You are on page 1of 4

Câu 9: Phân tích hàng hóa sức lao động?

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề


này ở nước ta hiện nay?

* Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại
trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Gồm 2 yếu tố cơ bản:
 Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức
lao động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định
 Thứ hai, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng
ra tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người
khác sử dụng.

* Hai thuộc tính của hàng hoá SLĐ:

- Giá trị hàng hóa sức lao động:


+ Do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động
quy định.
+ Nó được xác định bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh
thần cần thiết để duy trì đời sống bình thường với những phí tổn đào tạo để người
công nhân có một trình độ nhất định.
+ Giá trị hàng hóa sức lao động mang tính lịch sử và tinh thần

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:


+Là thỏa mãn nhu cầu của người mua, tức là mua để tiêu dùng vào quá trình lao
động.
+ Khác với hàng hóa thông thường, quá trình sử dụng hàng hóa sức lao động có thể
tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó -> là điểm khác biệt và là
chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn cơ bản của CNTB

*Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này ở nước ta:


-Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sức lao động là hàng hóa, cho nên việc xây
dựng thị trường sức lao động là tất yếu
-Phát triển nền KTTT định hướng XHCN là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của Đảng ta
-Thực hiện đường lối mới, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần -> tạo điều
kiện để các ngành phát triển, tạo việc làm
-Người sử dụng lao động được khuyến khích làm giàu hợp pháp, nên đẩy mạnh
đầu tư tạo việc làm
-Cơ hội việc làm được tăng lên và ít bị ràng buộc bởi các nguyên tắc hành chính và
ý chí chủ quan của Nhà nước.
-Theo Luật Lao động, Nhà nước đã chuyển hẳn từ cơ chế quản lý hành chính về
lao động sang cơ chế thị trường-> góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng
đất nước và ổn định xã hội trong thời gian qua
…..

Câu 10: Vì sao sức lao động lại là hàng hóa đặc biệt ?

* Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại
trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất
*Có 2 thuộc tính:
-Giá trị hàng hóa sức lao động:
+Giá trị được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt
để tái sx ra sức lao động
+Bao gồm: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất, phí hao tổn đào tạo
người lao động, giá trị hàng hóa mang tính lịch sử-tinh thần(điểm đặc biệt khác với
hàng hóa thông thường)
-Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động:
+Là thỏa mãn nhu cầu của người mua, tức là mau dể tiêu dùng vào quá trình lao
động
VD: muốn làm đc nhận làm nhân viên ngân hàng thì phải đáp ứng yêu cầu là có
ngoại ngữ, biết sd kĩ năng văn phòng,…

Câu 11: Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong chủ nghĩa
tư bản. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này?

*Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:


Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, ngày lao động là thời gian công nhân làm việc gồm
hai phần là thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư ở xí nghiệp
của nhà tư bản.

-Giá trị thặng dư tuyệt đối :


+ Khái niệm: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá
thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời
gian lao động tất yếu không thay đổi.
+ Để có nhiều giá trị thặng dư, ng mua hh SLĐ phải tìm đủ mọi cách để kéo dài
ngày lao động và tang cường độ lao động

-Giá trị thặng dư tương đối:


+ Khái niệm: giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu, do
đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động ko đổi thậm
chí còn rút ngắn
+ Để rút nắng thời gian lao động thì phải giảm giá trị SLĐ, phải tăng năng suất lao
động trong các ngành sx ra tư liệu sinh hoạt và TLSX

=> So sánh hai phương pháp:


Tiêu chí khác biệt Sx GTTD tuyệt đối Sx GTTD tương đối
Thời gian lao động Giữ nguyên Giảm xuống
tất yếu
Giá trị sức lao Không đổi Giảm xuống
động
Biện pháp Kéo dài thời gian LĐ hoặc Tăng NSLĐ
tăng CĐLD
Thời gian áp dụng Giai đoạn đầu của CNTB Giai đoạn đại công nghiệp cơ
chủ yếu khí phát triển

- Giá trị thặng dư siêu ngạch :


+ Khái niệm: là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn
các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thi trường
của nó.
+Giá trị thặng dư siêu ngạch trong xí nghiệp là hiện tượng tạm thời còn trong xã
hội là thg xuyên. Giá rị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các
nhà tư bản đổi mới
+Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng
dư tương đối vì chúng có một cơ sở chung: Chúng đều dựa trên cơ sở tăng
năng suất lao động
* Ý nghĩa :
+ Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất tư bản chủ nghĩa thì các phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư có tác dụng mạnh mẽ, kích thích các cá nhân và tập thể người lao
động ra sức cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý sản xuất, tăng năng suất lao động, lực
lượng sản xuất phát triển nhanh

Câu 12:(Trong giáo trình câu 21-trang 44)

Câu 13:(Trong giáo trình câu 22, 24-trang 46, 48)

You might also like