You are on page 1of 175

KHOA KINH TẾ

BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

GIÁO TRÌNH
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐẠI CƯƠNG

Hµ néi - 2012

LỜI NÓI ĐẦU


Nhiều năm qua, khoa Kinh tế Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tích cực
và chủ động trong việc biên soạn và xuất bản giáo trình phục vụ nghiên cứu, giảng
dạy và học tập ở nhiều hệ đào tạo. Riêng bộ môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin,
hiện nay Khoa đang sử dụng hai bộ giáo trình sau:
1. Giáo trình Kinh tế chính trị chuyên ngành:
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin phần kinh tế tư bản chủ nghĩa do TS. Ngô
Văn Lương và ThS. Vũ Xuân Lai đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2002.
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam do TS. Ngô Văn Lương chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành
năm 2002.
2. Giáo trình Kinh tế chính trị đại cương:
- Dùng cho các lớp thuộc khối lý luận: KTCT Mác - Lênin do TS. Ngô Văn
Lương và ThS. Vũ Xuân Lai đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tái
bản có sửa chữa, bổ sung năm 2009.
- Riêng Giáo trình dùng cho các lớp thuộc khối nghiệp vụ: Hiện nay Khoa
đang chỉ đạo giảng viên và sinh viên kết hợp sử dụng giáo trình Kinh tế chính trị
đại cương (khối lý luận) với Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin (dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia ấn hành năm 2009.
Do chưa có sự thống nhất sử dụng giáo trình nên trong quá trình thực hiện,
giảng viên và sinh viên gặp không ít khó khăn trong việc xác định trọng tâm, trọng
điểm để phân bố thời gian, lựa chọn phương pháp giảng dạy và học tập. Mặt khác,
yêu cầu cập nhật thông tin, vận dụng những thành tựu mới cả lý luận và thực tiễn
nhằm phát triển lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Khoa biên soạn và xuất bản Giáo trình
Kinh tế chính trị Mác - Lênin đại cương này.
Giáo trình này là công trình khoa học kế thừa những công trình của các nhà
khoa học đầu ngành kinh tế chính trị Mác - Lênin trong và ngoài nước, là sản phẩm
khoa học của tập thể giảng viên Bộ môn Kinh tế chính trị có bề dày kinh nghiệm
nghiên cứu về quy luật tâm lý, trình độ học vấn của học viên, sinh viên trong việc

2
tiếp thu kiến thức để lựa chọn các vấn đề trong số những thành tựu khoa học kinh tế
chính trị Mác - Lênin. Trong quá trình biên soạn nội dung giáo trình, các tác giả
không chỉ trung thành với những nguyên lý khoa học của học thuyết kinh tế Mác -
Lênin mà còn cố gắng góp phần khắc phục sự lạc hậu của giáo trình, tài liệu cũ bằng
cách cập nhật những tri thức mới, dự báo xu hướng vận động, phát triển của các hiện
tượng và quá trình kinh tế. Về mặt phương pháp, điểm mới trong giáo trình này là
các tác giả không chỉ truyền đạt thông tin mà còn chỉ ra phương hướng, trang bị
phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp người học có định hướng rõ ràng trong quá
trình tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng độc lập nghiên cứu các tài liệu và trực tiếp
giáo dục tư tưởng, lý luận gắn với từng nội dung.
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin đại cương này được kết cấu thành 4
chương, gồm:
- Chương 1: Đối tượng, phương pháp và chức năng của kinh tế chính trị Mác
- Lênin.
- Chương 2: Học thuyết giá trị
- Chương 3: Học thuyết giá trị thặng dư
- Chương 4: Chủ nghĩa tư bản hiện đại
Mặc dù có nhiều cố gắng trong khi biên soạn, song giáo trình sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Tập thể tác giả rất mong nhận được những góp ý
của đồng nghiệp và học viên, sinh viên để Giáo trình hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2012
BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Chương 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
A. YÊU CẦU HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU

3
1. Hiểu được vai trò của sản xuất của cải vật chất và các yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất.
2. Nắm được đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin.
3. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của phương pháp trừu tượng hoá khoa học
trong nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin.
4. Thấy được các chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin và sự cần thiết
phải học tập kinh tế chính trị Mác - Lênin ở nước ta.
B. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Một số khái niệm
1.1. Sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và phương
thức sản xuất.
Sản xuất xã hội hay sản xuất ra của cải vật chất là sự tác động của con người
vào tự nhiên, biến đổi các vật thể của tự nhiên nhằm tạo ra các sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của con người và xã hội loài người. Để tồn tại và phát triển, nhân loại
phải tiến hành nhiều hình thức hoạt động như kinh tế, chính trị, khoa học, văn hóa,
nghệ thuật… Trong các hoạt động nói trên, hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là
hoạt động thực tiễn cơ bản nhất, quyết định tất cả các hoạt động xã hội khác.
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, con người trước hết phải quan hệ
với giới tự nhiên. Chính quá trình con người chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên,
biến đổi nó phù hợp với nhu cầu của mình, con người đã thể hiện một sức sản xuất
hay lực lượng sản xuất của một xã hội nhất định, trong một thời kỳ nhất định. Nói
cách khác, lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất, năng lực sáng tạo
ra của cải vật chất của con người và xã hội loài người. Lực lượng sản xuất bao gồm 3
yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu lao động và người lao động.
Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người
tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con
người, là yếu tố vật chất cấu thành sản phẩm. Đối tượng lao động có thể chia thành
hai loại. Loại có sẵn trong tự nhiên, chưa từng qua lao động gia công của con
người, như các loại cá tự nhiên trong ao, hồ, sông, biển là đối tượng của người
đánh bắt cá; cây cối trong rừng nguyên sinh là đối tượng của người đốn gỗ; quặng,

4
nước ngầm, dầu mỏ… trong lòng đất là đối tượng của ngành công nghiệp khai thác.
Loại đã qua lao động chế biến như thép dùng trong các nhà máy cơ khí chế tạo là
sản phẩm của luyện kim; bông trong nhà máy dệt là sản phẩm của người nông dân.
Mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng lao
động đều là nguyên liệu.
Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn
sự tác động của con người lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao
động thành sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong tư liệu lao
động, công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất, do đó người ta căn cứ vào trình
độ phát triển của công cụ lao động để phân biệt các thời đại kinh tế. Chẳng hạn,
hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, thông tin đã trở thành tài
nguyên quan trọng nhất, quyết định nhất đến tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội.
Do đó, việc tiếp thu, sử dụng công nghệ thông tin trở thành một đòi hỏi khách quan
đối với mọi thành viên trong xã hội.
Nhân tố thứ ba của lực lượng sản xuất là người lao động với sức lao động và
kỹ năng lao động. Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được sử
dụng trong quá trình lao động. Nó là khả năng lao động của con người, là một yếu tố
vật chất, là điều kiện sáng tạo chủ yếu của nền sản xuất xã hội. Lao động là sự tiêu
dùng sức lao động trong hiện thực, là hoạt động có mục đích, có ý thức của con
người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người. Lao
động không những tạo ra của cải mà còn sáng tạo ra bản thân con người cả về thể lực
và trí lực. Trình độ sản xuất vật chất càng phát triển thì vai trò của nhân tố con người
càng tăng. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại một mặt đang tạo điều
kiện đưa con người lên tầm cao mới của lao động sáng tạo, mặt khác nó cũng đòi hỏi
sự phát triển của người lao động cả về thể lực và trí lực theo hướng ngày càng tăng
vai trò của lao động trí tuệ.
Sản xuất vật chất bao giờ cũng có tính xã hội, bởi vì chỉ trong những quan hệ
xã hội nhất định mới có những tác động hiệu quả vào tự nhiên. Chẳng hạn một
nông dân đã có con bò, cái cày và một mảnh ruộng, tức là có đủ cả ba yếu tố cơ bản
của sản xuất. Liệu người đó có thể tiến hành sản xuất được chưa? Nếu xét về mặt

5
kỹ thuật thì đã đủ điều kiện để sản xuất. Tuy nhiên, quá trình sản xuất xã hội không
chỉ tồn tại mặt quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, mà quan trọng hơn, đó là
mặt xã hội - quan hệ xã hội. Vấn đề ở đây là mảnh ruộng đó của ai? Nếu mảnh
ruộng đó của người nông dân thì trước khi quyết định làm đất, bản thân ông ta phải
cân nhắc trồng lúa hay trồng rau có lợi, phải tham khảo giá cả thị trường, các chính
sách của nhà nước… . Nếu mảnh ruộng đó của người khác, người đó được cày cấy
theo điều kiện nào, lĩnh tiền công hay nộp địa tô?
Trong sản xuất công nghiệp cũng vậy, vấn đề không chỉ cứ có nhà máy, có
công nhân, có vốn liếng, có máy móc, có nguyên liệu là tiến hành sản xuất; thực tế
là đã từng có nhiều nhà máy phải đóng cửa không phải vì thiếu máy móc, thiếu thợ,
cũng không phải vì thiếu nguyên vật liệu mà vì thị trường tiêu thụ. Người ta không
sản xuất loại sản phẩm đó vì thị trường không cần chúng; thu hẹp quy mô sản xuất
vì không bán hết được số sản phẩm làm ra; không thể tiếp tục sản xuất nếu giá thị
trường thấp hơn chi phí sản xuất. Người ta cũng không thể sản xuất nếu chính sách
thuế khóa hoặc lãi suất của ngân hàng quá cao, tới mức không còn lợi nhuận. Tất cả
những vấn đề kể trên không lệ thuộc vào người lao động, tư liệu lao động hay đối
tượng lao động mà là những quan hệ xã hội của sản xuất.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
và tái sản xuất xã hội. Nó bao gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, quan
hệ về tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ về phân phối sản phẩm. Mọi nền sản
xuất, mọi thời đại, việc sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng các của cải vật chất
phải được thực hiện trong một tính chất và trình độ nhất định của lực lượng sản
xuất và tương ứng với nó là những hình thức nhất định của quan hệ sản xuất. Điều
này tạo thành một quy luật, có tính chất quyết định ở bất cứ thời đại nào, đó là: sự
phù hợp của các quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Giống như con người ta khi còn bé, với một thể chất nhất định thì mặc một bộ quần
áo tương xứng với kích cỡ đó. Khi lớn lên, dù quần áo chưa bị rách, cũng không
thể mặc vừa được nữa.

6
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quan hệ với nhau theo hình thái
động và từng mặt đều có những hình thức tiến hóa riêng, không giống nhau, nhưng
lại kết hợp với nhau theo một mối quan hệ đặc biệt.
Lực lượng sản xuất là yếu tố biến động liên tục, trong đó con người là yếu tố
năng động nhất, được biểu hiện thông qua sự cải tiến công cụ lao động. Những công
cụ được cải tiến, những phương pháp chế tạo được cải tiến liên tục, lúc chậm chạp,
lúc dồn dập, khi bùng nổ… . Vào thời xa xưa, khi công cụ còn rất lạc hậu, thô sơ, kỹ
năng của con người cũng còn rất thấp cho nên sự chuyển biến của lực lượng sản xuất
cũng rất chậm chạp. Càng về sau, do tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức và tư liệu
sản xuất nên tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng tăng lên theo quy
luật gia tốc. Chẳng hạn, trong thời kỳ đồ đá cũ, loài người từ khi biết chế tác đá và
những cây gậy thô sơ, dùng hình thức lấy đá ghè đá, cho tới khi biết mài đá cho sắc
hơn mất nhiều triệu năm. Một sự thay đổi mà ngày nay cho là rất nhỏ bé thì với trình
độ kỹ thuật thời đó, phải hàng nhiều triệu năm con người mới phát hiện ra. Vì thế
thời đại đồ đá cũ là thời kỳ kéo dài nhất trong lịch sử loài người. Chỉ một vạn năm
trước đây, khi con người bắt đầu biết mài đá làm những chiếc rìu và những con dao
sắc hơn, thì lực lượng sản xuất phát triển khá nhanh (nếu so với nhịp độ phát triển
ngày nay thì vẫn là vô cùng chậm chạp). Nhưng từ khi con người biết mài đá làm
công cụ, cách đây khoảng trên 10 nghìn năm, cho tới khi con người phát hiện ra kim
khí và sử dụng kim khí, chỉ có mấy nghìn năm. Mấy nghìn năm so với lịch sử mấy
triệu năm của thời kỳ đồ đá cũ thì chỉ là một khoảnh khắc. Điều đó chứng tỏ tính gia
tốc trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Từ chiếc máy hơi nước tới động cơ
đốt trong chỉ có hơn 100 năm, từ những chiếc ô tô thô sơ đến những chiếc máy bay
chỉ khoảng nửa thế kỷ… Trong lĩnh vực canh tác, từ khi con người biết gieo hạt, rồi
gặt hái đến khi biết dùng phân bón, chọn giống, du canh, luân canh là mấy nghìn
năm; nhưng từ khi biết dùng những hình thức kỹ thuật để chủ động chọn giống, xử lý
gien để tạo ra những giống mới… chỉ mất vài trăm năm.
Trong sự vận động này, quan hệ sản xuất từ chỗ còn thích hợp với một trình
độ nhất định của lực lượng sản xuất, dần dần tiến tới chỗ không còn thích hợp với
lực lượng sản xuất đó nữa. Xét về nguyên tắc, quan hệ sản xuất phải phù hợp với

7
trình độ của lực lượng sản xuất, nhưng vì là những quan hệ xã hội, gắn với con
người, với những thiết chế, luật pháp, nhà nước… nên nó không thể thay đổi từng
ngày, từng giờ. Nó tương đối ổn định hơn sự thay đổi của lực lượng sản xuất. Mỗi
hình thức quan hệ sản xuất đều có một thời gian tồn tại tương đối dài, ổn định, đến
khi lỗi thời và không thích ứng nó mới thay đổi. Người ta thông thể tự ý tạo ra
những quan hệ sản xuất cao hơn trình độ của lực lượng sản xuất cũng như tùy tiện
lựa chọn các quan hệ sản xuất. Không thể áp dụng chế độ lao động làm thuê trong
xã hội công xã nguyên thủy, cũng như áp dụng chế độ phân phối bình quân trong
xã hội có nền kinh tế thị trường. Các hợp tác xã cấp cao ở nước ta thời kỳ trước Đổi
mới được xây dựng trên cơ sở vẫn là chiếc cày tay, “con trâu là đầu cơ nghiệp”,
nhổ cỏ bằng tay, tát nước bằng gầu, gặt đập bằng tay… lại có những hình thức thu
mua, cung ứng, quản lý… hiện đại không có tác dụng thúc đẩy sản xuất mà ngược
lại gây ra sự lãng phí, tham nhũng, đời sống nhân dân giảm sút nghiêm trọng.
Quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở hạ tầng lại có quan hệ biện chứng với
kiến trúc thượng tầng. Mỗi khi hình thành một quan hệ sản xuất mới cũng đồng
thời hình thành một thượng tầng kiến trúc tương ứng với nó. Do đó, khi cơ sở hạ
tầng thay đổi thì sẽ dẫn tới những thay đổi khác nữa trong toàn bộ thiết chế xã hội,
kể cả kiến trúc thượng tầng.
Hình thức vận động của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất giống như sự
trưởng thành của đứa trẻ và kích cỡ quần áo. Đứa trẻ có thể lớn lên hàng tháng
hàng năm nhưng quần áo thì không thể thay liên tục mà thành từng đợt. Khi phát
minh ra chiếc máy khâu thì những người thợ khâu thất nghiệp, họ phải đi tìm việc
khác. Khi phát minh ra máy hơi nước thì những chiếc cối xay gió không còn là
trung tâm công nghiệp để xay xát cho các làng xã thời trung cổ nữa. Cũng như ở
Việt Nam ta hiện nay, khi điện đã về nông thôn, một số hộ đã sắm được máy xay
xát chạy bằng điện thì nghề đóng cối xay, cối giã cũng không còn. Hiện nay, sự
phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp, những chiếc máy cày dần dần thay thế
con trâu, vị trí con trâu ở nông thôn không còn là “đầu cơ nghiệp” như trước đây
nữa. Tuy nhiên, những sự phát triển của lực lượng sản xuất không gặp những sức

8
cản gay gắt về mặt xã hội như quan hệ sản xuất, mà những mâu thuẫn nảy sinh dần
dần và cũng được khắc phục dần dần.
Còn quan hệ sản xuất thì khác, mỗi quan hệ sản xuất đều gắn bó lợi ích của
một tập đoàn người nhất định trong xã hội, trước hết là những giai cấp thống trị. Do
đó, những sự tiến bộ trong lực lượng sản xuất dù có đòi hỏi cần phải thay đổi quan
hệ sản xuất cho thích ứng thì quan hệ sản xuất mới cũng không thể được toàn xã
hội chấp nhận ngay. Những giai cấp gắn bó với lợi ích của quan hệ sản xuất cũ
thường tìm mọi cách bảo vệ nó, nhiều khi dùng cả đến bạo lực, luật pháp, nhà tù,
quân đội, cảnh sát… Điều đó làm cho quan hệ sản xuất thường không thể thay đổi
ngay khi có lực lượng sản xuất mới. Nó đòi hỏi một quá trình tích tụ các mâu thuẫn
trong xã hội, có những chuyển biến về tương quan lực lượng giữa những thế lực xã
hội bảo thủ, cũ kỹ và những thế lực mới đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến.
Khi tương quan đã thay đổi thì bùng nổ những làn sóng đấu tranh cách mạng, nhiều
khi phải tiêu diệt những giai cấp thống trị cũ mới có thể xóa bỏ được các quan hệ
sản xuất cũ.
Việc thay đổi các quan hệ sản xuất thường diễn ra dưới các hình thức cách
mạng, dùng bạo lực chính trị, có khi phải dùng đến chiến tranh. Đó là những cuộc
khởi nghĩa của nô lệ lật đổ giai cấp chủ nô, những cuộc khởi nghĩa của nông dân
nhằm xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến, những cuộc cách mạng
tư sản nhằm tiêu diệt chế độ đẳng cấp quý tộc, xóa bỏ chế độ sở hữu phong kiến để
thiết lập chế độ tư bản v.v. .
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không bao giờ tồn tại cô lập, tách rời
mà luôn kết hợp với nhau, song song tồn tại và phát triển. Sự kết hợp đó tạo thành
phương thức sản xuất của một thời đại, một xã hội nhất định. Phương thức sản xuất
là tổng thể những lực lượng sản xuất của thời đại đó và những quan hệ sản xuất tiêu
biểu, tương ứng. Thông thường, trong mỗi thời đại, mỗi xã hội có thể có nhiều trình
độ khác nhau của lực lượng sản xuất. Chẳng hạn, trong một quốc gia, trong cùng một
thời đại, riêng về nghề dệt, ở miền núi còn dệt thủ công, ở miền xuôi đã dệt bằng
khung cửi, còn tại các thành phố đã có máy dệt bán tự động và tự động; về nghề
trồng trọt, ở miền núi còn canh tác bằng phương pháp chọc lỗ tra hạt, ở miền xuôi

9
dùng trâu bò cày kéo và nhiều nơi đã dùng máy móc cơ khí để làm đất. Về quan hệ
sản xuất cũng vậy, như ở Việt Nam ta trước đây và hiện nay, trong cùng một thời kỳ
còn tồn tại nhiều quan hệ sản xuất khác nhau như quan hệ sản xuất dựa trên chế độ
sở hữu tư nhân cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân; quan hệ sản xuất dựa trên chế độ
sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất như tổ, nhóm và hợp tác xã; quan hệ sản xuất dựa
trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất như kinh tế nhà nước…
Mỗi thời đại thường có một phương thức sản xuất đặc trưng, tiêu biểu, thống
trị, chi phối. Tuy nhiên, điều đó không loại trừ các phương thức sản xuất khác cũng
tồn tại ở mức độ nhất định, có vai trò và vị trí khác nhau. Theo cách nhìn nhận đó, học
thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác chỉ ra rằng, lịch sử phát triển của xã hội
loài người trải qua năm phương thức sản xuất: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,
phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
1.2. Kinh tế và kinh tế chính trị
Khái niệm kinh tế xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Bàn về kinh tế của nhà
triết học cổ đại Hi Lạp Xenophon (430 - 355 tr.CN), nó có nghĩa là quản lý gia đình.
Trong tiếng Hán cổ, từ “kinh tế” hàm nghĩa “kinh tế thế dân”, “kinh quốc tế thế” chỉ
việc nhà nước giải quyết như thế nào, quản lý ra sao các hoạt động kinh tế, chính trị,
quân sự, giáo dục… tức là cai trị đất nước, giúp dân. Đến nửa sau thế kỷ XIX, các học
giả Nhật Bản mượn từ “kinh tế” trong tiếng Hán để dịch từ economy trong các tác
phẩm kinh tế học phương Tây, với những nội hàm sau đây:
- Tiết kiệm, nghĩa là hao phí ít nhất mà thu được hiệu quả lớn nhất.
- Tình hình thu chi của cá nhân hoặc gia đình, chẳng hạn tình hình kinh tế
gia đình, nguồn kinh tế gia đình…
- Tên gọi chung của một nền kinh tế của một nước, trình độ phát triển kinh tế
của các nước khác nhau.
- Sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất xã hội gồm các hoạt động sản
xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng.
- Tổng thể quan hệ sản xuất xã hội thích ứng với trình độ phát triển nhất định
của lực lượng sản xuất xã hội.

10
Kinh tế chính trị là môn kinh tế học cơ bản, chứa đựng những vấn đề lý thuyết
khái quát nhất của khoa học kinh tế. Hiểu theo nghĩa rộng, khoa học kinh tế gồm rất
nhiều bộ môn khác nhau, đi vào những lĩnh vực cụ thể khác nhau, như kinh tế tài
chính, ngân hàng, thương mại, quản lý doanh nghiệp… Nhưng bao trùm lên, làm cơ
sở lý luận cho những môn học cụ thể đó là môn kinh tế học lý thuyết, thường gọi là
kinh tế chính trị học. Thuật ngữ kinh tế chính trị được A. Montchretien (1575 - 1629)
nhà trọng thương người Pháp sử dụng lần đầu tiên trong tác phẩm Chuyên luận về
kinh tế chính trị học, xuất bản năm 1615 với ý nghĩa là khoa học về kinh tế nhà
nước, nghiên cứu sự tham gia của nhà nước vào đời sống kinh tế gắn với quá trình
tích lũy nguyên thủy tư bản. Chữ chính trị (politique) được dịch từ tiếng Pháp, được
hiểu theo nghĩa là môn kinh tế lý thuyết làm cơ sở cho các chính sách, nó là những
quan hệ về lợi ích trong xã hội. Khi dịch sang tiếng Việt, chữ chính trị không bao
hàm được đầy đủ những ý nghĩa đó, do đó, có thể hiểu là chính trị, cũng có thể hiểu
là chính sách. Môn kinh tế chính trị Mác - Lênin là một môn kinh tế học tổng hợp,
kinh tế học lý thuyết.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của KTCT Mác - Lênin
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cũng như mọi ngành khoa học, môn kinh tế chính trị Mác - Lênin có đối
tượng nghiên cứu riêng của mình. Đối tượng đó không nhất thiết là cái riêng của nó.
Một sự vật, một sự việc có thể là đối tượng của rất nhiều môn khoa học. Sự khác
nhau còn là ở những góc nhìn, ở những mục đích và phương pháp để nghiên cứu đối
tượng khác nhau. Chẳng hạn, con người có thể là đối tượng của rất nhiều môn khoa
học. Y học xem xét con người ở khía cạnh là một bệnh nhân. Khoa học hình sự xem
xét con người ở khía cạnh tội phạm. Khoa học giáo dục xem xét con người ở khía
cạnh đào tạo. Còn kinh tế chính trị học thì nghiên cứu con người ở khía cạnh nó là
chủ thể của sự sản xuất và tiêu dùng các của cải xã hội trong những trình độ phát
triển nhất định và trong những quan hệ xã hội nhất định. Cây lúa, hạt gạo là đối
tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau. Đối với nhà nông học,
chúng được nhìn dưới những khía cạnh là giống lúa gì, trồng ở đất nào… và quan
trọng là năng suất, sản lượng… Đối với ngành công nghiệp chế biến, thì người ta

11
xem xét hạt lúa dưới góc độ khác: thuỷ phần là bao nhiêu, tỷ lệ hao hụt, tỷ lệ tấm,
chất lượng gạo, những điều kiện bảo quản… Nhà kinh tế chính trị học thì xem nó
được sản xuất trong điều kiện kỹ thuật nào, chọc lỗ bỏ hạt hay dùng máy cày kéo;
ruộng đất là của ai, quan hệ của người sản xuất và mảnh ruộng, sản lượng làm ra
được phân chia như thế nào… Trong tác phẩm Góp phần phê phán kinh tế chính trị
(1859), C.Mác xác định đối tượng nghiên cứu trước hết là nền sản xuất vật chất,
nhưng kinh tế chính trị không phải là kỹ thuật học, nghiên cứu việc sản xuất của
những cá nhân riêng lẻ, tách biệt khỏi xã hội mà là nền sản xuất có tính chất xã hội.
Đến bộ Tư bản, C.Mác lại nhấn mạnh rằng, đối tượng nghiên cứu là phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương
thức ấy và mục đích cuối cùng của tác phẩm này là tìm ra những quy luật vận động
của xã hội hiện đại. Cùng quan điểm ấy, V.I.Lênin cũng xác định: “Kinh tế chính trị
tuyệt nhiên không nghiên cứu sự sản xuất, mà nghiên cứu những quan hệ xã hội giữa
người với người trong sản xuất, nghiên cứu chế độ xã hội của sản xuất”1.
Kinh tế chính trị xác định đối tượng nghiên cứu là quan hệ sản xuất, nhưng
không nghiên cứu quan hệ sản xuất một cách cô lập, tách rời với lực lượng sản
xuất. Trái lại, quan hệ sản xuất đó phải thuộc một phương thức sản xuất nhất định,
trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất, gắn với trình độ và tính chất của
lực lượng sản xuất nhất định. Tuy mỗi thời đại có những hình thức khác nhau
nhưng quan hệ sản xuất đều bao gồm ba mặt sau đây:
Thứ nhất, kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất trước hết và quan
trọng nhất là nghiên cứu quan hệ về sở hữu các tư liệu sản xuất. Mỗi chế độ xã hội
có một chế độ sở hữu đặc trưng, quyết định bản chất của xã hội đó, nhưng nó lại
chịu sự quy định của trình độ phát triển đó. Thời nguyên thủy, hình thức sở hữu đặc
trưng là công hữu công xã. Vì với những công cụ thô sơ, không thể nói đến tư hữu
về tư liệu sản xuất, người nào tư hữu sẽ là người chết đói trước tiên. Chế độ phong
kiến chuyển thành chế độ tư bản chủ nghĩa gắn với điều kiện sản xuất cơ khí hóa
thì quyền sở hữu của lãnh chúa trở thành lạc hậu, quyền sở hữu của nhà tư bản là
cần thiết cho sự phát triển của sản xuất.

1
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1976, t.3, tr.58.

12
Thứ hai, nghiên cứu quan hệ sản xuất là nghiên cứu quan hệ giữa người với
người trong quá trình sản xuất, tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa người lao động
với người chủ tư liệu sản xuất, quan hệ giữa người lao động trong lĩnh vực này với
người lao động trong lĩnh vực khác, quan hệ giữa người chủ này với người chủ kia
- quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất. Quan hệ này có vai trò rất quan trọng vì khi nó
tiến bộ, phù hợp sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, ngược lại nó kìm
hãm thậm chí làm đảo lộn xã hội. Thời chiếm hữu nô lệ, chủ nô đối xử với nô lệ
như súc vật, đến mức độ không thể chịu đựng được nữa, nô lệ vùng lên khởi nghĩa
lật đổ chế độ nô lệ.
Thứ ba, mục đích của sản xuất là tiêu dùng, nhưng từ sản xuất đến tiêu dùng
phải qua một khâu rất quan trọng là phân phối. Do có nhiều chế độ sở hữu với
nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, nên có nhiều hình thức phân phối tương ứng
để đáp ứng lợi ích của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Trong điều kiện năng
suất lao động thấp kém của xã hội nguyên thủy, cả bầy người săn chỉ được một con
thú, phân phối bình quân là tất yếu. Trong chế độ nô lệ điển hình, chủ nô là người
có quyền sở hữu toàn bộ những sản phẩm làm ra. Chế độ phân phối trong chế độ
phong kiến được quy định bởi quyền sở hữu ruộng đất của lãnh chúa đối với nông
dân và thị dân dưới hình thức địa tô hay cống nạp. Đến chủ nghĩa tư bản, chủ sở
hữu tư liệu sản xuất được phân phối dưới hình thức lợi nhuận, người lao động làm
thuê được trả tiền công, tức giá cả của sức lao động.
Như vậy, trong mọi nền sản xuất xã hội, việc sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu
dùng của của cải vật chất phải được thực hiện tương ứng với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất. Kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất tức là nghiên cứu cả
ba mặt và bốn khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu quy định phương pháp nghiên cứu. Kinh tế chính trị
xác định đối tượng nghiên cứu là quan hệ sản xuất gắn với một phương thức sản
xuất nhất định trong lịch sử tức là nghiên cứu một dạng vật chất đặc biệt - dạng xã
hội. Để nhận thức được mối liên hệ nội tại và sự tác động lẫn nhau giữa quan hệ
sản xuất với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng, qua đó vạch rõ cơ chế

13
biến đổi, quy luật phát triển gắn với quyền lợi kinh tế, chế độ kinh tế và sự biến đổi
của nó, cần phải có phương pháp tiếp cận nghiên cứu có chiều sâu lịch sử. Là môn
khoa học xã hội, kinh tế chính trị không thể sử dụng những phương pháp trực quan,
thực nghiệm, nó phải dùng những phương pháp đặc trưng của nó.
Phương pháp cơ bản của kinh tế chính trị là phép biện chứng duy vật. Phương
pháp này đòi hỏi phải xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế trong mối liên hệ
phổ biến và tác động lẫn nhau trong trạng thái phát triển không ngừng, trong tiến
trình đó sự tích lũy những biến đổi về lượng sẽ dẫn đến những biến đổi về chất, coi
nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với logic là đòi hỏi khách quan của
quá trình nhận thức sự vận động biến đổi của quan hệ sản xuất. Lịch sử là một quá
trình vận động phức tạp, trong đó chứa đựng những yếu tố ngẫu nhiên, những bước
nhảy, những khúc quanh nhất định. Tuy nhiên, sự vận động của lịch sử là một quá
trình phát triển có tính quy luật. Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu một
cách cụ thể nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự vận động, biến đổi của quan
hệ sản xuất trong từng thời kỳ nhất định. Phương pháp logic với đặc trưng là suy lý
của tư duy dưới hình thức lý luận khái quát, nó có thể thoát khỏi hình thức lịch sử
trực quan và tính ngẫu nhiên phức tạp, tái hiện lại độ chân thực của lịch sử.
Trừu tượng hóa khoa học là phương pháp quan trọng trong nhận thức khoa
học. Bất kỳ ngành khoa học nào, nếu như muốn chỉ ra bản chất của sự vật đều phải
trải qua quá trình trừu tượng hóa. Đây là phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị.
Bởi vì, để phân tích các vấn đề kinh tế, không thể dùng kính hiển vi hay thuốc thử
hóa học mà phải dùng năng lực tư duy trừu tượng, là sự gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên
cứu những cái ngẫu nhiên, tạm thời, cá biệt, không bản chất để giữ lại những cái ổn
định, điển hình, bền vững, phản ánh bản chất của sự vật. Nói một cách dễ hiểu, trừu
tượng hóa là cách hiểu, cách nghĩ về một sự vật không dựa trên những biểu hiện cụ
thể có thể như: nhìn, nghe, sờ mó, cân đo… mà là những đánh giá, những nhận định
về tính chất, ý nghĩa của sự vật đó. Chẳng hạn, cùng nhìn vào cái bàn, người thợ mộc
thấy gỗ, đinh, keo… nhà mỹ thuật công nghiệp thấy ở đó một kiểu dáng đẹp hay xấu,
tiện lợi hay không tiện lợi… nhà kinh doanh thấy ở đó một món hàng có lãi hay

14
không có lãi… Bằng cái nhìn trừu tượng hóa, không chỉ thấy ở cái bàn được làm
bằng gỗ, đinh, keo mà còn thấy mồ hôi của người trồng cây, của người thợ mộc, một
chút bột thép do lưỡi cưa, đục bào bị mòn, cho dù có dùng nam châm để thử cũng
không thấy. Trong cái bàn còn có một chút xăng dầu trong quá trình vận chuyển…
và nhiều thứ khác nữa. Những thứ đó là hoàn toàn có thật nhưng phải bằng cái nhìn
trừu tượng thì mới thấy và nhất thiết phải thấy mới giải quyết được những vấn đề của
kinh tế chính trị. Một thí dụ khác, để phát hiện bản chất của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa, phải gạt bỏ sản xuất hàng hóa nhỏ của những người thợ thủ công và nông
dân cá thể, mặc dù nó vẫn tồn tại ở mức độ nào đó trong các nước tư bản phát triển
nhưng không thể bỏ qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ và đặc biệt, không thể bỏ qua việc
chuyển sức lao động thành hàng hóa, vì không có quan hệ hàng hóa - tiền tệ và
không có hàng hóa sức lao động thì cũng không tồn tại chủ nghĩa tư bản.
Bằng phương pháp trừu tượng hóa, kinh tế chính trị tạo ra những công cụ
của tư duy riêng, đó là những khái niệm trừu tượng - những phạm trù kinh tế. Phạm
trù kinh tế phản ánh thuộc tính bản chất của những hiện tượng và quá trình kinh tế.
Nó không thể hiện ra dưới các hình thức vật chất, với những hình dạng, cân nặng,
kích cỡ, màu sắc, mùi vị… mà ở bản chất kinh tế của nó. Chẳng hạn, với một cái
cày, đối với người nông dân, nó dùng để cày đất, còn với cái nhìn của kinh tế chính
trị, nó cần phải đặt ngang hàng với những vật có những hình dáng khác nhau nhưng
bản chất giống nhau, chúng đều là công cụ lao động. Đất với người nông dân là
ruộng vườn, nhà địa chất học quan tâm đất đó ở đồng bằng hay cao nguyên, nhà thổ
nhưỡng học xem xét những thành phần trong đất đó, còn nhà kinh tế chính trị học
nhìn thấy những gì ở đất? Nhà kinh tế chính trị nhìn đất đai, than đá, núi đá vôi đều
có một điểm chung. Than thì đen, đất thì nâu, đá thì xám… ba thứ đó có hàng loạt
đặc trưng về lý, hóa, cơ học hoàn toàn khác nhau nhưng nhà kinh tế chính trị thấy
chúng đều là một. Điểm chung giống nhau của đất đai với than, với đá trên núi vì
chúng đều là đối tượng lao động, tức là những tài nguyên thiên nhiên mà con người
phải tác động vào thì mới tạo ra được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu con người. Bằng
công cụ nhận thức đó, kinh tế chính trị tìm ra được bản chất kinh tế của các sự vật,
những mối liên quan và sự vận động của chúng.

15
Sử dụng các phạm trù, khái niệm trừu tượng, kinh tế chính trị không dừng lại
ở những biểu hiện bề ngoài mà đi sâu vào tìm hiểu bản chất bên trong của các hiện
tượng, quá trình kinh tế. Đó là các quy luật kinh tế. Giống như các quy luật khác,
quy luật kinh tế là khách quan, ra đời và phát sinh tác dụng trong những điều kiện
kinh tế, xã hội nhất định. Tuy nhiên, con người có thể phát hiện, nhận thức và sử
dụng quy luật kinh tế một cách đúng đắn. So với các quy luật tự nhiên, quy luật kinh
tế có hai điểm khác biệt. Một là, hầu hết các quy luật kinh tế đều có tính lịch sử,
chúng chỉ phát huy vai trò, tác dụng gắn với một giai đoạn lịch sử nhất định, chúng
biến đổi theo những điều kiện kinh tế. Hai là, vai trò của quy luật kinh tế phải thông
qua hoạt động kinh tế và liên quan trực tiếp đến lợi ích vật chất của con người. Do
hạn chế về năng lực nhận thức và quan hệ lợi ích, trong một số trường hợp, con
người có sử dụng quy luật kinh tế, nhưng không nhận thức đúng vai trò, tác dụng của
nó, thậm chí có khi bất chấp quy luật nên đã gây ra những hậu quả khôn lường. Đổi
mới kinh tế ở nước ta trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, trong đó nội dung quan
trọng là đổi mới nhận thức về vai trò, tác dụng của các quy luật kinh tế.
Ngoài ra, kinh tế chính trị cũng vận dụng những phương pháp khoa học khác
như mô hình hoá các quá trình và hiện tượng nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết, tiến
hành thử nghiệm, quan sát thống kê, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống...
3. Chức năng và sự cần thiết học tập môn kinh tế chính trị
3.1. Chức năng
Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa
Mác - Lênin, có quan hệ mật thiết với triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học, có
các chức năng sau đây:
a. Chức năng nhận thức
Chức năng nhận thức của kinh tế chính trị biểu hiện ở chỗ nó phát hiện bản
chất của các hiện tượng, quá trình kinh tế của đời sống xã hội, tìm ra các quy luật chi
phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các quy luật kinh tế một cách
có ý thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
b. Chức năng thực tiễn

16
Những tri thức do kinh tế chính trị cung cấp là cơ sở khoa học để đề ra
đường lối, chính sách kinh tế nhằm tác động vào hoạt động kinh tế, định hướng cho
sự phát triển kinh tế. Kinh tế chính trị tuy không đưa ra những giải pháp cụ thể cho
mọi tình huống trong cuộc sống, nhưng nó vạch ra những quy luật và những xu
hướng phát triển chung, cung cấp những tri thức mà nếu thiếu chúng sẽ không giải
quyết được tốt những vấn đề cụ thể trong thực tiễn.
c. Chức năng phương pháp luận
Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa học kinh tế,
trong đó các khoa học kinh tế ngành như: kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, xây
dựng, vận tải, lao động, tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng... Ngoài ra nó còn là
cơ sở lý luận cho một loạt các khoa học kinh tế nằm giáp ranh giữa các tri thức
ngành khác nhau như: địa lý kinh tế, nhân khẩu học...
d. Chức năng tư tưởng
Trên cơ sở nhận thức khoa học về quy luật vận động và phát triển của chủ
nghĩa tư bản, kinh tế chính trị đã góp phần đắc lực xây dựng thế giới quan cách
mạng và niềm tin sâu sắc của người học vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
nhằm xoá bỏ áp bức bóc lột giai cấp và dân tộc, xây dựng xã hội mới - xã hội xã
hội chủ nghĩa..
3.2. Sự cần thiết phải học tập môn kinh tế chính trị Mác - Lênin
Kinh tế chính trị Mác - Lênin có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay, việc học tập, nghiên cứu kinh tế chính trị
Mác - Lênin giúp người học hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh
tế, nắm được các quy luật kinh tế, phát triển lý luận kinh tế và vận dụng lý luận đó
vào thực tế nhằm khắc phục sự lạc hậu về lý luận kinh tế, sự giáo điều, tách rời lý
luận với cuộc sống, từ đó góp phần hình thành tư duy kinh tế mới.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp các luận cứ khoa học làm cơ sở cho
sự hình thành đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách,
biện pháp kinh tế cụ thể phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan và điều
kiện cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ.

17
Nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, do đó việc nắm vững bản chất những khái niệm, phạm trù, quy luật...
của kinh tế thị trường dưới giác độ kinh tế chính trị là hết sức cần thiết không chỉ
đối với quản lý kinh tế vĩ mô, quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn cần
thiết cho việc quản lý xã hội.
Việc nắm vững kiến thức kinh tế chính trị giúp người học hiểu đường lối, chiến
lược phát triển kinh tế của Đảng, các chính sách, pháp luật kinh tế của Nhà nước, từ đó
giúp người học hình thành niềm tin và có thái độ tích cực góp phần thực hiện thắng lợi
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
C. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích vai trò của sản xuất của cải vật chất và các yếu tố cơ bản của
quá trình sản xuất?
2. Phân tích đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin.
3. Trình bày các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin.
Vì sao trừu tượng hoá được xem là phương pháp quan trọng của kinh tế chính trị
Mác - Lênin?

18
Chương 2
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
A. YÊU CẦU HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU
1. Nắm được điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của kinh tế hàng hóa
2. Hiểu rõ bản chất của hàng hoá, hai thuộc tính cơ bản của hàng hoá, lượng giá
trị của hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá.
3. Hiểu rõ nguồn gốc, bản chất và các chức năng cơ bản của tiền tệ.
4. Nắm được nội dung, yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị.
5. Hiểu được vai trò của cạnh tranh, cung - cầu và các chức năng cơ bản của
thị trường trong nền kinh tế thị trường.
B. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
I. KINH TẾ HÀNG HÓA
1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của kinh tế hàng hóa
1.1. Điều kiện ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hóa
a. Khái niệm
Lịch sử phát triển sản xuất của nhân loại đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức
kinh tế: kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá.
Kinh tế tự nhiên - hình thức kinh tế tự cấp tự túc, sản xuất ra sản phẩm
không phải để trao đổi, mà trực tiếp thoả mãn nhu cầu của cá nhân người sản xuất
hoặc nhu cầu của bản thân đơn vị kinh tế. Kinh tế tự nhiên là kết quả của trình độ
sản xuất xã hội thấp kém và phân công lao động xã hội chưa phát triển. Trong lịch
sử loài người, nền kinh tế xã hội nguyên thủy là nền kinh tế tự nhiên, còn xã hội nô
lệ và phong kiến, tuy kinh tế hàng hoá đã ra đời, nhưng kinh tế tự nhiên vẫn giữ địa
vị thống trị.
Sản xuất hàng hoá kết hợp với trao đổi hàng hoá thành kinh tế hàng hoá. Kinh
tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế, ở đó sản phẩm được sản xuất ra là để trao đổi
hoặc mua bán trên thị trường. Kinh tế hàng hoá là hình thức tổ chức nền kinh tế đối
lập và cao hơn nền kinh tế tự nhiên. Việc chuyển nền kinh tế tự nhiên thành nền kinh
tế hàng hóa là một quá trình lịch sử tự nhiên lâu dài, chỉ có thể thực hiện khi có đủ
những điều kiện nhất định.

19
b. Điều kiện ra đời, tồn tại của kinh tế hàng hóa
Về logic, kinh tế hàng hóa ra đời và tồn tại khi có đủ hai điều kiện: phân
công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
- Điều kiện thứ nhất, phân công lao động xã hội
Phân công lao động là sự phân chia, bố trí lao động dựa trên cơ sở chuyên
môn hóa nhằm nâng cao nước, chất lượng và hiệu quả lao động. Phân công lao động
có hai loại: phân công lao động tư nhân và phân công lao động xã hội. Phân công lao
động tư nhân là sự phân chia lao động diễn ra trong từng đơn vị kinh tế. Chẳng hạn,
trong gia đình nông dân: “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”; trong một xưởng
may: có bộ phận chuyên cắt, vắt sổ, ráp, làm khuy, là, đóng gói, kiểm tra sản phẩm…
Phân công lao động tư nhân là cơ sở của phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành,
nghề khác nhau trong nền sản xuất xã hội theo hướng chuyên môn hóa. Trong tác
phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ăngghen đã
phân tích 3 cuộc phân công lao động xã hội lớn trong lịch sử:
+ Lần thứ nhất: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt và xuất hiện chế độ tư hữu.
Việc thuần dưỡng được động vật đã làm xuất hiện nghề chăn nuôi. Nhiều gia đình
làm nghề chăn nuôi, tạo ra thực phẩm đổi lấy lương thực của những người trồng
trọt đã làm cho cả hai nghề đều phát triển mạnh mẽ.
+ Lần thứ hai: thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp.
Việc con người tìm ra kim loại, đặc biệt là sắt đã tạo ra khả năng có thể mở
rộng diện tích lớn hơn, đòi hỏi phải có một lực lượng chuyên chế tạo công cụ kim
loại và những nghề thủ công khác sản xuất ra đồ dùng vật dụng trong gia đình vì
lúc này năng suất lao động đã phát triển trong trồng trọt và chăn nuôi đã làm cho
khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, cần phải cất trữ để tiêu dùng dần dần.
+ Lần thứ ba: xuất hiện tầng lớp thương nhân và nghề thương mại.
Sản xuất càng phát triển, khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, nhu
cầu trao đổi ngày càng cần thiết nên đã làm xuất hiện một số người chuyên đi gom
hàng lương thực, thực phẩm, công cụ, đồ dùng, vật dụng gia đình, tư trang… từ nơi
sản xuất đến nơi có nhu cầu. Tầng lớp thương nhân này không sản xuất nữa và nắm

20
quyền chi phối cả sản xuất lẫn tiêu dùng, buộc người sản xuất phụ thuộc vào họ về
mặt kinh tế và bóc lột cả người lao động lẫn người tiêu dùng.
Như vậy, sau 3 cuộc phân công lao động, xã hội đã có 3 lĩnh vực: nông
nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), tiểu thủ công nghiệp (sau này phát triển thành
công nghiệp theo nghĩa rộng) và thương mại (sau này phát triển thành thương mại,
dịch vụ). Kết quả của phân công lao động xã hội:
+ Làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, mỗi nghề tạo ra một loại sản phẩm,
do đó chủng loại sản phẩm ngày càng phong phú;
+ Thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất, nhờ đó, năng suất lao động, chất
lượng, khối lượng sản phẩm được sản xuất ra không những đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu của người sản xuất, mà còn có sản phẩm thặng dư. Số sản phẩm dôi dư
này chính là tiền đề để những người sản xuất trao đổi, mua bán. Bởi khi điều kiện
sản xuất còn lạc hậu, người ta chỉ có thể trao đổi số sản phẩm dư thừa để lấy những
sản phẩm thiết yếu khác mà thôi.
+ Mỗi người hoạt động trong một lĩnh vực, làm một nghề, chỉ có thể tạo ra một
hoặc vài loại sản phẩm, nhưng nhu cầu lại cần nhiều loại. Để thoả mãn nhu cầu ngày
càng phong phú, buộc những người sản xuất hàng hoá trao đổi sản phẩm với nhau.
Phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần cho sản xuất hàng hóa ra
đời. Bởi, sự phân công lao động xã hội này là điều kiện tồn tại của nền sản xuất
hàng hóa, mặc dầu là ngược lại, sản xuất hàng hóa không phải là điều kiện tồn tại
của phân công lao động xã hội. Trong công xã Ân Độ thời cổ, lao động đã có sự
phân công xã hội khá sâu, nhưng sản phẩm lao động vẫn chưa trở thành hàng hóa;
hay là chúng ta hãy lấy một ví dụ gần gũi hơn: trong một công xưởng lao động
được phân công lao động một cách có hệ thống, nhưng sự phân công này được thực
hiện không phải bằng cách các công nhân trao đổi những sản phẩm của cá nhân họ
với nhau. Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc
vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa. Trong xã hội tương lai của
loài người - xã hội cộng sản - phân công lao động xã hội sẽ đạt tới trình độ cao,
nhưng tư liệu sản xuất là của chung toàn xã hội nên sản phẩm làm ra cũng là của

21
chung, xã hội phân phối trực tiếp cho từng thành viên của xã hội để thỏa mãn nhu
cầu nên sản phẩm không trở thành hàng hóa và cũng không có kinh tế hàng hóa.
- Điều kiện thứ hai, sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa các chủ thể sản
xuất.
Chế độ tư hữu và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm
cho những người sản xuất vừa độc lập với nhau vừa phụ thuộc vào nhau. Khi người
sản xuất là chủ sở hữu tư liệu sản xuất, họ độc lập, tự quyết định việc sản xuất cái
gì, sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế nào, đồng thời họ có quyền chi phối đối
với sản phẩm làm ra. Nghĩa là, việc để sản phẩm lại tiêu dùng hay đem ra trao đổi
là do chính người sản xuất quyết định. Chế độ sở hữu tư nhân làm cho những người
sản xuất độc lập với nhau, còn phân công lao động xã hội lại làm cho họ phụ thuộc
vào nhau cả sản xuất lẫn tiêu dùng.
Theo C.Mác, chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân và độc lập với
nhau, thì mới xuất hiện thành những hàng hóa có thể trao đổi lẫn nhau.
Về mặt lịch sử, kinh tế hàng hóa ra đời từ cuối chế độ công xã nguyên thủy,
đầu chế độ chiếm hữu nô lệ. C.Mác cũng đã từng chỉ ra rằng, sự trao đổi hàng hóa
bắt đầu ở nơi mà công xã kết thúc, ở những điểm nó tiếp xúc với các công xã khác
hay với những thành viên của các công xã khác đó. Nhưng một khi các vật đã trở
thành hàng hóa trong quan hệ đối ngoại thì do tác động ngược trở lại, chúng cũng
sẽ trở thành hàng hóa cả ở trong nội bộ công xã nữa. Nhưng đó là kinh tế hàng hóa
giản đơn, kiểu tổ chức kinh tế của những người nông dân, thợ thủ công cá thể dựa
trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động cá nhân. Kinh tế hàng hóa
giản đơn tồn tại phổ biến trong chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Từ khi ra
đời đến nay kinh tế hàng hóa đã trải qua 2 giai đoạn: kinh tế hàng hóa nhỏ, giản
đơn và kinh tế hàng hóa phát triển - kinh tế thị trường.
Trong xã hội nô lệ và phong kiến, kinh tế hàng hóa phát triển một cách chậm
chạp, đến xã hội tư bản chủ nghĩa nó trở thành kiểu tổ chức kinh tế chiếm địa vị
thống trị. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa là tiền đề sản sinh ra chủ nghĩa tư bản,
còn việc phát triển chủ nghĩa tư bản lại đặt nền móng cho việc phát triển nhanh hơn
và mạnh hơn của kinh tế hàng hóa để nó đủ sức thay thế địa vị thống trị của kinh tế

22
tự nhiên. Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, kinh tế hàng hóa không những
tồn tại, mà còn phát triển mạnh mẽ, là kiểu tổ chức kinh tế giữ địa vị thống trị.
Dưới thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ trước đây, kinh tế hàng hóa
phát triển không đầy đủ, quy mô thị trường nhỏ hẹp, giao thương hạn chế nên một
số vùng của nước ta hiện nay, nhất là ở nông thôn, sắc thái kinh tế tự nhiên còn
tương đối đậm nét.
Kinh tế hàng hóa là một hình thức tổ chức kinh tế xã hội lấy sản xuất hàng
hóa và trao đổi hàng hóa để liên kết người sản xuất với người tiêu dùng. Sản xuất
hàng hóa và trao đổi hàng hóa gắn liền với nhau thì mới gọi là kinh tế hàng hóa. Trao
đổi hàng hóa thể hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa lấy tiền tệ
làm môi giới. Kinh tế hàng hóa phát triển tất yếu hình thành thị trường, ngược lại, thị
trường lại điều tiết và hướng dẫn hoạt động của các chủ thể.
1.2. Đặc trưng và ưu thế của kinh tế hàng hóa
a. Đặc trưng
- Sản xuất ra sản phẩm để bán:
Do mục đích của sản xuất hàng hoá là nhằm thoả mãn nhu cầu của người
khác, của thị trường nên những người sản xuất hàng hoá nhỏ, giản đơn, việc làm ra
hàng hoá chỉ là để đổi lấy hàng hoá khác thoả mãn những nhu cầu cá nhân của họ
mà thôi. Ngược lại, trong những nền kinh tế hàng hoá lớn, chủ thể sản xuất làm ra
hàng hoá không phải chỉ để đổi lấy hàng hoá khác để thoả mãn nhu cầu cá nhân,
mà là để bán đi và thu hồi cả vốn và lãi. Để đạt được mục đích đó, chủ doanh
nghiệp phải quan tâm đến nhu cầu của người khác, của thị trường.
- Lao động sản xuất hàng hoá vừa mang tính chất tư nhân vừa mang tính
chất xã hội:
Do phân công lao động xã hội nên lao động của từng người là một bộ phận
và mang tính chất của lao động xã hội. Nhưng trong điều kiện sản xuất kinh doanh
phân tán, việc sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và như thế nào là việc riêng của
người sản xuất lại mang tính chất tư nhân. Lao động tư nhân muốn được thừa nhận
là lao động xã hội, chỉ có thể thực hiện thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm làm

23
ra. Hàng hoá không bán được trên thị trường là do nó vô dụng, là kết quả của lao
động tư nhân mù quáng, không được xã hội thừa nhận.
b. Ưu thế của kinh tế hàng hóa so với kinh tế tự nhiên
Ra đời từ kinh tế tự nhiên, nhưng kinh tế hàng hoá có ưu thế hơn hẳn so với
kinh tế tự nhiên.
- Thứ nhất: Kinh tế hàng hoá thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất.
Kinh tế hàng hoá ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội nên tạo ra tính
chuyên môn hoá cao, từ đó cho phép khai thác được lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ
thuật của từng người, từng vùng, từng quốc gia; đồng thời làm cho mối liên hệ kinh
tế giữa các ngành, các vùng, các quốc gia ngày càng chặt chẽ là cơ sở nâng cao
năng suất lao động và tạo điều kiện cải tiến công cụ lao động, thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển kinh tế.
- Thứ hai: Trong nền kinh tế hàng hoá, quy mô sản xuất không còn bị giới
hạn bởi nhu cầu và nguồn lực hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi
vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực
của xã hội. Điều đó tạo điều kiện thuận lơi cho việc ứng dụng những thành tựu
khoa học - kỹ thuật vào sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thứ ba: Trong nền kinh tế hàng hoá, dưới tác động của các quy luật kinh tế
như quy luật giá trị, cạnh tranh, cung - cầu... buộc người sản xuất hàng hoá luôn
luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất,
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và
chủng loại hàng hoá, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu
của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.
- Thứ tư: Kinh tế hàng hoá góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của xã hội. Với năng suất lao động cao, chất lượng hàng hoá tốt và khối lượng ngày
càng nhiều, chủng loại đa dạng và phong phú... kinh tế hàng hoá làm cho thị trường
mở rộng, giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng, các miền, các địa phương và quốc
tế phát triển từ đó tạo điều kiện thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu vật chất và
tinh thần ngày càng cao cũng như sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi thành
viên trong xã hội.

