You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN


TÊN ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

Giáo viên hướng dẫn : ThS.Trần Thị Phương Lan


Sinh viên : Nguyễn Huỳnh Ngọc Thạch
Lớp : 000012007
Mã số sinh viên : 20510101422

TPHCM, ngày 17, tháng 12, năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI THI HẾT MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Huỳnh Ngọc Thạch
Mã số sinh viên: 20510101422
Mã lớp học phần: 000012007
ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU
LUẬN Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1
Ghi bằng số Ghi bằng chữ

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày…… tháng……năm 2021


Sinh viên nộp bài
Ký tên
Thạch
Nguyễn Huỳnh Ngọc Thạch
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
NỘI DUNG ĐỀ TÀI.................................................................................................................2
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản...............................................................................................2
1. Nguồn nhân lực:...............................................................................................................2
2. Phát triển nguồn nhân lực................................................................................................2
3. Yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, CNH-HĐH đối với nguồn nhân lực....4
II. Thực trạng của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay.................5
1. Thực trang của nguồn nhân lực:.......................................................................................5
2. Thực trạng của công tác đào tạo:.....................................................................................6
3. Thực trạng về sử dụng nguồn nhân lực:...........................................................................7
4. Tác động của CMCN 4.0 đến việc phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam:................9
III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực........................10
1. Giải pháp trong việc đào tạo nhân lực:..........................................................................10
2. Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực:.................................................................11
KẾT LUẬN.............................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................14
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời, vốn là 1 đất nước thuần
nông, lao động chủ yếu là thủ công, kỹ thuật còn thô sơ lạc hậu nên trong một thời gian dài
nền kinh tế còn phát triển chậm không theo kip với sự đi lên nhanh chóng của các nước trên
thế giới. Trong thời đại ngày nay, muốn phát triển kinh tế nhanh thì trước hết phải xây dựng
một nền tảng khoa học kỹ thuật vững chắc. Do đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã
đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong 10 năm tới là đẩy mạnh công nghiệp
hoá-hiện đại hoá (CNH-HĐH) theo định hướng XHCN, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Nước công nghiệp ở đây được hiểu là một đất nước có nền kinh tế mà trong đó lao động công
nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Để thực hiện muc tiêu tổng quát trên một cách thành công đòi hỏi phải có các tiền đề
cần thiết, phát huy được nội lực vốn có như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
huy động vốn và sử dụng vốn 1 cách có hiệu quả, mở rộng kinh tế đối ngoại để tranh thủ
nguồn vốn từ bên ngoài, để hoc tập khoa học kỹ thuật của họ …, tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng và quản lý của nhà nước và đặc biệt không thể thiếu là việc đào tạo và sử dụng nguồn
nhân lực có hiệu quả vì muốn thực hiện CNH-HĐH trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
phải phát triển một cách tương xứng năng lực của người quản lý và sử dụng các phương tiện
kỹ thuật hiện đại. Nguồn nhân lực đó bao gồm những người có đức có tài, ham học hỏi, được
chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá và kỹ năng nghề nghiệp… Để có nguồn nhân lực phù hợp
như vậy thì phải coi việc đầu tư cho giáo dục đào tạo là một trong những hướng chính của
đầu tư phát triển, giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, cần phải đào
tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ, bao gồm mọi lĩnh vực và với quy mô tốc độ phù hợp với
từng thời kỳ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đi đôi với việc đào tạo phải bố trí và sử
dụng tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo ấy để họ phát huy được đầy đủ khả năng, sở trường
và nhiệu tình lao động sáng tạo của họ.
Thực tế trong thời gian qua, nguồn nhân lực của ta tuy đã có sự nâng cao để đáp ứng
cho quá trình phát triển của đất nước, tuy nhiên vãn còn chưa theo kịp với các quốc gia trong
khu vực và trên toàn thế giới. Một trong những nguyên nhân là do kết quả của quá trình đào
tạo và sử dụng nguồn nhân lực chưa cao. Do đó nền kinh tế của nước ta còn chưa thực sự
phát triển mạnh.

Nội dung của đề tài sẽ gồm 3 phần cơ bản:


* Phần 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản.
* Phần 2: Thực trạng của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
* Phần 3: Các giải pháp và liên hệ

1
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản

1. Nguồn nhân lực:

Có thể hiểu nguồn nhân lực là tổng số người trong độ tuổi lao động. Theo luật lao
động Việt Nam thì người trong độ tuổi lao động gồm có: Nam từ 15 đến 60 tuổi và Nữ 15 đến
55 tuổi. Nguồn nhân lực là lực lượng chính tham gia vào quá trình lao động, tạo ra của cải
cho xã hội và thúc đẩy sự đi lên của xã hội. Do đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế, CNH-
HĐH nên nguồn lực này cũng phải có năng lực tương xứng: Có đức có tài, ham học hỏi thông
minh sáng tạo, làm việc quên mình vì tổ quốc, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá, được
đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh điều hành vĩ mô
nền kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới…
Như chúng ta đã biết, từ khi xuất hiện con người đã tiến hành các hoạt động khác
nhau như hoạt động kinh tế - xã hội - văn hoá, trong đó hoạt động kinh tế luôn luôn giữ vị trí
trung tâm và là cơ sở cho các hoạt động khác… để tiến hành các hoạt động đó, trước hết con
người phải tồn tại, phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện và các thứ cần thiết khác. Do
đó, con người phải tạo ra chúng, hay nói cách khác họ phải sản xuất không ngừng với quy mô
ngày càng mở rộng. Sản xuất vật chất chính là sự tác động của con người vào tự nhiên nhằm
biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các
hoạt động của con người, là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.
Con người tác động vào tự nhiên, cải biến nó cho phù hợp với mình. Ngay từ thời kỳ
nguyên thuỷ họ đã biết sử dụng các công cụ lao động làm từ gỗ, đá… để tác động vào tự
nhiên. Dần dần họ sử dụng thành thạo các công cụ này, cùng với việc phát hiện ra một số kim
loại như săt, đồng… để tạo ra các dụng cụ lao đông mới… nên năng suất lao đông tăng, đời
sống của con người cũng được nâng cao hơn và thúc đẩy xã hội phát triển một cách mạnh mẽ
như ngày nay. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng nguồn nhân lực chính là lực lượng chính
tham gia vào quá trình sản xuất tạo của cải vật chất cho xã hội và thúc đẩy sự phát triển
không ngừng của xã hội. Để quá trình sản xuất ấy có hiệu quả thì yêu cầu được đặt ra cho
nguồn nhân lực là không chỉ dồi dào về số lượng mà còn phải có chất lượng tốt. Đó là một
yêu cầu tất yếu, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi mà nền khoa
học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh. Vậy tại sao phải phát triển nguồn nhân lực ?

2. Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt Trong bối cảnh cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta càng đặc biệt coi
trọng việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

2
Ông cha ta thường căn dặn: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. C. Mác cho rằng,
con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất. Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin
Toffler nhấn mạnh vai trò của lao động trí thức: “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ
mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn
lên”(1).Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, khoa
học - công nghệ,... có mối quan hệ nhân - quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được
xem là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác và quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ,
chất xám có ưu thế nổi bật là không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp
lý; còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố hữu hạn và chỉ phát huy được
tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Nguồn nhân lực là nhân tố
quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác; trong đó nguồn nhân
lực chất lượng cao quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia.

Thực tế chứng minh rằng, một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện
thiên nhiên không mấy thuận lợi, nhưng kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền
vững nếu quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn, biết tổ chức thực hiện thắng lợi
đường lối đó; với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ trí thức xứng tầm; lực lượng công
nhân kỹ thuật tay nghề cao, đông đảo và có các doanh nhân tài ba. Nói đến đây, thật thiếu sót
nếu không nhắc đến Nhật Bản. Đi lên từ đống hoang tàn sau chiến tranh, sự phát triển “thần
kì” của Nhật Bản được thể hiện qua việc đầu tư phát triển Khoa học - kĩ thuật và coi trọng
giáo dục. Cái giỏi của người Nhật Bản là biết tận dụng những bước tiến của khoa học kỹ
thuật, phát triển mạnh những lĩnh vực như công nghiệp điện tử, tin học, ôtô, máy móc, chế
biến... cả du lịch. Họ biết cách tạo dựng các biểu tượng du lịch tạo điều kiện phát triển ngành
du lịch. Và một điều quan trọng không thể không kể đến là tinh thần “Cố gắng vươn lên, đuổi
kịp và vượt qua các nước phát triển” của người Nhật Bản lúc bấy giờ đã góp phần đưa nền
giáo dục Nhật Bản ngày nay xếp thứ 2 thế giới về giáo dục người trưởng thành. Chính phủ
Nhật từ lâu đã xác định giáo dục phải gắn liền với lợi ích đời sống nhân dân. Vì vậy, các
ngành đào tạo nghề tại Nhật Bản được đánh giá rất cao - giáo dục hướng tới khoa học thực
tiễn cho đời sống. Đây chính là điểm tiến bộ của nền giáo dục Nhật Bản đã đóng góp vào
công cuộc đổi mới to lớn và sự trỗi dậy mạnh mẽ của người Nhật. Ngoài đời thực ta cũng dễ
dàng nhận ra sự khác biệt của người Nhật trong lối sống so với chúng ta. Họ luôn “bận rộn” –
hay chính xác hơn là họ không muốn bỏ phí bất kì một phút giây nào, kể cả đi trên đường họ
cũng tranh thủ đọc báo để trau dồi kiến thức, tranh thủ ngủ trên tàu điện và thậm chí… họ đi
bộ cũng rất nhanh để kiết kiệm thời gian. Những thứ trên góp phần làm cho chất lượng nhân
công ở Nhật Bản trở nên chất lượng, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế đứng thứ ba thế
giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương (PPP).

Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và
trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân
lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây
3
chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao đều phải dựa trên ít nhất
ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế
bền vững chính là con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những người
được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm
trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến
động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có nguồn nhân lực chất
lượng cao, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và một môi trường chính trị - xã hội ổn
định.

3. Yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, CNH-HĐH đối với nguồn nhân lực

Như trên chung ta đã thấy được tầm quan trọng của CNH-HĐH và sự tác động to lớn
của nó với sự phát triển nền kinh tế xã hội và trong bất kỳ lĩnh vực gì thì nhân tố con người
cũng là một nhân tố quan trọng nhất.
CNH-HĐH không chỉ đòi hỏi phải có vốn, kỹ thuật, tài nguyên mà còn cần phải phát
triển một cách tương xứng năng lực của người sử dụng những phương tiện đó. Vì để phát
triển đất nước cần phải sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Muôn
bắt kịp sự tiến bộ của thế giới thì cần phải đào tạo người lao động về năng lực chuyên môn,
kỹ thuật… để có thể áp dụng một cách tối đa thành tựu của khoa học vào sản xuất. Nguồn
nhân lực cần phải qua đào tạo, được sử dụng một cách hợp lý. CNH-HĐH đòi hỏi người lao
động phải có sưc khoẻ và thể lực tốt. Muốn vậy phải đảm bảo vấn đề dinh dưỡng, phát triển y
tế, cải thiện môi trường sống… nhằm chăm sóc tốt sức khoẻ và nâng cao thể lực cho người
lao động. Trong nguồn nhân lực mới này việc xây dựng giai cấp công nhân là 1 nhiệm vụ
trọng tâm. Vì chỉ khi nào giai cấp công nhân trưởng thành về chính trị, có trình độ tổ chức, có
kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ
mới… thì mới có thể làm nòng cốt của liên minh công-nông-trí, tập hợp và đoàn kết với các
thành phần khác, phấn đấu xây dựng thành công sự nghiệp CNH-HĐH. Chúng ta cần phải có
1 nguồn nhân lực đồng bộ trong mọi lĩnh vực, phải được tiến hành với tốc độ và quy mô thích
hợp với từng thời kỳ phát triển.
Vì vậy xác định nguồn nhân lực phải được qua đào tạo và được bố trí sử dụng tốt để
họ có thể phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt tình lao động sáng tạo để tạo ra năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng và không kém phần khó khăn với Đảng và nhà nước.

