You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN


Môn : Kinh Tế Chính Trị Marx - Lenin
Mã môn : POS 151 G

ĐỀ TÀI 2

Quan điểm của Kinh tế chính trị Mác - Lênin về sức lao động,
giá trị sức lao động. Định hướng cho bản thân để nâng cao giá
trị sức lao động

GVHD : Th.S Trần Thị Tuyết


SVTH :
1. Võ Ngọc Minh Anh 7842
2. Nguyễn Thị Hồng Ngọc 9611
3. Nguyễn Hoài Bảo Ngọc 2023
4. Từ Thị Xuân Nguyên 7470
5. Bùi Thị Mỹ Hạnh 8042
6. Văn Công Tiến 5965
7. Trần Đào Yến Mơ 1821
8. Nguyễn Thị Hậu 9177
9. Nguyễn Thị Hiền Lương 3416
10. Phan Thị Kim Huệ 7590

1
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU:.........................................................................................................................................................3
B. NỘI DUNG:..............................................................................................................................................................3
I. Trình bày quan điểm của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về sức lao động, giá trị lao động:.........................3
II. Định hướng của bản thân để nâng cao giá trị sức lao động của mình:............................................................5
C. KẾT LUẬN:..............................................................................................................................................................6
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................................7

2
A. LỜI MỞ ĐẦU:
Kinh tế chính trị Mác-Lênin hay kinh tế chính trị học Mác-Lênin là một lý thuyết về kinh
tế chính trị do Marx, Engels và sau này là Lenin phát triển trong giai đoạn mới, có đối tượng
nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi
thích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Stalin là người đã tạo ra khái niệm chủ
nghĩa Mác-Lênin trong đó có kinh tế chính trị Mác-Lênin bằng cách kết hợp tư tưởng của
Marx và Lenin đồng thời giản lược hóa chúng. Những nghiên cứu về kinh tế chính trị của
Marx và Lenin cung cấp cơ sở lý luận cho những học thuyết khác về chính trị, triết học, xã
hội học của họ. Cốt lõi của kinh tế chính trị Marx - Lenin là học thuyết giá trị thặng dư của
Karl Marx. Kinh tế chính trị Mác-Lênin tập trung nghiên cứu, mổ xẻ các quan hệ kinh tế
trong lòng xã hội tư bản và nghiên cứu sâu về các quy luật cảu nền sản xuất này. Từ những
nội dung cơ bản mà Marx và Engels đã xây dựng nên một hệ thống những phạm trù có liên
quan một cách đồ sộ như: phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất, tư bản lưu động, tư bản
cố định, tư bản bất biến, tư bản khả biến, giá trị sử dụng, hàng hóa sức lao động, giá trị sức
lao động, lực lượng lao động,…

Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia; là một trong những điều kiện
tiên quyết thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, sự thịnh vượng của các quốc gia không
còn chỉ dựa vào sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên mà được xây dựng chủ yếu trên
nền tảng văn minh trí tuệ của con người. Tuy nhiên, việc đào tạo, phát triển và những chính
sách đãi ngộ người lao động trên thế giới vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, việc đề ra những
chính sách và giải pháp nhằm bình ổn thị trường đặc biệt này luôn luôn có ý nghĩa thời sự cả
về lý thuyết lẫn thực tiễn.

