You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH MÔN TRIẾT HỌC

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI


VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
HIỆN NAY

GVHD: TS Nguyễn Quế Diệu


Nhóm thực hiện:

STT Họ và tên MSSV Số TT theo DSSV


1 Trần Thị Trang 2200012128 141
2 Võ Thị Nhàn 2200012129 82
3 Võ Ngọc Tố Trinh 2200012130 146
4 Lại Huỳnh Anh Tiến 2200012123 134
5 Trương Thị Thu Thảo 2200012124 117
6 Trần Thị Ngọc Hải 2200012122 35
7 Nguyễn Thị Dương 2200012125 28

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2022
NGƯỜI NHẬN XÉT

TS. NGUYỄN QUẾ DIỆU


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn Quế
Diệu. Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Triết học, nhóm em đã nhận
được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình cũng như tâm huyết của Thầy.
Thầy đã giúp nhóm tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích. Từ những kiến
thức mà Thầy truyền đạt, nhóm em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu
về vấn đề: quan điểm triết học Mác-lênin về con người và vấn đề xây dựng con
người Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, kiến thức về môn Triết học của nhóm em vẫn còn những hạn
chế nhất định. Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn
thành bài tiểu luận này. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Thầy để
bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn.

Kính chúc Thầy luôn hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp
trồng người.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5

NỘI DUNG .................................................................................................. 6

CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ


CON NGƯỜI ................................................................................. 6

1.1. Vị trí của con người trong triết học Mác-Lênin ..................... 6

1.2. Bản chất con người .................................................................. 10

1.3. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội ...................................... 17

CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ KHƠI DẬY KHÁT VỌNG CON NGƯỜI


VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................. 20

2.1. Thực trạng vấn đề khơi dậy khát vọng con người Việt Nam
hiện nay ..................................................................................... 20

2.2. Giải pháp khơi dậy khát vọng con người Việt Nam ............. 25

KẾT LUẬN ................................................................................................ 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 31


5

MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, nguồn tài nguyên, của cải đích thực và quý giá
nhất của mỗi quốc gia chính là con người. Vì vậy, mục đích phát triển kinh tế-
xã hội của mỗi quốc gia, xét đến cùng, phải vì con người, cho con người, tạo
môi trường thuận lợi để con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức khoẻ và có
cơ hội phát huy mọi năng lực sáng tạo.

Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin trong tiến trình xây dựng
xã hội mới, Đảng ta đã khẳng định: nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết
định nhất là con người Việt Nam, nhân tố con người chính là nguồn sức mạnh
nội sinh của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc
tế, Đảng ta xác địnhmột trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh
thủ tận dụng thành công những thuận lợi, cơ hội và vượt qua thách thức, khó
khăn mà quá trình đó đặt ra hay không phụ thuộc đáng kể vào con người. Con
người phải được đặt vào vị trí trung tâm của phát triển, tạo điều kiện để con
người phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách của mình. Đại hội XIII
của Đảng đã khẳng định: "Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của
đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa
nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh. Nhất là nguồn lực
con người là quan trọng nhất". Trong thời đại khoa học - công nghệ ngày càng
hiện đại và xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc khơi
dậy khát vọng ý chí phát triển đất nước của con người cần hướng tới việc
thích ứng ngày càng sâu rộng với các xu hướng trên. Chính vì những lý do
trên, tôi chọn đề tài “Quan điểm của triết học Mác-Lê nin về con người và vấn
đề khơi dậy khát vọng con người ở Việt Nam hiện nay”.
6

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON
NGƯỜI

1.1. Vị trí của con người trong triết học Mác-Lênin

Bàn về vị trí của con người trong triết học Mác-Lênin còn có nhiều ý
kiến khác nhau. Không ít các nhà khoa học, xã hội học phương Tây đã phủ
nhận học thuyết về con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin. Họ cho rằng, chủ
nghĩa Mác-Lênin chỉ đề cập nhiều về kinh tế và giá trị, chủ trương đấu tranh
giai cấp, bạo lực, chuyên chính mà bỏ rơi con người. Như thế là đã phá vỡ mất
truyền thống nhân đạo vốn có trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

Quan điểm khác tỏ ra công bằng hơn khi cho rằng, chủ nghĩa Mác-
Lênin, nếu như bàn đến vấn đề con người, đó chỉ là ở giai đoạn đầu, sơ khởi
và thời kỳ C.Mác còn trẻ, chứ sau này nó là học thuyết phi nhân vì nói nhiều
đến tính chất quyết định của những quy luật khách quan.

Thực ra, chưa có học thuyết nào lại quan tâm đầy đủ đến vận mệnh của
con người như chủ nghĩa Mác-Lênin. Lịch sử quá trình hình thành triết học
Mác-Lênin nói riêng, chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, đã chứng tỏ một cách
rõ ràng rằng: Con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục
đích cao nhất của triết học Mác-Lênin. Tư tưởng nhân văn, nhân đạo đó đã
trở thành ánh sáng soi đường cho hành động thực tiễn của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động toàn thế giới trong công cuộc đấu tranh xóa bỏ xã hội
cũ xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Thật vậy, ngay từ khi còn là một học sinh trung học, trong báo cáo tốt
nghiệp của mình, C.Mác đã phê phán những tư tưởng ích kỷ, vụ lợi và đi vào
phân tích mục đích, ý nghĩa việc chọn nghề của thanh niên là phải xuất phát
từ hạnh phúc của nhân dân và việc hoàn thiện bản thân mình. Con người chỉ
7

có thể hoàn thiện bằng cách làm việc vì sự hoàn thiện của đồng loại, vì hạnh
phúc của nhân loại. Nghề nghiệp là phương tiện giúp ta tiếp cận với mục đích.
Chính tinh thần nhân vãn, nhân đạo đó được bồi dưỡng, nâng cao không ngửng
trong suốt cuộc đời của C.Mác và Ph.Ăngghen với tư cách là những nhà khoa
học, nhà cách mạng. Đồng thời, chủ nghĩa nhân đạo đó đã trở thành nhân tố
định hướng cho sự phát triển tư tưởng triết học của C.Mác - góp phần vào sự
nghiệp giải phóng con người.