II. Thực trạng của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay

1. Thực trang của nguồn nhân lực:

4
Như phần lý luận đã trình bày, việc đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp là một vấn
đề không đơn giản, đòi hỏi phải có những biện pháp, đường lối chính sách cụ thể. Thực tế
trong thời gian vừa qua nguồn lực này đã được Đảng và nhà nước quan tâm hơn, đã có nhiều
bước chuyển biến đáng kể. Có thể thấy Việt Nam là một đất nước đang phát triển có dân số
khá đông, lượng dân trong độ tuổi lao động cao. Nêu được đào tạo đúng hướng và sử dụng có
hiệu quả thì chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy cho sự phát triển đi lên của CNH-HĐH đất nước.
Nhìn nhận một cách tổng thể khách quan, trong quá trình lao động sản xuất, người
Việt Nam mạng nhiều ưu điểm và cũng có những nhược điểm cần phải khắc phục. Trước hết
chúng ta được kế thừa truyền thống lâu đời của dân tộc. Đó là tính cách chịu thương chịu
khó, là sự cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi; không những thế, họ còn là những người rất khéo
léo trong công việc, có đầu óc thông minh và sự sáng tạo… từ sưa đến nay ông cha ta luôn đề
cao sự chăm chỉ cần cù trong lao động, chịu đựng vất vả để sản xuất. Khi khoa học kỹ thuật
chưa phát triển, máy
móc còn ít, lao động chủ yếu ở nước ta là lao động thủ công bằng tay chân và các công cụ thô
sơ, họ đã biết lợi dụng tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ mình, nhìn nhân được một cách tổng
quan về thiên nhiên để từ đó rút ra những kinh nghiêm quý báu cho lao động sản xuất, đã
được thể hiện trong những câu ca dao, tục ngữ còn lưu truyền đến ngay nay. Đó chính là sự
thông minh sáng tạo của người xưa, dựa trênđức tính chịu thương chịu khó vượt qua khó
khăn vất vả để xây dựng nên một nền văn hóa truyền thống lâu đời… Cho đến nay, mỗi
người dân trong đất nước Việt Nam đều được kế thừa các truyền thống ấy nên có thể nói rằng
nguồn nhân lực nước ta có một tiềm năng lớn, nếu được đào tạo và sử dụng đúng cách thì
điều đó giúp cho việc sản xuất trở nên thuận lợi hơn rất nhiều và sẽ góp phần đẩy nhanh tiến
trình thực hiện mục tiêu phát triển trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, CNH-HĐH đất nước.
Tuy nhiên, không phải là hoàn toàn hoàn hảo mà nguồn lực này cũng có một số
nhược điểm nhất định mà nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho việc thực hiện mục
tiêu hội nhập và phát triển gặp khó khăn không nhỏ. Trước hết đó là trình độ chuyên môn kỹ
thuật còn chưa cao. Do Việt Nam là một đất nước nông nghiệp lạc hậu, xuất phát điểm thấp,
lại trải qua một thời gian dài sống trong chiến tranh, trong khi đó các nước trên thê giới đã có
một nền kinh tế khá ổn định, đã thực hiện được các cuôc cách mạng công nghiệp nên họ có
trình độ kỹ thuật cao, có cơ sở, nền tảng để phát triển công nghiệp… Điều đó tạo nên một
khoản cách về trình độ giữa người lao động Việt Nam và của các nước tiến bộ khác trên thê
giới. Khi nước ngoài sử sử dụng chủ yếu máy móc hiện đại, công nghệ kỹ thuật cao thì nước
ta mới bắt đầu xây dựng cơ khí hoá với tay nghề còn non kém, vẫn mang tính chất thủ công
thô sơ, năng xuất lao động còn chưa cao nên không bắt kip với sự phát triển ngay một nhanh
của nên khoa học kỹ thuật ở các nước phát triển. Đây cũng là nhược điểm lớn nhất của nguồn
nhân lực Việt Nam.
Không những thế, do nước ta mới chuyển từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế
mới nên chất lượng quản lý chưa cao, chưa tổ chức được thành một hệ thống quản lý xuyên
xuốt, còn thiếu những nhà tổ chức có kinh nghiệm dày dặn, mà muốn xây dựng thành công sự
nghiệp CNH-HĐH thì cần phải có một bộ máy nhà nước làm nhiệm vụ quản lý tốt và đưa ra
các định hướng cho sự phát triển… Chính vì vậy việc thiếu người có trình độ quản lý dẫn đến
chất lượng quản lý chưa cao cũng gây cho ta nhiều khó khăn.
5
Một thực trạng của nguồn nhân lực nước ta cũng cần được khắc phục đó là việc sử
dụng và phân công lao động không đồng đều, Một số đông người lao động có những tác
phong không phù hợp như thụ động, tư tưởng làm ăn nhỏ… Tất cả những điều trên đều là
khuyết điểm không nhỏ, gây nhiều khó khăn cho việc đào tạo cũng như sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc.