24
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, kinh tế hàng hoá cũng có những mặt hạn chế
như: sự phân hoá giàu - nghèo, khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường...
2. Hàng hóa
Vận dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học với phương pháp logic kết
hợp lịch sử để nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác bắt đầu
bằng việc nghiên cứu hàng hóa với những lý do như sau:
- Thứ nhất, hàng hóa trong xã hội tư bản vừa là hình thức biểu hiện phổ biến
nhất của của cải, vừa là tế bào kinh tế - xã hội chứa đựng bản chất của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mác viết: “Trong những xã hội do phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải biểu hiện ra là một đống hàng hóa; còn từng
hàng hóa một thì biểu hiện ra là hình thái nguyên tố của của ấy. Vì vậy, công cuộc
nghiên cứu của chúng ta bắt đầu bằng việc phân tích hàng hóa”.
- Thứ hai, phân tích hàng hóa là phân tích giá trị - cơ sở của tất cả các phạm
trù kinh tế chính trị học khác. Không có sự phân tích này sẽ không thể hiểu được
phạm trù giá trị thặng dư - phạm trù cơ bản của chủ nghĩa tư bản cũng như các
phạm trù khác như lợi nhuận, lợi tức, địa tô v.v…
2.1. Khái niệm
Theo C.Mác, hàng hóa là một vật nhờ có những thuộc tính của nó mà thỏa mãn
được một nhu cầu nào đó của con người. Dù cho những nhu cầu đó do dạ dày hay do trí
tưởng tượng đẻ ra, thì bản chất của chúng vẫn không làm cho vấn đề thay đổi gì cả.
Định nghĩa trên đây cho thấy cách tiếp cận nghiên cứu hàng hóa của C.Mác là đi
từ cụ thể đến trừu tượng, từ hiện tượng đến bản chất. Trước hết, C.Mác nghiên cứu hàng
hóa vật thể hữu hình, thông thường rồi từng bước nghiên cứu một số hàng hóa đặc biệt
(hàng hóa sức lao động), hàng hóa - tư bản (tư bản cho vay), chứng khoán, ruộng đất và
cả một vài hàng hóa vô hình như dịch vụ vận tải, dịch vụ thương nghiệp…
V.I. Lênin khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ phát triển đặc biệt
của nó và nghiên cứu kinh tế hàng hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Nga, đã đưa ra một định nghĩa khá hoàn chỉnh về hàng hóa và kinh tế hàng hóa:
“Kinh tế hàng hóa là cách tổ chức của kinh tế - xã hội trong đó sản phẩm đều do
người sản xuất cá thể, riêng lẻ sản xuất ra, mỗi người chuyên làm ra một thứ sản

25
phẩm nhất định, nên muốn thỏa mãn các nhu cầu của xã hội thì phải mua bán sản
phẩm, vì vậy sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị trường”.
Từ các định nghĩa trên đây, ta có thể rút ra mấy điểm chung về khái niệm
hàng hoá như sau:
Thứ nhất, là sản phẩm của lao động. Bất cứ thứ gì không do lao động làm ra,
cho dù có ích lợi đến đâu cũng không phải là hàng hoá. Không khí, đất hoang chưa
khai phá, nước trong tự nhiên… mặc dù rất có ích đối với cuộc sống con người
nhưng không do lao động làm ra, nên chúng không phải là hàng hoá.
Thứ hai, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. Một vật
do lao động làm ra, cũng kết tinh một lượng lao động hao phí nhất định của người
làm ra nó, nhưng nó vô dụng, tức là không có khả năng thoả mãn nhu cầu cho
người khác, cho xã hội, nên vật đó cũng không phải là hàng hoá.
Thứ ba, phải thông qua trao đổi, mua bán. Không qua trao đổi, mua bán
không phải là hàng hoá. Thóc, gạo do người nông dân làm ra để tự tiêu dùng, nên
không phải là hàng hoá. Ngay cả khi người nông dân không tiêu dùng mà đem nộp
tô cho địa chủ, thì số thóc, gạo đó cũng không phải là hàng hoá, mà chỉ là cống vật.
Số thóc, gạo đó trở thành hàng hoá, khi người nông dân không để lại tiêu dùng, mà
đem bán cho người khác.
2.2. Hai thuộc tính
Thuộc tính là tính chất thuộc về sự vật. Đã là hàng hoá thì phải có hai thuộc
tính là giá trị sử dụng và giá trị.
2.2.1. Giá trị sử dụng
- Khái niệm:
Công dụng hay thuộc tính có ích của vật phẩm, thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người được gọi là giá trị sử dụng. C.Mác viết: “Công dụng của một vật làm cho
vật ấy thành một giá trị sử dụng”.
- Biểu hiện của giá trị sử dụng:
+ Trực tiếp thỏa mãn nhu cầu của con người như lương thực, thực phẩm, nhà
ở, quần áo, sách vở… Đó là những vật phẩm tiêu dùng cá nhân - tư liệu tiêu dùng.

26
+ Gián tiếp thỏa mãn nhu cầu của con người như máy móc, nguyên liệu, vật
liệu… Đó là những vật phẩm sử dụng cho sản xuất - tư liệu sản xuất.
C.Mác cũng chỉ rõ: “Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng thì giá trị sử
dụng mới được thể hiện”. Miếng thịt có ngon và bổ hay không, chỉ thể hiện khi
người ta ăn nó. Cái áo có đẹp và tốt không chỉ được thể hiện ra khi người ta mặc
nó. Chưa đi vào tiêu dùng cho nhu cầu cá nhân và sử dụng cho nhu cầu sản xuất,
thì các giá trị sử dụng của vật phẩm vẫn đang tồn tại ở dạng tiềm ẩn.
- Chất của giá trị sử dụng:
Là giá trị sử dụng, các hàng hoá khác nhau trước hết về chất. Giá trị sử dụng
của than khác với sắt, của sắt khác với giấy về chất. Mỗi một vật cũng có thể có
nhiều giá trị sử dụng khác nhau: than có thể dùng để đốt lò, cũng có thể làm nguyên
liệu trong ngành luyện kim, trong ngành sản xuất phân đạm. Thuộc tính tự nhiên
của vật quy định mặt chất của giá trị sử dụng.
- Lượng của giá trị sử dụng:
Số lượng giá trị sử dụng của một vật được phát hiện dần dần trong quá trình
phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Giá trị sử dụng được đo lường bằng
các thước đo khác nhau: đường sắt được đo bằng km, vải - m2, nước - m3, than -
kg, năng lượng - calo, v.v…
- Giá trị sử dụng hay của cải là một phạm trù vĩnh viễn:
Vì con người ở bất kỳ thời đại nào, dù là công xã nguyên thuỷ, nô lệ, phong
kiến, tư bản hay cộng sản văn minh đều cần một số lượng những giá trị sử dụng
khác nhau để thoả mãn nhu cầu của mình. C.Mác viết: “Vô luận hình thái xã hội
của của cải là như thế nào chăng nữa, thì giá trị sử dụng cũng vẫn là nội dung vật
chất của của cải đó”.
Tuy nhiên, một vật phẩm nếu chỉ có giá trị sử dụng thì chưa đủ để trở thành
hàng hóa. Giá trị sử dụng đó phải được làm ra để trao đổi, phải mang giá trị trao
đổi, nghĩa là vật phẩm đó phải có giá trị trao đổi.
2.2.2. Giá trị
“Giá trị” là khái niệm có tính chất phổ biến được nhiều bộ môn khoa học,
nghệ thuật sử dụng. Triết học dùng khái niệm giá trị khi khái quát những mối liên

27
hệ giữa sự vật của thế giới khách quan đối với việc thoả mãn hay không (hoặc có ý
nghĩa hay không) đối với những nhu cầu của con người. Kinh tế học xem giá trị là
có hay không tính hiệu ích; chính trị học quan tâm đến vấn đề một tổ chức chính
quyền nào đó có thể hiện được ý chí của quần chúng, có giúp nhân dân được gì hay
không; trong lĩnh vực tinh thần thì tín ngưỡng và quan niệm nào đó có đem lại
niềm tin hay định hướng gì không; trong lĩnh vực nghệ thuật thì một tác phẩm nào
đó có thể đem lại cho con người một sự cảm nhận về cái đẹp hay không…
Kinh tế chính trị xem giá trị là phạm trù cơ bản, “hạt nhân”, vì mọi lý luận
kinh tế đều lấy giá trị làm nền tảng và xoay xung quanh nó. C.Mác trên cơ sở kế
thừa những “hạt nhân hợp lý” trong lý luận giá trị của các nhà kinh tế chính trị học
tư sản cổ điển đã hoàn thiện học thuyết giá trị - lao động. Đứng vững trên lập
trường giá trị - lao động, C.Mác đã nghiên cứu toàn diện về giá trị từ hình thức biểu
hiện bề ngoài (giá trị trao đổi), đến bản chất của giá trị (chất của giá trị); từ lượng
giá trị đến các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị; từ cơ cấu (cấu tạo) của giá trị
đến quy luật giá trị. Nhờ đó, học thuyết giá trị - lao động vừa triệt để vừa tạo cơ sở
vững chắc để C.Mác tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các lý luận kinh tế khác.
Giá trị của hàng hóa tự nó không biểu hiện ra bên ngoài, là cái trừu tượng,
khó nắm bắt. Để hiểu được giá trị là gì, cần phải tìm hiểu giá trị trao đổi - hình thái
biểu hiện của giá trị.
- Giá trị trao đổi là một quan hệ tỷ lệ về lượng của giá trị sử dụng này có thể
trao đổi với giá trị sử dụng khác. C.Mác viết: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra là
một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ trao đổi lẫn nhau giữa những giá trị sử dụng
thuộc loại khác nhau”. Chẳng hạn, 1 mét vải có thể trao đổi với x kg gạo, y mét lụa, z
đơn vị hàng hóa khác v.v… Những quan hệ tỷ lệ này luôn thay đổi theo thời gian và
không gian đã làm cho người ta tưởng rằng giá trị trao đổi là một cái gì đó tuỳ tiện và
ngẫu nhiên. Nhưng nếu gạt bỏ đi cái hình thức biểu hiện bên ngoài có vẻ tuỳ tiện, ngẫu
nhiên ấy, ta sẽ thấy được cái bị che giấu ở bên trong. Cái bên trong bị giá trị trao đổi
che giấu đi là cái gì? Tại sao 1 m vải = x kg gạo = y mét lụa, z gr vàng, và v.v…? Tại
sao các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng lại có thể trao đổi được với nhau theo
một tỷ lệ nhất định? Sự bằng nhau này có nghĩa là trong những vật khác nhau đó có

28
một cái gì đó chung. Cái chung đó không phải là vải, là gạo, là lụa, là vàng…. nhưng
lại là cái mà cả vải, gạo, lụa, vàng… đều có thể quy về được.
Cái chung ấy là cái gì? Có thể là giá trị sử dụng của hàng hóa được không, vì
chúng có ích ngang nhau nên trao đổi được với nhau? Ta thấy rằng, không thể là
giá trị sử dụng được vì khi người thợ dệt mang vải ra thị trường để bán, anh ta sẽ
không quan tâm đến giá trị sử dụng của vải, mà chỉ quan tâm đến việc đổi được bao
nhiêu gạo; người nông dân mang gạo đi đổi cũng chỉ quan tâm đến số vải đổi được,
chứ không ai lại đổi vải lấy vải, gạo lấy gạo cùng loại. Người ta chỉ đổi một giá trị
sử dụng này lấy một giá trị sử dụng khác, khi chúng khác nhau về chất. Cái chung
không phải là giá trị sử dụng, thì trong các hàng hóa đem ra trao đổi chỉ còn lại một
đặc điểm chung duy nhất, chúng đều là sản phẩm của lao động, đều kết tinh sức lao
động ở bên trong. Việc trao đổi sản phẩm hàng hóa chẳng qua là trao đổi lao động
ẩn chứa trong hàng hóa. Chính lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở
chung của việc trao đổi và tạo nên giá trị hàng hóa.
Vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa; nó phản ánh quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng
hóa.
- Chất của giá trị là lao động. Bóc cái vỏ giá trị sử dụng cũng như tính hữu
dụng của vật phẩm ra, gạt bỏ cái vẻ bề ngoài ngẫu nhiên của giá trị trao đổi, ta sẽ
thấy tất cả các hàng hóa đều giống nhau hoàn toàn, đều có một thuộc tính xã hội như
nhau, đều là những vật kết tinh đồng nhất - sức lao động của con người được tích luỹ
lại. Trong quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi, giá trị là nội dung, còn giá trị trao
đổi là hình thức. Nội dung quy định hình thức nên giá trị quy định giá trị trao đổi, tức
là giá trị quy định quan hệ tỷ lệ về lượng trong trao đổi.
- Cấu tạo giá trị hàng hóa gồm 2 bộ phận:
+ Giá trị cũ là lao động vật hóa hay lao động quá khứ kết tinh vào tư liệu sản
xuất, được ký hiệu là (C). Bao gồm giá trị tư liệu lao động (C1) và giá trị của đối
tượng lao động (C2). Trong quá trình lao động sản xuất hàng hóa, bộ phận giá trị
này được lao động cụ thể bảo toàn và chuyển vào giá trị sản phẩm.

29
+ Giá trị mới là lao động sống - giá trị sức lao động của người sản xuất hàng
hóa và giá trị tăng thêm, ký hiệu (V + m). Bộ phận này được lao động trừu tượng
tạo ra trong quá trình lao động sản xuất hàng hóa. Cấu tạo giá trị hàng hóa được
C.Mác viết dưới dạng công thức: Giá trị hàng hoá = C + V + m.
2.3. Lao động sản xuất hàng hóa
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị là vì lao động sản
xuất hàng hóa có tính hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
a. Lao động cụ thể:
- Khái niệm: là lao động có ích với một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có thao tác riêng, có đối tượng,
phương pháp, mục đích và kết quả riêng.
- Vai trò, đặc điểm:
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng.
+ Phân công lao động xã hội hình thành hệ thống những lao động cụ thể đa
dạng, phong phú
+ Phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội
+ Là phạm trù vĩnh viễn
b. Lao động trừu tượng:
- Khái niệm: là sự hao phí sức lao động nói chung của con người không kể
các hình thức cụ thể của nó.
- Vai trò, đặc điểm:
+ Tạo nên giá trị của hàng hóa. Đến đây, ta có thể định nghĩa giá trị hàng hóa
theo cách khác: Giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hóa.
+ Là phạm trù lịch sử gắn với sản xuất hàng hóa.
Không phải có hai thứ lao động khác nhau, mà chỉ có một loại lao động sản
xuất hàng hóa, nhưng loại lao động đó được xem xét ở hai mặt. Nếu với mục đích
tìm hiểu xem người lao động đã lao động như thế nào, bằng cách nào để tạo ra sản
phẩm hàng hóa thì đó là lao động cụ thể. Cũng lao động sản xuất hàng hóa đó,
nhưng lại xem xét để biết nó tốn bao nhiêu sức lực, hết bao nhiêu thời gian thì đó là
lao động trừu tượng.

30
2.4. Lượng giá trị của hàng hóa
a. Khái niệm:
Lượng giá trị của hàng hóa là số lượng lao động của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa và được đo bằng thời gian lao động hao phí để sản xuất
ra hàng hóa. Lao động hao phí bao gồm lao động vật hóa và lao động sống.
b. Cách thức xác định lượng giá trị hàng hóa
Trong quá trình sản xuất hàng hóa, mỗi người có một lượng lao động hao phí
khác nhau, đó là hao phí lao động cá biệt. Hao phí này là cơ sở để xác định giá trị
cá biệt của hàng hóa. Trên thị trường, không thể dựa vào giá trị cá biệt của hàng
hóa để trao đổi mà phải dựa vào giá trị xã hội của hàng hóa. Giá trị xã hội của hàng
hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
Lượng giá trị của hàng hóa tức số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra hàng hóa đó. Đó là thời gian cần để sản xuất hàng hóa trong điều
kiện sản xuất bình thường của xã hội. Tức là với trình độ kỹ thuật trung bình, trình
độ tay nghề trung bình và cường độ lao động trung bình. Điều kiện sản xuất bình
thường của xã hội thông thường được quyết định bởi điều kiện sản xuất của khối
lượng chủ yếu của loại hàng hóa đó. Thông thường, thời gian lao động xã hội cần
thiết được xác định theo thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất và
cung ứng tuyệt đại bộ phận loại hàng hóa đó trên thị trường.
Yêu cầu của việc xác định lượng giá trị của hàng hóa: Quy đổi lao động
phức tạp thành lao động giản đơn để tính. Theo đó, lượng giá trị hàng hóa bằng thời
gian lao động giản đơn trung bình cần thiết.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một hàng hóa
Lượng giá trị của một hàng hóa tỷ lệ thuận với lượng lao động hao phí và tỷ
lệ nghịch với năng suất lao động.
Năng suất lao động được đo bằng hai cách. Một là, Q/t (số lượng sản phẩm
được tạo ra trong một đơn vị thời gian). Hai là, t/1 sản phẩm (thời gian lao động chi
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm). Năng suất lao động được quyết định bởi:
- Trình độ tay nghề trung bình của công nhân;

31
- Trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật - công nghệ và mức độ ứng dụng vào
sản xuất;
- Việc phương pháp tổ chức sản xuất của xã hội;
- Quy mô và hiệu quả của tư liệu sản xuất;
- Những điều kiện tự nhiên.
Khi năng suất lao động tăng lên, thời gian lao động để sản xuất ra một đơn vị
hàng hóa giảm xuống, do đó, giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm.
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, mật độ sức lao động hao phí
trong một đơn vị thời gian. Khi tăng cường độ lao động (tức là chi phí nhiều lao
động trừu tượng hơn) thì số lượng sản phẩm được sản xuất trong một đơn vị thời
gian tăng lên, làm cho tổng giá trị hàng hóa tăng lên, nhưng lượng lao động trừu
tượng kết tinh trong một sản phẩm không giảm. (Không giảm có nghĩa là vẫn có
khả năng tăng lên, còn “không đổi” là không tăng cũng không giảm là thiếu chính
xác, bởi không phải bao giờ “hao phí sức lao động cũng tăng lên cùng tỷ lệ với số
lượng sản phẩm được chế tạo”).
Trong sản xuất hàng hóa, các loại lao động khác nhau tạo ra các loại hàng
hóa có giá trị khác nhau. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều
giá trị hơn lao động giản đơn.
3. Tiền tệ
Tiền tệ có một lịch sử lâu đời, xuất hiện từ khi chế độ công xã nguyên thủy bắt
đầu tan rã. Nhưng đối với loài người, nguồn gốc và bản chất của nó vẫn là một điều bí
mật. C.Mác viết: “Bây giờ phải làm một việc mà khoa kinh tế chính trị tư sản chưa
làm thử bao giờ. Tức là phải trình bày nguồn gốc phát sinh của hình thái tiền tệ, nghĩa
là phải khai triển cái biểu hiện của giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của
hàng hóa, từ hình thái ban đầu đơn giản và ít thấy rõ nhất cho đến hình thái tiền tệ là
hình thái ai nấy đều thấy”. Thông qua việc diễn trình lại một cách logic kết hợp lịch
sử, Mác là người đầu tiên vạch rõ nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
3.1. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
3.1.1. Nguồn gốc của tiền tệ

32
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và
trao đổi hàng hóa, thông qua 4 hình thái giá trị sau đây:
- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị:
+ Là hình thái xuất hiện đầu tiên trong trao đổi hàng hóa, ở đó, người ta trao
đổi trực tiếp một vật này lấy một vật khác.Ví dụ: 2 vuông vải = 5 đấu thóc hay 1 cái
rìu đổi lấy 1 cái áo.
+ Hình thái giá trị giản đơn là hình thái mà giá trị của hàng hóa này được
biểu hiện ở một hàng hóa khác. Giá trị của 2 vuông vải và 1 cái rìu được biểu hiện
ở 5 đấu thóc và 1 cái áo. Thóc và áo lúc này mang hình thái vật ngang giá, không
nói lên giá trị của nó, mà chỉ nói lên giá trị tương đối của 2 vuông vải và 1 cái rìu.
Hình thái vật ngang giá có 3 đặc điểm sau:
Một là, giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện mặt đối lập của
nó - giá trị.
Hai là, lao động cụ thể tạo ra nó trở thành hình thức biểu hiện mặt đối lập
của nó - lao động trừu tượng.
Ba là, lao động tư nhân tạo ra nó trở thành hình thức biểu hiện mặt đối lập
của nó - lao động xã hội.
- Hình thái mở rộng của giá trị:
+ Khi cuộc phân công lao động xã hội lớn lần thứ nhất xuất hiện, chăn nuôi đã
tách ra khỏi trồng trọt thì việc trao đổi trở nên thường xuyên hơn. Đó là điều kiện để
xuất hiện hình thái giá trị mở rộng. Ví dụ: 1 cái rìu = 1 cái áo = 2 vuông vải = 1 con
cừu = 1 phân vàng… Nghĩa là, 1 cái rìu giờ đây không những đổi được 1 cái áo (như
trong hình thái giá trị giản đơn) mà còn đổi được 2 vuông vải hoặc 1 con cừu…
+ So với hình thái giá trị giản đơn thì tỷ lệ trao đổi được cố định hơn trước
song vẫn còn một số nhược điểm như có quá nhiều chuỗi vật ngang giá nên vẫn còn
khó khăn trong trao đổi: khi người có rìu cần thóc, nhưng người có thóc lại không
cần rìu mà lại cần vải…
- Hình thái giá trị chung:
+ Vào thời kỳ suy tàn của chế độ công xã nguyên thủy, những nhược điểm
của hình thái giá trị mở rộng càng bộc lộ rõ. Trong quá trình trao đổi, xuất hiện một

33
nhu cầu là người chủ hàng phải tìm được một loại hàng hóa nào đó mà được nhiều
người ưa thích để đổi hàng hóa của mình lấy hàng hóa đó. Sau đó lại đổi thứ hàng
hóa đó lấy thứ mình cần. Như vậy, trao đổi không còn là trực tiếp nữa mà đã qua
một bước - bước trung gian - đó là hình thái giá trị chung.
+ Hình thái giá trị chung là hình thái mà tất cả hàng hóa biểu hiện giá trị của
mình ở cùng một hàng hóa. Đến đây, Mác cho rằng, “hình thái giá trị đã thay đổi về
tính chất”. Biểu hiện sự thay đổi về tính chất là: việc trao đổi không còn là trực tiếp
nữa mà đã qua một bước trung gian; một hàng hóa đứng ra làm vật ngang giá chung
còn các hàng hóa khác là những đại lượng có thể so sánh về số lượng.
+ Trong những vùng khác nhau có những vật ngang giá chung. Ví dụ: Bò đực
(Ân Độ); vỏ sò (Việt Nam, Ôxtrâylia); muối ăn, cừu, da thú… ở nhiều nước châu Âu.
- Hình thái tiền tệ:
+ Cuộc phân công lao động xã hội lớn lần thứ II thúc đẩy sự phát triển và
lưu thông hàng hóa. Nó đòi hỏi phải có vật ngang giá chung giữa các vùng. C.Mác
viết: “Dần dần, vàng làm vật ngang giá chung, trong những phạm vi tương đối rộng
hơn. Khi nó độc chiếm vị trí ấy trong cách biểu hiện giá trị của thế giới hàng hóa
thì nó trở thành hàng hóa - tiền tệ, và chỉ khi vàng đã trở thành hàng hóa - tiền tệ
rồi thì hình thái giá trị chung mới biến thành hình thái tiền tệ”.
+ Tiền tệ ra đời trên cơ sở hình thái chung của giá trị. Lịch sử tiền tệ đã cho
thấy, đã có nhiều loại hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung - tiền tệ.
+ Vàng đóng vai trò tiền tệ vì trước đó, trong các hình thái giá trị giản đơn,
hình thái giá trị mở rộng và hình thái giá trị chung nó cũng đã từng đóng vai trò là
vật ngang giá. Mặt khác, do đặc tính tự nhiên của vàng: thuần nhất, dễ chia nhỏ, ít
bị ôxi hóa và có giá trị lớn.
+ Tiền tệ xuất hiện đã chia thế giới hàng hóa ra làm 2 cực: một bên là hàng
hóa thông thường, một bên là tiền tệ - hàng hóa đặc biệt. Đến lúc này, mỗi hàng hóa
thông thường không thể trao đổi trực tiếp với những hàng hóa bất kỳ nào khác nếu
không có tiền tệ làm vật ngang giá chung. Vì tiền tệ có thể trao đổi với mọi hàng hóa,
nó trở thành phương tiện biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác.
3.1.2. Bản chất của tiền tệ

34
Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm
vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa đem trao đổi; nó thể hiện lao động xã
hội kết tinh trong hàng hóa; và phản ánh quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất
và trao đổi hàng hóa.
3.2. Chức năng của tiền tệ
3.2.1. Thước đo giá trị
Với chức năng này, tiền tệ được dùng để xác định lượng giá trị của hàng hóa.
Giá trị của hàng hóa khi được biểu hiện bằng tiền thì gọi là giá cả. Giá trị là cơ sở
của giá trị. Ngoài giá trị, sự hình thành giá cả còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố:
giá trị của đồng tiền, quan hệ cung - cầu về hàng hóa…
3.2.2. Phương tiện lưu thông
Tiền tệ làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Trao đổi hàng hóa
thông qua tiền tệ làm trung gian, môi giới gọi là lưu thông hàng hóa. Làm phương
tiện lưu thông, tiền phải là tiền mặt. Ngoài việc giúp cho quá trình mua bán diễn ra
nhanh chóng, thuận lợi, khi tiền làm chức năng phương tiện lưu thông đã làm cho
hành vi mua (T - H) và hành vi bán (H - T) tách rời nhau cả về không gian và thời
gian. Điều này chứa đựng nguy cơ khủng hoảng kinh tế.
3.2.3. Phương tiện tích lũy, cất trữ:
Của cải tồn tại dưới dạng tiền tệ là thuận tiện nhất. Có thể tích lũy hay cất trữ
của cải dưới dạng tiền tệ, vì tiền tệ là vật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng
hóa khác. Chức năng này của tiền đòi hỏi tiền tệ phải có đủ giá trị (tiền vàng). Làm
chức năng này, tiền tệ rút khỏi lĩnh vực lưu thông, đi vào cất trữ và được đưa vào
lưu thông những khi cần thiết.
3.2.4. Phương tiện thanh toán
Làm chức năng này, tiền tệ được dùng để trang trải nợ nần, nộp thuế, nộp
tô… Khi xuất hiện quan hệ tín dụng thì tiền tệ thực hiện chức năng này.
3.2.5. Tiền tệ thế giới
Tiền tệ được sử dụng trong các quan hệ kinh tế quốc tế như quan hệ thương
mại quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế… Thực hiện chức năng này, tiền quay trở về

35
với hình thức nguyên thủy của nó (tiền vàng), hoặc là một ngoại tệ mạnh, có giá trị
ổn định và sức chuyển đổi cao.
II. CÁC QUY LUẬT KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Quy luật giá trị
1.1. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá, ở
đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.
- Nội dung của quy luật giá trị là: sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa trên cơ
sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Thứ nhất, sản xuất hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội
cần thiết.
+ Thứ hai, trong trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo
bù đắp được chi phí cho người sản xuất và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng.
- Biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị :
Quy luật giá trị biểu hiện sự hoạt động của nó thông qua sự biến động của
giá cả. Giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng hóa, là phong vũ biểu trong
nền kinh tế, nó có chức năng thông tin, tính toán giá trị hàng hoá, là mệnh lệnh đối
với người sản xuất và tiêu dùng. Giá cả phụ thuộc vào các yếu tố như: giá trị, cạnh
tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền...
1.2. Tác dụng của quy luật giá trị
Trong nền kinh tế hàng hoá quy luật giá trị có các tác dụng sau:
- Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Điều tiết sản xuất thông qua cơ chế cung cầu và giá cả trên thị trường:
+ Nếu một mặt hàng nào có cung nhỏ hơn cầu, giá cả lớn hơn giá trị, hàng
hoá sản xuất có lãi nhiều, những người sản xuất sẽ tăng đầu tư, mở rộng quy mô
sản xuất làm cho quy mô của ngành này được mở rộng.
+ Nếu một mặt hàng nào có cung lớn hơn cầu, giá cả thấp hơn giá trị, sản
xuất không có lãi, những người sản xuất sẽ quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất
làm cho quy mô của ngành này bị thu hẹp.

36
Điều tiết lưu thông: Thông qua cơ chế cung cầu và giá cả mà nguồn hàng,
luồng hàng, mặt hàng, chủng loại hàng hoá... được điều hoà từ nơi giá thấp đến nơi
giá cao, từ nơi thừa hàng đến nơi thiếu hàng, góp phần làm cho hàng hoá giữa các
vùng, các quốc gia có sự cân bằng nhất định
- Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất
lao động, hạ thấp giá thành sản phẩm.
Khi tăng năng suất lao động, khối lượng sản phẩm tăng lên, giá trị một đơn vị
hàng hoá giảm xuống, giá cả giảm xuống, kích thích cầu tăng lên, hàng hoá bán được
nhiều hơn, tổng lợi nhuận thu được nhiều hơn. Để nâng cao năng suất lao động, người
sản xuất phải tìm mọi cách để giảm giá trị cá biệt so với giá trị xã hội của hàng hoá,
qua đó mà thu lợi nhuận siêu ngạch. Muốn vậy, người lao động phải nâng cao trình độ,
tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ; doanh nghiệp phải áp dụng khoa học, công nghệ
mới vào sản xuất..., tức là làm cho các nhân tố của lực lượng sản xuất phát triển.
- Thứ ba, phân hoá những người sản xuất thành giàu, nghèo.
Kinh tế hàng hoá với cơ chế thị trường tự nó bình tuyển, sàng lọc yếu tố con
người của nền kinh tế. Dưới tác động của quy luật giá trị, những người đứng vững
và chiến thắng trong cạnh tranh sẽ trở thành các ông chủ giàu có; ngược lại, những
người không đứng vững trong cạnh tranh sẽ bị phá sản, nghèo đi, trở thành lao
động làm thuê. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2. Quy luật cạnh tranh
2.1. Khái niệm:
Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể kinh tế trong nền
sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu
thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường và là hiện tượng tất yếu
của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường; ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì
ở đó có cạnh tranh. Tính tất yếu của cạnh tranh bắt nguồn từ sự khác biệt về điều
kiện sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế; kết
quả là có ngưòi có lợi, có người bị thiệt. Vì vậy, các chủ thể kinh tế buộc phải cạnh

37
tranh với nhau. Hơn nữa các điều kiện này lại thường xuyên biến động nên làm cho
cạnh tranh diễn ra không ngừng và mang tính khách quan.
2.2. Các hình thức và biện pháp cạnh tranh
- Các hình thức:
+ Cạnh tranh giữa người sản xuất với người tiêu dùng
+ Cạnh tranh giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng
+ Cạnh tranh giữa người sản xuất với người sản xuất.....
- Cạnh tranh có thể được tiến hành bằng nhiều biện pháp như :
+ Cạnh tranh bằng giá cả. Ví dụ: cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để
giảm giá tăng sức cạnh tranh của hàng hoá.
+ Cạnh tranh bằng các biện pháp phi giá cả. Ví dụ: Cạnh tranh bằng chất lượng
hàng hoá, dịch vụ; bằng dịch vụ lắp đặt, bảo hành, sửa chữa; bằng phương thức thanh
toán, thông tin quảng cáo, quảng bá sản phẩm... để kích thích người tiêu dùng.
2.3. Nội dung và yêu cầu
- Nội dung của quy luật cạnh tranh: trong nền sản xuất hàng hoá, sự cạnh tranh
giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa người sản xuất và người tiêu dùng là một tất
yếu khách quan, là yêu cầu thường xuyên đối với những người sản xuất hàng hoá.
- Yêu cầu của quy luật cạnh tranh:
+ Trong sản xuất, cạnh tranh đòi hỏi các nhà sản xuất phải dùng mọi biện
pháp, phát huy mọi khả năng để làm cho hàng hoá, dịch vụ chiếm được ưu thế trên
thị trường, qua đó có thể tối đa hoá lợi nhuận.
+ Trong trao đổi, cạnh tranh đòi hỏi người bán, người mua phải nghiên cứu
thị trường để có quyết định đúng đắn nhằm tối đa hoá lợi ích.
2.4. Tác động của cạnh tranh:
- Tích cực: Cạnh tranh là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy
sản xuất phát triển:
+ Cạnh tranh làm cho sự phân bổ các nguồn lực kinh tế của xã hội diễn ra
một cách tối ưu. Chẳng hạn: mục đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận tối
đa, do đó họ sẽ đầu tư vào những nơi có lợi nhuận cao.

38
+ Cạnh tranh kích thích cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Trong nền kinh tế hàng hoá, người sản xuất nào có kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên
tiến sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì vậy cạnh tranh là áp lực đối với người
sản xuất, buộc họ phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.... nhờ đó
kỹ thuật và công nghệ sản xuất của toàn xã hội được phát triển. Thực tế cho thấy, ở đâu
thiếu cạnh tranh thì ở đó sẽ có sự trì trệ, kém phát triển.
- Tiêu cực: Bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động
tiêu cực, thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như dùng những thủ đoạn phi đạo
đức hoặc vi phạm pháp luật nhằm thu được nhiều lợi ích nhất cho mình, gây tổn hại
đến lợi ích tập thể, xã hội, cộng đồng như lừa đảo, đầu cơ, làm hàng giả, trốn thuế, ăn
cắp bản quyền, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên....
3. Quy luật cung, cầu
3.1. Khái niệm cung, cầu
Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu là hai yếu tố cơ bản hoạt động
trên thị trường.
- Cầu được hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội về hàng hoá trên
thị trường ở một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, cầu về
một loại hàng hoá hay dịch vụ là lượng hàng hoá hay dịch vụ đó mà người mua dự
kiến mua trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian xác định.
Cầu không đồng nhất với nhu cầu nhưng lại có nguồn gốc từ nhu cầu. Quy
mô của cầu phụ thuộc vào các yếu tố: thu nhập của người tiêu dùng, quy mô thị
trường, giá cả hàng hoá, sở thích người tiêu dùng.... trong đó giá cả hàng hoá là
yếu tố quan trọng nhất .
- Cung về một hàng hoá hay dịch vụ là tổng số hàng hoá hay dịch vụ đó mà
các chủ thể kinh tế đưa ra bán trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời
gian định, bao gồm cả hàng hoá bán được và chưa bán được. Nói cụ thể hơn, cung là
lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mức giá nhất định.
Cung do sản xuất quyết định nhưng không thể đồng nhất với sản xuất (chẳng
hạn những sản phẩm sản xuất để tự tiêu dùng, hoặc không có khả năng đưa tới thị
trường… thì không nằm trong cung). Quy mô của cung phụ thuộc vào các yếu tố

39
như: chi phí sản xuất, giá cả hàng hoá, số lượng và chất lượng các yếu tố đầu vào của
sản xuất... trong đó giá cả hàng hoá là yếu tố quan trọng nhất.
3.2. Nội dung
Quy luật cung - cầu là quy luật về mối quan hệ biện chứng khách quan giữa
cung và cầu hàng hoá trên thị trường nhằm xác định giá cả và sản lượng hàng hoá
trên thị trường.
- Cung và cầu thường xuyên tác động lẫn nhau: cầu xác định cung và ngược
lại cung xác định cầu.
+ Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hoá: chỉ có những hàng
hoá nào có cầu thì mới được sản xuất.
+ Cung tác động đến cầu, kích thích cầu thông qua chất lượng, mẫu mã, giá
cả.... của hàng hoá.
- Tương quan cung và cầu còn điều chỉnh giá cả trên thị trường: sự biến đổi
của tương quan cung và cầu sẽ dẫn đến sự lên xuống của giá cả thị trường. Ngược
lại, giá cả cũng ảnh hưởng trở lại đối với cung và cầu. Cầu biến đổi ngược chiều
với giá cả thị trường, còn cung biến đổi cùng chiều với giá cả đầu ra, nhưng ngược
chiều với giá cả đầu vào.
Như vậy, sự tác động qua lại giữa cung và cầu làm cho nền kinh tế luôn hướng
tới trạng thái cân bằng cung - cầu, qua đó giá cả và sản lượng hàng hoá được xác
định. Tuy nhiên, sự cân bằng cung - cầu là tạm thời, sự không cân bằng giữa cung và
cầu là thường xuyên, nghĩa là nền kinh tế luôn ở trạng thái cân bằng "động".
4. Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát
4.1. Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định lượng tiền cần thiết cho lưu
thông hàng hoá trong một thời kỳ nhất định. Quy luật này được thể hiện như sau:
Lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hoá trong một thời kỳ nhất định được xác
định bằng tổng giá cả của hàng hoá lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu
thông của đồng tiền.
Công thức: M = P.Q/V. Trong đó:

40
- Tốc độ lưu thông của đồng tiền chính là số vòng quay trung bình của một
đơn vị tiền tệ.
- Tổng giá cả của mỗi loại hàng hoá bằng giá cả nhân với khối lượng đưa
vào lưu thông của hàng hoá ấy. Tổng giá cả của hàng hoá lưu thông bằng tổng giá
cả của tất cả các hàng hoá lưu thông.
Nhưng lượng tiền cần thiết cho lưu thông này tính cho một thời kỳ nhất định
nên khi áp dụng công thức này cần lưu ý:
+ Trong tổng giá cả hàng hoá không tính những hàng hoá không được đưa ra
lưu thông trong thời kỳ đó như: hàng hoá dự trữ hay tồn kho không đem ra bán hoặc
để bán ở thời kỳ sau; hàng hoá bán (mua) chịu đến kỳ sau mới thanh toán bằng tiền;
hàng hoá dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hoá khác; hàng hoá được mua (bán) bằng
hình thức thanh toán không dùng đến tiền mặt như ký sổ, chuyển khoản.
+ Cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông lượng tiền dùng để ứng
trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng trong thời kỳ sau và
lượng tiền mua (bán) hàng hoá chịu đến kỳ thanh toán.
Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng vàng bạc làm phương tiện lưu
thông được thích ứng một cách tự phát vì tiền vàng hay tiền bạc có chức năng cất trữ.
Nếu thừa thì việc tích trữ tiền tăng lên và ngược lại. Nhưng khi phát hành tiền giấy thì
lại khác. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị, bản thân nó không có giá trị. Về nguyên
tắc nó được đảm bảo bằng một lượng vàng nhất định. Nhưng trong thực tế, nhìn chung
lượng vàng dự trữ không đủ đảm bảo cho lượng tiền giấy đã được phát hành.
4.2. Lạm phát
Khi lượng tiền giấy phát hành ra cao hơn lượng tiền cần thiết cho lưu thông
gọi là lạm phát; ngược lại, nếu lượng tiền giấy phát hàng thấp hơn lượng tiền cần
thiết cho lưu thông gọi là giảm phát.
Biểu hiện của lạm phát là giá cả hàng hoá đồng loạt tăng lên làm cho giá trị
của mỗi đơn vị tiền tệ giảm, sức mua của đồng tiền giảm.
Căn cứ vào mức giá tăng lên người ta chia lạm phát thành các cấp độ :
+ Lạm phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng lên dưới 10%/năm)
+ Lạm phát phi mã (chỉ số giá cả tăng từ 10%/năm trở lên)

41
+ Siêu lạm phát (chỉ số giá cả tăng hàng trăm, hàng nghìn % một năm hoặc
hơn nữa)
Lạm phát vừa phải biểu hiện sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, kích
thích sản xuất phát triển, kích thích xuất khẩu... Nhưng lạm phát phi mã và đặc biệt
là siêu lạm phát thì có sức tàn phá ghê gớm đối với nền kinh tế, siêu lạm phát
thường dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Ngày nay, lý thuyết kinh tế học hiện đại còn phân biệt các loại lạm phát khác
nhau như: lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, do mở rộng tín dụng quá
mức... Nhưng dù bằng cách phân loại nào chăng nữa thì nguyên nhân dẫn đến lạm
phát vẫn là sự mất cân đối giữa hàng và tiền do số lượng tiền giấy được phát hành
quá mức cần thiết cho lưu thông.
III. THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường và các chức năng của thị trường
1.1. Thị trường
Thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất và trao
đổi hàng hoá. Thị trường được hiểu theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa hẹp: thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi và mua bán hàng hoá.
- Theo nghĩa rộng: thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung -
cầu và giá cả... mà theo đó giá cả và sản lượng hàng hoá được xác định.
Phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá càng phát triển thì thị
trường càng mở rộng và đa dạng. Ngược lại, sự phát triển của thị trường lại thúc
đẩy phân công lao động xã hội ngày càng chi tiết hơn, sản xuất hàng hoá phát triển
ở trình độ cao hơn.
1.2. Chức năng của thị trường
- Chức năng thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của sản phẩm
Trong nền sản xuất hàng hoá, khi người sản xuất đưa hàng hoá ra bán trên
thị trường:
+ Nếu hàng hoá bán được và bán với giá cả bằng giá trị thì có nghĩa là xã hội
không chỉ thừa nhận công dụng của hàng hoá mà còn thừa nhận mức hao phí lao

42
động để sản xuất ra nó là phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết (giá trị
của hàng hoá được thừa nhận).
+ Nếu hàng hoá không bán được có nghĩa là công dụng của hàng hoá không
được thừa nhận và mức hao phí lao động để sản xuất ra nó là không phù hợp với
mức hao phí lao động xã hội cần thiết (giá trị của hàng hoá không được thừa nhận).
+ Nếu hàng hoá bán được nhưng giá cả thấp hơn giá trị, có nghĩa là xã hội
chỉ thừa nhận công dụng và một phần chi phí để sản xuất ra nó.
- Chức năng cung cấp thông tin
Thông qua những biến động của nhu cầu xã hội, thị trường cung cấp những
thông tin kinh tế quan trọng cho các chủ thể kinh tế về số lượng, chất lượng, chủng
loại, giá cả... hàng hoá.
- Chức năng điều chỉnh hành vi kinh tế của các chủ thể kinh tế.
Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, các chủ thể kinh tế sẽ có
những sự điều chỉnh kịp thời trong hành vi sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng hàng hoá
của mình cho phù hợp với sự biến động của thị trường.
2. Giá cả thị trường
- Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường thông qua
sự thoả thuận giữa người mua và người bán.
- Giá cả thị trường phụ thuộc vào các nhân tố sau:
+ Giá trị của hàng hoá: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
Giá trị của hàng hoá càng lớn thì giá cả của hàng hoá càng cao và ngược lại.
+ Sức mua của đồng tiền : Nếu số lượng tiền tệ trong lưu thông nhiều hơn
mức cần thiết thì sức mua thực tế của đồng tiền giảm, giá cả thị trường của hàng
hoá sẽ tăng lên.
+ Quan hệ cung - cầu: sự tác động qua lại giữa cung - cầu có ảnh hưởng trực
tiếp đến giá cả thị trường. Cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường giảm, cung nhỏ
hơn cầu thì giá cả thị trường tăng.
+ Quan hệ cạnh tranh: cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Cạnh
tranh giữa người bán với người bán sẽ làm cho giá cả thị trường giảm, còn cạnh
tranh giữa người mua với người mua sẽ làm cho giá cả thị trường tăng lên.....

43
C. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là kinh tế hàng hoá? Phân tích điều kiện ra đời kinh tế hàng hoá.
2. Hàng hoá là gì? Phân tích các thuộc tính của hàng hoá.
3. Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá.
4. Trình bày lượng giá trị của hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị của một hàng hoá.
5. Phân tích nguồn gốc, bản chất và các chức năng của tiền tệ.
6. Trình bày yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá.