Xét về lô gic nội tại của triết học Mác-Lênin, những nguyên lý triết học
Mác-Lênin nói chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng có mối liên hệ hữu
cơ với tiền đề xuất phát của nó là con người. Khắc phục những hạn chế, thiếu
sót của những nhà tư tưởng đi trước, triết học Mác-Lênin xuất phát từ con
người với tính cách là tiền đề của lịch sử. Nhưng đó là con người có đời sống
hiện thực nhất định chứ không phải là con người trừu tượng, chung chung, phi
hiện thực. Tính hiện thực của con người được quy định trước hết bởi sản xuất
vật chất, trong đó phương thức sản xuất vật chất không chỉ đơn thuần là sự tái
sản xuất ra tồn tại thể xác của các cá nhân, mà hơn thể, theo cách nói của
C.Mác, nó đã là một hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một
hình thức nhất định của sự biểu hiện đời sống của họ, một phương thức sinh
sống nhất định của họ. Đây là điều khác biệt căn bản nhất của triết học Mác-
Lênin với tất cả các tư tưởng triết học trước đó. Và cũng chỉnh từ đó, C.Mác
đi vào nghiên cứu sự vận đông và biến đổi của quá trinh sản xuất vật chất của
xã hội, vạch ra quy luật khách quan của lịch sử.

Sự phát triển lực lượng sản xuất là nguyên nhân sâu xa của sự phát triển
toàn xã hội, do đó sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất là “tiền đề thực
tiễn” tuyệt đối cần thiết để khắc phục sự tha hóa của con người, phát triển con
người. Lịch sử loài người là lịch sử của những phương thức sản xuất vật chất,
thay thế nhau từ thấp đến cao. Trên cơ sở đó, triết học Mác-Lênin có được
8

quan niệm khoa học về giai cấp, đấu tranh giai cấp một thực tế lịch sử mà
các nhà tư tưởng trước C.Mác đã phát hiện ra và đi tới lý luận khoa học về nhà
nước, về cách mạng xã hội.

Như vậy, lý luận triết học Mác-Lênin nói chung, chủ nghĩa duy vật lịch
sử nói riêng cần được hiểu như sự phát triển quan điểm nhân văn ở C.Mác.
Nhờ đó, chủ nghĩa nhân đạo được phát triển, đáp ứng yêu cầu giải phóng con
người trong thời đại mới, đó là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. Điều này bác
bỏ ý kiến xuyên tạc triết học Mác-Lênin, đem đối lập các quan điểm về giai
cấp và đẩu tranh giai cấp, về cách mạng xã hội và bạo lực cách mạng với quan
điểm nhân văn. Rõ ràng, không hề có sự đối lập giữa “Mác trưởng thành” xa
rời tính nhân văn với Mác nhân đạo thời trẻ - tác giả Bản thảo kinh tể - triết
học năm 1844. Đương nhiên, có thể kể ra những sự thay đổi nhất định trong
quan điểm triết học của C.Mác qua các tác phẩm của ông, song đó chính là
quá trình phát triển tư tưởng triết học, trong đó chủ nghĩa nhân đạo luôn thể
hiện một cách nhất quán và xuyên suốt. Đồng thời, tính nhân văn của triết học
Mác ngày càng trở nên sâu sắc vì đã vượt qua được những hạn chế do ảnh
hưởng từ chủ nghĩa nhân bản của triết học Phoiơbắc [4].

Triết học Mác-Lênin xuất phát từ con người và nhằm mục đích cao nhất
là giải phóng con người, phát triển con người, song triết học Mác-Lênin lại
không thể lấy con người nói chung làm đối tượng nghiên cứu của mình. Con
người là một khách thể có nội dung hết súc phong phú, sự tồn tại của con
người bao hàm nhiều mặt với vô vàn các quan hệ phức tạp, nên con người
được nghiên cứu bởi nhiều khoa học khác nhau với phương pháp tiếp cận
khác nhau như sinh vật học, tâm lý học, y học, dân tộc học, sử học, văn hóa
học.Chỉ với những vấn đề chung nhất về con người như bản chất của con
người, thế giới quan, tư duy, đạo đức, tín ngưỡng, thẩm mỹ của cọn người,
các quan hệ cá nhân và xã hội, quan hệ giai cấp, dân tộc và nhân loại mới thuộc
9

lĩnh vực nghiên cứu của khoa học triết học. Tất nhiên, triết học không giới hạn
đối tượng nghiên cứu của mình ở từng mặt của con người hay bản chất con
người trong trạng thái trừu tượng, cô lập với thế giới bên ngoài. Nó là một
thể thống nhất bao gồm trong đó cả cái tự nhiên lẫn cái xã hội, cái tôi và cải
không phải tôi, cái đơn nhất và cái chung, cái bên trong và cái bên ngoài, ý
thức và hành động.

Chính vì xuất phát điểm của triết học Mác-Lênin là những con người cụ
thể, con người hiện thực, đang sống, đang hoạt động trong một môi trường xã
hội cụ thể với hoàn cảnh lịch sử cụ thể và những mối quan hệ xã hội cụ thể,
cho nên tư tưởng giải phóng con người của triết học Mác-Lênin trước hết là
giải phóng từng con người cụ thể trong xã hội. Việc giải phóng những con
người cụ thể là để đi đến giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và tiến tới
giải phóng toàn thể nhân loại như C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: Xã hội
không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá
nhân riêng biệt. Hơn nữa, tư tưởng giải phóng con người trong triết học Mác-
Lênin là giải phóng con người toàn diện về mọi mặt trong đó, đấu tranh giai
cấp nhằm thay thế chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, để giải phóng con người về phương
diện kinh tế và chính trị là nội dung quan trọng hàng đầu đồng thời, khắc phục
sự tha hóa của con người cũng như của lao động của họ, biến lao động sáng
tạo trở thành chức năng thực sự của con người là nội dung có ý nghĩa then
chốt [6].