2. Thực trạng của công tác đào tạo:

Từ sau đổi mới và xuất phát từ đặc điểm của nguồn nhân lực Đảng và nhà Nước đề
cao tới vấn đền giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho thời kỳ mở cửa. Tuy
nhiên trong công tác đào tạo vẫn còn biểu hiện nhiều bất cập.
Thứ nhất, đó là tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Lao động phổ thông là chủ yếu.
Năm 1997, tỉ lệ được qua đào tạo là 12,2%, năm 1998 là 13,3%. Theo báo cáo mới nhất của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê và ILO cho thấy đến hết quý
2/2021, lực lượng lao động của Việt Nam là khoảng 51,1 triệu người, trong đó tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo chỉ đạt 26,1%. Số lao động chưa qua đào tạo, chưa được công nhận trình độ kỹ
năng (kỹ năng, đào tạo) là 73,9%. Con số này cho thấy nhu cầu được đào tạo lại cũng như
đào tạo nâng cao về kỹ năng cho người lao động là một nhiệm vụ quan trọng, nhất là trong
bối cảnh những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đang hạn chế các cơ hội phát triển
kỹ năng của người lao động, tạo ra nhiều thách thức tiềm ẩn trong việc tiếp cận việc làm thỏa
đáng khi thị trường việc làm đang bị thu hẹp. Ở nước ta tuy dân số có đông, số người trong
độ tuổi lao động khá cao nhưng chủ yếu vẫn là lao động phổ thông đơn giản. Số người được
đào tạo qua các trường dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học sau đại học là chưa cao, chiếm
tỷ lệ nhỏ trong phần đông dân số. Chính vì thế mà chất lượng của người lao động Việt Nam
còn thấp.

Thứ hai là chất lượng của công tác đào tạo chưa cao. Hiện nay trên 63 tỉnh thành của
đất nước các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học mở ra khá nhiều, cũng đào tạo được một số
khá đông các công nhân, cử nhân, kỹ sư để phục vụ cho đất nước. Tuy nhiên việc đào tạo này
còn chưa thật tốt. Phương pháp giảng dạy và học tập chủ yếu thiên về lý thuyết, việc học còn
thụ động, không kích thích được sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. ở đây họ chỉ được
nghiên cứu một cách may móc, học trên sách vở là chủ yếu vì cơ sở trang thiết bị còn ít và lạc
hậu. Các trường dạy nghề ít được đầu tư trang thiết bị vật chất kỹ thuật, máy móc thường
không đủ công nghệ thường không tiên tiến…, còn các trường đại học tuy có được quan tâm
đầu tư hơn nhưng cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và chưa theo kịp được
sự phát triển ngày một mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật trên thế giới. Vì thế mà chất
lượng đào tạo của nước ta còn chưa cao, mặt khác những người sau khi ra trường được trang
bị nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật, quản lý nhưng cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ
trước một nền khoa học phát triển của các nước khác trên thế giới, làm chậm tiến trình phát
triển kinh tế ở nước ta.
Thứ ba là đào tạo còn chưa gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Yêu cầu đặt ra là
việc đào tạo cần phải được định hướng đúng với những ngành nghề mà xã hội đòi hỏi. Quá
6
trình đào tạo ở nước ta hiện nay đang ở trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Tâm lý chung
của học sinh cũng như phụ huynh là muốn vào các trường đại học chứ không phải trong các
trường dạy nghề. Do đó xảy ra tình trạng cử nhân kỹ sư ra trường vẫn thất nghiệp mà trong xã
hội lại thiếu công nhân lành nghề.
Bên cạnh đó có thể thấy, một số ngành có số lựng người tăng vọt như các ngành kỹ
thuật về điện tử, tin học, năng lượng. Trong đó một số ngành lại ít thu hút người học như
nông, lâm, ngư nghiệp. Đây cũng là một điều bất hợp lý. Vì Việt Nam là một đất nước nông
nghiệp (80% dân số sống bằng nghề nông), đi lên từ nông nghiệp, hơn nữa lại được thiên
nhiên ưu đãi cho rừng vàng biển bạc. Nếu không biết khai thác thế lợi đó thì chúng ta đã bỏ
qua một cơ hội để phát triển một số ngành nghề như đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, khai thác
rừng, và xuất khẩu lương thực, thực phẩm Biết rằng đạo tạo các ngành nghề kỹ thuật là cần
thiết để bắt kịp với tốc độ phát triển của thời đại song cũng cần phải có cơ cấu hợp lý hơn nữa
để tránh tình trạng một số ngành thì thiếu các lao động lành nghề còn một số không nhỏ cử
nhân, kỹ sư ra trường thì lại rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Đó là những khó khăn, bất cập trước mắt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục
vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế hội nhập, CNH-HĐH ở Việt Nam và đòi hỏi phải được
nhà nước giải quyết một cách triệt để. Tuy nhiên cũng không thể không đề cập đến những cố
gắng của nhà nước đã làm để nâng cao chất lượng cho nguồn lực này.
Từ sau khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mở cửa nền kinh tế cùng với mô hình
kinh tế thị trường đinh hướng XHCN được đưa ra thì nhà nước cũng đã rất chú trọng đi vào
công tác đào tạo nguồn nhân lực để có thể bắt kịp với tốc độ phát triển của khoa học công
nghệ tiên tiến trên thế giới. Hiện nay, không chỉ đào tạo ở trong nước mà nước ta con gửi
những người có trình độ cao, những người có khả năng ra nước ngoài học tập, muc đích
chính là để họ có điều kiện cọ xát với nền khoa học của các nước phát triển, học tập họ và
đưa về áp dụng ở Việt Nam.
Ngoài ra nhà nước còn mở nhiều trung tâm dạy nghề ở các tỉnh thành, ưu tiên giúp đỡ
các gia đình thương binh liệt sỹ, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ở diện chính sách…
tạo điều kiện cho con em họ học tập, nghiên cứu. Những chính sách như miễn giảm học phí,
trợ cấp, bố chí việc làm cho những người thuộc diện đặc biệt này không chỉ giúp họ có công
ăn việc làm giải quyết được vấn đề thất nghiệp mà còn góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng
CNH-HĐH đất nước vì lao động không ít thì nhiều cũng sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát
triển không ngừng.

