố sản xuất.
Địa chủ có đất thì nhận địa tô, tư bản có vốn thì nhận lợi nhuận, công nhân có sức lao
động thì nhận tiền công.

Các nhà kinh tế học cổ điển còn cho rằng, hoạt động của các chủ thể kinh tế bị chi
phối bởi bàn tay vô hình-cơ chế thị trường, phủ nhận vai trò của nhà nước, cho rằng
đây là cản trở cho phát triển kinh tế.

1.2 Mô hình của Các-Mác

- 16 -
Theo Mác, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn, tiến
bộ kĩ thuật.

Mác đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư.
Về yếu tố vốn và tiến bộ kĩ thuật, Mác cho rằng tiến bộ kĩ thuật làm tăng số máy móc
và dụng cụ lao động, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu hướng tăng lên. Do đó,
các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn để mua máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công
nghệ mới. Cũng như các nhà kinh tế học cổ điển, Mác cho rằng khu vực sản xuất ra
của cải vật chất cho xã hội gồm 3 nhóm: địa chủ, tư bản, công nhân.

Ngoài ra, ông là người đã đặt nền tảng đầu tiên cho xác định vai trò của nhà nước
trong điều tiết cung cầu kinh tế.

1.3 Mô hình tân cổ điển về tăng trƣởng kinh tế

Vào cuối thế kỉ 19, cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ , trường phái kinh
tế tân cổ điển ra đời. Bên cạnh một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế tương đồng
cùng trường phái cổ điển nhưu sự tự điều tiết của bàn tay vô hình, mô hình này có các
quan điểm mới sau:

 Đối với các nguồn lực về tăng trưởng kinh tế, mô hình nhấn mạnh vai trò đặc
biệt quan trọng của vốn. Từ đó họ đưa ra hai khái niệm:
- Phát triển kinh tế theo chiều sâu: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng số lượng vốn
cho một đơn vị lao động
- Phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương
ứng với sự gia tăng lao động
 Để chỉ quan hệ giữa gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào, họ sử dụng hàm sản
xuất Cobb Douglass Y=F(k,l,r,t)

Sau khi biến đổi, Cobb-Douglass thiết lập mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng các
biến số: g=t+ak+bl+cr

Trong đó:

- 17 -
G: tốc độ tăng trưởng GDP

K,l,r: tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên

T phần dư còn lại, phản ánh tác động khoa học kĩ thuật

A, b, c: các hệ số, phản ánh tỉ trọng của các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm:
a+b+c=1

1.4 Mô hình của Keynes về tăng trƣởng kinh tế

Nhấn mạnh vai trò của tổng cầu trong xác định sản lượng của nền kinh tế: sau khi
phân tích các xu hướng biến đổi của tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, và ảnh hưởng của
chúng đến tổng cầu , khẳng định cần thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao tổng cầu
và việc làm trong xã hội đồng thời nhấn mạnh vai trò điều tiết của nhà nước thông qua
các chính sách kinh tế. Phát triển tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 của thế kỉ
20, hai nhà kinh tế học là Harod nguời Anh và Domar người Mĩ đưa ra mô hình xem
xét mối quan hệ tăng trưởng với các nhu cầu về vốn g=s/k=i/k

Trong đó:

G: tốc độ tăng trưởng

S: tỉ lệ tiế kiệm

I: tỉ lệ đầu tư

K: hệ số ICOR: hệ số gia tăng tư bản- đầu ra

Hệ số ICOR phản ánh trình độ kĩ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của
đầu tư (để tăng 1 đồng tổng sản phẩm cần k đồng vốn)

Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại của P.A. Samuelson-hỗn hợp

Sau một thời gian áp dụng mô hình kinh tế chỉ huy của Keynes, quá nhấn mạnh tới vai
trò bàn tay hữu hình của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, hạn chế bàn

- 18 -
tay vô hình, tạo trở ngại cho quá trình tăng trưởng. Các nhà kinh tế học của trườgn
phái hỗn hợp ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp. Trên thực tế, hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều áp dụn mô hình kinh tế hỗn hợp ở những mức độ khác nhau,
vì thế , đây được coi là mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại, nội dung cơ bản của nó
là:

Giống mô hình của Keynes, quan niệm sự cân bằng của kinh tế xác định tại giao AS
và AD. Thống nhất với mô hình kinh tế tân cổ điển, mô hình kinh tế học hiện đại cho
rằng, tổng mức cung của nên kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất, đó là tài nguyên, lao động, vốn, khoa học công nghệ. Thống nhất với
kiểu phân tích của hàm sản xuât Cobb-Douglass về sự tác động của các yếu tố trên với
tăng trưởng.

