You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN


MÔN: Kinh tế chính trị Mác-Lênin

ĐỀ BÀI: Trình bày lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động? Thực trạng và
giải pháp để phát triển thị trường hàng hóa sức lao động ở nước ta hiện nay?

Họ tên: Lê Quang Tùng


Lớp: Quản trị Marketing 64C
Mã sinh viên: 11226733

Hà Nội, 2023

I. Mở đầu
Trong những năm gần đây, Việt Nam dần hội nhập với nền kinh tế thế giới,
kinh tế tri thức trở thành xu hướng phát triển chung của cả thế giới và Việt
Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Con người được đặt ở vị trí trung
tâm nên việc phát triển thị trường hàng hóa sức lao động sao cho hợp lý là
một nhu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Lý luận về
loại hàng hóa đặc biệt – sức lao động theo chủ nghĩa Mác đã cung cấp thêm
nhiều luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng. Trên cở sở đó, tạo lý
luận tiền đề vững chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội
những giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường của loại hàng hóa đặc
biệt này và các vần đề liên quan tới nó. Nhận thấy sự quan trọng của vấn đề
sức lao động, em xin lựa chọn đề tài này.
II. Nội dung
1. Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động
a. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Theo C.Mác: “ Sức lao động , đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể
một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con
người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”.
Trong bất kì xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản để sản xuất. Nhưng
không phải trong bất kì điều kiện nào, sức lao động cũng trở thành hàng hóa. Sức
lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ các điều kiện sau:
-Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của
mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
-Thứ hai, người lao động không còn có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực
hiện lao động và cũng không có của cải gì khác, để tồn tại thì buộc phải bán
sức lao động của mình để sống.
b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Cũng giống như các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính,
đó là: giá trị và giá trị sử dụng.
 Giá trị hàng hóa sức lao động:
Giá trị của hàng hóa sức lao động, cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất hàng hóa sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ
tồn tại như năng lực sống của con người. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người
công nhân phải tiêu thụ một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc, ở, học
nghề… Ngoài ra người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và
con cái họ.
Vì vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất hàng hóa sức lao động sẽ
được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt ấy, hay nói cách khác, giá trị của hàng hóa sức lao động được đo gián
tiếp thông qua giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao
động.
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt, giá trị của nó bao hàm cả yếu tố tinh
thần và lịch sử. Lượng giá trị hàng hóa sức lao động được hợp thành từ những bộ
phận :
- Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái tạo sức lao
động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.
- Phí tổn đào tạo người công nhân.
- Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người
công nhân.
Để biết sự biến đổi của giá trị hàng hóa sức lao động trong một thời kì nhất định
cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động, đối lập nhau đến sự biến đổi giá trị sức
lao động.
 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của nó làm thỏa mãn nhu
cầu sản xuất kinh doanh của nhà tư bản. Giá trị sử dụng được thể hiện trong quá
trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân.
Quá trình này khác với hàng hóa thông thường ở chỗ, đó là, trong quá trình sử
dụng hay tiêu dùng hàng hóa thông thường, thì cả giá trị và giá trị sử dụng của nó
sẽ giảm dần và tiêu biến mất dần theo thời gian. Trong khi, quá trình tiêu dùng
hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, sáng
tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động.
Từ quá trình tiêu dùng sức lao động, tạo ra một lượng giá trị hàng hóa dôi ra so với
giá trị sức lao động, đó là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt.
Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là
nguồn gốc sinh ra giá trị, tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó
chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Chính
đặc điểm này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều
kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.