3. Thực trạng về sử dụng nguồn nhân lực:

Việc sử dụng nguồn nhân lực đạt hiệu quả một cách tối đa và hợp lý luôn là thách
thức, khó khăn với mọi quốc gia chứ không riêng ở Việt Nam. Sử dụng nguồn nhân lực một
cách hợp lý không phải là một điều đơn giản, song nếu làm được điều đó thì sẽ thúc đẩy việc
sản xuất có hiệu quả hơn rất nhiều, năn xuất lao động sẽ tăng, phúc lợi xã hội tăng cùng với
sự tiến bộ của khoa học công nghệ ở nước ta và làm cho sự nghiệp lớn là xây dựng CNXH
thành công nhanh chóng.

7
Hiện nay việc sử dụng nguồn nhân lực vẫn là một đề tài bất cập và còn mang lai nhiều
thách thức với các nhà quản lý. Trước tiên dễ thấy nhất đó là tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta hiện
nay là khá cao. Năm 1997 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,1%. Năm 1998 là 6,9%. Năm
1999 là 7,4%. Đến nay Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,02%, cao hơn 1,64 điểm
phần trăm so với khu vực nông thôn (2021). Nguyên nhân là do ở thành thị luôn tập trung
đông các nhà máy xí nghiệp, các công ty sản xuất kinh doanh được đầu tư nhiều. Đời sống
của người dân ở thành thị luôn cao hơn ở các vùng khác. Hơn nữa nhiều trường cao đẳng, đại
học được đặt tại đây, một phần đông số sinh viên sau khi ra trường không muốn về quê
hương mà ở lại thành phố để tìm việc. Vì thế mà lao động ở các nơi khác luôn có xu hướng
dồn về các thị xã thành phố với mong muốn tìm được công việc phù hợp có đông lương cao.
Điều này đẩy các thành thị đứng trước một hiện thực là số lượng người quá đông mà công
việc ở đây cũng chỉ có hạn, hơn nữa có thể còn đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao nên thất nghiệp là một điều tất yếu sẽ xảy ra.
Nếu như ở các thành phô, trung tâm kinh tế xảy ra nan thất nghiệp thì ở nhiều nơi lại
thiếu ngươi lao động. Ví dụ như ở các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa thì tỷ lệ dân
cư lại quá ít. Hiện nay ở nhiều nơi đất đai còn chưa được khai thác hết hoặc chưa được quan
tâm sử dụng có hiệu quả triệt để gây khó khăn cho việc sản xuât.

Dịch Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, lây lan nhanh và kéo dài đã làm tăng tỷ
lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2021 lên mức cao nhất trong vòng 10
năm qua. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi [2] quý III năm 2021 là hơn 1,8 triệu người,
tăng 700,3 nghìn người so với quý trước và tăng 620,0 nghìn người so với cùng kỳ năm
trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý III năm 2021 là 4,46%, tăng 1,86
điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,74 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ
lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông
thôn (tương ứng là 5,33% và 3,94%). Nhưng sắp tới, có thể khu vực thành thị sẽ xuất hiện
tình trạng dư việc làm và thiếu việc làm ở nông thôn bởi lao động trong ngành nông nghiệp
lại có xu hướng tăng, trái ngược với những xu hướng thường thấy trước đây, chủ yếu là do số
lao động mất việc tại các tỉnh thành phía Nam quay trở về địa phương và làm việc trong
ngành nông nghiệp.
Thực trạng của việc sử dụng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất
cập như trên nhưng thực sự đã có cố gắng rất nhiều trong việc phân bổ và sử dụng. Đa số lao
động đã làm đúng với ngành nghề của mình được đào tạo, phát huy được những ưu điểm như
thông minh sáng tạo, cần cù và nhiệt tình trong công việc, từng bước theo kịp với nền khoa
học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, sản xuất, đẩy nhanh tiến
trình thực hiện CNH-HĐH.
Mặt khác đội ngũ quản lý của nước ta có trình độ chuyên môn chưa cao và số lượng
chưa nhiều nên gây khó khăn cho việc phân công lao động hợp lý. Số lượng lao động đã qua
đào tạo phân bố không đều giữa các vùng, các ngành, các thành phần kinh tế. ở những nơi có
nhiều cơ quan xí nghiệp thì tập trung đông người lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp, ở
những nơi vùng sâu vùng xa lại thiếu lao động. Chính vì thế mà việc sử dụng lao động còn bị
mất cân đối và chưa hợp lý. Một nguyên nhân nữa là hiện nay con xảy ra hiện tượng chảy
8
máu chất xám. Nhiều người được đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thường có xu
hướng ra nươc ngoài làm việc vì ở đó họ có khả năng phát triển tay nghề, thu nhập lai cao
hơn hẳn so với trong nước. Đây là vấn đề không chỉ của riêng Việt Nam mà còn là chung đối
với các nước đang phát triển. Việc sử dụng nguồn nhân lực chưa phù hợp còn là do chất
lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. ở Việt Nam, sau khi mở
cửa kinh tế và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần thì thu hút được rất nhiều
các công ty nước ngoài đầu tư vào. Họ xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, tuyển dụng công
nhân Việt Nam vào làm việc… và thường có một yêu cầu khá khắt khe về trình độ kỹ thuật
và ý thức trong công việc của những người này. Vì nước ta cũng chỉ mới tiếp cận khoa học
kỹ thuật vài năm gần đây nên không thể tránh khỏi những khó khăn trong việc sử dụng máy
móc, dây chuyền hiện đại của nước ngoài. Mặt khác một số người lao động vẫn có nhiều tác
phong chưa tốt như thụ động, tư tưởng làm ăn nhỏ, không tuân thủ giờ giấc công nghiệp…
gây khá nhiều khó khăn cho việc sản xuất dẫn đến năng suất lao động chưa cao. Chính điều
đó cũng góp phần cho việc sử dụng nguồn nhân lực ít hiệu quả. Từ việc phân tích những
nguyên nhân trên em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực cho phù hợp.

