You are on page 1of 16

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................. 2


PHẦN NỘI DUNG ......................................................................... 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG ................ 3
1. Sức lao động ........................................................................................ 3
2. Hàng hóa sức lao động ........................................................................ 5
CHƯƠNG II: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ NỘI
DUNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG .......................................................... 7
1. Khái niệm của tiền lương ..................................................................... 7
2. Vai trò của tiền lương .......................................................................... 9
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG Ở CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY .................... 10
1. Chế độ tiền lương tại Việt Nam qua các thời kỳ ................................ 10
2. Một số giải pháp cho vấn đề tiền lương ............................................. 12
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 16
LỜI MỞ ĐẦU
 Lí do chọn đề tài:

Trong cơ chế thi trươ


̣ ̀ ng hiê ̣n nay, tiề n lương và giá cả đóng mô ̣t vai trò
quan tro ̣ng trong công cuô ̣c xây dựng XHCN. Tiền lương là lợi ích kinh tế
thiết thân của người lao động, là phương tiện tái sản xuất sức lao động, năng
lực của lao động trong quá trình sản sinh ra các giá trị gia tăng. Để có một
chính sách tiền lương hợp lý, kích thích năng lực sáng tạo của người lao động,
rất cần hiểu rõ căn cứ hay cơ sở của tiền lương. Và giá trị hàng hóa sức lao
động được biểu hiện trên thị trường thông qua tiền lương. Vì vậy, tiền lương
là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.

Lý luận về hàng hóa sức lao động, chủ nghĩa Mác – Lênin đã có những
luận điểm khoa học toàn diện và biện chứng. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề vững
chắc cho việc lí giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp ổn định
và cải cách cho loại hàng hóa đặc biệt và những vấn đề liên quan đến nó.

Việt Nam trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng,
vấn đề tiền lương không chỉ còn là một tiêu thức kinh tế mà còn mang ý nghĩa
chính trị. Vì vậy, em xin đưa ra những nhận định của mình về vấn đề này
thông qua đề tài tiểu luận: “Hàng hóa sức lao động và vấn đề tiền lương, cải
cách tiền lương ở Việt Nam”.

 Mục đích nghiên cứu


 Phổ cập kiến thức về hàng hóa sức lao động
 Vận dụng học thuyết vào vấn đề cải cách tiền lương ở nước ta hiện
nay

2
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG.

1. Sức lao động

1.1: Khái niệm

Để có thể tìm hiểu về hàng hóa sức lao động, trước hết chúng ta cần
hiểu sức lao động là gì. Theo Các-Mác: “Sức lao động là toàn bộ các thể lực
và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con
người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra
những vật có ích” . Như vậy, sức lao động là thứ có sẵn trong mỗi một con
người.

1.2: Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

Sức lao động là một trong những điều kiện cơ bản, không thể thiếu
trong sản xuất. Nhưng không phải lúc nào sức lao động cũng có thể trở thành
hàng hóa. Ví dụ như sức lao động của một người nô lệ dưới chế độ nông nô
thì không thể coi là hàng hóa do bản thân của người nô lệ thuộc sở hữu của
chủ nô, và họ không có quyền bán sức lao động của mình, nói cách khác họ đã
bị “cướp” sức lao động. Người thợ thủ công tuy được tự do tùy ý sử dụng sức
lao động cảu mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là sản
phẩm của hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống
mình chứ không buộc phải bán sức lao động để sống. Như vậy, để trở thành
hàng hóa, sức lao động phải thuộc sở hữu của người lao động, và được người
lao động tùy ý sử dụng. Nhưng đã là hàng hóa thì nó phải được trao đổi mua
bán trên thị trường. Ví dụ như một người thợ rèn, tuy anh ta được tùy ý sử
sụng sức lao động của mình, nhưng vì anh ta có tư liệu sản xuất, ở đây là búa,

3
lò rèn,... nên anh ta có thể lao động làm ra sản phẩm mà không phải bán sức
lao động cho ai. Vì vậy, sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong
những điều kiện lịch sử nhất định sau đây:

Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể. Sức lao động chỉ
xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do bản thân người có
sức lao động đưa ra bán. Vậy người lao động phải được tự do về thân thể, có
quyền sở hữu sức lao động của mình, thì mới đem bán sức lao động được.
Trong các xã hội nô lệ và phong kiến, người nô lệ và nông nô không thể bán
sức lao động được, vì bản thân họ thuộc sở hữu của chủ nô hay chúa phong
kiến. Do đó việc biến sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ
nô lệ và nông nô

Thứ hai, người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất. Nếu chỉ có
điều kiện người lao động được tự do về thân thể thì chưa đủ điều kiện để biến
sức lao động thành hàng hoá, vì nếu người lao động được tự do về thân thể mà
lại có tư liệu sản xuất thì họ sẽ sản xuất ra hàng hoá và bán hàng hoá do mình
sản xuất ra chứ không bán sức lao động. Vì vậy, muốn biến sức lao động
thành hàng hoá, người lao động phải là người không có tư liệu sản xuất, chỉ
trong điều kiện ấy người lao động mới bán sức lao động của mình, vì họ
không còn cách nào khác để sinh sống.

Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động
thành hàng hoá. Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để
biến thành tư bản, tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá
và lưu thông tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định. Sức lao động
biến thành hàng hoá là nhân tố đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển
sản xuất hàng hoá trở thành hình thái phổ biến sản xuất hàng hoá tư bản chủ
nghĩa. Sự cưỡng bức lao động bằng các biện pháp phi kinh tế trong chế độ nô
4
lệ và chế độ phong kiến được thay bằng hợp đồng mua bán bình đẳng về hình
thức giữa người sở hữu sức lao động và người sở hữu tư liệu sản xuất.

2. Hàng hóa sức lao động

Như mọi loại hàng hóa khác, sức lao động cũng tồn tại hai thuộc tính,
đó là thuộc tính giá trị và thuộc tính sử dụng.

2.1: Thuộc tính giá trị

Giá trị hàng hóa sức lao động, cũng do thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động
chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đó,
người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định.

Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động
sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư
liệu sinh hoạt ấy; hay nói cách khác, giá trị hàng hoá sức lao động được đo
gián tiếp bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất sức lao động.

Là hàng hoá đặc biệt, giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá
thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó có
nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu
cầu về tinh thần, văn hoá... Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch
sử của mỗi nước ở từng thời kỳ, phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của
nước đó và mức độ thoả mãn những nhu cầu đó phần lớn phụ thuộc vào trình
độ văn minh đã đạt được của mỗi nước.

Tuy giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử,
nhưng đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mô
những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất
định, do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hoá sức lao động.
5
Giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:

Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết
để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống công nhân;

Hai là, phí tổn đào tạo công nhân;

Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho
con cái công nhân.

Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất
định, cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi
của giá trị sức lao động. Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về
hàng hoá và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề, đã làm tăng giá trị sức
lao động; mặt khác, sự tăng năng suất lao động xã hội cũng làm giảm giá trị
sức lao động.

Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, dưới sự tác động của
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự khác biệt của công nhân về trình độ
lành nghề, sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc của họ
tăng lên. Tất cả những điều đó không thể không ảnh hưởng đến giá trị sức lao
động, không thể không dẫn đến sự khác biệt của giá trị sức lao động theo
ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng chúng bị che lấp đằng sau đại
lượng trung bình của giá trị sức lao động.

2.2: Thuộc tính giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu
dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Quá trình
đó là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hoá nào đó; đồng thời là quá trình tạo
ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn
đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử
6
dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá
trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là
chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

CHƯƠNG II: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ NỘI
DUNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG

1. Khái niệm của tiền lương

1.1 Khái niệm

Trong kinh tế thị trường quan niệm về tiền lương cũng có những thay
đổi căn bản để phù hợp với cơ chế quản lí mới. Khái niệm tiền lương cần đáp
ứng một số yêu cầu sau:

- Quan niệm sức lao động là một hàng hóa của thị trường yếu tố sản xuất.
Tính chất hàng hóa của sức lao động bao gồm cả lực lượng lao động
trong khu vực SX-KD thuộc sở hửu nhà nước và công nhân viên chức
trong quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Tuy nhiên do những đặc thù
riêng trong việc sử dụng lao động của từng khu vực quản lý mà các
quan hệ thuê mướn, mua bán, hợp đồng lao động cũng khác nhau.
- Tiền lương là bộ phận cơ bản trong thu nhập của người lao động đồng
thời là một trong các yếu tố chi phí đầu vào của SX_KD của các doanh
nghiệp.

Với ý nghĩa đó, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao
động là giá của yếu tố sức lao động tuân theo các nguyên tăc cung, cầu, giá cả
của thi trường và pháp luật hiện hành của nhà nước.

Nền kinh tế thị trường càng phát triển và được xã hội hóa cao thì quan
hệ cung ứng và sử dụng sức lao động trên tất cả các lĩnh vực trở nên linh hoạt
hơn, tổ chức cac hội hóa của lao động ngày càng cao hơn, tiền lương trở thành
7
nguồn thu nhập duy nhất, là mối quan tâm và động lực lớn nhất với mọi đối
tượng cung ứng sức lao động.

