You are on page 1of 15

Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

 MỤC LỤC:

Nội dung Trang

• Mục lục 1

• Lời nói đầu 2

A. Đặt vấn đề 2

B. Giải quyết vấn đề 3

I. Cơ sở lý luận 3

1. Hàng hóa sức lao động: 4

2. Khái niệm và bản chất tiền lương – tiền công 5

3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế 6

II. Chính sách tiền lương – tiền công tại Việt Nam 7

1. Thực trạng chính sách tiền lương – tiền công trong thời 11
gian qua 12
2. Những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương – tiền
công trong thời gian qua 14
3. Các giải pháp đổi mới chính sách tiền lương – tiền công
trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt 14
Nam hiện nay
14
III. Kết luận
* Danh mục tài liệu tham khảo

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

Lyù luaän haøng hoùa söùc lao ñoäng cuûa C.Maùc – moät trong nhöõng

cô sôû cho vieäc ñoåi môùi chính saùch tieàn löông ôû Vieät Nam hieän nay.

LÔØI NOÙI ÑAÀU

Xuất phát từ những điều kiện nhất định, sức lao động đã trở thành hàng
hóa, và chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng
hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của thời đại mới trong
lịch sử xã hội. Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau mà, hàng hóa sức lao
động ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia. Việt
Nam chúng ta cũng không ngoại lệ, bởi sức lao động là một trong những điều
kiện cơ bản của sản xuất.
Ở Việt Nam, lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác đã trở thành một
trong những cơ sở cho việc đổi mới chính sách tiền lương hiện nay. Đất nước ta
đang trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa, rất cần đến sức lao động
của đội ngũ người lao động. Để đạt được điều đó, các tổ chức phải đảm bảo
được cuộc sống đầy đủ cả về vật chất và tinh thần cho người lao động. Nhưng
do yếu tố lịch sử, điều kiện kinh tế của nước ta còn chưa cao nên chưa thể đáp
ứng đầy đủ một phần nhu cầu của người lao động. Để khắc phục tình trạng đó,
để thúc đấy nền kinh tế của đất nước phát triển, Nhà nước ta đã nâng dần mức
lương cho người lao động ở từng giai đoạn khác nhau. Tuy tốc độ còn rất chậm
nhưng đó cũng là điểm tiến bộ của một nước có xuất phát điểm thấp như nước
ta.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CÔ SÔÛ LYÙ LUAÄN

2
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

1. Hàng hóa sức lao động:


Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hoá thành tư bản không thể
xảy ra trong bản thân số tiền ấy ,mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hoá mua vào. hàng
hoá đó không thể là một hàng hoá thông thường, mà phải là một hàng hoá đặc
biệt, giá trị của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó chính là hàng hoá
sức lao động .
a.Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:
Theo Mác nói : “Sức lao động, là toàn bộ các thể lực và trí lực trong thân thể
một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà
con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật ích đó”.

Trong sản xuất cần rất nhiều sức lao động nhưng không phải sức lao động
nào cũng trở thành hàng hoá vì vậy điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá
là:
 Thứ nhất: Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ
được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một
hàng hoá.
 Thứ hai: người có sức lao động phải bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và
tư liệu sinh hoạt, họ trở thành “vô sản”, để tồn tại buộc họ phải bán sức lao động
của mình để kiếm sống.
Sự tồn tại hai điều kiện trên sẽ tất yếu biến sức lao động trở thành hàng hoá.
Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiền tư bản trở
thành tư bản. Chính sự xuất hiện của sức lao động hàng hoá đã làm cho sản xuất
có tính phổ biến hơn và nó báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử
xã hội – thời đại tư bản chủ nghĩa.
b. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động.
Cũng giống như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai
thuộc tính đó là: giá trị và giá trị sử dụng .

 Thứ nhất: Giá trị hàng hoá sức lao động được đo bởi thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó. Giá trị của hàng hoá gồm
có giá trị của các tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống công nhân và gia đình

3
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

của họ, phí tổn đào tạo để người công nhân đạt đến trình độ nhất định. Giá trị
của hàng hoá còn đặc biệt ở chỗ nó được đo lường một cách gián tiếp. Giá trị
hàng hoá ngoài các yếu tố vật chất nó còn bao gồm các yếu tố tinh thần và lịch
sử do đó không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên mà còn phụ vào phong
tục tập quán, sự hình thành giai cấp công nhân, trình độ văn minh đạt ở mỗi
quốc gia. Như vậy, giá trị hàng hoá sức lao động của các nước sẽ khác nhau.
 Thứ hai: Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của hàng hoá nhằm
thoả mãn nhu cầu của người mua. Giá trị sử dụng sức lao động đặc biệt ở chỗ
khi tiêu dùng nó thì tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
Đây là đặc điểm cơ bản nhất của hàng hoá sức lao động vì là nguồn gốc tạo ra
giá trị thặng dư.
2. Khái niệm và bản chất tiền công – tiền lương:
a. Khái niệm:
 Tiền công là biểu hiện thành tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, hay
giá cả của hàng hoá sức lao động .Tiền công chính là số tiền người sử dụng lao
động trả cho người lao động để thực hiện một khối lượng công việc hoặc trả cho
một thời gian làm việc trong những hợp đồng thoả thuận thuê công nhân, phù
hợp với quy định của pháp luật dân sự.
 Tiền lương là giá cả của lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận
giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng (bằng văn
bản hoặc bằng miệng) phù hợp với quan hệ cung - cầu sức lao động trên thị
trường lao động, phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động.
Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho lao động một cách thường
xuyên, ổn định trong khoảng thời gian hợp đồng (tuần, tháng, năm).
b. Bản chất:
Tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh giá trị sức lao động, nó phụ
thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả tư liệu sinh hoạt. Sự biến động xoay quanh
giá trị sức lao động đó được coi là sự biến động thể hiện bản chất của tiền lương.
Tiền lương không chỉ liên quan trực tiếp tới sự tồn tại của người làm công
mà còn cả với sự thành công hay thất bại của người sử dụng lao động. Các nhà

4
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

kinh tế học cổ điển, trước hết là Adam Smith (Anh), đều quan niệm rằng “tiền
công không phải chỉ là sự bù đắp cho lao động, tính theo mỗi giờ lao động mà
đó là thu nhập của người nghèo, và do đó không những phải đủ để duy trì trong
khi đang hoạt động mà cả trong khi ngừng lao động”, từ đó ảnh hưởng tới các
lĩnh vực xã hội.
Mặc dù tiền lương (giá cả sức lao động) được hình thành trên cơ sở thỏa
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng nó có sự biểu hiện
ở hai phương diện: kinh tế và xã hội.
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế:
a. Khái niệm:
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà công nhân nhận được do bán sức lao
động của mình cho nhà tư bản. Tiền này dùng để tái sản xuất sức lao động, nên
tiền công danh nghĩa phải được chuyển hoá thành tiền công thực tế.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu
dung và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
b. Tính chất:
Tiền công danh nghĩa có thể tăng lên hoặc giảm xuống tuỳ theo biến động
của quan hệ cung - cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường. Trong một thời
gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng tư liệu tiêu dùng
và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống thì tiền công thực tế sẽ biến động theo.
Tiền công là giá cả của sức lao động, nên vận động của nó gắn liền với sự
biến đổi của giá trị sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của
các nhân tố ngược chiều nhau, các nhân tố đó làm tăng hoặc giảm giá trị sức lao
động. Sự tác động qua lại giữa các nhân tố dẫn đến quá trình phức tạp của sự
biến đổi giá trị sức lao động, từ đó dẫn đến sự phức tạp của tiền công thực tế.
Vì vậy trong quá trình phát triển của tư bản chủ nghĩa, tiền công danh nghĩa
có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng đó không theo kịp mức tăng của giá cả tư
liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên,
khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động. Điều đó làm cho

5
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó, nên tiền công thực tế của giai
cấp công nhân có xu hướng giảm xuống.

II. CHÍNH SAÙCH TIEÀN LÖÔNG – TIEÀN COÂNG TAÏI VIEÄT NAM

Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay đã hơn 20 năm
và đạt được những thành công nhất định trên con đường phát triển ở các lĩnh
vực của đời sống xã hội, trong đó không thể không nói đến thành công của sự
phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là thị trường
sức lao động. Đây là một trong những thị trường quan trọng và cơ bản của nền
kinh tế. Việc chúng ta khẳng định sức lao động là hàng hóa không có nghĩa là
quay lại quan hệ tư bản và lao động như trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Đối với nước ta, việc phát triển thị trường sức lao động nhằm tạo thêm
việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và quản lý mối quan hệ giữa
người có sức lao động và người sử dụng lao động, từ đó nâng cao năng suất lao
động, tạo nhiều của cải vật chất cho xã hội. Từ 1993 đến nay, Nhà nước đã đẩy
mạnh cải cách chính sách tiền lương, nhờ đó mức lương tối thiểu được pháp luật
hóa và nâng cao theo thị trường. Thu nhập của người lao động trong các loại
hình doanh nghiệp được cải thiện. Tuy nhiên, vấn đề giá cả hàng hóa sức lao
động ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, tác động trực tiếp đến đời sống
của người lao động và ảnh hưởng lan toả đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do
vậy, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại thực trạng giá cả hàng hóa sức lao động
thời gian qua để từ đó có giải pháp hữu hiệu cho thời gian tiếp theo, tạo động lực
để thị trường này phát triển vững mạnh.

Trước hết, phải nhận thấy rằng lương của công nhân chúng ta có tăng
nhưng không đủ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người lao động. Kết quả cuộc
khảo sát sau đây đã nói lên phần nào thực trạng tiền lương – tiền công của nước
ta.

6
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

“ Ngày 7 và 8-10 vừa qua, Công ty Cung cấp Dịch vụ Tư vấn Nhân sự Mercer
và Công ty Cổ phần Kết nối Nhân tài TalentNet Corporation chính thức công bố
kết quả khảo sát lương Việt Nam 2010. Bà Nguyễn Hoa, quản lý cấp cao bộ
phận tư vấn nhân sự và khảo sát lương Mercer, cho biết ngành ngân hàng có
mức tăng lương cao nhất. Khảo sát lương 2010 thu hút 253 công ty (tăng 21% so
với năm 2009) cung cấp số liệu lương của 66.292 nhân viên (tăng 34%). Năm
nay, số doanh nghiệp (DN) tham gia khảo sát lương ở Việt Nam tăng 21% là
khá cao so với các nước khác trong khu vực (chỉ tăng khoảng 10%). Tham gia
khảo sát lần này là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh thuộc các ngành
hàng tiêu dùng, tài chính - ngân hàng, công nghệ thông tin, dược phẩm, hóa
chất, sản xuất, thương mại, dầu khí... Kết quả khảo sát cho thấy năm nay tỉ lệ
tăng lương bình quân là 12,4% (năm trước là 12,2%). Tuy mức tăng lương
không nhiều nhưng việc tăng lương được tiến hành ở hầu hết các công ty. Nếu
năm 2009 có đến 13% trong tổng số công ty tham gia khảo sát không tăng lương
cho nhân viên thì năm nay con số này chỉ còn 0,79%. Điều này phản ánh hoạt
động kinh doanh ở các DN đang phục hồi. Tuy nhiên, vì nền kinh tế vẫn chưa
phục hồi mạnh mẽ nên mức tăng lương năm nay chỉ cao hơn năm trước 0,2%.
Đáng mừng là năm nay, tỉ lệ nhân viên nghỉ việc ở các DN đã giảm so với năm
2009. Nếu năm 2009 tỉ lệ này là 16,5% thì năm nay chỉ còn 13,3%. Tỉ lệ trên
cho thấy thị trường lao động đã ổn định hơn 2 năm trước. Ngoài ra, người lao
động có xu hướng ít thay đổi chỗ làm khi DN họ đang làm việc thật sự là nơi có
thể phát triển nghề nghiệp. Dự báo, trong năm 2011, mức tăng lương bình quân
trên thị trường sẽ trên 12%. Kinh doanh và tiếp thị vẫn là những bộ phận thu hút
nhiều lao động bởi sự phát triển ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp”
(Theo baomoi.com)

1. Thực trạng chính sách tiền lương – tiền công thời gian
qua:

7
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

a. Về chính sách tiền lương tối thiểu:

Tiền lương tối thiểu được xác định theo nhu cầu tối thiểu, khả năng nền
kinh tế, tiền lương trên thị trường sức lao động, chỉ số giá sinh hoạt. Nó làm căn
cứ để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp
lương trong khu vực nhà nước, tính mức lương ghi trong hợp đồng lao động và
thực hiện chế độ khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong
Điều 56 của Bộ luật Lao động ghi: Mức tiền lương tối thiểu được ấn định theo
giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong
điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tiền
lương tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các
mức lương cho các loại lao động khác.

Theo nguyên tắc của C.Mác, tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao
động, mức chấp nhận tối thiểu của người lao động: “chi phí sản xuất của sức lao
động giản đơn quy thành chi phí sinh hoạt của người công nhân và chi phí để
tiếp tục duy trì nòi giống đó là tiền công. Tiền công được định như vậy là tiền
công tối thiểu” [2- tr 744]. Tức là giới hạn thấp nhất của tiền lương phải đảm
bảo khôi phục lại sức lao động của con người [3- tr259]. Và tiền lương cũng
được quyết định bởi những quy luật quyết định giá cả của tất cả các hàng hoá
khác…, bởi quan hệ của cung đối với cầu, của cầu với cung [2- tr736-747].Đảng
và Nhà nước ta luôn quan tâm, cải cách và đổi mới chính sách tiền lương cho
phù hợp sự phát triển của nền kinh tế. Từ khi ban hành Nghị định 235/HĐBT
tháng 9/1985 về cải cách tiền lương trong cán bộ công chức, đến đầu năm 1993,
Chính phủ đã 21 lần điều chỉnh tiền lương. Nên từ 1993 đến nay, chính sách tiền
lương đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, khắc phục những hạn chế cơ bản
của chính sách tiền lương theo Nghị định 235/HĐBT (1985) tạo sự hài hòa hơn
về lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động là Nhà nước, với 4
nội dung cơ bản: Mức lương tối thiểu; quan hệ tiền lương giữa các khu vực; các
chế độ phụ cấp tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập, trong đó xác
định mức tiền công, tiền lương tối thiểu là căn cứ nền tảng để xác định giá cả

8
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

sức lao động. Hình thành bốn hệ thống thang, bảng lương riêng cho 4 khu vực
là:

- Tiền lương của khu vực sản xuất kinh doanh của Nhà nước căn cứ trên
năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh để định ra mức tiền lương, tiền
thưởng tương đối hợp lý, đồng thời cho phép các doanh nghiệp tuỳ theo kết quả
sản xuất kinh doanh có thể giải quyết tiền lương tối thiểu gấp 1,5 lần mức quy
định chung.

- Tiền lương của lực lượng vũ trang được tiền tệ hóa.

- Tiền lương của khu vực hành chính, sự nghiệp được thiết kế theo ngạch
công chức phù hợp với chức danh và tiêu chuẩn chuyên môn, mỗi ngạch lại có
nhiều bậc để khuyến khích công chức phấn đấu vươn lên.

- Tiền lương của khu vực dân cư và bầu cử đều thống nhất, mỗi chức vụ
chỉ có một mức lương, nếu được tái cử thì có phụ cấp thâm niên tái cử.

Mức lương tối thiểu luôn được điều chỉnh theo sự biến động của giá trên thị
trường, cụ thể: mức tiền lương tối thiểu áp dụng chung từ 01/01/1993 là 120.000
đồng/tháng/người; từ 01/07/1997 là 144.000 đồng/tháng; từ 01/01/2000 là
180.000 đồng/tháng; từ 01/01/2001 là 210.000 đồng/tháng; từ 01/01/2002 là
290.000 đồng/tháng. Theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của
Chính phủ là 350.000 đồng/tháng (từ ngày 01/10/2005) và từ 01/10/2006 theo
Nghị định 94/2006/NĐ-CP là 450.000 đồng/tháng. Dự kiến giai đoạn 2008 –
2012 điều chỉnh từ 450.000 đồng lên 990.000 đồng/tháng (từ ngày 01/01/2008
đã điều chỉnh từ 450.000đồng lên 540.000 đồng/tháng theo Nghị định
166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 quy định mức lương tối thiểu chung.

b) Về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp

Đối với các loại hình doanh nghiệp, tiền lương tối thiểu hiện nay được
quy định là khác nhau. Chính sách tiền lương đối với các doanh nghiệp được

9
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản dưới luật như: Nghị định số
114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số
205/2004/NĐ-CP, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP, Nghị định số 207/2004/NĐ-
CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, Nghị định 94/2006/NĐ-CP ngày
07/09/2006, Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ, Nghị
định 167/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007, Nghị định 168/2007/NĐ-CP ngày
16/11/2007 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội… Cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp nhà nước, áp dụng mức thấp nhất bằng tiền lương
tối thiểu chung và cao nhất bằng 3 lần mức lương tối thiểu chung, cụ thể là từ
450.000 đến 1.350.000 đồng/tháng theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP ngày
07/09/2006 của Chính phủ.

- Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, doanh nghiệp hợp tác xã có thuê lao động, doanh nghiệp gia đình có thuê
lao động là 450.000 đồng/tháng (từ ngày 01/10/2006).

- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trả thấp hơn
710.000 đồng đến 870.000 đồng/tháng, tùy theo khu vực, lãnh thổ do Nhà nước
quy định (Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ)[6- tr4-5].
Như vậy, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì mức lương tối thiểu
được quy định cao hơn. Và theo Nghị định 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007,
quy định mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm
công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá
nhân người nước ngoài tại Việt Nam (gọi chung là doanh nghiệp) thực hiện từ
ngày 01/01/2008 theo các vùng như sau: Mức 1.000.000 đồng/tháng áp dụng đối
với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh. Mức 900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp

10
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh
Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch,
Long Thành, Vĩnh Cửu và Tràng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu
Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình
Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Mức 800.000
đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn còn lại.

Và theo Nghị định 167/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 quy định mức


lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp,
hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của
Việt Nam có thể thuê mướn lao động. Với mức lương tối thiểu vùng để trả công
đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động
bình thường ở các doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Nghị định được thực hiện
từ ngày 01/01/2008 theo các vùng như sau: Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng
đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh. Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp
hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh
Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch,
Long Thành, Vĩnh Cửu và Tràng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu
Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình
Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Mức 540.000
đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn còn lại.

Như vậy, chính sách tiền lương trong doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh để
đáp ứng với những biến động trên thị trường, nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu
cho người lao động dưới tác động của các yếu tố chỉ số giá sinh hoạt, điều kiện
lao động…

11
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

2. Những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương –
tiền công trong thời gian qua:

- Tiền lương chưa phản ánh đúng giá cả sức lao động, chưa thực sự gắn
với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương nhỏ
hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Mức lương tối thiểu còn thấp chưa theo
kịp với yêu cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và sự phát triển
kinh tế – xã hội.

- Chính sách tiền lương chưa được đảm bảo cho người lao động, đặc biệt
là cán bộ, công chức, viên chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình
khá trong xã hội; chưa khuyến khích và thu hút được người tài, người làm việc
giỏi. Mức lương trung bình của công chức còn thấp so với mức thu nhập trung
bình của lao động xã hội. Do vậy đã gây nên sự biến động, dịch chuyển lao động
lớn và tỉ lệ lao động bỏ việc, nghỉ việc ngày một tăng.

- Hệ thống tiền lương còn quá nhiều thang, bảng lương và khoảng cách
giữa các bậc lương nhỏ, tiền lương danh nghĩa tăng nhưng tiền lương thực tế lại
giảm sút. Đối với mức lương, bậc lương giữa các loại cán bộ, công chức một số
chức danh trong hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể)
đã bộc lộ những bất hợp lý.

- Chế độ tiền lương chủ yếu vẫn dựa trên hệ thống phân phối theo việc,
gắn cứng tiền lương với hệ số lương tối thiểu như nhau dù có trình độ khác
nhau, nên không tạo được động lực làm việc hiệu quả. Đồng thời chưa có sự
phân biệt giữa tiền lương tối thiểu của cán bộ công chức hưởng lương từ ngân
sách nhà nước với tiền lương tối thiểu của lao động trong khu vực hoạt động sản
xuất kinh doanh, tạo ra những tác động cản trở, sự chênh lệch về thu nhập giữa
các đơn vị có nguồn thu và không có nguồn thu. Các chế độ phụ cấp, bảo hiểm
xã hội, an toàn… còn chưa được coi trọng.

12
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

- Có sự chênh lệch khá lớn về mặt bằng tiền lương, thu nhập giữa các
vùng, khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa lao
động có kĩ thuật, có tay nghề với lao động phổ thông giữa các tỉnh thuộc vùng
kinh tế trọng điểm và các địa phương khác. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các
vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh;
khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa
các vùng có xu hướng doãng ra, nhất là giữa nông thôn và thành thị. Tỷ lệ nghèo
ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao hơn nhiều mức bình
quân cả nước. Chúng ta có thể thấy, với cố gắng nỗ lực trong công cuộc xoá đói
giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội thì đến cuối năm 2006, tỷ lệ
nghèo cả nước còn khoảng 18,1%, giảm trên 3% so với giữa năm 2005, trong
đó: Tây Bắc 37,36%; Đông Bắc 28,33%; Đồng bằng sông Hồng 11,64%; Khu 4
cũ 27,51%; Duyên hải miền Trung 19,06%; Tây Nguyên 25,85%; