You are on page 1of 4

NHÓM 6

Câu 1: Lao động và sức lao động có phải là một không? Có khi nào có sức
lao động mà không lao động không?

Lao động và sức lao động có phải là một không?


- Lao động: Là quá trình con người tác động vào tự nhiên bằng sức lao
động và các
phương tiện lao động để tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần phục vụ
nhu cầu
của con người.
- Sức lao động là toàn bộ những năng lực lao động của con người (thể lực,
trí lực, kỹ
năng), được người đó đem ra sử dụng trong quá trình lao động
→ Lao động và sức lao động không phải là một mà là hai khái niệm có
mối quan hệ mật
thiết với nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất.
Mối quan hệ giữa lao động và sức lao động:
- Sức lao động là điều kiện tiên quyết của lao động: Không có sức lao
động thì không
có lao động.
- Lao động là sự vận dụng, tiêu dùng sức lao động
- Lao động và sức lao động là hai khía cạnh khác nhau của cùng một quá
trình:
+ Lao động là quá trình thể hiện ra bên ngoài của sức lao động.
+ Sức lao động là nội dung bên trong của lao động.
Có khi nào có sức lao động mà không lao động không?
Có. Trong một số trường hợp sau:
- Trẻ em, người già, người tàn tật: Họ có sức lao động nhưng không có
khả năng lao
động hoặc khả năng lao động hạn chế.
- Người đang trong thời gian nghỉ ngơi, giải trí: Họ có sức lao động nhưng
tạm thời
không lao động.
- Người thất nghiệp: Họ có sức lao động nhưng không có việc làm để lao
động.
Câu 2: Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa?
Để sức lao động trở thành hàng hóa cần thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Thứ nhất, người lao động phải tự do về thể chất và tinh thần. Cho họ khả
năng tự quyết định việc bán sức lao động của bản thân. Sức lao động chỉ có
gía trị trên thị trường khi nó được cung cấp bởi con người có khả năng tự
quản lý sức lao động của họ.
- Thứ hai, người lao động không được sở hữu các nguồn tài nguyên sản
xuất cần thiết để thực hiện quá trình sản xuất. Chỉ trong tình huống này, để
tồn tại họ buộc phải bán sức lao động của mình.

Câu 3: Giá trị hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử
như thế nào?

1. Yếu tố tinh thần

Bao gồm nhu cầu về giáo dục, văn hóa, giải trí, y tế... của người lao động.

Nhu cầu tinh thần ngày càng cao, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và
khả năng lao động của người lao động.

Ví dụ: nhu cầu học tập, nhu cầu được tham gia các hoạt động văn hóa,
nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tinh thần...

2. Yếu tố lịch sử

Thể hiện qua mức độ phát triển của xã hội, trình độ văn minh, tập quán,
thói quen tiêu dùng...

Mức độ phát triển của xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu và giá trị của hàng
hóa sức lao động.

Ví dụ: ở các nước phát triển, nhu cầu về giáo dục, y tế, văn hóa... cao hơn
so với các nước đang phát triển.
Biểu hiện:

Giá trị hàng hóa sức lao động không chỉ bao gồm giá trị các tư liệu sinh
hoạt vật chất cần thiết cho bản thân người lao động mà còn bao gồm cả giá
trị các tư liệu sinh hoạt tinh thần.

Mức giá trị của hàng hóa sức lao động thay đổi theo thời gian và phụ
thuộc vào trình độ phát triển của xã hội.

Ý nghĩa:

Giúp hiểu rõ hơn về bản chất của hàng hóa sức lao động.

Là cơ sở để xác định giá trị của sức lao động và tiền công.

Góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động và tiền lương.

Ví dụ:

Một người lao động có trình độ học vấn cao, có nhiều kinh nghiệm làm
việc sẽ có giá trị sức lao động cao hơn so với người lao động có trình độ học
vấn thấp, ít kinh nghiệm.
Mức lương của người lao động ở các nước phát triển cao hơn so với mức
lương của người lao động ở các nước đang phát triển.

Câu 4: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động giống và khác giá trị sử
dụng của các hàng hóa thông thường ở điểm nào?
- Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị
sử dụng
- Khác nhau:
* Hàng hoá sức lao động :
Là hàng hóa đặc biệt, bao hàm cả yếu tố lịch sử và yếu tố tinh thần
Hàng hóa sức lao động gắn liền với cơ thể sống của con người
Người mua có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu, người bán phải
phục tùng người mua
Mua bán có thời hạn Mua đứt, bán đứt
Giá cả nhỏ hơn giá trị
Giá cả có thể tương đương với giá tri
Giá trị sử dụng đặc biệt : là nguồn gốc sinh ra giá trị,tạo ra giá trị mới lớn
hơn giá trị của bản thân nó,
Quá trình sử dụng hay tiêu dùng, là quá trình sản xuất ra một loạt hàng
hóa nào đó, đồng thời tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân
hàng hóa sức lao động.
* Hàng hóa thường:
Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau
Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử
Chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất
Giá trị trao đổi, giá trị sử dụngthông thường
Là nguồn gốc của giá trị trao đổi: Biểu hiện của của cải
Hàng hóa thông thường có thể đem ra trao đổi
Sau quá trình tiêu dung hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của
nó đều tiêu biến mất theo thời gian

You might also like