You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THI GIỮA KỲ


Tên học phần : Kinh tế chính trị Mác Lênin
Học kỳ II năm học 2022-2023

Tên nhóm: Nhóm 4 (5/5) Khối/Lớp: K61CLC7


Mã lớp: 207 Ngày thi: 03/03/2023
Ca thi: 16:30 - 17:15 Số trang bài làm: 7

Điểm bài thi (bằng số) Điểm bài thi (bằng chữ)

Chữ ký của giáo viên chấm thi 1 Chữ ký của giáo viên chấm thi 2

Thành viên:

STT MSSV HỌ VÀ TÊN

1 2212585016 Phạm Ngọc Minh


2 2211585006 Lê Nguyễn Thanh Luân
3 2213585033 Trần Nguyễn Trà My
4 2213585032 Hồ Thị Tuyết Mai
5 2213585035 Nguyễn Phương Bảo Ngọc
BÀI LÀM
Câu 1:
a) Để vận dụng nội dung kiến thức về hàng hóa sức lao động, chúng ta cần phải
hiểu khái niệm hàng hóa sức lao động:
- Theo Các Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những
năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người
đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một
giá trị sử dụng nào đó.”
- Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Một, người lao động được tự do về thân thể
+ Hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết
để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán,
cho nên họ phải bán sức lao động.
Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là giá cả của hàng hóa sức lao
động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, nhưng biểu hiện ra bên
ngoài như là giá cả của lao động, vì:
- Công nhân bán quyền sử dụng sức lao động, không bán quyền sở hữu sức lao
động. Vì thế, công nhân sau khi lao động cho nhà tư bản, lại sử dụng sức lao
động đó cho bản thân mình và gia đình. Cho nên tiền công được trả cho lao
động mà công nhân lao động cho nhà tư bản.
- Lao động là phương tiện kiếm sống của công nhân, công nhân phải lao động
cho nhà tư bản thì mới có tiền công, cho nên tiền công được trả cho lao động.
- Công nhân chỉ nhận được tiền công sau khi đã lao động cho nhà tư bản, nếu
không lao động cho nhà tư bản thì nhà tư bản chưa trả công cho công nhân.
Có hai hình thức cơ bản của tiền công:
- Tiền công tính theo thời gian: là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít
hay nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tuần, tháng)
dài hay ngắn.
- Tiền công tính theo sản phẩm: số lượng tiền công phụ thuộc vào số lượng sản
phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất
ra hoặc số lượng công việc đã hoàn thành
Theo Shark Phú: “Hợp đồng quy định rõ bạn làm cho tôi 8 tiếng/ngày thì
bạn được 10 triệu đồng, đấy là bạn đang 'bán' sức lao động cho tôi - một người sử
dụng lao động, với giá 10 triệu. Mấu chốt là thế, tiền chỉ là vật ngang giá, quy đổi
mọi thứ ra một đại lượng chung cho dễ trao đổi mà thôi.”
Trang 2 - Nhóm 4 K61CLC7
Như vậy, Shark Phú quan niệm tiền lương là tiền công tính theo thời gian lao
động của công nhân, trong đó, đơn vị thời gian được tính là giờ. Nguồn gốc chính
của tiền công chính là hao phí sức lao động của công nhân tự trả cho mình thông
qua sổ sách của người mua hàng hóa sức lao động. Vì sau một khoảng thời gian
làm thuê, công nhân sẽ được trả một khoản tiền công và chính công nhân cũng hiểu
nhầm là do người mua sức lao động trả công cho mình nhưng thực chất, đó là giá
trị mới do hao phí sức lao động của công nhân tạo ra.
Thực chất, tiền công chính là do công nhân tự trả lương cho mình, bởi vì
trong giá trị lao động công nhân đã tạo ra được lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá
trị bản thân, và người lao động chỉ nhận được tiền công sau khi đã lao động. Mặc
dù biểu hiện bên ngoài như nhà tư bản trả công, nhưng thực chất nhà tư bản chỉ ứng
trước tiền công cho công nhân, còn nói công nhân tự trả lương cho mình vì giá trị
mới đã được kết tinh vào trong sản phẩm, nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản
xuất, sở hữu sản phẩm, nên sau khi bản sản phẩm, nhà tư bản đã bù đắp lại được
phần tiền trả công cho công nhân.
Do đó, thực chất công nhân tự trả lương cho mình. Chính vì vậy, việc Shark
Phú gọi bản thân là “người sử dụng lao động” cũng như đặt cụm từ “bán sức lao
động” vào ngoặc kép đã phản ánh được nhận thức của ông về các bản chất của tiền
công: Công nhân chỉ bán quyền sử dụng sức lao động, lao động là phương tiện
kiếm sống của công nhân và công nhân chỉ nhận được tiền công sau khi đã lao
động.
Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, vì thế muốn có
tiền lương cao, công nhân phải nâng cao giá trị sức lao động của mình, muốn nâng
cao giá trị sức lao động, thì phải nâng cao thể lực, trí lực, kiến thức ngành nghề sâu,
kinh nghiệm sản xuất của mình để đáp ứng yêu cầu của công việc, phải có trí lực,
có kiến thức ngành nghề sâu để đáp ứng được đòi hỏi của người tuyển dụng lao
động, phải có kinh nghiệm sản xuất trong ngành nghề để làm việc có hiệu quả.
Theo Shark Phú: “Bản chất lương là phản ánh giá trị sức lao động, và được
ghi rõ trên hợp đồng. Mức lương khác nhau là do mỗi cá nhân sở hữu kinh nghiệm,
kỹ năng và kiến thức khác nhau.”
Rõ ràng rằng, Shark Phú khẳng định tiền chỉ là vật ngang giá để quy đổi
hàng hóa sức lao động thành một đại lượng chung để dễ trao đổi, còn mức cao thấp
của tiền lương là dựa trên giá trị sức lao động (kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng)
mà nhân viên có thể ứng dụng và công việc để tạo ra giá trị cho người mua sức lao
động. Muốn nhận được mức lương cao, người lao động cần tập trung vào việc học

