You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TP.HCM

------

BÀI THU HOẠCH

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN - NHÓM 2

Giảng viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên


Mã lớp học phần: 23C1HCM51000426
Nhóm - Trưởng nhóm: 2 - Nguyễn Thị Bình Minh
Khóa: K48
Email: minhnguyen.31221024931@st.ueh.edu.vn

1
THÀNH VIÊN

1 Đoàn Thị Yến Hương huongdoan.31221022333@st.ueh.edu.vn 31221022333


2 Nguyễn Thị Quỳnh Hương huongnguyen.31221027018@st.ueh.edu.vn 31221027018
3 Đinh Đức Huy huydinh.31221021195@st.ueh.edu.vn 31221021195
4 Nguyễn Gia Huy huynguyen.31221022822@st.ueh.edu.vn 31221022822
5 Huỳnh Thị Thanh Huyền huyenhuynh.31221025564@st.ueh.edu.vn 31221025564
6 Lý Gia Khang khangly.31221020275@st.ueh.edu.vn 31221020275
7 Trịnh An Khang khangtrinh.31221026662@st.ueh.edu.vn 31221026662
8 Trương Minh Khang khangtruong.31221020631@st.ueh.edu.vn 31221020631
9 Trần Đăng Khoa khoatran.31221023647@st.ueh.edu.vn 31221023647
1
0 Nguyễn Anh Khôi khoinguyen.31221026881@st.ueh.edu.vn 31221026881
1
1 Dương Phong Lam lamduong.31221023014@st.ueh.edu.vn 31221023014
1
2 Dương Thành Lâm lamduong.31211020511@st.ueh.edu.vn 31211020511
1
3 Nguyễn Thanh Liêm liemnguyen.31221022200@st.ueh.edu.vn 31221022200
1
4 Nguyễn Trần Thùy Linh linhnguyen.31221026175@st.ueh.edu.vn 31221026175
1
5 Trịnh Nguyễn Hiền Linh linhtrinh.31221025822@st.ueh.edu.vn 31221025822
1
6 Trương Thị Khánh Linh linhtruong.31221021411@st.ueh.edu.vn 31221021411
1
7 Đoàn Nhật Ý Minh minhdoan.31221025295@st.ueh.edu.vn 31221025295
1
8 Nguyễn Thị Bình Minh minhnguyen.31221024931@st.ueh.edu.vn 31221024931
1
9 Nguyễn Thị Kim Ngân ngannguyen.31221026797@st.ueh.edu.vn 31221026797
2
0 Phạm Lê Phương Ngân nganpham.31221020429@st.ueh.edu.vn 31221020429

2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU:
PHẦN NỘI DUNG:
1. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON
NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC TRỒNG NGƯỜI
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.2 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI
1.2.1 CON NGƯỜI LÀ VỐN QUÝ NHẤT, NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH
CÔNG CỦA CÁCH MẠNG
1.2.2 CON NGƯỜI VỪA LÀ MỤC TIÊU, VỪA LÀ ĐỘNG LỰC CÁCH MẠNG:
PHẢI COI TRỌNG, CHĂM SÓC, PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI
1.3 CHIẾN LƯỢC TRỒNG NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
PHẦN KẾT LUẬN:
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

4
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ

-TTHCM: Tư tưởng Hồ Chí Minh

5
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Thảo
Nguyên. Trong quá trình tìm hiểu bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng em đã nhận được
sự hướng dẫn cũng như sự quan tâm rất tận tình, chu đáo từ cô và qua đó cho chúng em
thấy được sự tâm huyết của cô đối với con đường giảng dạy này. Cô đã giúp chúng em hiểu
sâu và rõ hơn về bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh , giúp chúng em có cái nhìn đa chiều hơn
về cuộc sống, giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có thể phục vụ cho cuộc
sống tương lai sau này. Từ những kiến thức mà cô truyền tải, chúng em đã dần dần hiểu
được những điều mà em suy nghĩ trong đầu. Và qua bài tiểu luận này, chúng em xin trình
bày lại những gì mà chúng em tìm hiểu được về vấn đề được giao.
Có lẽ kiến thức là vô hạn và trình độ nhận thức vấn đề của mỗi con người luôn tồn tại
những hạn chế nhất định. Nên chắc chắn trong quá trình hoàn thành bài thu hoạch sẽ có
những sai sót không mong muốn xảy ra. Và bản thân chúng em mong sẽ nhận được những
đóng góp từ cô để bài tiểu luận này sẽ được hoàn thiện một cách trọn vẹn hơn.
Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trên sự nghiệp giảng dạy
của mình.