Trong hệ thống các lý luận cơ bản của từng trường phái cũng như của cả quá trình lịch sử
phát triển lý luận về loại hàng hoá đặc biệt – sức lao động và lý luận về giá trị sức lao động
đóng vai trò hạt nhân, là cơ sở của các lý luận khác. Nó cũng bắt đầu sơ khai từ những tư
tưởng kinh tế và được phát triển thành những quan điểm, khái niệm và đến Marx đã khái
quát hóa thành những phạm trù, những hệ thống lý luận hoàn chỉnh. Trên cơ sở đó, tạo tiền
đề vững chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm ổn định
và phát triển thị trường của loại hàng hoá đặc biệt này cùng những vấn đề liên quan đến nó.
Để tìm hiểu sâu hơn về những tư tưởng đó, bài tiểu luận này sẽ đi nghiên cứu “Quan điểm
của Kinh tế chính trị Mác-Lênin về sức lao động và giá trị sức lao động” qua đó định hướng
được bản thân để nâng cao giá trị sức lao động của mình.
B. NỘI DUNG:
I. Trình bày quan điểm của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về sức lao động, giá
trị lao động:
Sức lao động là hàng hóa đặc biệt là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Bản chất kinh
tế - xã hội của giá trị thặng dư là quan hệ giữa lao động làm thuê và người mua hàng hóa
sức lao động.
Mác chứng minh rằng, việc mua, bán hàng hóa thấp hơn hoặc bằng giá trị thì chắc
chắn không có giá trị thêm, nếu người mua hàng hóa để rồi bán hàng đó cao hơn giá trị
thì chỉ được xét về người bán, nhưng xét về người mua thì lại bị thiệt. Và do đó, trong
nền kinh tế thị trường, mỗi người đều đóng vai trò là người bán và đồng thời cũng là
3
người mua, cho nên nếu được lợi khi bán thì lại bị thiệt khi mua. Trong trường hợp như
vậy, lưu thông thông thường không tạo ra giá trị tăng thêm xét trên phạm vi xã hội. Điều
đó C.Mác khẳng đinh rằng bí mật ở đây là nhà tư bản đã mua được một loại hàng hoá đặc
biệt nào đó mà trong quá trình sử dụng loại hàng hóa này, giá trị của nó không những
được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đó là hàng hóa
sức lao động.
Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và
tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra
vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Theo C.Mác hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa là:
+ Một, người lao động được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của mình và có
quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
+ Hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức
lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động. Vì vậy
mà người lao động mất hết tư liệu sản xuất.
Khi sức lao động trở thành hàng hóa, nó cũng có hai thuộc tính như hàng hóa thông
thường. Đó là thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
Xét về cấu thành, do hàng hóa sức lao động tồn tại trong con người đang sống nên để
sống và tái sản xuất sức lao động, người lao động phải tiêu dùng lượng tư liệu sinh hoạt
nhất định. Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ
được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
mà người lao động tiêu dùng. Có nghĩa là về cách tính, giá trị hàng hóa sức lao động
được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra
sức lao động. Cho nên, cấu thành giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ bao gồm:
+ Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao
động.
+ Hai là, chi phí đào tạo người lao động: Bởi vì người lao động tham gia vào quá trình
sản xuất không chỉ dựa vào thể lực mà còn sử dụng cả trí tuệ nữa. Không những thế, sản
xuất ngày càng phát triển, lao động ngày càng phức tạp nên chi phí đào tạo ngày càng
tăng. Những người lao động làm việc trong các lĩnh vực khác nhau, với trình độ lao động
khác nhau (lao động giản đơn hoặc lao động phức tạp) có phí tổn đào tạo khác nhau nên
mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần để duy trì sự sống và hoạt động
bình thường cũng khác nhau. Vì vậy, mức lương của những người lao động giản đơn và
lao động phức tạp có sự chênh lệch.
+ Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) nuôi con của người
lao động; Bởi vì, tái sản xuất sức lao động không chỉ về chất lượng mà còn về số lượng.
Con cái người lao động chính là lực lượng thay thế và bổ sung cho thị trường sức lao
động. Ví dụ: Quy mô một gia đình Việt Nam hiện nay trung bình có hai con, nên mỗi
người lao động phải bảo đảm nuôi được ít nhất một con.

