You are on page 1of 5

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Khái niệm → Phân tích (Hình thức + bản chất) → Kết luận
Chương 1: Đối tượng, Phương pháp nghiên cứu và Chức năng của KTCT
Mác - Lênin
- Một số thuật ngữ kinh tế: Luận điểm kinh tế; Tư tưởng kinh tế; Lý luận
kinh tế (Lý thuyết kinh tế); Học thuyết kinh tế; Trường phái kinh tế.
+ Luận điểm kinh tế (khái niệm): Là lời lập luận, là một quan niệm
về một khía cạnh nhỏ kinh tế nào đó. VD: Đồng bào miền núi rất
thích mặc quần áo có màu sắc rực rỡ. Câu ?: Những luận điểm
kinh tế dưới góc độ quản lý kinh tế thì có hữu ích gì không? Trả
lời: Có hữu ích vì: Bản thân là chủ một doanh nghiệp sản xuất vải,
sợi thì phải tìm hiểu xem đồng bào miền núi thích những loại màu
sắc rực rỡ nào, từ đó sản xuất ra vải, sợi theo những màu sắc đó để
đáp ứng nhu cầu đồng bào miền núi.
+ Tư tưởng kinh tế: Bao gồm nhiều luận điểm kinh tế. Các luận
điểm kinh tế này không quan hệ mật thiết với nhau. Tức là: Các
luận điểm kinh tế này rời rạc, chỉ cần nghiên cứu một cái thì có thể
hiểu những cái còn lại. Không phải luận điểm kinh tế này sinh ra
luận điểm kinh tế kia. VD: Vì sao gọi là Tư tưởng HCM mà không
phải là Lý luận hay Học thuyết? Bởi vì HCM đưa ra những luận
điểm rời rạc, có thể thông qua một luận điểm này mà hiểu những
cái còn lại, và luận điểm mà HCM đưa ra rất nổi tiếng trên thế giới
được nhiều người công nhận.
+ Lý luận kinh tế (Lý thuyết kinh tế): Bao gồm nhiều luận điểm
kinh tế. Các luận điểm kinh tế này liên hệ mật thiết với nhau. Tức
là: Muốn hiểu kinh tế này trước hết phải hiểu kinh tế kia; Luận
điểm kinh tế này sinh ra luận điểm kinh tế kia.
+ Học thuyết kinh tế: Bao gồm nhiều lý luận kinh tế. Các lý luận
kinh tế này liên hệ mật thiết với nhau. Tức là: Muốn hiểu lý thuyết
kinh tế này trước hết phải hiểu lý thuyết kinh tế kia; Lý thuyết kinh
tế này sinh ra lý thuyết kinh tế kia.
+ Trường phái kinh tế: Bao gồm nhiều học thuyết kinh tế quan hệ
mật thiết với nhau. Cùng nghiên cứu về một lĩnh vực lớn kinh tế
nào đó. VD: Trường phái trọng thương: Bao gồm nhiều học thuyết
kinh tế, coi trọng thương nghiệp; Trường phái trọng nông: coi
trọng sản xuất hàng hóa. Học thuyết kinh tế MLN là xương sống
còn Học thuyết kinh tế tư bản chủ nghĩa là xương sườn.
Phân biệt Định nghĩa với Khái niệm
+ Giống nhau: Là lời lập luận nhằm xác định một sự việc, hiện tượng
nó là nó, nó không phải là cái khác.
+ Khác nhau: Đối với sự việc, hiện tượng có thể cân, đo, đong, đếm
được thì dùng thuật ngữ “định nghĩa”. Còn đối với sự việc, hiện
tượng không thể cân, đo, đong, đếm được mà phải tư duy cao độ
mới hiểu được thì dùng thuật ngữ “khái niệm”.
- {Thuật ngữ, Danh từ, Phạm trù} → giống nhau
Chương 2: Hàng hóa, Thị trường và vai trò của Các chủ thể tham gia thị
trường:
I. Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa:
1) Sản xuất hàng hóa
a) Khái niệm sản xuất hàng hóa
- Là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản
phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
- SX tự cấp tự túc (SX tự nhiên): Là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do
lao động làm ra nhằm thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất.
- SX hàng hóa: Là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra
sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
chính mình mà để trao đổi, mua bán. → Gắn với nền kinh tế thị trường.
b) Điều kiện ra đời của SXHH
- Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:
Một là, phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của
những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. → Nhu cầu
trao đổi.
=> Hậu quả: Phân công lao động → Mỗi người chỉ SX (1 hoặc 1 số SP)
nhất định → Nhưng nhu cầu của họ yêu cầu nhiều loại SP khác nhau →
Những người SX phải trao đổi sản phẩm với nhau (Trao đổi dưới hình
thức hàng hóa)
Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Đã xác định ai sở hữu về TLSX cũng chính là người sở hữu sản phẩm lao
động.
Làm cho mỗi người SX phụ thuộc vào nhau → nhu cầu cần trao đổi mua
bán trên thị trường.
Ở Việt Nam hiện nay tồn tại khách quan 2 điều kiện trên, nên Kinh tế
hàng hóa (KTHH) tồn tại là tất yếu hợp quy luật.
→ Là nền sản xuất hàng hóa (nền SX ở VN)
Điều này làm cho những người sản xuất độc lập với nhau có sự tách biệt
về lợi ích. C.Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc
lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những
hàng hóa”. Nó là điều kiện đủ để nền SXHH ra đời và phát triển.
Trong lịch sử, điều này xuất hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về sở
hữu.
Khi còn sự tồn tại của hai điều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý
chí chủ quan mà xóa bỏ nền SXHH. Việc cố tình xóa bỏ nền SXHH sẽ
làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng. Với ý nghĩa đó, cần
khẳng định, nền SXHH có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự
cấp, tự túc.
SX tự nhiên SX hàng hóa
Mục đích: Thỏa mãn nhu cầu của Trao đổi mua bán
người SX
Phân công tự nhiên về lao động: Phân công xã hội về lao động:
dựa trên tuổi tác, giới tính chuyên môn, nghề nghiệp, sở thích
Phân phối trực tiếp, hiện vật, bình Phân phối gián tiếp, theo giá trị và
quân hiện vật.
Chu trình kinh tế “đóng” Chu trình kinh tế “mở”
Năng suất thấp, của cải tích lũy ít Năng suất cao, của cải tích lũy
nhiều