44
Chương 3
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
A. YÊU CẦU HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU
1. Thông qua việc học tập, nghiên cứu phần I, nắm được bản chất quá trình
sản xuất giá trị thặng dư; hiểu được hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư;
nắm được bản chất, các hình thức tiền công dưới CNTB và thực chất, các nhân tố
ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản.
2. Trong phần II, nắm được bản chất của tuần hoàn, chu chuyển tư bản và thời
gian chu chuyển tư bản; hiểu được tác dụng và các biện pháp để nâng cao tốc độ chu
chuyển của tư bản; phân biệt được tư bản cố định và tư bản lưu động.
3.Trong phần III, hiểu rõ sự khác biệt giữa các phạm trù: chi phí sản xuất tư
bản, chi phí thực tế và tư bản ứng trước; lợi nhuận và giá trị thặng dư; tỷ suất lợi
nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư; hiểu được bản chất của tư bản thương nghiệp và
lợi nhuận thương nghiệp, tư bản cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận
động của lợi tức và tỷ suất lợi tức, địa tô tư bản chủ nghĩa và các hình thức địa tô
dưới chủ nghĩa tư bản.
B. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
I. SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hóa và tiền tệ thành tư bản
1.1. Công thức chung của tư bản và mâu thẫn của nó
1.1.1. Công thức chung của tư bản
Lưu thông hàng hóa là điểm xuất phát của tư bản. Tiền tệ là sản phẩm cuối
cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản.
Bất kỳ một tư bản nào khi bước vào thị trường, bao giờ cũng phải xuất hiện dưới
dạng tiền tệ, nhưng không phải bất kỳ đồng tiền nào cũng đều là tư bản. Để phân
biệt tiền tệ và tư bản ta xem xét hai trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ nhất, đồng tiền thông thường trong lưu thông hàng hóa giản
đơn vận động theo công thức: H - T - H. Ở đây, H (hàng) - T (tiền) - H (hàng), tiền
tệ không phải là tư bản, mà chỉ là tiền tệ theo đúng nghĩa của nó. Người sản xuất

45
bán hàng hóa của mình để lấy tiền tệ để mua một hàng hóa khác phục vụ cho những
nhu cầu tiêu dùng nhất định. Do đó, tiền tệ trong trường hợp này chỉ là phương tiện
để đạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông. Hình thức lưu thông hàng hóa này
thích hợp với nền sản xuất nhỏ của những người thợ thủ công và nông dân.
Trường hợp thứ hai, đồng tiền trong lưu thông hàng hóa tư bản chủ nghĩa lại
vận động theo công thức: T - H - T. Sản xuất và trao đổi hàng hóa đến một giai
đoạn phát triển nhất định, đã xuất hiện một hình thức lưu thông mới, cũng gồm hai
hành vi mua và bán, cũng có hai nhân tố Tiền và Hàng, cũng thể hiện quan hệ giữa
người mua và người bán như lưu thông hàng hóa giản đơn. Nhưng lưu thông T - H
- T khác với lưu thông hàng hóa giản đơn H - T - H về trình tự (mua rồi để bán, chứ
không phải bán để rồi mua); về vị trí của H và T (bắt đầu bằng tiền, kết thúc cũng
bằng tiền, hàng hóa chỉ giữ vai trò trung gian, chứ không phải bắt đầu bằng hàng
hóa, kết thúc cũng bằng hàng hóa, tiền tệ chỉ giữ vai trò trung gian). Sự khác nhau
thuần tuý về hình thức này đã chứa đựng trong nó một sự khác nhau về bản chất.
Trong lưu thông T - H - T, người có tiền ném số tiền của mình vào lưu thông,
không phải để rồi lại thu về một số tiền như cũ, mà nhằm thu về một số tiền lớn
hơn. Do đó, công thức đầy đủ của lưu thông T - H - T phải là T - H - T + t. Số tiền
tăng thêm (t) được gọi là giá trị thặng dư. Xét về mục đích cả khách quan và chủ
quan, lưu thông T - H - T + t là giá trị thặng dư, nên sự vận động là liên tục và
không có giới hạn.
Mọi đồng tiền vận động theo công thức T - H - T + t hay T - H - T’ đều biến
thành tư bản, vì quá trình biến hoá này đã làm cho tiền tệ có thêm một thuộc tính
huyền bí là sinh sôi nảy nở thêm lên. Mọi loại hình tư bản đều phải vận động theo
công thức T - H - T’, nên C.Mác gọi T - H - T’ là công thức chung của tư bản. Hình
thức vận động của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, trùng hợp
với công thức trên. Tư bản công nghiệp vận động tuy có phức tạp hơn, nhưng
không thể không trải qua những giai đoạn T - H và H - T; còn sự vận động của tư
bản cho vay, là sự rút gọn lại công thức thành T - T’.
1.1.2. Mâu thuẫn của công thức chung

46
Bản chất của công thức T - H - T’ là giá trị sinh ra giá trị thặng dư. Nhưng
giá trị thặng dư do đâu mà có? Các nhà kinh tế học tư sản đã cố tình chứng minh
rằng quá trình lưu thông đẻ ra giá trị thặng dư, hòng che giấu nguồn gốc làm giàu
của các nhà tư bản. Thực ra, lưu thông không sinh ra một giá trị mới nào, dù người
ta trao đổi theo giá trị hay không theo giá trị.
Nếu người ta trao đổi hàng hóa theo giá trị, thì người có tiền bỏ ra 100 đồng
mua hàng, đến khi bán hàng anh ta cũng chỉ sẽ thu về được 100 đồng. Ở đây chỉ xảy
ra một sự thay đổi đơn giản về hình thái của giá trị: từ tiền thành hàng, rồi lại từ hàng
thành tiền. Xét về giá trị, những người tham gia trao đổi không thu được một chút lợi
lộc gì, nhưng về mặt giá trị sử dụng, họ đạt được mục đích là thoả mãn nhu cầu.
Nếu sự trao đổi hàng hóa diễn ra không theo giá trị, thì có thể có ba trường
hợp sau đây xảy ra:
Trường hợp thứ nhất, bán hàng hóa cao hơn giá trị.
Giả định rằng người bán có đặc quyền bán hàng hóa cao hơn giá trị 10%
chẳng hạn. Giá trị hàng hóa của anh ta là 100 đồng sẽ được bán là 110 đồng và do
đó thu được 10 đồng giá trị thặng dư. Nhưng chẳng lẽ anh ta chỉ có bán mà không
mua? Đến khi là người mua, anh ta sẽ phải mua hàng hoá cao hơn giá trị 10%, để
cho người bán thực hiện được cái đặc quyền bán cao hơn giá trị 10%. Thế là 10
đồng thu được khi bán sẽ bị mất đi khi anh ta là người mua. Bán hàng hóa cao hơn
giá trị không mang lại một chút giá trị thặng dư nào.
Trường hợp thứ hai, mua hàng hóa thấp hơn giá trị.
Giả sử người mua có đặc quyền mua hàng hóa mua hàng hóa thấp hơn giá trị
10%, để đến khi bán hàng hóa theo giá trị sẽ thu về 10% giá trị thặng dư. Trong
trường hợp này, cái mà anh ta thu được do mua rẻ, sẽ bị mất đi khi anh ta là người
bán. Mua hàng hóa thấp hơn giá trị cũng không sinh ra giá trị thặng dư.
Trường hợp thứ ba, mua thấp hơn giá trị và bán cao hơn giá trị.
Giả sử trong xã hội có những kẻ lừa lọc, bịp bợm chuyên mua rẻ, bán đắt.
Khi mua, hắn mua rẻ được 5 đồng và khi bán, hắn cũng bán đắt hơn 5 đồng và thu
được 10 đồng giá trị thặng dư do trao đổi không ngang giá. Thực chất, sự lường gạt
đó là hành vi ăn chặn, đánh cắp giá trị của người khác. Xét chung cả xã hội thì cái

47
giá trị thặng dư mà những kẻ đó thu được chính là cái mà những người khác mất đi,
do đó tổng số giá trị hàng hóa trong xã hội không thay đổi. Giai cấp bóc lột không
thể làm giàu trên lưng bản thân mình.
C.Mác khẳng định rằng, dù người ta có lật đi, lật lại vấn đề đến mấy đi nữa
thì cũng chỉ đến thế thôi. “Lưu thông hay trao đổi hàng hóa không sáng tạo ra giá
trị nào cả”2. Sở dĩ lưu thông không tạo ra giá trị, vì những hành vi trao đổi - mua và
bán trong lưu thông không hề tạo ra được giá trị sử dụng, cái vỏ vật chất chứa đựng
giá trị của hàng hóa.
Lưu thông không sinh ra giá trị thặng dư, phải chăng giá trị thặng dư có thể
được tạo ra ở bên ngoài lưu thông? Ngoài lưu thông, người trao đổi vẫn đứng một
mình với hàng hóa của anh ta, và giá trị của những hàng hóa ấy không hề tăng lên một
chút nào. Ngoài lưu thông, người sản xuất có thể sáng tạo ra giá trị mới bằng lao động
của mình. Đó là khi người thợ giầy đã tạo ra một giá trị mới bằng cách lấy da thuộc ra
đóng giầy. Sản phẩm là đôi giầy có giá trị lớn hơn da thuộc vì nó đã kết tinh nhiều lao
động hơn, còn giá trị của bản thân da thuộc vẫn y như trước, không tự tăng lên.
“Vậy là giá trị thặng dư không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể
xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời
không phải trong lưu thông”3.
Đây chính là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức chung của tư bản. Để
giải quyết mâu thuẫn này, theo C.Mác, phải lấy những quy luật nội tại của lưu
thông hàng hóa làm cơ sở.
1.2. Sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hóa và tiền tệ chuyển hóa
thành tư bản
1.2.1. Sức lao động, sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá
- Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong
một con người và được người đó vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất.
Sức lao động bao giờ cũng là yếu tố đóng vai trò chủ thể của sản xuất. Sức lao
động là cái có trước, còn lao động chính là quá trình vận dụng sức lao động.
- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá :
2
C.Mác & F. Ăngghen: Toàn tập, tập 23, tr. 246.
3
Sách đã dẫn, tr.249.

48
+ Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể của mình, phải có
khả năng chi phối sức lao động ấy và chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian
nhất định.
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ chỉ là một "công cụ biết nói" của
chủ nô; trong chế độ phong kiến, người nông nô bị cột chặt vào đất đai của chúa
phong kiến, vì thế họ không tự do về thân thể. Còn ngưòi công nhân dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa, thì đã được giải phóng khỏi chế độ nông nô, được tự do về thân thể,
có quyền đem bán sức lao động.
+ Thứ hai, người có sức lao động không còn có tư liệu sản xuất cần thiết để
tự mình thực hiện lao động và cũng không còn của cải gì khác; muốn sống họ chỉ
còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng. Nếu người lao động tự do có tư
liệu sản xuất, thì anh ta không đi làm thuê. Sở dĩ anh ta phải bán sức lao động,
chính là vì anh ta đã bị tước hết tư liệu sản xuất.
1.2.2. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
Là hàng hoá, sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị của hàng hoá sức lao động
Cũng như các hàng hoá khác, giá trị hàng hoá sức lao động do lượng lao động
xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Nhưng sức lao động là
năng lực tồn tại trong cơ thể sống của người công nhân. Muốn sản xuất và tái sản
xuất ra được năng lực đó, công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất
định như thức ăn, quần áo, nhà ở, phương tiện đi lại... , ngoài ra tư bản không những
yêu cầu công nhân làm thuê một đời, mà nó yêu cầu công nhân làm thuê đời đời. Do
đó, trong những chi phí để sản xuất ra sức lao động, còn có cả những chi phí để nuôi
sống gia đình công nhân và những chi phí đào tạo người công nhân.
Tóm lại, lượng lao động xã hội cần thiết cho việc sản xuất ra hàng hoá sức lao
động bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần
thiết cho công nhân và gia đình anh ta. Do đó giá trị hàng hoá sức lao động được quy
về thành giá trị của toàn bộ những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất
sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân và gia đình họ.

49
Giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ nó bao
hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức
lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hoá nào đó. Giá trị sử
dụng của hàng hoá sức lao động là công dụng của nó để thoả mãn nhu cầu tiêu
dùng sức lao động của nhà tư bản trong quá trình sản xuất.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở
chỗ: trong quá trình lao động, hàng hoá sức lao động tạo ra được một lượng giá trị
mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động. Như vậy, hàng hoá sức lao động là
nguồn gốc của giá trị thặng dư.
Tóm lại, điều kiện quyết định để tiền tệ chuyển hoá thành tư bản là sự xuất
hiện hàng hoá sức lao động. Khi sức lao động đã chuyển hóa thành hàng hóa thì
tiền tệ cũng chuyển hóa thành tư bản.
1.2.3. Tiền tệ chuyển hóa thành tư bản khi có đủ hai điều kiện sau đây:
- Về lượng: số tiền ứng ra phải đủ lớn. Quy mô tiền tệ ứng trước này phụ
thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trình độ phát triển của nền
kinh tế. Đây là số vốn pháp định cần thiết để đủ điều kiện được cấp giấy phép sản
xuất kinh doanh.
- Về chất: lượng tiền đủ lớn nói trên phải vận động theo công thức T – H –
T’. Trong đó T’ = T + t.
2. Sản xuất giá trị thặng dư
2.1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư
Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là một quá trình hai mặt: quá trình sản
xuất ra giá trị sử dụng và quá trình lớn lên của giá trị hay là quá trình sản xuất ra
giá trị thặng dư.
Quá trình này có đặc điểm:
- Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản.
- Toàn bộ sản phẩm làm ra thuộc về nhà tư bản.
Khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, ta cần giả định:

50
- Nhà tư bản mua tư liệu sản xuất và sức lao động động đúng giá trị.
- Khấu hao máy móc, vật tư đúng tiêu chuẩn kỹ thuật .
- Năng suất lao động đạt một trình độ nhất định.
Để hiểu bản chất quá trình sản xuất giá trị thặng dư diễn ra như thế nào ta
tìm hiểu qua ví dụ sau đây:
Để sản xuất ra 10 kg sợi, một nhà tư bản chi phí các yếu tố sản xuất như sau:
- Mua 10 kg bông hết 20.000 đơn vị tiền tệ.
- Mua sức lao động của công nhân trong 1 ngày (10 giờ) hết 5.000 đơn vị tiền tệ.
- Hao mòn máy móc để chuyển 1kg bông thành sợi hết 3.000 đơn vị tiền tệ.
Giả sử trong 5 giờ đầu của ngày lao động, bằng lao động cụ thể, công nhân
sử dụng máy móc cán và xe 10 kg bông thành sợi, theo đó giá trị của bông (20.000)
và phần hao mòn máy móc (3.000) được chuyển vào sợi; bằng lao động trừu tượng,
người công nhân đã tạo ra một lượng giá trị mới bằng giá trị sức lao động (5.000).
Như vậy, giá trị của 10 kg sợi là 28.000 đơn vị tiền tệ.
Nếu nhà tư bản chỉ yêu cầu người công nhân làm việc trong 5giờ thì nhà tư
bản không có lợi lộc gì, không đạt được mục đích là kiếm giá trị thặng dư. Nhưng
nhà tư bản mua sức lao động trong một ngày (10 giờ) thì phải sử dụng số hàng đã
mua đó trong cả ngày.
Trong 5 giờ lao động tiếp theo của ngày lao động, nhà tư bản chỉ phải chi phí
các yếu tố sản xuất như sau:
- Mua thêm 10 kg bông hết 20.000 đơn vị tiền tệ.
- Hao mòn máy móc để chuyển 10 kg bông thành sợi hết 3.000 đơn vị tiền tệ.
Quá trình lao động lại tiếp tục diễn ra và kết thúc quá trình này, người công
nhân lại tạo ra 10 kg sợi có giá trị là 28.000 đơn vị tiền tệ.
Như vậy, sau một ngày nhà tư bản đã có 20 kg sợi với giá trị là 56.000 nhưng
chỉ phải bỏ ra 51.000. So với số tư bản ứng trước (51.000) sản phẩm sợi thu được có
giá trị lớn hơn là 5.000. Đó là giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được.
Vậy, giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.

51
Mục đích của nhà tư bản đã đạt được, mặc dù vẫn theo đúng quy luật trao
đổi: mua bán ngang giá. Đến đây chúng ta có thể giải thích rõ hơn mâu thuẫn của
công thức chung của tư bản: trong quá trình lưu thông, nhà tư bản trả đúng giá trị
của hàng hoá sức lao động; trong quá trình sản xuất, công nhân tạo ra một giá trị
mới bằng giá trị sức lao động của mình cộng thêm giá trị thặng dư; nhà tư bản đem
bán hàng hoá có chứa đựng giá trị thặng dư, nên thu được nhiều tiền hơn so với số
tiền bỏ ra ban đầu.
2.2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến
2.2.1. Bản chất của tư bản:
Qua việc phân tích quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, chúng ta có thể định
nghĩa về tư bản như sau:
Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không
công của công nhân làm thuê.
Khái niệm trên đây chỉ rõ bản chất của tư bản: tư bản không phải là một vật
mà là một quan hệ xã hội. Bởi nếu không tồn tại trong mối quan hệ giữa giai cấp tư
sản và giai cấp công nhân, trong đó nhà tư bản bóc lột lao động thặng dư của công
nhân làm thuê thì tiền tệ không thể trở thành chuyển hóa thành tư bản. Hiểu như
vậy, tư bản là một phạm trù lịch sử.
2.2.2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
- Cơ sở phân chia:
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản ra mua tư liệu sản xuất và
sức lao động. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị
thặng dư, C.Mác phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.
- Tư bản bất biến (ký hiệu là c)
Bộ phận tư bản biểu hiện thành giá trị tư liệu sản xuất mà giá trị của nó được
bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị của nó không có sự thay đổi về
lượng trong quá trình sản xuất.
- Tư bản khả biến (ký hiệu là v)
Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động mà giá trị của nó có sự tăng thêm
về lượng trong quá trình sản xuất.

52
Việc phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá đã giúp
C.Mác xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. Việc phân
chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến chỉ rõ tư bản bất biến chỉ là
điều kiện cần, còn nguồn gốc thực sự tạo ra giá trị thặng dư là tư bản khả biến.
2.3. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
- Tỷ suất giá trị thặng dư (kí hiệu m’) là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị

thặng dư (m) với tư bản khả biến (v) và được tính bằng công thức: .

Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư còn có dạng:

Trong đó : t' là thời gian lao động thặng dư, t là thời gian lao động cần thiết.
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh chính xác trình độ bóc lột của nhà tư bản
đối với công nhân làm thuê. Nó chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao động của
công nhân tạo ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu, còn nhà tư bản chiếm đoạt
bao nhiêu.
Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ mới nói lên trình độ bóc lột, mà chưa nói lên quy
mô của sự bóc lột, chưa nói lên khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được là bao nhiêu.
- Khối lượng giá trị thặng dư (ký hiệu là M) là số lượng giá trị thặng dư mà
nhà tư bản thu được trong một thời gian sản xuất nhất định và được tính bằng công
thức: M = m’. V
Trong đó: V chỉ tổng số tư bản khả biến, đại biểu cho tổng số công nhân
m' là trình độ bóc lột công nhân. Phạm trù khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy
mô của sự bóc lột.
2.4. Giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối và siêu ngạch
2.4.1. Giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian
lao động vượt quá thời gian lao động cần thiết, trong khi năng suất lao động, giá trị
sức lao động và thời gian lao động cần thiết không thay đổi.
Ví dụ : Giả sử ngày lao động là 10giờ, trong đó 5giờ là thời gian lao động

cần thiết và 5 giờ là thời gian lao động thặng dư thì = 100%.

53
Giả dụ nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng cách kéo dài ngày lao động
từ 10 giờ lên 12 giờ trong điều kiện thời gian cần thiết không thay đổi vẫn là 5 giờ, thì thời

gian lao động thặng dư sẽ từ 5 giờ tăng lên 7giờ, do đó = 140%.

Phương pháp nâng cao trình độ bóc lột bằng cách kéo dài toàn bộ ngày lao
động một cách tuyệt đối gọi là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, khi kỹ thuật còn
thấp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của
công nhân. Để có được nhiều giá trị thặng dư, giai cấp tư sản đã dùng đủ mọi thủ
đoạn để bắt ép công nhân kéo dài ngày lao động kể cả việc dùng chính quyền để ra
những đạo luật quyết định ngày lao động thật dài. Tuy nhiên bóc lột giá trị thặng dư
tuyệt đối gặp phải giới hạn về thể chất và tinh thần, đồng thời vấp phải sức đấu
tranh ngày càng mạnh mẽ của công nhân nên với độ dài ngày lao động không thay
đổi, nhà tư bản sẽ nâng cao trình độ bóc lột bằng việc tăng cường độ lao động.
Thực chất tăng cường độ lao động cũnh giống như kéo dài ngày lao động.
2.4.2. Giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn
thời gian lao động cần thiết trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và do đó kéo
dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài
ngày lao động, cường độ lao động không thay đổi.
Ví dụ : Giả sử ngày lao động là 10giờ, trong đó 5giờ là thời gian lao động

cần thiết và 5giờ là thời gian lao động thặng dư thì = 100%.

Nếu thời gian lao động cần thiết rút từ 5 giờ xuống còn 2 giờ, thì thời gian
lao động thặng dư sẽ tăng từ 5 giờ lên 8 giờ. Tỷ suất giá trị thặng dư lúc này sẽ là

= 400%.

Phương pháp nâng cao trình độ bóc lột bằng cách rút ngắn thời gian lao động
cần thiết để kéo dài thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài của ngày lao
động vẫn như cũ gọi là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

54
Để rút ngắn thời gian lao động cần thiết nhà tư bản phải tìm cách hạ thấp giá
trị sức lao động bằng cách hạ thấp giá trị tư liệu sinh hoạt. Chỉ có nâng cao năng
suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt cho công nhân, cũng
như trong các ngành sản xuất tư liệu sản xuất trực tiếp liên quan đến các ngành sản
xuất tư liệu sinh hoạt thì mới đạt được kết quả đó.
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, giá trị thặng dư tuyệt đối
chiếm địa vị chủ yếu, thì đến giai đoạn sau, khi kỹ thuật đã phát triển, giá trị thặng
dư tương đối lại chiếm địa vị chủ yếu. Như vậy 2 phương pháp nâng cao trình độ
bóc lột công nhân không gạt bỏ lẫn nhau, mà còn kết hợp chặt chẽ với nhau. Hiện
nay, chủ nghĩa tư bản đang lợi dụng sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật để kết
hợp 2 phương pháp bóc lột đó nhằm vừa bóc lột được nhiều hơn, lại vừa xoa dịu
được tinh thần đấu tranh giai cấp của công nhân.
2.4.3. Giá trị thặng dư siêu ngạch
Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ cố gắng tăng năng suất lao động
trong các xí nghiệp của mình để giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã
hội của hàng hoá. Nhà tư bản sẽ chiếm số chênh lệch giữa giá trị xã hội và giá trị
cá biệt chừng nào năng suất lao động xã hội còn chưa tăng lên để số chênh lệch đó
không còn nữa.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư phụ thêm xuất hiện khi
doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới sớm hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá
trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản
cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất
lao động, làm giảm giá trị của hàng hoá.
Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở chung,
đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Tuy vậy, giữa chúng có sự khác nhau.
Giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở năng suất lao động cá biệt, còn giá trị
thặng dư tương đối dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội. Giá trị thặng dư siêu
ngạch sẽ được thay bằng giá trị thặng dư tương đối khi kỹ thuật mới áp dụng ở các

55
doanh nghiệp riêng biệt trở thành phổ biến trong xã hội. Vì thế C.Mác gọi giá trị
thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
Sự khác nhau giữa chúng còn thể hiện ở chỗ: giá trị thặng dư tương đối
thuộc về toàn bộ giai cấp tư bản. Nó biểu hiện sự tiến bộ kỹ thuật của chủ nghĩa tư
bản được áp dụng rộng rãi. Xét về mặt đó thì nó thể hiện quan hệ giữa giai cấp
công nhân và toàn bộ giai cấp tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích trực
tiếp mà một nhà tư bản cố gắng đạt tới trong cuộc cạnh tranh với các nhà tư bản
khác. Xét về mặt này, giá trị thặng dư siêu ngạch không chỉ biểu hiện mối quan hệ
giữa công nhân làm thuê và nhà tư bản, mà còn biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh
giữa các nhà tư bản với nhau.
2.5. Quy luật giá trị thặng dư
Mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng tồn tại một quy luật kinh tế phản
ánh mặt bản chất nhất của phương thức sản xuất đó, quy luật kinh tế đó được gọi là
quy luật kinh tế cơ bản.
Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản,
thực chất của quy luật này là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư
bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.
Như C.Mác đã chỉ rõ, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của chủ
nghĩa tư bản. Giá trị thặng dư phản ánh đầy đủ nhất bản chất bóc lột của chủ nghĩa
tư bản, phản ánh mối quan hệ giai cấp tư sản bóc lột giai cấp công nhân làm thuê.
Quy luật giá trị thặng dư vạch rõ mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
và phương tiện để đạt mục đích đó:
- Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư càng nhiều
càng tốt.
- Phương tiện và thủ đoạn để có nhiều giá trị thặng dư là tăng cường các
phương tiện kỹ thuật và quản lý (thể hiện ở hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư )
So với các phương thức bóc lột của các xã hội trước chủ nghĩa tư bản thì
phương thức bóc lột giá trị thặng dư có điểm khác biệt:
- Khát vọng bóc lột là không có giới hạn.

56
- Phương pháp bóc lột rất tinh vi hiện đại, dựa trên cơ sở sự phụ thuộc về
kinh tế và biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức một quan hệ mua bán sòng phẳng
giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê.
Tác động của quy luật giá trị thặng dư :
Sản xuất nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thúc đẩy nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa phát triển và bị thay thế bởi một phương thức sản xuất tiến bộ hơn.
3. Tiền công trong CNTB
Bản chất, nguồn gốc và những phương pháp sản xuất và thủ đoạn chiếm đoạt
giá trị thặng dư đã được làm sáng tỏ ở những phần trên. Nhưng giá trị thặng dư lại
có mối liên hệ chặt chẽ với tiền công. Nếu tiền công là giá trị của lao động, nghĩa là
nhà tư bản đã trả công cho toàn bộ lao động của người công nhân, thì làm gì còn có
giá trị thặng dư nữa. Giá trị thặng dư chỉ tồn tại trong điều kiện tiền công không
phải là giá trị của lao động, nghĩa là nhà tư bản chỉ trả công cho một phần lao động
của người công nhân. Sự nghiên cứu về tiền công của C.Mác một mặt đã có tác
dụng hoàn chỉnh lý luận giá trị thặng dư, mặt khác lại có tác dụng tạo ra một lý luận
độc lập về tiền công.
3.1. Bản chất của tiền công
Trên bề mặt xã hội tư bản, bản thân lao động bị coi như là hàng hóa và tiền
công trả cho lao động được gọi là giá cả lao động. Cách hiểu lầm này xuất phát từ
chính những điều kiện của nền sản xuất TBCN.
Thứ nhất, nhà tư bản trả công cho công nhân sau khi họ đã sử dụng sức lao
động của công nhân, do đó nhìn bề ngoài, hình như họ đã trả công cho lao động.
Thứ hai, tiền công được quy định theo thời gian và theo số lượng sản phẩm
làm ra, do đó tạo ra cái vẻ ngoài giả dối, dường như tiền công là giá cả lao động.
Thứ ba, người công nhân muốn có tiền công phải lao động, do đó họ tưởng
rằng họ bán lao động, ngược lại, nhà tư bản bỏ tiền ra trả công là để có lao động, do
đó họ đinh ninh rằng cái họ mua là lao động.
Sự nhầm lẫn lao động là hàng hóa, tiền công là giá cả lao động đã dẫn đến
hậu quả là: hoặc là hàng hóa lao động được trao đổi không ngang giá để có được
giá trị thặng dư cho nhà tư bản - thế thì phủ nhận quy luật giá trị, lý luận giá trị

57
thặng dư lại trở nên vô lý vì cơ sở của nó đã vô lý; hoặc là hàng hóa lao động được
trao đổi ngang giá, thế thì nhà tư bản chẳng kiếm được một chút lợi nhuận nào - lý
luận giá trị thặng dư trở nên vô lý.
Thực ra, lao động không phải là hàng hóa, do đó tiền công cũng không phải
là giá cả lao động. Để hiểu rõ vấn đề này, trước hết cần phân biệt rõ sự khác nhau
giữa lao động và sức lao động.
Sức lao động hoàn toàn khác với lao động. Như ta đã biết, sức lao động là
toàn bộ thể lực và trí lực mà con người có thể vận dụng để sản xuất ra của cải vật
chất. Lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Do đó, chỉ khi người
công nhân đem sức lao động của mình kết hợp với tư liệu lao động, tác động vào
đối tượng lao động thì hoạt động lao động mới diễn ra. Lao động còn khác với sức
lao động ở chỗ lao động không phải là hàng hóa. Sức lao động là hàng hóa vì bản
thân nó có giá trị. Nhưng quá trình tiêu dùng sức lao động, tuy có tạo ra giá trị,
nhưng bản thân quá trình đó lại không có giá trị. Cũng giống như đường và sữa là
hàng hóa, nên chúng có giá trị; nhưng quá trình tiêu dùng và thưởng thức vị ngon
ngọt của chúng lại không có giá trị, không thể đem mua, bán quá trình đó được.
Hơn nữa, khi nhà tư bản và người công nhân mặc cả với nhau trên thị trường,
thì người công nhân chưa lao động. Vì vậy, anh ta không thể bán cái mà anh ta chưa
có, và thực ra, không bao giờ anh ta có thể có được. Còn khi anh ta làm việc trong
xưởng của nhà tư bản, thì lúc này lao động của anh ta đã hoàn toàn thuộc quyền nhà
tư bản. Anh ta không thể đem bán cái thuộc quyền sở hữu của người khác.
Mặt khác, thừa nhận lao động là hàng hóa sẽ gặp phải những điều vô lý sau đây:
- Nếu lao động là hàng hóa, thì trước khi đem bán trên thị trường, nó phải
tồn tại trong một trạng thái vật thể nhất định tách khỏi người lao động. Và một khi
đã có hàng hóa, người lao động sẽ bán hàng hóa đó chứ không bán lao động.
- Nếu lao động là hàng hóa, thì giá trị của nó phải được đo bằng thời gian lao
động. Như vậy, ngày lao động 8 giờ lại được đo bằng 8 giờ lao động. Đây là một
cách nói luẩn quẩn, vô lý.
Sự phân tích trên đây cho thấy, người công nhân chỉ có thể bán sức lao động,
chứ không thể bán lao động được. Vì vậy, tiền công mà nhà tư bản trả cho công

58
nhân chính là giá cả sức lao động, là hình thức biểu hiện giá trị sức lao động. Bản
chất của tiền công là giá trị hay giá cả sức lao động. Nhưng bản chất này bị che
giấu khéo léo bởi cái vỏ bề ngoài: tiền công là giá trị hay giá cả lao động. Cái hình
thức bên ngoài ấy đã xoá mờ mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động ra thành
thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.
3.2. Các hình thức cơ bản của tiền công
3.2.1. Tiền công theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít
hay nhiều là tuỳ theo thời gian làm việc của người công nhân.
Tiền công tính theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng) không phản ánh mức
tiền công cao hay thấp và năng lực làm việc của công nhân.
Tiền công tính theo thời gian, nhà tư bản áp dụng thủ đoạn bóc lột tinh vi:
kéo dài ngày lao động mà không tăng tiền công ngày; kéo dài ngày lao động và
tăng tiền công ngày theo một tỷ lệ không tương xứng; tăng cường độ lao động.
3.2.2. Tiền công tính theo sản phẩm là một hình thức tiền công mà số lượng
của nó nhiều hay ít là tuỳ ở số lượng sản phẩm hay chi tiết sản phẩm được chế tạo
ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành.
Đơn giá tiền công được xác định bằng cách lấy tiền công trung bình một
ngày của một công nhân chia cho số lượng sản phẩm của một công nhân làm ra
trong một ngày bình thường.
C.Mác cho rằng tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công thích
hợp nhất với phương thức sản xuất TBCN vì:
- Nó có tác dụng kiểm tra chất lượng của lao động, theo đó, sản phẩm phải
có chất lượng trung bình thì mới được trả công theo giá đã thoả thuận.
- Là thước đo cường độ lao động một cách chính xác, theo đó, nếu một công
nhân trong một ngày không sản xuất ra được một số lượng sản phẩm nhất định, sẽ
bị sa thải.
- Do lợi ích cá nhân thúc đẩy, công nhân sẽ làm việc hết sức mình, là điều
kiện để nhà tư bản dễ dàng nâng cao cường độ lao động.
- Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí quản lý, tạo cơ sở cho chế độ gia
công ra đời.

59
3.2.3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
- Tiền công danh nghĩa là số tiền mà công nhân nhận được do bán sức lao
động của mình cho nhà tư bản.
Tiền công danh nghĩa là giá cả của hàng hoá sức lao động, nó phụ thuộc vào
quan hệ cung cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường. Tiền công danh nghĩa
không phản ánh được đầy đủ mức sống của công nhân.
- Tiền công thực tế là tiền công biểu hiện bằng số lượng và chất lượng tư liệu
sinh hoạt mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
Tiền công thực tế phụ thuộc vào tiền công danh nghĩa và giá cả các tư liệu
sinh hoạt.
- Xu hướng vận động của tiền công thực tế dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Muốn hiểu được xu hướng vận động của tiền công thực tế dưới chủ nghĩa tư bản,
trước hết chúng ta hãy nghiên cứu xu hướng vận động của giá trị sức lao động. Giá trị
của sức lao động không phải là một số lượng cố định, mà nó luôn luôn thay đổi:
+ Dưới chủ nghĩa tư bản năng suất lao động được nâng cao là nguyên nhân
chủ yếu làm cho giá trị của sức lao động hạ xuống.
+ Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhu cầu về vật chất và văn hoá của
giai cấp công nhân ngày càng tăng. Hơn nữa, việc thường xuyên nâng cao cường độ
lao động, nghĩa là tăng sự hao phí lao động trong thời gian làm việc cũng làm tăng
thêm nhu cầu về tư liệu sinh hoạt của công nhân. Đó là những nguyên nhân chủ yếu
làm cho giá trị sức lao động dưới chủ nghĩa tư bản tăng lên.
Mối liên hệ giữa giá trị sức lao động và tiền công thực tế rất phức tạp:
+ Dưới chủ nghĩa tư bản, giá cả hàng hoá sức lao động khác với giá cả của
những hàng hoá thông thường ở chỗ là nó không lên xuống xoay quanh giá trị mà có
xu hướng ngày càng hạ thấp hơn giá trị. Sở dĩ như vậy là vì chủ nghĩa tư bản ngày
càng phát triển thì nạn thất nghiệp ngày càng trầm trọng do mức cung về sức lao
động vượt quá mức cầu về sức lao động. Sự phát triển của kỹ thuật một mặt làm tăng
thêm nhu cầu về công nhân lành nghề, nhưng mặt khác làm cho nhiều thao tác trở
nên giản đơn, công nhân lành nghề trở nên thừa, buộc phải làm những công việc
không đòi hỏi nhiều khả năng chuyên môn với tiền công danh nghĩa rất thấp. Tiền

60
công danh nghĩa ngày càng thấp hơn giá trị sức lao động là một trong những nguyên
nhân làm cho tiền công thực tế giảm xuống.
+ Bên cạnh những nhân tố hạ thấp tiền công thực tế lại có những nhân tố
hoạt động chống lại xu hướng giảm sút của tiền công, trong đó cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân cho quyền lợi sinh sống và làm việc là nhân tố có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.
4. Tích lũy tư bản
4.1. Thực chất của tích luỹ tư bản và các nhân tố quyết định quy mô tích
luỹ tư bản
4.1.1. Giá trị thặng dư - nguồn gốc của tích luỹ tư bản
Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội loài người. Trong chủ nghĩa tư
bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải biến một bộ phận giá trị thặng dư
thành tư bản phụ thêm. Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư
bản gọi là tích luỹ tư bản.
- Như vậy, thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoá một phần giá trị thặng
dư. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được vì giá trị thặng dư
đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới.
- Nghiên cứu tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phép rút ra
những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản
tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản.
Hai là, quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng
hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa.
- Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt
đối của chủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư. Quy luật này chỉ rõ mục đích
sản xuất của nhà tư bản là giá trị và sự tăng thêm giá trị. Để thực hiện mục đích đó
các nhà tư bản không ngừng tích luỹ để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện
căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.
4.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích luỹ tư bản

61
Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích luỹ tư bản
phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tích luỹ và
quỹ tiêu dùng của nhà tư bản; nhưng nếu tỷ lệ phân chia đó được xác định, thì quy
mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và những nhân tố
quyết định quy mô khối lượng giá trị thặng dư.
- Trình độ bóc lột lao động:
Các nhà tư bản nâng cao trình độ bóc lột lao động bằng cách cắt xén tiền
công của công nhân, tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động để tăng khối
lượng giá trị thặng dư, nhờ đó làm tăng quy mô tích luỹ tư bản.
- Trình độ năng suất lao động xã hội:
Nếu năng suất lao động xã hội tăng lên, thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu
tiêu dùng giảm xuống. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ tư bản:
Một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có
thể tăng lên, nhưng tiêu dùng cho các nhà tư bản không giảm, thậm chí có thể cao
hơn trước.
Hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ có thể chuyển
hoá thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn trước.
Như vậy, năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu tố vật
chất để biến thành tư bản mới nên làm cho quy mô của tích luỹ tư bản tăng lên.
- Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng:
Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn
bộ vào quá trình sản xuất nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị của chúng
được chuyển dần từng phần vào sản phẩm. Vì vậy, có sự chênh lệch giữa tư bản sử
dụng và tư bản tiêu dùng. Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời
gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Sự phục vụ không
công đó của lao động quá khứ là nhờ lao động sống nắm lấy và làm cho chúng hoạt
động. Chúng được tích luỹ lại cùng với quy mô ngày càng tăng của tích luỹ tư bản.
- Quy mô tư bản ứng trước:
Với quy mô bóc lột không thay đổi, khối lượng giá trị thặng dư do khối
lượng tư bản khả biến quyết định.Vì vậy, quy mô tư bản ứng trước, nhất là bộ phận

62
tư bản khả biến càng lớn thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, do
đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô tích luỹ tư bản
Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản có thể
rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích luỹ tư bản cần khai thác tốt nhất lực
lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để công suất của máy
móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.
4.2. Quy luật chung của tích luỹ tư bản chủ nghĩa
4.2.1. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tư bản chẳng những tăng lên
về mặt quy mô, mà còn không ngừng biến đổi trong cấu tạo của nó. C.Mác phân
biệt cấu tạo kỹ thuật cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản:
- Về mặt hình thái hiện vật, mỗi tư bản đều bao gồm tư liệu sản xuất và sức
lao động để sử dụng những tư liệu sản xuất đó. Tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất
và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó trong quá trình sản
xuất gọi là cầu tạo kỹ thuật của tư bản.
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản. Điều đó biểu thị ở số lượng tư liệu sản xuất mà một công nhân sử
dụng ngày càng tăng lên.
- Về mặt giá trị, mỗi tư bản đều chia thành 2 phần: tư bản bất biến (c) và tư
bản khả biến (v). Tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượng giá trị
của tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư bản.
- Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Để biểu hiện mối quan hệ đó, C.Mác dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản. Cấu
tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản
quyết định và phản ánh những sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó.
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản
ngày càng tăng, nên cấu tạo giá trị của tư bản phản ánh cấu tạo kỹ thuật của tư bản
cũng tăng, do đó cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên
của cấu tạo hữu cơ của tư bản biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng nhanh hơn tư

63
bản khả biến; tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có
thể tăng tuyệt đối, nhưng cũng có thể giảm xuống một cách tương đối.
Như vậy, quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư
bản. Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến nạn thất nghiệp
trong chủ nghĩa tư bản
4.2.2. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày
càng tăng
Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng
lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
- Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá
giá trị thặng dư của từng nhà tư bản riêng biệt, nó là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư
bản. Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, của sự ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật; mặt khác, sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát
triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản.
- Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp
nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn
hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản.
Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sát nhập các tư bản cá biệt. Tín
dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã
hội vào tay các nhà tư bản.
- Tích tụ và tập trung tư bản có sự khác nhau:
Một là, nguồn gốc để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản
làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng quy mô của tư bản xã hội.
Còn nguồn gốc để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do
đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô tư bản cá biệt, mà không làm tăng quy mô
của tư bản xã hội.
Hai là, tích tụ tư bản phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và lao động:
nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản;
còn tập trung tư bản phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các
nhà tư bản

64
- Tích tụ và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau:
Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó
cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản
tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, nên đẩy nhanh tích tụ
tư bản. Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích luỹ
tư bản ngày càng mạnh.
4.2.3. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình bần cùng hoá giai cấp vô sản.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng
lên làm cho số cầu tương đối về sức lao động có xu hướng giảm xuống. Tiến bộ kỹ
thuật trước hết tác động vào bộ phận tư bản tích luỹ, nên thu hút một lượng công
nhân ít hơn so với tích luỹ trong điều kiện trước đây. Tiến bộ kỹ thuật cũng tác
động cả đến bộ phận tư bản cũ, khi tư bản cố định của nó hao mòn hết phải đổi mới
tư bản cố định, do đó một số công nhân sẽ bị đào thải. Quá trình tích luỹ tư bản dẫn
đến sự tích luỹ của cải, sự giàu có về phía giai cấp tư sản và tích luỹ thất nghiệp,
bần cùng về phía giai cấp vô sản. Đó là quy luật chung của tích luỹ tư bản.
II. VẬN ĐỘNG CỦA TƯ BẢN CÁ BIỆT VÀ TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN
XÃ HỘI
1. Vận động của tư bản cá biệt
1.1. Tuần hoàn của tư bản
Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất), trong quá trình
tuần hoàn đều vận động theo công thức :
TLSX
T–H … SX …. H’ – T’
SLĐ
Sự vận động này trải qua 3 giai đoạn: 2 giai đoạn lưu thông và 1 giai đoạn
sản xuất.
- Giai đoạn thứ nhất - Diễn ra trong lưu thông.
TLSX
T’ – H’
SLĐ

65
Trong giai đoạn này, tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ thực hiện
chức năng mua các yếu tố sản xuất là: tư liệu sản xuất và sức lao động; sau khi mua
xong các yếu tố sản xuất, tư bản tiền tệ chuyển hoá thành tư bản sản xuất.
- Giai đoạn thứ hai - Diễn ra trong sản xuất.
TLSX
H …. SX …. H’
SLĐ
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất với chức
năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra
hàng hoá mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các giai đoạn tuần hoàn
của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với
mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Giai đoạn thứ ba - Diễn ra trong lưu thông.
H’ - T’
Trong giai đoạn này, tư bản tồn tại dưới hình thức hàng hoá với chức năng
thực hiện giá trị hàng hoá trong đó có giá trị thặng dư hay chức năng chuyển hoá tư
bản hàng hoá thành tư bản tiền tệ.
Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt
mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị
không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên.
Tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành một cách bình thường khi hai điều kiện
sau đây được thoả mãn. Đó là: các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục; các hình
thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hoá một cách đều đặn.
Trong các loại tư bản, chỉ có tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản
xuất vật chất) mới có hình thái tuần hoàn đầy đủ gồm 3 giai đoạn và mới lần lượt
mang vào và trút bỏ 3 hình thái tư bản.
1.2. Chu chuyển của tư bản
1.2.1. Thời gian chu chuyển của tư bản
Nghiên cứu tuần hoàn tư bản là nghiên cứu mặt chất của sự vận động tư bản,
còn nghiên cứu chu chuyển tư bản là nghiên cứu mặt lượng hay nghiên cứu tốc độ

66
vận động của tư bản. Mặc dù có sự khác nhau, nhưng cả hai đều nghiên cứu sự vận
động của tư bản. Bởi vậy, tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản có quan hệ mật
thiết với nhau.
- Khái niệm chu chuyển của tư bản: Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn tư
bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại
không ngừng.
Chu chuyển tư bản phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.
- Thời gian chu chuyển tư bản:
Thời gian chu chuyển tư bản là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới một
hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu có kèm theo giá
trị thặng dư.
Thời gian chu chuyển tư bản cũng là thời gian tư bản thực hiện được một
vòng tuần hoàn. Tuần hoàn tư bản bao gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu
thông, nên thời gian chu chuyển của tư bản cũng bao gồm thời gian sản xuất và thời
gian lưu thông.
Thời gian chu chuyển = Thời gian sản xuất + Thời gian lưu thông
Trong đó, thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất.
Thời gian này lại bao gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời
gian dự trữ sản xuất.
Cả thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo
ra giá trị sản phẩm. Sự tồn tại hai thời kỳ này là không tránh khỏi nhưng nói chung
thời gian của chúng càng dài, hay sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất với thời
gian lao động càng lớn thì hiệu quả hoạt động của tư bản càng thấp.
Thời gian lưu thông là thời kỳ tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời
gian này bao gồm thời gian mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển.
1.2.2.. Tốc độ chu chuyển tư bản
Tốc độ chu chuyển tư bản là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay
chận của tư bản ứng trước.

67
Đơn vị tính tốc độ chu chuyển tư bản bằng số vòng hoặc số lần chu chuyển
tư bản thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn trong một
năm. Công thức tính tốc độ chu chuyển tư bản là: n = CH/ch
Trong đó :
- n là tốc độ chu chuyển tư bản.
- ch là thời gian của một vòng chu chuyển tư bản, gọi tắt là thời gian chu
chuyển tư bản (tính theo đơn vị ngày hoặc tháng).
- CH là thời gian tư bản vận động trong một năm (360 ngày hoặc 12 tháng).
Từ công thức trên cho thấy tốc độ chu chuyển tư bản vận động tỷ lệ nghịch
với thời gian chu chuyển tư bản. Thời gian của một vòng chu chuyển tư bản càng
ngắn thì tốc độ chu chuyển tư bản càng nhanh và ngược lại.
1.2.3. Tư bản cố định và tư bản lưu động
- Cơ sở phân chia:
Tư bản sản xuất gồm nhiều bộ phận và có thời gian chu chuyển khác nhau
về mặt giá trị, do đó ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển của toàn bộ tư bản. Căn
cứ vào sự khác nhau trong phương thức (đặc điểm) chu chuyển về mặt giá trị nhanh
hay chậm của các bộ phận tư bản, người ta phân chia tư bản sản xuất thành tư bản
cố định và tư bản lưu động.
- Tư bản cố định :
Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất đồng thời là bộ phận chủ
yếu của tư bản bất biến (máy móc, thiết bị, nhà xưởng) tham gia toàn bộ vào quá
trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà
chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong quá trình sản xuất.
Đặc điểm của tư bản cố định là về hiện vật, nó luôn luôn cố định trong quá
trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó là tham gia vào quá trình lưu thông cùng sản
phẩm, hơn nữa nó cũng chỉ lưu thông từng phần, còn một phần vẫn cố định trong tư
liệu lao động, phần này không ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết giá trị
vào sản phẩm.
Tư bản cố định, trong quá trình hoạt động tất yếu bị hao mòn. Có 2 loại hao
mòn tư bản cố định là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

68
Hao mòn hữu hình là hao mòn về giá trị sử dụng. Do quá trình sử dụng hoặc
do bị phá huỷ bởi tự nhiên gây ra làm cho tư bản cố định dần bị hao mòn đi đến chỗ
phải thay thế.
Hao mòn vô hình là hao mòn về giá trị do ảnh hưởng của sự tiến bộ khoa
học - công nghệ. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, những máy móc, thiết bị mới được sản xuất ra có giá cả thấp và có hiệu suất
lớn hơn làm cho những máy móc, thiết bị cũ giảm giá trị ngay khi giá trị sử dụng
của nó vẫn còn nguyên vẹn hoặc mới suy giảm một phần.
Bởi vậy, việc thu hồi nhanh giá trị tư bản cố định có ý nghĩa rất quan trọng
trong cạnh tranh trên thương trường.
- Tư bản lưu động:
Tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất, gồm một bộ phận tư
bản bất biến (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu...) và tư bản khả biến (sức lao động)
được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển
toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất
Trong đó, bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái nguyên liệu, nhiên, vật
liệu phụ giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào giá trị hàng hoá trong quá trình sản
xuất. Còn bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái tiền công, đã bị người công nhân
tiêu dùng và được tái tạo trong quá trình sản xuất hàng hoá. Tư bản lưu động chu
chuyển nhanh về mặt giá trị. Nếu tư bản cố định muốn chu chuyển hết giá trị của
nó phải mất nhiều năm, thì trái lại tư bản lưu động trong một năm giá trị của nó có
thể chu chuyển nhiều lần hay nhiều vòng.
Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động mặc dù không
phản ánh được nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư nhưng lại có ý nghĩa quan trọng
trong quản lý kinh tế. Nó là cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định và vốn lưu động
một cách có hiệu quả.
2. Tái sản xuất tư bản xã hội và khủng hoảng kinh tế
2.1. Tái sản xuất tư bản xã hội
2.1.1. Tổng sản phẩm xã hội

69
Tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một
thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tổng sản phẩm xã hội được xét cả về hai
mặt: giá trị và hiện vật.
- Về mặt giá trị, tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi 3 bộ phận: c + v + m.
+ Bộ phận thứ nhất là giá trị bù đắp cho tư bản bất biến (c)
+ Bộ phận thứ hai là giá trị bù đắp cho tư bản khả biến (v).
+ Bộ phận thứ ba là giá trị của sản phẩm thặng dư (m).
- Về mặt hiện vật, tổng sản phẩm xã hội gồm có tư liệu sản xuất và tư liệu
tiêu dùng, sự phân chia này căn cứ vào tác dụng của sản phẩm do hình thức tự
nhiên của nó quyết định.
Cần phân biệt tổng sản phẩm xã hội với tài sản quốc dân. Nếu tổng sản phẩm
xã hội chỉ được tính trong một năm thì tài sản quốc dân được tính bằng sự tích luỹ
nhiều năm cộng lại và được tính cả của cải vật chất lẫn của cải tinh thần.
2.1.2. Hai khu vực của nền sản xuất xã hội
Xuất phát từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C. Mác coi hai
mặt giá trị và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội là hai tiền đề lý luận quan trọng để
nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội.
Nếu trong tái sản xuất ở các doanh nghiệp cá biệt, mặt giá trị có vai trò quan
trọng thì trong tái sản xuất tư bản xã hội, với tư cách tổng hoà hành vi tái sản xuất
của các doanh nghiệp cá biệt, mặt hiện vật của tổng sản phẩm xã hội lại có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng. Là hiện vật, tổng sản phẩm xã hội được C. Mác phân chia thành
hai loại; tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, và do đó nền sản xuất xã hội được
chia thành hai khu vực.
Khu vực I: sản xuất tư liệu sản xuất
Khu vực II: sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Mỗi khu vực lại bao gồm rất nhiều ngành và số lượng những ngành này ngày
càng tăng lên cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội.
Trên thực tế ranh giới giữa khu vực I và II không phải lúc nào cũng rõ ràng,
có thể một số ngành vừa thuộc khu vực I vừa thuộc khu vực II.