Trang 3 - Nhóm 4 K61CLC7


tập, rèn luyện trên cả ba phương diện của giá trị sử dụng sức lao động để nâng cao
giá trị sức lao động của mình.
Shark Phú nhận định: “Khác với lương, thưởng xuất phát từ phần vượt trội
hơn trong kết quả làm việc hoặc nếu không thì chính bản thân người chủ đã trích
một phần lợi ích của mình để thưởng cho bạn. Nghĩa là nếu bạn làm được 1 sản
phẩm thì chỉ tính vào lương nhưng nếu tăng lên 1,2 sản phẩm thì được tính là
thưởng. Hoặc bạn sản xuất ra sản phẩm hết 8 đồng chi phí thay vì bình thường là
10 đồng; phần thặng dư 2 đồng tăng thêm chính là phần được dùng để bỏ vào quỹ
thưởng.”
Qua đó, Shark Phú cho rằng tiền thưởng được tạo thành dựa trên phần dôi ra
trong quá trình thực hiện và sản xuất ra sản phẩm, hay còn gọi là giá trị thặng dư.
Nếu hiệu suất công việc của nhân viên cao hơn so với dự định, có nghĩa là tạo thêm
giá trị cho người mua sức lao động, khiến cho số lượng sản phẩm hoàn thành sớm
so với mong đợi và tạo ra hiệu quả công việc cao.
Điều đó có nghĩa là phần giá trị mới được tạo ra sẽ làm tăng phần giá trị
thặng dư cho công ty và người mua sức lao động. Cũng nhờ vậy, nhân viên đã
chứng tỏ được giá trị sức lao động của bản thân là cao hơn so với những gì người
mua sức lao động mong đợi. Khi đó, tiền công đã không còn là vật ngang giá với
giá trị mà nhân viên tạo ra. Vì vậy, tiền thưởng là khoản cần có để tạo sự cân bằng
giữa giá trị sức lao động mà nhân viên tạo ra so với khoản tiền lương mà họ nhận
được.
b) Cách mạng Công nghệ 4.0 đã mang đến những thay đổi to lớn đối với cách
chúng ta sống và làm việc. Nó đã đem lại những công nghệ mới như trí tuệ
nhân tạo, người máy và Internet kết nối vạn vật, những công nghệ đã thay
đổi cách chúng ta sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Mặc dù vậy, hàng hóa sức
lao động vẫn là hàng hóa đặc biệt trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0,
nhưng bản chất của hàng hóa đó đã thay đổi. Điều đó được thể hiện rõ trong
2 thuộc tính sau: giá trị và giá trị sử dụng
● Thuộc tính giá trị:
- Được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.
- Điều kiện để tái sản xuất sức lao động là bản thân người lao
động phải được đáp ứng trong việc tiêu dùng, đó là sử dụng
một lượng tư liệu sinh hoạt nhấtđịnh. Bên cạnh đó, người lao
động buộc phải được thỏa mãn về những nhu cầu cơ bản nhất
định của gia đình và con cái của họ