Các nhà kinh tế học hiện đại cũng thống nhất với mô hình Harrod-Domar về vai trò
tiết kiệm và vốn đầu tư trong tăng trưỏng kinh tế.

Chính vì thế , nhiều người cho rằng mô hình kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau
của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes.

VII. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Từ đó, xác định sự ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của hai biến nguồn nhân
lực và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của
thị trường này.

1.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu

1.1.1. Biến phụ thuộc (GROWTH)

Biến phụ thuộc cần kiểm nghiệm ở đây chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị
trường Trung Quốc từ năm 2007 – 2009.

1.1.2. Biến độc lập:

- 19 -
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng tưởng của một quốc gia. Tuy nhiên, do thị
trường Trung Quốc là một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, và giai đoạn 2007 –
2009 là giai đoạn quốc gia này có những bước chuyển mình mạnh mẽ với các hoạt
động kinh tế đối ngoại, nhóm tác giả quyết định sử dụng lần lượt các biến: nguồn nhân
lực, tăng trưởng dân số, vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng, thu nhập bình quân đầu
người, chỉ số hạnh phúc quốc gia. Ngoài những yếu tố đặc trưng về đối tượng nghiên
cứu, những biến độc lập được lựa chọn nhằm hướng đến mục tiêu lý giải sự tác động
của nguồn nhân lực và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế của thị trường Trung Quốc từ năm 2007 – 2009.

*Nguồn nhân lực (LABOUR)

*Tăng trưởng dân số (POP)

*Vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

*Chỉ số phát triển con người (HPI)

* Tổng sản lượng quốc nội (GDP)

1.2. Mô tả các biến nghiên cứu

Các biến được sử dụng trong mô hình được mô tả chi tiết trong bảng sau:

Bảng 1- Mô tả các biến


Loại biến Tên Ký hiệu Đo Kỳ vọng
biến lườn dấu/ Giải
g/ đơn vị thích
BPT Tốc độ GROWTH Định lượng
tăng (% theo
trưởng năm)
kinh tế
BĐL Tổng sản GDP Định lượng (+)

- 20 -
lượng quốc (tỉ USD Khi GDP
nội theo năm) tăng thì
tốc độ
tăng
trưởng
tăng

BĐL Nguồn nhân LABOUR Định lượng (+)


lực (triệu người Khi
theo năm) nguồn
nhân lực
tăng thì
tốc độ
tăng
trưởng
tăng

BĐL Vốn đầu FDI Định lượng (+)


tư nước (tỷ USD theo Khi vốn
ngoài năm) tăng thì
tốc độ
tăng
trưởng
tăng

BĐL Chỉ số phát HPI Định lượng (+)


triển con (% theo năm) Chỉ số
người phát
triển
càng
- 21 -
tăng thì
tốc độ
tăng
trưởng
tăng

BĐL Tăng trưởng POP Định lượng (+)


dân số (% theo năm) Dân số
càng
tăng thì
tốc độ
tăng
trưởng
tăng

1.3. Mô hình đề nghị

Dựa vào các nhân tố đã được lựa chọn, mô hình xem xét các nhân tố tác động đến
tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc là:
GROWTH = f(GDP, POP, FDI, LABOUR, HPI )

Dạng hàm của mô hình:


Trên các cơ sở nghiên cứu, mô hình được xây dựng theo hàm log, do đặc trưng về tốc
độ tăng trưởng được thể hiện qua các năm thể hiện rõ ở tỉ lệ phần trăm. Đồng thời, đơn
vị đo lường phần trăm còn giúp nhóm tác giả có cái nhìn sâu sắc về tỷ trọng ảnh hưởng
- 22 -
của các biến độc lập quan sát, từ đó, đánh giá mức độ và tầm quan trọng của hai yếu tố
nghiên cứu chính là nguồn nhân lực (LABOUR) và sự bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập (được nghiên cứu gián tiếp thông qua chỉ số hạnh phúc quốc gia - HPI).