70
Mỗi một khu vực sản xuất xã hội trên đây còn có thể được chia thành các
ngành nhỏ nữa. Chẳng hạn khu vực I được chia thành 2 nhóm :
- Các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sản xuất.
- Các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng.
Khu vực II cũng được chia thành 2 nhóm:
- Các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng cần thiết.
- Các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng xa xỉ.
2.1.3. Tư bản xã hội
Tư bản xã hội là tổng thể các tư bản cá biệt của xã hội vận động trong sự liên
kết chằng chịt và tác động qua lại với nhau. Tham gia vận động của tư bản xã hội có
cả tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản ngân hàng. Nhưng ở đây nghiên
cứu trừu tượng về tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội, nên C. Mác đã xác định
tư bản công nghiệp vẫn là một thể thống nhất, chưa xét từng loại tư bản cụ thể.
2.1.4. Những giả định khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội
Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, C. Mác đã nêu ra 5 giải định sau đây:
- Toàn bộ nền kinh tế trong nước là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần tuý,
nghĩa là mối quan hệ kinh tế trong xã hội chỉ gồm có mối quan hệ giữa nhà tư bản
với công nhân.
- Hàng hoá luôn được mua và bán theo đúng giá trị.
- Cấu tạo hữu cơ tư bản không đổi.
- Toàn bộ tư bản cố định đều chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm trong
một năm.
- m’ = 100%
- Không xét đến ngoại thương.
Những giả định đó chỉ nhằm mục đích đơn giản hoá việc tính toán, chứ
không hề xuyên tạc bản chất của vấn đề nghiên cứu, vì vậy, đó là những giả định
rất khoa học.
2.1.5. Điều kiện thực hiện sản phẩm trong tái sản xuất tư bản xã hội
- Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn
Điều kiện thứ nhất: I( v + m ) = IIc

71
Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện tái sản xuất giản đơn tư bản chủ nghĩa.
Điều kiện thứ hai: I (c+v +m) = Ic+ IIc
Điều kiện này chỉ rõ, toàn bộ sản phẩm được tạo ra ở khu vực I trong năm,
dưới hình thức tư liệu sản xuất phải đủ để bù đắp sự hao phí tư liệu sản xuất ở cả
hai khu vực trong năm.
Điều kiện thứ ba: II (c + v + m) = I (v +m) + II (v + m)
Điều kiện này chỉ rõ, toàn bộ sản phẩm được tạo ra ở khu vực II dưới hình
thức tư liệu tiêu dùng phải đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của công nhân và nhà tư
bản ở cả hai khu vực trong năm.
- Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng
Muốn có tái sản xuất mở rộng phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư
bản bất biến phụ thêm (c1) và tư bản khả biến phụ thêm (v1). Muốn có thêm tư liệu
sản xuất thì khu vực I phải sản xuất ra lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn trong tái
sản xuất giản đơn, để không những phụ thêm tư liệu sản xuất cho khu vực I mà cả
cho khu vực II. Ngược lại, khu vực II cũng phải sản xuất ra lượng tư liệu tiêu dùng
nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của cả 2 khu vực. Điều đó làm
cho cơ cấu sản xuất xã hội có những thay đổi.
Do việc cung cấp tăng thêm số lượng tư liệu sản xuất có vai trò quyết định
nhất đối với tái sản xuất mở rộng, nên điều kiện để thực hiện tái sản xuất mở rộng
tư bản xã hội là:
+ Điều kiện thứ nhất: I( v + m ) > IIc
Giá trị mới của khu vực I sản xuất ra phải lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất của
khu vực II đã hao phí.
Điều kiện thực hiện trong trao đổi: I(v + v1+ m2 ) = II ( c+ c1)
+ Điều kiện thứ hai: I (c + v + m ) > Ic + IIc
Toàn bộ giá trị sản phẩm của khu vực I phải lớn hơn giá trị tư bản bất biến
của hai khu vực
Điều kiện thực hiện trong trao đổi:
I ( c + v + m) = I ( c+ c1) + II ( c + c1)
+ Điều kiện thứ ba:

72
II ( c + v + m) < I ( v + m) + II ( v + m)
Toàn bộ giá trị mới của hai khu vực phải lớn hơn toàn bộ giá trị sản phẩm
của khu vực II.
Điều kiện thực hiện trong trao đổi:
II (c + v + m) = I (v + v1 + m1) + II (v + v1 + m1)
I ( v + m) + II ( v+ m) = II (c + v + m) + ( I + II )CNXH
Thực chất của vấn đề nghiên cứu điều kiện thực hiện tái sản xuất giản đơn và
tái sản xuất mở rộng của tư bản xã hội là nghiên cứu sự trao đổi giữa 2 khu vực của
nền sản xuất xã hội, tìm ra phương trình trao đổi giữa hai khu vực đó. Vì vậy, trong
khi nghiên cứu vấn đề này, C.Mác đã không tính đến sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ
của tư bản, mặc dù C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra quy luật đó.
V.I.Lênin đã áp dụng lý luận của C.Mác về tái sản xuất tư bản xã hội để
nghiên cứu sự hình thành thị trường tư bản chủ nghĩa do kết quả trực tiếp của việc
phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ kỹ thuật. V.I. Lênin đã chú
ý đến sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản. Trong cả 2 khu vực, cấu tạo hữu
cơ của tư bản đều tăng lên, nhưng cấu tạo hữu cơ khu vực I tăng nhanh hơn khu
vực II. Căn cứ vào thực tế đó và phân tích sự phát triển của tư bản xã hội trong
nhiều năm, cuối cùng Lênin đã kết luận: "Sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu
sản xuất phát triển nhanh nhất, sau đến sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu
tiêu dùng; và cuối cùng chậm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dùng".
Đó cũng là nội dung của quy luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất.
Quy luật này là quy luật kinh tế của tái sản xuất tư bản mở rộng trong điều kiện kỹ
thuật ngày càng tiến bộ.
2.2. Khủng hoảng kinh tế
2.2.1. Bản chất và nguyên nhân khủng hoảng kinh tế
Nếu như trong sản xuất hàng hoá giản đơn, với sự phát triển chức năng làm
phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng nổ ra khủng hoảng kinh
tế, thì đến chủ nghĩa tư bản khi nền sản xuất đã xã hội hoá cao độ, khủng hoảng kinh
tế là điều không tránh khỏi. Từ đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí
đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị những cuộc khủng hoảng làm gián

73
đoạn có tính chu kỳ. Hình thức đầu tiên và phổ biến là khủng hoảng sản xuất "thừa".
Khi khủng hoảng nổ ra hàng hoá không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều
doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, công nhân bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn. Tình
trạng thừa hàng hóa không phải là so với nhu cầu của xã hội, mà là "thừa" so với sức
mua có hạn của quần chúng lao động. Trong lúc khủng hoảng thừa đang nổ ra, hàng
hoá phải phá huỷ thì hàng triệu lao động lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không
có khả năng thanh toán.
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính
mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã
hội cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất chủ yếu của xã hội. Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau:
- Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt
chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.
- Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích luỹ, mở rộng không có giới hạn của tư
bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá.
- Mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản và lao động
Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên nổ ra vào năm 1825 ở nước Anh và cuộc
khủng hoảng đầu tiên mang tính chất thế giới tư bản chủ nghĩa nổ ra vào năm 1874.
2.2.2. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa
mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, cứ
khoảng từ 8 đến 12 năm nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại phải trải qua một cuộc
khủng hoảng kinh tế. Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khủng hoảng này đến
đầu cuộc khủng hoảng sau. Chu kỳ kinh tế gồm 4 giai đoạn: khủng hoảng, tiêu
điều, phục hồi và hưng thịnh.
Khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra trong công nghiệp mà trong cả nông
nghiệp. Sở dĩ như vậy là do chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất đã cản trở việc
đổi mới tư bản cố định để thoát khỏi khủng hoảng.
Trong chủ nghĩa tư bản hiện nay, khủng hoảng kinh tế vẫn không tránh khỏi,
nhưng có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư bản vào quá trình kinh tế. Sự can

74
thiệp này mặc dù không triệt tiêu được khủng hoảng và tính chu kỳ trong nền kinh tế
nhưng đã làm cho tác động phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế bớt.
2.2.3. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế nổ ra làm cho năng lực sản xuất của nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa bị phá hoại dữ dội; hàng loạt xí nghiệp bị đóng cửa, quy mô sản xuất bị
thu hẹp, giá cả giảm xuống, thương mại thu hẹp, nhiều ngân hàng không hoạt động,
thị trường chứng khoán bị rối loạn, giá cổ phiếu hạ thấp.
Trong khi một khối lượng của cải khổng lồ bị tiêu hủy thì hàng triệu người
lao động lại lâm vào cảnh bần cùng đói khổ. Hàng triệu người lao động làm thuê bị
mất việc làm. Lợi dụng tình trạng thất nghiệp gia tăng, các nhà tư bản tăng cường
bóc lột công nhân bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ, tăng thời gian lao
động. Không những công nhân ở chính quốc bị bóc lột, mà nhân dân ở các nước
thuộc địa, phụ thuộc cũng chịu chung cảnh ngộ. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế thúc
đẩy mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản với vô sản; giữa tư bản với các dân
tộc thuộc địa càng thêm sâu sắc.
III. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ
SỰ PHÂN CHIA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ GIỮA CÁC LOẠI HÌNH TƯ BẢN
1. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
1.1. Sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận và tỷ suất giá trị
thặng dư thành tỷ suất lợi nhuận
1.1.1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Giá trị hàng hóa bằng C + v + m. Nhưng đối với nhà tư bản, để sản xuất
hàng hóa, họ chỉ cần chi ra một lượng tư bản nhất định để mua tư liệu sản xuất (C)
và mua sức lao động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và ký
hiệu bằng chữ K. K = C + v
Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư
liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hóa có sự khác nhau về chất và lượng.

75
Về chất, chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa được đo bằng chi
phí tư bản, còn giá trị hàng hóa là chi phí thực tế để sản xuất ra nó được đo bằng
chi phí lao động.
Về lượng, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thấp hơn giá trị hàng hóa (C + v)
< (C + v + m), và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa không có quan hệ gì đến việc
hình thành giá trị và quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị. Mặt khác, chi phí
sản xuất tư bản chủ nghĩa là bộ phận giá trị tư bản tiêu dùng đã chuyển vào sản
phẩm, nên bao giờ nó cũng nhỏ hơn tổng số tư bản ứng trước (K). Thí dụ: tổng tư
bản ứng ra là 1.000.000USD, trong đó có 500.000USD là tư bản lưu động (gồm
400.000USD là nguyên liệu, vật liệu…, và 100.000USD là tiền công). Giả định tư
bản cố định sẽ hao mòn hết trong 10 năm, mỗi năm khấu hao 50.000USD, thì chi
phí sản xuất sẽ là:
50.000USD + 400.000USD + 100.000USD = 550.000USD.
Nhưng khi nghiên cứu, C.Mác thường giả định tư bản cố định hao mòn hết
trong một năm, nên tổng tư bản ứng trước và chi phí sản xuất bằng nhau về lượng
và cùng ký hiệu là C + v.
Khái niệm chi phí sản xuất, một mặt, biểu thị tính chất đặc thù của sản xuất tư
bản chủ nghĩa, vì chỉ trong CNTB, thực thể của giá trị mới bị che lấp bởi chi phí tư
bản. Mặt khác, chi phí sản xuất hoàn toàn không phải là một khoản chi phí chỉ có
trong kế toán tư bản chủ nghĩa mà thôi. Bất cứ nền sản xuất hàng hóa nào, sau khi thực
hiện giá trị của hàng hóa, cũng đều mua lại những yếu tố sản xuất đã tiêu dùng trong
việc sản xuất hàng hóa. Với ý nghĩa này, người ta thường gọi là giá thành sản phẩm.
Giá thành một sản phẩm nhất định vừa phụ thuộc vào năng suất lao động của quá trình
sản xuất ra sản phẩm, vừa phụ thuộc “đầu vào” của các yếu tố sản xuất có vai trò
quyết định đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Vì vậy, trong
nền kinh tế thị trường, việc tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động quá khứ để
giảm giá thành sản phẩm bằng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý là
yêu cầu cần thiết mà mọi chủ thể sản xuất - kinh doanh đều phải quan tâm thường
xuyên.
1.1.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

76
1.1.2.1. Lợi nhuận
Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ
nghĩa, nên khi bán hàng hóa theo giá cả thị trường (bằng giá trị hàng hóa), các nhà
tư bản thu được một khoản tiền lời, gọi là lợi nhuận, ký hiệu bằng p. So sánh lợi
nhuận với giá trị thặng dư cho thấy:
Về lượng, nếu cung bằng cầu và do đó giá cả hàng hóa bán ra theo đúng giá
trị của nó thì số lượng lợi nhuận thu được bằng số lượng giá trị thặng dư. Nếu cung
nhỏ hoặc lớn hơn cầu, giá cả hàng hóa có thể cao hơn hay thấp hơn giá trị của nó,
thì từng tư bản cá biệt có thể thu được một lượng lợi nhuận lớn hơn hoặc nhỏ hơn
lượng giá trị thặng dư. Nhưng trong toàn xã hội, tổng số giá cả ngang bằng với tổng
số giá trị hàng hóa, tổng số lợi nhuận ngang bằng với tổng số giá trị thặng dư.
Về chất, giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới do lao động của công nhân tạo
ra trong lĩnh vực sản xuất dôi ra ngoài phần bù lại giá trị tư bản khả biến mà nhà tư
bản đã trả cho công nhân; còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị
thặng dư, là giá trị thặng dư khi nó được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng
trước, là kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất - kinh doanh.
C.Mác viết: “Giá trị thặng dư, hay lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy
của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số
lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trả công chứa
đựng trong hàng hóa”4.
Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa tư bản
và lao động, vì nó làm cho người ta tưởng rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do
lao động làm thuê tạo ra. Thực chất, lợi nhuận và giá trị thặng dư là một, lợi nhuận
chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hoá của giá trị thặng dư.
Tóm lại, lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của giá trị thặng dư do lao động
sống làm ra, được quan niệm là do toàn bộ tư bản ứng trước sinh ra.
Khi giá trị thặng dư (m) chuyển hoá thành lợi nhuận (p) thì giá trị của hàng
hóa chuyển hoá thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận.
W=C+V+m→W=k+p

4
Sđd, tr. 238

77
1.1.2.2. Tỷ suất lợi nhuận
Khi giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư
cũng chuyển hoá thành tỷ suất lợi nhuận và ký hiệu bằng p’.

Nếu m’ là 100%, v là 2000, m là 2000 và tổng tư bản ứng trước là 10.000 thì

tỷ suất lợi nhuận là:

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận với toàn bộ tư
bản ứng ra để sản xuất - kinh doanh.
Trong thực tế, người ta thường tính tỷ suất lợi nhuận hàng năm bằng tỷ lệ phần
trăm giữa tổng số lợi nhuận thu được trong năm (p) với tổng tư bản ứng ra (K).

Tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư có sự khác nhau về lượng và chất.
Về lượng, tỷ suất lợi nhuận bao giờ cũng nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư.
Trong thí dụ trên, m’ = 100% > p’ = 20%
Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện mức độ bóc lột của tư bản đối với
lao động, còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
Con số 20% nói trên chỉ rõ: cứ ứng ra 100 đơn vị tiền tệ đầu tư để sản xuất - kinh
doanh thì sau một năm, nhà tư bản sẽ thu được một lượng lợi nhuận bằng 20 đơn vị
tiền tệ.
Nếu tỷ suất giá trị thặng dư là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
sống, thì tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đầu tư
hàng năm của một đơn vị sản xuất - kinh doanh.
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận không chỉ là động lực của nền sản xuất hàng
hóa tư bản chủ nghĩa mà còn là động lực kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế
thị trường nói chung. Lợi nhuận kích thích các chủ thể sản xuất - kinh doanh hàng
hóa cạnh tranh, ra sức đổi mới kỹ thuật, công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý, sử
dụng tiết kiệm lao động, vật tư, máy móc, nhằm tăng năng suất lao động để sản

78
xuất ra nhiều hàng hóa có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, có lợi cho họ
và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, quá trình theo đuổi lợi nhuận mù quáng cũng làm cho kinh tế
hàng hóa có thể phát triển không lành mạnh, gây nên sự mất cân đối nhiều mặt
trong nền kinh tế. Những hiện tượng như đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế, sản xuất và
lưu thông hàng giả, hàng cấm, thất nghiệp, vi phạm đạo đức, lối sống, phá hoại tài
nguyên thiên nhiên, làm ô nhiễm môi trường, v.v… là những hiện tượng phổ biến,
mà người ta thường gọi là những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận của một lượng tư bản tăng hay giảm phụ thuộc vào các
nhân tố chủ yếu sau đây:
1.1.3.1. Tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất lợi nhuận chính là hình thái chuyển hoá của tỷ suất giá trị thặng dư,
nên giữa chúng có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau. Thí dụ: nếu m’ = 100%, với
một tư bản 8.000C + 2.000v sẽ thu được 2.000m thì p’ = 20%, và nếu m’ = 200%
thì cũng tư bản đó sẽ thu được 4.000m và p’ sẽ là 40%.
Do vậy, những biện pháp nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư cũng là những
biện pháp nâng cao tỷ suất lợi nhuận.
1.1.3.2. Tốc độ chu chuyển tư bản
Nếu tốc độ chu chuyển tư bản (n) tăng thì khối lượng tư bản hoạt động trong năm
sẽ lớn (mặc dù khối lượng tư bản ứng trước không thay đổi) làm cho khối lượng giá trị
thặng dư hàng năm tăng lên, do đó tỷ suất lợi nhuận hàng năm cũng tăng lên.
Thí dụ: với một tư bản ứng trước 100.000 đơn vị tiền tệ, nếu tốc độ chu
chuyển của tư bản n = 1, ta có:
8.000C + 2.000v + 2.000m và p’ = 20%
Nếu n = 2 thì cũng số tư bản đó, ta có:
8.000C + 2.000 + 4.000m (2.000m x 2) và p’ = 40%.
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển và tỷ lệ
nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản. Do đó, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận,

79
các nhà tư bản đều tìm mọi biện pháp rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông hàng hóa của mình.
1.1.3.3. Tiết kiệm tư bản bất biến

Trong công thức , nếu m và v là những đại lượng không thay đổi,

thì tỷ suất lợi nhuận sẽ vận động ngược chiều với tư bản bất biến.
Vì thế, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản tìm mọi cách tiết kiệm tư
bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải
với hiệu quả cao nhất; thay nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền; giảm
những chi tiêu về bảo hiểm lao động, bảo vệ môi trường; giảm tiêu hao vật tư, năng
lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng
cá nhân của xã hội để sản xuất hàng hóa.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận nói trên được các nhà tư bản khai
thác triệt để. Song, vì điều kiện cụ thể của mỗi ngành sản xuất khác nhau nên cùng
một lượng tư bản như nhau đầu tư vào các sản xuất khác nhau, lại thu được tỷ suất lợi
nhuận khác nhau. Từ đó dẫn tới sự cạnh tranh hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
1.2. Sự hình thành giá trị thị trường, lợi nhuận bình quân và giá cả sản
xuất, giá cả thị trường
Những ngành sản xuất có C/v tư bản thấp hoặc tốc độ chu chuyển tư bản
nhanh, p’ tương đối cao; những ngành C/v tư bản cao hoặc tốc độ chu chuyển tư
bản chậm thì p’ lại thấp. Nhưng thực tế cùng một lượng tư bản đầu tư sẽ thu được
cùng lượng lợi nhuận. Điều này dẫn tới mâu thuẫn: nếu hàng hóa bán ra theo giá trị,
thì các ngành sẽ có p’ cao thấp khác nhau; còn nếu p’ của các ngành bình quân thì
hàng hóa không thể bán ra theo giá trị. Giải quyết mâu thuẫn này chính là việc làm
rõ hiện tượng bình quân hóa lợi nhuận, hay quá trình lợi nhuận chuyển hóa theo
hướng lợi nhuận bình quân.
Nghiên cứu sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành lợi nhuận C.Mác đã lấy
tư bản cá biệt làm điểm xuất phát. Còn khi nghiên cứu việc bình quân hóa tỷ suất
lợi nhuận C.Mác lại lấy tư bản xã hội làm cơ sở.

80
Từ những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, khảo sát tỷ suất lợi
nhuận ở các ngành sản xuất cho thấy: trong những ngành sản xuất khác nhau, nếu
như tỷ suất giá trị thặng dư giống nhau do cấu tạo hữu cơ tư bản và tốc độ chu
chuyển tư bản khác nhau thì tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp cũng khác nhau.
Chẳng hạn, tỷ suất m không thay đổi, thì tỷ suất lợi nhuận sẽ tỷ lệ nghịch với
cấu tạo hữu cơ tư bản và tỷ lệ thuận với tốc độ chu chuyển của tư bản. Do m’, C/v
và tốc độ chu chuyển khác nhau giữa các ngành, nên chênh lệch p’ giữa các ngành
là rất lớn. Trong khi đó, mục đích sản xuất của nhà tư bản là P, nên họ luôn đầu tư
tư bản từ ngành có p’ thấp đến ngành có p’ cao. Cùng với sự chuyển dịch tư bản,
quan hệ cung cầu về hàng hóa cũng không ngừng thay đổi, từ đó làm cho giá cả
hàng hóa luôn biến động. Ngành có p’ cao do tư bản đầu tư nhiều, cung hàng hóa
gia tăng vượt quá nhu cầu xã hội, buộc phải giảm giá, p’ cũng giảm xuống. Ngành
có p’ thấp do có ít tư bản đầu tư khiến cho cung không đáp ứng cầu, từ đó giá cả
tăng lên, p’ càng tăng lên. Sự chuyển dịch tư bản giữa các ngành nghề khác nhau
liên tục cho đến khi p’ ở các ngành xấp xỉ nhau mới tạm thời dừng lại, p’ bình quân
đã được hình thành.
Trong các ngành sản xuất khác nhau, do những điều kiện tự nhiên, kinh
tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất
lợi nhuận của mỗi ngành không giống nhau, kết quả là tỷ suất lợi nhuận thu
được không bằng nhau.
Ngành Chi phí m’ (%) Khối lượng p’ (%)
Cơ khí 8.000c - 2.000v 100 2.000 20
Dệt 7.000c - 3.000v 100 3.000 30
Da 6.000c - 4.000v 100 4.000 40

Thí dụ, ba ngành sản xuất công nghiệp khác nhau: cơ khí, dệt, da, tuy có
lượng tư bản đầu tư và tỷ suất giá trị thặng dư bằng nhau, nhưng tỷ suất lợi nhuận
lại khác nhau.
Nhưng trong thực tế, không nhà tư bản nào chịu yên phận kinh doanh ở
những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp. Theo thí dụ trên, một số nhà tư bản trong
ngành công nghiệp cơ khí sản xuất chuyển tư bản của mình sang ngành công

81
nghiệp da, khiến cho khối lượng hàng hóa của ngành công nghiệp cơ khí dần dần
giảm xuống dẫn đến tình trạng cung hàng hóa cơ khí nhỏ hơn cầu của nó, làm cho
giá cả hàng hóa cơ khí tăng lên, nên tỷ suất lợi nhuận trong ngành công nghiệp cơ
khí tăng lên, giả định tăng từ 20% lên 30%. Ngược lại, do tư bản từ ngành cơ khí
chuyển sang ngành da, khiến cho khối lượng hàng hóa của ngành da dần dần tăng
lên, dẫn đến tình trạng cung của hàng hóa da lớn hơn cầu của nó, làm cho giá cả
hàng hóa giảm xuống, nên tỷ suất lợi nhuận trong ngành công nghiệp da sẽ giảm
xuống, giả định từ 40% xuống 30%.
Vậy tỷ suất lợi nhuận bình quân là kết quả của việc các nhà tư bản ở các
ngành khác nhau phân phối lại m thông qua cạnh tranh, được biểu thị qua công

thức: =

trong đó: ( ) là tỷ suất lợi nhuận bình quân; M là tổng giá trị thặng dư xã hội; K
là tổng tư bản xã hội.
Sau khi hình thành p’ bình quân, mỗi nhà tư bản đều căn cứ vào lượng tư
bản của mình mà thu được P bình quân, tức tư bản bằng nhau giành được P bằng
nhau. Điều này có nghĩa là, P mà nhà tư bản các ngành sản xuất thu được không
phải là m do ngành đó làm ra, mà là một bộ phận của tổng m xã hội trong một thời
kỳ nhất định. Công thức xác định P bình quân:
= K. ( )
Mức độ cao hay thấp về ( ) được quyết định bởi hai nhân tố:
Thứ nhất, mức độ p’ của các ngành càng cao thì ( ) càng cao và ngược lại.
Thứ hai, tỷ lệ phân phối tổng tư bản xã hội giữa các ngành. Trong tổng tư
bản xã hội, tỷ trọng tư bản đưa vào những ngành cấu tạo hữu cơ tư bản thấp, p’ cao
thì ( ) càng cao và ngược lại.
Quá trình hình thành ( ) thực chất là quá trình phân phối lại giá trị thặng
dư toàn xã hội giữa các nhà tư bản thuộc các ngành. Vì vậy, sau khi hình thành (
), P mà các ngành thu được không nhất thiết phải bằng m mà công nhân trong
ngành đó tạo ra. Theo đó, P ở ngành có C/v cao thu được thường lớn hơn m do
công nhân ngành đó tạo ra; P mà ngành có C/v thấp thu được thường nhỏ hơn m do

82
công nhân ngành đó tạo ra; chỉ có P mà các ngành có C/v trung bình thu được mới
xấp xỉ m do công nhân trong ngành tạo ra.
Tuy P thu được của các ngành không nhất định bằng m do công nhân tạo ra,
nhưng xét tổng thể toàn xã hội, tổng lượng P của các ngành hoàn toàn bằng với
tổng lượng m. Cho nên xét đến cùng, sự hình thành ( ) là kết quả phân phối lại
tổng m xã hội được thực hiện thông qua cạnh tranh giữa các ngành theo số lượng tư
bản lớn hay nhỏ của các ngành sản xuất. Kết quả hình thành P bình quân là cùng
một lượng tư bản thì thu được cùng một lượng P.
Sự hình thành CPSX và sự chuyển hóa từ m thành P, khiến cho P biểu hiện là
sản phẩm của K là kết quả tự gia tăng giá trị của tư bản, che giấu nguồn gốc thực sự của
m. Xét về lượng thì P và m vẫn bằng nhau. Nhưng sau khi p’ chuyển hóa thành ( ),
cùng lượng tư bản thu được cùng lượng P, thì giữa P bình quân và m không chỉ đã thay
đổi về chất, mà về lượng cũng đã hoàn toàn khác. Lúc này, tư bản đưa vào các ngành,
mặc dù C/v khác nhau, lượng lao động sống sử dụng khác nhau, lượng m do công nhân
sản xuất ra cũng khác nhau, nhưng đều có thể thu được P theo tỷ suất giống nhau. Do
vậy, ( ) bất kể là về chất hay về lượng đều biểu hiện là kết quả của toàn bộ tư bản ứng
trước, quan hệ bóc lột của CNTB được che giấu thêm một lần nữa vì nguồn gốc thực sự
của P đã hoàn toàn không thấy được.
1.2.1. Sự hình thành giá trị thị trường
Giá cả thị trường hình thành thông qua sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong
cùng một ngành sản xuất - kinh doanh cùng một loại hàng hóa, nhằm giành điều kiện
sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất để thu nhiều lợi nhuận siêu ngạch.
Cùng một loại hàng hóa được sản xuất ra trong các đơn vị sản xuất khác
nhau, do điều kiện kinh tế, kỹ thuật khác nhau, nên có giá trị cá biệt khác nhau.
Nhưng trên thị trường mỗi loại hàng hóa đều phải bán theo một giá thống nhất. Đó
là giá cả thị trường dựa trên cơ sở giá trị thị trường. Giá trị thị trường là giá trị
trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó
hay giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện trung
bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm
của khu vực này.

83
Với nội dung trên, giá trị thị trường có thể hình thành theo ba trường hợp sau đây:
Trường hợp 1:
Giả định đại bộ phận lương hàng hóa được sản xuất ra trong những điều
kiện xã hội trung bình; còn bộ phận nhỏ thì một nửa được sản xuất ra trong
những điều kiện kém và một nửa được sản xuất ra trong điều kiện tốt. Sự chênh
lệch về giá trị của hai cực so với giá trị trung bình có thể bù trừ lẫn nhau.
Loại XN Số lượng GT cá biệt Tổng số GT GT thị Tổng số GT
SP cá biệt trường thị trường
Tốt 15 2 30 3 45
Trung bình 70 3 210 3 210
Kém 15 4 60 3 45
100 300 300

Trong trường hợp này, giá trị thị trường hàng hóa do giá trị của đại bộ phận
hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện trung bình quyết định. Nếu hàng hóa bán
đúng giá trị thị trường thì chỉ có các xí nghiệp có điều kiện sản xuất tốt mới thu
được lợi nhuận siêu ngạch. Đây là trường hợp phổ biến nhất.
Trường hợp 2:
Giả định đại bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện
kém
Loại XN Số lượng GT cá biệt Tổng số GT GT thị Tổng số GT
SP cá biệt trường thị trường
Tốt 10 2 20 3,6 3,6
Trung bình 20 3 60 3,6 72
Kém 70 4 280 3,6 250
100 360 360

Trong trường hợp này, giá trị thị trường của hàng hóa do giá trị của đại bộ phận
hàng hóa được sản xuất trong điều kiện kém quyết định. Ở đây, giá trị thị trường
không những cao hơn giá trị cá biệt của các hàng hóa sản xuất ra trong những điều
kiện tốt, mà còn cao hơn cả giá trị cá biệt của các hàng hóa sản xuất ra trong điều kiện
trung bình. Nếu hàng hóa bán đúng giá trị thị trường, thì loại xí nghiệp có điều kiện
sản xuất tốt và trung bình đều thu được lợi nhuận siêu ngạch.

84
Trường hợp 3:
Giả định đại bộ phận của khối lượng hàng hóa được sản xuất ra trong những
điều kiện tốt.
Trong trường hợp này, giá trị thị trường của hàng hóa do giá trị của đại bộ
phận hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện tốt quyết định. Ở đây, giá trị
thị trường cao hơn giá trị cá biệt của những hàng hóa sản xuất ra trong điều kiện
tốt. Nếu hàng hóa bán đúng giá trị thị trường thì chỉ có loại xí nghiệp có điều kiện
sản xuất tốt mới thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Tóm lại, giá trị thị trường là giá trị xã hội của hàng hóa được hình thành
thông qua sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Biện pháp
chủ yếu của cạnh tranh là tìm cách cải tiến quản lý, đổi mới kỹ thuật và công nghệ,
tăng năng suất lao động để nâng cao chất lượng và hạ giá trị cá biệt của hàng hóa
được sản xuất ra thấp hơn giá trị thị trường của nó, nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch.
1.2.2. Sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất hình thành thông qua sự cạnh tranh
giữa các nhà tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm giành
giật nơi đầu tư có lợi nhất.
Cuối cùng, tư bản kinh doanh trong các ngành khác nhau đều thu được tỷ
suất lợi nhuận xấp xỉ nhau. Tỷ suất lợi nhuận đó được gọi là tỷ suất lợi nhuận
chung hay tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Như vậy, sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản kinh doanh trong các ngành sản
xuất khác nhau bằng việc tự do di chuyển tư bản từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp
sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có
của các ngành; và rốt cuộc, tính trong một thời gian nhất định, tỷ suất lợi nhuận các
ngành xấp xỉ bằng nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân ( ) giữa
các ngành sản xuất khác nhau. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là “con số trung bình”
của tất cả những tỷ suất lợi nhuận khác nhau đó.
Có thể diễn đạt bằng công thức:

( )=

85
Sự bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận có thể diễn ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc
vào tính năng động của sự di chuyển tư bản và sức lao động. Việc chuyển tư bản
kinh doanh từ ngành này sang ngành khác, từ địa điểm này sang địa điểm khác là
việc không đơn giản, vì nó đòi hỏi các nhà tư bản phải có tiềm lực nhất định về
kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý để đủ sức tiến hành những sự đổi mới về tư bản
cố định, về đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề và sự
đổi mới về điều kiện môi trường kinh doanh, nhất là hệ thống tín dụng. Chính vì
vậy, sự bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận chỉ được thực hiện khi CNTB đã phát triển
đến một trình độ nhất định.
Sau khi xác định được tỷ suất lợi nhuận bình quân ( ), có thể tính được lợi
nhuận bình quân theo công thức sau đây: = p’. K
Lợi nhuận mà một tư bản có một lượng nhất định thu được theo tỷ suất lợi
nhuận chung đó - không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào - gọi là lợi nhuận
trung bình hay lợi nhuận bình quân.
Sự hình thành lợi nhuận bình quân che giấu quan hệ bóc lột tư bản chủ
nghĩa, vì bất cứ tư bản đầu tư vào ngành nào, nếu có khối lượng ngang nhau, rốt
cuộc cũng thu được lợi nhuận bằng nhau. Nó không có quan hệ gì đến khối lượng
giá trị thặng dư do lao động làm thuê tạo ra. Trên thực tế, lợi nhuận bình quân chỉ
là giá trị thặng dư được phân phối giữa các ngành sản xuất khác nhau tương ứng
với số tư bản đầu tư của mỗi nhà tư bản một cách tự phát. Xét chung trong toàn bộ
xã hội, tổng số lợi nhuận bằng tổng số giá trị thặng dư.
Lợi nhuận bình quân, một mặt, phản ánh mâu thuẫn giữa các nhà tư bản
trong việc đấu tranh phân chia giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra; mặt
khác, nó vạch rõ toàn bộ sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân.
Đó là ý nghĩa cách mạng của lý luận lợi nhuận bình quân của C.Mác.
Khi lợi nhuận (p) chuyển hoá thành lợi nhuận bình quân thì giá trị của
hàng hóa chuyển hoá thành giá cả sản xuất.
W = C + V + m → gcsx = k +
Giá cả sản xuất là hình thái chuyển hoá của giá trị hàng hóa. Đối với từng
ngành sản xuất, giá cả sản xuất có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị của nó, nhưng nếu

86
xem xét tất cả các ngành sản xuất như một chỉnh thể thì tổng giá cả sản xuất của các
hàng hóa đã sản xuất ra bằng tổng số giá trị của chúng. Trên thực tế, tổng giá cả sản xuất
các hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của tổng số lao động sống và lao động quá khứ
chứa đựng trong các hàng hóa đó. Do đó, giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất.
Giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường. Giá cả sản xuất điều tiết giá cả
thị trường, giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất.
Khi giá trị của hàng hóa chuyển hoá thành giá cả sản xuất thì quy luật giá
trị có hình thức biểu hiện là quy luật giá cả sản xuất; còn quy luật giá trị thặng dư
có hình thức biểu hiện là quy luật lợi nhuận bình quân.
Trong mỗi ngành sản xuất riêng biệt, lượng của giá cả sản xuất có thể thay
đổi theo ba trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Giá cả sản xuất thay đổi do có sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận
bình quân; còn giá trị của hàng hóa không đổi.
Trường hợp 2: Giá cả sản xuất thay đổi do giá trị của hàng hóa thay đổi; còn
tỷ suất lợi nhuận bình quân không đổi.
Trường hợp 3: Do ảnh hưởng của hai trường hợp trên, tức là giá cả sản xuất
thay đổi do sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị của hàng hóa.
Nhưng sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận bình quân phải trải qua hàng loạt sự
biến động trong thời gian dài, nên khí xem xét trong một thời gian tương đối ngắn
thì sự thay đổi của giá cả sản xuất chủ yếu là do sự thay đổi của giá trị hàng hóa.
1.2.3. Giá cả thị trường
Giá cả thị trường là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường và giá
cả sản xuất. Song, điều đó không có nghĩa là giá cả thị trường bao giờ cũng bằng
giá trị thị trường của nó, vì giá cả còn phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu về hàng
hóa trên thị trường.
Cung là số lượng hàng hóa đã và sẽ đưa ra thị trường. Cung được quyết định
bởi khối lượng sản phẩm xã hội đã và có thể sản xuất ra, tỷ suất hàng hóa và khối
lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu.
Cầu là khối lượng hàng hóa mà người tiêu dùng cần mua trên thị trường. Có hai
loại nhu cầu: nhu cầu thực tế của xã hội và nhu cầu có khả năng thanh toán.

87
Nhu cầu thực tế của xã hội là nhu cầu gắn với giới hạn của sự tiêu dùng đối
với từng loại hàng hóa trong một khoảng thời gian và không gian nào đó. Nhu cầu
có khả năng thanh toán là nhu cầu được thực hiện gắn với giá cả hàng hóa và thu
nhập thực tế của người tiêu dùng.
Giữa cung và cầu về hàng hóa phải có sự thích ứng cần thiết khách quan về
hình thái hiện vật và hình thái giá trị. Đó là nội dung cơ bản của quy luật cung - cầu
về hàng hóa.
Trên thị trường, cung - cầu về hàng hóa luôn luôn biến đổi.
Sự biến đổi trong quan hệ cung - cầu sẽ làm cho giá cả hàng hóa lân xuông
xoay quanh giá trị thị trường hay giá cả sản xuất của nó. Có thể xảy ra ba trường
hợp sau đây:
Trường hợp 1: nếu số lượng của một hàng hóa nào đó đưa ra thị trường phù
hợp với nhu cầu của xã hội thì tổng số giá trị thực của hàng hóa bằng tổng số giá trị
thị trường của nó. Đây là trường hợp ngẫu nhiên, hiếm có.
Trường hợp 2: nếu số lượng của một hàng hóa nào đó đưa ra thị trường
nhiều hơn nhu cầu xã hội, thì tổng số giá trị thực của hàng hóa lớn hơn tổng giá trị
thị trường của nó. Vì vậy, những hàng hóa này phải bán với giá thấp hơn giá trị thị
trường của nó và một bộ phận hàng hóa có thể không bán được.
Trường hợp 3: nếu số lượng của một hàng hóa nào đó đưa ra thị trường nhỏ hơn
nhu cầu xã hội, thì tổng số giá trị thực của hàng hóa nhỏ hơn tổng giá trị thị trường của
nó. Vì vậy, những hàng hóa này được bán với giá cao hơn giá trị của chúng.
Nếu quan hệ cung - cầu điều tiết sự chênh lệch giữa giá cả thị trường với giá
trị thị trường, thì ngược lại, sự lên xuống của giá cả thị trường lại điều tiết quan hệ
cung - cầu. Bởi vì, sự tăng hay giảm giá cả của một loại hàng hóa nào đó, tức là sự
tách rời giá cả với giá trị của hàng hóa. Nó kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả
năng thanh toán về hàng hóa này hay hàng hóa khác. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch
nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung - cầu.
C.Mác viết: “Nếu cung và cầu quyết định giá cả thị trường, thì mặt khác giá cả
thị trường, và nếu phân tích kỹ hơn nữa, giá trị thị trường lại quyết định cung và cầu”5.

5
C.Mác và F. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.25, p.I, tr. 291.

88
Giá cả thị trường còn có quan hệ với giá trị của tiền tệ. Khi giá trị của tiền tệ
không thay đổi, thì giá cả hàng hóa chỉ có thể tăng lên (hoặc giảm xuống) một cách phổ
biến nếu như giá trị của các hàng hóa tăng lên (hay giảm xuống). Còn khi giá trị của các
hàng hóa không thay đổi, thì giá cả của hàng hóa chỉ có thể tăng lên (hay giảm xuống)
một cách phổ biến nếu như giá trị của tiền tệ giảm xuống (hoặc tăng lên).
Cần chú ý rằng, giá trị của tiền tệ tăng lên hay giảm xuống không cùng tỷ lệ
với sự giảm xuống hay tăng lên của giá cả hàng hóa, nhất là trong điều kiện tiền
vàng được thay thế bằng tiền giấy.
Tóm lại, trong điều kiện tư do cạnh tranh, sự hình thành của giá cả thị trường
phụ thuộc vào ba nhân tố: giá trị thị trường của hàng hóa, quan hệ cung - cầu về
hàng hóa và sức mua của đồng tiền trong lưu thông. Trong điều kiện độc quyền, sự
hình thành giá cả thị trường còn tuỳ thuộc vào thị trường độc quyền.
1.3. Quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống
1.3.1. Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, TSLN có xu hướng giảm sút là một tất
yếu, bởi vì các nhà tư bản chạy theo P siêu ngạch và để giành ưu thế trong cạnh
tranh đã thi nhau cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để hạ thấp CPSX,
từ đó dẫn tới kết quả là cấu tạo hữu cơ tư bản xã hội cũng được nâng cao. Trong
tổng số tư bản xã hội, tư bản bất biến tăng nhanh hơn tư bản khả biến, tư đó dẫn
đến sự giảm sút của TSLN.
Sự thay đổi của cấu tạo hữu cơ tư bản có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.
Có thể biểu đạt mối quan hệ đó như sau:
Nếu m’ là một đại lượng không đổi, thì p’ vận động ngược chiều với cấu tạo
hữu cơ của tư bản:
- Nếu c/v là 1000/1000 thì p’ là: 1000/2000 = 50%
- Nếu c/v là 4000/1000 thì p’ là: 1000/5000 = 20%
Như vậy, m’ = 100%, nếu cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng từ 1/1 lên 4/1 thì p’
giảm từ 50% xuống 20%.
Song TSLN giảm sút không có nghĩa là hạ thấp m’ và giảm nhẹ mức độ bóc
lột công nhân, cũng không có nghĩa là giảm lượng lợi nhuận của nhà tư bản. Bởi

89
vậy, trong khi m’ không đổi, thậm chí không ngừng tăng, thì TSLN sẽ giảm sút.
Đặc biệt là cùng với sự tăng trưởng của tích lũy tư bản, tổng lượng tư bản xã hội
không ngừng tăng lên, TSLN có xu hướng giảm sút, tổng lượng lợi nhuận vẫn sẽ
không ngừng tăng.
Nếu mức tăng của tổng tư bản lớn hơn mức giảm của tỷ suất lợi nhuận thì
khối lượng lợi nhuận sẽ tăng lên.
Thí dụ: 6000C + 4000V + 4000m thì p’ = 40% và p = 4000
17600C + 4400V + 4400m thì p’ = 20% và p = 4400
Như vậy, với m’ = 100%, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng từ 1,5/1 lên 4/1,
nếu tổng tư bản tăng từ 10.000 lên 22.000 (tăng 2,2 lần), còn p’ giảm từ 40% xuống
còn 20% (giảm 2 lần) thì p tăng từ 4000 lên 4400.
Mặt khác, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng sẽ làm cho năng suất lao động
tăng; khi năng suất lao động tăng sẽ làm cho giá cả hàng hóa giảm và do đó, tuy tỷ
suất lợi nhuận tính trên đơn giá hàng hóa giảm xuống, nhưng do khối lượng hàng
hóa bán ra tăng lên với mức cao hơn mức giảm của tỷ suất lợi nhuận, nên khối
lượng lợi nhuận vẫn tăng lên một cách tuyệt đối.
Tóm lại, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng, một mặt, làm cho tỷ suất lợi nhuận
giảm xuống; mặt khác, lại làm cho khối lượng lợi nhuận tăng lên. C.Mác gọi đó là
quy luật kép: TSLN giảm sút mà lượng lợi nhuận đồng thời tăng lên.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là tỷ số về giá trị giữa tư bản bất biến với tư bản
khả biến phản ánh cấu tạo kỹ thuật của tư bản, tức tỷ số giữa khối lượng tư liệu sản
xuất với số lượng lao động sống sử dụng tư liệu sản xuất ấy.
Tuy nhiên, tác động của quy luật tỷ suất lợi nhuận giảm dần, không có nghĩa
là khối lượng lợi nhuận do một tổng tư bản nào đó mang lại không tăng lên một
cách tuyệt đối. Sở dĩ như vậy là vì cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng là kết quả của sự
tăng lên về lượng của tư bản tích luỹ. Sự tăng lên này sẽ làm cho tổng tư bản đầu tư
vào sản xuất - kinh doanh tăng lên.
1.3.2. Những nhân tố ngăn trở sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận
Một là, tăng mức độ bóc lột sức lao động. Khi nghiên cứu cấu tạo hữu cơ
của tư bản tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm, chúng ta đã giả định tỷ suất giá trị

90
thặng dư là một đại lượng không đổi. Nhưng trong thực tế, cấu tạo hữu cơ tư bản
càng tăng - chứng tỏ kỹ thuật và công nghệ hiện đại được sử dụng vào sản xuất
càng nhiều - lại là điều kiện để các nhà tư bản nâng cao được tỷ suất giá trị thặng
dư tương đối. Và, tỷ suất lợi nhuận có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng
dư, nên sự tăng lên của tỷ suất giá trị thặng dư - trong trường hợp này - sẽ cản trở
sự giảm tỷ suất lợi nhuận, do cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên.
Hai là, hạ thấp tiền công xuống dưới giá trị sức lao động. Sự phát triển của
CNTB gắn liền với sự tồn tại của đội quân thất nghiệp. Lợi dụng cung - cầu về sức lao
động, các nhà tư bản gây sức ép với đội quân làm thuê trên nhiều mặt, trong đó có việc
hạ thâó tiền công. Hạ thấp tiền công của công nhân dưới giá trị sức lao động của họ có
nghĩa là giảm bớt phần lao động được trả công, do đó làm tăng phần lao động không
công. Mặt khác, hạ thấp tiền công sẽ giảm được lượng tư bản khả biến.
Ba là, hạ giá cả các yếu tố tư bản bất biến. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ
của tư bản, một mặt, làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm; mặt khác, lại làm cho năng
suất lao động tăng lên, giá cả tư liệu sản xuất giảm xuống. Và chính giá cả tư liệu
sản xuất đã làm cho cấu tạo giá trị của tư bản tăng với mức thấp hơn mức tăng của
cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Do đó, tỷ suất lợi nhuận giảm đi it hơn mức tăng của
cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Bốn là, nhân khẩu thừa tương đối. Nhân khẩu thừa tương đối là điều kiện để
cho một số ngành công nghiệp tiếp tục tồn tại trong tình trạng kỹ thuật thấp mà vẫn
thu được tỷ suất lợi nhuận cao do tiền công rẻ mạt. Đồng thời, có những ngành công
nghiệp mới ra đời với cấu tạo hữu cơ tư bản thấp, vì ở đây lao động sống còn chiếm
ưu thế. Những ngành công nghiệp mới này có thể thu hút số lao động dư thừa ở các
ngành công nghiệp có cấu tạo hữu cơ tư bản cao. Việc lợi dụng nhân tố nói trên
trong điều kiện CNTB hiện đại được tiến hành bằng cách dịch chuyển vốn đầu tư
sang các nước đang phát triển, nơi có nguồn lao động dư thừa và tiền công rất thấp.
Như vậy, do có nhân khẩu thừa tương đối, một số xí nghiệp cũ và một số xí
nghiệp trong nước và nước ngoài mới ra đời chấp nhận cấu tạo hữu cơ của tư bản
thấp và nhờ tiền công có thể thấp hơn mức tiền công trung bình nên thu được tỷ

91
suất lợi nhuận cao. Do đó, khi tham gia bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận chung, nó
có tác dụng cản trở sự hạ thấp của tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Năm là, ngoại thương. Thông qua ngoại thương, một mặt, các nhà tư bản có
thể mua được ở nước ngoài những tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt cho công
nhân với giá rẻ, làm giảm được lượng tư bản bất biến và tư bản khả biến. Mặt khác,
cũng nhờ ngoại thương, các nhà tư bản có thể thu được lợi nhuận cao hơn kinh
doanh ở trong nước, nhờ đó tăng được tỷ suất lợi nhuận để bù lại sự giảm sút của tỷ
suất lợi nhuận do cấu tạo do cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên.
Sáu là, tư bản cổ phần. Sản xuất của tư bản càng phát triển thì bộ phận tư bản
được dùng làm tư bản sinh lợi tức càng phát triển. Bộ phận tư bản này được đem đầu
tư vào các xí nghiệp tư bản lớn dưới hình thức tư bản cổ phần và chỉ được hưởng lợi
tức cổ phần. Các tư bản cổ phần này không tham gia vào việc bình quân hoá tỷ suất
lợi nhuận chung, vì lợi tức cổ phần thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Tóm lại, vì có nhiều nhân tố tác động ngược lại như đã kể trên, nên sự hạ thấp
của tỷ suất lợi nhuận do cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên chỉ diễn ra như một xu
hướng và C.Mác gọi quy luật này là quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống.
Sau đây là một ví dụ về sự giảm dần của tỷ suất lợi nhuận. Trong thời gian
từ 1950 đến năm 1985, tỷ suất lợi nhuận ở Cộng hoà Liên bang Đức đã giảm từ gần
60% xuống còn 47,6%.
2. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các loại hình tư bản
2.1. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
2.1.1. Nguồn gốc tư bản thương nghiệp
Tư bản thương nghiệp là loại tư bản ra đời sớm nhất trong lịch sử, vì tiền đề
cho sự ra đời của nó là lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phát triển tới một
trình độ nhất định. Nhưng bản chất của tư bản thương nghiệp trước chủ nghĩa tư
bản khác về căn bản với tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản.
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư
bản công nghiệp tách ra.
Các phần trước đều giả định tư bản công nghiệp là một thể thống nhất, nghĩa
là nhà tư bản sản xuất tự đảm nhiệm cả việc bán hàng hóa. Giả định ấy hoàn toàn

92
phù hợp với lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản, vì trong thủa ban đầu của nó, khi
quy mô các xí nghiệp còn bé, nhà tư bản thường tự đảm nhiệm cả sản xuất và lưu
thông. Khi đó, hàng hóa đi thẳng từ tay người sản xuất đến người tiêu dùng, chỉ sau
một hành vi H - T là hàng hóa đã được bán xong, tức là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh
vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng.
Nhưng sự phát triển của sản xuất hàng hóa và phân công xã hội đã dẫn tới sự
tách ra của một loại nhà tư bản chuyên đảm nhiệm việc mua và bán hàng hóa, tức
nhà tư bản thương nghiệp. Từ đây, thương nhân thay mặt người mua, ứng tư bản tiền
tệ ra mua hàng hóa của nhà tư bản công nghiệp. Sau hành vi H - T thứ nhất, nhà tư
bản công nghiệp coi như đã bán xong hàng hóa và có thể tiếp tục sản xuất. Nhưng
bản thân hàng hóa chưa được bán xong, vì mới chuyển từ tay người sản xuất sang tay
thương nhân chứ chưa đến tay người tiêu dùng. Thương nhân mua hàng hóa là để
bán lại, bởi vậy, phải có hành vi H - T thứ hai, người tiêu dùng trả tiền cho thương
nhân và thương nhân đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng (sản xuất và sinh hoạt)
và chỉ sau hành vi H - T thứ hai này, hàng hóa mới được bán xong, mới ra khỏi lưu
thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Chính vì phải qua hai hành vi H - T mà tư bản
thương nhân phải vận động theo công thức T - H - T’, tức là mua để bán. Nếu có
nhiều thương nhân làm trung gian thì hàng hóa có thể phải qua nhiều hành vi H - T
mới tới tay người tiêu dùng. Nếu thương nhân mua chịu và chỉ sau khi bán xong
hàng mới trả tiền cho người sản xuất, thì rõ ràng thương nhân chỉ là người môi giới
mang hàng hóa của người sản xuất đến người tiêu dùng và hưởng hoa hồng.
Như vậy, tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản hàng hóa, có
nhiệm vụ chuyển hàng hóa thành tiền. Chỉ có điều khác là trước đây chức năng này
là hoạt động phụ của người sản xuất, bây giờ tách ra thành một chức năng chuyên
môn của một loại nhà tư bản riêng biệt và trở thành lĩnh vực đầu tư riêng biệt. Tư
bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản hàng hóa, chứ không phải toàn bộ
tư bản hàng hóa trong xã hội, bởi vì còn một bộ phận hàng hóa khác không qua tay
thương nhân mà đi thẳng từ xí nghiệp này sang xí nghiệp khác. Thí dụ, nhà máy
nhiệt điện ký hợp đồng trực tiếp mua than của mỏ than, than được chở thẳng từ mỏ
đến nhà máy, không qua thương nhân.