Việc giải phóng con người hiện thực một cách toàn diện, đầy đủ trên
mọiphương diện, ở mọi cấp độ: con người cá nhân, con người giai cấp, con
ngườidân tộc, con người nhân loại đã làm cho tư tưởng giải phóng con người
trong triết học Mác-Lênin mạng tính triệt để và khác hoàn toàn về chất so vởi
các tư tưởng giải phóng con người của các học thuyết khác trong lịch sử. Ví
10

dụ: khác với tư tưởng giải phóng con người ở phần lớn các tôn giáo - đó là sự
giải thoát con người khỏi cuộc sống khổ đau, tạm bợ nơi trần thế để lên cõi
Niết Bàn hoặc lên Thiên đường hưởng niêm hạnh phúc ở kiếp sau, khác với
tư tưởng giải phóng con người của một số học thuyết triết học duy vật - chỉ
quan tâm đến việc giải phóng con người trong một lĩnh vực nào đó trong đời
sống xã hội như pháp luật, đạo đức, chính trị. Vĩnh viễn giải phóng toàn thể
xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức là tư tưởng căn bản, cốt lõi của các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin [1]. Tóm lại, con người là điểm xuất phát,
giải phóng con người toàn diện trên mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ là trọng tâm
và mục đích cao nhất của học thuyết Mác-Lênin.

1.2. Bản chất con người

Trong lịch sử tư tưởng có rất nhiều cách tiếp cận vấn đề con người. Phật
giáo xem con người khác con vật ở chỗ có tâm và có thức. Tuy vậy, tâm chỉ là
một cái gì huyền bí, không sinh ra từ bất cứ một cái gì nhưng lại là nguồn gốc
của mọi cái, nguồn gốc của thế giới và mọi vật. Thức chỉ là sự giác ngộ về
tâm linh, giác ngộ về sự phát triển huyền bí. Quan niệm cơ bản của Phật Giáo
về con người và cuộc đời con người tập trung thể hiện ở nhân sinh quan Phật
Giáo, cụ thể là ở tứ diệu đế, tứ chân lý vĩ đại về cuộc đời con người: khổ đế,
nhân đế, diệt đế, đạo đế [5].

Các nhà tư tưởng Nho giáo đã tuyệt đối hóa bản chất con người
ởphương diện đạo đức. Khổng tử đưa ra quan điểm tính tương cận, tập tương
viễn và bản tính người ta gần giống nhau, thói quen khiến xa nhau. Theo
Khổng Tử, bản tính tự nhiên vốn có của con người khi mới sinh ra đều như
nhau đó là ngay thẳng do trời phú cho nhưng sau này do hoàn cảnh sống của
con người khác nhau, công việc khác nhau, thói quen khác nhau,v.v.. mà
khiến cho bản tính tự nhiên đó ngày càng khác xa nhau. Mạnh Tử cho rằng,
11

bản tính con người là thiện. Tính thiện bắt nguồn từ tâm, nhờ tâm mà phân
biệt được phải, trái, thiện, ác. Khác Mạnh Tử, Tuân Tử lại cho rằng con người
sinh ra vốn đã ác “Nhân chi sơ tính bản ác”. Mặc dù có quan niệm khác
nhau khi bàn về bản tính tự nhiên vốn có của con người nhưng phần lớn các
nhà Nho đều đề cao vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân tính, lưu
giữ tính thiện cho con người.

Ở phương Tây, một số trào lưu triết học lại giải thích bản chất con người
từ góc độ những điểm chung của mọi sinh vật trên trái đất. Bản chất đó là bản
tính tự nhiên, là những nhu cầu thuộc về sự duy trì thể xác và dục vọng để
phát triển nòi giống; hoặc tỉm kiếm bản chất con người trong khuôn khổ cá
nhân riêng lẻ, nghĩa là con người bị tách khỏi mối quan hệ xã hội hiện thực
của nó. Tính chất siêu hình của các quan điểm này về bản chất con người biểu
hiện ở chỗ coi bản chất là cái vốn có trừu tượng và quy nó về bản chất tự
nhiên, tách khỏi xã hội và trở nên bất biến.

Phoiơbắc đã phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, ông đã đạt tới
chủnghĩa duy vật khi khẳng định, vật chất không phải là sản phẩm của tinh
thần mà chính tinh thần là sàn phẩm tôi cao của vật chất. Song, ông không giữ
được quan điếm duy vật triệt để của mình. Con người trong triết học của ông
là con người tự nhiên thuần túy chứ không phải là con người lịch sử - xã hội.
Ông chỉ coi con người là đối tượng cảm tính mà không phải là những thực thể
đang hoạt động thực tiễn. Ông khồng biết những quan hệ giữa người với người
nào khác ngoài tình yêu, tình bạn, hơn nữa, lại là tình yêu, tình bạn đã được lý
tưởng hóa. Đó là con người trừu tượng nói chung, có tính loài, đứng trên mọi
giai cấp, mọi thời đại với bản chất bất biến của nó [4].

Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, Mác và
Ph.Ăngghen đã tạo ra một bước ngoặt cách mạng trong việc nhận thức bản
12

chất con người. Các ông xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn
và thông qua hoạt động vật chất cải tạo hiện thực của con người để xem xét
bản chất con người. Đó là một động vật có tính xã hội với tất cả những nội
dung văn hóa - lịch sử của nó. Con người sống dựa vào tự nhiên như hểt thảy
mọi sinh vật khác. Yếu tố sinh vật trong con người là điều kiện đầu tiên quy
định sự tồn tại của con người. Vì vậy, về phương diện sinh học, có thể khẳng
định con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một
bộ phận của tự nhiên; là kết quả của quá trình phát triển và tiên hóa lâu dài
của môi trường tự nhiên; giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người.
Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định
việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có
của con vật. Điều đó có nghĩa rằng, con người trước hết cũng giống như mọi
động vật khác phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu tranh sinh tồn” để
ăn uống, sinh đẻ con cái, tồn tại và phát triển.

Khi khẳng định con người là một bộ phận của giới tự nhiên, thuộc
vềgiới tự nhiên, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đồng thời chỉ
ra, mọi hành vi mà con người tác động đến giới tự nhiên cũng là hành vi tác
độngđến chính bản thân mình, và rằng, mọi hành vi con người hủy hoại giới
tự nhiên cũng chính là hủy hoại chính bản thân minh và con người sẽ phải trả
giácho điều đó. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen đã từng
đưa ra cảnh báo: “chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của
chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một tháng lợi, là
mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Thật thế, mỗi thắng lợi, trước hết là
đem lại cho chúng ta những kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhung đến
lượt thứ hai, lượt thứ ba, thi nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn,
không lường trước được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết
quả đầu tiên đó”. Quan điểm này là nền tảng lý luận và phương pháp luận rất
13

quan trọng, có tính thời sự nhất là trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái và
yêu cầu phát triển bền vững hiện nay.