Trang 4 - Nhóm 4 K61CLC7


- Hàng hóa sức lao động còn được hình thành bởi con người với
những nhu cầu phức tạp và đa dạng, về cả vật chất lẫn tinh thần
theo quá trình phát triển của xã hội. Theo đó, công nhân không
chỉ có nhu cầu đáp ứng về vật chất mà còn cần đáp ứng những
nhu cầu về tinh thần như: giải trí, được khuyến khích, được tôn
trọng,… Và như một lẽ dĩ nhiên, những nhu cầu này luôn thay
đổi và phát triển theo thời gian và sự phát triển của xã hội. Bên
cạnh các yếu tố về vật chất, hàng hoá sức lao động còn bao hàm
cả văn hoá và lịch sử
- Khi công nghệ tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp yêu cầu
người lao động có kỹ năng vận hành và bảo trì máy móc và
phần mềm điều khiển quy trình sản xuất. Điều này đã dẫn đến
sự thay đổi trong loại công việc có sẵn trong ngành sản xuất, với
sự chú trọng nhiều hơn vào các vị trí có tay nghề cao như kỹ sư
phần mềm và nhà phân tích dữ liệu. Dù vậy, sức lao động của
con người vẫn đáp ứng đủ và không ngừng phát triển để theo
kịp sự tiến hóa của cuộc cách mạng này. Bởi vì bất cứ thời kỳ
phát triển xã hội nào, con người cũng là yếu tố trung tâm. Thế
giới trải qua nhiều cuộc cách mạng kỹ thuật và lần nào con
người cũng bị đặt trước nguy có mất việc, nhưng điều đó đã
không xảy ra nhờ vào khả năng thích ứng với những công việc
mới ra đời.
=> Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt vì bản thân nó
khác với bất kỳ loại hàng hoá nào khác.
● Thuộc tính giá trị sử dụng:
- Bất kỳ một loại hàng hoá nào, giá trị của nó đều được biểu hiện trong
quá trình lao động của người công nhân. Phần lớn hơn là giá trị thặng
dư.
=> Hàng hóa sức lao động có thuộc tính: nguồn gốc sinh ra giá trị.
- Với hàng hoá sức lao động, giá trị của hàng hoá sức lao động được
biểu hiện trong quá trình sử dụng là giá trị của nó không những được
bảo tồn mà còn tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng
hóa sức lao động. Trong khi đó, giá trị sử dụng của hàng hoá thông
thường sẽ mất đi sau quá trình tiêu dùng, sử dụng.
- Giá trị sử dụng mà hàng hoá sức lao động mang lại luôn là khát khao
của bất kỳ một nhà tư bản nào.
=> Điểm đặc biệt của hàng hoá sức lao động là giá trị sử dụng chính là
Trang 5 - Nhóm 4 K61CLC7
nguồn gốc để tạo ra giá trị, vì những giá trị mới mà nó tại ra đều lớn
hơn giá trị của bản thân nó.
=> Hàng hoá sức lao động sẽ tạo ra giá trị thặng dư khi được đem vào
sử dụng và chỉ có hàng hoá sức lao động mới có thể tạo ra giá trị thặng dư

Mặc dù những cải cách công có nghệ mang tính đột phá có thể dẫn đến
những điều kỳ diệu trong việc nâng cao sản xuất và năng suất, hàng hoá sức
lao động vẫn được coi là một loại hàng hoá đặc biệt, nhưng bản chất của nó
có thể đã bị thay đổi và ảnh hưởng mạnh bởi sự phát triển của các công
nghệ mới và tự động hoá trong các quá trình sản xuất, bởi các công nghệ
mới này có thể dẫn đến việc giảm thiểu nhu cầu về sức lao động và tăng
cường sự phụ thuộc vào máy móc và trí tuệ nhân tạo trong sản xuất.