4
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng
hóa sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên.
Tóm lại, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu cầu của
người mua. Khác với nhu cầu thông thường, khi sử dụng hàng hóa sức lao động, người
mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị
tăng thêm. Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt mang yếu tố tinh thần và lịch
sử. Hơn thế, giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng
hóa thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó không những giá trị của nó
được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây chính là chìa khóa chỉ rõ
nguồn gốc của giá trị lớn hơn nêu trên do đâu mà có, C.Mác khẳng định, giá trị thặng dư
ấy, do hao phí sức lao động mà có.
II. Định hướng của bản thân để nâng cao giá trị sức lao động của mình:
Trong những năm gần đây, Việt Nam dần hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế tri
thức trở thành xu hướng phát triển chung của cả thế giới và Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu hướng đó. Con người được đặt ở vị trí trung tâm nên việc phát triển thị trường
hàng hóa sức lao động sao cho hợp lý là một nhu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế Việt
Nam hiện nay. Quan điểm về kinh tế chính trị Mác – Lênin về sức lao động, giá trị lao
động đã cung cấp thêm nhiều luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng. Trên cở sở
đó, tạo lý luận tiền đề vững chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những
giải pháp, định hướng của bản thân nhằm ổn định và phát triển thị trường của loại hàng
hóa đặc biệt này và các vần đề liên quan tới nó.
1. Định hướng của bản thân để nâng cao giá trị, sức lao động của mình:
Từ những lý luận và thực trạng về lao động hiện nay ở nước ta, sau đây là những định
hướng của bản thân để nâng cao giá trị và sức lao động của mình:
1.1 Sắp xếp thời gian thư giãn tinh thần:
Một thói quen khoa học là đặc biệt có lợi cho việc duy trì sức chịu đựng và
động lực làm việc. Hãy thử chia nhỏ thời gian làm việc của bạn thành những mốc
thời gian có độ dài 30 phút, trong đó có 25 phút làm việc và 5 phút nghỉ ngơi. Sau
mỗi phiên làm việc kéo dài vài tiếng, bạn nên nghỉ giải lao trong khoảng thời gian
dài hơn trước khi quay trở lại công việc của bạn.
1.2 Bắt đầu ngày của bạn sớm hơn:
Trong thực tế, hầu hết “những người có thói quen dạy sớm” đã tự rèn luyện bản
thân họ để có thể đạt được hiệu suất làm việc cao từ sáng sớm. Hãy thiết lập khung
thời gian thức dậy tiêu chuẩn để cơ thể của bạn có thể điều chỉnh theo, và tạo một
thói quen cho phép bạn thức dậy, làm cho cơ thể và tâm trí bạn nhanh chóng ở
trong trạng thái sẵn sàng bắt đầu làm việc.
1.3 Duy trì một thời gian biểu và danh sách việc cần làm:
Hãy duy trì một thời gian biểu đối với các dự án công việc hàng tuần và hàng
ngày của bạn. Bạn cũng nên đưa các công việc cá nhân vào trong thời gian biểu
của mình để tránh bị quá tải về thời gian và rơi vào trạng thái căng thẳng. Trước
khi kết thúc công việc vào cuối mỗi ngày, bạn nên tạo hoặc điều chỉnh danh sách
việc cần làm cho ngày hôm sau.
1.4 Xác định và loại bỏ những tác nhân gây xao lãng:
5
Tất cả chúng ta đều có những tác nhân gây xao lãng và cản trở năng suất lao
động. Đối với một số người, việc truy cập phương tiện truyền thông xã hội, chơi
trò chơi trên thiết bị di động hay đắm mình vào những câu chuyện đêm khuya là
những tác nhân gây xao lãng. Cả bạn và những người khác cũng hoàn toàn có thể
lâm vào tình trạng như vậy. Bất cứ khi nào bạn nhận ra một tác nhân ảnh hưởng
đến năng suất của mình, hãy loại bỏ nó ra khỏi thời gian biểu làm việc của bạn.
Nếu cần thiết, hãy lên kế hoạch một số khung thời gian dành cho cá nhân sau giờ
làm việc để bạn có thể tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc cá nhân này.
1.5 Tăng giá trị của các mối quan hệ xã hội:
Người thành công thường là có quan hệ xã hội tốt. Mối liên hệ giữa con người
với nhau, về bản chất là sự trao đổi giá trị. Mở rộng quan hệ không phải là bạn biết
thêm bao người, mà có bao nhiêu người biết tới bạn. Khi bản thân không có giá trị,
việc bạn biết bao nhiêu người cũng không có giá trị.
1.6 Đặt mục tiêu nhỏ:
Đôi khi, chỉ nhìn vào mục tiêu đã đặt ra cũng đã có thể khiến đau đầu. Nhưng
nếu chia nó thành các nhiệm vụ nhỏ hơn, sẽ cảm thấy kiểm soát được nhiều hơn
công việc và sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều. Thay vì chỉ viết ra mục tiêu cuối
cùng, hãy chia nó thành tất cả các nhiệm vụ nhỏ mà bạn có thể thực hiện. Điều này
sẽ giúp đi đúng hướng mỗi ngày và làm cho các đầu việc lớn có vẻ đơn giản và dễ
thực hiện hơn.
Đây là những tổng quan và đơn giản nhất để bạn có thể nâng cao giá trị về sức lao động
của bản thân góp phần phát triển bản thân và phát triển xã hội.

