You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KIẾN TRÚC


BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

BÀI TẬP CÁ NHÂN


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ THU HÀ
SVTH: HỒ HẠNH HIÊN-21510102008
ĐỀ: Nghiên cứu lí luận hành hoá sức lao động. Anh chị hãy làm sáng tỏ thực
trạng thị trường lao động ở Việt Nam. Từ đó liên hệ với bản thân.
1.Lý do chọn đề tài
Sức lao động là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít. Mác định
nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong
một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng
mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động
của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng
sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng
đều là yếu tố hàng đầu của quá trình lao động sản xuất. Sức lao động biến thành
hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hoá tiền thành tư bản. Ở bài
tiếu luận này tôi sẽ phân tích đề tài “Lý luận hàng hóa sức lao động làm sáng tỏ
thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam” để có thể hiểu rõ hơn về mặt hàng
hóa đặc biệt này.
2.Tổng quan đề tài
Hàng hóa sức lao động là một đề tài hay và mang tính thời sự cũng như cấp thiết
hiện nay. Đã có rất nhiều những bài báo, trang thông tin nói tới vấn đề này, không
những trong nước mà ngay cả các nước khác trên thế giới.
3.Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề hàng hóa sưc lao động ở Việt Nam. Đánh
giá tình hình thị trường lao động đất nước hiện nay và liên hệ bản thân. Để đạt
được mục đích nghiên cứu trên, bài tiểu luận có nhiệm vụ:
+Phân tích về hàng hóa và hàng hóa sức lao động
+Đánh giá tình hình thị trường lao động ở Việt Nam
+Đưa ra giải pháp và liên hệ bản thân
4.Phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề hàng hóa sức lao động là một vấn đề rộng. Trong phạm vi của tiểu luận,
bản thân chỉ nghiên cứu một số nột dung chủ yếu về hàng hóa nói chung và hàng
hóa sức lao động nói riêng, cũng như đi sâu vào phân tích và nhận xét tình hình
thị trường lao động ở Việt Nam ngày nay.
5.Phương pháp nghiên cứu
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Leenin, Chính sách của Nhà nước, của
Đảng Cộng Sản Việt Nam là cơ sở phương pháp luận định hướng nghiên cứu.
Ngoài các phương pháp luận, bài tiểu luận sử dụng các phương pháp cụ thể, chú
trọng phương pháp lịch sử kết hợp với logic, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống
kế, khảo sát và tổng kết thực tiễn,...
6.Đóng góp của tiểu luận
Góp phần làm hiểu sâu và rõ hơn tình hình hàng hóa sức lao động hiện nay của
Việt Nam, và làm sáng tỏ tình hình thị trường lao động hiện nay của nước ta.
7.Kết cấu bài tiểu luận
Bài tiểu luận được chia làm 3 phần với việc tìm hiểu và phân tích về vấn đề hàng
hoá sức lao động trong việc làm sáng tỏ thị trường lao động Việt Nam hiện nay.
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO DỘNG
Sức lao động là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác. Sức lao động
là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản
xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới
chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện
thực.
Trong xã hội hiện nay, sức lao động cũng được coi là một loại hàng hóa. Dùng sức
lao động để để tạo ra tiền của hoặc dùng tiền của để mua sức lao động của người
khác để giải quyết một vấn đề nào đó.
Như vậy hàng hóa sức lao động được hình thành bởi con người với những nhu cầu
đa dạng và phức tạp của con người. Các nhu cầu đó toàn diện bao gồm cả vật chất
và tinh thần phù hợp với quá trình phát triển của xã hội.
Nhu cầu vật chất của con người rất đa dạng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn,
mặc, sinh sống,…. Bên cạnh đó, công nhân còn mong muốn đáp úng các nhu cầu
về tinh thần như giải trí, được khuyến khích, được tôn trọng,… Thậm chí, việc
cung cấp hàng hóa sức lao động của con người còn phụ thuộc vào các nhu cầu thực
tế khác như tâm lý, nhận thức, văn hóa, khu vực địa lý, môi trường sinh hoạt,…
Trong khi đó, xã hội luôn vận động và phát triển dẫn đến các nhu cầu của con
người ngày càng nâng cao.
Đặc biệt, hàng hóa sức lao động được coi là hàng hóa đặc biệt mang yếu tố tinh
thần và lịch sử đồng thời tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Bởi, giá trị sử dụng của
hàng hóa sức lao động có điểm ưu điểm đặc biệt mà không hàng hóa nào có được,
đó là trong quá trình sử dụng, chúng không những bảo tồn được giá trị mà còn tạo
được giá trị lớn hơn, gọi là giá trị thặng dư.
Như vậy, có thể hiểu giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới đổ ra ngoài giá trị sức
lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân
cho nhà tư bản.
Qua đó ta có thể thấy được Hàng Hóa Sức Lao Động có vị trí và vai trò qun trọng
như thế nào đối với đời sống xã hội không chỉ ở trước đây mà còn ở hiện tại và
tương lai sau này.

B.GIAỈ QUYẾT VẤN ĐỀ


Chương I: Lý luận chung
Hàng Hóa Sức Lao Động
1.Sức lao động
Theo C.Mac: " SLĐ hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần
tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra
vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó". SLĐ là yếu tố cơ bản của
mọi quá trình sản xuất. Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có 2 điều kiện
sau:
- Người LĐ phải là người được tự do về thân thể của mình, phải có khả năng chi
phối SLĐ ấy đến mức có thể bán SLĐ đó trong một t.gian nhất định.
- Người LĐ ko còn có TLSX cần thiết để tự mình thực hiện LĐ và cũng không còn
của cải gì khác, muốn sống, chỉ còn cách bán SLĐ cho người khác sử dụng.
2. Khái niệm hàng hóa
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người và đem trao đổi, đem bán. Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và
giá trị (hay giá trị trao đổi). Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động sản
xuất hàng hóa có hai mặt: Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa, lao
động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Những nhà tư sản coi giá trị của hàng
hóa là do sức cầu và công dụng của nó là hoàn toàn sai: Mác đã nói: Nếu người ta
có cách biến than chì thành kim cương thì kim cương cũng sẽ rẻ như gạch. Đó là vì
lao động (trừu tượng) kết tinh trong nó giảm xuống. Mặc dù sức cầu và công dụng
của nó không đổi.
3. Điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa
Sức lao động là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người,
trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm
cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất.
Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa.
Thực tiễn lịch sử cho thấy sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa vì
bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô nên anh ta không có quyền bán sức
lao động của mình. Người thợ thủ công tự do tuy được tuỳ ý sử dụng sức lao
động của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là hàng hóa, vì
anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình, chứ chưa buộc
phải bán sức lao động để sống. Sức lao động để trở thành hàng hoá cần phải có
những điều kiện nhất định.
- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá
Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do vệ thân thể, làm chủ được sức
lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư
liệu sinh hoạt. Họ trở thành người “vô sản”. Để tồn tại buộc họ phải bán sức lao
động của mình để sống.
Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiển biến thành tư
bản. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông
tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động
mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất
định nào đó các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường hội, phong
kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành
hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng
hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới
trong lịch sử xã hội - thời đại của chủ nghĩa tư bản.
4. Các thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính:
giá trị và giá trị sử dụng.
4.1.Giá trị hàng hoá sức lao động
+ Giống như các hàng hoá khác, giá trị hàng hoá sức co động củng do thời gian lao
động xã hội cần thiết để xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định.
+ Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sông của con người. Muốn tái sản xuất ra
năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất
định để mặc, ở, học nghề. V.V.. Ngoài ra người lao động còn phải thoả mãn những
nhu cầu của gia đình và con cái anh nữa. Chỉ có như vậy, thì sức lao động mới
được sản xuất và tái sản xuất ra một cách liên tục.
Như vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ
được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt nuôi sống bản thân người công nhân và gia đình anh ta; hay nói cách
khác, giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp rằng giá trị của những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.
+ Là hàng hoá đặc biệt, giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông
thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Yếu tố tinh thần:
ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh
thần, văn hoá...
Yếu tố lịch sử: nhu cầu của con người phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi
nước ở từng thời kỳ, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điểu kiện địa lý, khí hậu
của nước đó.
+ Mặc dù bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử nhưng đối với mỗi một nước nhất
định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết
cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được lượng
giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản
xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân;
Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân;
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái và
gia đình người công nhân
4.2.Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng
sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân.
+ Quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hoá sức động khác với quá trình tiêu dùng
hàng hoá thông thường ở chỗ:
* Đối với các hàng hóa thông thường, sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả
giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian.
* Đối với hàng hoá sức lao động, quá trình tiêu dùng chính là quá trình sản xuất ra
một loại hàng hoá nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn
giá của bản thân hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư
mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động
có chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đây chính là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn
của công thức chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của
hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
5.Hàng hóa sức lao động ở Việt Nam
5.1.Tình hình hiện nay:
Hiện cả nước vẫn còn trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển và tình trạng thiếu
việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng (chiếm tỷ trọng gần 97% trong tổng số lao
động thiếu việc làm chung). Tình trạng việc làm khu vực phi chính thức (chiếm tỷ
lệ 70% trong tổng số việc làm) nhưng không được hưởng chính sách an sinh xã
hội, luôn đối mặt với việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, ít được bảo vệ. Đó là cái
vòng luẩn quẩn trong bức tranh chung của thị trường lao động Việt Nam: chất
lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp, năng suất lao động thấp và cuối cùng
cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bà Lin Lean Lim, chuyên gia cao cấp của ILO:
Việt Nam có tỷ lệ lao động thất nghiệp thấp và đang ở thời kỳ dân số vàng. Đó là
lợi thế vì Việt Nam không phải đối mặt với tình trạng dân số già, khan hiếm lao
động trẻ. Nhờ vậy, Chính phủ Việt Nam sẽ tiết kiệm được nguồn chi để đầu tư
phát triển thị trường lao động. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thách thức
phải chuyển đổi cơ cấu lao động-từ thâm dụng (sử dụng nhiều lao động phổ
thông, tay nghề thấp) sang lao động tinh có kỹ năng, tay nghề kỹ thuật cao. Để
phát triển thị trường lao động theo hướng năng động, tạo nhiều cơ hội việc làm
bền vững, thu nhập ổn định thì Việt Nam phải thay đổi cơ chế quản lý hộ khẩu, hỗ
trợ lao động nhập cư hưởng đầy đủ các quyền lợi theo qui định của luật pháp;
quan tâm phát triển kinh tế ở các vùng miền nghèo khó, khu vực nông thôn để
cân bằng lực lượng lao động, tạo ra sự bình đẳng về việc làm, thu nhập.
5.2.Một số giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động phải phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể nền kinh tế thị trường sự định hướng xã hội chủ nghĩa: Vì lợi ích
của người sử dụng lao động và lợi ích của người lao động phải có sự hài hoà.
Quan hệ lao động ở các doanh nghiệp cần được được luật hoá, theo đó, quan hệ
giữa người sử dụng lao động và người lao động không phải là quan hệ đối kháng,
lợi ích tư nhân của người sử dụng lao động và lợi ích cá nhân của người lao động
không mâu thuẫn gay gắt với nhau mà được chuyển hoá để kết hợp thành một
thể thống nhất, tạo hợp lực chung vì sự phát triển của xã hội, sự gắn kết hài hoà
giữa các lợi ích là yếu tố cơ bản.
Thứ hai, vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động phải phù hợp với quá trình hội
nhập quốc tế và xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức. Điều đó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải chủ động xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cả về số
lượng và chất lượng, nhất là về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, về phẩm chất,
năng lực thì mới có thể tiếp cận được nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, tôn trọng nhân cách, phát huy vai trò làm chủ, năng động sáng tạo, tinh
thần yêu nước, yêu dân tộc của người lao động. Nhân cách của người lao động
được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác và cộng
đồng trách nhiệm trong mọi công việc được giao. Do đó, tôn trọng nhân cách là
làm cho những tố chất đó không hề bị vi phạm, ngược lại, nó được phát huy một
cách mạnh mẽ trong lao động sản xuất, khiến cho người lao động toàn tâm, toàn
ý, đem hết tài năng, sức lực của mình để đóng góp cho xã hội, cho doanh nghiệp
lập mối quan hệ lao động thân thiện giữa người sử dụng lao động vì lợi ích chung.
Thứ tư, vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động phải gắn liền với việc hình thành
đội ngũ lao động có trình độ và cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều đó có nghĩa là phải xây dựng và phát
triển nguồn nhân lực mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đó là những người
biết nắm bắt và sử dụng có hiệu quả những phương tiện kỹ thuật hiện đại; những
người có năng lực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, trong quản lý vĩ mô và vi
mô; là những người ứng xử có văn hoá cũng như có đạo đức nghề nghiệp… Đi đôi
với đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho người lao động,
cần quan tâm giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, cho dù người
lao động đó làm việc trong bất cứ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào.
Thứ năm, thúc đẩy giao dịch trên thị trường lao động bằng các hình thức như;
phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường quản lý Nhà nước,
củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động, phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động; hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thị trường lao động, hoàn thiện bộ máy quản lý và vận hành có
hiệu quả thị trường lao động, nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức đại diện
cho người lao động và tổ chức đại diện cho chủ sử dụng lao động, tiếp tục hoàn
thiện các chính sách thị trường lao động, chính sách tiền lương. Tóm lại, sự tồn tại
và phát triển của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động là một tất yếu
khách quan, việc thừa nhận sức lao động là hàng hoá không cản trở việc xây dựng
CNXH mà còn giúp kích thích cả người sở hữu sức lao động lẫn người sử dụng lao
động đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Chương II:Vận Dụng
Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay
1.Tình hình thị trường lao động trong năm 2022

Trước thời kì đổi mới, nước ta xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa
tập trung, theo đó không chấp nhận kinh tế thị trường, thị trường lao động và xóa
bỏ quan hệ sản xuất hàng hóa – tiền tệ. Thị trường lao động công khai chỉ xuất
hiện trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Việc sử dụng lao động
mang nặng tính kế hoạch hóa tập trung. Lao động không được coi là hàng hóa đặc
biệt và không được “mua bán” trên thị trường. Tuy nhiên, sau năm 1986, chủ
trương  xây dựng nền kinh tế hàng hóa thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã
làm thay đổi căn bản vị trí của hàng hóa sức lao động trong nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên quá trình nhận thức và vận dụng ly luận về hàng hóa sức lao động của
C. Mác vẫn còn những giới hạn nhất định, chưa đáp ứng được nhu cầu của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chỉ nghĩa trong tiến trình toàn cầu hóa kinh
tế. Cụ thể như: giá trị sử dụng của hàng hóa còn thấp làm giảm sự cạnh tranh của
nước ta trên thị trường thế giới, giá trị của hàng hóa sức lao động chưa bao hàm
hết những yếu tố đáp ứng cho yêu cầu tái sản xuất mở rộng sức lao động cho một
bộ phận lớn những người làm công ăn lương, hệ thống thông tin lao động việc
làm chưa được quản lý chặt chẽ, hệ thống giáo dục – đào tạo chưa đáp ứng được
việc nâng cao tay nghề và chất lượng lao động  cho sự nghiêp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của đất nước trong thời buổi kinh tế tri thức đang phát triển lớn
mạnh.
Từ đầu năm 2022 trở lại đây, thị trường lao động Việt Nam hoạt động nhộn nhịp
trở lại với những tín hiệu khởi sắc từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, mở ra
nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Song, những biến đổi do ảnh hưởng
của dịch bệnh Covid-19 đã mang tới những xu hướng mới tại thị trường việc làm
và tác động đến nhu cầu tìm việc của người lao động trong thời gian qua.
2. Thế Mạnh và Hạn Chế