Nhóm tác giả đề xuất mô hình sau:

Ln(GROWTH) i = ln(LABOUR)i + ln(FDI)i + ln (POP)i + ln(HPI)i + ln(GDP)I +ei

Phương pháp hồi quy được sử dụng để ước lượng tham số của mô hình là phương
pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Theo phương pháp OLS, một trong những cách
kiểm định ý nghĩa thống kê của biến độc lập chính là xem xét giá trị p_value của nó.
Giá trị p_value được xác định với mức ý nghĩa 5%. Sau khi chạy hồi quy bằng phần
mềm Eview, nhóm tác giả sẽ lần lượt kiểm định các vấn đề đa cộng tuyến, phương sai
nhỏ nhất, và tự tương quan và tiến hành khắc phục để rút ra mô hình cuối cùng.

VIII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

IX. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

1. Kết luận

Dựa theo kết quả (dự kiến) và những nghiên cứu trước đó về thị trường Trung Quốc
cũng như thế giới, những nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng, chúng tôi nhận thấy:
nguồn nhân lực và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đều có tác động dương
đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc.

Nguồn nhân lực là động lực chính yếu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, yếu tố
lượng lại không ảnh hưởng nhiều bằng chất), tức là sự lành nghề của người lao động
có tác động mạnh mẽ hơn cả. Đồng thời, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập sẽ
tạo động lực cho nguồn nhân lực tích cực trong quá trình lao động, từ đó, kích thích
sản xuất.

2. Đề xuất giải pháp:

- 23 -
2.1. Về vấn đề nguồn nhân lực

Chính phủ cần tập trung vào phát triển nguồn lực về khía cạnh chất bằng những
chương trình phổ cập giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời,
chính phủ cũng cần đầu tư cho nghiên cứu khoa học – công nghệ. Bởi lẽ, đây chính là
yếu tố song hành tốt ưu để phát triển chất lượng nguồn nhân lực.

2.2. Về vấn đề sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Đầu tư vào các vùng kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao, các ngành nghề mà quốc gia
có lợi thế so sánh nhằm thu hút nguồn nhân lực, tạo ra sự khác biệt trong thu nhập, tạo
động lực cho nhân công cạnh tranh để tìm kiếm việc làm. Càng cạnh tranh, mức độ
chú tâm cho công việc càng lớn, năng suất càng cao.

Hỗ trợ cho các ngành đem lại lợi ích nhưng thiếu lao động. Những ngành này sẽ thu
hút nguồn lao động dư thừa từ các ngành chính yếu, nhằm giải quyết vấn đề việc làm
và tăng GDP, tác động gián tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

IX. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
[1] Hoàng Thủy Yến (2015). Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam.

TIẾNG ANH
[1] Ali, S. & Guo, W. (2005). Determinants of FDI in China. Journal of Global
Business and Technology, Vol. 1, No. 2, pp. 21-33.
[2] Belton Fleisher, Haizheng Li, Min Qiang Zhao (2009). Human capital, economic
growth, and regional inequality in China. Journal of Development Economics 92
(2010).
[3] Bils, Mark, Klenow, Peter J. (2000). Does schooling cause growth? American
Economic Review 90, 1160–1183.

- 24 -
[4] Chen, Jian, Fleisher, Belton (1996). Regional income inequality and economic
growth in China. Journal of Comparative Economics 22, 141–164.
[5] Cheung, Kui-yin, Lin, Ping (2003). Spillover effects of FDI on innovation in
China: evidence from the provincial data. China Economic Review 15, 25–44.
[6] Fleisher, B., (2005). Higher education in China: a growth paradox? In: Kwan, Yum
K., Yu, Eden S.H. (Eds.), Critical Issues in China's Growth and Development. Ashgate
Publishers, Aldershot UK, pp. 3–21.
[7] Fleisher, B., Hu, Yifan, Li, Haizheng (2006a). Higher education and worker
productivity in China: educational policy, growth, and inequality. Working paper,
Department of Economics, Ohio State University.
[8] Liu, Zhiqiang, (2005). Institution and inequality: the Hukou system in China.
Journal of Comparative Economics 33, 133–157.

[9] Mankiw, Gregory N., Romer, David, Weil, David N., (1992). A contribution to the
empiric of economic growth. Quarterly Journal of Economics 1072, 407–457.

- 25 -

You might also like