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy
nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con
người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó. Điều đó có nghĩa là,
con người sở đĩ trở thành con người chính là ở chỗ nó không chỉ sống dựa vào
tự nhiên, lợi dụng cái có sẵn trong tự nhiên. Ph.Ăngghen là người đầu tiên đã
chỉ ra được bước chuyên biến từ vượn thành người là nhờ có lao động. Quá
trình con người cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con người trở thành người
đích thực.

Khác với tự nhiên, xã hội không thể có trước con người mà đã ra đời
cùng với con người, xã hội cũng không phải là cái gì trừu tượng, bất biến mà
mỗi hình thái kinh tế - xã hội chỉ thích hợp với một phương thức sản xuất nhất
định. Nhân tố quyết định phương thức sản xuất phát triển lại là lực lượng sản
xuất, bao gồm con người với tư cách là người lao động và công cụ lao động.
Như thế, không phải cái gì khác mà chính là con người, cùng với những công
cụ do họ chế tạo ra, đã quyết định sự thay đôi bộ mặt xã hội. Như vậy, xã hội
đã sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì con người
cũng sản xuất ra xã hội như thế.

Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, nên quá trình hình thành và phát
triển của con người luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau,
nhung thông nhất nhau. Hệ thống các quy luật tụ nhiên như quy luật về sự
phù hợp cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến
dị, tiến hóa quy định phương diện sinh học của con người. Hệ thống các quy
luật tâm lý, ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh vật của con người
như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã
14

hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người. Ba hệ thống quy luật trên
cùng tác động tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao
gồm cả mặt sinh vật và mặt xã hội. Mối quan hệ sinh vật và xã hội là cơ sở để
hình thành hệ thống các nhu cầu sinh vật và nhu cầu xã hội trong đời sống con
người, như nhu cầu ăn, mặc, ở, nhu cầu tái sản xuất xã hội, nhu cầu tình cảm,
nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần.

Trong khi phê phán những quan điểm của Phoiơbắc, xuất phát từ những
cá thể người cô lập, C.Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng về bản chất con
người: Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá
nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
những quan hệ xã hội [2].

Luận điểm trên thể hiện những điểm cơ bản sau: Không có con người
trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - xã hội. Con người luôn
cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời
đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình,
con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả
thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó như quan
hệ giai cấp, dân tộc, thời đại, quan hệ chính trị, kinh tế, quan hệ cá nhân, gia
đình, xã hội, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình [3].

Các quan hệ xã hội không phải chỉ xét ở quan hệ trong từng hình thái
xã hội riêng biệt mà còn khái quát những quan hệ xã hội chung thể hiện qua
từngchế độ, thời đại riêng biệt. Quan hệ xã hội vừa diễn ra theo chiều ngang
đương đại, vừa theo chiều dọc lịch sử. Các quan hệ xã hội quyđịnh bản
chất con người bao gồm cả quan hệ xã hội hiện tại và quan hệ xã hội truyền
thống, bởi trong lịch sử của mình con người bắt buộc phải kế thừa di sản của
những thế hệ trước.
15

Trong lĩnh vực văn hóa tinh thần có nhũng truyền thống thúc đẩy con
người vươn lên, nhưng cũng có những truyền thống đè nặng lên những con
người đang sống. Do đó, khi xem xét bản chất con người không nên tách rời
hiện tại và quá khứ.

Vì tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất của con
người, cho nên khi các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc
muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo. Con người chỉ có thể bộc lộ
được bản chất thực sự của minh trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, và
cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất người của con người mới
được phát triển. Khi đã hình thành, các quan hệ xã hội có vai trò chi phối và
quyết định các phương diện khác của đời sông con người khiến cho con người
không còn thuần túy là một động vật mà là một động vật xã hội.

Cái bản chất không phải là cái duy nhất, mà là bộ phận chi phối trong
chỉnh thể cụ thể phong phú, đa dạng. Bản chất và thể hiện bản chất của con
người có khác biệt. Bản chất một con người cụ thể là tổng hòa các quan hệ xã
hội vốn có của con người đó và quy định những đặc điểm cơ bản chi phối mọi
hành vi của con người đó. Còn tất cả những hành vi của người đó bộc lộ ra
bên ngoài là những hiện tượng biểu hiện bản chất của họ. Sự thể hiện bản
chất của con người không phải theo con đường thẳng, trực tiếp, mà thường là
gián tiếp, quanh co qua hàng loạt mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa kinh
nghiệm và nhận thức khoa học, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; giữa
bản năng sinh vật và hoạt động có ý thức, giữa di truyền tự nhiên và văn hóa
xã hội. Trong diễn biến đầy mầu thuẫn đó, bản chất thể hiện ra như một xu
hướng chung, xét đến cùng mới thấy sự chi phổi của xu hướng đó.

Con người là một thực thể sinh vật - xã hội. Thông qua hoạt động thực
tiễn và hoạt động xã hội, con người làm biến đổi đời sống xã hội, đồng thời
16

cũng biến đổi chính bản thân mình. Điêu đó cũng có nghĩa là, thông qua hoạt
động thực tiễn con người tiếp nhận bản chất xã hội của mình.

Như vậy, bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực,
không phải là tự nhiên mà là lịch sử - xã hội, không phải là cái vốn có trong
mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hòa của toàn bộ qụan hệ xã hội. Đây là phát
hiện có giá trị to lớn của C.Mác về bản chất con người.

Thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội đổi với việc hình thành
bảnchất con người, song không có nghĩa là chủ nghĩa Mác- Lênin coi nhẹ mặt
tự nhiên, phủ nhận cái sinh vật trong yếu tố cấu thành bản chất con người.
Bởivì, theo C.Mác, giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với
nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói
răng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên,
nói như thế chảng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới
tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên [2].