- Đối Với Doanh Nghiệp


 Thế mạnh( ưu điểm)
89% doanh nghiệp tham gia kháo sát cho biết họ sẽ chủ động đẩy
mạnh tuyển dụng trong 6 tháng cuối năm tuỳ theo quy mô và nhu cầu
của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô từ 300 – 1000 lao
động tăng tuyển dụng từ 50% – 60%. Với các doanh nghiệp có quy mô
từ 101 – 300 lao động sẽ tăng tuyển dụng từ 10%-40%. Các doanh
nghiệp có quy mô dưới 100 lao động cũng có nhu cầu tăng tuyển dụng
cao hơn 50% – 60%. 56% doanh nghiệp sẽ tăng lương để giữ chân nhân
tài
Để đáp ứng nhu cầu phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh
nghiệp đang ưu tiên tuyển người lao động thuộc các phòng ban, bao
gồm:
Kinh doanh/Bán hàng: 72%
Kỹ thuật: 12%
Công nghệ thông tin: 9%
Tiếp thị – Marketing: 4%
Tài chính/Kế toán/Kiểm toán: 3%
Ngoài ra, khảo sát cho thấy 40% doanh nghiệp sẽ ưu tiên tuyển người
lao động có 2 năm kinh nghiệm trở lên – 28% ưu tiên tuyển người lao
động dưới 2 năm kinh nghiệm và 24% sẽ tuyển dụng các cấp bậc
Trưởng nhóm/Giám sát.
 Hạn chế( khuyết điểm)
Gần 87% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ gặp khó khăn
trong tuyển dụng trong 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do
nhân viên chủ động xin nghỉ gia tăng so với cùng kỳ năm 2021. 12%
doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên chủ động nghỉ việc lên tới 30% – 40%.
Gần 41% doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên chủ động nghỉ việc là 10% –
20%.
Tình hình thiếu hụt nhân lực tại TP. HCM và Hà Nội tăng cao. Cụ thể, tỷ
lệ thiếu hụt tại TP.HCM là gần 23% và tại Hà Nội là gần 15%.
Các ngành thiếu hụt nhân lực lớn nhất thuộc về ngành Dịch vụ – Xây
dựng/Kiến trúc – Bất động sản – Bán buôn/Bán lẻ – Nhà hàng/Khách
sạn/Du lịch – Công nghệ thông tin – Tài chính/Kế toán/Kiểm toán…
Theo thống kê từ khảo sát, các cấp bậc như Thực tập sinh, Nhân viên
có kinh nghiệm và Giám đốc chiếm 80% nhân lực muốn tìm kiếm công
việc mới. Trong đó, khối Tài chính/Kế toán/Kiểm toán; Nhà hàng/Khách
sạn/Du lịch; Hàng tiêu dùng; Xuất khẩu/Nhập khẩu; Bất động sản,… là
những nhóm ngành có tỉ lệ người lao động muốn chuyển việc cao nhất
với trên 80% bình chọn. Điều này cho thấy trong thời gian tới, doanh
nghiệp nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu các chiến lược giữ chân
nhân viên mới.
- Đối với Người tìm việc
 Thế mạnh ( ưu điểm)
Dữ liệu cho thấy 80% người lao động ở các cấp độ tham gia khảo sát
cho biết họ có nhu cầu chuyển việc và tìm kiếm một công việc mới trong
6 tháng cuối năm 2022. Điều này cho thấy thị trường lao động sẽ rất sôi
động và sự cạnh tranh giữa các ứng viên là rất cao.
Nhu cầu tìm việc của nhóm Thực tập sinh là 92%, nhóm Fresher/Entry
level (nhóm người tìm việc gia nhập thị trường lao động, thường là đã
tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng…) chiếm 88%, nhóm người lao động dưới
2 năm kinh nghiệm là 89%, nhóm trên 2 năm kinh nghiệm (không phải
là cấp quản lý) là 78%, nhóm Quản lý/Trưởng nhóm là 80% và nhóm
Giám đốc là 79%.
Các nhóm ngành có nhu cầu ứng viên tim việc cao nhất có thể kể đến:
An toàn môi trường, Bảo hiểm, Bất động sản, Hóa học/Hóa sinh, Nhân
sự, Hành chính/Pháp lý và Y/Nha/Dược.
Gần 80% người lao động đang có việc làm toàn thời gian có ý định
chuyển việc. Điều này có thể thấy, khi nền kinh tế bắt đầu khởi phục
trở lại sau đại dịch Covid.
 Hạn chế( khuyết điểm)
Số liệu của khảo sát cho thấy, 60% người tìm việc vẫn có việc làm ổn
định tại công ty, 20% người tìm việc đã thôi việc nhưng chưa có việc
mới, 15% người tìm việc đã thôi việc và đã có việc làm thời vụ, 2%
người tìm việc đã thôi việc, tự ra làm riêng. Như vậy, có thể thấy, số
lượng người lao động đang không có việc làm ổn định chiếm tới 40% số
lượng người tìm việc tham gia khảo sát.
Gần một nửa người lao động dưới 2 năm kinh nghiệm và trên 2 năm
kinh nghiệm thừa nhận họ cảm thấy khó khăn khi đi tìm một công việc
mới, với tỷ lệ lần lượt là 45% và 46%. Người lao động ở vị trí Quản lý và
Trưởng nhóm cho biết việc tìm kiếm công việc khó khăn hơn trước,
chiếm tỷ lệ lần lượt là 46% và 53%.
3. GIẢI PHÁP
3.1Giải pháp cho thực trạng lao động việt nam hiện tại
- Dành cho doanh nghiệp:
 Đề xuất những giải pháp mới để ứng biến linh hoạt trong hoạt động
tuyển dụng sắp tới cho doanh nghiệp.
 Phát triển nhân tài nội bộ.
- Dành cho người lao động:
 Chọn đúng thời điểm tìm việc.
 Tự đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
 Nâng cao và trau dồi những kỹ năng phù hợp với các cơ hội việc làm tốt
hơn trong thời kỳ chuyển đổi số.
 Nâng cao khả năng chấp nhận rủi ro.
 Mở rộng mạng lưới mối quan hệ.