6
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng chúng
em. Các kết quả, số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan. Tiểu luận cần
được viết với văn phong giản dị, trong sáng; sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên môn;
đặc biệt không được mắc các lỗi ngữ pháp và chính tả.
Chúng em hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

7
PHẦN MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã
hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào
điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Như vậy có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh có mục tiêu cao cả nhất đó là giải phóng con
người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và
là vấn đề trung tâm, xuyên suốt. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh vấn đề con người là một vấn đề
rộng lớn từ khái niệm về con người, vị trí, vai trò của con người đến chiến lược giáo dục, đào
tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, trong đó nổi bật là sự quan tâm chăm sóc của Người đối với
thế hệ trẻ, thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và thanh niên. Người không chỉ bàn về
quan niệm con người mà còn chỉ dẫn sâu sắc và tinh tế phương pháp và biện pháp giáo dục, về
nghệ thuật dùng người, cách thức ứng xử, cư xử với con người. Đó vừa là khoa học, vừa là
nghệ thuật mà các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ và tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp
trồng người đều cần lĩnh hội và thực hành.

8
PHẦN NỘI DUNG
1. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON
NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC TRỒNG NGƯỜI
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Con người là một chỉnh thể thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực, đa dạng trong tính
cách và các mối quan hệ, trong mỗi con người đều có tốt-xấu, thiện-ác. Con người có tính xã
hội là thành viên của một cộng đồng xã hội. Con người có nhiều mối quan hệ đan xen: cộng
đồng, chế độ, tự nhiên. Con người cũng là một sinh vật nên điều thiết yếu đầu tiên với mỗi con
người là ăn no, mặc ấm, dĩ thực vi thiên. Do đó, mọi đường lối chính sách, nhiệm vụ phải
hướng tới làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học đoàng hoàng. Hồ Chí Minh thường
nhìn nhận con người trong từng giai đoạn lịch sự, Nhờ đó Người đã giải quyết rất thành công
quan hệ dân tộc và giai cấp không chỉ ở mặt đường lối cách mạng và cả về mặt con người.
1.2 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI
1.2.1 CON NGƯỜI LÀ VỐN QUÝ NHẤT, NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH
CÔNG CỦA CÁCH MẠNG
Theo Hồ Chí Minh, “ trong bầu trời không quý bằng nhân dân. trong thế giới không gì
mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân ”. Vì vậy, “ Vô luận việc gì, đều do người làm ra,
và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả ”. Người cho rằng “ việc dễ mấy không có nhân
dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong ”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá
trị vật chất và tinh thần. Hồ Chí Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta tốt lắm. Người phân tích
phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không
sợ gian khố, tù đày, hy sinh đến việc dân nhường cơm sẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ, nuôi
nấng bộ đội và cán bộ cách mạng.

Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “ giải quyết nhiều vấn đề một cách giản
đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra ”.
Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thực hiện con đường cách mạng. Hồ Chí Minh
có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với
lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể
thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi.

Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. “ Lòng yêu nước và sự đoàn
kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi ”

9
1.2.2 CON NGƯỜI VỪA LÀ MỤC TIÊU, VỪA LÀ ĐỘNG LỰC CÁCH MẠNG:
PHẢI COI TRỌNG, CHĂM SÓC, PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI
Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Trong lý luận về xây dựng chế độ
mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện
bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh
công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội;
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Người nói:
"Đây là cuộc chiến đấu lớn chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới
mẻ, tốt tươi". Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của
toàn dân". Về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội đó
như một mô hình hoàn chỉnh, một công thức bất biến. Bao giờ Người cũng coi trọng những
điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khách quan. Người chỉ đề ra những mục tiêu của
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những bước đi thiết thực và những nội dung cơ bản
nhất. Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho
nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no
và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn
hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là làm cho nhân dân ta có một đời sống thật
sung sướng, tốt đẹp. Người dạy xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với điều
kiện khách quan, phải nắm được quy luật và phải biết vận dụng quy luật một cách sáng tạo
trên cơ sở nắm vững tính đặc thù, tránh giáo điều, rập khuôn máy móc. Sự sáng tạo đó gần
gũi, tương đồng, nhất quán với luận điểm của Ăngghen: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng
sản không phải là trạng thái cần sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải
khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái
hiện nay".Vì vậy, không chỉ trong lý luận về đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả trong lý
luận xây dựng chủ nghĩa xã hội khi định ra những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết,
"cần có con người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con
người: con người là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và
giải phóng chính bản thân con người.

