You are on page 1of 2

NHÓM OPEA

Câu 1: Lao động và sức lao động có phải là một không? Có khi nào có sức
lao động mà không lao động không?
Ý 1: Sức lao động là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít.
Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh
thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó
đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động
là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình
sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao
động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động
trong hiện thực.
Ý 2: Đúng bởi vì sức lao động chỉ toàn bộ năng lực thể chất trí tuệ tồn tại trong
cơ thể. Ví dụ một người có trí tuệ năng lượng thể chất có thể khắc một tượng gỗ
nhưng muốn người đó lao động biến đổi một khúc gỗ vô giá trị thành nghệ thuật
thì còn tùy vào ng đó có muốn hay không.
Câu 2: Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa?
Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng đều là yếu tố hàng đầu của quá trình
lao động sản xuất. Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá.
Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá khi có hai điều kiện sau: - Một là người
lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động
của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá,
nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán. Muốn vậy, người có sức
lao động phải có quyền sở hữu năng lực của mình. Việc biến sức lao động thành
hàng hoá đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô và chế độ phong kiến. - Hai
là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành lao
động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động mới buộc phải bán sức
lao động của mình, vì không còn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng
thời hai điều kiện nói trên tất yếu đẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng
hoá.
Câu 3: Gía trị hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử được
hiểu như thế nào?
 Giá trị hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh thần
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích thỏa mãn
nhu cầu của người mua.
- Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được
giá trị lớn hơn.giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao
động được thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động.
 Giá trị hàng hóa sức lao động mang yếu tố lịch sử:
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
- Sức lao động chỉ tổn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất
ra năng lực đó người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt
nhất định.
- Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động
sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt ấy.
Câu 4: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động giống và khác giá trị sử
dụng của các hàng hóa thông thường ở điểm nào?
 Giống nhau :
+ Đó là thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thông qua trao đổi - mua bán
+ Đều được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết
+ Đều chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động nghĩa là khi con
người sử dụng hay tiêu dùng
 Khác nhau :
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động :
+ Trong khi sử dụng , không những giá trị được bảo tồn mà còn tạo ra giá trị
mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
+ Giá cả nhỏ hơn giá trị
+ Là nguồn gốc của giá trị thặng dư
+ Là hàng hóa đặc biệt chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người; người mua
có quyền sử dụng nhưng không được quyền sở hữu
+ Bao hàm cả yếu tố tinh thần lẫn lịch sử
- Giá trị sử dụng của hàng hóa thông thường :
+ Sau một thời gian sử dụng thì giá trị sử dụng đều tiêu biến
+ Giá cả và giá trị có thể tương đương nhau
+ Là nguồn gốc của giá trị trao đổi ( biểu hiện của của cải)
+ Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau
+ Mang yếu tố vật chất

You might also like