3.2.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

a. Giải pháp về phát triển nguồn cung lao động:

Nâng cao chất lượng và trình độ người lao động là một giải pháp quan trọng
nhằm phát triển nguồn cung cho thị trường hàng hóa sức lao động. Trước hết,
cần tập trung phát triển mạnh hệ thống trung học chuyên nghiệp, dạy nghề theo
hướng đồng bộ về cơ cấu, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ
cao như năng lượng, vi điện tử, tự động hóa, công nghệ sinh học… Đồng thời, có
các chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ giáo viên, cơ chế ưu đãi để khuyến khích
các thành phần kinh tế, tổ chức cá nhân tham gia vào công tác đào tạo, chuyển
đổi nghề cho người lao động.
b. Giải pháp về phát triển nguồn cầu lao động:

Thứ nhất, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Đây được xem là vấn đề
cấp thiết, nóng bỏng đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta.

Thứ hai, nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần
hóa, tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị công nghệ, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển và thu hút lao động.

Thứ ba, thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Chuyển
dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa,
phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ. Đặc biệt,chú trọng
phát triển mạnh quan hệ kinh tế với nước ngoài bằng nhiều hình thức để tạo
nguồn xuất khẩu lao động tại chỗ, tăng đầu tư khai thác, mở rộng xuất khẩu lao
động sang các khu vực, thị trường truyền thống và một số thị trường mới; khai
thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm, ưu tiên vốn vay cho các
doanh nghiệp thu hút, sử dụng nhiều lao động.

c. Giải pháp về hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương:

Để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tạo điều
kiện để người lao động phát huy hết khả năng của mình, thị trường lao động Việt
Nam nên áp dụng những giải pháp sau: Tăng lương tối thiểu cho người lao động;
cần thêm những động thái tích cực nhằm kích cầu tiêu dùng; tăng khoảng cách
giữa các bậc liền kề trong bảng lương; hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công
theo hướng thị trường; cần có chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với
cán bộ, công chức cơ sở cho phù hợp sự phát triển kinh tế thị trường; cần quy
định các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương để người lao động và
người sử dụng lao động có cơ sở xác định tiền lương, đồng thời tăng cường công
tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người lao động; tăng cường sự
quản lý và giám sát của Nhà nước đối với thị trường sức lao động; tạo cung lao
động đáp ứng thị trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, đặc biệt
là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo.

