You are on page 1of 4

Câu 2: Gỉa định vị trí của người mua hàng hóa sức lao động, hãy

thảo luận rõ hai thuộc tính hàng hóa sức lao động và đồng thời lý
giải về vai trò của người lao động làm thuê đối với hoạt động của
doanh nghiệp do mình sở hữu? Nếu giả định vốn kinh doanh cần
đi vay, hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian thương mại và mặt
bằng sản xuất đi thuê, vậy doanh nghiệp có trách nhiệm gì với
những chủ thể này?
2.1 Khái niệm sức lao động và hàng hóa sức lao động:
- Sức lao động là gì?
+ Sức lao động theo quan điểm của triết học Mác là toàn bộ năng
lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một
con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản
xuất ra một giá trị thặng dư nào đó.
+ Hay nói cách khác, sức lao động mà khả năng lao động của mỗi
người trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay lực lượng sản xuất
sáng tạo chủ yếu của xã hội. Sức lao động là khả năng lao động còn
5
lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong quá trình làm việc.
-Hàng hóa sức lao động là gì?
- Hàng hóa sức lao động là kết quả của một quá trình lao động trong
một khoảng thời gian nhất định. Hàng hóa sức lao động được tạo
thành khi xảy ra các điều kiện sau:
+ Người lao động được tự do sử dụng sức lao động của mình để trao
đổi lấy một giá trị khác như tiền hoặc một loại hàng hóa nào đó.
+ Hoặc bản thân người lao động không thể tự sản xuất kinh doanh
nên phải bán sức lao động để phục vụ mục đích tồn tại và sống.
-Khi hai điều kiện trên tồn tại song song thì sức lao động sẽ trở thành
hàng hóa như một điều kiện tất yếu.
2.2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
- Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính chính, đó là giá trị hàng
hóa và giá trị sử dụng.
- Gía trị hàng hóa sức lao động:
- Giống như các hàng hóa khác, giá trị hàng hoá sức lao động cũng
do thời gian lao động xã hội cần thiết để xuất và tái sản xuất sức lao
động quyết định.
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao
động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống
của công nhân làm thuê và gia đình họ.
- Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ
nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn
cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn
minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân
và cả điều kiện địa lý, khí hậu.
- Gía trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu
dùng (sử dụng) sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra
một hàng hóa, một dịch vụ nào đó.
- Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức
lao động là giá trị thặng dư
Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao
động. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công
thức chung của tư bản.
2.3 Vai trò của người làm thuê đối với hoạt động của doanh nghiệp do
mình sở hữu
- Người lao động là yếu tố quyết định lực lượng sản xuất.
- Trên cơ sở tư liệu sản xuất của doanh nghiệp, người lao động có vai
trò quyết định tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp và là nguồn gốc
cho sự giàu có của chủ doanh nghiệp.
- Người bán sức lao động phải biết bảo vệ lợi ích của bản than trong
qun hệ lợi ích của người mua hàng hóa sức lao động.
- Người lao động làm thuê phải chấp hành nghiêm chỉnh quy trình, kỷ
luật lao động, có trách nhiệm với doanh nghiệp để sản xuất ra hàng hóa
ngày càng nhiều, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Người lao động là yếu tố quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của
công ty.
- Người lao động đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động.
- Với sự năng động và sáng tạo, đặc biệt là thế hệ người lao động trẻ sẽ
giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc tiếp thu cái mới, nhạy bén
trong việc học hỏi và nâng cao trí thức.
2.4 Nếu giả định vốn kinh doanh cần đi vay, hàng hóa được tiêu thụ bởi
trung gian thương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê, vậy doanh nghiệp
có trách nhiệm gì với những chủ thể này?
- Vốn kinh doanh cần đi vay: phải trả lợi tức cho người cho vay
+ Lợi tức là 1 phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải trả
cho người cho vay.
+ Tư bản cho vay là 1 khái niệm của Kinh tế Mác-Lênin và tư bản tiền
tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng
trong thời gian nhất định để nhận được số tiền nào đó (gọi là lợi tức).
+ Nguồn lợi tức là do thành quả lao động của những nô lệ, nông nô và
thợ thủ công
-Hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian thương mại: chủ doanh nghiệp
phải trả lợi nhuận cho thương nghiệp. Lợi nhuận thương nghiệp là 1
phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản
công nghiệp thường cho tư bản thương nghiệp để tư bản thương nghiệp
bán hàng cho mình.
- Nguồn gốc bản chất của lợi nhuận thương nghiệp: Việc tạo ra giá trị
thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn để khác nhau. Lĩnh vực
lưu thông cũng như hoạt động của các nhà tư bản thương nghiệp đúng là
không tạo ra được giá trị thặng dư, nhưng do vị trí, tầm quan trọng của
lưu thông đối với sự phát triển của sản xuất và tái sản xuất nên các nhà
tư bản thương nghiệp vẫn được tham gia vào việc phân chia giá trị thặng
dư cùng với các nhà tư bản công nghiệp và phần giá trị thặng dư mà các
nhà tư bản thương nghiệp
được chia chính là lợi nhuận thương nghiệp.
- Mặt bằng sản xuất phải đi thuê: chủ doanh nghiệp phải trả địa tô cho
chủ đất
+ Địa tô là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi lợi
nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông
nghiệp phải trả cho chủ ruộng đất.

You might also like