Ngày nay, mối tương quan giữa mặt sinh vật và mặt xã hội trong sự phát
triển của con người vẫn là đổi tượng của những cuộc tranh luận khoa học gay
gắt. Nhiều nhà khoa học tư sản vẫn đem đối lập và tách mặt sinh vật khỏi mặt
xã hội. Ví dụ, phái duy sinh vật tuyệt đối hóa yếu tố sinh vật trong sự phát
triển của con người. Họ tuyên truyền thuyết Đácuyn xã hội. Đại biểu trường
phái này là Ph.Nítsơ, Trenherơlen, Klovenơ.

Nhiều tác giả như Liônen Tigơ và Rôbin Phốcxơ cắt nghĩa hành vi của
con người theo quan điểm di truyền học. Chủ nghĩa Phơrớt cho rằng, toàn bộ
cái xã hội trong tâm lý học người chỉ là mặt khác nhau của giới tính, là sự
biểu hiện quanh co của những dam mê bẩm sinh . Ngược lại, quan điểm xã
hội học tầm thường về con người thường quy kết bản chất con người là một
sản phẩm văn hóa của xã hội, của kinh tế và tước bỏ tính hữu cơ, tính tự nhiên
17

của con người. Xuất phát từ những lập luận trên, kết luận tất yếu rút ra là
con người với tư cách là sản phẩm của giới tự nhiên, là sự phát triển tiếp tục
của giới tự nhiên, mặt khác, con người là một thực thể xã hội được tách ra
như một lực lượng đối lập với giới tự nhiên. Sự tác động qua lại giữa mặt sinh
vật và mặt xã hội trong con người tạo thành bản chất người.

Từ quan điểm triết học Mác-Lênin về bản chất con người, trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn cần chống hai khuynh hướng cực đoan: tuyệt đối
hóa mặt sinh vật hay mặt xã hội duy sinh vật và duy xã hội khi nhìn nhận,
nghiên cứu, giải quyết vấn đề con người, vấn đề của con người cần được quan
tâm từ góc độ sinh học cũng như từ góc độ xã hội. Lý giải bản chất con người
không chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên mà phải từ bản tính xã
hội từ những quan hệ kinh tế, chính ừị, văn hóa, vốn có của nó, chi phối nó.
Muốn thay đổi bản chất con người phải thay đổi môi trường xã hội, các quan
hệ xã hội hiện thực của nó. Nhưng ai thay đổi môi trường ấy thì đó lại chính
là con người. Muốn thay đổi môi trường xã hội mà con người sống thì bản
thân con người phải là chủ thể của quá trình xây dụng xã hội mới. Chính trọng
thực tiễn xây dựng xã hội mới, dần dần con người sẽ thay đổi, con người sẽ
dần từ bỏ những thói quen, những lối tư duy, lối suy nghĩ, lối sốngcũ và thay
vào đó là thói quen, lối tư duy, lối sống mới phù hợp với yêu cầu của xã hội
mới. Do đó, khi xã hội mới được xây dựng thì bản tính của con người cũng sẽ
thay đổi.

1.3. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội

1.3.1. Khái niệm cá nhân, xã hội

Khái niệm cá nhân

Từ góc độ triết học, có thể hiểu: Cá nhân là khái niệm dùng để chỉ cả thể
người với tư cách là thành viên của xã hội, là sản phẩm đồng thời là chủ thể
18

của mọi quan hệ xã hội và do những điều kiện lịch sử cụ thể của đời sổng xã
hội quy định.

Con người tồn tại qua những cá nhân người, mỗi cá nhân người là một
chỉnh thể gồm một hệ thống những nhân tố, bao hàm cả những đặc điểm cụ thể
không lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về cơ chế, tâm lý, trình độ.
Trong mối quan hệ với giống loài, tức là trong mối quan hệ với xã hội,cá nhân
biểu hiện ra với tư cách sau:

- Cá nhân là phương thức tồn tại của giống loài người. Không có con
người nói chung, loài người nói chung tồn tại cảm tính.

- Cá nhân là cá thể người riêng rẽ, là phần tử tạo thành cộng đồng xã
hội,là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách.

- Cá nhân được hình thành và phát triển chỉ trong quan hệ xã hội.
Nhungxã hội thay đổi theo tiến trình lịch sử nên cá nhân là một hiện tượng có
tính lịch sử. Mỗi thời kỳ lịch sử có một kiểu xã hội của cá nhân mang tính định
hướng về thế giới quan, phưcmg pháp luận cho hoạt động của con người
trong thời kỳ lịch sử cụ thể đó.

Như vậy, cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất vừa mang tính cá biệt vừa
mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của quan hệ xã hội và của nhận
thức nhằm thực hiện chức nặng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai
đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội.

Khái niệm xã hội

Xã hộỉ là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng các cá nhân trong mối quan
hệ biện chứng với nhav. Bản chất của xã hội được hình thành từ sự liên kết
giữa các cá nhân với nhau, tuy nhiên, sự liên kết cá nhân này có thể hiểu theo
nhiều mức độ rộng hẹp khác nhau. Vì vậy, khái niệm xã hội có thể xem xét ở
19

những mức độ rộng, hẹp khác nhau. Trong đó, cộng đồng nhỏ nhất của xã hội
là cộng đồng tập thể gia đình, cơ quan, đơn vị và lớn hơn là cộng đồng xã hội,
quốc gia, dân tộc và rộng lớn nhất là cộng đồng nhân loại.

1.3.2. Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội

Trong mối quan hệ với cá nhân, xã hội thường là theo nghĩa rộng tức là
xét với nghĩa là nhân loại hay nghĩa là quốc gia, dân tộc. Với góc nhìn này,
giữa cá nhân và xã hội nó có mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau,
trong đó xã hội giữ vai trò quyết định, cá nhân là sản phẩm của xã hội. Bởi lẽ,
cá nhân chỉ hình thành và tồn tại trong một môi trường xã hội nhất định, nếu
bị tách ra khỏi môi trường xã hội thì cá nhân không thể tồn tại với tư cách là
con người theo đúng nghĩa được nữa. Và khi cá nhân tồn tại trong một môi
trường xã hội nhất định thi nó phải chấp nhận thay đổi và sống phù hợp với
môi trường xã hội đó; xã hội quy định bản chất, nhu cầu, mục đích và phương
hướng hoạt động của cá nhân.