d.Vấn đề về tiền công


Vấn đề tiền bạc vẫn là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất đối với người lao
động hay là các doanh nghiệp. Xoay quanh câu chuyện về mối quan hệ chủ
tớ, thuê mướn vẫn là tiền bạc. Nó đã trở thành thước đo cho hầu hết mọi
vấn đề trong cuộc sống. Làm như thế nào để có một cái giá tương xứng.
Cải cách về tiền công
- Trong những năm qua, công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta đạt được nhiều
thành tựu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân, thể hiện qua chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần, đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, phát triển y tế nâng cao sức khỏe
cho nhân dân… tiền công của người dân cũng nhiều lần được thay đổi để phù
hợp với nhu cầu cuộc sống. Mới đây gần nhất là mức lương tối thiểu trong
năm 2022. theo nghị định 38/2022/NĐ-CP từ 01/07/2022 mức lương tối thiểu
của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tăng thêm 6%. Cụ thể
như sau:
 Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng ( 22.500 đồng/giờ)
 Vùng II: 4.160.000 đồng/ tháng ( 20.000 đồng/giờ)
 Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng ( 17.500 đồng/giờ)
 Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng ( 15.600 đồng/giờ)
- Với việc tăng mức tiền công tối thiểu đã góp phần giúp người lao động đáp
ứng các nhu cầu thiết yếu của mình, giải quyết khó khăn của người làm công
ăn lương cho đời sống, các nhu cầu hàng ngày cuộc sống như : ăn,ở, con cái,
gia đình…Nó cũng đã thể hiện đường lối đúng đắn của nhà nước trong việc
quan tâm đến đời sống nhân dân,lo lắng cho nhân dân. Ngoài ra không chỉ
đáp ứng riêng nhu cầu vật chất mà về tinh thần thì tăng lương cũng giúp cho
tâm trạng người lao động cảm thấy vui hơn, kích thích khả năng sang tạo, tang
gia sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Tăng tiền công tối thiểu cũng cho thấy rằng sự coi trọng hàng hóa sức lao
động của người lao động hơn. Theo thời gian hàng hoá sức lao động càng có
giá trị cao hơn trước,phù hợp với lượng sức lao động mà người lao động phải
bỏ ra.
- Tiếp đó, tiền công danh nghĩa của Cán Bộ Công Chức Viên Chức (CBCCVC) có
xu hướng tăng do nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung trên cơ sở
bù trượt giá và tăng trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ tiền lương tối thiểu –
trung bình – tối đa, từng bước tiền tệ hóa các khoản ngoài lương nhằm khắc
phục bình quân, bao cấp và ổn định đời sống của CBCCVC.
- Qua những năm gần đây cũng cho thấy quan điểm chủ trương về chính sách
của Đảng là phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.

Những hạn chế trong cải cách chính sách tiền công hiện nay
- Thứ nhất, mặc dù tiền công nước tăng theo thời gian nhưng nhìn chung thì
vẫn còn chậm, không theo lộ trình.
Trung bình mỗi năm lương tối thiểu thực tế chỉ tăng 0,64%. Với số tiền công
danh nghĩa như vậy thì tiền công thực tế hiện nay cực eo hẹp để chi trả cho
cuộc sống. Đặc biệt mức thuế lên tới 35 % đang khiến một số người có thu
nhập rất cao lo lắng và cảm thấy thiệt thòi khi làm được 10 đồng phải dành
đến gần 3 đồng để đóng thuế.
Việc tiền công danh nghĩa thấp như vậy chưa phù hợp với sức lao động mà
người lao động phải bỏ ra trong hàng hóa. Nó quá thấp để đáp ứng được hết
các nhu cầu thiết yếu hằng ngày.
- Thứ 2, quá trình cải cách tiền công chưa kịp thời với sự biến động của giá cả
thị trường. Người dân vẫn bị ám ảnh bởi việc lương chưa tăng mà giá đã tăng.
Tính chung từ năm 2003 đến năm 2011, nếu lấy gốc so sánh là năm 2002
(mức lương tối thiểu là 210.000đồng/tháng) tiền lương danh nghĩa tăng
295,2%; chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng chung tăng147,2%, riêng chỉ số giá
lương thực, thực phẩm tăng 255,8%. Như vậy, tiền lương thực tế sau 9 năm
tăng là 59,9% (theo chỉ số giá chung), bình quân mỗi năm tăng 5,4% hoặc tăng
11,1% (nếu tính riêng theo giá lương thực, thực phẩm), bình quân mỗi năm
tăng 1,2%, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 năm bình quân chỉ đạt
7,3%/năm. Lương chỉ tăng một lần nhưng giá cả thì tăng lên ba lần giá thị
trường hiện tại. Chính vì vậy mà cho dù lương có tăng lên nhưng cuộc sống
người dân vẫn không tăng lên.
- Thứ ba, quá trình tăng lương chưa đồng bộ với các giải pháp khác làm cho
tiền công thực tế của người lao động thấp. Các giải pháp như tăng năng suất
lao động, tăng trình độ đào tạo của lao động hay là các chính sách kinh tế xã
hội như: bảo hiểm xã hội, văn hóa giáo dục, y tế….