Nhu cầu lao động có tay nghề vẫn đang tăng cao trong thời đại Cách mạng
Công nghệ 4.0 bởi các công nghệ mới sẽ kéo theo sự xuất hiện của một loạt
kỹ năng mới vẫn đang bị thiếu hụt, dẫn đến nhu cầu cao đối với người lao
động có tri thức cao và những kỹ năng còn đang được tìm kiếm. Điều này
đã làm cho lao động lành nghề, lao động tri thức trở thành một loại hàng
hóa đặc biệt, và những người lao động này có thể yêu cầu mức lương cao
hơn và điều kiện làm việc tốt hơn. Mặt khác, lao động phổ thông trong thời
kỳ Cách mạng Công nghệ 4.0 lại hiếm được tiếp tục coi trọng. Điều này
được thể hiện qua việc các công nghệ tự động hoá đã được áp dụng thành
công, thay thế những người lao động phổ thông không có kỹ năng, tay nghề
cao, dẫn đến tình trạng dư thừa lao động phổ thông trên thị trường.

Tóm lại, hàng hoá sức lao động vẫn là hàng hoá đặc biệt khi còn tồn tại đủ hai điều
kiện về sự tự do và nhu cầu bán sức lao động.
Câu 2:
- Tiền có 5 chức năng như sau:
+ Thước đo giá trị;
+ Phương tiện lưu thông;
+ Phương tiện cất trữ;
+ Phương tiện thanh toán;
+ Tiền tệ thế giới.

Trang 6 - Nhóm 4 K61CLC7


- Trong các chức năng của tiền thì chức năng “Phương tiện lưu thông” là chức
năng quan trọng nhất.
- Tiền tệ đóng vai trò như phương tiện trung gian trong lưu thông hàng hóa. Đây là
chức năng hai chiều. Đưa tiền sẽ nhận hàng, đưa hàng sẽ nhận tiền. Chức năng lưu
thông của tiền tệ được diễn ra theo cấu trúc hàng – tiền – hàng. Tức là hàng hóa sẽ
được chuyển hóa thành tiền tệ, và tiền tệ lại được lưu thông thành hàng hóa. Ở mỗi
thời kỳ nhất định, lượng tiền cần thiết để đảm bảo lưu thông hàng hóa sẽ thay đổi
theo quy luật lưu thông tiền tệ của thị trường.
- Để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, yêu cầu phải có tiền mặt (tiền đúc
bằng kim loại, tiền giấy. Trong thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền
không nhất thiết phải đủ giá trị. Đây là cơ sở cho việc các quốc gia công nhận và
phát hành các loại tiền giấy khác nhau.
- Đây là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ vì
+ Nếu không có chúng thì tiền tệ sẽ không tồn tại. Tiền tệ xuất hiện kéo theo
quá trình trao đổi hàng hóa cũng xuất hiện. Chúng được xem là vật ngang giá
chung làm trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể với nhau. Chức
năng này là một phương tiện trao đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi giao dịch.
Nếu không có tiền tệ, mọi giao dịch sẽ phải được thực hiện thông qua hình thức
trao đổi, nghĩa là trao đổi trực tiếp một hàng hóa hay dịch vụ này với một hàng hóa
hoặc dịch vụ khác.
Ví dụ: Một công nhân làm bánh không muốn được trả lương bằng 200 ổ bánh mì.
một tuần. Hay là người chủ tiệm bánh cũng không muốn nhận kẹo để trao đổi lấy
bánh mì.
+ Vai trò của tiền tệ đối với cuộc sống và kinh tế rất lớn. Từ quá trình hình
thành, lúc đầu tiền xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén, sau đó thành tiền
đúc, rồi tiền giấy. Trong quá trình lưu thông, tiền tệ dần bị hao mòn và mất đi một
phần giá trị của nó. Chức năng lưu thông dần trở thành chức năng quan trọng, là
chất nền để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
+ Tiết kiệm được thời gian phải chi trả cho quá trình mua bán hàng hoá giúp
giảm chi phí giao dịch so với quá trình trao đổi trực tiếp. Quá trình trao đổi trực
tiếp chỉ thực hiện được khi có sự trùng hợp về nhu cầu của người bán và người
mua.
+ Thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội, tạo điều
kiện gia tăng sản xuất, giúp lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn.

Trang 7 - Nhóm 4 K61CLC7

You might also like