You are on page 1of 3

=

Môn : Kinh tế chính trị Mác – Lênin


Bài làm
Câu 1 : Tại sao nói sức lao động là hàng hóa đặc biệt ? Việc mua bán hàng
hóa sức lao động có đặc điểm gì khác với việc mua bán hàng hóa thông
thường ?
* Tại sao nói sức lao động là hàng hóa đặc biệt ?
- Khác biệt với những loại hàng hóa thông thường khác, hàng hóa sức lao
động được các nhà khoa học khẳng định là một hàng hóa đặc biệt. Nguyên
nhân của sự đặc biệt này chính là do nó được hình thành do con người với
mục đích thỏa mãn các nhu cầu đa dạng. Đôi khi có phần phức tạp ở cả vật
chất và tinh thần và tồn tại song song với quá trình phát triển của toàn xã hội.
- Do vậy tầng lớp công nhân không đơn giản chỉ có nhu cầu về mặt vật chất
mà họ còn luôn mong muốn được đáp ứng các yêu cầu về tinh thần khác như
được vui chơi, được khích lệ hay được tôn trọng,... Và những nhu cầu này
không hề cố định, chúng sẽ thay đổi tùy theo thời gian và xã hội. Thêm vào
đó vì con người chính là công cụ và là chủ thể làm chủ sức lao động nên việc
loại hàng hóa đặc biệt này có chất lượng hay không, có đáp ứng đủ nhu cầu
hay không còn phụ thuộc vào nhận thức, tâm lý, địa lý, văn hóa, môi trường
họ sinh hoạt,... Ngoài ra không thể không nhắc đến việc hàng hóa sức lao
động còn tạo nên giá trị thặng dư cho toàn thể xã hội, nhỏ hơn là nơi mà họ
đóng góp. Điều này được thể hiện rõ nhất ở khía cạnh là người lao động luôn
tạo ra các giá trị lớn hơn phần giá trị sức lao động của họ để phù hợp với mục
tiêu và nhu cầu của người đang sử dụng lao động.
* Việc mua bán hàng hóa sức lao động có đặc điểm gì khác với việc mua bán
hàng hóa thông thường ?
- Hàng hoá sức lao động :
+ Là hàng hóa đặc biệt,bao hàm cả yếu tố lịch sử và yếu tố tinh thần
+ Hàng hóa sức lao động gắn liền với cơ thể sống của con người
+ Người mua có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu, người bán phải
phục tùng người mua
+ Mua bán có thời hạn: mua đứt, bán đứt
+ Giá cả nhỏ hơn giá trị
+ Giá cả có thể tương đương với giá trị
+ Giá trị sử dụng đặc biệt: tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân
nó, đó chính là giá trị thặng dư.
+ Quá trình sử dụng hay tiêu dùng là quá trình sản xuất ra một loạt hàng
hóa nào đó, đồng thời tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân
hàng hóa sức lao động. Là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
- Hàng hóa thường:
+ Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau
+ Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử chỉ thuần tuý là yếu tố vật
chất
+ Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng thông thường
+ Là nguồn gốc của giá trị trao đổi: Biểu hiện của của cải
+ Hàng hóa thông thường có thể đem ra trao đổi
+ Sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của
nó đều tiêu biến mất theo thời gian.
Câu 2: Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần dựa vào 5
tiền đề: (1) Vốn,(2) Nguồn nhân lực,(3) Khoa học kỹ thuật – công nghệ,(4)
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,(5) Tăng cường sự lãnh đạo ,quản lý của
nhà nước. Theo anh (chị) tiền đề nào là quan trọng nhất, vì sao?
- Để thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước cần dựa vào 5 tiền đề
và theo em thì nguồn nhân lực chính là tiền đề quan trọng nhất.
- Vì : Nguồn lực con người có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài
nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có
những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì
khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn.Quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc hội nhập và
phát triển nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh", Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt
Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo
dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan
trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh. Về vai trò của nguồn nhân lực :
+ Thứ nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định
quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao
động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các
nguồn lực khác.
+ Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH, là quá trình chuyển đổi căn
bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao
động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được
đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến,
hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
+ Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng
cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững.
+ Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế.

You might also like