Giải pháp cho cải cách tiền công


- Đầu tiên, là cần vận dụng sang tạo có hiệu quả lí luận hàng hóa sức lao động
của c.mác vào thực tiễn Việt Nam. Bởi đây là những kinh nghiệm quý bàu
đúng đắn đã được đức rút qua bao nhiêu thời kì, phù hợp với sự phát triển
lịch sử. Có ý nghĩa từ trong lịch sử cho đến hoàn cảnh hiện nay. Bao quát
được một cách khái quát các lĩnh vực tri thức nhân loại, nên vận dụng tư
tưởng này sẽ phù hợp.
- Thứ hai, cần tăng năng suất lao động của sản phẩm lên. Việc điều chỉnh tăng
tiền lương tối thiểu và lương cơ sở cần căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế
hay năng suất lao động và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động tăng lên làm
ảnh hưởng đến giá trị thực của tiền lương.
- Thứ ba, nâng cao trình độ tay nghề, tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Tay nghề của công nhân, chất lượng của cán bộ công chức
nhà nước còn hạn chế cho nên tiền công họ nhận được còn thấp. Chúng ta so
sánh với các nước khác như Mỹ, Singapo. Họ được đào tạo kĩ lưỡng bài bản,
đầy đủ chất xám để giải quyết nhanh gọn công việc. Thì nhà nước và các
doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương cao phù hợp công sức họ và thu hút
nguồn nhân lực tốt nhất. Tương tự như ở việt nam cũng vậy.
- Thứ tư, cần kiềm chế được tình trạng lạm phát hiện nay. Lạm phát là sự gia
tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Tiền lương phải
được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa
trên cung- cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ
cạnh tranh việc làm. Số tiền nhận được không chỉ mua hàng hóa hóa mà còn
đủ cho các việc cuộc sống như văn hóa, giáo dục, vui chơi… Việc kiềm chế lạm
phát hiện nay đóng vai trò rất quan trọng.

Thứ năm, cần tinh giảm bộ máy cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Vì bộ
máy nhà nước việt Nam hiện nay quá cồng kềnh, với số lượng cán bộ công chức
như vậy thì nhà nước phải chi trả một lượng tiền lớn cho các vị trí. Trong khi năng
suất lao động thì không hiệu quả mà phải chi trả lương cho họ thì tổn thất một
lượng lương không hề nhỏ

i. Giải pháp về xây dựng môi trường pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, vai
trò quản lý của Nhà nước:
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý, gắn cải cách tiền lương với cải cách kinh
tế, tạo sự gắn kết đồng bộ giữa các loại thị trường để thúc đẩy nhau phát triển
lành mạnh

Thứ hai, đầu tư xây dựng một trung tâm giao dịch lao động đạt tiêu chuẩn khu
vực với trang thiết bị hiện đại. Đây sẽ là đầu mối cung cấp các thông tin đầy đủ
nhất về cung – cầu lao động trên thị trường. Ngoài ra, một hệ thống thông tin bao
gồm hướng nghiệp dạy nghề; dịch vụ việc làm; thống kê thị trường lao động…
cũng sẽ được thiết lập từ thành phố đến từng quận, huyện và xã, phường nhằm
cung cấp thông tin về việc làm nhanh chóng và chuẩn xác nhất cho người lao
động.

Thứ ba, thực hiện phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng bằng việc mở
thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất…tăng cường ở những vùng kinh tế
kém phát triển hơn nhằm cân đối lại thị trường lao động để khai thác hết tiềm
năng của đất nước.

Thứ tư, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong thị trường sức lao động.
Theo đó, việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về việc làm, đào tạo nghề và các vấn đề liên quan đến thị
trường lao động sẽ được phổ biến sâu rộng tới người lao động. Công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao
động cũng được đẩy mạnh. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tiền lương,
tiền công trên thị trường lao động nhằm thúc đẩy các giao dịch trên cơ sở đó hình
thành giá cả thị trường sức lao động, đồng thời điều tiết giám sát tiền lương, tiền
công để hạn chế tính tự phát. Công đoàn và các tổ chức đoàn thể cần có vai trò
quan trọng trong việc điều tiết thị trường lao động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp
cho người lao động…

Nhìn nhận về lý luận sức lao động của C. Mác, vận dụng vào thị trường sức lao
động Việt Nam là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước
ta hiện nay. Từ đó, đưa ra một số giải pháp cho thị trường lao động trong nước.
Thứ nhất: Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động phải phù hợp với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển chung của nền kihn tế tri thức. Điều này
đòi hởi hệ thống giáo dục cần xây dựng và phát triển nhiều hơn nữa cả về chất
lượng và số lượng, nhất là về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, về phẩm
chất đạo đức, năng lực thì mới có thể tiếp cận, hướng dẫn người lao động tiếp
cận với nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
Thứ hai: Vận dụng lý luận một cách phù hợp vào thực tế điều kiện, hoàn cảnh Việt
Nam. Với lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động cần phải hài hòa,
cân đối. Tránh việc làm phát sinh, gây mâu thuẫn gay gắt mà  phải tạo mối quan
hệ gần gũi, thân thiết, thống nhất giữa người lao động và người đi thuê lao động.
Thứ ba: Vận dụng lý luận về hàng hóa sức lao động phải gắn liền với việc hình
thành đội ngũ lao động có trình độ và cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực mới đáp
ứng được nhu cầu của thực tiễn. Phải biết nắm bắt sử dụng có hiệu quả những
phương tiện kỹ thuật hiện đại. Đi đôi với việc đào tạo tay nghề cần quan tâm tới
giáo dục phẩm chất cho người lao động, rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật,
lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với mục tiêu, lú tưởng mà Đảng
và Nhà nước đề ra.
Thứ tư: Thúc đẩy sự giao dịch trên thị trường lao động băng các hình thức như
phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường quản lý Nhà nước,
củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động, phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động, hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thị trường lao động, hoàn thiện bộ máy quản lý và vận hành có
hiệu quả thị trường lao động,…
Thứ năm: Bên cạnh việc nâng cao chất lượng lao động, đồng thời phải có chế độ
tiền lương hợp lý, đảm bảo cho việc người lao động có thể đảm bảo cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày, đáp ứng việc sản xuất va tái sản xuất sức lao động. Phục vụ
cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đấy nước.

Tóm lại, sự tồn tại và phát triển của hàng hóa sức lao động và thị trường lao động
là một tất yếu khách quan. Việc thừa nhận sức lao động trở thành hàng hóa giúp
kích thích người lao động và người sử dụng lao động có những đóng góp tích cực
hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

C. Ý NGHĨA CHO BẢN THÂN


Vấn đề tiền công là vấn đề nan giải, không giải quyết dễ dàng trong thoáng chốc.
Qua những phân tích trên cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt được tiền
công nước ta vẫn còn nhiều bất cập hạn chế không thể tránh khỏi. Việc tiền công
nước ta còn thấp do nhiều nguyên nhân tuy nhiên chủ yếu do quan hệ tiền lương
và giá cả bất hợp lí hiện nay. Vì vậy Đảng Nhà Nước và toàn thể nhân dân cần đề
ra và áp dụng giải pháp thiết thực giúp tăng tiền công hiện nay. Để làm được ắt
hẳn sẽ cần một thời dài để nhà nước khắc phục được những điều đó.
Tiền công cũng ảnh hưởng đến công ăn việc làm của các cá nhân, công nhân,
doanh nghiệp… buộc các doanh nghiệp cá nhân phải giải quyết các vấn đề một
cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Ngoài ra các vấn đề xã hội, tự nhiên cũng ảnh hưởng đến người lao động của
việt nam, lạm phát, hối lộ, dịch bệnh… Gần đây nhất có lẽ là dịch bệnh Covid19 và
thiên tai (bão Noru) nó đã ảnh hưởng không chỉ đến người dân lao dộng mà còn
ảnh hưởng đến tài sản cá nhân, sự nghiệp tính mạng của người lao động mà còn
ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà. Và có lẽ không chỉ xảy ra ở hiện tại không
thôi, mà sau này sẽ còn nhiều. Vì thế nhà nước và cả người lao động cần có một
thái độ tích cực và tuân thủ một cách nghiêm chỉnh hơn để tạo ra được một đất
nước mạnh về kinh tế, chính trị, đời sống… và ngày càng tót đẹp hơn.
Với một thanh niên 19 tuổi chưa được trải nghiệm nhiều ở thế giới ngoài kia. Tuy
nhiên em vẫn hiểu được phần nào về tầm quan trọng của Hàng Hóa Sức Lao
Động ở hiện tại. Và với em điều mình có thể làm là học tập, làm việc nhiều hơn
nữa để đóng góp cho xã hội,đất nước, linh hoạt và thích ứng với cuộc sống phức
tạp hiện nay cũng là để nâng cao giá trị của mình đối với xã hội với đất nước.

Có thể nói thị trường lao động khá mới mẻ đối với Việt Nam bới lẽ việc hình thành
thị trường lao động còn khá nhỏ lẻ ở những khu công nghiệp hoặc ở những thành
phố lớn. Việt Nam đã gia nhập vào WTO, đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn
đối với Việt Nam. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, trong thị trường thế giới đầy
khắc nghiệt, các nhà kinh tế Việt Nam cần có những chiến lược cụ thể nhằm nâng
cao sức cạnh trạnh của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa sức lao động. Do vây, cần
áp dụng triệt để lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác vào thực tế Việt
Nam một cách có hiệu quả để mang lại nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề,
phẩm chất tốt để  phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước trong thời đại mới
Hết.

You might also like