You are on page 1of 3

Kinh tế triết học Mác – Lê Nin

Câu 1: Phân tích hàng hóa sức lao động? Vì sao nói sức lao động là hàng hóa
đặc biệt? Ý nghĩa của việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động này ở nước ta hiện
nay?

* Phân tích hàng hóa sức lao động :

- Sức lao động là toàn bộ những năng lực ( gồm thể lực và trí lực ) tồn tại trong
một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Đây là yếu tố cơ bản
của mọi quá trình sản xuất và chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau
đây:

+Người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của
mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất đinh

+ Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ chức
sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng

Giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ
thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kì, phụ thuộc vào trình độ
văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả
điều kiện khí hậu, địa lý

- Hàng hóa sức lao động là điều kiện chuyển hóa tiền thành tư bản. Tuy nhiên
nó không phải là cái quyết định để có hay không việc bóc lột, việc quyết định
còn ở chỗ giá trị thặng dư được phân phối như thế nào

*Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt:

Vì nó được hình thành bởi con người với những nhu cầu phức tạp và đa
dạng, về cả vật chất lẫn tinh thần theo quá trình phát triển của xã hội. Công
nhân không chỉ có nhu cầu đáp ứng về vật chất mà còn cần đáp ứng những
nhu cầu về tinh thần như: giải trí, được khuyến khích, được tôn trọng,… Và
như một lẽ dĩ nhiên, những nhu cầu này luôn thay đổi và phát triển theo thời
gian và sự phát triển của xã hội.

Cũng chính vì con người là chủ thể của sức lao động, nên việc cung cấp
hàng hoá đặc biệt này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cá nhân với
những đặc điểm riêng biệt về: tâm lý, nhận thức, văn hoá, khu vực địa lý,
môi trường sinh hoạt,…Bên cạnh đó, hàng hoá sức lao động là một loại hàng
hoá tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ người lao
động luôn tạo ra những hàng hoá khác có giá trị lớn hơn giá trị của sức lao
động để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của người sử dụng lao động.

* Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này ở nước ta hiện nay:

- Chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư , hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
, quá trình phát sinh – phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Giúp hiểu
hơn về bản chất, nguồn gốc của hàng hóa lao động của nước ta

Câu 2:Tính tất yếu khách quan và tác dụng của phát triển kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay?

* Tính tất yếu khách quan của phát triển kinh tế thị trưởng Việt Nam hiện nay:

- Sự tồn tại kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước ta là một tất yếu khách
quan :

+ Phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền sản xuất hàng hóa vẫn tồn
tại và ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ở nước ta hiện nay thể
hiện ở chỗ các ngành nghề ở nước ta ngày càng đa dạng, phong phú, chuyên
môn hóa sâu

+Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế : Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu ( sở
hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân,…). Do đó , tồn tại nhiều chủ thế
kinh tế độc lập , lợi ích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện
bằng quan hệ hàng hóa – tiền tệ

+ Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể , tuy cùng dựa trên chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất nhưng các đơn vị vẫn có những mặt khác biệt , có
quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng, khác nhau về trình độ
kỹ thuật – công nghệ , trình độ quản lý nên chi phí sản xuất và hiệu quả cũng
khác nhau

+ Trong quan hệ kinh tế đối ngoại trong điều kiện phân công lao động quốc tế,
mỗi quốc gia riêng biệt là chủ sở hữu đối với mỗi hàng hóa đưa ra trao đổi trên
thị trường, sự trao đổi này phải trên nguyên tắc ngang giá

*Tác dụng của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta:

- Tạo động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
- Kích thích tính năng động , sáng tạo của các chủ thể kinh tế, kích thích việc
nâng cao chất lượng, cải tạo mẫu mã, tăng khối lượng hàng hóa và dịch vụ, làm
cho sản xuất gắn liền với tiêu dùng

- Thúc đẩy phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất

- Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất , tạo điều kiện ra đời nền sản
xuất lớn xã hội hóa cao

- Lực lượng sản xuất phát triển sản phẩm xã hội ngày càng phong phú, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của mọi người

You might also like