Tuy nhiên, cá nhân không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể
của sự phát triển xã hội, của hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội khác. Với
tư cách là chủ thể của lịch sử, cá nhân hành động không phải riêng rẽ mà với
tư cách là một bộ phận của tập thể xã hội. Nhân dân là cộng đồng lớn nhất,
trong đó cá nhân hành động như chủ thể lịch sử. Cá nhân chỉ được hình thành
và phát triển trong xã hội, trong tập thể. Sự tác động cá nhân và xã hội mang
hình thức đặc thù tùy thuộc vào các chế độ xã hội và trình độ văn minh khác
nhau.

Nền tảng của quan hệ giữa cá nhân và xã hội là quan hệ lợi ích. Lợi
íchlà một tất yếu khách quan trong đời sống của cá nhân và xã hội, nó là
độnglực trực tiếp tạo nên sự phát triển của xã hội và của cá nhân. Muốn vậy,
phải tuyệt đối chống 2 khuynh hướng: khuynh hướng tuyệt đối hóalợi ích xã
20

hội, coi nhẹ lợi ích cá nhân và khuynh hướng tuyệt đối hóa lợi íchcá nhân,
coi nhẹ lợi ích xã hội. Cũng bởi vậy, thực chất của việc tổ chức trậttự xã hội
là giải quyết các quan hệ lợi ích sao cho phát huy được cao nhất khả năng của
mỗi thành viên vào các quá trình phát triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy quá trình
phát triển đó lên trình độ cao hơn. Xã hội là điều kiện, môi trường, phương
thức để lợi ích cá nhân được thực hiện.

CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ KHƠI DẬY KHÁT VỌNG CON NGƯỜIVIỆT


NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng vấn đề khơi dậy khát vọng con người Việt Nam hiện nay

Vấn đề con người được đề cập đầu tiên tại Đại hội lần thứ IV của Đảng
và được đề cập cụ thể, trực tiếp trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thông qua tại Đại hội VII năm 1991. Trong
Cương lĩnh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Xã hội xã hội chủ nghĩa
là một xã hội con người được giải phóng, nhân dân làm chủ, có nềnkinh tế
phát triển cao và nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mọi người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện để phát triển cá nhân, công
bằng xã hội và dân chủ được đảm bảo. Vì vậy, phương hướng, mục tiêu lớn
của chính sách xã hội được đề cập trong Cương lĩnh, Đảng ta chỉ rõ: “Phát huy
nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và
nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời
sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với
chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội [3].

Quan điểm này của Đảng được xây dựng trên những cơ sở khoa học của
chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm lịch sử cụ thể của đất nước.
Do đó, Đảng ta khẳng định phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với việc thực
hiện các chính sách xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển hài hoà trong xã hội,
21

trong đó con người được đặt vào vị trí trung tâm [2].

Đại hội toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta xác định đẩy mạnh hơn nữa sự
nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát
huy nhân tố con người - động lực trực tiếp của sự phát triển. Tại Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ 4 khoá VII, Đảng ta nhấn mạnh: “Con người
là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất
của chế độ ta… Chúng ta cần tìm hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa
quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn gốc
của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia, phải xuất
phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc nhằm phát triển con người toàn diện, xây
dựng một xã hội công bằng, nhân ái, thiết lập quan hệ thật sự tốt đẹp và tiến
bộ giữa con người với con người trong sản xuất và trong đời sống”.

Như vậy, những nội dung trong quan điểm này xét đến cùng là vì cuộc
sống hạnh phúc của mỗi con người mà Đảng ta luôn quan tâm, là sự thể hiện
tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong hiện thực cuộc sống. Đến Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VIII, trong bối cảnh đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển
mới, với những thành tựu to lớn của hơn 10 năm đổi mới đã đưa nước ta ra
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện và tiền đề cần thiết để đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tư tưởng chủ đạo của chiến
lược con người là thực hiện Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con
người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vấn đề con người và chiến lược con
người đã được Đại hội cụ thể hoá thành các quốc sách lớn thích ứng với yêu
cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là các chính sách nhằm
phát huy nguồn lực con người và thực hiện công bằng xã hội. Mục đích cao
nhất của hệ thống chính sách này nhằm phát triển trí tuệ của người Việt Nam,
nguồn vốn quyết định nhất, quý giá nhất của chúng ta trong sự nghiệp đẩy
22

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong khi công cuộc đổi mới
đất nước đang đi dần vào chiều sâu và phải giải quyết những nhiệm vụ hết sức
phức tạp thì Đảng ta chủ trương bằng mọi giá phải Khơi dậy trong nhân dân
lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết
tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu bằng khoa học và công nghệ.
Đồng thời, Đảng ta đã khẳng định: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát
triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản
xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người
đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.

Nhất quán tư tưởng chiến lược phát triển con người trong thời kỳ đổi
mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: Xã hội ta
là xã hội vì con người và coi con người luôn giữ vị trí trung tâm của sự phát
triển kinh tế xã hội. Con người trước hết là tiềm năng trí tuệ, tinh thần, đạo
đức, là nhân tố quyết định là vốn quý nhất của chúng ta trên con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Quan điểm đó được thực hiện ở chủ trương “phát triển
giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huynguồn
lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững.

Thực tiễn cho thấy, việc giải quyết vấn đề phát triển con người Việt
Namnhững năm qua được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực và đạt kết
quả quan trọng. Quá trình cách mạng Việt Nam chứng tỏ rằng trong những
thời điểm lịch sử hiểm nghèo, những tình thế hết sức khó khăn, con người Việt
Nam đều rất sáng tạo, năng động và luôn tìm ra những lối thoát, những đường
hướng đi lên làm kinh ngạc cả bạn bè quốc tế. Lịch sử cũng chứng minh: thời
kỳ nào cách mạng biết phát huy mạnh mẽ nhân tố con người, tạo mọi điều
23

kiện cho hoạt động sáng tạo của con người thì con người Việt Nam luôn biết
chuyển bại thành thắng, chuyển từ tình thế khó khăn thành lợi thế trong đó
con người là động lực trung tâm. Do đó, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý
luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới 1986 - 2006, Đảng Cộng sản Việt Nam
tiếp tục khẳng định: Con người là vốn quý nhất, phát triển con người với tư
cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới
đất nước, gắn vấn đề nhân tố con người với tinh thần nhân văn nhằm tạo điều
kiện cho con người phát triển toàn diện, sống trong một xã hội công bằng và
nhân ái, với những quan hệ xã hội lành mạnh. Con người và sự phát triển con
người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, mở rộng
cơ hội, nâng cao điều kiện cho con người phát triển [6].