1.3 CHIẾN LƯỢC TRỒNG NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

10
Nếu như luận điểm về con người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh, thì
vấn đề ‘trồng người” lại chiếm vị trí quan trọng trong luận điểm xuyên suốt ấy và hành động
của Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Ngay từ khi còn tìm đường
cứu nước, trong tác phẩm “bản án chế độ thực dân”, từ năm 1925, Người đã lên án thực dân
Pháp “Không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành
chính sách ngu dân để trị”. Khi chưa giành được chính quyền, Người đã chủ trương “Khi cách
mạng thành công, sẽ thực hiện nền giáo dục cách mạng”. Người cho “hiền dữ đâu phải là tính
sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Thấy trước vai trò quan trọng của giáo dục trong việc
“trồng người”, Người khát khao biến khát vọng “khai dân trí” của cha ông thành hiện thực và
đưa sự nghiệp “trồng người” trở thành sự nghiệp chiến lược. Sau cách mạng tháng 8 -1945
thành công, nào là thù trong, giặc ngoài, nào là chết đói, mà Người vẫn đế “giặc dốt” ở trên
“giặc ngoại xâm”. Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ bàn sáu vấn đề
cấp bách của Nhà nước Việt Nam non trẻ, Người để “nạn dốt” là vấn đề thứ hai, chỉ xếp sau
nạn đói. Người nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và Người đề nghị mở một “Chiến
dịch chống nạn mù chữ”. Có thể nói từ khi giành được chính quyền, Người đã thực hiện sự
nghiệp “khai dân trí” rộng lớn và đều khắp chưa từng có trong lịch sử nước ta. Sự nghiệp đó
đã thu được thành công hết sức to lớn, mặc dù sự nghiệp đó được tiến hành trong điều kiện
chiến tranh ác liệt. Trong thư gửi cho học sinh tháng 9/1945, Người viết “Non sông Việt Nam
có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với
các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em”. Qua mấy dòng ngắn ngủi, chúng ta đủ thấy Người đánh giá vai trò lớn lao của giáo dục
đào tạo và lợi ích của việc học tập như thế nào.
Trong các bài nói, bài viết, Người đưa ra nhiều vấn đề mà sau này chúng ta khái quát lại
là mục tiêu giáo dục và nguyên lý giáo dục. Đối với học sinh phổ thông Người dạy “cần xây
dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Với cán bộ Người dạy
“Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân,
Tố quốc và nhân loại...”; nếu như ông cha ta bảo “muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, thì
Người khuyên các thầy cô giáo “phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi cha mẹ học trò”. Người
khuyên “Học phải đi đôi với hành, lý luận phải đem ra thực hành, giáo dục ở nhà trường và
gia đình có quan hệ với nhau, nhà trường phải gắn với thực tế của nước nhà”. Đánh giá vai trò
học tập ở trường, Người nói “Sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai
của thanh niên và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà”. Trong mưa bom
bão đạn của những năm chống Mỹ cứu nước, Người vẫn luôn luôn quan tâm đến chiến lược
11
“trồng người”. Trong thư cuối cùng, Người gửi cho ngành giáo dục ngày 15/10/1968, Người
căn dặn “Dù gian khổ đến đâu, thầy và trò cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”, trong thư,
Người còn dặn “Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tố quốc, yêu Chủ nghĩa xã
hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp
cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng...”. Đen lúc đi xa, chiến lược “trồng
người” vẫn cứ đeo bám Người. Trong di chúc, Người dặn toàn Đảng rằng “Bồi dưỡng thệ hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Với tư tưởng tất cả vì con
người và với chiến lược “trồng người” Hồ Chí Minh đã bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực “vì sự nghiệp trăm năm phải trồng người”. Người rất coi trọng trí
thức, quý trọng người lao động trí óc. Người xem trí thức văn hoá là cái “chìa khoá” đế nhân
dân lao động thực hiện vai trò làm chủ của mình. Cả cuộc đời vĩ đại và thanh cao của Người là
dành cho dân, cho nước, cho dân tộc và nhân loại. Người “Chỉ có một ham muốn, ham muốn
tốt bậc, là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Bây giờ “ai cũng được học hành”
rồi. Tuy nhiên để “phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân” nói cách khác là để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới thì việc dạy và học của chúng ta chưa như mong muốn
của Người. Đảng đã coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu rồi nhưng các ngành, các cấp,
toàn xã hội phải nỗ lực hơn nữa đế giáo dục đào tạo thực sự là “quốc sách hàng đầu” đế đền
đáp và thảo lòng mong muốn của Người lúc sinh thời.
Nhằm thực hiện được ý tưởng cao đẹp giải phóng con người, đem lại sự tự do, hạnh phúc
cho con người thì phải xây dựng, kiến thiết được xã hội không còn chế độ người bóc lột
người, Hồ Chí Minh và các đồng chí của mình trên bước đường cứu nước đã nhận thức được
và có quyết tâm hiện thực được trên quê hương của mình đó là chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế
độ xã hội chủ nghĩa không phải do lực lượng nào ban phát cho, nó là sản phẩm của chính con
người - con người mang tố chất xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đã chỉ ra:
Muốn có xã hội chủ nghĩa phải có con người xã hội chủ nghĩa Muốn
có người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Người coi việc ươm trồng được những con người xã hội chủ nghĩa, việc bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau là công việc trọng đại của đất nước, của dân tộc, của Đảng
Trong chiến lược “trồng người” mà Hồ Chí Minh mang hết tâm lực thực hiện, Người đặc
biệt quan tâm đến vấn đề chuẩn bị của Đảng, của chính quyền mới. Hồ Chí Minh coi cán bộ là
cái gốc của mọi công việc, đó là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải
thích cho dân chúng hiếu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của của dân chugns báo cáo
12
lại cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đạt chính sách cho đúng. Người khẳng định: “Muôn
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Người xác định thế hệ trẻ là người chủ của nước nhà, Người mong họ phải rèn
luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của
đất nước. Phương pháp giáo dục mà Hồ Chí Minh kiên trì và khuyến khích cho các
đồng chí của mình cùng làm theo là phương pháp giúp cho mỗi người thấy được viễn
cảnh sán lạn, quyết tâm tu dưỡng làm theo điều thiện, điều tốt.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược con người: Đó là việc phải coi con người là
tung tâm của quá trình phát triển, đó là việc các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội,
giáo dục phải lấy chữ Nhân làm gốc, phải coi “trong bầu trời không gì quý bằng nhân
dân”, phải giáo dục cho toàn dân, đặc biệt là cho thế hệ trẻ thành những người có các
phẩm chất Trung - Hiếu, Tình - Nghĩa, Nhân - Chí - Dũng, cần - Kiệm - Liêm - Chính
và có năng lực sáng tạo trong học tập, lao động vươn lên đạt những đỉnh cao trong khoa
học kĩ thuật

13
PHẦN KẾT LUẬN
Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người. Người yêu thương con người,
tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là người lao động, nhân dân
mình và nhân dân các nước. Với Hồ Chí Minh, “lòng thương yêu nhân dân, thương yêu
nhân loại” là “không bao giờ thay đổi”. Người có một niềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo
của con người. Có lẽ bởi thế mà “chiến lược trồng người” của Hồ Chí Minh đã trở thành
một trong những đề tài chủ yếu trong nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu hướng dẫn học tập môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh
- https://www.google.com/url?q=https://loigiaihay.com/quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-
tro-cua-con-nguoi-va-chien-luoc-trong-nguoi-
c124a20453.html&sa=D&source=docs&ust=1694437860459788&usg=AOvVaw0Kuv8uDT
Q_Hw4vPt81Yv7o
- https://www.google.com/url?q=https://ket-noi.com/blog/threads/gia-tri-ly-luan-va-thuc-tien-
cua-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-con-nguoi-va-chien-luoc-trong-nguoi.290853/
&sa=D&source=docs&ust=1694437860458409&usg=AOvVaw1hyiXu_O_ajY4d2x5vlpcY
- https://www.studocu.com/vn/document/university-of-economics-hue-university/chu-nghia-
xhkh/tieu-luan-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-con-nguoi/30975992

15

You might also like