You are on page 1of 4

GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

1. Định nghĩa

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng
với quá trình phát triển nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực
lượng sản xuất, họ lao động với phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại và
gắn liền với quá trình sản xuất vật chất mang tính hoạt động là đại biểu cho
phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là người làm thuê
do không có nguyên liệu sản xuất, buộc bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư
sản bóc lột giá trị thặng dư vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích của giai
cấp tư sản . Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa xây dựng
thành công chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.
Đặc điểm của giai cấp công nhân
-  Lao động bằng phương thức công nghiệp.
- Đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến
- Có tinh thần cách mạng triệt để
- Có tổ chức, kỷ luật có tinh thần hợp tác tâm lý lao động
 
2. Số lượng của giai cấp công nhân Việt Nam.
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác quốc tế cùng với sự phát triển
không ngừng của khoa học-công nghệ và kinh tế tri thức đã xuất hiện nhiều ngành
nghề mới trong xã hội. Sự xuất hiện của những ngành nghề mới này thu hút một
lực lượng lao động nhất định. Bên cạnh đó, nhiều ngành dịch vụ phát triển đa dạng
và có khả năng phát triển ngày càng lớn mạnh, có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực,
mức thu nhập lại khá cao đã tạo sự hấp dẫn nên bộ phận công nhân ở những ngành
này ngày càng phát triển.

Sự gia tăng về số lượng của giai cấp công nhân ở nước ta trong những năm qua chủ
yếu là nhờ vào sự phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch của các thành
phần kinh tế, trong đó có sự đóng góp lớn của thành phần kinh tế ngoài nhà nước,
đây là khu vực có số lượng công nhân tăng lên nhanh chóng, góp phần vào sự tăng
trưởng nhanh về số lượng của giai cấp công nhân nước ta. Nếu như trước những
năm đổi mới, số lượng công nhân nước ta là 7 triệu, đến năm 2007 là 9,5 triệu và
năm 2013 tăng lên gần 11 triệu thì hiện nay đã có khoảng 16,5 triệu người1.
3. Thu nhập

- Theo khảo sát của Viện Công nhân và công đoàn, tiền lương làm căn cứ đóng bảo
hiểm xã hội (lương cơ bản) của CNLĐ là 5,22 triệu đồng/tháng, tiền lương làm
thêm giờ là 934.000 đồng/tháng, tổng tiền thưởng, chuyên cần là 2,1 triệu/tháng,
tổng thu nhập thực tế là khoảng 7,4 triệu đồng/tháng.

Tiền lương tháng thực nhận của CNLĐ phân theo vùng lương trung bình giao động
từ 6,860-8,301 triệu đồng/tháng.

4. Trình độ

Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của công nhân lao động còn thấp so
với yêu cầu phát triển đất nước và đang mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao
động kỹ thuật giữa các bộ phận công nhân. Rõ nét nhất là tình trạng thiếu nghiêm
trọng chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý giỏi, công nhân có trình độ tay nghề cao.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn và trình độ
tay nghề của công nhân là xu hướng khách quan của quá trình phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần và quá trình hội nhập quốc tế, cũng là tất yếu của việc phát
triển những ngành nghề sản xuất mà ở đó đòi hỏi ngươi lao động phải có trình độ
và tay nghề cao. Đồng thời đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy người lao
động tự nguyện tự giác, không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ mọi mặt,
cả về văn hóa, chuyên môn và tay nghề để có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi mà
các ngành nghề sản xuất và xã hội đặt ra. Điều đó làm cho giai cấp công nhân nước
ta ngày càng phát triển cao về trình độ văn hóa và chuyên môn nghề nghiệp theo
hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa ngày càng cao.

Kết quả thống kê cho thấy, nếu so với năm 2005, lao động qua đào tạo chỉ chiếm
12,5% tổng số lao động, thì đến năm 2010 tăng lên 14,6% và đến 2016 tăng lên
20,6%3. Nếu phân theo ngành nghề, tỷ lệ công nhân được đào tạo chuyên môn,
trong lĩnh vực khai khoáng tăng từ 33,3% năm 2010 lên 50,4% năm 2016; lĩnh vực
công nghiệp chế biến tăng từ 13,4% năm 2010 lên 18,5% năm 2016; lĩnh vực xây
dựng tăng từ 12,6% năm 2010 lên 14,0% năm 2016; lĩnh vực dịch vụ vận tải tăng
từ 33,6% năm 2010 lên 55,2% năm 2016;  lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm tăng từ 79,3% năm 2010 lên 83,1% năm 20164.

5. Điều kiện sống

- Công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp phần lớn là lao động từ các
huyện lân cận, hầu hết các doanh nghiệp đều có xe đưa đón công nhân. Một số
doanh nghiệp đã thuê nhà ở của dân để cho công nhân lao động ở, hỗ trợ tiền thuê
nhà và trợ cấp tiền xăng cho công nhân đi lại nhưng số doanh nghiệp thực hiện các
hỗ trợ này rất ít. Mặt khác việc thực hiện chăm lo đời sống vật chất và tinh thần,
chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Nhà nước chưa được các
doanh nghiệp quan tâm đúng mức, các vấn đề tiền lương, nhà ở, đào tạo nâng cao
tay nghề kỹ thuật, việc tổ chức điều kiện làm việc, sinh hoạt, hưởng thụ văn hoá,
văn nghệ, TDTT cho công nhân lao động chưa được chú trọng.

Trong khi đó người lao động làm việc thường xuyên phải tăng ca, nên không có
thời gian để thư giãn, giải trí qua các phương tiện Với mức thu nhập hiện nay rất
thấp, trong khi đó lạm phát, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, tiền lương hàng
tháng chỉ dành cho chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm
chiếm gần hết tổng thu nhập, còn số ít lại dành cho chi trả tiền thuê nhà ở, đi lại,
may mặc, phương tiện sinh hoạt cá nhân, nên đời sống người lao động vô cùng khó
khăn, vì vậy đa phần người lao động thiếu điều kiện để thoả mãn nhu cầu hưởng
thụ về văn hoá tinh thần như vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu . Thực
trạng trên cho thấy, đời sống vật chất của CNLĐ trong các doanh nghiệp còn rất
nhiều khó khăn, thiếu thốn; sức khỏe của nhiều CNLĐ bị giảm sút. Hiện nay cơ sở
hạ tầng xã hội, các thiết chế văn hóa chưa hình thành trong các KCN, KKT như
chưa có trạm xá, nhà trẻ, khu sinh hoạt văn hóa, thể thao... Do đó, chưa có điều
kiện chăm lo đời sống vật chất và cải thiện đời sống tinh thần cho CNLĐ.

6. Nhận thức mới về giai cấp công nhân hiện nay


- Trong suốt những năm qua, giai cấp công nhân Việt Nam đã khẳng định
được vai trò của mình, xứng đáng là bộ phận của giai cấp công nhân thế giới,
tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng.
- Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa cùng với cải cách, đổi mới đang tạo ra nhiều
đặc điểm mới cho GCCN.
- Thứ hai, kinh tế thị trường làm cho cơ cấu GCCN ngày càng đa dạng hơn.
- Thứ ba, một bộ phận lớn công nhân hiện nay xuất thân từ đô thị.

You might also like