93
Sự phân tích trên đây cho thấy, tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc vào tư
bản công nghiệp, vừa có tính độc lập tương đối. Sự phụ thuộc biểu hiện ở chỗ: tư bản
thương nghiệp chỉ là một bộ phận tư bản hàng hóa của tư bản công nghiệp. Với
nghĩa đó, sản xuất quyết định lưu thông. Không có sản xuất thì không có hàng hóa để
lưu thông. Tính độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp thể hiện ở chỗ: chức
năng chuyển hoá cuối cùng của hàng hóa trở thành tiền trở thành chức năng riêng
biệt tách khỏi tư bản công nghiệp, nằm trong tay người khác. Và chính người khác
đó, tức là thương nhân, ứng tư bản tiền tệ ra nhằm thu lợi nhuận, mà tư bản ứng ra đó
chỉ ở trong lĩnh vực lưu thông, không bao giờ mang hình thái tư bản sản xuất.
Tính độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp càng tăng lên khi có sự phát
triển của hệ thống tín dụng ngân hàng. Thương nhân có thể tiếp tục mua hàng mới
trước khi hàng hóa cũ được bán hết, tạo ra nhu cầu giả tạo. Nếu có nhiều thương
nhân ở khâu trung gian, nhất là trong lĩnh vực ngoại thương, nhu cầu giả tạo đó càng
mở rộng ra quá mức, và nếu để thị trường tự điều tiết, thì đây là một trong những
nhân tố làm gay gắt thêm khủng hoảng sản xuất thừa hàng hóa so với nhu cầu có khả
năng thanh toán. Khủng hoảng này thường nổ ra trước tiên trong khâu bán buôn và ở
những ngân hàng cho các nhà buôn vay tiền.
2.1.2. Vai trò của tư bản thương nghiệp trước và trong chủ nghĩa tư bản
- Thương nghiệp trước chủ nghĩa tư bản
Thương nghiệp và cả tư bản thương nghiệp đã tồn tại trước chủ nghĩa tư bản rất
lâu. Bản thân sự tồn tại và phát triển tới một mức độ nào đó của tư bản thương nghiệp
là tiền đề lịch sử của sự phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì đó là điều
kiện tiên quyết cho việc tích tụ tài sản bằng tiền và mở rộng thị trường cho sản xuất tư
bản chủ nghĩa.
Sự phát triển của tư bản thương nghiệp tác động trở lại sản xuất, làm cho sản
xuất ngày càng mang tính chất vì giá trị trao đổi, ngày càng chuyển sản phẩm thành
hàng hóa.
Trước chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nhân tồn tại độc lập với sản xuất, vì
tư bản thương nhân vận động theo công thức T - H - T’, còn sản xuất chủ yếu vẫn
hướng vào giá trị sử dụng. Ở đây, một mặt lưu thông chưa chi phối được sản xuất

94
mà coi sản xuất như một tiền đề có sẵn của lưu thông (thông thường chỉ có những
sản phẩm thừa mới trở thành hàng hóa). Khi đó, lưu thông chưa trở thành một khâu
của quá trình tái sản xuất. Trước chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nhân đóng vai trò
môi giới giữa những người có sản phẩm tham gia trao đổi, giữa những cộng đồng
dân cư, giữa những quốc gia chưa phát triển về kinh tế và bóc lột cả hai bên bằng
cách mua rẻ bán đắt. Bởi vậy, lợi nhuận thương nghiệp khi ấy phần lớn là do các
hành vi lừa đảo mà có, như đầu cơ tích trữ, ép giá, cân đo giả dối, v.v…
Tuy nhiên, ngay trong hoàn cảnh ấy, thương nghiệp cũ vẫn có tác động tích
cực, làm phá vỡ tính chất tự cung, tự cấp của nền sản xuất và thúc đẩy sản xuất
hàng hóa phát triển, biểu hiện qua các hình thức chủ yếu sau đây:
+ Thương nhân không chỉ đón lấy sản phẩm thừa ra như trước mà trực tiếp
thâm nhập vào sản xuất bằng cách cung ứng những hàng hóa ngang giá mới, những
nguyên liệu và vật liệu phụ, tạo cơ sở cho sự hình thành những ngành sản xuất hàng
hóa mới.
+ Thương nhân đứng ra đặt hàng cho những người sản xuất hàng hóa nhỏ,
biến những tiểu chủ thành những người nhận gia công cho mình hoặc bao mua
hàng hóa của những người sản xuất nhỏ, độc lập.
+ Thương nhân trực tiếp trở thành nhà công nghiệp, đầu tư xây dựng những
xí nghiệp mới, nhất là trong những ngành sản xuất hàng xa xỉ, những ngành mà cả
nguyên liệu và nhân công đều đưa từ nước ngoài vào.
Tác động của thương nghiệp làm tan rã những tổ chức sản xuất còn mang
nặng tính chất tự cung, tự cấp mạnh mẽ đến mức nào điều đó còn phụ thuộc vào sự
vững chắc của kết cấu nội tại của phương thức sản xuất cũ. Thí dụ: trong thời kỳ tích
luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản Anh, tư bản thương nghiệp Anh đã làm tan rã
những công xã bé nhỏ ở Ấn Độ, nhưng tác động đó lại rất hạn chế ở Trung Quốc.
- Thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản
Trong chủ nghĩa tư bản, với nhiệm vụ quan trọng là thực hiện sản phẩm
nhanh chóng trong điều kiện thị trường không ngừng mở rộng và cạnh tranh ác liệt,
thương nghiệp trở thành một mắt khâu không thể thiếu phục vụ cho sản xuất công
nghiệp. Ở đây, quá trình sản xuất hoàn toàn gắn chặt với lưu thông; lưu thông chỉ là

95
một giai đoạn quá độ của sản xuất, chỉ đơn thuần là thực hiện những sản phẩm và
thay thế các yếu tố của sản xuất đã được sản xuất ra với tư cách là hàng hóa. Nói
cách khác, không có sản xuất thì không có lưu thông, nhưng không có lưu thông
cũng không có sản xuất; toàn bộ “đầu ra” và “đầu vào” của sản xuất đều dựa vào
lưu thông, dựa vào thị trường.
Việc tách chức năng mua - bán hàng hóa thành một chức năng riêng biệt của
thương nhân là một tất yếu kinh tế cho sự phát triển của sản xuất hàng hóa và phân
công xã hội. Sự tách rời đó đem lại lợi ích cho cả tư bản công nghiệp và tư bản
thương nghiệp cúng như toàn xã hội. Bở vì:
Một là, nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán, lượng tư bản ứng
vào lưu thông và chi phí lưu thông sẽ nhỏ hơn là khi những người sản xuất trực tiếp
đảm nhiệm chức năng này. Một tư bản thương nhân có thể phục vụ sự chu chuyển
của một số tư bản trong cùng một lĩnh vực sản xuất hay trong những lĩnh vực sản
xuất khác nhau. Thí dụ: thương nhân buôn hàng dệt có thể bán vải của nhiều nhà
máy dệt, hoặc có thể vừa bán vải, vừa bán len, dạ…
Hai là, thương nhân chuyên trách, người sản xuất có thể tập trung thời gian
chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng
giá trị thặng dư.
Ba là, có thương nhân chuyên trách sẽ rút ngắn thời gian lưu thông, tăng nhanh
chu chuyển tư bản, nhờ đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm.
Như vậy, thương nghiệp không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, nhưng có thể
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất tăng thêm khối lượng giá trị thặng dư.
2.1.3. Lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản
Lợi nhuận thương nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bộ phận giá trị thặng dư
do nhà tư bản công nghiệp nhượng cho nhà tư bản thương nghiệp trong việc bán
hàng hóa của mình. Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng
là một bộ phận lao động không được trả công của công nhân.
Nếu đứng trên góc độ sản xuất hàng hóa hữu hình (chưa xét đến hàng hóa vô
hình, tức là dịch vụ, nhất là dịch vụ thương nghiệp thuần tuý), thì lưu thông không
trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng tư bản ứng vào lưu thông cũng phải

96
thu được lợi nhuận bằng lợi nhuận bình quân. Nếu lợi nhuận thương nghiệp thấp hơn
lợi nhuận công nghiệp, tư bản sẽ rút bớt khỏi lưu thông và đầu tư vào sản xuất và
ngược lại. Như vậy, tư bản thương nghiệp cũng sẽ tham gia vào quá trình bình quân
hoá lợi nhuận. Nhưng nói chung vì lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư, nên lợi
nhuận thương nghiệp chỉ có thể là một bộ phận giá trị thặng dư do công nhân trong
lĩnh vực sản xuất tạo ra và nhà tư bản công nghiệp nhường lại cho nhà tư bản thương
nghiệp, vì đã thay nhà tư bản công nghiệp đảm trách khâu lưu thông.
Để làm rõ nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp, có thể dẫn ra thí dụ sau
(giả định không có các loại chi phí lưu thông).
Giả định nhà tư bản công nghiệp ứng ra tư bản bất biến là 720, tư bản khả
biến là 180, tổng cộng là 900, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, tư bản cố định hao
mòn hết trong một năm. Như vậy, tổng khối lượng giá trị thặng dư là 180 và tổng
giá trị của sản phẩm xã hội là 900 + 180 = 1080. Giả định nhà tư bản công nghiệp
tự đảm nhiệm bán hàng hóa của mình thì tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ bằng:

Khi có nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh, công
thức tính trên đây sẽ thay đổi. Giả dụ, nhà tư bản thương nghiệp ứng ra 100 (100 vì
tư bản thương nghiệp quay nhiều vòng trong năm, khoảng 10,8 vòng một năm)…
Như vậy, tổng tư bản ứng ra sẽ là 900 + 100 = 1000 và tỷ suất lợi nhuận bình quân

giảm xuống còn:

Nhà tư bản công nghiệp sẽ thu lợi nhuận bằng 18% của tư bản đã ứng ra, tức
là 18% của 900 bằng 162 và sẽ bán hàng cho thương nhân theo giá 900 + 162 =
1062. Thương nhân sẽ bán cho người tiêu dùng theo giá 1080 và thu lợi nhuận bằng
18, tức đó cũng là 18% của tư bản thương nghiệp đã ứng ra. Như vậy lợi nhuận
thương nghiệp có được là do giá bán của thương nhân cao hơn giá mua, nhưng
không phải vì giá bán cao hơn giá trị mà vì giá mua thấp hơn giá trị hàng hóa.
C.Mác gọi mức giá mà nhà tư bản công nghiệp bán cho thương nhân (1062) là giá
cả sản xuất theo nghĩa hẹp.

97
Sở dĩ tư bản công nghiệp phải “nhường” bớt lợi nhuận cho nhà tư bản
thương nghiệp là vì lợi ích của bản thân nó. Nếu các nhà tư bản công nghiệp tự đảm
nhiệm khâu lưu thông thì thương nghiệp phân tán, tư bản dự trữ của người sản xuất
tăng lên, tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu thông tăng lên, nên tỷ suất lợi
nhuận sẽ giảm thấp hơn là khi có thương nhân chuyên trách việc mua - bán. Giả dụ
không có thương nhân, tư bản ứng vào lưu thông và dự trữ có thể là 200. Như vậy,
tổng tư bản sẽ là 900 + 200 = 1100 và tỷ suất lợi nhuận chung sẽ giảm xuống, chỉ

còn:

Chứ không phải là 18%. Sở dĩ sự chuyên trách của thương nhân được các
nhà tư bản công nghiệp chấp nhận vì nó mang lại cho họ nhiều lợi ích kinh tế hơn
so với khi không có thương nhân.
Nhưng con số minh hoạ về nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp đã trình
bày trên đây chỉ đúng với giả định không có chi phí lưu thông. Trên thực tế kinh
doanh thương nghiệp, thương nhân phải ứng tư bản cho cả chi phí lưu thông. Trong
trường hợp này tỷ suất lợi nhuận thương nghiệp sẽ như thế nào? Chi phí lưu thông
chia làm hai loại, ở đây không nói đến loại chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong
lưu thông (những chi phí này cũng giống như chi phí sản xuất) mà chỉ tính tới chi
phí lưu thông thuần tuý. Giả định chi phí lưu thông thuần tuý là 50. Như vậy, ngoài
tư bản công nghiệp là 900, tư bản thương nghiệp ứng ra mua hàng hóa là 100, còn
thêm chi phí lưu thông thuần tuý 50 nữa, tổng cộng tư bản ứng ra là 1050. Tỷ suất

lợi nhuận chung sẽ là:

Chứ không phải là 18% và lợi nhuận của tư bản công nghiệp chỉ bằng

của tư bản ứng ra, tức là của 900, bằng . Vì thế, giá bán

của nhà tư bản công nghiệp chỉ còn là chứ không phải là 1062. Thương

nhân sẽ thu lợi nhuận bằng của 150 đã ứng ra, cụ thể là . Còn giá bán

của thương nhân không phải là 1080 mà là 1130, vì còn phải cộng thêm cả chi phí
lưu thông thuần tuý vào.

98
2.1.4. Chi phí lưu thông và lao động thương nghiệp
Như đã nói ở trên, ngoài tư bản mua hàng hóa, nhà tư bản thương nghiệp còn
phải ứng tư bản cho chi phí lưu thông. Có hai loại chi phí lưu thông: chi phí tiếp tục
quá trình sản xuất trong lưu thông và chi phí lưu thông thuần tuý.
- Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông:
Là những loại chi phí làm cho giá trị sử dụng của hàng hóa đáp ứng tốt hơn
nhu cầu tiêu dùng của xã hội (bảo quản giá trị sử dụng, chi phí vận chuyển…) hoặc
làm cho giá trị sử dụng của hàng hóa thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng
(phân loại, đóng gói…). Chi phí này được gọi là chi phí sản xuất; giống như các
hoạt động sản xuất khác, lao động hao phí cho các hoạt động nói trên cũng tạo ra
giá trị và giá trị thặng dư và được nhập vào giá trị của hàng hóa.
Tuy nhiên, cũng như sự hình thành giá trị hàng hóa nói chung, xã hội chỉ
thừa nhận chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông trung bình, hợp lý.
Việc bảo quản những hàng hóa dự trữ hoặc tồn kho quá mức cho phép, vận chuyển
lòng vòng, bao bì quá xa xỉ… sẽ làm tăng những hư phí và tăng giá bán hàng hóa,
giảm sức cạnh tranh, gây khó khăn cho việc tiêu thụ.
- Chi phí lưu thông thuần tuý:
Gồm những chi phí gắn với sự biến hoá hình thái từ hàng hóa sang tiền hoặc
từ tiền sang hàng hóa, không liên quan gì tới giá trị sử dụng của hàng hóa, như chi
phí cho việc mua bán, quảng cáo, đặt đại lý, giao dịch thư tín, xây cửa hàng, quầy
hàng, tiền công cho nhân viên thương nghiệp, sổ sách kế toán v.v… Cần nhận thức
đúng đặc điểm của loại chi phí này: tuy đó là những hư phí, nhưng những chi phí
đó cũng phải được chuyển vào giá bán hàng hóa mà vẫn không vi phạm quy luật
trao đổi hàng hóa.
Những chi phí lưu thông thuần tuý được coi là những hư phí nếu đứng trên
góc độ hàng hóa hiện vật. Để sản xuất và lưu thông hàng hóa, các nhà tư bản công
nghiệp phải ứng ra một lượng tư bản bằng 720 + 180, cộng lại bằng 900, còn các
nhà tư bản thương nghiệp phải ứng ra 100 để mua hàng hóa và 50 cho chi phí lưu
thông thuần tuý. Khi ứng ra 100 để mua hàng hóa, tư bản xuất hiện dưới hình thái
tiền tạm ứng và khi bán xong hàng hóa lại thu về. Nếu thương nhân mua chịu và

99
chỉ thanh toán cho nhà tư bản công nghiệp sau khi bán xong hàng hóa thì không có
khoản tạm ứng 100 này, bởi vậy, khi xét hàng hóa hiện vật có thể tạm gạt khoản
100 này ra ngoài sự tính toán giá trị hàng hóa. Còn khoản tư bản 50 cho chi phí lưu
thông trên danh nghĩa cũng do thương nhân ứng ra dưới hình thái tiền, nhưng nó
phải chuyển thành hiện vật như cửa hàng, quầy hàng, sổ sách kế toán… và tư liệu
tiêu dùng cho nhân viên thương nghiệp, nếu tính theo tỷ lệ c/v bằng 4/1, thì số 50
đó sẽ chia thành 40c và 10v… Như vậy, về thực chất, các nhà tư bản công nghiệp
phải là người sản xuất ra hiện vật để dùng làm các yếu tố vật chất cho hoạt động
thương nghiệp và sau khi các yếu tố này đã tiêu dùng hết sẽ lại phải bù đắp lại dưới
hình thái hiện vật để tiếp tục quá trình sản xuất.
Tóm lại, tổng số tư bản ứng ra dưới hình thái hàng hóa hiện vật gồm 900 của
tư bản công nghiệp và 50 của tư bản thương nghiệp, tổng cộng là 950. Nhưng trong
quá trình hoạt động, chi phí lưu thông thuần tuý không được chuyển sang hiện vật, vì
nó không liên quan đến giá trị sử dụng của hàng hóa, do đó, nó không tạo ra sản
phẩm thành và giá trị thặng dư. Chỉ có tư bản công nghiệp mang lại 180 giá trị thặng
dư. Giá trị tổng sản phẩm xã hội sẽ là 950 + 180 = 1130. Tổng số giá trị 1130 này
đều đã chứa đựng trong giá trị sử dụng dưới hình thái hiện vật. Nhưng vì 50 chi phí
lưu thông qua quá trình hoạt động hao mòn mà không chuyển sang hiện vật, nên đến
cuối năm tổng giá trị của hàng hóa dưới dạng hiện vật chỉ còn 1080. Để tái sản xuất
giản đơn, người ta lại phải ứng ra dưới hình thái hiện vật 720c + 180v cho lĩnh vực
công nghiệp và 40c + 10v cho chi phí lưu thông, nên giá trị thặng dư chỉ còn lại là
130. Với ý nghĩa đó, chi phí lưu thông thuần tuý được coi là hư phí, không những
không tạo ra sản phẩm thặng dư và giá trị thặng dư, mà còn khấu trừ vào sản phẩm
thặng dư, làm cho giá trị thặng dư từ 180 giảm xuống còn 130.
Trong nền kinh tế hiện đại, không chỉ có hàng hóa hiện vật, hữu hình mà còn
có hàng hóa vô hình, tức là những dịch vụ, trong đó có dịch vụ thương nghiệp. Để
có hàng hóa vô hình này, xã hội cũng phải hao phí lao động quá khứ và lao động
sống. Mặt khác, hàng hóa vô hình này cũng được trao đổi lấy hàng hóa hiện vật và
các loại hàng hóa vô hình (dịch vụ) khác. Bởi vậy, nếu thống kê cả hàng hóa hiện
vật và hàng hóa vô hình thì tổng giá trị hàng hóa cả năm là 1130 (trong đó 1080 là

100
hàng hóa hiện vật và 50 là dịch vụ thương nghiệp). Những người được hưởng dịch
vụ thương nghiệp thuần tuý - tức là nhận được hàng hóa vô hình - phải trả lại vật
ngang giá bằng hiện vật hoặc hàng hóa vô hình khác. Khi nói tổng giá cả hàng hóa
bằng tổng giá trị (theo nghĩa rộng) thì phải tính cả hàng hóa hữu hình và vô hình là
1130, như C.Mác đã tính, chứ không phải là 1080. Vì vậy, bán theo giá 1130 mới là
bán theo đúng giá trị và có như vậy những người hoạt động trong lĩnh vực thương
nghiệp mới được bù đắp hao phí lao động của mình. Do sự chi phối của tư duy hiện
vật, hệ thống thống kê trước đây ở nước ta không tính các dịch vụ không sản xuất.
Ngày nay, theo tư duy kinh tế hàng hóa, tất cả các dịch vụ không sản xuất đều được
tính đến. Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, năng suất lao động trong các
ngành sản xuất vật chất tăng lên cho phép rút bớt sức người, sức của sang các
ngành dịch vụ không sản xuất đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về
dịch vụ. Quan điểm của C.Mác về dịch vụ thương nghiệp thuần tuý cho ta cơ sở
khoa học để hiểu về các loại dịch vụ không sản xuất và thấy rõ tính khoa học, tính
thực tiễn của hệ thống thống kê mới.
- Lao động thương nghiệp thuần tuý:
Lao động thương nghiệp thuần tuý không tạo ra hàng hóa hiện vật, nhưng
tạo ra hàng hóa - dịch vụ. Giá trị của hàng hóa - dịch vụ này gia nhập vào tổng số
giá trị hàng hóa của xã hội. Chính vì vậy, tư bản ứng ra để trả công cho công nhân
thương nghiệp là một bộ phận cấu thành của giá bán hàng hóa của tư bản thương
nghiệp. Nếu gọi B là tư bản để mua hàng hóa, K là tư bản bất biến phục vụ cho việc
mua - bán (chi phí vật chất cho thương nghiệp), b là tư bản khả biến ứng ra để trả
công cho công nhân viên thương nghiệp, p’ là tỷ suất lợi nhuận chung, thì giá bán
hàng hóa của nhà tư bản thương nghiệp sẽ là:
B + Bp’ + K + Kp’ + b + bp’
Khoản b + bp’ (tư bản khả biến ứng ra để trả tiền công cho công nhân viên
thương nghiệp + lợi nhuận cho khoản tư bản ứng ra này) tưởng chừng như phi lý
nhưng trong thực tế lại được xã hội chấp nhận.
Phi lý vì để thu lợi nhuận thương nghiệp, nhà tư bản thương nghiệp phải bỏ
vốn ra. Thế nhưng, ngoài việc thu hồi lại số tư bản ứng ra, tư bản thương nghiệp

101
còn đòi thêm khoản lợi nhuận cho số tư bản ứng trước đó. Nhưng khoản này vẫn
được xã hội chấp nhận vì nó đã mạng lại nhiều lợi ích hơn so với việc thực hiện
hàng hóa phân tán của đội ngũ tiểu thương.
Nếu tất cả đều là tiểu thương thì tư bản thương nghiệp sẽ chia ra vô cùng
nhỏ, trong khi quy mô sản xuất hàng hóa và khối lượng kinh doanh của tư bản công
nghiệp ngày càng lớn - điều đó sẽ dẫn đến mất cân đối giữa hai loại tư bản ấy. So
với tiểu thương, thương nghiệp lớn, tập trung có nhiều ưu thế hơn trong việc tiết
kiệm chi phí lưu thông và tiết kiệm lao động. Chính vì vậy, về mặt lịch sử, hiện
tượng tập trung phát sinh ra trong kinh doanh thương nghiệp sớm hơn trong công
nghiệp. Cùng một tư bản thương nhân, nếu chia ra cho nhiều thương nhân nhỏ sẽ
đòi hỏi nhiều người lao động hơn để thực hiện các chức năng của nó. Hơn nữa, sẽ
phải ứng ra một lượng tư bản lớn hơn để bảo đảm sự chu chuyển của cùng một tư
bản hàng hóa, chi phí lưu thông cũng tăng lên và nhà tư bản công nghiệp sẽ phải
giao dịch với nhiều đầu mối hơn. Tình hình đó sẽ làm mất đi phần lớn lợi ích kinh
tế do tính chất độc lập của tư bản thương nghiệp mang lại.
Trong thí dụ minh hoạ dưới đây, giả định K = 0 và tỷ suất lợi nhuận p’ =
15%. Để chu chuyển một khối lượng hàng hóa hiện vật với tổng giá trị là 1080, nếu
tất cả là tiểu thương thì tư bản chu chuyển chậm, nên phải ứng tư bản B = 200
chẳng hạn; lợi nhuận sẽ là 30.
B + Bp’ = 200 + 30 = 230
Nếu là tư bản thương nghiệp, tư bản sẽ được chu chuyển nhanh hơn, tiết
kiệm chi phí lưu thông, nên:
B = 100, b = 10 và B + Bp’ + b + bp’ = 100 + 15 + 10 + 1,5 = 126,5
Tóm lại, mặc dù khoản b + bp’ là phi lý nhưng xét lợi ích toàn xã hội thì khoản
chi phí cho tư bản thương nghiệp vẫn thấp hơn khoản chi cho mạng lưới tiểu thương.
Lợi nhuận tư bản thương nghiệp không chỉ là kết quả của sự bóc lột giá trị
thặng dư của người lao động trong sản xuất mà còn là kết quả của sự bóc lột lao
động thặng dư của những người lao động thương nghiệp thuần tuý. Cũng như mọi
người lao động làm thuê khác, ngày lao động của nhân viên thương nghiệp cũng
chia làm hai phần: thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư. Cái

102
mà nhà tư bản tổn phí cho nhân viên thương nghiệp và cái mà nhân viên thương
nghiệp đem lại cho nhà tư bản là những đại lượng khác nhau. Khối lượng lợi nhuận
mà nhân viên thương nghiệp đem lại cho nhà tư bản lớn hơn số tiền công mà nhà tư
bản đã trả. Điều khác nhau ở chỗ là nhân viên thương nghiệp đem lại lợi nhuận cho
nhà tư bản không phải vì họ trực tiếp sản xuất ra giá trị thặng dư, mà là vì họ đã
góp phần làm giảm bớt các phí tổn thực hiện giá trị thặng dư, do chỗ họ đã lao
động không công, tạo điều kiện cho nhà tư bản thương nghiệp chiếm hữu một phần
giá trị thặng dư, như đã trình bày ở trên. Nhưng trong ví dụ minh hoạ, chi phí lưu
thông thuần tuý trên đây chỉ gồm có chi phí tư bản bất biến (40C) và tư bản khả
biến (10V), không có giá trị thặng dư. Vậy, lao động thặng dư của nhân viên
thương nghiệp hình thành ra sao?
Giả dụ công nhân trong xưởng và nhân viên trong cửa hàng đều làm việc 8
giờ một ngày, trong đó 4 giờ là lao động tất yếu; mỗi ngày một công nhân làm
được 8 sản phẩm. Như vậy, nhà tư bản thu được 4 sản phẩm thặng dư (để đơn giản,
chúng ta tạm gác tư bản bất biến, coi như sản phẩm chỉ kết tinh lao động sống).
Còn lao động của nhân viên thương nghiệp không được kết tinh vào sản phẩm,
nhưng họ vẫn phải tiêu dùng một lượng sản phẩm có giá trị tương đương với thời
gian lao động tất yếu. Như vậy, nhân viên thương nghiệp không những “không tạo
ra hàng hóa hiện vật” mà còn “xén bớt” 4 sản phẩm (trong ví dụ trên). Trong thời
gian lao động thặng dư, nhân viên thương nghiệp vẫn phải hao phí lao động, nhưng
nhà tư bản thuê họ không phải trả gì hết. Nhân viên thương nghiệp chỉ làm đúng
thời gian lao động tất yếu, thì cùng một khối lượng công việc kinh doanh như cũ,
nhà tư bản phải thuê hai người và hàng hóa hiện vật sẽ bị “xén bớt” không chỉ 4 mà
là 8. Như vậy là ½ thời gian lưu thông hữu hiệu của nhân viên thương nghiệp, tuy
không mang lại cho xã hội một sản phẩm phụ thêm hay một giá trị phụ thêm nào,
nhưng cũng không buộc xã hội phải trả một vật ngang giá nào cả. Nhưng, đối với
nhà tư bản sử dụng nhân viên thương nghiệp thì 4 giờ lao động thặng dư không
được trả công sẽ làm giảm bớt chi phí lưu thông, trở thành một khoản tiết kiệm,
một món lời tích cực, vì nó làm cho lợi nhuận giảm đi ít hơn. Khoản lời tích cực
này rất khó tính chính xác nên không được phản ánh trong các biểu thống kê.

103
2.1.5. Chu chuyển của tư bản thương nghiệp
Chu chuyển của tư bản thương nghiệp là quá trình vận động của nó bắt đầu
từ khi ứng trước tư bản dưới hình thức tiền tệ cho đến khi tư bản trở về tay nhà tư
bản cũng dưới hình thức ấy (T-H-T’). Số vòng chu chuyển của tư bản thương
nghiệp trong một năm là số lần mà sự vận động T-H-T’ lặp đi lặp lại trong năm đó.
Tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp phụ thuộc vào tốc độ và quy mô của
quá trình tái sản xuất và tiêu dùng cá nhân.
Thời gian chu chuyển của tư bản thương nghiệp dài hay ngắn, và do đó, số
vòng chu chuyển trong một năm nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào tính chất của từng
ngành thương nghiệp. Trong cùng một ngành thương nghiệp, chu chuyển của tư
bản thương nghiệp cũng nhanh, chậm khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của
chu kỳ kinh tế. Tuy vậy, kinh nghiệm cho phép người ta tính được số vòng chu
chuyển trung bình của mỗi ngành.
Số vòng chu chuyển của tư bản thương nghiệp có tác động đến lượng tuyệt đối
và tương đối của tư bản thương nghiệp cần thiết cho lưu thông. Lượng tuyệt đối của tư
bản thương nghiệp cần thiết và tốc độ chu chuyển của nó tỷ lệ nghịch với nhau, nhưng
lượng tương đối của nó, tức là tỷ số giữa nó với tổng số tư bản, lại do lượng tuyệt đối
của nó quyết định, nếu mọi điều kiện khác vẫn như cũ. Thí dụ, tổng tư bản là 10.000,
nếu tư bản thương nghiệp chu chuyển 10 vòng một năm thì lượng tuyệt đối cần thiết
của nó phải là 2000 và lượng tương đối của nó là 1/5. Nếu lượng tương đối của tư bản
thương nghiệp là một đại lượng xác định thì sự khác nhau về số vòng chu chuyển
trong các ngành thương nghiệp sẽ không ảnh hưởng gì đến quy mô của tổng số lợi
nhuận thuộc về tư bản thương nghiệp, cũng không ảnh hưởng gì đến tỷ suất lợi nhuận
chung. Lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp không phải do khối lượng tư bản hàng
hóa mà nhà tư bản ấy đảm nhiệm việc chu chuyển quyết định, mà do số lượng tư bản
tiền tệ được ứng ra để thực hiện việc chu chuyển đó quyết định.
Thí dụ, nếu tỷ suất lợi nhuận chung hàng năm là 15% và nhà tư bản thương
nghiệp ứng tư bản ra là 100, khi kinh doanh trong ngành thương nghiệp có tốc độ chu
chuyển trung bình là 1 vòng một năm, anh ta sẽ bán hàng hóa của mình là 115. Nhưng,
khi kinh doanh trong một ngành thương nghiệp khác có tốc độ chu chuyển tư bản

104
trung bình là 5 vòng một năm thì trong một năm anh ta phải bán 5 lần và 103 và doanh
số cả năm là 515, lợi nhuận trung bình thu được là 15, tức là bằng 15% của tư bản
thương nghiệp 100 đã ứng ra ban đầu. Như vậy, số vòng chu chuyển của tư bản
thương nghiệp trong các ngành thương nghiệp khác nhau ảnh hưởng trực tiếp tới giá
cả thương nghiệp của hàng hóa. Số tiền mà nhà tư bản thương nghiệp tính thêm vào
giá cả - tức là lượng lợi nhuận thương nghiệp tính thêm vào giá bán của mỗi đơn vị
hàng hóa - tỷ lệ nghịch với số vòng chu chuyển của tư bản thương nghiệp trong các
ngành thương nghiệp khác nhau.
Nhà tư bản thương nghiệp không thể tuỳ tiện định giá bán hàng hóa. Giá bán
này có hai giới hạn: một là, giá cả sản xuất của hàng hóa; hai là, tỷ suất lợi nhuận
trung bình. Điều duy nhất mà nhà tư bản thương nghiệp có thể tự quyết định là buôn
bán hàng hóa đắt tiền hay rẻ tiền, đầu tư vào ngành có tốc độ chu chuyển tư bản
trung bình nhanh hay chậm. Nhưng những điều này còn tuỳ thuộc vào lượng tư bản
mà thương nhân chi phối và sở trường kinh doanh nữa. Tuy nhiên, trong cùng một
ngành thương nghiệp, tư bản thương nghiệp cá biệt nào chu chuyển nhanh hơn tốc
độ chu chuyển trung bình sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch.
2.2. Tư bản cho vay và lợi tức
Trong CNTB, tiền tệ có một “giá trị sử dụng phụ thêm” là dùng làm tư bản
cho vay để đem lại lợi tức cho chủ sở hữu tư bản cho vay và lợi nhuận của chủ xí
nghiệp sử dụng tư bản cho vay vào sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, nó trở thành một
loại hàng hóa đặc biệt, gọi là hàng hóa tư bản, có thể đem nhượng lại, tức là cho
vay và trở thành tư bản cho vay.
2.2.1. Sự hình thành tư bản cho vay và lợi tức cho vay
2.2.1.1. Sự hình thành tư bản cho vay
Tư bản cho vay là một hình thức tư bản xuất hiện từ trước chủ nghĩa tư bản.
Điều kiện tồn tại của tư bản cho vay là sản phẩm trở thành hàng hóa và tiền tệ đã
phát triển các chức năng của nó. Trước chủ nghĩa tư bản, hình thức chủ yếu của tư
bản cho vay là tư bản cho vay nặng lãi, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xa hoa của
chủ nô, chúa phong kiến và giới quý tộc hoặc đáp ứng nhu cầu vay của những
người nông dân, thợ thủ công, thương nhân… khi gặp thiên tai, mất mùa, rủi ro

105
trong làm ăn, sự thúc ép trong sinh hoạt. Mức lợi tức thường rất cao, không chỉ
chiếm mất toàn bộ sản phẩm thặng dư mà còn chiếm cả một phần sản phẩm tất yếu
của người đi vay. Với những đặc điểm nêu trên, tư bản cho vay nặng lãi đã kìm
hãm sự phát triển của sản xuất.
Khác với tư bản cho vay nặng lãi trước chủ nghĩa tư bản, tư bản cho vay trong
chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản tiền tệ trong tuần hoàn của tư bản công
nghiệp tách ra và vận động độc lập. Trong quá trình tuần hoàn của tư bản, xuất hiện
hiện tượng có một số tiền tạm thời “nhàn rỗi” như: tiền dự trữ để mua nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu; quỹ dùng để trả tiền công nhưng chưa đến kỳ trả; giá trị thặng dư
dành cho tích luỹ chưa đủ mức tư bản hoá; quỹ khấu hao máy móc, thiết bị… có thể
đem cho vay để thu lợi tức. Trong khi đó, một số nhà tư bản khác lại đang cần tiền
mua sắm vật tư, nguyên liệu… để duy trì sản xuất, kinh doanh trong khi chưa bán
được hàng; cần tiền để cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới hoặc mở rộng sản
xuất, kinh doanh mà vốn tích luỹ chưa đủ, cần vay thêm. Từ những quan hệ cung -
cầu về vốn tiền tệ đó đã hình thành và phát triển tư bản cho vay.
Tư bản cho vay trong CNTB là một loại tư bản đặc biệt, khác về căn bản với
tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp.
Tư bản cho vay là tư bản mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng. Cùng
một tư bản nhưng đối với người cho vay, nó là tư bản thuộc quyền sở hữu của anh
ta, chỉ tạm thời trao vào tay người đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định và
phải hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi; đối với người đi vay, nó là tư bản chức năng,
anh ta sử dụng nó trong sản xuất, kinh doanh và nó tạo ra lợi nhuận.
Tư bản cho vay biểu hiện ra như là một loại hàng hóa đặc biệt. Tư bản cho
vay là hàng hóa vì nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng, có người mua, người bán,
có giá cả và giá cả của nó cũng lên xuống theo quan hệ cung - cầu… Nhưng tư bản
cho vay là loại hàng hóa đặc biệt, bởi vì người bán không mất quyền sở hữu, khi
người mua sử dụng thì giá trị sử dụng và giá trị của nó không mất đi, mà còn tăng
lên; giá cả của nó không do giá trị mà do giá trị sử dụng, do khả năng tạo ra lợi
nhuận của nó quyết định.

106
Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất. Công thức vận động của nó là T
- T’. Theo công thức đó, sự vận động của tư bản cho vay thể hiện ra chỉ là những
giao dịch giữa người cho vay và người đi vay, hoàn toàn không có quan hệ gì với
quá trình sản xuất, kinh doanh và sự vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp, tạo
nên vẻ bề ngoài là lợi tức do bản thân tiền tệ đẻ ra, tiền tệ có khả năng sinh sôi, nảy
nở, tiền đẻ ra tiền. Do đó, quan hệ bóc lột TBCN được che giấu một cách kín đáo
nhất; tư bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất.
Thực ra sự vận động của tư bản cho vay không thể tách rời sự vận động thực
tế của tư bản công nghiệp. Sở dĩ tiền tệ dưới dạng tư bản cho vay tăng thêm được là
do trong thực tế, nó vận động theo công thức:

SLĐ

T-T-H … SX …H’ - T’ - T

TLSX

Trong đó, T - T’ và T’ - T chỉ là điểm mở đầu và điểm kết thúc, là sự chuẩn


bị và kết quả vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp.
2.2.1.2. Lợi tức và lợi nhuận của chủ xí nghiệp
Tư bản cho vay, sau một thời gian giao cho nhà tư bản hoạt động sử dụng,
phải được hoàn trả lại cho người chủ sở hữu nó kèm theo một giá trị tăng thêm, đó
là lợi tức. Lợi tức là cái giá mà nhà tư bản hoạt động (tư bản công nghiệp, tư bản
thương nghiệp) phải trả cho người sở hữu tư bản cho vay về quyền được tạm thời
sử dụng khoản tư bản tiền tệ của người đó.
Vậy, nguồn gốc và bản chất của lợi tức là gì?
Tiền là tư bản ngay từ khi nó được cho vay nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Như vậy, khi chuyển từ tay người cho vay sang người đi vay thì tiền chưa đẻ ra lợi
nhuận được. Tiền đi vay phải trở thành tư bản hoạt động mới tạo ra lợi nhuận. Ở
đây, cùng một số tiền đã tồn tại với tính cách là tư bản hai lần đối với hai người,
nhưng không phải là thế mà lợi nhuận có thể tăng lên gấp đôi, bởi lẽ nó chỉ thật sự
hoạt động một lần - đem lại lợi nhuận cho người đi vay. Lợi tức chỉ là một phần

107
của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản hoạt động thu được phải trả cho nhà tư
bản cho vay. Điều này là hợp lý, vì nhà tư bản hoạt động đã sử dụng tư bản của
người khác, nhờ giá trị sử dụng của tư bản cho vay này mà thu được lợi nhuận, nên
anh ta phải trả tiền cho việc sử dụng giá trị sử dụng đó.
Như vậy, về thực chất, lợi tức chỉ là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư
bản hoạt động thu được nhờ sử dụng tư bản cho vay, trả cho chủ sở hữu tư bản cho
vay, tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản công, thương
nghiệp thu được khi sử dụng tư bản cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
thu lợi nhuận, trả cho nhà tư bản cho vay.
Phần lợi nhuận bình quân còn lại trong tay các nhà tư bản công thương nghiệp
trực tiếp kinh doanh gọi là lợi nhuận của chủ xí nghiệp. Sự phân chia lợi nhuận bình
quân thành hai bộ phận như vậy chỉ là sự phân chia về lượng giữa hai người cùng có
quyền đối với cùng một tư bản và cùng một lợi nhuận. Nhưng về sau, bất cứ nhà tư
bản nào, dù là kinh doanh bằng vốn của mình, trong ý thức và trên thực tế, họ đều
chia lợi nhuận thành hai bộ phận: lợi tức và lợi nhuận của chủ xí nghiệp. Sự phân
chia đó đã làm cho lợi tức hình như là kết quả tự nhiên của quyền sở hữu tư bản
(nhất là khi trong thực tế, lợi tức thường được xác định trước theo những tỷ lệ tương
đối ổn định, dù người đi vay có sử dụng tư bản đó vào hoạt động thu lợi nhuận hay
không). Còn lợi nhuận của chủ xí nghiệp dường như do công lao hoạt động của nhà
tư bản và biểu hiện ra là tiền công của lao động quản lý. Biểu hiện bề ngoài này là
chỗ dựa cho những quan điểm sai lầm bênh vực sự bóc lột của CNTB.
2.2.1.3. Tỷ suất lợi tức và xu hướng giảm sút của nó
Lợi nhuận bình quân chia ra thành lợi nhuận của chủ xí nghiệp và lợi tức của
tư bản cho vay.
Tỷ suất lợi tức (Z’) là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được (Z) và số tư
bản tiền tệ cho vay (k) trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Công

thức: . Lợi tức mà nhà tư bản cho vay thu được phụ thuộc vào lượng tư

bản cho vay và tỷ suất lợi tức ở các thời điểm khác nhau. Do lợi tức chỉ là một bộ
phận của lợi nhuận bình quân, nên tỷ suất lợi tức cũng phụ thuộc vào tỷ suất lợi

108
nhuận bình quân. Thông thường, không kể những ngoại lệ (khủng hoảng kinh tế),
tỷ suất lợi tức phải nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân nhiều, giới hạn tối đa của tỷ
suất lợi tức là tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tỷ suất lợi tức không có giới hạn tối
thiểu, nhưng phải lớn hơn 0 (0 < Z’ < ). Trong giới hạn đó, tỷ suất lợi tức lên
xuống phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu về tư bản cho vay và biến động theo chu
kỳ của tư bản công nghiệp. “Mức lợi tức tương đối thấp phần lớn là tương ứng với
thời kỳ phồn vinh và thời kỳ lợi nhuận siêu ngạch,… lợi tức cao lên là tương ứng
với thời kỳ quá độ giữa phồn vinh và cái đối lập với nó” và “Tỷ suất lợi tức đạt tới
đỉnh cao nhất trong các cuộc khủng hoảng, khi người ta phải đi vay với bất cứ một
giá trị nào để có thể có tiền mà thanh toán” 6.
Với đà phát triển của CNTB, tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm xuống do các
nguyên nhân sau:
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân có xu hướng giảm xuống.
- Cung về tư bản cho vay tăng nhanh hơn cầu về tư bản cho vay. Vì sự phát
triển của CNTB làm tăng nạn “nhân khẩu thừa tương đối” và tình trạng “tư bản
thừa tương đối”, nghĩa là có những tư bản không tìm được nơi đầu tư có lợi. Do đó,
các tập đoàn và tầng lớp thực lợi trong giai cấp tư sản tăng lên nhanh chóng.
- Hệ thống tín dụng trong CNTB ngày càng phát triển. Hầu như mọi món
tiền tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đều được huy động để biến thành
tư bản cho vay, cũng làm cho tư bản cho vay tăng nhanh.
Tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm xuống, một mặt, làm gay gắt thêm mâu
thuẫn giữa các nhà tư bản cho vay với các nhà tư bản kinh doanh công, thương
nghiệp; mặt khác, lại làm tăng sự cố kết giữa các nhà tư bản để tăng cường bóc lột
lao động làm thuê, nhằm khắc phục xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi tức.
Tỷ suất lợi tức chịu sự chi phối của quan hệ cung - cầu về tư bản cho vay và
tác động trở lại quan hệ cung - cầu về tư bản cho vay. Vì thế, trong nền kinh tế hỗn
hợp của CNTB hiện đại, tỷ suất lợi tức được nhà nước tư sản sử dụng như một
công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế; nhất là điều hoà cung - cầu về tiền tệ,
tín dụng. Chẳng hạn:

6
C.Mác và F. Ăngghen: Toàn tập, NXb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, t.25, p.I, tr.550, 551.

109
- Khi nền kinh tế phát triển quá “nóng”, có nguy cơ lạm phát thì nhà nước
nâng cao tỷ suất lơiị tức để thu hút tiền vào ngân hàng, làm giảm cung về tư bản
cho vay, thu hẹp tín dụng và đầu tư. Ngược lại, khi nền kinh tế do thiếu vốn mà bị
đình trệ và khó khăn trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thì nhà nước hạ
thấp tỷ suất lợi tức cho vay để mở rộng tín dụng, khuyến khích phát triển sản xuất,
kinh doanh. Nói cách khác, nhà nước thông qua ngân hàng trung ương điều tiết lãi
suất, có thể mở rộng hoặc thu hẹp tín dụng và khả năng đầu tư.
- Để khuyến khích mở rộng hay thu hẹp một ngành sản xuất, kinh doanh nào
đó hay một sản phẩm nào đó, nhà nước thông qua ngân hàng điều tiết bằng cách
giảm hay tăng lãi suất cho vay đối với những ngành, những sản phẩm và vùng đó.
2.2.2. Các hình thức tín dụng và vai trò của tín dụng
2.2.2.1. Tín dụng và những hình thức cơ bản của tín dụng
Trong chủ nghĩa tư bản, tín dụng là hình thức vận động của tư bản cho vay.
Có nhiều hình thức tín dụng, nhưng hai hình thức cơ bản nhất là tín dụng thương
nghiệp và tín dụng ngân hàng
- Tín dụng thương nghiệp
Tín dụng thương nghiệp là tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh,
mua bán chịu hàng hóa với nhau. Đối tượng của tín dụng thương nghiệp không phải là
tiền tệ, mà là hàng hóa: vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc, thiết bị cho sản xuất,
tư liệu tiêu dùng… Tín dụng thương nghiệp là tín dụng ngắn hạn.
Việc mua bán chịu hàng hóa giữa các nhà tư bản có nghĩa là nhà tư bản này
đã cho nhà tư bản kia vay một giá trị tư bản chứa đựng trong hàng hóa đó, cũng
giống như cho vay tư bản tiền tệ. Bởi vậy, người cho vay đòi hỏi phải được trả lợi
tức. Giá hàng hóa bán chịu phải cao hơn giá hàng hóa bán lấy tiền ngay, trong đó
đã bao hàm một lợi tức nhất định. Tuy nhiên, mục đích của việc bán chịu, của tín
dụng thương nghiệp, không phải chủ yếu là để thu lợi tức mà chủ yếu là để thực
hiện giá trị hàng hóa.
Khi mua chịu hàng hóa, người mua giao cho người bán một chứng từ (giấy
nhận nợ) cam kết trả tiền khi tới kỳ hạn gọi là kỳ phiếu thương mại. Kỳ phiếu khi
chưa đến thời hạn thanh toán có thể dùng để mua hàng hóa, thanh toán các khoản

110
nợ bằng cách sang tên kỳ phiếu. Khi cần thiết, người chủ kỳ phiếu có thể tới ngân
hàng thực hiện việc chiết khấu kỳ phiếu để lấy tiền mặt trước kỳ hạn. Khi tới thời
hạn thanh toán, ngân hàng sẽ thu nợ ở người phát hành kỳ phiếu. Ngân hàng có thể
dùng kỳ phiếu đó để cho vay hoặc dựa vào đó để phát hành giấy bạc ngân hàng.
Như vậy, kỳ phiếu thương mại được sử dụng như tiền tệ trong chức năng phương
tiện lưu thông, phương tiện thanh toán. Tín dụng thương mại, lưu thông kỳ phiếu
tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, cho sự vận động và phát triển của
nền kinh tế thị trường TBCN.
- Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng giữa những người có tiền cho
những người sản xuất, kinh doanh tiền qua ngân hàng làm môi giới trung gian.
Ngân hàng vừa đại diện cho người đi vay lẫn người cho vay.
Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển do yêu cầu phát triển của nền kinh tế
TBCN. Tín dụng thương nghiệp là một trong hai cơ sở cho sự ra đời của tín dụng
ngân hàng. Ngân hàng lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua, bán chịu và lưu
thông kỳ phiếu phát triển. Nhờ có tín dụng ngân hàng, các kỳ phiếu được chiết
khấu dễ dàng, được chuyển thành tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận kỳ
phiếu làm phương tiện lưu thông và thanh toán. Các kỳ phiếu thương nghiệp cũng
là cơ sở để ngân hàng phát hành giấy bạc ngân hàng. Giấy bạc ngân hàng là tiền tín
dụng được ngân hàng phát hành không chỉ dựa trên tiền kim khí và tiền giấy của
nhà nước, mà còn dựa trên kỳ phiếu thương nghiệp.
Sự ra đời và phát triển của tín dụng ngân hàng còn gắn liền với sự phát triển
của nghề buôn tiền, nghề kinh doanh tiền tệ. Từ chỗ là những người cất giữ, bảo
quản tiền của các nhà tư bản công thương nghiệp, thực hiện những thao tác kỹ thuật
về thu đổi tiền, nhận thu và thanh toán hộ để hưởng hoa hồng, những người kinh
doanh tiền tệ nhận thấy luôn có sự chênh lệch giữa tiền gửi và tiền rút ra, luôn có một
số dư trong một thời gian nhất định, họ đã sử dụng số tiền dư này để cho vay, mở
rộng tín dụng, họ hoạt động như những nhà ngân hàng thực sự.
Tín dụng ngân hàng phát triển đã khắc phục được những nhược điểm do sự
hạn chế về khối lượng, về thời hạn, về phạm vi và phương hướng của tín dụng

111
thương nghiệp, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và
cho sự phát triển của nền kinh tế TBCN. Tuy nhiên, nếu tín dụng thương nghiệp
còn có liên hệ trực tiếp với sản xuất và lưu thông hàng hóa, trực tiếp phục vụ cho
tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, thì tín dụng ngân hàng không còn những mối
liên hệ ràng buộc trực tiếp ấy. Sự mở rộng tín dụng nhiều khi không gắn liền với
nhu cầu thật sự của sản xuất và lưu thông hàng hóa, của sự phát triển kinh tế.
Trong xã hội TBCN, ngoài hai hình thức tín dụng cơ bản nêu trên, còn có
những hình thức tín dụng khác như tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà nước, tín dụng
cầm cố, tín dụng quốc tế…
Tín dụng tiêu dùng là hình thức bán chịu, trả góp hàng tiêu dùng. CNTB
càng phát triển, nhu cầu và cạnh tranh trong tiêu thụ hàng hóa càng lớn, trong khi
thu nhập và tài sản của người lao động còn hạn chế thì tín dụng tiêu dùng càng
được mở rộng. Bằng tín dụng tiêu dùng, các nhà tư bản vừa bán được hàng, đặc
biệt với hàng hóa ứ đọng, vừa cho vay được tiền, làm tăng sự lệ thuộc của người
lao động vào các nhà tư bản. Khi mua chịu hàng hóa, người mua hàng nhiều khi
phải mua những hàng kém phẩm chất với giá cao. Bởi vậy, tín dụng tiêu dùng làm
tăng sự bóc lột của tư bản đối với người lao động.
Tín dụng nhà nước là hình thức tín dụng trong đó nhà nước đứng ra vay tiền
của nhân dân bằng việc phát hành trái phiếu, công trái. Nhà nước tư sản vay tiền
của dân để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước do chạy đua vũ trang, nuôi bộ máy
thống trị và đàn áp người lao động, can thiệp quân sự ở nước ngoài, viện trợ cho
các lực lượng tay sai phản động… Sự phát triển của tín dụng nhà nước để thanh
toán món nợ ngày càng lớn của nhà nước dẫn tới tình trạng thuế má nặng nề hơn
đối với nhân dân lao động.
2.22.2. Vai trò của tín dụng
Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất và
lưu thông hàng hóa, xã hội hoá sản xuất, phát triển nền kinh tế TBCN; đồng thời,
cũng làm cho các mâu thuẫn vốn có của CNTB thêm sâu sắc.
Vai trò to lớn của tín dụng biểu hiện trên các khía cạnh cụ thể sau:

112
- Tín dụng làm giảm bớt chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng
hóa, tốc độ tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.
Tín dụng làm giảm bớt chi phí lưu thông do giảm dùng tiền mặt trong phần
lớn các giao dịch nhờ thanh toán bù trừ, do dùng tiền tín dụng (như kỳ phiếu
thương mại, giấy bạc ngân hàng) thay cho tiền vàng, do đẩy nhanh tốc độ lưu thông
của tiền mà giảm bớt được số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Chi phí cho việc
sản xuất, bảo quản, cất trữ tiền, lưu thông tiền sẽ giảm bớt. Ngoài ra, tín dụng còn
làm giảm bớt chi phí lưu thông khác như chi phí bảo quản hàng hóa, nhờ rút ngắn
thời gian lưu thông hàng hóa. Tín dụng đẩy nhanh các giai đoạn của lưu thông, các
biến hoá hình thái của hàng hóa và tư bản, do đó đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn và chu
chuyển của tư bản, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội của tư bản, tăng hiệu quả
sản xuất của tư bản.
- Tín dụng tạo điều kiện tăng cường cạnh tranh, phân phối lại tư bản, bình
quân hoá tỷ suất lợi nhuận.
Cạnh tranh là cơ sở tồn tại và phát triển của nền kinh tế TBCN. Cạnh tranh
dẫn đến việc di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, từ ngành có lợi nhuận
thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Tư bản sản xuất cố định dưới hình thái hiện vật
tự nó không thể dễ dàng chuyển đổi, tham gia vào cạnh tranh. Nhưng thông qua
quan hệ tín dụng, tư bản tiền tệ được tập trung và phân phối linh hoạt là một công
cụ mạnh mẽ để di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tạo ra sự cạnh
tranh và bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận.
- Tín dụng là công cụ mạnh mẽ để tích tụ và tập trung tư bản
Nếu không có tín dụng, mỗi một nhà tư bản riêng biệt phải tự mình tích luỹ
dần một phần giá trị thặng dư để đủ vốn mở rộng sản xuất; quá trình tích luỹ và tái
sản xuất mở rộng sẽ hết sức chậm chạp. Tín dụng đã tập trung những giá trị thặng
dư đang tích trữ ở nhiều nhà tư bản thành một giá trị đủ lớn để mở rộng sản xuất ở
những doanh nghiệp cần thiết. Tín dụng còn huy động và tập trung những món tiền
tạm thời nhàn rỗi trong dân cư thành tư bản cho vay phục vụ cho tái sản xuất mở
rộng của tư bản. Tín dụng làm tăng cường cạnh tranh trong nền kinh tế, làm tăng
sức mạnh của những tư bản lớn trong cạnh tranh, đè bẹp các tư bản nhỏ, đẩy nhanh

113
quá trình tập trung của tư bản. Tín dụng còn tạo điều kiện cho sự ra đời các công ty
cổ phần, làm cho quy mô sản xuất được mở rộng, tư bản được tập trung nhanh
chóng, điều mà không một tư bản riêng lẻ nào có thể thực hiện được.
- Tín dụng góp phần to lớn vào mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, phát triển
thị trường thế giới, là công cụ để tư bản mở rộng sự thống trị và bóc lột với các
nước kinh tế kém phát triển.
- Thông qua hệ thống tín dụng, các ngân hàng có thể giám sát được hoạt
động của tư bản công, thương nghiệp, nhà nước có thể tác động tới hoạt động của
nền kinh tế, điều tiết toàn bộ nền kinh tế.
Tín dụng có vai trò to lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất và xã hội
hoá sản xuất, nhưng trong chủ nghĩa tư bản, tín dụng cũng làm sâu sắc thêm những
mâu thuẫn của CNTB, làm gay gắt thêm những cuộc khủng hoảng kinh tế. Tín
dụng tạo điều kiện mở rộng cạnh tranh làm tăng thêm những mất cân đối vốn có
trong nền kinh tế TBCN. Tín dụng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa thừa, vì trong kỳ
hưng thịnh, tín dụng đã giúp tư bản mở rộng sản xuất, nhanh chóng vượt quá nhu
cầu có khả năng thanh toán của xã hội. Tín dụng kích thích nạn đầu cơ phát triển;
nhờ có tín dụng, những kẻ đầu cơ có thêm vốn để hoạt động. Tín dụng làm cho
khủng hoảng kinh tế trong CNTB ngày càng thêm sâu sắc.
2.2.3. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng trong CNTB
2.2.3.1. Ngân hàng trong CNTB
Sự ra đời và phát triển của tín dụng ngân hàng gắn với sự ra đời và phát triển
của các ngân hàng. Ngân hàng trong CNTB là một doanh nghiệp TBCN kinh doanh
tư bản tiền tệ và làm môi giới giữa người cho vay và người đi vay. Mục đích của
hoạt động ngân hàng này là thu lợi nhuận như các doanh nghiệp công, thương
nghiệp TBCN khác.
Các ngân hàng tư bản đã ra đời từ hai nguồn gốc. Thứ nhất, từ những tư bản
thương nhân kinh doanh tiền tệ thời trung cổ. Từ việc mua bán vàng bạc, thu đổi
tiền đúc giúp tư bản thương nghiệp bảo quản tiền tệ, thanh toán và chuyển tiền từ
địa phương này sang địa phương khác, do tập trung và nắm một khối lượng lớn tư
bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, họ đã đem số tiền này cho vay kiếm lãi, trờ thành tư

114
bản cho vay. Thứ hai, từ những hội tín dụng do tư bản công, thương nghiệp lập
nên. Tư bản công, thương nghiệp không thể vay nặng lãi, đã hợp tác với nhau lập
nên các hội tín dụng, ban đầu là nhận tiền gửi và thanh toán tiền chuyển khoản
không dùng tiền mặt và sau đó cho vay, kinh doanh tín dụng, trở thành những ngân
hàng thực sự. Những ngân hàng này ra đời ở Vơnidơ (Italia) năm 1580, Milăng
(Italia) năm 1593, Amxtécđam (Hà Lan) năm 1600…
Ngân hàng trở thành môi giới tín dụng giữa người cho vay và người đi vay,
là người tổng quản lý tư bản tiền tệ cho vay. Ngân hàng còn biến các khoản thu
nhập và tiết kiệm của các tầng lớp dân cư trong xã hội thành tư bản, tạo ra công cụ
tín dụng lưu thông thay cho tiền, làm trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp.
Khối lượng tiền tệ mà ngân hàng tập trung được sử dụng làm tư bản cho vay
là từ nhiều nguồn:
- Tư bản tiền tệ tự có của chủ ngân hàng.
- Tư bản tiền tệ của các tư bản công, thương nghiệp chưa dùng đến như quỹ
khấu hao, quỹ tích luỹ, quỹ dự phòng, tiền bán hàng…
- Tư bản tiền tệ của các tư bản thực lợi sống dựa vào lợi tức.
- Những khoản tiền tiết kiệm, dành dụm, những thu nhập tạm thời chưa sử
dụng của các tầng lớp dân cư.
- Một phần thu nhập của ngân sách nhà nước tạm thời chưa sử dụng đến.
Tất cả các nguồn vốn đó của tư bản ngân hàng (cả vốn tự có và vốn huy
động) tồn tại dưới các hình thức:
- Tiền mặt (tiền vàng và tiền giấy)
- Các chứng khoán như kỳ phiếu thương mại, công trái (hay trái phiếu nhà
nước), tín phiếu kho bạc, trái phiếu công ty, cổ phiếu, các văn tự cầm cố…
Hoạt động tín dụng của ngân hàng được thực hiện thông qua nghiệp vụ nhận
gửi (nghiệp vụ nợ) và nghiệp vụ cho vay (nghiệp vụ có). Nghiệp vụ nhận gửi thu
hút tiền vào quỹ, tạo nên nguồn vốn cho vay chủ yếu của ngân hàng. Tiền gửi có
hai loại: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn là loại
tiền gửi mà người gửi có thể lấy ra bất cứ lúc nào. Với tiền gửi không kỳ hạn, ngân
hàng có thể trả lợi tức thấp hoặc không phải trả lợi tức, bởi các nhà tư bản công,

115
thương nghiệp gửi tiền không kỳ hạn vào ngân hàng không phải chủ yếu để thu lợi
tức mà chỉ sử dụng ngân hàng làm thủ quỹ và trung tâm thanh toán các giao dịch
của họ. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi chỉ ue rút ra sau những kỳ
hạn nhất định, nó tạo thành nguồn vốn tương đối ổn định để ngân hàng sử dụng cho
vay. Bởi vậy, ngân hàng phải trả lợi tức cho tiền gửi có kỳ hạn theo những tỷ suất
lợi tức khác nhau, tuỳ thuộc vào thời hạn gửi.
Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng được thực hiện bằng nhiều cách: chiết
khấu kỳ phiếu thương mại, cho vay có bảo đảm hay không có bảo đảm. Ngân hàng
có thể cho vay dưới các hình thức: cho vay bằng tiền mặt, phát hành séc ngân hàng,
mở tài khoản cho vay, phát hành trái phiếu ngân hàng… Trong xã hội hiện đại, hoạt
động tín dụng ngân hàng còn được bổ sung thêm bằng các hình thức tín dụng thuê
mua hoặc cho thuê tài chính.
Trong quan hệ tín dụng nhận gửi và cho vay, các doanh nghiệp có quan hệ
lâu dài với ngân hàng đến mở tài khoản vãng lai ở ngân hàng. Tài khoản vãng lai là
tài khoản thống nhất của khách hàng vừa có tiền gửi, vừa có vay nợ ngân hàng, mọi
việc gửi tiền và vay tiền của khách hàng đều phản ánh ở tài khoản vãng lai đó.
Ngân hàng trả tiền trong số dư của tài khoản vãng lai bằng một công cụ dặc biệt là
séc. Séc là một loại phiếu mà ngân hàng giao cho người gửi tiền căn cứ vào số dư
trong tài khoản vãng lai của họ, họ được quyền sử dụng séc làm phương tiện mua,
thanh toán các giao dịch của mình.
Ngoài nghiệp vụ trung gian tín dụng, ngân hàng còn có các hoạt động kinh
doanh khác như: chuyển tiền, nghiệp vụ thu - chi hộ, nghiệp vụ uỷ thác, nghiệp vụ
mua - bán hộ để thu hoa hồng. Đặc biệt, các ngân hàng hiện đại còn có một hoạt
động rất quan trọng - nghiệp vụ chứng khoán, mua - bán các chứng hay kinh doanh
trên thị trường chứng khoán.
Khi chiết khấu kỳ phiếu thương mại, ngân hàng trả cho chủ kỳ phiếu bằng
giấy bạc ngân hàng, tức là thay thế kỳ phiếu thương mại bằng kỳ phiếu của mình.
Trong nghiệp vụ cho vay, việc mở tài khoản cho vay và cho vay không có bảo đảm,
cho vay bằng giấy bạc ngân hàng đã dẫn tới khả năng tạo tiền đề mở rộng quá mức
tín dụng của ngân hàng. Ban đầu, các ngân hàng đều có thể phát hành giấy bạc ngân

116
hàng, việc mở rộng tín dụng không có sự kiểm soát đã dẫn tới những rối loạn trong
nền kinh tế, ảnh hưởng xấu tới sản xuất và lưu thông hàng hóa, tới sự phát triển kinh
tế. Nhu cầu kiểm soát và diều tiết lưu thông tiền tệ, kiểm soát các hoạt động kinh
doanh tiền tệ - tín dụng đòi hỏi phải có sự tập trung và can thiệp của nhà nước vào
lĩnh vực này. Khi nhà nước quy định việc phát hành giấy bạc ngân hàng được tập
trung vào một ngân hàng thì hình thành nên ngân hàng trung ương. Hệ thống ngân
hàng của một nước trở thành một hệ thống hai cấp: các ngân hàng thương mại làm
chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng và ngân hàng trung ương đóng vai trò ngân
hàng của các ngân hàng và công cụ điều tiết chính sách tiền tệ của nhà nước.
Ngân hàng trung ương là người độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng.
Ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng, sẵn sang cho các ngân hàng
thương mại và các chủ thể tài chính khác vay tiền khi có khủng hoảng tài chính đe
doạ hệ thống tài chính, bảo đảm cho hệ thống ngân hàng hoạt động trôi chảy. Ngân
hàng trung ương kiểm soát việc cung ứng tiền tệ, kiểm soát hoạt động tín dụng của
các ngân hàng thương mại, thông qua đó điều tiết hoạt động của nền kinh tế như
chống lạm phát, ốn định tiền tệ, kích thích tăng trưởng, điều chỉnh cơ cấu kinh tế…
2.2.3.2. Lợi nhuận ngân hàng
Lợi nhuận ngân hàng là số chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức tiền
gửi của ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại trong CNTB cũng như các doanh nghiệp TBCN
khác hoạt động kinh doanh mhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong hoạt động tín dụng,
chủ ngân hàng là thương nhân kinh doanh tư bản tiền tệ. Khi thực hiện nghiệp vụ nhận
gửi, ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền; khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, ngân
hàng thu hồi lợi tức của người đi vay. Ngân hàng thu lợi tức cho vay cao hơn lợi tức
nhận gửi. Chênh lệch này cộng với thu nhập từ các hoạt động kinh doanh tiền tệ khác
như chuyển tiền, uỷ thác, thu hộ, kinh doanh chứng khoán… trừ đi các khoản chi phí
của ngân hàng cho các hoạt động đó là lợi nhuận ngân hàng.
Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ngân hàng
thu được trong một năm với tư bản tự có của ngân hàng.

117
Trong cạnh tranh, cuối cùng tỷ suất lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng
với tỷ suất lợi nhuận bình quân. Nếu không như vậy, tư bản ngân hàng sẽ chuyển
vốn sang kinh doanh ở ngành khác.
Cũng như lao động của nhân viên ngành thương nghiệp trong việc thực hiện
hàng hóa, lao động của nhân viên làm thuê trong ngân hàng không sáng tạo ra giá
trị và giá trị thặng dư. Nhưng họ cũng bị các chủ ngân hàng bóc lột và giúp chủ
ngân hàng chiếm hữu được một phần giá trị thặng dư đã được công nhân làm thuê
trong lĩnh vực sản xuất sáng tạo ra.
Ngân hàng còn đóng vai trò trung gian thanh toán. Mỗi doanh nghiệp gửi tiền
hay vay tiền đều mở tài khoản vãng lai ở ngân hàng: ngân hàng trả tiền của tài khoản
vãng lai đó khí đó người xuất trình tờ séc, như thế là ngân hàng làm nhiệm vụ giữ quỹ
cho rất nhiều doanh nghiệp. Điều này giúp cho việc thanh toán bằng chuyển khoản
phát triển rộng rãi. Nhà tư bản A bán hàng hóa cho nhà tư bản B, nhận được của nhà
tư bản B một tờ séc của một ngân hàng mà tại đó cả hai người đều có tài khoản vãng
lai. Ngân hàng tiến hành thanh toán bằng cách chuyển số tiền ghi trên séc thuộc tài
khoản vãng lai của nhà tư bản B sang tài khoản vãng lai của nhà tư bản A. Ở các thành
phố và trung tâm kinh tế lớn, ngân hàng lập ra những trung tâm thanh toán đặc biệt để
cho séc của nhiều ngân hàng được thanh toán lẫn nhau.
Trong nền kinh tế tư bản chủ yếu có ba loại ngân hàng lớn: ngân hàng
thương mại; ngân hàng cầm cố; ngân hàng trung ương (ngân hàng phát hành).
- Ngân hàng thương mại là ngân hàng cho các nhà công nghiệp và nhất là
cho các thương nhân vay ngắn hạn, chủ yếu dựa vào nguồn tiền gửi. Trong các
ngân hàng này, việc chiết khấu kỳ phiếu đóng vai trò quan trọng.
- Ngân hàng cầm cố là ngân hàng cho vay bảo đảm bằng tài sản, thường là
bất động sản (ruộng đất, nhà cửa, kiến trúc). Sự phát sinh và hoạt động của ngân
hàng cầm cố gắn chặt với sự phát triển của chủ tư bản trong nông nghiệp, với việc
các chủ ngân hàng bóc lột nông dân. Loại ngân hàng này bao gồm cả những ngân
hàng nông nghiệp cho vay dài hạn để dùng vào sản xuất.
- Ngân hàng phát hành (ngân hàng trung ương) là ngân hàng nắm độc quyền
phát hành giấy bạc ngân hàng và quản lý dự trữ vàng quốc gia. Ngân hàng này

118
thường không có liên hệ về nghiệp vụ với các nhà công, thương nghiệp mà chỉ liên
hệ với các ngân hàng thương mại và cho các ngân hàng thương mại vay. Ngân hàng
phát hành là ngân hàng của các ngân hàng.
Bằng việc thực hiện các nghiệp vụ như đã nêu trên, các ngân hàng góp phần
tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và giảm bớt chi phí lưu thông tiền tệ. Đồng thời, sự
hoạt động của các ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung tư bản, cho
tư bản lớn chèn ép các tư bản nhỏ, cho sự tăng cường bóc lột công nhân, cho sự cướp
đoạt những người sản xuất nhỏ độc lập và những thợ thủ công.
Tích tụ trong tay mình hầu hết tiền mặt của xã hội và giữ vai trò môi giới về
tín dụng, ngân hàng là một cơ quan phân phối tiền một cách tự phát cho các ngành
kinh tế. Nhưng sự phân phối ấy không được tiến hành vì lợi ích xã hội và phù hợp
với nhu cầu của xã hội mà là vì lợi ích các nhà tư bản.
Tín dụng và ngân hàng đẩy mạnh việc xã hội hoá lao động, nhưng tính chất
xã hội của sản xuất ngày càng xung đột gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân
TBCN. Như vậy là sự phát triển của tín dụng và ngân hàng làm cho những mâu
thuẫn vốn có của phương thức TBCN ngày càng gay gắt, tạo tiền đề khách quan
cho sự ra đời của phương thức sản xuất mới.
2.2.4. Công ty cổ phần, tư bản giả, thị trường chứng khoán
Ở các nước TBCN hiện đại, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều mang hình
thức công ty cổ phần.
2.2.4.1. Công ty cổ phần
Sự phát triển nền kinh tế TBCN và các quan hệ tín dụng đã đưa tới sự xuất
hiện công ty cổ phần vào đầu thế kỷ XVII và đến nửa sau thế kỷ XIX đã được phát
triển rộng rãi. Công ty cổ phần là một doanh nghiệp mà vốn của nó do nhiều người
tham gia góp dưới hình thức mua cổ phiếu. Người chủ sở hữu cổ phiếu gọi là cổ
đông. Mỗi cổ đông có số cổ phiếu tương xứng với khoản tiền đã bỏ ra mua cổ
phiếu chia cho số tiền được ghi trên cổ phiếu, số tiền được ghi đó là mệnh giá cổ
phiếu hay giá trị danh nghĩa cổ phiếu. Cổ phiếu là một loại chứng khoán có giá, bảo
đảm cho cổ đông được quyền lĩnh một phần thu nhập từ kết quả hoạt động của
công ty. Thu nhập từ cổ phiếu gọi là lợi tức cổ phiếu (hay cổ tức). Lợi tức cổ phiếu

119
không cố định mà phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Thông thường, lợi
tức cổ phiếu cao hơn lợi tức ngân hàng, nếu không, người có tiền sẽ gửi tiền vào
ngân hàng để hưởng khoản lợi tức chắc chắn hơn chứ không mạo hiểm đầu tư vào
việc mua cổ phiếu.
Về mặt tổ chức quản lý, đại hội các cổ đông là cơ quan tối cao bầu ra hội đồng
quản trị và quyết định phương hướng kinh doanh cùng những vấn đề quan trọng
khác trong hoạt động của công ty. Phiếu biểu quyết trong đại hội cổ đông được quy
định theo số lượng cổ phiếu, bởi vậy những nhà tư bản nắm được số cổ phiếu khống
chế sẽ có khả năng thao túng mọi hoạt động của công ty cổ phần.
Ngoài cổ phần, khi cần vốn cho hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần có
thể vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu. Khác với cổ phiếu là vốn đầu tư không
hoàn trả và nhận lợi tức đầu tư cổ phần không cố định, trái phiếu được hưởng lợi
tức cố định và được hoàn trả vốn cho người mua sau một thời hạn nhất định ghi rõ
trên trái phiếu.
Cổ phiếu có nhiều loại như cổ phiếu thường và cổ phiếu đặc quyền. Cổ
phiếu cũng như các chứng khoán có giá khác (như trái phiếu, tín phiếu) đều có thể
được mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán. Bán cổ phiếu cũng là cách thức
để người đầu tư đã góp vốn vào công ty cổ phần dễ dàng thu hồi lại vốn đó để đầu
tư vào hoạt động kinh doanh khác. Khi mua và bán, người ta dựa vào giá cả thị
trường của cổ phiếu hay gọi là thị trường giá cổ phiếu.
Thị giá cổ phiếu không phụ thuộc vào giá trị danh nghĩa ghi trên mặt cổ
phiếu hay mệnh giá cổ phiếu mà phụ thuộc vào lợi tức cổ phiếu và lợi tức tiền gửi

ngân hàng. Thị giá cổ phiếu .

Thí dụ: một cổ phiếu mỗi năm đem lại một thu nhập từ lợi tức cổ phiếu là 50
và tỷ suất lợi tức ngân hàng là 5% một năm; cổ phiếu đó sẽ được bán với giá là:

Thị giá cổ phiếu luôn biến động, một phần do sự biến động của tỷ suất lợi
tức ngân hàng, phần vì những đánh giá tình hình hoạt động của công ty cổ phần, về
lợi tức cổ phần dự đoán sẽ thu được.

120
Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần gắn liền với sự phát triển lực
lượng sản xuất và sự xã hội hoasx trong CNTB. Sự lớn lên tự nhiên của tư bản
bằng con đường tích tụ và tập trung tư bản gặp phải những giới hạn. Nhờ sự ra đời
của các công ty cổ phần mà tư bản được tập trung nhanh chóng và xuất hiện những
doanh nghiệp khổng lồ mà không một tư bản riêng lẻ nào đủ sức tạo nên. Công ty
cổ phần còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển tư bản đầu tư, tăng tính linh
hoạt và cạnh tranh trong nền kinh tế, phân tán bớt rủi roc ho những người đầu tư
trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Công ty cổ phần trở thành hình thức tổ chức
kinh tế cơ bản trong nền kinh tế tư bản đương đại.
C.Mác cho rằng, các công ty cổ phần với việc xã hội hoá sở hữu, huy động vốn
từ mọi tầng lớp xã hội, với việc tách quyền sở hữu với việc quản lý, điều hành quá
trình sản xuất, kinh doanh là “sự thủ tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân ở trong
những giới hạn của bản thân phương thức sản xuất TBCN” và là “điểm quá độ tất
nhiên để tư bản lại chuyển thành sở hữu của những người sản xuất, nhưng không phải
với tư cách là sở hữu tư nhân của những người sản xuất riêng lẻ nữa, mà với tư cách là
sở hữu của những người sản xuất liên hiệp, thành sở hữu xã hội trực tiếp”7.
Điều đó có nghĩa là sự phát triển cao của nền sản xuất xã hội và xã hội hoá tư
bản dưới hình thức công ty cổ phần, báo hiệu sự ra đời một phương thức sản xuất
mới đã gần kề. Tuy nhiên, trong giới hạn của CNTB thì sự xã hội hoá dưới hình thức
công ty cổ phần và quyền sở hữu dưới hình thái cổ phiếu chỉ có thể dẫn tới việc tập
trung tư liệu sản xuất xã hội vào tay những tư bản lớn và cực lớn mà thôi.
2.2.4.2. Tư bản giả
Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức chứng khoán có giá đem lại thu
nhập cho người sở hữu chứng khoán, chỉ là “bản sao” của tư bản thực tế. Tư bản
giả bao gồm hai loại chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu.
Cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu của cổ đông. Khi thành lập công
ty cổ phần thì tư bản thực tế đã đầu tư vào quá trình sản xuất. Còn tờ cổ phiếu chỉ là
bản sao của số tư bản thực tế đã đầu tư đó.

7
C.Mác và F. Ăngghen: Toàn tập, NXb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, t.25, p.I, tr.667, 668.

121
Trái phiếu (trái phiếu công ty, trái phiếu ngân hàng, công trái) là những
phiếu nợ do các công ty, các ngân hàng hay nhà nước phát hành để vay nợ của
những người mua trái phiếu. Khác với cổ phiếu, các trái phiếu phát hành có kỳ hạn
và lợi tức cố định, được hoàn trả và kèm theo lợi tức khi đến hạn. Người có trái
phiếu công ty chỉ là chủ nợ của công ty, chứ không phải là người đồng sở hữu công
ty, nên không có quyền tham gia quản lý công ty như người có cổ phiếu (cổ đông).
Các chứng khoán có giá là tư bản giả bởi tự bản thân chúng không có giá trị;
giá trị danh nghĩa ghi trên tờ chứng khoán chỉ là bản sao, là sự ghi chép lại giá trị của
tư bản thật đã đầu tư vào sản xuất. Tư bản thật được đầu tư vào sản xuất tồn tại dưới
hình thức nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu… Sự vận động của tư
bản thật gắn liền với sự vận động của sản xuất, còn các chứng khoán tồn tại bên
ngoài sản xuất, không tham gia vào quá trình sản xuất, chỉ là một tờ giấy chứng nhận
quyền sở hữu và quyền được hưởng thu nhập sau một thời gian nhất định.
Sự vận động của tư bản giả hoàn toàn tách rời sự vận động của tư bản thật.
Ngay cả khi tư bản thực tế đã sử dụng hết, không còn tồn tại, thì tư bản giả - bản
sao của những tư bản thật đó - vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục lưu thông như trường hợp
công trái. Tiền bán công trái bị nhà nước tiêu dùng hết, nhưng tờ công trái vẫn tồn
tại; đối với người mua, nó vẫn là tư bản, vì nó đem lại thu nhập cho người sở hữu
nó, mặc dù nó không đại diện cho một tư bản thực tế nào cả.
Tư bản giả không những khác với tư bản thật về chất, mà nó còn khác tư bản
thật về lượng. Ban đầu, giá trị danh nghĩa của các chứng khoán phản ánh giá trị của
những tư bản thực tế đầu tư. Nhưng trên thị trường, giá cả của những chứng khoán đó
không phải là giá trị danh nghĩa, mà là thị giá chứng khoán. Thực tế, tổng giá cả của
các chứng khoán lớn hơn nhiều lần tổng tư bản thực tế đầu tư.
Tính chất giả dối của tư bản giả bộc lộ rõ trong thời gian khủng hoảng kinh tế,
khi các sở giao dịch chứng khoán sụp đổ, các cổ phiếu và trái phiếu bị mất giá nghiêm
trọng, mặc dù trong nhiều trường hợp, của cải thực tế của xã hội không hề giảm sút.
Cùng với sự phát triển của CNTB, lượng tư bản giả tăng lên nhanh chóng. Đó
là do các công ty cổ phần phát hành một lượng cổ phiếu ngày càng lớn và sự phát triển
của quan hệ tín dụng dẫn đến chỗ các công ty, các tổ chức tài chính, ngân hàng đều

122
phát hành các loại trái phiếu để huy động vốn đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất,
kinh doanh. Hơn nữa, lượng tư bản giả còn tăng nhanh hơn lượng tư bản thật do tỷ
suất lợi tức của tư bản cho vay (của tư bản ngân hàng) giảm xuống làm cho thị giá
chứng khoán tăng lên; do tín dụng nhà nước ngày càng mở rộng, lượng công trái nhà
nước phát hành để chi tiêu, để bù đắp thâm hụt ngân sách tăng lên, nợ nhà nước tăng
lên; do hoạt động đầu cơ, kinh doanh trên thị trường chứng khoán…
2.2.4.3. Thị trường chứng khoán
Để chuyển hướng đầu tư, người ta đem chứng khoán có giá bán ở sở giao
dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán - thị trường chứng khoán - là nơi mua
bán chứng khoán có giá. Sở giao dịch chứng khoán đăng ký thị giá mua, bán chứng
khoán có giá. Ngoài sở giao dịch chứng khoán (chẳng hạn, tại các ngân hàng),
người ta cũng tiến hành giao dịch về chứng khoán có giá theo thị giá mà sở giao
dịch đăng ký. Thị giá chứng khoán thay đổi theo tỷ suất lợi tức và thu nhập dự định
sẽ thu được từ các chứng khoán ấy.
Những thị trường chứng khoán đầu tiên xuất hiện ở Hà Lan, Anh, Pháp từ
thế kỷ XVI - XVII. Đối tượng mua, bán đầu tiên là công trái của nhà nước, sau đó
là trái phiếu, cổ phiếu công ty và chúng trở thành những hàng hóa chủ yếu trên thị
trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán có hai loại: thị trường sơ cấp là thị
trường mua, bán các chứng khoán phát hành lần đầu tiên và thị trường thứ cấp là
thị trường mua, bán lại các chứng khoán.
Phát hành chứng khoán là một hình thức huy động vốn, mua chứng khoán là
một hình thức đầu tư. Huy động vốn qua phát hành chứng khoán có những đặc
điểm và ưu thế khác so với huy động vốn qua ngân hàng như: vốn huy động qua
ngân hàng thường là vốn ngắn hạn, tín dụng ngắn hạn, còn vốn huy động qua phát
hành chứng khoán là vốn dài hạn, tín dụng dài hạn. Vốn huy động qua ngân hàng
làm trung gian chia tách người sở hữu và người sử dụng vốn. Người sử dụng vốn
không biết tới quá trình sử dụng vốn của mình. Trong việc phát hành chứng khoán,
người sở hữu vốn biết rõ việc sử dụng vốn của mình, quan tâm tới quá trình đó, tạo
điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đó.

123
Mua chứng khoán là đầu tư dài hạn, nhưng việc mua, bán chứng khoán trên
thị trường thứ cấp cho phép người có chứng khoán thu hồi vốn của mình, biến
chứng khoán của họ thành một tín dụng ngắn hạn. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi
cho người mua huy động vốn, tạo điều kiện cho sự linh hoạt trong đầu tư, tăng tính
cạnh tranh trong nền kinh tế, phân tán bớt rủi ro cho người đầu tư…
Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho huy động vốn đầu tư, thông qua việc
đánh giá khách quan, linh hoạt, nhanh nhạy giá trị của các cổ phiếu, trái phiếu, thị
trường chứng khoán phản ánh trạng thái hoạt động của nền kinh tế nói chung, của
từng công ty trong nền kinh tế nói riêng. Các chỉ số Dow Jones, Nikei được xây
dựng từ thị giá những chứng khoán có uy tín trên thị trường là những chỉ số quan
trọng nói lên thực trạng của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản.
Thị trường chứng khoán tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển
của nền kinh tế; nhưng trong CNTB, thị trường chứng khoán cũng chính là nơi để
các nhà tư bản lớn và rất lớn tiến hành hoạt động đầu cơ, lừa đảo để thu được
những lợi nhuận kếch sù, làm phá sản những nhà tư bản hạng trung và hạng nhỏ;
làm tăng thêm những rối loạn, mất cân đối trong nền kinh tế; ngày càng biến nhà tư
bản thành kẻ thực lợi, còn việc lãnh đạo sản xuất thì do những nhân viênlàm thuê
cao cấp, các nhà quản lý và giám đốc điều hành đảm nhiệm; làm sâu sắc thêm
những mâu thuẫn vốn có của CNTB.
2.3. Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa
2.3.1. Tư bản kinh doanh nông nghiệp
Trong CNTB, nông nghiệp cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư của tư bản,
cũng được kinh doanh theo phương thức TBCN.
Quan hệ sản xuất TBCN xuất hiện trong nông nghiệp muộn hơn trong
thương nghiệp và công nghiệp. CNTB xuất hiện trong nông nghiệp bằng cả con
đường phân hoá những người nông dân, hình thành tầng lớp giàu có (phú nông, tư
bản nông nghiệp) kinh doanh nông nghiệp theo phương thức sản xuất TBCN và
bằng cả sự xâm nhập của các nhà tư bản đầu tư vào nông nghiệp.
Trong lịch sử, CNTB trong nông nghiệp ở châu Âu hình thành theo hai con
đường điển hình:

124
Con đường thứ nhất là bằng cải cách mà dần dần chuyển kinh tế địa chủ
phong kiến sang kinh doanh theo phương thức TBCN. Đó là con đường của các
nước Đức, Italia, Nga, Nhật Bản…
Con đường thứ hai là bằng cách mạng xoá bỏ chế độ kinh tế địa chủ, thủ tiêu
quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, phát triển kinh tế TBCN trong nông nghiệp.
Đó là con đường diễn ra ở Pháp.
“Độc quyền sở hữu ruộng đất là một tiền đề lịch sử và vẫn là cái cơ sở
thường xuyên của phương thức sản xuất TBCN, cũng như của tất cả những phương
thức sản xuất trước kia dựa trên sự bóc lột quần chúng dưới một hình thức này hay
một hình thức khác”8. Bởi vậy, mặc dù độc quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ là
yếu tố cản trở sự phát triển của nông nghiệp, nhưng CNTB không xoá bỏ quyền tư
hữu ruộng đất ấy, mà chỉ bắt nó phụ thuộc vào tư bản, thích ứng với phương thức
sản xuất của tư bản.
Tuy không xoá bỏ quyền tư hữu ruộng đất, nhưng “một trong những kết quả
lớn của phương thức sản xuất TBCN là một mặt, đã biến nghề nông - từ chỗ là một
công việc có tính chất thuần tuý kinh nghiệm, truyền lại một cách máy móc từ thế
hệ này qua thế hệ khác, do bộ phận lạc hậu nhất của xã hội thực hiện - thành một sự
ứng dụng nông học một cách khoa học và tự giác, trong chừng mực điều đó nói
chung có thể thực hiện được trong điều kiện chế độ tư hữu…, và mặt khác, nó hoàn
toàn tách ruộng đất với tư cách là tư liệu lao động khỏi quyền sở hữu ruộng đất và
người sở hữu ruộng đất… Những công lao lớn của phương thức sản xuất TBCN là,
một mặt thì hợp lý hoá nông nghiệp, việc hợp lý hoá này lần đầu tiên đã tạo khả
năng kinh doanh nông nghiệp theo phương thức xã hội, và mặt khác làm cho quyền
sở hữu ruộng đất trở thành một điều phi lý”9.
CNTB đã tạo ra một nền nông nghiệp hợp lý, xã hội hoá, áp dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ một cách phổ biến; nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi, năng
suất ruộng đất và lao động nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm nông
nghiệp… Nhưng nó đạt được tiến bộ đó bằng cách làm phá sản hàng loạt người sản
xuất nhỏ và bằng cách bóc lột người lao động làm thuê trong nông nghiệp.
8
C.Mác và F. Ăngghen: Toàn tập, NXb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, t.25, p.II, tr.243.
9
C.Mác và F. Ăngghen: Toàn tập, NXb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, t.25, p.II, tr.244 - 245.

125
Tuy nhiên, sự phát triển của CNTB trong nông nghiệp không hoàn toàn giống
như sự phát triển của CNTB trong công nghiệp. Ở đây không diễn ra những quá trình
tích tụ và tập trung như trong công nghiệp. Sự phát triển của nền nông nghiệp TBCN
không xoá bỏ hoàn toàn kinh tế hộ và trang trại gia đình trong nông nghiệp. Tuy quy
mô có khác nhau, nhưng kinh tế hộ gia đình và trang trại vẫn là những tổ chức cơ sở
quan trọng của nền nông nghiệp TBCN. Hộ gia đình có thể tận dụng thời gian lao
động, tiết kiệm chi phí, ít chịu chi phối của quy luật lợi nhuận bình quân, do đó có
thể vượt qua được những khó khăn của chu kỳ khủng hoảng. Sự phát triển của khoa
học, công nghệ và các dịch vụ có thể tạo thêm lợi thế cho kinh tế hộ. Mặt khác, sự
tồn tại và phát triển của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp (cả trồng trọt và chăn
nuôi) tạo điều kiện cho tư bản tập trung vào khâu cung ứng vật tư, tiêu thụ và chế
biến nông sản, hoạt động có hiệu quả cao hơn và chi phối được người sản xuất. Bởi
vậy, sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ và trang trại không phải là sự cản trở, mà
là một hình thức phát triển của CNTB trong nông nghiệp.
2.3.2. Địa tô tư bản chủ nghĩa
2.3.2.1. Bản chất địa tô TBCN
Địa tô đã xuất hiện từ khi có quyền tư hữu ruộng đất và là hình thức bóc lột
chủ yếu trong xã hội phong kiến. Trong xã hội phong kiến, địa tô ban đầu là lao
dịch, sau đó là hiện vật và khi kinh tế hàng hóa phát triển thì xuất hiện tô tiền - là
khoản tiền mà người thuê đất phải trả cho người chủ đất để được quyền sử dụng
ruộng đất trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong CNTB, người thực sự canh tác ruộng đất là những người lao động làm
thuê, nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh, coi nông nghiệp là một lĩnh
vực đầu tư kinh doanh. Số tiền mà nhà tư bản phải trả cho địa chủ - kẻ sở hữu
ruộng đất theo hợp đồng - để được sử dụng ruộng đất trong một thời gian nhất định
là địa tô TBCN. Cũng như địa tô phong kiến, cơ sở của địa tô TBCN là quyền sở
hữu ruộng đất, đó là “hình thái dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về
mặt kinh tế, tức là đem lại thu nhập”10, là số tiền nào đó mà chủ đất thu được hàng

10
C.Mác và F. Ăngghen: Toàn tập, NXb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, t.25, p.II, tr.246.

126
năm nhờ cho thuê một mảnh của địa cầu. Mặc dù có sự giống nhau đó, nhưng địa
tô TBCN hoàn toàn khác địa tô phong kiến.
- Nếu địa tô phong kiến biểu hiện quan hệ giữa hai giai cấp, trong đó địa chủ
bóc lột nông dân, thì địa tô TBCN biểu hiện quan hệ giữa “ba giai cấp cấu thành cái
bộ xương sống của xã hội cận đại - người công nhân làm thuê, nhà tư bản nông
nghiệp và địa chủ”.
- Nếu địa tô phong kiến dựa trên sự cưỡng bức siêu kinh tế của địa chủ đối
với nông dân, thì địa tô TBCN dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế giữa địa chủ với tư
bản và giữa tư bản với lao động làm thuê.
- Nếu địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ lao động hay sản phẩm thặng dư
của nông dân, là hình thái tồn tại hay biểu hiện duy nhất của sản phẩm thặng dư, thì
địa tô TBCN chỉ là một phần của giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra,
vì một phần của giá trị thặng dư đã phải chuyển thành lợi nhuận cho nhà tư bản
(người đầu tư vào nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân như mọi
lĩnh vực đầu tư khác).
Địa tô TBCN là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do công nhân làm thuê trong
nông nghiệp tạo ra (tức bộ phận giá trị thặng dư sau khi trừ đi lợi nhuận bình quân
của tư bản đầu tư vào nông nghiệp) và do nhà tư bản thuê đất nộp cho người sở
hữu ruộng đất.
2.3.2.2. Các hình thức địa tô TBCN
Trong tổng số địa tô hay tổng số tiền mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ
gồm các bộ phận khác nhau, thuộc các hình thức địa tô khác nhau: địa tô chênh
lệch (bao gồm địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II) và địa tô tuyệt đối.
- Địa tô chênh lệch:
Khi phân tích về địa tô, trước hết phải giả thiết rằng, nông sản cũng được
bán theo giá cả sản xuất như mọi hàng hóa khác, nghĩa là bảo đảm cho nhà tư bản
thu hồi được chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận bình quân.
Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp đều có lợi nhuận siêu ngạch
do sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của thị trường và giá cả cá biệt của

127
một số doanh nghiệp. Nhưng trong công nghiệp, do cạnh tranh, lợi nhuận siêu
ngạch không tồn tại lâu dài, ổn định tại một doanh nghiệp nào đó.
Trái lại, trong nông nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch tồn tại thường xuyên và ổn
định ở những doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi. Dó là do:
Thứ nhất, trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất sản xuất chủ yếu,
nhưng đất đai có hạn đã bị độc chiếm và người ta không thể tạo ra thêm những điều
kiện tự nhiên thuận lợi.
Thứ hai, nông phẩm lại là sản phẩm không thể thiếu được đối với đời sống
con người và xã hội. Để bảo đảm đủ nông phẩm cho xã hội, người ta không chỉ canh
tác trên những khoảnh đất tốt hoặc trung bình mà buộc phải canh tác trên cả những
đất xấu hay kém thuận lợi hơn. Do vậy, giá cả thị trường của nông phẩm do giá cả
sản xuất ở nơi điều kiện kém thuận lợi quyết định, có như vậy mới bảo đảm cho việc
đầu tư vào đất canh tác xấu cũng thu được lợi nhuận bình quân.
Do đó, tư bản đầu tư vào những đất đai có điều kiện thuận lợi có năng suất
cao hơn, khi bán theo giá cả sản xuất chung, ngoài lợi nhuận bình quân, còn thu
được lợi nhuận siêu ngạch để chuyển hoá thành địa tô được gọi là địa tô chênh
lệch. Địa tô chênh lệch trong CNTB là số dư ngoài lợi nhuận bình quân do các cơ
sở kinh doanh có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn thu được so với các cơ sở kinh
doanh có điều kiện sản xuất kém nhất.
Đó là sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung nông phẩm được quyết định
bởi điều kiện không thuận lợi nhất với giá cả sản xuất cá biệt ở những nơi có điều
kiện sản xuất thuận lợi, do đó, năng suất lao động được nâng cao.
Xét về cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch và việc chuyển hoá lợi nhuận
siêu ngạch thành địa tô, chênh lệch được chia làm hai loại.
+ Địa tô chênh lệch I
Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự
nhiên thuận lợi. Điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo cho tư bản nông nghiệp có năng
suất cao hơn bao gồm: độ màu mỡ của đất đai; vị trí của đất đai với nơi tiêu thụ.
Thí dụ: Sự khác nhau về độ màu mỡ của ruộng đất
Loại đất Chi Lợi Sản Giá cả sản xuất Giá cả sản xuất Địa tô

128
cá biệt chung
nhuận
lượng Tổng Của chênh
phí bình Của
(tạ) 1 tạ sản tổng lệch
quân 1 tạ
lượng SP
Xấu 100 20 4 30 120 30 120 0
Trung bình 100 20 5 24 120 30 150 30
Tốt 100 20 6 20 120 30 180 60
Tổng cộng 300 60 15 360 450

Thí dụ: Sự khác nhau về vị trí xa hay gần nơi tiêu thụ
Giá cả sản
Chí Giá cả sản xuất R
LN Sản xuất
Chi phí chung chên
Loại đất bình lượng cá biệt
phí vận h
quân (tạ) Tổng Tổng
tải 1 tạ 1 tạ lệch
SL SL
Gần 100 20 0 5 24 120 25 120 5
Xa 100 20 5 5 25 125 25 125 0

Hai yếu tố làm cơ sở xuất hiện địa tô chênh lệch I (độ màu mỡ và vị trí
ruộng đất) có thể phát sinh tác dụng ngược chiều nhau: đất tốt nhưng ở xa hoặc
ngược lại.
Trong thực tế, có nhiều cách kết hợp hai yếu tố này. Hơn nữa, độ màu mỡ và
vị trí thuận lợi của đất không phải là cố định mà phụ thuộc vào tiến bộ của sản xuất,
của khoa học, công nghệ và sự phát triển của giao thông vận tải tạo ra những đường
giao thông mới, trung tâm dân cư và khu kinh tế mới. Những điều đó tạo nên sự tác
động đa dạng tới sự hình thành địa tô chênh lệch I.
+ Địa tô chênh lệch II
Địa tô chênh lệch II gắn liền với hiệu quả khác nhau của số tư bản đầu tư thêm
trên cùng một diện tích ruộng đất, tức gắn liền với việc thâm canh trong nông nghiệp.
Địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II đều là lợi nhuận siêu ngạch, hình
thành do hiệu quả đầu tư khác nhau của những tư bản khác nhau. Một đằng do đầu
tư trên những thửa ruộng có điều kiện khác nhau (quảng canh), một đằng do hiệu
quả những lần đầu tư khác nhau trên cùng một thửa ruộng (thâm canh), còn giá cả
có tác động điều tiết thị trường nông sản vẫn do giá cả sản xuất của tư bản đầu tư
có hiệu quả thấp nhất quyết định.

129
Thí dụ:
Giá cả sản xuất Giá cả sản xuất
LN Sản
Chi cá biệt chung R chênh
Loại đất bình lượng
phí Tổng lệch
quân (tạ) 1 tạ 1 tạ Tổng SL
SL
Lần 1 100 20 4 30 120 30 120 0
Lần 2 100 20 5 24 120 30 125 30

Nhưng sự chuyển hoá lợi nhuận siêu ngạch đó thành địa tô chênh lệch I và
chênh lệch II lại có sự khác nhau. Địa tô chênh lệch I được xác định trong các hợp
đồng thuê đất giữa nhà tư bản và địa chủ. Trong thời hạn hợp đồng, lợi nhuận siêu
ngạch do đầu tư thâm canh đem lại vẫn thuộc về nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Chỉ
đến khi hết thời hạn hợp đồng, địa chủ mới tìm cách nâng giá cho thuê ruộng đất, tức
biến lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thành địa tô chênh lệch II.
Đây chính là nguyên nhân làm cho địa chủ muốn rút ngắn thời hạn cho thuê
đất, còn nhà tư bản lại muốn kéo dài thời hạn đó để hưởng toàn bộ kết quả đầu tư
vào ruộng đất. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhà tư bản ra sức vắt kiệt
độ màu mỡ của đất đai, sử dụng ruộng đất bừa bãi, phá hoại kết cấu của đất, không
tiến hành việc cải tạo đất và những biện pháp mà qua nhiều năm mới thu được vốn
về. Sau thời hạn hợp đồng, toàn bộ đầu tư của tư bản vào ruộng đất trở thành sở
hữu của địa chủ, làm địa tô tăng lên, tài sản và sự giàu có của địa chủ tăng lên và
lượng tư bản tối thiểu cần có để kinh doanh nông nghiệp cũng tăng lên.
Xét cả về mặt lịch sử và về mặt vận động, cơ sở và điểm xuất phát của địa tô
chênh lệch II là địa tô chênh lệch I. Về mặt lịch sử, nông nghiệp được canh tác theo
lối quảng canh, mở rộng diện tích đất canh tác, đầu tư tư bản vào những mảnh đất
khác nhau trước khi được canh tác theo lối thâm canh, tức là tăng đầu tư trên cùng
một đám đất. Quảng canh chỉ cần ít vốn đầu tư, yếu tố sản xuất chủ yếu là lao động
và đất đai. Thâm canh thì đòi hỏi nhiều vốn đầu tư; cùng với lao động và đất đai,
vốn trở thành yếu tố sản xuất chính, quyết định. Mặt khác, cả địa tô chênh lệch I và
địa tô chênh lệch II đều do sự chênh lệch của giá cả sản phẩm, chênh lệch về hiệu
quả của các tư bản đầu tư ngang nhau. Sự chênh lệch đó là do sự khác nhau về độ

130
phì nhiêu của đất đai, trong địa tô chênh lệch I, đó là độ phì tự nhiên, còn trong địa
tô chênh lệch II là độ phì nhân tạo, do đầu tư thâm canh tạo ra.
- Địa tô tuyệt đối:
Khi nghiên cứu địa tô chênh lệch thì dường như đất canh tác xấu nhất không
phải nộp địa tô. Nhưng trên thực tế, đất canh tác xấu nhất cũng phải nộp địa tô. Đó
là địa tô tuyệt đối.
Địa tô tuyệt đối là một phần giá trị thặng dư mà địa chủ thu được nhờ dựa
vào sự độc quyền tư hữu ruộng đất. Đó là số dư ra của giá trị so với giá cả sản
xuất xã hội của nông phẩm.
Để có địa tô tuyệt đối, giá cả nông phẩm phải cao hơn giá cả sản xuất chung
của tư bản. Điều đó, thứ nhất, hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sự hình thành địa tô
chênh lệch như đã phân tích ở trên và, thứ hai, không có nghĩa là giá cả thị trường
nông sản cao hơn giá trị nông sản. Giá cả sản xuất chung của tư bản xuất hiện khi
xuất hiện quy luật lợi nhuận bình quân. Giá cả sản xuất có thể cao hay thấp hơn giá
trị sản phẩm tuỳ theo cấu tạo hữu cơ của tư bản trong ngành sản xuất đó.
Trong nông nghiệp, cấu tạo hữu cơ của tư bản thấp hơn cấu tạo hữu cơ trung
bình của tư bản xã hội. Điều đó phản ánh sự lạc hậu tương đối của nông nghiệp so
với các ngành khác trong nền kinh tế. Bởi vậy, giá trị của nông sản cao hơn giá cả
sản xuất của chúng. Trong công nghiệp, các ngành khác nhau cũng có cấu tạo hữu
cơ khác nhau, có tỷ suất lợi nhuận khác nhau, nhưng cạnh tranh đã san bằng những
tỷ suất lợi nhuận khác nhau đó, hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá
cả sản xuất chung của tư bản. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ
yếu và có hạn, độc quyền sở hữu và độc quyền kinh doanh ruộng đất đã cản trở sự
di chuyển của tư bản, cản trở việc bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận. Bởi vậy, nông
sản được bán theo giá trị chứ không phải bán theo giá cả sản xuất. Phần trội ra
của giá trị so với giá cả sản xuất của nông sản là nguồn gốc của địa tô tuyệt đối.
Do đó, địa tô tuyệt đối cũng là khoản lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình
quân do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp
mà nhà tư bản thuê ruộng đất phải nộp cho địa chủ.
Thí dụ về sự hình thành địa tô tuyệt đối:

131
Tỷ
Tỷ Lợi Giá cả Địa tô
Giá trị Giá trị suất Giá cả
Tư bản suất nhuận nông tuyệt
TD SP LN SX
LN BQ sản đối
BQ
Công nghiệp
900c - 100v 100 1100 10% 20% 1.200 200
800c - 200v 200 1200 20% 20% 1.200 200
700c - 300v 300 1300 30% 20% 1.200 200
Nông nghiệp
600c - 400v 400 1400 40% 20% 200 1.400 200

Trong thực tế, địa tô tuyệt đối là toàn bộ số chênh lệch giữa giá trị và giá cả sản
xuất hay chỉ bằng một phần (lớn hoặc nhỏ) của số chênh lệch ấy thì điều này hoàn
toàn tuỳ thuộc vào quan hệ cung - cầu. Như vậy, giá cả nông sản có thể cao hơn giá cả
sản xuất của chúng nhưng vẫn thấp hơn giá trị của chúng và không phải giá cả đắt lên
là nguyên nhân làm cho giá cả nông phẩm đắt lên. Sự thiệt hại đối với xã hội là nguồn
gốc làm giàu cho giai cấp địa chủ. Khi độc quyền tư hữu ruộng đất bị thủ tiêu thì địa tô
tuyệt đối cũng bị xoá bỏ. Giá cả nông sản sẽ hạ xuống có lợi cho xã hội.
- Địa tô đất xây dựng, địa tô hầm mỏ, địa tô độc quyền:
Trong CNTB, không phải chỉ đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mới
phải nộp địa tô, mà tất cả các loại đất - đất xây dựng, đất hầm mỏ cũng phải đem lại
địa tô cho người sở hữu chúng. Bất kỳ ở đâu có những sức tự nhiên bị độc chiếm và
tạo ra một lợi nhuận siêu ngạch cho nhà tư bản sử dụng những sức tự nhiên ấy thì
số lợi nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản tạo ra cũng phải nộp cho kẻ sở hữu lực
lượng tự nhiên dưới những hình thức địa tô khác nhau.
Địa tô đất xây dựng về cơ bản được hình thành như địa tô đất nông nghiệp.
Nhưng nó cũng có những đặc trưng riêng, thứ nhất, trong việc hình thành địa tô
chênh lệch, vị trí của đất đai là yếu tố quyết định nhất, còn độ màu mỡ và trạng thái
của đất đai không có ảnh hưởng lớn; thứ hai, địa tô đất xây dựng tăng lên nhanh
chóng do sự phát triển của dân số, do nhu cầu về nhà ở tăng lên và do những tư bản
cố định sáp nhập vào ruộng đất ngày càng tăng lên. Loại địa tô này nêu bật tính
chất ăn bám của giai cấp địa chủ, tính chất phi lý của chế độ tư hữu đất đai, của tình

132
trạng một bộ phận người trong xã hội độc chiếm một mảnh của địa cầu, bắt một bộ
phận xã hội khác phải nộp một cống vật để được quyền ở trên mặt đất.
Đất hầm mỏ, đất có những khoáng sản khai thác cũng đem lại địa tô chênh
lệch và địa tô tuyệt đối cho kẻ sở hữu đất đai ấy. Địa tô hầm mỏ cũng được hình
thành và được quyết định như địa tô địa tô đất nông nghiệp, đối với địa tô hầm mỏ,
giá trị của khoáng sản, hàm lượng, trữ lượng của khoáng sản, vị trí và điều kiện
khai thcs là những yếu tố quyết định.
Địa tô luôn luôn gắn với độc quyền sở hữu ruộng đất, độc chiếm các điều
kiện tự nhiên thuận lợi, cản trở sự cạnh tranh của tư bản, tạo nên giá cả độc quyền
của nông sản. Tuy nhiên, có những loại đất có thể trồng những loại cây cho sản
phẩm quý hiếm, có giá trị cao (như những vườn nho có thể tạo ra những thứ rượu
đặc biệt) hay có những khoáng sản đặc biệt có giá trị, thì địa tô của những đất đai
đó sẽ rất cao, có thể xem đó là địa tô độc quyền. nguồn gốc của địa tô độc quyền
này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền cao của sản phẩm thu được
trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ - kẻ sở hữu những đất đai ấy.
2.3.3. Giá cả ruộng đất
Bản thân đất đai không phải là sản phẩm của lao động, nên nó không có giá
trị. Nhưng trên thực tế, đất đai có thể mua - bán được như bất kỳ một hàng hóa nào
khác, nó có giá cả. Giá cả đất đai là một phạm trù bất hợp lý, nhưng nó ẩn giấu một
quan hệ kinh tế hiện thực. Giá cả đất đai là địa tô tư bản hoá. Bởi đất đai đem lại
địa tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền, nên nó được xem như một
loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy, giá cả ruộng
đất chỉ làm giá mua địa tô do ruộng đất đem lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó
phụ thuộc vào địa tô và tỷ suất lợi tức của ngân hàng.
Thí dụ, một mảnh đất hàng năm đem lại một địa tô là 200 và tỷ suất lợi tức
tiền gửi vào ngân hàng là 5%, thì giá cả mảnh đất đó là:

Với số tiền 4000 đó cho vay với lợi tức 5%/năm cũng thu được một lợi tức là
200, ngang với địa tô do bán đất đem lại trong một năm.