2. Thực trạng về thị trường hàng hóa sức lao động ở nước ta
Hiện nay nước ta mới bước vào những năm đầu của thời kì mới – thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vật, lao động nước ta mang những sắc
thái, đặc thù gắn chặt với trình độ phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất. Việc phát triển thị trường lao động nước ta trong thời gian qua đã thu được
những thành quả nhất định, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quan hệ lao động, phát
triển kinh tế - xã hội.
Nền kinh tế thị trường nước ta vận động và phát triển gắn liền với quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì vậy, vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động
vào thị trường lao động nước ta chính là giải quyết vấn đề nguồn lao động chất
lượng cao trong thời kì mới.
Mặt khác, theo xu thế hội nhập quốc tế phát triển nề kinh tế tri thức, đòi hỏi người
lao động phải biết nắm bắt, xử lí nhanh nhạy, tức là, cần nâng cao giá trị sử dụng
của hàng hóa sức lao động. Tuy nhiên quá trình nhận thức và vận dụng lí luận về
hàng hóa sức lao động của C.Mác vẫn còn những giới hạn nhất định, chưa đáp ứng
được nhu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là:
Về giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động còn thấp hạn chế phần nào sự cạnh
tranh của nước ta trên thị trường thế giới, giá trị hàng hóa sức lao động còn bất
cập, chưa bao quát hết những yếu tố đáp ứng yêu cầu tái sản xuất mở rộng sức lao
động cho một bộ phận lớn những người làm công ăn lương, hệ thống thông tin lao
động việc làm chưa được quản lí chặt chẽ, hệ thống giáo dục – đào tạo chưa đủ khả
năng cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước.
Theo quan điểm của C.Mác cần phải chăm lo cho công nhân và người thân của họ,
về việc này thì nước ta cũng đã làm được: đời sống công nhân ngày càng được
nâng lên nhất là về đời sống tinh thần công nhân được Công Đoàn tổ chức các hoạt
động giao lưu văn nghệ, trao đổi kinh nghiệm lao động, khuyến khích, khen
thưởng các công nhân có thành tích tốt trong lao động, có nhiều sáng kiến trong
việc sản xuất…

Đời sống của người thân công nhân cũng được chú trọng hơn. Trong các khu công
nghiệp, đã xây dựng các trường học cho con em các công nhân như các trường
mầm non, nhà giữ trẻ, khu vui chơi dành cho thiếu nhi…Đời sống của công nhân
và người thân của họ được đáp ứng đầy đủ hơn về các dịch vụ khác. Việc làm này
giúp cho công nhân có thể yên tâm làm việc, cống hiến hết mình cho công việc.
Nhà nước ta cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực, trình độ
cho người công nhân. Ngày càng có nhiều trường đào tạo nghề được thành lập
nhằn phục vụ cho việc học nghề của nhân dân và nâng cao tay nghề của công nhân.
Các nhà máy, xí nghiệp cũng tạo điều kiện cho công nhân nâng cao trình độ của
mình như cử một số công nhân đi học tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến, tổ chức
các lớp tập huấn cho công nhân, nhằm nâng cao tay nghề từ đó tăng năng suất lao
động.
Tuy nhiên, thị trường lao động nước ta vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Lực lượng
công nhân Việt Nam dù là dồi dào nhưng tay nghề chưa cao lao động chủ yếu bằng
cơ bắp, ít lao động trí óc. Mặc dù các trung tâm, các trường đào tạo nghề được
thành lập nhiều nhưng có một số cơ sở vẫn hoạt động không có hiệu quả công nhân
học xong không thể làm việc có hiệu quả, hơn nữa chi phí học tập còn cao nên
không phải ai cũng có điều kiện để có thể theo học được. Công nhân và gia đình họ
cũng còn gặp khó khăn trong việc thỏa mãn các nhu cầu cá nhân chính đáng của
mình như khó tiếp cận với các dịch vụ, việc đăng kí học cho con cái.
Bên cạnh đó, mức tiền công, tiền lương người công nhân được trả chưa phù hợp
với mức lao động của họ. Ngoài ra, lao động nước ta tập trung chủ yếu chủ yếu
trong lĩnh vực nông nghiệp, tác phong công nghiệp thấp.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nền kinh tế nước ta còn lạc hậu nên
công nhân cũng hạn chế về tay nghề, có xuất thân từ nông dân nên tính kỉ luật chưa
cao, manh mún, nhỏ lẻ. Các cơ sở đào tạo nghề hoat động chưa có hiệu quả và chi
phí học nghề còn cao. Chúng ta chưa vận dụng được các phương tiện thông tin đại
chúng để giới thiệu việc làm, trở thành trung gian giữa người sử dụng lao động và
người lao động, là nơi phản ánh những hạn chế và ưu điểm của thị trường hàng hóa
sức lao động. Những quy định của nhà nước về thi trường lao động vẫn còn những
hạn chế nhất định. Việc chi trả tiền lương còn thiếu sự công bằng, bình đẳng giữa
các công nhân. Nhiều cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp chưa đủ điều kiện để
xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho công nhân và người thân của họ do thiếu
vốn đầu tư.