Hiện nay, việc xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm của Đảng,
là sự chuẩn bị tích cực, chủ động nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cho tương lai và triển vọng của đất nước trên
con đường phát triển theo mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn
cầu hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế không thể khôngdựa vào
nhân tố con người, vì vậy cần phải bồi dưỡng, phát triển con người Việt Nam
nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, nhân tố con người. Xây dựng
con người Việt Nam chính là xây dựng nhân cách của con người với nội dung
toàn diện, từ bồi dưỡng và phát triển thể lực, năng lực, trí tuệ với phương pháp
tư duy khoa học sáng tạo. Xây dựng con người Việt Nam hướng tới sự phát
triển không chỉ chất lượng cá thể con người mà còn là sự phát triển của cả cộng
đồng dân tộc Việt Nam.

Kế thừa quan điểm về phát huy nhân tố con người từ các đại hội trước,
Đảng ta xác định: tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao rõ rệt hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; con người là trung tâm của chiến lược
24

phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển; tạo chuyển biến mạnh về giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Đây được
xem là khâu đột phá phù hợp với hoàn cảnh nguồn nhân lực của đất nước trong
bối cảnh Việt Nam tích cực, chủ động tham gia hội nhập quốc tế, với sự cạnh
tranh diễn ra vô cùng quyết liệt và cuộc cách mạng khoa học, công nghệ.Đó
vừa là cơ hội, vừa là thách thức đòi hỏi nước ta phải nâng cao chất lượng
nguồn lực con người. Đại hội XI đưa ra quan điểm phát huy nhân tố con
người ở nhiều chiều trên cơ sở Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con
người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát
triển. Quan điểm này thực chất là sự tiếp nối tư tưởng của Đảng coi con người
là chủ thể, là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển xã hội và là
sự nghiệp của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đã chỉ rõ: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu
tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hôị. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung
ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước được tiếp tục khẳng định việc: Xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện,hướng đến chân
- thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học [3].

Với những quan điểm của Đảng ta về phát huy nhân tố con người trong
suốt chặng đường phát triển đất nước đã phát huy hiệu quả và đạt được nhiều
thành tựu to lớn: Trình độ dân trí ngày càng cao, kinh tế cũng ngày càng khởi
sắc và trên đà phát triển ổn định, đời sống của người dân được cải biến rõ nét,
con người được tạo điều kiện phát triển toàn diện, nhân dân ngày càng tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều này một lần nữa khẳng định đường lối
25

đúng đắn của Đảng và thể hiện sự quan tâm, coi con người là vốn quý nhất;
chăm lo cho hạnh phúc của con người là tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ sự
nghiệp cách mạng của Đảng, là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta.

2.2. Giải pháp khơi dậy khát vọng con người Việt Nam

Để khơi dậy khát vọng phát triển của con người Việt Nam trong xây
dựng và phát triển đất nước cần chú ý một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho toàn Đảng, toàn dân về vai trò
củaviệc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy giá trị văn hóa, sức
mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước. Đại hội XI

của Đảng đã xác định: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc, phát huy ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy nhân tố con người, coi
con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự
phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội
sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.

Mục tiêu tổng quát mà Đại hội XIII nêu ra là: Nâng cao năng lực lãnh
đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, khơi dậy khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công
cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu đến giữa thế kỷ
XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hộichủ nghĩa,
đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, sánh vaivới các cường
26

quốc năm châu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những năm đầu
xây dựng chế độ mới. Để thực hiện khát vọng đó, phải khơi dậy truyền thống
yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng pháttriển đất nước phồn
vinh.

Chính vì vậy, Đại hội XIII đã xác định sáu nhiệm vụ trọng tâm của toàn
bộ nhiệm kỳ là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc,
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế. Vấn đề xây dựng niềm
tin, nâng cao lòng tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước trên cơ sở giữ
gìn, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước là một nhiệm vụ cơ bản, vừa lâu
dài, vừa cấp bách. Nhiệm vụ này phải được quán triệt sâu sắc trong toàn

Đảng, toàn dân, toàn quân, để chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần
và vậtchất của dân tộc trong công cuộc chấn hưng đất nước hiện nay.

Thứ hai, tiếp tục thể chế hóa nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển
ViệtNam phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con
ngườiViệt Nam thành những quy định cụ thể, gắn liền với luật pháp, chính
sách và các quy định, quy chế để tổ chức triển khai trong thực tiễn.

Nhà nước cần tập trung thể chế hóa nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh
con người Việt Nam thành các quy định có tính pháp quy, đồng thời tiếp tục
hoàn thiện các chính sách ưu tiên đầu tư để phát huy giá trị văn hóa và sức
mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng các
cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến của mọi người dân. Các bộ,
ngành và địa phương cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động để khơi
dậy khát vọng phát triển; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người ở cơ
27

quan, đơn vị, xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí phấn đấu cụ thể để thực hiện
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức thành viên ở các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu
nước, gắn với khơi dậy khát vọng của các tầng lớp nhân dân, phát huy giá trị
văn hóa và sức mạnh của con người ở các giai cấp, dân tộc, các miền tập
trung vào phát triển kinh mi - xã hội, phát triển quê hương, đất nước phồn
vinh, hạnh phúc.