133
Do đó, nếu địa tô không thay đổi thì giá cả ruộng đất có thể tăng lên hay
giảm xuống tỷ lệ nghịch với sự lên xuống của tỷ suất lợi tức.
Thí dụ, nếu tỷ suất lợi tức hàng năm giảm từ 5% xuống còn 4%, thì một
mảnh đất hàng năm đem lại 1 địa tô 200 sẽ có giá trị là 5000 chứ không phải 4000
(200 x 100 : 4 = 5000). CNTB càng phát triển thì tỷ suất lợi tức càng có xu hướng
giảm xuống, làm cho giá cả ruộng đất ngày càng tăng, độc lập cả với địa tô. Hơn
nữa, do quan hệ cung - cầu về đất đai ngày càng căng thẳng, do chủ tư bản đầu tư
vào đất đai ngày càng nhiều, làm cho địa tô tăng lên. Tất cả những điều đó đẩy giá
cả đất đai lên cao hơn nữa.
Người mua đất cho rằng mình được quyền hưởng địa tô, vì đã trả cái quyền
có được bằng một vật ngang giá, do vậy, địa tô được coi là lợi tức của tư bản đã bỏ
ra mua ruộng đất. Việc mua - bán ruộng đất biện hộ cho sự tồn tại của giai cấp địa
chủ. Nhưng bản thân việc mua - bán không tạo ra quyền chiếm đoạt địa tô, nó chỉ
chuyển dịch quyền đó. Không thể dựa vào sự mua - bán ruộng đất để biện hộ cho
sự tồn tại của địa tô, cũng như không thể dựa vào sự mua - bán nô lệ để biện hộ cho
chế độ nô lệ.
Chế độ tư hữu ruộng đất không chỉ tạo ra sự chiếm đoạt địa tô, chiếm đoạt
sản phẩm lao động của người khác, làm giá cả nông sản cao lên, gây thiệt hại cho
xã hội, đem lại sự giàu có cho một nhóm địa chủ là những kẻ sở hữu đất đai, mà
chế độ tư hữu, việc mua - bán đất đai còn hạn chế tư bản đầu tư thâm canh, cản trở
sự phát triển một nền nông nghiệp hợp lý, làm cạn kiệt độ màu mỡ của đất đai. Do
vậy, vấn đề quốc hữu hoá ruộng đất đã trở thành khẩu hiệu của cách mạng tư sản.
C. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. C.Mác nói, người sở hữu tiền biến thành nhà tư bản “phải ở trong lĩnh
vực lưu thông, lại không phải ở trong lĩnh vực lưu thông. Đây chính là điều kiện
của vấn đề”. Tóm lại, tiền chuyển hóa thành tư bản được thực hiện như thế nào?
2. Giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào? Các bộ phận khác nhau của
tư bản có vai trò như thế nào trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư? Lý giải luận
điểm: “tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư”?

134
3. Hãy lý giải về mối quan hệ giữa sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá
trị thặng dư tuyệt đối; mối liên hệ và sự khác biệt giữa giá trị thặng dư tương đối
và giá trị thặng dư siêu ngạch.
4. Vì sao nói sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa
tư bản? Hãy nêu nội dung và vai trò của quy luật giá trị thặng dư.
5. Phân tích bản chất của tiền công, mối quan hệ giữa tiền công với giá trị
sức lao động, giữa tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
6. Phân tích thực chất của tích luỹ tư bản và các nhân tố quyết định quy mô
của nó. Hãy nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu.
7. Phân tích những tác dụng của việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản.?
Cần có những biện pháp nào để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản ?
8. Phân tích bản chất của tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp.
9. Phân tích đặc điểm của tư bản cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến sự
vận động của lợi tức và tỷ suất lợi tức.
10. Phân tích bản chất và các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa.

135
Chương 4
HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
A. YÊU CẦU HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU
1. Nắm được bản chất và những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc
quyền; hiểu được cơ chế hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư
trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
2. Hiểu được nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước và cơ chế điều tiết kinh tế của nó.
B. NỘI DUNG CƠ BẢN
Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản chúng ta có
thể khái quát lại sự phát triển của chủ nghĩa tư bản như sau:
Chủ nghĩa tư bản được hình thành từ thế kỷ XV, XVI được đánh dấu bằng cuộc
cách mạng tư sản Anh và đến thế kỷ XVII, XVIII thì khẳng định rõ vai trò của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX thế giới nổ
ra cuộc cách mạng kỹ thuật, lao động chân tay được thay thế bằng máy móc. Vì vậy,
năng suất lao động tăng cao, làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng trong
khi quan hệ sản xuất vẫn dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Do đó,
mâu thuẫn trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có dấu hiệu bùng nổ mạnh
mẽ. Nghĩa là giờ đây quan hệ sản xuất không còn phù hợp với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất nữa. Vì vậy, bắt buộc chủ nghĩa tư bản phải có sự thay đổi
trong quan hệ sản xuất sao cho phù hợp với lực lượng sản xuất. Do đó, chủ nghĩa tư
bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Trong giai đoạn độc quyền, chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới như: độc
quyền, độc quyền nhà nước, độc quyền xuyên quốc gia. Vì vậy người ta gọi chung
giai đoạn mới này là chủ nghĩa tư bản độc quyền hay chủ nghĩa tư bản hiện đại để
phân biệt với giai đoạn tự do cạnh tranh.
1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền và những đặc điểm kinh tế cơ bản của nó
1.1. Sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa
tư bản độc quyền

136
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản thời kỳ tự do cạnh tranh, C. Mác và Ph.
Ăngghen đã chỉ rõ rằng: tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất và sự
tập trung sản xuất phát triển tới một mức nào đó sẽ dẫn tới sự xuất hiện các tổ chức
độc quyền. Đó là một vấn đề có tính quy luật của nền kinh tế thị trường tự do tư
bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa
học, kỹ thuật đã làm xuất hiện những ngành sản xuất mới có trình độ tích tụ cao đòi
hỏi phải có những hình thức tổ chức kinh tế mới như: điện tử, công nghiệp vũ trụ,
hoá dầu, hàng không… Mặt khác, những thành tựu khoa học, kỹ thuật làm cho năng
suất lao động cao, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
Hai là, cạnh tranh tự do một mặt buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật,
tăng quy mô tích luỹ để chiến thắng trong cạnh tranh, mặt khác làm cho nhiều
doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém thì bị phá sản hoặc bị các đối thủ mạnh
hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với các xí nghiệp khác thành những xí nghiệp có
quy mô lớn hơn để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp
tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.
Ba là, những xí nghiệp và công ty lớn tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày càng
khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thoả hiệp dẫn đến hình
thành các tổ chức độc quyền.
Bốn là, khủng hoảng kinh tế đặc biệt là cuộc khủng hoảng 1873, 1898,
1903… làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ bị phá sản hoặc phải cải tiến kỹ thuật, hoặc
phải sát nhập để thoát khỏi khủng hoảng, những xí nghiệp đứng vững có cơ hội
vươn lên khả năng tập trung sản xuất ngày càng lớn, do đó thúc đẩy quá trình tích
tụ, tập trung tư bản và tích tụ, tập trung sản xuất.
Khủng hoảng kinh tế làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp tư bản chủ
nghĩa, đẩy nhanh quá trình tập trung tư bản, hình thành những tư bản cá biệt lớn
hơn thông qua các hoạt động sáp nhập hoặc thôn tính các tư bản nhỏ, lẻ.

137
Các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong các năm 1873, 1898, 1903… diễn ra
ở hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa phát triển lúc đó trong điều kiện thị trường
chứng khoán đã phát triển làm cho tích tụ và tập trung tư bản diễn ra với một tốc độ
và quy mô lớn hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước. Kết quả là làm xuất hiện
những công ty tư bản khổng lồ giữ địa vị độc quyền trong những ngành chủ chốt,
thậm chí trong nền kinh tế của một nước tư bản lớn. Đó cũng là cái mốc đánh dấu
sự kết thúc giai đoạn tự do cạnh tranh trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Năm là, sự phát triển của tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh
mẽ thúc đẩy sự tập trung sản xuất, nhất là hình thành các công ty cổ phần tạo ra khả
năng xuất hiện các tổ chức độc quyền.
Tất cả các nguyên nhân đó dẫn đến sự ra đời của các tổ chức độc quyền và chủ
nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.
Địa vị độc quyền trong nền kinh tế khi nhà nước tư sản chưa can thiệp trực
tiếp vào kinh tế, cho phép các tổ chức độc quyền tự do “làm mưa, làm gió” trên thị
trường, tạo nên cơ sở cho những nhận thức sai lầm về giai đoạn phát triển này của
chủ nghĩa tư bản. Để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác nói chung và kinh tế
chính trị macxit nói riêng, V.I.Lênin đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận kinh tế quan trọng, phát triển kinh tế chính trị macxit trong những
điều kiện lịch sử mới của chủ nghĩa tư bản: giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (hay giai
đoạn độc quyền của chủ nghĩa - chủ nghĩa tư bản hiện đại) tức là giai đoạn phát
triển cao nhất của phương thức sản xuất mới. Lý luận của V.I.Lênin về chủ nghĩa
đế quốc bao gồm hàng loạt những phân tích, đánh giá các vấn đề về kinh tế, chính
trị, xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển lúc bấy giờ, trên cơ sở đó là việc
vạch rõ những đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn thống
trị của các tổ chức độc quyền.
Sống trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền hình thành và phát triển vào
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác vào điều kiện lịch sử đó, V.I.Lênin đã chứng minh rằng, chủ nghĩa tư bản đã
chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đồng thời Người nêu ra 5 đặc điểm cơ
bản của chủ nghĩa đế quốc.

138
1.2. Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền
a. Tích tụ, tập trung sản xuất và sự xuất hiện các tổ chức độc quyền
- Tập trung sản xuất
Cơ sở của tập trung sản xuất là tập trung tư bản. Muốn có tập trung tư bản thì
phải có tích tụ tư bản. Tập trung sản xuất là sự thống nhất giữa tích tụ và tập trung.
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật
làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, dưới sự tác động của
hàng loạt các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy
luật cung - cầu làm cho các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, hình thành các xí
nghiệp có quy mô lớn hơn. Các xí nghiệp này tiếp tục cạnh tranh với nhau và một
số xí nghiệp lớn này lại bị phá sản, hình thành một số ít các xí nghiệp có quy mô
lớn hơn nữa. Quá trình này lại tiếp tục diễn ra và dẫn đến việc hình thành một số xí
nghiệp khổng lồ. Các xí nghiệp này tiếp tục cạnh tranh với nhau nhưng không ai
thắng nổi ai nên họ có xu hướng thoả hiệp với nhau, liên kết cùng sản xuất. Do đó,
thúc đẩy tập trung sản xuất. Kết quả của tập trung sản xuất là đã hình thành ra các
tổ chức tư bản độc quyền. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng: độc quyền được sinh
ra từ cạnh tranh tự do.
Tập trung sản xuất dẫn tới độc quyền vì:
- Do tập trung sản xuất nên trong mỗi ngành chỉ có một số ít xí nghiệp kếch
xù nắm đại bộ phận sản xuất của ngành đó nên chúng dễ dàng thoả thuận, liên minh
với nhau.
- Do quy mô của xí nghiệp lớn, cấu tạo hữu cơ của các xí nghiệp này rất cao.
Do đó việc dịch chuyển tư bản trở lên khó khăn hơn, cạnh tranh tự do khó khăn
hơn. Vì vậy, chúng liên kết lại với nhau hình thành các tổ chức độc quyền.
Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa những nhà tư bản nắm phần lớn việc
sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó, nhằm mục đích kiểm soát thị
trường, nguồn nguyên liệu để thu lợi nhuận độc quyền cao.
Ở Đức, những xí nghiệp lớn chỉ chiếm 0,9% trong tổng số các xí nghiệp
nhưng lại chiếm 39,4% tổng số lao động; 75,3% sức hơi nước; 77,2% điện lực…
các xí nghiệp này chiếm phần lớn sản lượng hàng hóa làm ra của nước Đức.

139
Tổ chức độc quyền là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa, trong đó sở hữu tư bản mang tích chất tập thể chứ không chỉ là tư nhân
thuần tuý, phương pháp quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm có những
biến đổi mới. Các nhà tư bản liên minh với nhau trong dưới nhiều hình thức mà
hình thức cơ bản là góp vốn để lập thành một tư bản tập thể khổng lồ, số tư bản này
được gọi là tư bản độc quyền, các nhà tư bản sở hữu vốn tư bản đó gọi là các nhà tư
bản độc quyền. Với số vốn khổng lồ đó các nhà tư bản độc dễ dàng đánh bại các
nhà tư bản khác, thực hiện sự thống trị về sản xuất, kiểm soát thị trường, thao túng
về giá cả và kiếm được lợi nhuận độc quyền cao.
Các tổ chức độc quyền ra đời, tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức khác
nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ một ngành (đơn ngành) hay
nhiều ngành (đa ngành). Đó là các hình thức sau:
- Cácten: (Tiếng Pháp cartel có nghĩa là đồng minh hoặc hiệp định).
Là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản thông qua hình thức ký
hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, về kỳ hạn trả tiền, về phân chia thị trường
tiêu thụ, về sản lượng hàng hoá…
Hình thức này phát triển nhiều nhất ở Đức. Vì vậy Đức thường được gọi là
“nước của các cartel”. Năm 1857 xuất hiện cácten đầu tiên, 1896 có 250 cácten,
1905 có 385 cácten, 1911 tăng lên đến 600 cácten và trở thành cơ sở kinh tế của
toàn bộ nền kinh tế Đức.
Đây là hình thức độc quyền mang tính sơ khai, đơn giản. Các nhà tư bản tham
gia cácten vẫn độc lập với nhau trong việc sản xuất và lưu thông. Họ chỉ liên kết với
nhau bằng một hiệp nghị về thị trường tiêu thụ, giá bán hàng hóa, giá mua nguyên
vật liệu, …Vì vậy họ chưa gắn bó chặt chẽ với nhau, dễ dẫn đến tình trạng các nhà tư
bản không làm đúng ký kết và thường vi phạm hợp đồng. Do đó, hình thức này dễ bị
phá vỡ và thay vào đó là một tổ chức độc quyền cao hơn, ch¾c ch¾n h¬n.
- Xanhđica: (Tiếng Pháp là syndicat nghĩa là tổ hợp) Đây là hình thức phát
triển cao hơn, các nhà tư bản tham gia vào xanhđica bầu ra một ban quan trị điều
hành việc mua bán, giá cả, thị trường.

140
Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập
về lưu thông: mọi việc mua - bán do một ban quản trị chung của xanhđica đảm
nhiệm. Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để bán hàng với
giá đắt và mua nguyên liệu với giá rẻ nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Như vậy,
hình thức này đã phát triển cao hơn, ổn định, chặt chẽ hơn so với cácten. Hình thức
này phát triển mạnh nhất ở Nga, ở Đức, hầu hết các cartel đều phát triển lên thành
xanhđica.
Như vậy, tham gia vào xanhđica, các nhà tư bản rất có lợi còn người sản xuất
nguyên liệu và người tiêu dùng thì bị thiệt.
- Tơrớt: (Tiếng Anh là Trust) là các công ty cổ phần, các nhà tư bản trở thành
các cổ đông góp vốn và thu lợi tức cổ phần. Việc sản xuất và lưu thông hàng hóa
do ban quản trị và giám đốc điều hành.
Như vậy, các nhà tư bản tham gia vào tơrớt mất hết độc lập cả trong sản xuất
lẫn trong lưu thông. Họ trở thành cổ đông thu lợi tức cổ phần.
Đây là hình thức tổ chức độc quyền hoàn thiện vì tất cả hoạt động của các
nhà tư bản bây giờ (sản xuất cái gì, bán ở đâu, giá bao nhiêu?) căn cứ vào quy định
của hội đồng quản trị. Tơrớt là hình thức tổ chức độc quyền mang tính bản chất
nhất, cốt lõi nhất và ổn định nhất vì nó khắc phục được những thiếu sót của các
hình thức độc quyền khác. Đây là hình thức đánh dấu bước ngoặt của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa, sở hữu tư nhân chuyển thành sở hữu tập thể.
Tuỳ thuộc vào trình độ tập trung và tích tụ tư bản trong những điều kiện cụ
thể, những hình thức độc quyền nói trên có mức độ phổ biến khác nhau giữa các
nước. Chẳng hạn: cácten là hình thức phổ biến nhất ở Đức; xanhđica thì ở Pháp,
Nga; tơ rớt là ở Mỹ. Năm 1900 ở Mỹ có185 Tơrớt, 1907 lên tới 250 Tơrớt
Như vậy, cácten, xanhđica, tơrớt là các tổ chức độc quyền trong cùng một
ngành, đó là biểu hiện của sự liên kết ngang.
Quá trình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa đã tạo nên một sự liên kết dọc,
tức là liên kết đa ngành, mỗi thành viên có thể là các xanhđica, tơrớt của các ngành
khác nhau liên kết với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Hình thức liên kết đó tạo nên một
hình thức độc quyền mới gọi là côngxoocxiom.

141
- Côngxoócxiom (Consotium): Là hình thức độc quyền liên minh, liên kết giữa
các xí nghiệp của nhiều ngành khác nhau và có liên quan với nhau về kinh tế và kỹ
thuật, do một tập đoàn tài chính khống chế, điều hành. Thông thường đứng đầu,
điều hành một côngxoócxiom là một ngân hàng độc quyền lớn.
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, độc quyền đã có những biểu hiện mới
cả về hình thức, cơ cấu và cơ chế.
Do sự phát triển của LLSX, khoa học, công nghệ, đã diễn ra quá trình hình
thành những sự liên kết giữa các độc quyền theo cả hai chiều: dọc và ngang ở trong
và ngoài nước. Trên cơ sở những sự liên kết đó, ra đời những hình thức tổ chức độc
quyền mới.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến độc quyền đa ngành là trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt giữa các độc quyền và sự biến động mau lẹ của thị trường thì việc
kinh doanh chuyên môn hoá hẹp dễ bị phá sản; trái lại, việc kinh doanh tổng hợp
tạo điều kiện di chuyển vốn vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao, lấy lãi ở ngành
hàng này bù cho những ngành hàng khác gặp khó khăn. Bên cạnh đó, dưới tác động
của cách mạng khoa học, công nghệ, những ngành lạc hậu cần giải tỏa vẫn chưa
giải tỏa được, trong khi, để tồn tại vẫn phải phát triển thêm những ngành mới, làm
cho cơ cấu tập đoàn cứ phình to ra và bao gồm nhiều ngành khác nhau.
Bên cạnh đó, hình thức độc quyền đa ngành còn là kết quả của sự chuyển
hoá, thay thế các tơrớt đối phó với Luật chống độc quyền ở hầu hết các nước tư bản
chủ nghĩa. Đó là côngơlomêrêt.
- Côngơlômêrết: (Conglomeate): Là một tổ chức độc quyền được hình thành
trên cơ sở liên kết và thôn tính nhiều tư bản ở nhiều ngành sản xuất khác nhau hình
thành một khối kinh tế đặt dưới sự kiểm soát về tài chính và quản lý của một nhóm
độc quyền.
Về cơ cấu, cũng do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cơ
cấu độc quyền có sự thay đổi. Đó là sự liên kết của các hãng vừa và nhỏ với các
hãng lớn trong một tổ chức độc quyền.
Chẳng hạn, ở các nước tư bản phát triển là một số xí nghiệp vừa và nhỏ
chiếm hơn 90% tổng số hãng có đăng ký ở các nước tư bản phát triển. Trong những

142
ngành mới như tin học, chất dẻo, điện tử, các hãng nhỏ chiếm tỷ lệ tuyệt đối (ở Mỹ
các hãng nhỏ chiếm 90% tổng số hãng trong lĩnh vực này).
Tại Mỹ, vào những năm 50 của thế kỷ 20 chỉ có 10 vạn công ty vừa và nhỏ.
Sau những năm 80, mỗi năm tăng thêm 80 vạn công ty. Chỉ riêng năm 1995 đã có
tới 3,5 triệu xí nghiệp chủ yếu là xí nghiệp vừa và nhỏ. Tính đến nay toàn nước
Mỹ có tới 20 triệu xí nghiệp trong đó 18 triệu xí nghiệp là nhỏ (chiếm 90%).
Ở Nhật Bản, các xí nghiệp vừa và nhỏ luôn giữ vai trò to lớn trong mọi giai
đoạn phát triển của nền kinh tế. Các xí nghiệp này chiếm trên 90% tổng số xí
nghiệp ở Nhật, thu hút 74% tổng số lao động, sản xuất gần 50% sản lượng và cung
cấp gần 40% hàng hoá xã hội của Nhật. Có những ngành như chế tạo thì xí nghiệp
vừa và nhỏ chiếm tới 99,5% tổng số xí nghiệp.
Tuy nhiên các xí nghiệp vừa và nhỏ có mối
quan hệ chặt chẽ với các xí nghiệp lớn hơn theo
cơ chế kết cấu nền kinh tế “hai tầng”. Tầng trên
là các tổ chức độc quyền nắm giữ tài chính, kỹ
thuật (10%), còn tầng dưới là các xí nghiệp vừa
và nhỏ (90%) làm khu đệm, chuyên gia công, lắp
ráp, nghiên cứu, chế tạo thử sản phẩm mới cho
các xí nghiệp lớn.
Như vậy, thực chất là xu hướng độc quyền vẫn chi phối nền kinh tế.
Có người gọi hiện tượng trên là “phi tập trung hoá” và cho rằng luận điểm
của V.I.Lênin về tích tụ và tập trung dẫn tới độc quyền không còn đúng nữa. Thực
ra, đó chính là biểu hiện của độc quyền dưới một dạng mới. Thông thường, các
hãng nhỏ thiếu vốn kinh doanh, thiếu thông tin về thị trường và tiến bộ khoa học -
kỹ thuật, thiếu chuyên gia có trình độ cao nên phải lệ thuộc vào các côngơlômêrết
về những mặt nói trên. Sự kiểm soát của độc quyền được thực hiện dưới những
hình thức mới thông qua quan hệ hợp tác giữa tư bản độc quyền lớn với các hãng
vừa và nhỏ. Trong khi duy trì tính độc lập của mình về tư cách pháp nhân, về sở
hữu, các hãng nhỏ phụ thuộc vào các độc quyền lớn về điều kiện vay vốn, tiêu
chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm hoặc tiêu thụ sản phẩm. Thông qua cái gọi là

143
quan hệ hợp tác, các độc quyền lớn đã chiếm quyền sở hữu phát minh, sáng chế
ngay từ lức mới chỉ là những ý tưởng và đoạt những phát minh nhiều hứa hẹn mà
không phải chi phí bổ sung lớn. Trong quan hệ hợp tác, các hãng nhỏ và vừa ở tình
thế bắt buộc vì lý do tài chính và kỹ thuật, còn các độc quyền lớn có khả năng lựa
chọn bạn hàng phù hợp với kiểm soát sản xuất nói chung và tiến bộ khoa học - kỹ
thuật nói riêng.
- Độc quyền cũng xuất hiện cả ở những nước đang phát triển. Đó là kết quả của
sự thâm nhập của các công ty xuyên quốc gia vào các nước này. Thông qua mối quan
hệ hợp tác liên doanh, liên kết của các công ty nước chủ nhà với các công ty xuyên
quốc gia làm cho các công ty chủ nhà có đủ điều kiện chi phối sản xuất - kinh doanh
của một ngành nào đó và trở thành những tổ chức độc quyền.
Về cơ chế: cơ chế độc quyền (nhất là độc quyền xuyên quốc gia) ngày càng
bị chi phối bởi cơ chế thị trường cạnh tranh và cơ chế điều tiết của chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước. Bằng các chính sách điều tiết (kể cả Luật chống độc quyền)
đã làm giảm hiệu lực của cơ chế độc quyền, buộc nó phải tuân thủ cơ chế cạnh
tranh. Tuy nhiên, đối với các độc quyền xuyên quốc gia thì cơ chế này trong chừng
mực vẫn còn phát huy tác dụng.
Như vậy, độc quyền do cạnh tranh sinh ra. Độc quyền ra đời không thủ tiêu
cạnh tranh, trái lại nó làm cho cạnh tranh gay gắt và trên quy mô rộng lớn hơn, không
chỉ giữa các tổ chức độc quyền với ngoài độc quyền mà cả giữa các tổ chức độc quyền
với nhau. Độc quyền đi vào mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nó nắm các
mạch máu kinh tế nên có sức mạnh to lớn. Vì vậy, các tổ chức độc quyền định ra giá
cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất với những hàng hóa mà họ bán ra và giá cả độc
quyền thấp hơn dưới giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ mua vào, qua đó
họ thu được lợi nhuận độc quyền. Do đó, giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + lợi
nhuận độc quyền cao. Như vậy, trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, quy luật gia trị
thặng dư biểu hiện thành quy luật độc quyền cao (lợi nhuận độc quyền cao = lợi nhuận
bình quân + một số lợi nhuận khác do sự thống trị của các tổ chức độc quyền trong sản
xuất và lưu thông).
b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

144
- Nguyên nhân hình thành
+ Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp cũng
diễn ra quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong Ngân hàng dẫn đến hình thành các
tổ chức độc quyền ngân hàng.
Khi sản xuất trong ngành công nghiệp tích tụ và tập trung ở mức độ cao, thì
các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín cho công việc kinh doanh của các
hãng công nghiệp nữa. Các hãng này tìm đến các ngân hàng lớn hơn phù hợp với
các điều kiện tài chính và tín dụng của mình. Trước tình hình đó, các ngân hàng
nhỏ phải tự sáp nhập vào các ngân hàng mạnh hơn hoặc phải chấm dứt sự tồn tại
của mình trước quy luật khốc kiệt của cạnh tranh. Từ trong quá trình này, các tổ
chức độc quyền ngân hàng ra đời, “trở thành những tổ chức độc quyền vạn năng, sử
dụng được hầu hết tổng số tư bản tiền tệ của toàn thể các nhà tư bản và tiểu chủ,
cũng như phần lớn những TLSX và những nguồn nguyên liệu của một nước nhất
định hay của cả một loạt nước” 11
Độc quyền ngân hàng là những hình thức tổ chức liên minh của các tư bản
ngân hàng nhằm chi phối các hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng để thu lợi
nhuận độc quyền cao.
- Sự hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng gắn liền với vai trò mới của
ngân hàng. Từ chỗ là trung tâm phát hành và quản lý tiền tệ, là trung tâm thanh toán,
ngân hàng có thêm chức năng kiểm soát và giám sát các hoạt động kinh tế. Thông qua
hoạt động tín dụng, ngân hàng có thể nắm rất chắc tình hình hoạt động của các doanh
nghiệp và chi phối hoạt động đó. Như vậy, tư bản độc quyền ngân hàng có quyền lực
hết sức to lớn, chi phối các hoạt động kinh tế, xã hội.
Với mạng lưới dày đặc những chi nhánh lan rộng và bao phủ nhanh chóng
khắp các lĩnh vực kinh tế và khắp các địa bàn, độc quyền ngân hàng đã biến hàng
ngàn, hàng vạn những doanh nghiệp tản mạn thành một hệ thống tập trung mà ngân
hàng là trung tâm thần kinh. Lúc đó một hình thức tập trung sản xuất ra đời – hình
thức gắn kết các ngành công nghiệp đa dạng lại bằng chất keo tài chính và cũng từ

11
Sđd, tr.415 – 416.

145
đó, những tư bản riêng rẽ hình thành nên tư bản tập thể. Đây là quá trình cơ bản của
sự chuyển biến tư bản thành chủ nghĩa đế quốc tư bản.
+ Giữa tư bản độc quyền công nghiệp và tư bản độc quyền ngân hàng có mối
quan hệ kinh tế mới. Mối quan hệ rất gắn bó với nhau, lợi ích của chúng đan xen, phụ
thuộc vào nhau. Do đó đã hình thành nên một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính.
Các tư bản độc quyền công nghiệp cần có một khoản vốn lớn để sản xuất kinh
doanh cho nên họ đã phải vay vốn của các tư bản độc quyền ngân hàng mà các ngân
hàng nhỏ không đáp ứng được, mặt khác các tư bản độc quyền trong ngân hàng thu
được lợi nhuận độc quyền khi cho tư bản độc quyền công nghiệp vay. Chính vì vậy,
lợi ích của chúng gắn bó với nhau, hai bên đều quan tâm đến hoạt động của nhau và
tìm cách thâm nhập vào nhau. Với tư cách là người cung cấp tín dụng, ngân hàng đưa
người của mình vào các Hội đồng giám sát của hãng. Tiến sâu thêm nữa, ngân hàng
xuất vốn mua cổ phiếu của các công ty làm ăn phát đạt và cử người của mình vào Hội
đồng quản trị nhằm kiểm soát và chi phối trực tiếp những doanh nghiệp đó. Trước sự
khống chế và chi phối ngày càng chặt chẽ của ngân hàng, một quá trình xâm nhập
tương ứng của tư bản công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra đồng thời. Các công ty
công- thương nghiệp lớn sẽ lập ra các ngân hàng chuyên phục vụ cho riêng mình hoặc
bỏ vốn mua cổ phiếu của các ngân hàng để chi phối hoạt động của ngân hàng. Quá
trình xâm nhập vào nhau giữa ngân hàng và các doanh nghiệp công nghiệp là một
bước phát triển hơn nữa của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra dưới động
lực của việc chạy theo lợi nhuận đôc quyền cao. Sự quyện vào nhau, dung hợp với
nhau về lợi ích kinh tế đã nảy sinh một dạng tư bản mới, đó là tư bản tài chính.
“Sự tập trung sản xuất, các tổ chức độc quyền sinh ra từ sự tập trung đó; sự
hợp nhất hay sự hoà vào nhau giữa ngân hàng và công nghiệp – đó là lịch sử phát
sinh của tư bản tài chính và là nội dung của khái niệm tư bản tài chính” 12.
Vậy, tư bản tài chính là sự dung hợp hay thâm nhập lẫn nhau giữa các tổ
chức độc quyền công nghiệp và tổ chức độc quyền ngân hàng
- Bản chất:

12
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.27, tr. 437.

146
+ Do nắm được cả tư bản công nghiệp và tư bản tiền tệ, tư bản tài chính có
thể thống trị từ một ngành đến nhiều ngành và cuối cùng là toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Nó xác lập được sự thống trị và chế độ độc quyền vững chắc hơn, bộc lộ
đủ bản chất hơn.
+ Tư bản tài chính ra đời là do tư bản sở hữu và tư bản chức năng tách rời
cao độ. Sự tách rời này là cơ sở cho việc ra đời các loại chứng khoán mới và mở
rộng thị trường cho vay. Nó không chỉ dẫn đến sự hình thành những kẻ thực lợi mà
còn tạo ra trong nền kinh tế thế giới những nhà nước thực lợi - đây là bước phát
triển và chín muồi hơn nữa của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Trong tư bản tài chính, có một nhóm nhỏ gồm những nhà tư bản giàu có
nhất, có thế lực nhất được gọi là bọn đầu sỏ tài chính.
Là tư bản tài chính được nhân cách hoá, bọn đầu sỏ tài chính có đầy đủ sức
mạnh và bản chất mà tư bản tài chính truyền cho. Chúng trực tiếp nắm và khống
chế toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế. Từ quyền lực kinh tế, đầu sỏ tài chính
thâu tóm cả quyền lực chính trị, xã hội, biến bộ máy nhà nước thành công cụ phục
vụ cho lợi ích của mình.
- Hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của các tư bản tài chính
+ Hình thức tổ chức:
Do sở hữu tập thể, tư bản tài chính không tồn tại dưới hình thức riêng lẻ, mà
hình thành nên các nhóm hay các tập đoàn thống trị ở các lĩnh vực khác nhau của
nền kinh tế, xã hội. Tập đoàn tư bản tài chính bao gồm hàng loạt công ty công,
thương nghiệp độc quyền hoạt động dựa vào nguồn tài chính chủ yếu do một số
ngân hàng lớn cung cấp. Các ngân hàng lớn này chịu sự điều tiết, khống chế và chi
phối của một ngân hàng trung tâm. Ngân hàng này gọi là ngân hàng khống chế.
Các tập đoàn tài chính chỉ cần thông qua ngân hàng khống chế mà điều tiết sự vận
động của tất cả các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn.
+ Cơ chế thống trị:
Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình đối với nền kinh tế bằng
chế độ tham dự. Chế độ tham dự là chế độ kiểm soát của một công ty lớn nhất với
tư cách là một công ty gốc (hay là công ty mẹ) đối với những công ty khác, dựa

147
trên cơ sở nắm số cổ phiếu tư bản tài chính, số cổ phiếu khống chế thường là trên
50% tổng số cổ phiếu của công ty gốc. Tỷ lệ này giảm xuống khi lượng các công ty
trong tập đoàn mở rộng hay giá trị của một cổ phiếu giảm xuống. Khi đã khống chế
và điều tiết được công ty gốc, các nhà tư bản tài chính sử dụng vốn của công ty này
mua cổ phiếu khống chế ở các công ty phụ thuộc để hình thành các công ty con.
Sau đó lại sử dụng tư bản của các công ty con mua cổ phiếu khống chế ở các công
ty khác, hình thành nên các công ty cháu… Với chế độ tham dự và phương pháp tổ
chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các
nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản
lớn hơn gấp nhiều lần. Khi chủ nghĩa đế quốc phát triển đến giai đoạn cao hơn thì
vai trò thống trị của tư bản tài chính trở nên cố định và vững chắc hơn.
Cùng với chế độ tham dự xuất hiện “chế độ uỷ nhiệm”. Chế độ ủy nhiệm là
do việc phát hành cổ phiểu nhỏ làm cho số lượng cổ đông lớn, phân bố rải rác, vì
vậy, thực tế họ không có khả năng đến dự đại hội cổ đông, phải uỷ quyền cho các
ngân hàng hay những đại cổ đông khác thay mặt mình ở hội nghị quyết định chiến
lược kinh doanh và bầu Hội đồng quản trị của công ty.
Chế độ này cho phép tư bản tài chính huy động được nguồn vốn rộng lớn từ
mọi tầng lớp dân cư của xã hội, giúp cho nhà tư bản tài chính với lực lượng tư bản
có hạn của mình có thể khống chế là chi phối được mọi lượng tư bản lớn hơn nhiều
và ngày càng mở rộng: tỷ lệ cổ phiếu khống chế cho phép giảm từ 50% xuống đến
20% và cá biệt chỉ còn thấp hơn 1% (thí dụ, công ty Bôing, MắcĐônan,
Đônglaxơ… Số lượng tư bản của họ trong tổng số tư bản chiếm 0,1% - 0,2%).
Ngoài chế độ tham dự và chế độ uỷ nhiệm, tư bản tài chính còn sử dụng
những thủ đoạn như: lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái,
đầu cơ chứng khoán có giá ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất… để thu được lợi
nhuận độc quyền cao. Dưới sự thống trị của bọn tại phiệt, đã nảy sinh và hình thành
nhiều xu thế cực đoan và quân phiệt như: Chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm
lược để áp bức và nô dịch các nước đang phát triển và chậm phát triển. Chủ nghĩa
phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và các thức chủ nghĩa phản động khác đều là sản
phẩm của nền thống trị của tư bản tài chính.

148
- Những biểu hiện mới của tư bản tài chính
+ Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, trong
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là các
ngành thuộc “phần mềm” như dịch vụ, bảo hiểm… ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.
Thích ứng với sự biến đổi, hình thức thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài
chính đã thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và xâm nhập
vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Nếu trước kia mối liên kết
giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp là chủ yếu và bao trùm quá trình hình
thành các tập đoàn tài chính, thì ngày nay phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau
được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tư bản tài chính thường tồn tại
dưới hình thức một tổ hợp đa dạng kiểu công - nông - thương - tín - dịch vụ hay
công nghiệp - quân sự, dịch vụ quốc phòng…
+ Tư bản tài chính mở rộng thị trường chứng khoán và tham gia vào việc đẩy
mạnh hoạt động trong các sở giao dịch trên thị trường trong và ngoài nước. Vai trò
kinh tế và chính trị của tư bản tài chính ngày càng tăng không chỉ trong khuôn khổ
quốc gia mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước khác trên thế giới.
+ Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng thay đổi, cổ phiếu có mệnh giá
nhỏ được phát hành rộng rãi. Khối lượng cổ phiếu tăng lên, nhiều tầng lớp dân cư
mua cổ phiếu, kéo theo đó là chế độ tham dự được bổ sung bằng chế độ ủy nhiệm,
nghĩa là những đại cổ đông được ủy nhiệm thay mặt cho đa số cổ đông ít cổ phiếu
quyết định phương hướng hoạt động của công ty cổ phần.
+ Để vươn ra địa bàn thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời
sống kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia
và xuyên quốc gia, thực hiện việc điều tiết các Côngơlômêrết, xâm nhập vào nền
kinh tế của các quốc gia khác. Sự ra đời của các trung tâm tài chính của thế giới
như: Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hồng Kông, Xingapo… là kết quả hoạt động của các tập
đoàn tài chính quốc tế. Dù biển hiện dưới hình thức nào, cơ chế thống trị có sự thay
đổi ra sao, thì bản chất của tư bản tài chính cũng không thay đổi.
c. Xuất khẩu tư bản
- Bản chất của xuất khẩt tư bản

149
Trước độc quyền, chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa. Chúng ta biết rằng xuất khẩu
hàng hóa là đem hàng hóa ra nước ngoài bán thông qua con đường ngoại thương
nhằm thực hiện giá trị ở nước ngoài và trên cơ sở đó thu được giá trị m. Đến lúc này,
ngoài xuất khẩu hàng hóa, trong chủ nghĩa tư bản còn có xuất khẩu tư bản.
Xuất khẩu tư bản là đầu tư tư bản ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt
giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thể kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì:
- Trong một ít nước phát triển đã tích luỹ được một khối lượng tư bản kếch
xù và một bộ phận đã trở thành “tư bản thừa” do không tìm được nơi đầu tư có tỷ
suất lợi nhuận cao ở trong nước.
- Khả năng xuất khẩu tư bản xuất hiện do nhiều nước lạc hậu về nền kinh tế bị
lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới, nhưng rất thiếu tư bản; ở các nước đó giá
ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ nên tỷ suất lợi nhuận cao.
- Các hình thức của xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức.
* Nếu xét theo cách thức đầu tư thì xuất khẩu tư bản biểu hiện dưới hình
thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
+ Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp
mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó
thành một chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc. Các xí nghiệp mới được hình
thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương hoặc đa phương, nhưng cúng
có những xí nghiệp mà toàn bộ số vốn là của một công ty nước ngoài.
+ Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi.
Thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng quốc gia và quốc tế,
các nhà tư bản cho các nước khác vay vốn theo nhiều hạn định khác nhau để đầu tư
vào các đề án phát triển kinh tế. Ngày nay, hình thức này còn được thực hiện bằng
việc mua trái phiếu hay cổ phiếu của các công ty ở nước nhập khẩu tư bản.
Hiện nay ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản trở thành nước
chủ nợ lớn nhất, đã đuổi kịp Mỹ và vượt về nhiều phương diện, đang trở thành
nước đứng đầu thế giới về đầu tư vào khu vực Châu Á và ASEAN.

150
VD: Năm 1997, Nhật Bản đầu tư ODA là 9.358 tỷ USD, trong khi Mỹ là
6.878 tỷ, Pháp: 6.307 tỷ, Đức: 5.857 tỷ .
- Xét theo chủ sở hữu, xuất khẩu tư bản tồn tại dưới hình thức xuất khẩu tư
bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân.
+ Xuất khẩu tư bản nhà nước là việc nhà nước tư sản lấy từ ngân quỹ của
mình đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại
để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự.
Về kinh tế, Xuất khẩu tư bản nhà nước thường vào các ngành thuộc kết cấu
hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân. Nhà nước tư sản
viện trợ không hoàn lại cho nước nhập khẩu tư bản để ký kết được những hiệp định
thương mại và đầu tư có lợi…
Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản thường nhằm cứu vãn chế độ
chính trị thân cận đang bị lung lay hoặc tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lâu dài.
Về quân sự, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc
vào các khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải đưa quân tham chiến
chống nước khác, cho nước cung cấp viện trợ lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của
mình hoặc đơn thuần là để bán vũ khí. Cuộc chiến tranh Trung Đông vừa qua do
Mỹ và đồng minh tiến hành chống Irắc là thực tế hùng hồn chứng minh thủ đoạn
này của chủ nghĩa đế quốc.
+ Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư bản tư nhân
thực hiện. Hình thức này chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia tiến hành thông
qua hoạt động đầu tư kinh doanh. Hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc điểm
là nó thường được đầu tư vào các ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu
được lợi nhuận độc quyền cao. Xuất khấu tư bản tư nhân là hình thức chủ yếu của
xuất khẩu tư bản, luôn có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng tư bản
xuất khẩu. Nếu những năm 70 của thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản tư nhân đạt trên
50% thì đến năm 80 của thế kỷ XX nó đã đạt tỷ lệ 70% trong tổng tư bản xuất
khẩu, thậm chí 90% FDI vào những năm đầu thế kỷ XXI.
- Xét về giác độ hoạt động, xuất khẩu tư bản thường tồn tại dưới hình thức
lập các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia, hoạt động tài chính tín dụng của

151
các ngân hàng hay các trung tâm tín dụng và hoạt động dưới hình thức chuyển giao
công nghệ, trong đó hoạt động dưới hình thức chuyển giao công nghệ là biện pháp
chủ yếu mà các nước xuất khẩu tư bản sử dụng để thống trị và khống chế nền kinh
tế của các nước nhập khẩu tư bản.
- Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản
- Thứ nhất, trước kia, luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản
phát triển sang các nước kém phát triển (chiếm tỷ trọng trên 70%) thì những thập
kỷ gần đây, đại bộ phận dòng đầu tư chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển
với nhau. Tỷ trọng xuất khẩu giữa 3 trung tâm TBCN tăng nhanh, đặc biệt dòng
chảy theo hướng từ Nhật Bản vào Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy sang
Mỹ làm cho hướng xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển giảm mạnh .
Sự biến động về địa bàn và tỷ trọng đầu tư của các nước tư bản phát triển
không làm cho đặc điểm và bản chất của xuất khẩu tư bản thay đổi, mà chỉ làm cho
hình thức và xu hướng của xuất khấu tư bản thêm phong phú và phức tạp hơn. Một
là, sự xuất hiện các ngành mới có hàm lượng khoa học, kỹ thuật cao ở các nước tư
bản phát triển bao giờ cũng dẫn đến cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng cao và điều đó
tất yếu dẫn đến tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. Hiện tượng thừa tư bản
tương đối, hệ quả của sự phát triển đó là không tránh khỏi. Hai là, sự phát triển
mạnh mẽ những thiết bị và quy trình công nghệ mới đã dấn đến sự loại bỏ các thiết
bị và công nghệ ít hiện đại hơn ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp (do bị hao mòn
hữu hình và vô hình). Đối với nền kinh tế của thế giới đang phát triển thì những tư
liệu sản xuất này rất có ích và vẫn là kỹ thuật mới mẻ. Nhằm mục đích thu lợi
nhuận độc quyền cao, các tập đoàn tư bản độc quyền đưa các thiết bị đó sang các
nước đang phát triển dưới hình thức chuyển giao công nghệ. Rõ ràng, khi CNTB
còn tồn tại thì xuất khẩu tư bản từ các nước tư bản phát triển sang các nước đang
phát triển là điều không tránh khỏi. Xét trong một giai đoạn phát triển nhất định, có
thể diễn ra sự thay đổi tỷ trọng tư bản đầu tư vào khu vực này hay khu vực khác
của thế giới, nhưng phân tích một thời kỳ dài hơn ở quy mô thế giới cho thấy, xuất
khẩu tư bản vẫn là vũ khí chủ yếu mà tư bản độc quyền sử dụng để bành trướng ra

152
nước ngoài. Tình trạng nợ nần của các nước đang phát triển ở châu Á, Phi và Mỹ
Latinh là thực tế chứng minh cho kết luận trên.
- Thứ hai, Chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, trong đó, vai trò của
các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn. Đặc
biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chẳng hạn, vào những năm 90, các TNCs
đã chiếm tới 90% luồng vốn FDI. Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu
tư bản từ các nước đang phát triển, mà nổi bật là các NIE châu Á.
- Thứ ba, Hình thức xuất khẩu tư bản đa dạng, có sự đan xen giữa xuất khẩu
tư bản và xuất khẩu hàng hóa tăng lên.
Chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp xuất hiện hình thức mới như:
BOT (Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao)
BTO (Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh)
BT (Hợp đồng xây dựng-chuyển giao)
Sự xuất hiện xuất khẩu tư bản với các hợp đồng buôn bán hàng hóa dịch vụ,
chất xám không ngừng tăng lên.
- Thứ tư, Sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được
gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao.
Xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kết quả hai mặt. Một mặt, nó làm cho quan
hệ tư bản chủ nghĩa được phát triển và mới rộng ra rên địa bàn quốc tế, góp phần
thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tế của
nhiều nước, là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng tác động từ bên ngoài
vào làm cho quá trình công nghiệp hóa ở các nước nhập khẩu tư bản phát triển
nhanh chóng. Song, mặt khác, xuất khẩu tư bản cũng để lại cho các quốc gia nhập
khẩu tư bản những hậu quả nặng nề như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ
thuộc, nợ nần chồng chất, do bị bóc lột quá nặng nề… Lợi dụng mặt tích cực của
xuất khẩu tư bản, nhiều nước đã mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa ở nước mình. Vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo,
linh hoạt nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực để khai thác nguồn
lực quốc tế có hiệu quả.
d. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các liên minh độc quyền

153
* Đặc điểm của sự phân chia thế giới về mặt kinh tế
- Việc bành trướng ra nước ngoài là một nhu cầu tất yếu của chủ nghĩa tư
bản. Đến giai đoạn tư bản độc quyền quá trình đó càng trở nên cấp thiết hơn. Do
vậy, sự phân chia thế giới về kinh tế tất yếu diễn ra.
(Sự phân chia này có thể diễn ra dưới hình thức này hay hình thức khác tuỳ
thuộc vào tương quan sức mạnh giữa các liên minh độc quyền).
- Thực chất sự phân chia thế giới về kinh tế là sự phân chia thị trường tiêu
thụ hàng hoá và đầu tư.
(Dưới chủ nghĩa tư bản, thị trường trong nước luôn luôn gắn với thị trường
ngoài nước. Trước chủ nghĩa tư bản đã tồn tại mậu dịch quốc tế. Nhưng trong thời
đại tư bản độc quyền vấn đề thị trường ngày càng trở nên đặc biệt gay gắt, do đó
nhu cầu về thị trường ngoài nước tăng lên rất lớn. Trong điều kiện này, các độc
quyền không đơn thuần cần thị trường tiêu thụ mà cần thị trường có sự bảo đảm, ổn
định thường xuyên, ngăn được mọi kẻ cạnh tranh).
- Việc mở rộng không ngừng quy mô sản xuất của các độc quyền đòi hỏi
tăng tương ứng khối lượng nguyên liệu mà nguồn cung cấp chủ yếu lại ở ngoài
những nước phát triển - nơi các tư bản độc quyền sinh ra và hoạt động. Do đó,
trong thời đại tư bản độc quyền, cuộc đấu tranh gay gắt giành thị trường tiêu thụ,
nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư tư bản ở nước ngoài ngày càng mở rộng. Sự
đụng độ trên trường quốc tế giữa các độc quyền dân tộc có sức mạnh kinh tế to lớn
và được sự ủng hộ của nhà nước “của mình”, cuộc đấu tranh ác liệt giữa chúng tất
yếu nảy sinh nguyện vọng thoả hiệp, ký kết các hiệp định để củng cố địa vị độc
quyền trong những lĩnh vực hoặc những thị trường nhất định. Sự thoả hiệp và cạnh
tranh giữa các độc quyền dân tộc của các nước tư bản khác nhau đã dẫn đến sự hình
thành các độc quyền quốc tế và sự phân chia về kinh tế giữa chúng.
Các Côngơlômêrết bành trướng ra nước ngoài hình thành các công ty xuyên
quốc gia chiếm lĩnh những vị trí then chốt trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay
67.000 công ty xuyên quốc gia lớn nhất có doanh số bán ra nước ngoài từ 10 tỷ đến
trên 100 tỷ đôla Mỹ, vượt kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước.