3. Giải pháp để phát triển thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt
Nam
a. Giải pháp về phát triển nguồn cung lao động:

Nâng cao chất lượng và trình độ người lao động là một giải pháp quan trọng nhằm
phát triển nguồn cung cho thị trường hàng hóa sức lao động. Trước hết, cần tập
trung phát triển mạnh hệ thống trung học chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng
đồng bộ về cơ cấu, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như
năng lượng, vi điện tử, tự động hóa, công nghệ sinh học… Đồng thời, có các chính
sách thu hút nhân tài, đãi ngộ giáo viên, cơ chế ưu đãi để khuyến khích các thành
phần kinh tế, tổ chức cá nhân tham gia vào công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho
người lao động.

b. Giải pháp về phát triển nguồn cầu lao động:

Thứ nhất, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Đây được xem là vấn đề
cấp thiết, nóng bỏng đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta.

Thứ hai, nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần
hóa, tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị công nghệ, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển và thu hút lao động.
Thứ ba, thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Chuyển dịch
mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phát
triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ. Đặc biệt,chú trọng phát
triển mạnh quan hệ kinh tế với nước ngoài bằng nhiều hình thức để tạo nguồn xuất
khẩu lao động tại chỗ, tăng đầu tư khai thác, mở rộng xuất khẩu lao động sang các
khu vực, thị trường truyền thống và một số thị trường mới; khai thác, sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm, ưu tiên vốn vay cho các doanh nghiệp thu
hút, sử dụng nhiều lao động.

c. Giải pháp về hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương:

Để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tạo điều
kiện để người lao động phát huy hết khả năng của mình, thị trường lao động Việt
Nam nên áp dụng những giải pháp sau: Tăng lương tối thiểu cho người lao động;
cần thêm những động thái tích cực nhằm kích cầu tiêu dùng; tăng khoảng cách
giữa các bậc liền kề trong bảng lương; hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công
theo hướng thị trường; cần có chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với
cán bộ, công chức cơ sở cho phù hợp sự phát triển kinh tế thị trường; cần quy định
các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương để người lao động và người sử
dụng lao động có cơ sở xác định tiền lương, đồng thời tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người lao động; tăng cường sự quản lý và
giám sát của Nhà nước đối với thị trường sức lao động; tạo cung lao động đáp ứng
thị trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo.

d. Giải pháp về xây dựng môi trường pháp lý, nâng cao năng lực cạnh
tranh, vai trò quản lý của Nhà nước:

Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý, gắn cải cách tiền lương với cải cách kinh
tế, tạo sự gắn kết đồng bộ giữa các loại thị trường để thúc đẩy nhau phát triển lành
mạnh

Thứ hai, đầu tư xây dựng một trung tâm giao dịch lao động đạt tiêu chuẩn khu vực
với trang thiết bị hiện đại. Đây sẽ là đầu mối cung cấp các thông tin đầy đủ nhất về
cung – cầu lao động trên thị trường. Ngoài ra, một hệ thống thông tin bao gồm
hướng nghiệp dạy nghề; dịch vụ việc làm; thống kê thị trường lao động… cũng sẽ
được thiết lập từ thành phố đến từng quận, huyện và xã, phường nhằm cung cấp
thông tin về việc làm nhanh chóng và chuẩn xác nhất cho người lao động.
Thứ ba, thực hiện phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng bằng việc mở thêm
nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất…tăng cường ở những vùng kinh tế kém
phát triển hơn nhằm cân đối lại thị trường lao động để khai thác hết tiềm năng của
đất nước.

Thứ tư, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong thị trường sức lao động.
Theo đó, việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về việc làm, đào tạo nghề và các vấn đề liên quan đến thị
trường lao động sẽ được phổ biến sâu rộng tới người lao động. Công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động
cũng được đẩy mạnh. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tiền lương, tiền
công trên thị trường lao động nhằm thúc đẩy các giao dịch trên cơ sở đó hình thành
giá cả thị trường sức lao động, đồng thời điều tiết giám sát tiền lương, tiền công để
hạn chế tính tự phát. Công đoàn và các tổ chức đoàn thể cần có vai trò quan trọng
trong việc điều tiết thị trường lao động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao
động…

III. Kết luận

Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động đã giúp em có cái nhìn rõ nét hơn về
hàng hoá sức lao động. Qua đó em đã nhận thức rõ hơn về khía cạnh thị trường lao
động Việt Nam. Có thể nói, thị trường lao động Việt Nam là một thị trường lao
động đầy tiềm năng, nhưng bên cạnh đó chất lượng nguồn lao động chưa được cao,
chưa nhiều lao động có chuyên môn sâu, bắt kịp được xu thế của cuộc cách mạng
4.0. Do đó, cần có những biện pháp khắc phục, cải thiện tình hình phù hợp với thời
điểm hiện tại và trong tương lai.

You might also like