● Sơ đồ biểu thị phân loại công cụ lao động và tiêu dùng


(1)Công Thủ công
tác thô sơ
(2)Truyền lực Thủ
công
(3)Phát lực Máy cơ
khí
Công cụ
lao động (4)Điều khiển (Điện tử-CNTT)-2 loại
hiện đại (i)đơn giản
(4 bộ
phận
hợp Tự động
thành) hóa
Bán tự (đỉnh
động cao là
người
(ii) điều khiển phức tạp máy)

II. Hàng hóa:


a. Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa:
- Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
+ Phân biệt trao đổi với mua bán: trao đổi là thời chưa dùng tiền;
mua bán là thời đã dùng tiền.
+ Vật phẩm > Sản phẩm > Hàng hóa
- Hai thuộc tính của HH:
(1) Giá trị sử dụng của sản phẩm: Là biểu hiện thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
nào đó của con người. (Bán cho người khác ăn, có thể là HH mà cũng có
thể không phải là hàng hóa).
(2) Giá trị sử dụng của hàng hóa: (Khái niệm) Là biểu hiện thỏa mãn tiêu
dùng nào đó của con người; Phải thông qua mua bán mới tiêu dùng.
Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng đều là HH. (VD: không
khí, nước suối, rau rừng, quả dại, … - đều có GTSD nhưng không phải là
HH). Như vậy, muốn trở thành HH thì GTSD của 1 vật phải là vật được
sản xuất ra để mua bán, trao đổi, tức là vật đó có giá trị trao đổi. Trong
nền kinh tế HH, GTSD là vật mang giá trị trao đổi.
+ Hình thức: Biểu hiện bên ngoài: GTSD của SP nói chung và GTSD
của HH nói riêng đều do con người làm ra (VD: ghế gỗ → GTSD
để ngồi → Do con người làm ra).
+ Bản chất: Cội nguồn xuất phát điểm GTSD của HH: Bất kì GTSD
nào là do bản thân nó sẵn có, con người không tạo ra được. Chỉ khi
trí tuệ của con người càng cao thì sẽ phát hiện ra GTSD sẵn có của
nó. (VD: Gạo có thể nấu thành cơm, cũng có thể làm nguyên liệu
ngàng rượu, bia hay chế biến cồn y tế).
+ Tiểu kết:

You might also like