You are on page 1of 2

a.

Người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao
động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất
định.

*Giải thích: Người có sức lao động phải có quyền sỡ hữu năng lực
của mình. Do đó mới có khả năng chi phối sức lao động của mình. Sức
lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do
bản thân con người có sức lao động đưa ra bán.
Phải đảm bảo không tồn tại mối quan hệ chiếm hữu nô lệ hay chế
độ phong kiến để sức lao động có thể trở thành một loại hàng hoá.

b. Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng
ra tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho
người khác sử dụng.

*Giải thích: Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không
thể tự tiến hành lao động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động
mới buộc phải bán sức lao động của mình, vì không còn cách nào khác để
sinh sống. Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu đẫn đến chỗ
sức lao động biến thành hàng hoá.
a. Giá trị của hàng hoá sức lao động:
- Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác
được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.
Gồm 3 bộ phận hợp thành:
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất, tinh thần) cho
người lao động để tái sản xuất sức lao động;
+ Chi phí đào tạo người lao động;
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cho gia đình
người lao động.

- Khác với hàng hoá thông thường, hàng hoá sức lao động còn bao
hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử,
*Giải thích: Vì sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của
con người (con người là chủ thể). Để sản xuất và tái sản xuất ra
năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu
sinh hoạt nhất định phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước,
từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào
điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả điều kiện địa
lý, khí hậu...

You might also like