4. Tác động của CMCN 4.0 đến việc phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam:

Bắt đầu từ năm 1784, cuộc CMCN đầu tiên đã mở ra những bước tiến đột phá cho
lịch sử nhân loại, đó là việc cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước. Cuộc
CMCN 2.0 năm 1870 đánh dấu bước ngoặt mới với việc sử dụng điện năng để sản xuất hàng
loạt. Cuộc CMCN 3.0 diễn ra vào khoảng năm 1969 với sự ra đời của công nghệ thông tin và
sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.

Hiện nay, cuộc CMCN 4.0 được xem như là “nảy nở từ cuộc CMCN 3.0, kết hợp các
công nghệ lại với nhau và làm mờ ranh giới giữa vật lý và kỹ thuật số”. Cuộc cách mạng này
tập trung vào các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối, dữ liệu lớn (Big Data), robot thế
hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới,… đồng thời tiến hành nghiên cứu trong các lĩnh vực nông
nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường,…
Theo đánh giá về mức độ sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới
(World Economic Forum - WEF), Việt Nam hiện nay được xếp ở nhóm Sơ khởi nhưng khá
gần với nhóm có tiềm năng cao. Về cấu trúc của nền sản xuất, Việt Nam xếp hạng thứ 48/100
và về các yếu tố dẫn dắt sản xuất, Việt Nam đang ở vị trí 53/100. WEF đã ghi nhận nền kinh
tế số của Việt Nam có những thành công về hạ tầng kết nối và thị trường kinh doanh. Số
lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam đã lên đến 67% dân số (năm 2017). Điều này cho
thấy Việt Nam đã luôn rất tích cực trong việc chuẩn bị nền tảng để áp dụng các công nghệ
của cuộc CMCN 4.0.
Cuộc CMCN 4.0 đã dẫn đến sự ra đời của nhiều ngành mới, tác động đến cung cầu
lao động và sự dịch chuyển cơ cấu nguồn lao động tại Việt Nam. Trong khi một số ngành bị
tác động tiêu cực như năng lượng, chế tạo, dệt may, điện tử,… thì nhiều ngành khác lại có
những tác động tích cực, có thêm cơ hội để phát triển như du lịch, y tế, giáo dục, xây dựng.
9
Đặc biệt, quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm cho các quốc
gia trở nên gần nhau hơn. Các tổ chức quốc tế như WTO, EU, AFTA, ASEAN, NAFTA,…
đã thu hút sự tham gia của nhiều quốc gia nhưng cũng làm cho sự canh tranh ngày càng gay
gắt và lợi thế luôn thuộc về những nước có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn. Do nền kinh
tế toàn cầu đang chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức (knowledge based economy), nên
những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn tư bản, lực lượng lao động, thị trường tiêu
thụ,… không đóng vai trò quyết định. Thay vào đó, tri thức giữ vai trò chủ đạo. Những yêu
cầu về nguồn nhân lực trong thời kỳ mới cũng có nhiều thay đổi, nếu như tiêu chuẩn thường
được đưa ra trước đây với người lao động như người tốt, trung thành, chăm chỉ, có trách
nhiệm,… đã và đang có xu hướng chuyển thành có tính linh hoạt cao, có tính sáng tạo, có khả
năng giải quyết vấn đề và có khả năng làm việc với nhiều người,…
Nói tóm lại, thách thức lớn của Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 chính là
nguồn lao động trẻ và chi phí lao động thấp không còn là lợi thế nếu họ không đáp ứng được
các yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, do chính sách thu hút nhân tài từ các công ty
đa quốc gia càng làm cho nguồn nhân lực chất lượng cao bị thiếu hụt và do đó việc đào tạo,
thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu của thị trường
lao động là một việc cấp bách với tình hình của Việt Nam (Nguyễn Thị Thanh Bình, 2019,
Từ Thúy Anh và cộng sự, 2020, Nguyễn Văn Tài, 2002).
III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

1. Giải pháp trong việc đào tạo nhân lực:

Như Bác Hồ đã từng nói “Vì sự nghiệp 10 năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm
trồng người”, công tác đào tạo bao giờ cũng phải đặt lên trên hàng đầu. Nếu như được đào
tạo đúng cách đúng hướng sẽ mang lại hiệu quả cao cho công việc sau này. Đảng và nhà nước
bao giờ cũng luôn đề cao công tác giáo dục, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Sau
năm 1995, khi cách mạng tháng 8 thành công, Bác đã đề ra chủ trương diệt “giặc đói, giặc
dốt” mở các lớp xoá mù chữ cho dân. Hiện nay, nước ta đã phổ cập giáo dục ở bậc tiểu học
và tiến tới là ở bậc trung học. Vì nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của vấn đề này nên đã
đề ra chính sách đường lối để nâng cao hiệu suất của công tác giáo dục-đào tạo. Trong những
năm gần đây nhà nước đã đưa ra nhiều phương pháp đổi mới trong việc giảng dạy cho phù
hợp và hiệu quả hơn. Cải cách trong giáo dục để người học dễ tiếp thu, Song song với đó là
việc phát triển một cách đa dạng các loạ hình đào tạo. Có nhiều hình thức đào tạo, nhiều bậc
đào tạo. Người học nghề thì có các trường dạy nghề, cao hơn có bậc trung cấp, trung học dạy
nghề, các trường cao đẳng, đại học, trung tâm đào tạo các ngành có chuyên môn cao, đào tạo
bận thạc sỹ, tiến sỹ… Để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng học viên, ngoài hệ học
dài hạn tập trung, chính quy các trường còn mở nhiều hệ đào tạo khác như các lớp tại chức,
có các lớp học ban ngày hoặc buổi tối, đào tạo từ xa đặt tại các tỉnh khác. Bên cạnh đó, các
trường cao đẳng đại học cũng mở các trung tâm phân viện đào tạo ở các tỉnh khác. Chính
điều đó thu hút được khá đông sinh viên theo học và sau khi ra trường họ sẽ ở lại quê hương
xây dựng quê hương. Không chỉ đưa ra các loại hình đào tạo mà nhà nước đầu tư kinh phí