Thứ ba, phát huy vai trò của các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục
- thể thao, báo chí, phát thanh và truyền hình trong việc tuyên truyền, giáo dục,
cổ vũ động viên nhân dân nâng cao khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Vai trò của văn hóa nói chung, của các hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục - thể thao, truyền thông đại chúng nói riêng có vị trí đặc
biệt trong tuyên truyền, cổ vũ, lan tỏa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc thông qua các kênh thông tin và truyền thông khác nhau. Các hoạt
động này vừa tác động theo phổ rộng thông qua các phương tiện truyền thông
đại chúng, vừa có khả năng thuyết phục sâu sắc thông qua con đường tình
cảm, truyền cảm hứng về niềm tin, về khát vọng tạo động lực để mỗi người,
mỗi cộng đồng quyết tâm phấn đấu vì sự hưng thịnh của quê hương, đất nước.

Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường đầu tư, phát huy vai trò của các hoạt
động này trong việc cổ vũ khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh.
Đồng thời, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin - Truyền thông
cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt là tạo nên
những bước đột phá, đổi mới các nội dung, chương trình hoạt động để khơi
dậy khát vọng phát triển đất nước, kể cả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
dục thể thao và truyền thông đại chúng ở Trung ương và địa phương.
28

Thứ tư, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong hệ thống
giáo dục quốc dân Chú trọng giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng,
giáo dục khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc cho các thế hệ
thanh, thiếu niên, đề cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, giáo dục ý chí, nghị
lực, tinh thần độc lập, tự chủ của mỗi người dân trong xây dựng và phát triển
đất nước. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để xây
dựng đội ngũ lao động tham gia vào làm việc trong môi trường Cách mạng
công nghiệp 4.0, phát triển nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,
chuẩn bị các tiền đề cần thiết để họ có thể làm việc trong môi trường "đa văn
hóa" trong hội nhập quốc tế. Cần tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình,
phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đặc biệt là
xây dựng chương trình để thực hiện nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển
Việt Nam thịnh vượng, hạnh phúc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp hiện nay.

Thứ năm, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ cho
nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam thịnh vượng, phát huy giá
trị văn hóa và con người Việt Nam. Nhà nước cần tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, kỹ thuật và công nghệ cho các nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển
đất nước, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam. Đặc biệt
là tăng nguồn lực đầu tư vào xây dựng con người, trước hết là lĩnh vực giáo
dục - đào tạo, khoa học công nghệ và phát triển văn hóa, xây dựng môi trường
văn hóa lành mạnh tạo ra nền tảng tinh thần cho quá trình phát triển bền vững
đất nước. Bên cạnh việc tăng ngân sách đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực văn
hóa và xây dựng con người, cần đẩy mạnh chính sách xã hội hóa nhằm thu
hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực này. Nhà
nước chú trọng xây dựng một số công trình văn hóa, nghệ thuật trọng điểm
tầm cỡ khu vực và quốc tế, ưu tiên phát triển một số lĩnh vực nghệ thuật đỉnh
29

cao, khắc phục tình trạng nghiệp dư hóa các hoạt động nghệ thuật chuyên
nghiệp. Phát huy vai trò của dòng văn hóa, nghệ thuật chủ lưu để nâng tầm
định hướng về tư tưởng, thẩm mỹ, đạo đức, lối sống và lan tỏa vào đời sống
xã hội.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện
nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; phát
huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội XIII
[3]. Các tỉnh ủy, thành ủy cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động để
khơi dậy khát vọng phát triển của mỗi địa phương. Công tác kiểm tra, giám
sát phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Cần phải tiến
hành sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, phong trào đổi mới,
sáng tạo để thựchiện khát vọng phát triển đất nước ở các cấp, các ngành: phát
hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các phong trào này để nêu
gương, lan tỏa khát vọng này vào trong đời sống xã hội. Đồng thời kiên quyết
đấu tranh, xử lý kịp thời những vi phạm cản trở tới sự phát triển của đất nước,
đặc biệt là tình trạng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội, củng cố
và xây dựng niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới.
30

KẾT LUẬN

Có thể nói, khơi dậy, phát huy khát vọng, ý chí phát triển đất nước có
vaitrò rất to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Hiện nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường,
hơn lúc nào hết, chúng ta càng phải tăng cường khơi dậy và phát huy khát
vọng, ý chí phát triển. Bởi lẽ, thực tiễn đã chứng minh rằng đây là một nguồn
lực vô cùng to lớn đối với sự phát triển đất nước. Để khơi dậy, phát huy có
hiệu quả khát vọng, ý chí phát triển đất nước, các tổ chức cũng như mỗi cán
bộ, đàng viên phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, nhận thức rõ vai trò
của việc khơi dậy, phát huy khát vọng, ý chí phát triển trong quá trinh hiện
thực hóa mục tiêu và các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội; đồng thòi, phải dựa
vào nhân dân và cùng nhân dân khơi dậy, phát huy khát vọng, ý chí phát triển
đất nước.

Để phát triển toàn diện con người, mọi hoạt động của hệ thống giáo dục
và đào tạo cần phải hướng vào việc xây dựng, phát triển con người Việt Nam
có thế giới quan khoa học, trí tuệ và đạo đức; gắn với thực hiện quyền con
người, quyền và nghĩa vụ công dân, nâng cao trí lực và kỹ năng sống, đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc
tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Đảng ta cũng khẳng định muốn phát huy nhân
tố con người cần phải biết đấu tranh chống lại sự suy thoái, xuống cấp về đạo
đức về con người có thể phát triển một cách toàn diện: “Đấu tranh phê phán,
đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai
trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người.
Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục
những mặt hạn chế của con người Việt Nam”.
31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào Tạo: “Giáo trình Triết Học” (Dùng cho học viên
cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nxb.Lý luận
chính trị, H.2006.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2005. Giáo trình Triết học Mác-Lênin. NXB
Giáo dục.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.

4. Tư tưởng Âm dương ngũ hành, Khổng Tử, Phật giáo, Platon, Đêmôcrít,
triết học thế kỉ XVII – XVIII (Bêcơn, Hốpxơ, Hôn Bách, Điđơrô, Béccơli…),
triết học cổ điển Đức (Hêghen, Phoiơbắc…)

5. Trung ương giáo hội phật giáo Việt Nam PHẬT HỌC CƠ BẢN Chương
trình Phật học Hàm thụ (1998-2022) Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh

6. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên). 1998. Lịch sử Triết học. NXB Chính trị
Quốc gia Hà Nội.

You might also like