C. KẾT LUẬN:
Có thể nói khi tìm hiểu, kinh tế chính trị Mác Lê-nin mang lại cho chúng ta sự hiểu
biết về mối quan hệ về sức lao động và giá trị lao động. Khi sức lao động nâng cao thì giá
trị lao động cũng theo đó mà nâng cao. Thông qua các quan điểm, luận điểm khoa học,
toàn diện và biện chứng của Kinh tế chính trị Mác- Lênin về hàng hoá sức lao động và
giá trị sức lao động chúng ta đã hiểu thêm về vai trò quan trọng của hàng hóa sức lao
động và giá trị sức lao động. Trong bất kì xã hội nào, hàng hoá sức lao động đều được
xem là một loại hàng hoá đặc biệt, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất.
Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự vận hành và phát triển nền kinh tế đặc biệt
trong ngành sản xuất. Và quan bài tiểu luận này chúng ta càng hiểu biết rõ hơn mối quan
hệ về sức lao động và giá trị sức lao động. Khi sức lao động nâng cao thì giá trị lao động
cũng theo đó mà nâng cao. Giá trị của hàng hóa sức lao động có đặc điểm là được quyết
định một cách gián tiếp thông qua các giá trị tư liệu sản xuất ra sức lao động. Quá trình sử
dụng sức lao động, lao động sẽ được hình thành trong sản xuất chứ không phải trên thị
trường. Đối với người nắm giữ sức lao động sẽ được tạo ra cơ hội để nhận chỗ làm việc,
nơi mà ta có thể làm việc, thể hiện khả năng, và nhận thụ nhập để tái sản xuất sức lao
động của mình. Chính vì vậy, chúng ta nếu như muốn nâng cao giá trị lao động của bản
thân thì cần phải nâng cao khả năng, sức lao động của bản thân. Đó là việc làm vô cùng
cần thiết để giúp ta nâng cao tri thức của con người và tạo nên giá trị bền vững cho xã
hội.

6
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://blog.payoneer.com/vi/freelancers-vi/meo-nghe-nghiep/ban-co-the-thuc-hien-
6-dieu-don-gian-ngay-hom-nay-de-cai-thien-nang-suat-lao-dong-cua-minh/amp/?
fbclid=IwAR3MM1e5fjAtHiu-
ByQk9WYhHW5pqJBIZ0mpJC8PRYI6JEumymlWy9PGFV8
2. https://luatminhkhue.vn/ly-luan-hang-hoa-suc-lao-dong-theo-c-mac.aspx?
fbclid=IwAR2tvAtT5QW7un9NaEhHzxHjMyqPIHXbAu0CzcTZhyHjZIK9Nh4HijJF
i_E
3. https://text.123docz.net/document/2569185-tieu-luan-kinh-te-chinh-tri-de-tai-suc-
lao-dong-va-thi-truong-suc-lao-dong.htm
4. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-lênin. NXB Bộ giáo dục và đào tạo trường Đại học
Duy Tân- 2018
5. https://luatminhkhue.vn/ly-luan-hang-hoa-suc-lao-dong-theo-c-mac.aspx#:~:text=S
%E1%BB%A9c%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%2C%20theo%20C.%20M
%C3%A1c%2C%20s%E1%BB%A9c%20lao,nh%E1%BB%AFng%20s%E1%BA
%A3n%20ph%E1%BA%A9m%20c%C3%B3%20gi%C3%A1%20tr%E1%BB%8B
%20s%E1%BB%AD%20d%E1%BB%A5ng.

You might also like