154
Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế đánh dấu một giai đoạn tích tụ
và tập trung tư bản cao hơn, vì quá trình tích tụ và tập trung tư bản đã dẫn tới quy
mô sản xuất vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
Như vậy, các tổ chức độc quyền quốc tế có vai trò to lớn thúc đẩy quá trình
xã hội hoá sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày một hiện đại hơn.
* Biểu hiện mới của sự phân chia thị trường trong giai đoạn hiện nay
- Một là, Chủ thể phân chia thị trường thế giới không chỉ có các tổ chức độc
quyền quốc gia mà bên cạnh dó còn có các nhà nước tư sản ở các nước phát triển
và đang phát triển.
Bên cạnh đó, vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong việc phân chia thị
trường rất nổi trội. Với gần 60 ngàn các công ty mẹ và 500 ngàn công ty chi nhánh,
các công ty xuyên quốc gia đã trở thành chủ thể chủ yếu chiếm lĩnh thị trường thế
giới. Hiện nay, các công ty này kiểm soát 60% thương mại quốc tế, 80%-90% thị
trường sản phẩm công nghệ cao cấp.
- Hai là, kết quả của sự phân chia kinh tế thế giới hình thành các liên minh
và khối liên kết khu vực.
Điển hình của loại liên minh này là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EC), thành
lập năm 1957 với sau nước thành viên sáng lập, sau đó kết nạp thêm 9 nước. Ngoài
ra EC còn có 115 nước liên kết, vốn là các nước thuộc địa cũ của các thành viên nói
trên. EC hiện đang ở vào giai đoạn lịch sử mới, trở thành Liên minh châu Âu từ
1995 và từ 1-1-1999 đã cho ra đời đồng tiền chung châu Âu với sự tham gia của 11
quốc gia.
Tại Tây bán cầu, Mỹ đang xúc tiến thành lập Khối thị trường chung châu Mỹ
(dự định hoàn tất vào năm 2010) bằng cách từng bước mở rộng khối mậu dịch tự
do Bắc Mỹ (NAFTA) gồm: Canada, Mêhicô và Mỹ.
Việc phân chia thế giới về kinh tế cũng có sự tham gia của một loạt nước
đang phát triển nhằm chống lại sức ép của các cường quốc TBCN. Đó là việc thành
lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu
mỏ (OPEC). Thị trường chung vùng chóp nón Nam Mỹ (Mercosur) gồm 4 nước:
Braxin, Achentina, Uruqoay, Pragoay, liên minh châu phi (AU).

155
e. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
* Đặc điểm của sự phân chia lãnh thổ thế giới
- Sự phân chia thế giới được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế
giới về lãnh thổ. Các cường quốc đế quốc trước kia ra sức xâm chiếm các nước
chậm phát triển để làm thuộc địa nhằm giành thị trường triêu thụ hàng hoá, nguồn
nguyên liệu, nơi đầu tư tư bản có lợi và lập căn cứ quân sự.
Quá trình phân chia lãnh thổ thế giới diễn ra rất sớm, Điển hình bắt đầu là
Anh (1860), tiếp theo đó là Nga, Pháp, Đức, Nhật.
VD: Theo thống kê: đến 1914 các cường quốc đế quốc có diện tích là 16,5
triệu km2 nhưng diện tích thuộc địa là 74, 9 triệu km 2 và nửa thuộc địa là 14,5 triệu
km2. Chỉ tính riêng 6 nước (Anh, Pháp, Nga, Đức, Mỹ, Nhật) đã chiếm 65tr km 2 với
dân số thuộc địa là 523,4 triệu, trong đó Anh là nước chiếm nhiều thuộc địa nhất,
chiếm 33,6 triệu km2 và 393,5 triệu người, do đó người ta có câu: “Mặt trời không
bao giờ lặn trên đất nước Anh’’.
Tổng số dân thuộc địa của Anh gấp 12 lần của Nga và 7 lần tổng số dân
thuộc địa của Pháp. Tổng số dân thuộc địa của Pháp nhiều hơn của cả 3 nước Đức,
Mỹ, Nhật cộng lại.
- Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc
phân chia lãnh thổ thế giới. Song, sự phân chia đó rất không đều nên tất yếu dẫn
đến cuộc đấu tranh đòi phân chia lại thế giới đã chia xong. Những cuộc Chiến tranh
thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai trong nữa đầu thế kỷ XX này, trước hết xuất
phát từ mục đích chia lại thế giới gữa các cường quốc đế quốc.
Do đó, cần khẳng định rằng, bản chất của sự phân chia lãnh thổ là thực hiện
chủ nghĩa thực dân.
* Biểu hiện mới của sự phân chia lãnh thổ trong giai đoạn hiện nay
- Phong trào giải phóng dân tộc đã làm sụp đổ hệ thống thuộc địa kiểu cũ
nhưng điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trái lại, các
cường quốc chuyển sang thi hành TBCN chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ
yếu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các
nước đang phát triển vào các nước đế quốc.

156
Hậu quả lớn nhất của chủ nghĩa thực dân mới là nợ nần ngày càng đè nặng lên
các nước đang phát triển. Vào đầu thế kỷ XXI, tổng số nợ của các nước này đã lên tới
2.100 tỷ USD, trong đó 40 nước không có khả năng trả nợ và 17 nền kinh tế quốc gia
đang bên bờ vực thẳm phá sản. Hàng năm thông qua dịch vụ nợ các nước đang phát
triển phải trả cho các nước chủ nợ từ 130 đến 150 tỷ USD.
Do sự lệ thuộc nêu trên, mức sống của các nước đang phát triển ngày càng
tụt hậu xa so với mức sống của các nước phát triển. Tiền lương tối thiểu ở các trung
tâm TBCN khoảng 1.000 USD/tháng, còn ở nước đang phát triển, trung bình chỉ
khoảng 50 USD/tháng.
- Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình
thức cạnh tranh và thống trị mới. Mặc dù chiến tranh lạnh đã kết thúc, nguy cơ
chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng các cường quốc TBCN vẫn ngấm ngầm giành
nhau phạm vi ảnh hưởng. Những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh thương
mại, những chiến tranh sắc tộc, tôn giáo vẫn xảy ra. Đứng đằng sau các cuộc đụng
độ đó vẫn là các cường quốc đế quốc.
(Ngày nay, với đặc điểm của thời đại - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH
trên phạm vi toàn thế giới, hoà bình phát triển đã trở thành xu hướng cơ bản của
thời đại nên sự phân chia lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc mặc dù vẫn tiếp
diễn song dưới hình thức mới, chúng không thể tiếp tục gây chiến tranh đế quốc
như trước đây. Tuy nhiên, chiến tranh cục bộ, dân tộc, sắc tộc, biên giới… đang là
một hiện thực, trong đó có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của các thế lực đế
quốc. Với lợi ích của các tổ hợp công nghiệp - quân sự và sự tồn tại của chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, nguồn gốc chiến tranh vẫn còn và nhân loại
cần phải nâng cao cảnh giác để ngăn chặn).
Tóm lại, từ 5 năm đặc trưng nêu trên của chủ nghĩa đế quốc thì chúng ta có
thể kết luận rằng: chủ nghĩa tư bản hiện đại về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ
nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là sự xâm lược nước ngoài, là độc tài
chính trị, là hiếu chiến, dã man… Chủ nghĩa tư bản hiện đại là giai đoạn độc
quyền của chủ nghĩa tư bản.

157
II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một nấc thang mới trong giai đoạn
phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền và là một loại độc quyền mới hỗn hợp giữa
nhà nước và tư nhân (cũng có nghĩa rằng nó không phải là một giai đoạn mới của
chủ nghĩa tư bản, và càng không phải là giai đoạn nằm ngoài phương thức sản xuất
chủ nghĩa tư bản). Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
không những không phủ định các tổ chức độc quyền tư nhân, trái lại nó cũng tồn tại
hỗ trợ và thúc đẩy các tổ chức độc quyền tư nhân phát triển. Đồng thời, nó trở
thành hình thức phát triển cao hơn trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản,
làm cho chủ nghĩa tư bản độc quyền có những đặc trưng mới.
1. Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước và nguyên nhân ra đời
a. Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước
* Khái niệm
Chúng ta có thể thấy rằng nếu như trong giai đoạn tư do cạnh tranh, Nhà nước
đóng vai trò là kẻ canh gác tài sản cho giai cấp tư sản, bảo vệ các điều kiện chung bên
ngoài của ohương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa còn quá trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa vận động dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế thì đến giai đoạn độc quyền
Nhà nước, Nhà nước dần can thiệp sâu vào quá trình kinh tế. Nhà nước trực tiếp tham
gia vào việc điều tiết sản xuất và phân phối, Nhà nước lúc này không còn hoàn toàn là
của giai cấp tư sản nữa mà chủ yếu là của bọn tư bản độc quyền. Vậy CNTB độc
quyền nhà nước là sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào quá trình kinh tế.
Hơn nữa, để nhằm điều chỉnh được nền kinh tế từ một trung tâm, Nhà nước
phối hợp với các tổ chức độc quyền thành một thể thống nhất có đầy đủ sức mạnh
kinh tế, chính trị chi phối tất cả. Do đó CNTB độc quyền nhà nước là sự dung hợp
giữa Nhà nước tư sản và các tổ chức độc quyền.
Trong giai đoạn tự do cạnh tranh, Nhà nước có tính độc lập tương đối với
các cơ sở kinh tế bởi Nhà nước ít can thiệp vào kinh tế. Nhưng đến giai đoạn này
Nhà nước ngày càng phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền, điều này do sự thống trị
của các tổ chức độc quyền quyết định.

158
CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp hay hợp sức mạnh của các tổ chức
độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thể chế thống nhất
nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB.
* Bản chất
- CNTB độc quyền Nhà nước là nấc thang phát triển mới của CNTB độc
quyền trong phương thức sản xuất TBCN. Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn
bó chặt chẽ với nhau:
+ Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền
+ Mở rộng vai trò kinh tế của nhà nước tư sản
+ Kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước
trong một cơ chế thống nhất, trong đó bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các bộ máy
độc quyền.
- Trong thời đại tư bản tài chính thống trị, bọn đầu sỏ tài chính dùng một hệ
thống các mối dây liên hệ, lệ thuộc bao quát hết thảy các cơ quan kinh tế, chính trị.
Theo V.I.Lênin, đó là “biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền” 13.
- Cũng cần nhấn mạnh rằng, trong cơ cấu của CNTB độc quyền nhà nước,
Nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nó cũng là chủ sở hữu những
xí nghiệp và doanh nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh và bóc lột lao động làm thuê
như một nhà tư bản thông thường. Song, điểm khác biệt ở chỗ, ngoài chức năng
một nhà tư bản thông thường, nhà nước còn có chức năng chính trị, và các công cụ
trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù. Do vậy, mối quan hệ xã hội của nó đã
có sự biến đổi, không chỉ quan hệ chính trị, bạo lực mà còn cả quan hệ kinh tế.
- Nhà nước tư bản độc quyền là Nhà nước của các nhà tư bản, là nhà tư bản
tập thể . Nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó
bao nhiêu thì nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu.
Như vậy, CNTBĐQ nhà nước là một quan hệ KT - XH, quan hệ giai cấp chứ
không phải chỉ là chính sách của nhà nước tư sản trong giai đoạn độc quyền thống trị.
- Trong giai đoạn CNTB độc quyền, vai trò của nhà nước tư sản đã có sự
biến đổi. Nhà nước trực tiếp can thiệp vào quá trình tái sản xuất xã hội làm cho nền

13

159
kinh tế vừa chịa sự tác động tự phát của quy luật thị trường, vừa chịu sự điều tiết
của nhà nước. Sự điều tiết này bao trùm tất cả các khâu sản xuất, phân phối, trao
đổi, tiêu dùng và được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế, nhằm thực
hiện những mục tiêu nhất định.
Sự can thiệp của nhà nước vào quá trình kinh tế không phải là điều mới mẻ.
Ngay trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, nhà nước đã là người sở hữu
ruộng đất và bất động sản lớn nhất, đồng thời nó dùng quyền lực tối cao của mình
chi phối quá trình kinh tế. Song, những biện pháp trước đây chủ yếu là dựa vào bạo
lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế.
Tóm lại, CNTB độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của QHSX tư
bản chủ nghĩa trước sự phát triển mạnh mẽ của LLSX cả về trình độ và tính chất xã
hội hoá nhằm duy trì sự tồn tại của CNTB, làm cho CNTB thích nghi với những
điều kiện lịch sử mới. Đó là bản chất của CNTB độc quyền nhà nước.
b. Nguyên nhân hình thành CNTB độc quyền nhà nước
CNTB độc quyền nhà nước là nấc thang vận động mới tất yếu của độc
quyền. Nó ra đời đầu tiên ở Cộng hòa liên bang Đức trước Chiến tranh thế giới lần
thứ I. Sau thời kỳ đó nó dường như là sản phẩm chuẩn bị cho chiến tranh đế quốc.
Sau chiến tranh thế giới II nó xuất hiện phổ biến ở tất cả các nước TBCN do những
nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
- Một là, tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn thì tích tụ và tập trung sản
xuất càng cao, do đó, đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn, đòi hỏi một sự điều tiết xã
hội đối với sản xuất và phân phối, một sự kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm.
Nói cách khác, sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hóa LLSX đã dẫn đến yêu
cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn xã hội quản lý nền sản xuất.
LLSX đạt trình độ xã hội hoá ngày càng cao càng mâu thuẫn gay gắt với hình thức
chiếm hữu tư bản tư nhân, do đó tất yếu đòi hỏi một hình thức mới của QHSX
TBCN cao hơn QHSX dưới sự thống trị của độc quyền tư nhân để LLSX có thể
tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của CNTB. Hình thức mới đó là
CNTB độc quyền nhà nước.

160
- Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số
ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh
doanh, vì đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược cao, vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và
ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, vận tải, bảo
vệ môi trường, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản. Vì vậy, đòi hỏi nhà nước
phải đứng ra đảm nhận và dùng vốn ngân sách để đầu tư vào các ngành đó.
- Ba là, sự thống trị của độc quyền làm sâu sắc hơn mâu thuẫn đối kháng
giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có
những chính sách để tạm thời làm dịu những mâu thuẫn đó, như trợ cấp thất
nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, chống lạm phát, phát triển phúc lợi xã hội.
- Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng
của các công ty xuyên quốc gia vấp phải những hàng rào dân tộc và xung đột lợi
ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết
các quan hệ kinh tế, trong đó không thể thiếu vai trò nhà nước.
Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh chống
CNXH và thích ứng với sự tác động của các cuộc cách mạnh khoa học và công
nghệ… cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, thêm vào đó là chiến tranh
đế quốc cũng đã thúc đẩy quá trình chuyển biến CNTB độc quyền sang CNTB độc
quyền nhà nước.
II. Những hình thức biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước
Sự kết hợp sức mạnh giữa tổ chức độc quyền với nhà nước tư sản hình thành
một cơ cấu và cơ chế thống nhất được biểu hiện dưới những hình thức cụ thể và
chủ yếu sau đây:
a. Sự kết hợp về con người giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản
V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh rằng, sự liên minh cá nhân của ngân hàng và
công nghiệp với chính phủ “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng;
hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng” 14.
- Để sử dụng sức mạnh của Nhà nước bảo vệ lợi ích của mình, các tổ chức
độc quyền tiến hành kiểm soát, chi phối nhà nước bằng việc cử người tham gia bộ

14
V.I.Lên in: Toàn tập, Nxb, Tiến bộ, Mátcơva,1981,t.31, tr.275.

161
máy nhà nước. Từ đó, các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước được hoạch
định vì lợi ích của các tổ chức độc quyền. Đồng thời, nhà nước tư sản cũng cử
người tham gia vào ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nhằm tạo cơ sở kinh tế
và chính trị.
- Sự kết hợp này được thực hiện thông qua các đảng phái tư sản. Chính các
đảng phái tư sản đã tạo cho tư bản độc quyền một “cơ sở quẩn chúng” để thực hiện sự
thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ cán bộ cho bộ máy nhà nước. Thông qua các
cuộc bầu cử, các đảng phái cử người của mình nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong
bộ máy nhà nước: Tổng thống, thủ tướng, nghị viện… Tương quan lực lượng giữa các
đảng phái quyết định số ghế của mỗi Đảng trong bộ máy nhà nước. Chính sách đối
nội, đối ngoại của nhà nước tư sản trước hết và trực tiếp phản ánh lợi ích của đảng tư
sản cầm quyền, đồng thời là sự điều hòa lợi ích của các đảng tư sản, phản ánh lợi ích
chung của tư bản độc quyền.
Cùng với đảng phái tư sản là các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác
nhau như: Hội đồng toàn quốc Mỹ, Tổng liên đoàn công nghiệp Italia, Liên đoàn
các nhà kinh tế Nhật Bản, Liên minh liên bang công nghiệp Đức, Hội đồng quốc
gia giới chủ pháp, Tổng liên đoàn công thương Anh… Tuy đã hình thành từ thế kỷ
XVIII ở một số nước, nhưng chỉ đến giai đoạn độc quyền các hội này mới bắt đầu
phát triển mạnh, chúng phát triển thành hội toàn quốc và trở thành lực lượng chính
trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho CNTB độc quyền nhà nước. Giữa các đảng phái
và các hội chủ xí nghiệp có một quan hệ khăng khít. Các hội này cung cấp tới 90%
kinh phí cho các đảng, quyết định về mặt nhân sự và đường lối chính trị, kinh tế
của các đảng này. Các hội chủ xí nghiệp còn lập ra các ban, các ủy ban tư vấn đủ
loại bên cạnh các bộ, nhằm mục đích “lái” hoạt động của nhà nước theo ý đồ chiến
lược của mình. Vai trò của các “hội” lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng
là những chính phủ đằng sau chính phủ (chính phủ thật đằng sau chính phủ giả),
một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực chính quyền. Thông qua các hội chủ, một
mặt, các đại biểu của các tổ chức độc quyền đã được tham gia vào bộ máy nhà
nước với những cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên chính
phủ được “cài” vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nắm giữ những

162
chức danh trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu
các tổ chức độc quyền. Sự thâm nhập lẫn nhau này (còn gọi là sự kết hợp) đã tạo ra
những nét mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước
từ trung ương đến địa phương.
b. Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước
- Khác với sở hữu tư nhân TBCN - chế độ tư hữu “thuần khiết nhất”, trong
đó “của riêng là thiêng liêng và bất khả xâm phạm”, sở hữu độc quyền nhà nước
hay tư bản của nhà nước tư sản là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc quyền, có
nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền, nhằm duy trì sự tồn tại
của CNTB. Sở hữu độc quyền nhà nước xuất hiện thì quan hệ sở hữu của xã hội tư
bản có sự thay đổi: Nhà nước là chủ sở hữu một khối lượng tư bản khổng lồ, giữa
sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân có sự gắn bó ngay trong quá trình tuần hoàn
của tổng tư bản xã hội.
- Sở hữu nhà nước bao gồm các doanh nghiệp của mình trong các ngành
công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, y tế, giáo dục… và toàn
bộ tài nguyên: đất đai, rừng, biển…, các động sản, bất động sản cần thiết cho hoạt
động của bộ máy nhà nước (Bộ máy hành chính, ytế, giáo dục, bảo hiểm xã hội…),
- Sở hữu nhà nước tư sản được hình thành dưới những hình thức sau:
+ Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn ngân sách (trong đó có cả
doanh nghiệp sở hữu 100% vốn của nhà nước và doanh nghiệp liên kết với tư bản
tư nhân trong và ngoài nước, kể cả liên kết với các nhà nước khác).
+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại.
+ Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân.
+ Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của chúng và vốn từ
ngân sách.
Cùng với quá trình quốc hữu hoá, còn có quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp
nhà nước nhằm đưa lại hiệu quả kinh doanh có lợi cho tổ chức độc quyền. Đó là
quá trình song hành mà mục đích là tăng hiệu suất tư bản.

163
- Sở hữu độc quyền nhà nước ra đời, phát triển gắn liền với sự hình thành
các ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của nhà nước. Việc kinh doanh của nhà nước
thực hiện một số chức năng quan trọng.
Thứ nhất, mở rộng sản xuất TBCN, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển
của tư bản độc quyền tư nhân. Điều này liên quan đến nhứng ngành sản xuất khó đứng
vững trước sự cạnh tranh và trở nên thua lỗ cũng như những ngành mới đòi hỏi vốn
đầu tư lớn và trình độ nghiên cứu khoa học, thiết kế và thử nghiệm cao…
Thứ hai, giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để
đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.
Thứ ba, điều tiết nền kinh tế TBCN theo những chương trình nhất định. Sự
hình thành thị trường nhà nước với việc nhà nước chủ động mở rộng thị trường trong
nước bằng việc bao mua những hợp đồng khác nhau đã giúp tư bản tư nhân khắc phục
được một phần khó khăn trong những thời kỳ khủng hoảng, góp phần bảo đảm cho
quá trình sản xuất diễn ra một cách bình thường. .
- Đặc trưng của sở hữu trong CNTB độc quyền nhà nước là tính chất đồng
sở hữu giữa nhà nước tư sản và độc quyền tư nhân. Tính chất đồng sở hữu này đã
tạo ra sự dung hợp, đan xen cả trách nhiệm và lợi ích giữa 2 lực lượng này trên tất
cả các mặt của quan hệ sở hữu như: quan hệ chiếm hữu, sử dụng và chi phối đối
với TLSX, trong đó sở hữu của nhà tư bản bị nhà nước chi phối, sử dụng và ngược
lại, sở hữu nhà nước cũng bị tư bản chi phối và sử dụng. Ở đây, mục đích sở hữu
của nhà nước tư sản là tạo điều kiện để kinh tế, xã hội phát triển và bảo tồn CNTB,
còn mục đích sở hữu của tư bản độc quyền tư nhân là lợi nhuận độc quyền cao.
- Sở hữu nhà nước, một mặt, che dấu bản chất của chế độ sở hữu tư bản vì
nó lập nên một hình thức sở hữu “có tính chất xã hội”, mặc dù chỉ là cái vỏ bên
ngoài, làm cho một số người ngộ nhận về cái gọi là “CNTB xã hội”; mặt khác, nó
vạch trần bản chất bóc lột. Đồng thời, sự hình thành sở hữu nhà nước làm cho cuộc
đấu tranh kinh tế của công nhân trong các xí nghiệp nhà nước mang tính chất của
cuộc đấu tranh chính trị. Những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi quốc
hữu hoá các xí nghiệp tư bản độc quyền tư nhân, đòi quản lý dân chủ những xí

164
nghiệp đã quốc hữu hoá… đều có ý nghĩa là cuộc đấu tranh dân chủ nhằm tập hợp
quần chúng tiến lên giành những mục tiêu cao hơn của cuộc đấu tranh giai cấp.
c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Trước hết, điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là một biểu hiện chủ yếu, đặc
trưng và quan trọng nhất của CNTB độc quyền nhà nước, bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân sâu xa mà trực tiếp là những khuyết tật của nền kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa và nhằm mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội, tạo môi trường cho tư bản
độc quyền tư nhân hoạt động có hiệu quả.
- Sự điều tiết trước hết dựa trên cơ sở của những lý thuyết kinh tế nhất định
là luôn thay đổi trong từng giai đoạn cũng như đặc điểm của từng quốc gia tư bản
chủ nghĩa. Đồng thời, để thực hiện điều tiết có hiệu quả, nhà nước tư sản đã tổ chức
bộ máy điều tiết và sử dụng hệ thống các công cụ chính sách điều tiết liên quốc gia.
Trong tổng số những lý thuyết kinh tế được vận dụng, nổi bậc nhất là lý
thuyết của J.M.Keynes. Lý thuyết này đánh dấu một mốc lịch sử về sự khẳng định
vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Nội dung cơ bản của nó là tập
trung vào việc điều tiết cầu, nên còn gọi là lý thuyết trọng cầu. Mặc dù, lúc đầu
việc vận dụng lý thuyết Keynes có mang lại hiệu quả nhất định. Song, càng về sau
nó càng bộc lộ những khiếm khuyết. Nó bị phê phán mạnh mẽ và được thay thế
bằng các lý thuyết Tự do mới và lý thuyết về Nền kinh tế hỗn hợp. Một trong những
nét đặc trưng của việc vận dụng lý thuyết trong điều tiết kinh tế của nhà nước tư
sản là việc vận dụng mang tính thực dụng.
- Bộ máy điều tiết về cơ bản được thiết lập trên cơ sở tam quyền phân lập
bao gồm cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan hành pháp (Chính phủ) và cơ quan
tư pháp (Toà án, Viện kiểm soát…). Bộ máy điều tiết này cũng mang những nét
riêng đối với từng quốc gia.
- Công cụ và chính sách điều tiết được sử dụng linh hoạt, bao gồm các công
cụ hành chính, pháp luật, các công cụ đòn bẩy và chính sách kinh tế, trong đó thuế,
lãi suất… được coi trọng hàng đầu.
- Sự điều tiết kinh tế được thực hiện dưới hình thức phối hợp các cơ chế,
trong đó cơ chế thị trường là nền tảng, còn cơ chế độc quyền tư nhân và cơ chế độc

165
quyền nhà nước được sử dụng linh hoạt theo hướng thị trường ngày càng tăng, còn
nhà nước ngày càng giảm nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của
từng cơ chế.
- Đặc điểm của sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là trên cơ sở tôn
trọng các quy luật thị trường, nhà nước sử dụng các biện pháp nhằm định hướng sự
phát triển thông qua các chương trình dài hạn, trung hạn, ngắn hạn với các giải
pháp mang tính chiến lược và tình thế. Trong một số nước tư bản phát triển đã ít
nhiều vận dụng tư tưởng “dân chủ hoá” trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Việc điều tiết kinh tế của CNTB độc quyền nhà nước được thực hiện thông
qua các chính sách kinh tế như: chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chính sách
chống lạm phát, chính sách tăng trưởng kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại, chính
sách xã hội. Đặc biệt trong thời gian gần đây, chính sách xã hội được áp dụng một
cách khá phổ biến và toàn diện nhằm xoa dịu mâu thuẫn KT - XH và thường dựa
vào việc thực thi chính sách để tuyên truyền cho cái gọi là CNTB xã hội.
Tóm lại, trong CNTB độc quyền nhà nước, đặc điểm kinh tế nổi bật là sự mở
rộng vai trò kinh tế của nhà nước tư sản và hoạt động điều chỉnh kinh tế của nhà
nước. Đặc điểm kinh tế này không phải tới khi CNTB độc quyền nhà nước ra đời
mới nảy sinh, mà chỉ từ đó, nó mới xuất hiện có tính phổ biến và có tính bản chất,
in dấu ấn đặc thù của một thời kỳ phát triển của CNTB.
4. Vai trò của CNTB độc quyền nhà nước đối với vận mệnh lịch sử của
CNTB
4.1. CNTB độc quyền nhà nước tạm thời làm dịu mâu thuẫn của quá trình tái
sản xuất xã hội của tư bản nhưng lại mở rộng quy mô và làm sâu sắc thêm mâu
thuẫn cơ bản của CNTB
- Những biện pháp điều tiết quá trình tái sản xuất xã hội của nhà nước đã tác
dụng ít nhiều đối với việc làm dịu những mâu thuẫn vốn có của nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa:
Một là, việc sản xuất có tổ chức, có kế hoạch trong các xí nghiệp TBCN
không còn đối lập gay gắt với tình trạng vận động tự phát, rối loạn vô chính phủ của
toàn bộ nền sản xuất xã hội.

166
Nhà nước tư sản đã sử dụng các phươg tiện thông tin, kỹ thuật hiện đại để thu
thập tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và xử lý kịp thời bằng hệ thống
công cụ, giải pháp hành chính và chính sách kinh tế đồng bộ nhằm ngăn ngừa kịp thời,
có hiệu quả những mất cân đối gây ra các cú sốc kinh tế và định hướng sự vận động của
nền kinh tế vào các mục tiêu KT-XH. Tuy các chương trình và kế hoạch kinh tế không
mang tính pháp lệnh, song nó có tác dụng chỉ đường, hướng dẫn các xí nghiệp đi vào
quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế. Nhờ đó mà mâu thuẫn giữa sự mở rộng sản
xuất và giới hạn chật hẹp của thị trường đã dịu bớt tính gay gắt.
Hai là, từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các chương trình phát triển
khoa học, kỹ thuật, công nghệ của nhà nước làm cho trình độ của người lao động
được nâng cao, năng suất lao động xã hội tăng lên. Thêm vào đó là chính sách điều
tiết qua thuế thu nhập và thực hiện các chương trình bảo đảm xã hội toàn diện đã
làm tính đối kháng giai cấp dịu bớt.
Ba là, quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng buộc các quốc gia phải giải
quyết những vấn đề chung như: hiểm họa của chiến tranh thế giới, ô nhiễm môi
trường, tệ nạn xã hội, cũng như các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Trong những không gian và thời gian nhất định, những mâu thuẫn vốn có đó đã
giảm mức độ gay gắt của các cuộc khủng hoảng kinh tế đã có xu hướng dịu đi, đặc biệt
là mức độ thiệt hại mà chúng gây ra trong phạm vi một nước không lớn như thời kỳ
trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Các chỉ số kinh tế cơ bản vẫn bảo đảm ở mức độ
có thể chấp nhận được. Chẳng hạn, tốc độ tăng GDP của các nước tư bản phát triển ở
mức 2,9 % (thời kỳ 1982-1990), 1- 2% thời kỳ 1991 - 1999. Cũng trong thời kỳ đó lạm
phát ở mức 5,5% và 1,1 2,8%, thất nghiệp 6,9% và 6-7%. Năng suất lao động 3,3% và
1,0 - 3%, cán cân ngoại thương tăng (1998: 65 tỷ USD, 1999: 4,2 tỷUSD)15.
Từ đó nảy sinh nhiều ảo tưởng về “CNTB điều tiết”, “CNTB không có khủng
hoảng”.
Thực tế CNTB độc quyền nhà nước là một hình thức vận động mới của
QHSX tư bản chủ nghĩa cao hơn với thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh thống trị,chứ
không phải là một sự thay đổi về chất. Do đó, các quy luật vốn có của CNTB không

15
IMF: Statistical Appendix,1999.

167
bị thủ tiêu mà chỉ có những biểu hiện mới. Khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất
nghiệp và những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại.
- Có thể nói, sự điều tiết của CNTB độc quyền nhà nước đối với quá trình tái
sản xuất có tác dụng làm dịu những mâu thuẫn vốn có của quá trình tái sản xuất và
trong chừng mực nhất định còn có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Song, nó
lại tạo ra những mâu thuẫn mới, làm cho mâu thuẫn vốn có phát triển với quy mô
rộng lớn hơn, có lúc gay gắt hơn và ngày càng mang tính toàn cầu. Điều đó cũng thể
hiện rõ việc bành trướng quốc tế của các công ty xuyên quốc gia dưới sự điều tiết
quá trình kinh tế đối ngoại của CNTB độc quyền nhà nước và trong những biện pháp
điều tiết của CNTB độc quyền nhà nước quốc tế. Trong quá trình điều tiết này, mâu
thuẫn cơ bản được quốc tế hoá, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai
cấp tư bản độc quyền quốc tế, giữa các nước đế quốc với các nước đang phát triển,
giữa các nước đế quốc với nhau có lúc trở nên hết sức gay gắt.
Tuy nhiên, đứng về mặt kinh tế - kỹ thuật, các biện pháp điều tiết quá trình tái
sản xuất của CNTB độc quyền nhà nước là những biện pháp mang tính tất yếu trong
điều kiện LLSX phát triển cao độ. Đó là những bài học kinh nghiệm trong việc quản
lý kinh tế thị trường trên tầm vĩ mô.
4.2. CNTB độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị tiền đề vật chất đầy đủ nhất
cho CNXH
- Sự ra đời của CNTB độc quyền nhà nước thúc đẩy quá trình sở hữu của nhà
nước, những TLSX chủ yếu có tính chất quyết định đối với quá trình tái sản xuất
được tập trung trong tay nhà nước với những tỷ lệ khác nhau ở những nước khác
nhau, làm cơ sở vật chất cho quá trình điều tiết. Đồng thời, nền kinh tế đã vận động
dưới sự điều tiết từ một trung tâm ở những mức độ nhất định.
- Chính cơ sở vật chất – kỹ thuật của một nền sản xuất lớn và phương thức
quản lý để bảo đảm sự tồn tại, phát triển hơn nữa một nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
nhằm thu lợi nhuận cao cho giai cấp tư bản độc quyền là tiền đề vật chất đầy đủ nhất
cho CNXH. V.I.Lênin nhận xét: “Biện chứng lịch sử chính là ở chỗ này: chiến tranh
đã thúc đẩy nhanh chóng phi thường sự chuyển hoá của CNTB độc quyền thành
CNTB độc quyền nhà nước… CNTB độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất

168
đầy đủ nhất trong CNXH”, sự chuẩn bị vật chất là “đỉnh cao” về kỹ thuật tư bản chủ
nghĩa hiện đại về tổ chức có kế hoạch, nếu thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước
vô sản thì sẽ có tất cả các điều kiện để xây dựng CNXH.
- CNTB đã đẩy những mâu thuẫn KT - XH của CNTB lên một nấc thang và
quy mô mới làm cho cách mạng vô sản trở thành tất yếu để thực hiện sự thay thế
CNTB bằng xã hội cao hơn.
- Làm cho sự phát triển không đều giữa các ngành, các lĩnh vực, các quốc
gia tăng lên.
- Thất nghiệp tăng lên: Cách mạng KH- CN đưa tới tự động hoá, người
máy…làm cho lao động chân tay bị sa thải nhiều nhưng lại thiếu cán bộ kỹ thuật,
cán bộ khoa học. Đây là một mâu thuẫn mới trong nền kinh tế. Theo thống kê, hiện
nay trên thế giới có trên 40 triệu người thất nghiệp các dạng. ở Nhật Bản tỷ lệ thất
nghiệp chiếm 5,8% (năm 2000), Tây Âu 8,8% (năm 2000)
- Do chạy theo lợi nhuận độc quyền cao nên CNTB độc quyền nhà nước đã
ra sức khai thác cạn kiệt tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường sinh thái đến mức
báo động. Thế giới đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường to lớn.
Theo một số chuyên gia về môi trường thì chính Mỹ là quốc gia đang đứng
đầu thế giới về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chiếm tới 27% mức ô nhiễm môi
trường. Song chính Mỹ cũng là nước không chịu ký nghị định xanh Kyôtô về việc
cắt giảm các khí độc hại cho môi trường.
- CNTB độc quyền nhà nước vẫn không ngừng chạy đua vũ trang, tăng cường
chi phí quân sự, hình thành các tổ hợp công nghiệp chế tạo vũ khí giết người hàng
loạt, gây thiệt hại to lớn về tiền của.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ đến nay, chi phí quân sự của thế giới đạt con số
khổng lồ, ước tính hàng nghìn tỷ USD một năm (bằng thu nhập của Trung Quốc, Ấn
Độ và châu Phi cộng lại), 90% phát minh khoa học là dành cho quân sự.
- Sự phân cực giàu nghèo ngày càng tăng lên ở các nước tư bản cũng như
trên toàn thế giới.

169
Nếu như năm 1911, khoảng cách cách các nước giàu và các nước nghèo trên
thế giới là 11 lần, thì đến năm 1960 đã tăng lên 30 lần, năm 1990 là 60 lần và 1997
lên tới 74 lần thì hiện nay con số đó đã lên tới 100 lần.
Hiện nay, trên thế giới có tới gần 1 tỷ người nghèo khổ, riêng Mỹ được coi là
nước giàu có nhất thế giới cũng vẫn tồn tại gần 40 triệu người nghèo khổ, Tây Âu
là 15 triệu người nghèo khổ.
Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, 20% số người nghèo nhất chiếm
3,8% tổng thu nhập trong khi đó 30% số người giàu chiếm tới 48%. Như vậy,
chênh lệch giàu nghèo lên tới 100 lần.
III. ĐỊA VỊ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
Từ sự phân tích những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã rút ra
kết luận chủ nghĩa đế quốc (hay chủ nghĩa tư bản hiện đại) “là một giai đoạn phát triển
đặc biệt của chủ nghĩa tư bản”16. Tính đặc biệt của nó biểu hiện trên các khía cạnh:
1. Chủ nghĩa hiện đại là CNTB độc quyền
- Độc quyền là cơ sở kinh tế sâu xa nhất của chủ nghĩa đế quốc. Đây là độc
quyền tư bản chủ nghĩa, tức là phát sinh từ CNTB, từ nền sản xuất hàng hoá, cạnh
tranh và mâu thuẫn với nền sản xuất hàng hoá cạnh tranh. Đó chính là hình thức vận
động mới của QHSX tư bản chủ nghĩa trong điều kiện tích tụ và tập trung tư bản và
sản xuất đã đạt đến một trình độ cao.
- Độc quyền biểu hiện trên các mặt: độc quyền về thị trường, giá cả, nguồn
nguyên liệu,… từ đó thu lợi nhuận độc quyền.
- Độc quyền ra đời tự do cạnh tranh, song, không phủ định tự do cạnh tranh,
mà tồn tại bên cạnh và bên trên tự do cạnh tranh. Do vậy, cạnh tranh trong thời đại
độc quyền diễn ra hết sức gay gắt phức tạp, đa dạng. Vì không có và không thể có
CNTB thuần tuý, bên cạnh các tổ chức độc quyến còn tồn tại nhiều xí nghiệp độc
quyền với nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ ngoài độc quyền và các thành phần kinh tế
khác, nên cạnh tranh giữa xí nghiệp độc quyền với xí nghiệp độc quyền, xí nghiệp
độc quyền với xí nghiệp ngoài độc quyền, các xí nghiệp và các đối tượng ngoài độc

16
Sđd, t.27, tr.490.

170
quyền với nhau luôn diễn ra. Chính sự cạnh tranh đó đã hạn chế phần nào sự thao
túng của các tổ chức độc quyền.
- Độc quyền ra đời do kết quả của quá trình tích tụ, tập trung tư bản, dẫn đến
quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, làm cho quá trình xã hội hoá sản xuất được
thúc đẩy mạnh mẽ hơn, lại càng mâu thuẫn với chế độ chiếm hữu TLSX.
2. Chủ nghĩa hiện đại là CNTB ăn bám thối nát
- Tính ăn bám của CNTB biểu hiện thông qua sự bóc lột giá trị thặng dư
không chỉ trong nước mà còn mở rộng ta ngoài biên giới quốc gia trên phạm vi quốc
tế thông qua xuất khẩu tư bản. Đồng thời với sự bành trướng của tư bản tài chính,
khối lượng giá trị thặng dư tăng lên tới mức khiến cho một số nhà tư bản đã không
cần phải quan tâm tới sản xuất, mà bàn giao chức năng đó cho ngững người “làm
thuê cao cấp” (hay còn gọi là sĩ quan cao cấp trong ngành công nghiệp) còn bản thân
anh ta có thể sử dụng khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được đưa vào các ngân
hàng lớn để kiếm lời thông qua việc kiếm lợi tức (cũng có nghĩa là xuất hiện “tầng
lớp thực lợi” và tầng lớp này ngày càng tăng lên về số lượng). Đồng thời còn xuất
hiện cả quốc gia thực lợi mà Hà Lan là một kiểu mẫu. Cùng với hiện tượng đó, còn
có xu hướng kìm hãm kĩ thuật vì “Việc định ra những giá cả độc quyền, dù tạm thời
chăng nữa cũng làm mất những nguyên nhân kích thích sự tiến bộ kĩ thuật, và do đó,
cũng làm mất những nguyên nhân kích thích mọi sự tiến bộ khác, mọi bước tiến lên;
do đó cũng đẻ ra những khả năng kinh tế làm sự kìm hãm một cách giả tạo sự tiến
bộ kỹ thuật”17, song, đây chỉ là một trong những xu hướng mà thôi, chứ không phải
là xu hướng tuyệt đối vì “không bao giờ có thể tiêu diệt được một cách hoàn toàn và
trong một thời gian rất lâu tình trạng cạnh tranh trên thị trường thế giới” vẫn tồn tại.
- Trong thời đại tư bản tài chính, sự bóc lột thế giới được đẩy mạnh và đã đưa
lại những lợi nhuận độc quyền cho một nhóm nước giàu có nhất, cho nên tạo ra khả
năng kinh tế để mua chuộc những “tầng lớp trên” trong giai cấp vô sản và nuôi
dưỡng chủ nghĩa cơ hội, làm cho nó hình thành và được củng cố. Như vậy, “chủ
nghĩa đế quốc có xu hướng tạo ra ngay cả trong công nhân, những hạng người được

17
Sđd, tr.503.

171
hưởng đặc lợi và có xu hướng tách những hạng người này ra khỏi quảng đại quần
chúng vô sản”. Đó cũng là biểu hiện của sự thối nát.
- Xu hướng đình trệ và thối nát, xu hướng vốn có của chế độ độc quyền tác
động thường xuyên trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, và trong một số ngành nào
đó, trong một nước nào đó nó lại chiếm ưu thế trong một thời gian nhất định. Song,
“nếu cho rằng xu hướng đi đến thối nát đó loại trừ sự phát triển nhanh chóng của
CNTB, thì như thế là sai lầm. Trái lại, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, một số
ngành nào đó, một số tầng lớp nào đó trong giai cấp tư sản, một số nước nào đó đều
biểu hiện hoặc ít, hoặc nhiều, khi thì xu hướng này, khi thì xu hướng kia, và xét toàn
bộ, chủ nghĩa tư bản phát triển vô cùng nhanh hơn trước, nhưng nói chung thì sự
phát triển đó trở thành không đồng đều hơn trước như Lênin đã khẳng định.
3. Chủ nghĩa hiện đại là CNTB đang trong quá trình bị diệt vong
Trong quá trình phát triển, CNTB đã thực hiện xã hội hoá sản xuất và quá
trình này đạt tới đỉnh cao trong giai đoạn CNTB độc quyền, đặc biệt là trong điều
kiện CNTB độc quyền nhà nước. Trong thời kỳ thống trị của mình, CNTB cũng đã
tạo ra một sức sản xuất khổng lồ bằng tất cả các thế hệ loài người trước đó tạo ra
(như C.Mác đã nhận xét). Chính sự phát triển LLSX trong CNTB, đặc biệt trong giai
đoạn độc quyền và ở nấc thang CNTB độc quyền nhà nước đã tạo ra tiền đề vật chất
đầy đủ nhất cho CNXH, là phòng chờ đi vào CNXH như Lênin đã dự báo.
- Chính sự phát triển của LLSX đã ngày càng mâu thuẫn gay gắt với chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX, và biểu hiện về mặt xã hội là mâu
thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản không chỉ
trong biên giới quốc gia mà trên phạm vi quốc tế (do xuất khẩu tư bản, phân chia thị
trường, lãnh thổ, bóc lột thuộc địa). Đồng thời, mâu thuẫn cơ bản đó được mở rộng,
làm cho mâu thuẫn trong CNTB trở nên gay gắt không chỉ giữa giai cấp vô sản với
giai cấp tư sản trong phạm vi quốc gia mà còn quốc tế, mâu thuẫn giữa giai cấp tư
sản nước này với nước khác trong việc tranh giành lợi ích ở thuộc địa cũ, phân chia
thị trường vào những địa bàn thuận lợi.
- Dưới sự tác động của quy luật phát triển không đều, so sánh lực lượng giữa
các nước đế quốc thay đổi là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh đế quốc để phân

172
chia lại thế giới đã chia xong. Điều đó đã làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, tạo tiền đề
thuận lợi với cách mạng vô sản. Do sự phát triển không đồng đều về kinh tế dẫn đến
sự không đồng đều về chính trị, tạo ra sự chín mùi không đều nhau trong các nước
đế quốc khác nhau, làm cho cách mạng vô sản có thể nổ ra và giành thắng lợi trước
hết trong một số nước tư bản, thậm chí trong một nước tư bản chủ nghĩa. Và thực
tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, rồi sau đó là cách mạng nổ ra hàng loạt
nước đưa đến sự hình thành hệ thống XHCN thế giới đã là bằng chứng lịch sử khẳng
định sự đúng đắn của những kết luận khoa học của Lênin.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra rằng, việc giai cấp vô sản lãnh đạo quần
chúng nhân dân làm cách mạng giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản đã khó,
song cái khó hơn là củng cố và xây dựng thành công XHCN. Mọi sự nhận thức giản
đơn, giáo điều, cực đoan…đều sẽ phải trả giá đằt.
- CNTB nhất định bị diệt vong, bị thay thế bằng chế độ xã hội cao hơn hẳn
nó, đó là một quy luật lịch sử, là “sự phát triển lịch sử tự nhiên” như trường hợp
CNTB đã thay thế chế độ phong kiến trong lịch sử. Tuy nhiên, quá trình thay thế này
là một quá trình đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, đầy khó khăn gian khổ trên
phạm vi thế giới, không chỉ có thắng lợi mà có cả sự thất bại, thụt lùi tạm thời. Đó là
biện chứng của lịch sử.
Ngày nay, CNTB vẫn còn tiềm năng để phát triển, đồng thời nó đang thích nghi
với điều kiện lịch sự mới của thời đại - thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ, mà nổi bậc là cách mạng thông tin. Song, cũng chính quá trình phát triển thích
nghi đó càng tạo ra tiền đề vật chất đầy đủ hơn nữa cho CNXH, cũng như tạo ra ngày
càng nhiều những nhân tố tự phủ định nó. Thực tiễn đó đã và đang khẳng định sự đúng
đắn và những giá trị khoa học trong học thuyết Lênin về CNTB hiện đại.
Tóm lại: CNTB hiện đại là giai đoạn phát triển cao của CNTB
Từ sự phân tích ở trên chúng ta khẳng định rằng: CNTB hiện đại không phải
là một PTSX mới của xã hội loài người, nó chỉ là một quá trình phát triển kế tiếp
những thuộc tính cơ bản của CNTB. Bởi vậy, CNTB hiện đại chỉ là một giai đoạn
phát triển cao hơn và phức tạp hơn của PTSX tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn hiện

173
nay mà thôi. Những đặc tính vốn có chưa phát triển đầy đủ ở giai đoạn trước thì
đến nay đã bộc lộ rõ rệt hơn. Cụ thể:
- Các tổ chức tư bản độc quyền chiếm đại bộ phận TLSX, sức lao động và sản
phẩm của xã hội nên giữ được địa vị thống trị trong đời sống kinh tế.
- Các tổ chức độc quyền tư bản ngày càng chiếm được nhiều nguyên vật liệu
quan trọng nên càng tăng cường quyền lực của chúng.
- Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính nắm trong tay quyền lực tối cao chi phối
toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội.
- Độc quyền trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế hình thành trên cơ sở xuất
khẩu tư bản phân chia thế giới về kinh tế và lãnh thổ, chia thế giới thành hai bộ
phận: một bên là các tổ chức độc quyền và các nước tư bản phát triển chi phối toàn
bộ đời sống kinh tế xã hội, một bên là các nước nước đang phát triển và bị lệ thuộc.
Như vậy, trong giai đoạn CNTB hiện đại thì các quy luật kinh tế của CNTB
vẫn phát huy tác dụng.
C. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền,
đặc điểm nào giữ vai trò quyết định nhất? Vì sao?
2. Phân tích mối quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh, sự biểu hiện của
quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc
quyền.
3. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước.
4. Trình bày những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước và cơ chế điều tiết nó.

174
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C. Mác - Ph Ăngghen: Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội,
1993.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình KTCT Mác - Lênin. Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2002.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin (dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
4. Đại học Quốc gia Hà Nội: Quán triệt, vận dụng quan điểm Đại hội X của
Đảng vào giảng dạy các môn lý luận chính trị. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2007.
5. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia: Giáo trình
Kinh tế học chính trị Mác - Lênin. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 1999.
6. Khoa Kinh tế chính trị Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Kinh tế chính
trị Mác - Lênin - phần kinh tế tư bản chủ nghĩa (tái bản có sửa chữa, bổ sung). Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
7. Trình Ân Phú: Kinh tế chính trị học hiện đại (Giáo trình cơ bản về kinh tế
học và quản lý học trong các trường đại học thế kỷ mới), Nxb Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội, 2007.
8. Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa: Đại từ điển kinh tế thị
trường, Hà Nội, 1998.
9. V.I. Lênin: Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến Bộ, Mát xcơ va, 1977.
----------------------------------

175

You might also like