10
cho đào tạo, trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, giúp người đọc có khả năng nắm
bắt nhanh các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để đưa vào áp dụng hiệu quả trong công việc.
Nhà nước luôn quan tâm tới các cơ sở đào tạo, cấp kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất,
mở rộng các phòng học, xây dựng thêm các trung tâm nghiên cứu, thực hành, phòng thí
nghiệm… Nước ta vừa mở thêm các trường đại học ở một số tỉnh cho phép mở các trường
dân lập với chất lượng cao, Thực tế có ngày càng nhiều các trường đại học dân lập được mở
ra với quy mô lớn thu hút được nhiều sinh viên. Các trung tâm các trường học được trang bị
cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị giảng dạy hiện đại, thường xuyên được đổi mới… Như ông
cha ta đã nói “học đi đôi với hành” bao giờ cũng hiệu quả hơn học chỉ thiên vè lý thuyết. Đặc
biệt là ở các trường kỹ thuật nhà nước hàng năm vẫn cấp một phần kinh phí không nhỏ trang
bị các cơ sở vật chất kỹ thuật mới, tiên tiến của các nước trên thế giới. Sinh viên được tiếp
cận với khoa học kỹ thuật mới đó rồi đưa vào áp dụng trong công việc sản xuất kinh doanh
sau này. Bên cạnh đó nhà nước còn cho mở ra các cuộc thi với quy mô lớn để khuyến khích
nghiên cứu áp dụng khoa học như cuộc thi Robocon, các công trình nghiên cứu khoa học đề
tài rộng như nghiên cứu về thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay,… Qua đó giúp người
học có khả năng nắm chắc các kiến thức đã được học, nghiên cứu đề xuất các ý tưởng mới.
Có làm như vậy thì nước ta mới có khả năng tiếp cận nhanh với sụ tiến bộ của nền khoa học
trên thế giới, mau chóng đi trước đón đầu công nghệ để có thể theo kịp các nước khác.Việc
đào tạo đã được chủ trương đầu tư như vậy nhưng đầu ra cũng cần phải được quan tâm. Hầu
hết các sinh viên ra trường hiện nay đều phải tự tìm cho mình một công việc phù hợp dẫn đến
một số không nhỏ sinh viên phải làm việc trái ngành trái nghề. Một giải pháp được đề ra là
phải đào tạo đúng ngành nghề mà xã hội đang cần. Vì vậy cần phải có sự liên kết giữa cơ sở
đào tạo và doanh nghiệp cụ thể là các nhà tuyển dụng để định hướng trong việc đào tạo. Đây
là một mô hình đang phát triển nhiều. Ví dụ như các công ty may thường có các cơ sở dạy
nghề may. Sau khi học xong họ lại được nhận vào làm cho công ty. Như thế thì những học
viên sau khi được đào tạo sẽ không bị rơi vào tình trạng thất nghiệp. Khi đó việc sản xuất
được chuyên môn hoá cao hơn, năng xuất lao động cũng tăng nhanh. Để làm tốt được các
công việc đó thì cần phải có một đường lối chính sách đúng đắn, có sự hướng dẫn chỉ bảo của
các cán bộ quản lý, giảng dạy nên một trong những giải pháp cho việc đào tạo nguồn nhân
lực chính là phải nâng cao được đội ngũ cán bộ giảng dạy. Nước ta cần có nhiều người có khả
năng tổ chức để phân bổ lợp lý nguồn nhân lực cho sản xuất. Họ cũng cần phải có một trình
độ khoa học kỹ thuật cao để có thể truyền đạt lại cho người học, giúp cho các học viên tiếp
thu một cách tốt nhất, hiệu quả nhất kiến thức ấy. Làm được những điều đó thì chắc chắn
rằng chất lượng của nguồn nhân lực sẽ được nâng cao rõ rệt, theo kịp với sự phát triển mạnh
mẽ của nền khoa học trên thế giới. Tuy nhiên để hoàn thành được sự nghiệp phát triển hội
nhập kinh tế, CNH - HĐH thì còn phải sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo một cách hợp lý
hơn nữa.

2. Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực:

Như trên đã trình bày, nguồn nhân lực nước đa đã đang và sẽ được đào tạo một cách
hợp lý. Một yêu cầu được đặt ra là phải sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Nguồn nhân lực này
11
cần được sử dụng linh hoạt trong các ngành nghề theo đúng trình độ và chuyên môn được đào
tạo. Họ cần được làm đúng với những gì đa được học và tích luỹ. Trong quá trình làm việc thì
cũng cần phải được học thêm để nâng cao tay nghề, bổ xung kiến thức còn thiếu và học thêm
kinh nghiệm của các lớp đàn anh đi trước vì thường những người đi trước có kinh nghiệm
hơn. Ngoài ra nhà nước cũng cần phải có các chính sách dụng nhân tài như tiếp nhận, sắp xếp
công việc cho những người đạt bằng giỏi, những người có hoàn cảnh khó khăn hay gia đình
chính sách mà có tay nghề. Hay có thể có các giải pháp xuất khẩu lao động ra nước ngoài để
họ làm việc một thời gian, sau đó trở về để xây dựng đất nước, đem kinh nghiêm, khoa học,
công nghệ về áp dụng. Một trong những giải pháp mang tính chất quyến định là phân bố
nguồn nhân lực đã được đào tạo một cách hợp lý, đồng đều trong các ngành các vùng. Hiện
nay các ngành kỹ thuật như điện, điện tử, tin học, tự động hoá đang có xu hướng tăng nhanh
thu hút nhiều người học thì lại đào tạo một cách ào ạt. Điều đó sẽ dẫn đến thừa nhân lực trong
những ngành này trong thời gian tới. Bên cạnh đó các ngành nông, lâm nghiệp… lại không
được chú trọng đào tạo. Đó là một thực trạng cần được các nhà lãnh đạo quan tâm hơn nữa.
Một điều nữa là những sinh viên có sau khi học cao đẳng, đại học, sau đại học ở các thành
phố lớn thường không muốn về quê hương mình làm việc. Vì thế các địa phương cần phải có
các chính sách ưu tiên khuyến khích thu hút họ trở về. Ngoài ra nguồn nhân lực cần phải
được phân bố đồng đều giữa thành thị và vùng sâu vùng xa, các vùng kinh tế mới. ở các vùng
đó tài nguyên thiên nhiên chưa được sử dụng triệt để, còn nhiều tiềm năng nếu người lao
động áp dụng những kiến thức của họ vào sử dụng sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển
kinh tế.
Có thể thấy rằng nguồn nhân lực nước ta đã được quan tâm đào tạo nhưng muốn phát
huy, sử dụng hiệu quả nhất cũng cần các chính sách, phương pháp hợp lý. Cuối cùng cần nói
đến giải pháp nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ quản lý. Có trình độ quản lý thì mới
có thể đề ra các giải pháp sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, mới biết cách phân bố nguồn nhân
lực tốt và biết chú trọng phát triển các ngành kinh tế trọng tâm.
Đối với đội ngũ trí thức, nhân tài, cần quán triệt sâu sắc quan điểm: “Thực hành dân
chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức...
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí
thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc
biệt đối với nhân tài của đất nước”; đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, trách
nhiệm xã hội của nhân tài vì sự nghiệp chung.

