You are on page 1of 31

NHÓM 1

CÔNG THỨC CHUNG


CỦA TƯ BẢN VÀ HÀNG
HÓA SỨC LAO ĐỘNG
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Nguyễn Nhã Hân - 2357060023
Trần Thị Khánh Huyền - 2357060030
Nguyễn Huỳnh Lâm - 2357060035
Hồ Tường Nhật - 2357060068
Triệu Chí Phong - 2357060075
Lương Nguyễn Nhật Thành - 2357060098
Tống Thị Thu Thảo - 2357060102
Nguyễn Minh Thư - 2357060113
Bùi Minh Trí - 2357060123
Nguyễn Thị Thanh Trúc - 2357060126
Trần Bùi Thanh Trúc - 2357060127
Phạm Mỹ Vi - 2357060131
MỞ ĐẦU

Các vấn đề

1. Công thức chung của tư bản là gì?


2. Hàng hóa sức lao động là gì?
3. Điều kiện để trở thành hàng hóa sức lao động?
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu công thức chung của tư bản?
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động?
I. Công thức chung của tư bản

• Xem xét vai trò của tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn và trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

• So sánh giữa hai công thức H-T-H với công thức T-H-T’:

+ Điểm giống nhau: cả hai sự vận động đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành; trong

mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau

là người mua và người bán.


+ Điểm khác nhau:

Lưu thông hàng hóa giản đơn Nền sản xuất TBCN

Công thức chung H-T-H T-H-T’

Trật tự hành vi Bán trước, mua sau (Bán để mua) Mua trước, bán sau (Mua để bán)

Giá trị sử dụng của hàng hóa. VD: Ông A có Giá trị lớn hơn. VD: Ông B dùng 10tr
Mục đích vận động 100kg gạo bán được 25 triệu đồng. Sau đó, A mua một chiếc xe cub đang là “mốt”,
sử dụng số tiền đó để mua 10 con heo. sau 1 tuần bán lại với giá 12tr.

Có. Kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi người Không. Sự lớn lên của giá trị là không
Giới hạn vận động
trao đổi có được giá trị sử dụng mong muốn ngừng.
⇒ Công thức chung của tư bản: T-H-T’, trong đó

T’ = T + Δt (t>0) → Δt là giá trị thặng dư.

• Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá (T’), đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu

tiên của tư bản và mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định (T).

• Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất

định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
II. Hàng hóa sức lao động

Khái niệm Thuộc tính

Điều kiện
01 Khái niệm

“Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể

một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng

mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.”

Lưu ý: hàng hoá sức lao động >< sức lao động
Điều kiện để sức lao động trở
02 thành hàng hoá sức lao động

Điều kiện 1 (điều kiện cần):


• Người lao động đó có quyền tự quyết sẽ bán sức lao

động cho ai? Với mục đích như thế nào?


Người lao động được tự do (về thân thể), có thể

bán sức lao động của mình như một hàng hoá..
• Khác với thời đại chiếm hữu nô lệ, người lao động

thuộc quyền sở hữu của chủ nô, phải làm việc theo
yêu cầu và không thể tự thoả thuận để bán sức lao
động của mình.
Điều kiện để sức lao động trở
02 thành hàng hoá sức lao động

Điều kiện 2 (điều kiện đủ) • VD: Người thợ may có máy may, vải vóc, nhà xưởng,

khách hàng, thị trường thì có thể tự mở xưởng may để


Người lao động không có đủ tư liệu sản xuất cần
không phải bán sức lao động.
thiết kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng

hoá đem bán, buộc phải bán sức lao động để nuôi • Lưu ý: có thể bán sức lao động, nhưng mỗi ngày chỉ

sống bản thân và gia đình. bán nó với 1 khoảng thời gian nhất định (8h), không
thể bán hết cả ngày => tự bán mình, khiến mình từ
người tự do trở thành nô lệ.
Điều kiện để sức lao động trở
02 thành hàng hoá sức lao động

Bản chất của việc bán sức lao động là bán quyền sử dụng sức lao động,

bản thân người lao động vẫn sở hữu sức lao động.
03 Thuộc tính

Giá trị bao gồm:

Giá trị sức lao động Giá trị sử dụng


Giá trị sức lao động

Giá trị của hàng hóa Sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức

lao động quyết định (vd: Thức ăn, quần áo, phương tiện đi lại,.. ) gồm các bộ phận sau hợp thành:

+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất sức lao động

+ Phí tổn đào tạo người lao động

+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất, tinh thần) để gia đình, nuôi con người lao động
Giá trị sức lao động

Giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử. Nhu cầu tư liệu sinh hoạt

khác nhau theo từng giai đoạn, từng khu vực.

Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Theo đúng quy tắc ngang giá trong kinh tế thị

trường, giá cả sức lao động phải phản ánh lượng giá trị trên.
Giá trị sức lao động

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động có thể thỏa mãn nhu cầu của người

mua vào quá trình sản xuất.

• Ví dụ: chủ tư bản thuê công nhận dệt vải. Giá trị sử dụng sức lao động của người công nhân dệt là kỹ

năng. năng suất lao động của người công nhân khi lao động dệt vải.
Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa ảnh bày thông thường ở chỗ: sau quá trình sử dụng, nó
không mất đi mà có thể tạo ra những hàng hóa mới có giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với
giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.

• Ví dụ: Toàn bộ số tư liệu sinh hoạt nuôi sống và duy trì sức lao động của người công nhân trong 1 tháng là

500 $ (bao gồm: thực phẩm, quần áo, y tế, giáo dục, giải trí...) Nhưng, khi làm việc cho nhà tư bản, người công
nhân có thể tạo ra giá trị gia tăng vào sản phẩm là 800 $.Chênh lệch 300$ giữa 800 $ và 500$ chính là giá trị
thặng dư nhà tư bản chiếm đoạt.
Giá trị sử dụng

Đây là tính năng đặc biệt mà không hàng hóa thông thường nào có được. Đây cũng chính là chìa khóa chỉ rõ

nguồn gốc của giá trị thặng dư do đâu mà có.


III. Ý nghĩa nghiên cứu

Ý nghĩa nghiên cứu công thức chung tư bản

Ý nghĩa nghiên cứu hàng hóa sức lao động


Ý nghĩa nghiên cứu công thức chung tư bản

Khi nghiên cứu công thức chung tư bản

⇒ Hiểu rõ hơn về quá trình lưu thông và sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế tư bản, cùng với vai trò của tư

bản trong việc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nó giúp chúng ta nhìn thấy sự khác biệt giữa công nhân và tư

bản, và vai trò thể hiện giá trị thặng dư của tư bản.
Ý nghĩa nghiên cứu công thức chung tư bản

Tổng quan, công thức chung của tư bản là một khái niệm

quan trọng trong lĩnh vực kinh tế học, giúp chúng ta hiểu

được cách hoạt động của tư bản trong quá trình lưu thông

và sản xuất hàng hóa, cũng như vai trò của tư bản trong

việc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.


Ý nghĩa nghiên cứu công thức chung tư bản

Trong lĩnh vực kinh tế, hiểu biết về công thức chung của tư bản giúp ta phân tích và đánh giá

hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty. Đồng thời, nó cũng giúp ta nắm bắt được cơ chế

làm giàu trong xã hội tư bản, đặc biệt là sự tích lũy và tái sinh vốn.
Ý nghĩa nghiên cứu công thức chung tư bản

Trong lĩnh vực chính trị, hiểu biết về công thức

chung của tư bản giúp ta nhìn nhận được quan hệ

quyền lực và sự phân cấp trong xã hội.


Ý nghĩa nghiên cứu công thức chung tư bản

Ngoài ra, công thức chung của tư bản còn là cơ sở cho việc nghiên cứu và xây dựng các lý thuyết kinh tế và chính

trị. Qua công thức này, chúng ta có thể phân tích và giải thích các hiện tượng kinh tế và xã hội, từ đó tạo ra các

kiến thức và khái niệm quan trọng trong lĩnh vực này.
Ý nghĩa nghiên cứu công thức chung tư bản

Vì vậy, hiểu biết về công thức chung của tư bản không chỉ giúp ta hiểu rõ về cơ bản của kinh tế và chính trị, mà

còn giúp ta phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế và công bằng xã hội.
Ý nghĩa nghiên cứu hàng hóa sức lao động

• Là cơ sở để nghiên cứu về thị trường sức lao động, thị trường của một loại hàng hóa đặc

biệt liên quan trực tiếp đến con người.

• Là cơ sở để nắm bắt quy luật vận động của tiền lương. Từ đó điều chỉnh và giải quyết các

vấn đề liên quan đến tiền lương - biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của

sức lao động mà người sử dụng lao động (nhà nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người

cung ứng sức lao động, tuân theo các quy luật của thị trường sức lao động và pháp luật của

nhà nước.
Ý nghĩa nghiên cứu hàng hóa sức lao động

Cơ sở để nhà nước có các chính sách ban hành nhằm chăm

lo và cải thiện đời sống của người lao động.


Ý nghĩa nghiên cứu hàng hóa sức lao động

Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng phản ánh mức độ cần thiết của lao động để sản xuất một sản

phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Điều này thể hiện rõ trong quá trình định giá và trao đổi của hàng hóa sức lao

động trên thị trường. Sự biến đổi trong giá trị hàng hóa sức lao động phản ánh sự thay đổi của môi

trường kinh tế và xã hội.


Nguồn tài liệu tham khảo
• https://tuoitre.vn/chu-tich-quoc-hoi-thong-tin-moi-nhat-viec-chuan-bi-cai-cach-tien-luong-
20240401084433273.htm
• https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Trang-chu/post/202811/y-nghia-hoc-thuyet-gia-tri-
thang-du-doi-voi-nuoc-ta-hien-nay
• https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/316431/
CVv168S5822021046.pdf
• https://tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/17473/view_content
• https://m.loigiaihay.com/cong-thuc-chung-cua-tu-ban-ch65-c126a20473.html
MINIGAME
CODE: 82285290
Nhóm 1

Cảm ơn
Thầy và các bạn vì
đã chú ý lắng nghe!

You might also like