Cùng với khái niệm trên, tiền công chỉ là một biểu hiện, một tên gọi khác của
tiền lương. Tiền công gắn chặt trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận, mua
bán sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vực SX-KD, các hợp
đồng thuê có thời hạn.

1.2 Phân loại

Tiền lương bao gồm tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế

- Tiền lương danh nghĩa: là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử
dụng sức lao động căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trong việc
thuê lao động. Trên thực tế, mọi mức lương trả cho người lao động đều là
danh nghĩa. Song bản thân tiền lương danh nghĩa lai chưa có thể cho ta một
nhận thức đầy đủ về mức tiền công thực tế cho người lao động. Lợi ích mà
người cung ứng sức lao động nhận được ngoài việc phụ thuộc vào mức lương
danh nghĩa còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa, dịch vụ, số lượng tiền mà
người lao động sử dụng tiền lương đó để đóng thuế hay mua sắm.

- Tiền lương thực tế là số lượng tư liêu sinh hoạt và dịch vụ sinh hoạt,,
dịch vụ người lao động có thể mua bằng tiền lương của mình, sau khi đã đóng
chứng khoán thuế theo quy định của chính phủ. Đối với người lao động thì
mục đích cuối cùng là tiền lương thực tế vì nó quyết định khả năng tái sãn
xuất sức lao động

- Mức lương tối thiểu: là mức lương để trả cho người lao động làm công
việc đơn giãn nhất với điều kiện lao động và môi trường lao động bình
thường. Gắn bó chặt chẻ với 3 yếu tố: mức sống trung bình của dân cư 1 nước,
chỉ số giá cả hàng hóa sinh hoạt và loại lao đông, điều kiện lao động
8
2. Vai trò của tiền lương:

Tiền lương là một trong những hình thành lợi ích vật chất đối với người
lao động, vì vậy để sử dụng đòn bẫy tiền lương nhằm đảm bảo sãn xuất phát
triển, duy trì đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỉ
luật vững đòi hỏi tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp phải đặc biệt coi
trọng. Đối với chủ doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố dùng để chi phí sãn
xuất còn đối với người cung ứng sức lao động tiền lương là nguồn thu nhập
chủ yếu. Mục đích của nhà sãn xuất là lợi nhuận, còn mục đích của người lao
động là tiền lương. Tiền lương không chỉ mang bản chất là chi phí mà nó trở
thành phương tiện tạo ra giá trị mới hay đúng hơn cung ứng sự sáng tạo sức
sán xuất, năng lực của lao động trong quá trình sãn sinh ra các giá trị gia tăng.

Đối với người lao động, tiền lương nhận thỏa đáng sẻ là động lực hình
thành năng lực sáng tạo để làm tang năng suất lao động, mặt khác khi năng
suất lao động tăng thì lợi nhuận doanh nghiệp sẻ tăng do đó nguồn phúc lợi
của doanh nghiệp mà người lao động nhận được cũng sẻ lại tăng lên, nó là
phần bổ sung thêm cho tiền lương, làm tăng thu nhập và tăng lợi ích cho cung
ứng sức lao động lên nữa, khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng
mức lương thỏa đáng nó sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa những người lao
động với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp xóa bỏ sự ngăn cản giữa những
người chủ doanh nghiệp xóa bỏ sự ngăn cách giữa nười chủ doanh nghiệp và
người cung ứng sức lao động, làm cho người lao động có trách nhiệm hơn với
các hoạt động của doanh nghiệp…

Ngược lại nếu doanh nghiệp không hợp lí hoặc ở mức tiêu lợi nhuận
thuần tuý không chú ý đúng mức đến lợi ích của người lao động và quyền
công nhân có thể bị kiệt quệ về thể lực, giảm sút về chất lượng, làm hạn chế
về các động cơ cung ứng sức lao động.
9
Một biểu hiện nữa là di chuyển lao động, nhất là những người có trình
độ chuyên môn và tay nghề cao sang những khu vực và doanh nghiệp có mức
lương hấp dẫn hơn. Hậu quả gây ra là vừa mất đi nguồn nhân lực quan trọng,
vừa thiếu hụt cục bộ, đình đốn hoặc phá vỡ tiến trình bình thường trong quá
trình kinh doanh sãn xuất của doanh nghiệp. Một nhà quản lí đã nhận xét “nếu
tất cả những gì anh đưa ra chỉ là hột lạc, thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên răng
kết cục anh chỉ đánh bạn với lũ khĩ và nếu cắt xén của người làm công cho ta
họ sẽ cắt xén lại ta và khách hàng của ta”

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG Ở CÁC


DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Chế độ tiền lương tại Việt Nam qua các thời kỳ

a. Theo nghị định 235/HĐBT ngày 18/9/1985: mức lương tối thiểu 220
đồng/tháng trong đó chi cho bản thân 160 đồng và chi cho con ăn theo 60
đồng. Quan hệ tiền lương chung: 1 -1,32 – 3,5. Cơ chế quản lý tiền lương;
theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà
nước. Hệ thống bảng lương: hệ thống bảng lương của công nhân sản xuất gồm
20 thang, hệ thống bảng lương chức vụ lãnh đạo của cán bộ quản lý xí nghiệp
gồm 6 bảng theo 3 cấp độ tổ chức. Hệ thống bảng lương chức vụ của cán bộ,
viên chức hành chính gồm 3 bảng. Hệ thống lực lượng vũ trang gồm 4 bảng.

b. Tháng 4 năm 1993: Nội dung cải cách lương 1993: mức lương tối
thiểu: 120000 đồng/ tháng

c. Giai đoạn hiện nay:

Mức lương tối thiểu tháng 1/2008 là 540000 đ/tháng, tháng 5/2009 là
650000 đ/tháng (theo NĐ 33/2009). Quan hệ tiền: lương tối thiểu-trung bình-
tối đa là 1-2.34-10 (chuyên gia cao cấp bậc 3). Cơ quan hành chính khoán biên
10
chế, phân cấp và giao quyền cho thủ trưởng cơ quan. Đối với đơn vị sự nghiệp
hiện hạch toán thu chi được tự chủ quản lý và sử dụng lđ, về tài chính và trả
lương. Chế độ phụ cấp lãnh đạo từ 0,1 đến 1,1 lên 0,15 đến 1,13; bổ sung chế
độ phục cấp thâm niên vượt khung.

Thang lương hiện nay: theo điều lệ 57 BLLĐ quy định; chính phủ quy
định các nguyên tắc chung: các doanh nghiệp tự xây dựng thang lương. Thang
lương cho các doanh nghiệp nhà nước do nhà nước quy định. Thông tư
28/2007/TT-BLĐTBXH khoảng cách của các bậc lương phải đảm bảo
khuyến khích để người lao động nân cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích
lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề
thấp nhất bằng 5%.

 Những ưu điểm
 Chống bao cấp, thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động.
 Tách rõ chính sách tiền lương cán bộ, công chức hành chính với cán bộ,
viên chức sự nghiệp.
 Tự chủ tài chính, về sử dụng biên chế trong các đơn vị sự nghiệp.
 Nâng cao các mức lương thấp và mức lương trung bình với đãi ngộ hợp
lý.
 Công khai minh bạch về tiền lương và thu nhập.
 Những hạn chế của chính sách tiền lương hiện nay
 Mức lương chưa đáp ứng được đời sống người lao động, mức lương tối
thiểu 650000 đ/tháng/người còn ít so với nhu cầu tiêu dùng hàng ngày
của người lao động.
 Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu không kịp thời, gánh nặng chi tiêu
cho ngân sách nhà nước.
 Chính sách tiền lương thiếu bền vững “chưa tăng lương đã tăng giá
11
 Tiền lương hầu như không theo sự thỏa thuận.
 Sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp: nhà nước, tư
nhân, có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Một số giải pháp cho vấn đề tiền lương

a. Chế độ tiền lương phải phù hợp với thực tế khách quan của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho người công nhân duy
trì sức lao động ở điều kiện bình thường

Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
nên chế độ tiền lương trong nền kinh tế này vừa mang tính chất thị trường vừa
mang tính chất XHCN. Nghĩa là chế độ tiền lương vừa chịu sự chi phối bởi thị
trường lao động, vừa chịu sự chi phối bởi nguyên tắc phân phối theo lao động.
Điều này cho thấy không nên cực đoan cho rằng tiền lương chỉ là biểu hiện bằng
tiền của giá trị hàng hóa sức lao động. Bởi lẽ, trong điều kiện hiện nay, năng
suất lao động xã hội rất thấp, sự cạnh tranh gay gắt, bộ máy quản lí cồng kềnh,
các khoản khấu trừ quá lớn nên quỷ tiền lương sẻ thấp, thậm chí khổng đủ để
duy trì cuộc sống cho bản thân người lao động. Nhưng nếu tiền lương là giá cả
của hàng hóa sức lao động thì vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ doanh nghiệp luôn
luôn muốn trả lương thấp. Vì vậy, yêu cầu cải cách chế độ tiền lương ở nước ta
hiện nay là tiền lương phải bảo đảm cho người lao động duy trì được năng lực
lao động, nuôi con cái và chi phí đào tạo cho bản thân người lao động ở điều
kiện bình thường. Điều đó đòi hỏi, trong các doanh nghiệp nhà nước, việc trả
lương vừa tuân theo cơ chế thị trường là thuận mua vừa bán sưc lao động ( tức
là phải được thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp về mức lương)
vừa đảm bảo tính chất XHCN là phân phối theo lao động nhưng mức lương
không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, tiền lương công nhân cũng không được thấp hơn lương tối thiểu do nhà
12
nước quy định. Như vậy, việc xác định lương tối thiểu là vấn đề quan trọng cần
thiết không chỉ đối với doanh nghiệp nhà nước mà còn cả doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế còn lại trong nền kinh tế quốc dân.

b. Xác định mức lương tối thiểu, khắc phục tình trạng bình quân

- Thực hiện sự trao đổi ngang giá sức lao động đã hao phí để người công
nhân duy trì được năng lực lao động, nuôi con cái và chí phí đào tạo cho
người lao động.
- Tính đúng, tính đủ những tư liệu sinh hoạt thiết yếu đáp ứng nhu cầu tự
nhiên của lao động giản đơn trong từng nghành, từng vùng nói riêng và
trong cả nước nói chung
- Bảo đảm công bằng: ở đâu có hao phí sức lao động nhiều hơn thì ở đó
có mức lương tối thiểu cao hơn
- Thường xuyên điều chỉnh mức lương tối thiểu theo mức tăng của chỉ số
giá để đảm bảo lương thực tế không bị giảm sút.
- Căn cứ vào lương tối thiểu để tính các mức lương cho các loại lao động
khác trên cơ sở một hệ thống thang, bảng lương hợp lý. Để khắc phục
tình trạng bình quân trong hệ thống thang bảng lương hiện nay, cần
giảm bớt số ngạch, số bậc.
c. Thực hiện trả lương theo lao động trong các doanh nghiệp nhà nước
nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu

Trả lương theo lao động là việc phân phối tiền lương gắn với kết quả cuối
cùng của từng người, từng bộ phận lao động

- Trả lương theo thời gian: là mức lương tính cho người i (Li) phụ
thuộc vào quỹ tiền lương của bộ phận (V), tổng số ngày công của bộ
phận, số ngày công thực tế công nhân i đã làm (ni)

13
L i=V/N x ni

- Trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán của cá nhân trực tiếp là
tính mức lương cho lao động, phụ thuộc và đơn giá tiền lương sản
phẩm hoặc lương khoán (Vđg); số lượng sản phẩm hay tiền khoán đã
hoàn thành (q). Công thức tính lương cho 1 lao động nào đó:

T= Vđg x q

Trên đây là những công thức tương trưng nói lên bản chất của phân phối tiền
lương theo lao động. Trong thực tế, khi tính tiền lương, phải lập công thức cụ
thể hơn nữa. Nếu tính toán trên đây có kết quả lớn hơn mức lương tối thiểu thì
lấy kết quả đó, nếu nhỏ hơn mức lương tối thiểu thì lấy mức lương tối thiểu để
trả cho công nhân.

14
PHẦN KẾT LUẬN
Lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác không chỉ đúng trong chủ nghĩa tư
bản mà nó còn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay. Vì thế, nghiên cứu và vận dụng lý luận hàng hóa
sức lao động và tiền công của C. Mác vào việc cải cách chính sách tiền lương
ở nước ta hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra sự đồng bộ
trong đổi mới các chính sách kinh tế - xã hội, để sự phát triển của đất nước ta
thực sự do con người và vì con người.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin (Dành
cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) của Bộ giáo dục đào tạo, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Hà Nội 2010
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin (dành cho bậc đại học –
không chuyên lý luận chính trị) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội
2019
3. https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-
/2018/17473/view_content?_contentpublisher_WAR_viettelcmsportl
et_urlTitle=ly-luan-hang-hoa-suc-lao-dong-va-tien-cong-cua-c.-mac-
--co-so-quan-trong-de-cai-cach-chinh-sach-tien-luong
4. https://luatnqh.vn/su-van-dung-ly-luan-ve-hang-hoa-suc-lao-dong-
cua-c-mac-trong-cai-cach-chinh-sach-tien-cong/

16

You might also like