Làm thế nào để nhanh chóng tạo ra sự thay đổi căn bản về chất lượng trong nguồn lực
con người? Để giải quyết vấn đề này cần phải có hàng loạt các giải pháp thích ứng nhằm phát
huy tốt yếu tố con người. Là sinh viên kiến trúc đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ việc
nhanh nhất để thay đổi chất lượng nguồn nhân lực là từ chính bản thân sinh viên phải tự trau
dồi, tìm kiếm kiến thức để đạt được sự thay đổi về chất. Xem xét và cập nhập tình hình thực
tế ở nước ta để xem nhu cầu của xã hội là gì để tập trung phát triển nhu cầu đó tránh lang man
lãng phí thời gian. Xây dựng môi trường xã hội, tạo điều kiện để phát huy yếu tố con người.
Con người là chủ thể, đồng thời con người cũng là sản phẩm của sự vận động xã hội, của chế
12
độ xã hội. Vì vậy muốn phát huy được yếu tố con người cần phải có môi trường thích ứng.
Điều này thể hiện rõ ở việc bản thân sinh viên là một phần tử của môi trường, chúng ta –
những sinh viên trường kiến trúc rất hay làm việc nhóm cần tạo ra một môi trường làm việc
hiệu quả để nâng cao chất lượng của mỗi thành viên, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của
mỗi cá nhân. Xoá bỏ những cơ chế, những mặc tiêu cực đã và đang kìm hãm tính tích cực chủ
động sáng tạo của người thiết kế nói riêng và nguồn nhân lực tương lai nói chung.
Trên đây chỉ là một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân lực
phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Để hoàn thành được sự nghiệp to lớn này
không chỉ phụ thuộc vào các chính sách của nhà nước mà còn cần cả sự nỗ lực cố gắng của
bản thân mỗi người lao động. Như thế sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng CNXH
ở Việt Nam.Đặc biệt trước dịch COVID-19, làn sóng chuyển dịch đầu tư, cách mạng công
nghiệp 4.0, lao động Việt Nam đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều thách thức, cũng như việc tận
dụng cơ hội mới. Do đó cần có các giải pháp chiến lược, nâng tầm kỹ năng lao động trong
tình hình mới, nâng cao năng lực nguồn nhân lực của đất nước.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác đào tạo và sử dụng lao động hiện nay
em thấy những khó khăn đối với nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện
nay. Chúng ta đang đứng trước một thời kỳ mở cửa của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật của
các nước khác trên thế giới đã phát triển nạnh mẽ yêu cầu chúng ta phải đáp ứng kịp tốc độ
đó.Để nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được cho sự nghiệp CNH-HĐH
đất nước trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế thì cần phải có nhiều giải pháp cho việc đào
tạo, giải pháp cho việc sử dụng một cách hợp lý và thông minh. Trước hết về công tác đào tạo
nhà nước cần phải có các chính sách, đường lối đúng đắn, cố gắng đầu tư thêm nhiều trang
thiết bị giảng dạy, các phòng thí nghiệm, thực hành… có sự hợp tác đào tạo với các trường
khác trên thế giới, có sự liên kết hữu cơ với các nhà đầu cơ tuyển dụng… nên có các phương
pháp thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, của nhân dân làm thành một
lực đẩy. Tuy nhiên bên cạnh việc đào tạo cũng cần phải sử dụng nguồn nhân lực một cách
hợp lý sao cho hiệu quả nhất, triệt để nhất. Qua việc phân tích trên mỗi người đều rút ra được
trách nhiệm của bản thân mình với vấn đề này. Ngay từ bây giờ khi còn đang ngồi trên ghé
nhà trường cần phải có nhận thức tốt, nghiêm túc nhận thức đúng đắn việc chọn ngành nghề
cho phù hợp với bản thân và hoàn cảnh của mình, tận dụng mọi điều kiện để có thể tiếp cận
với nền khoa học trên thế giới… Nếu mỗi người đều có ý thức được điều đó thì việc đào tạo
sử dụng nguồn nhân lực của nước ta sẽ trở nên dễ dàng hơn và sẽ đạt được hiệu quả như
mong muốn.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình triết học Mác – Lênin của NXB chính trị quốc gia
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/815949/phat-trien%2C-
nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-
tu.aspx
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/10/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-
lao-dong-viec-lam-quy-iii-va-9-thang-nam-2021/
https://sokhcn.baria-vungtau.gov.vn/ManagementNews/DetailNew/8183
http://www.hienreview.com/2017/12/tieu-luan-phat-trien-nguon-nhan-luc-o.html

14

You might also like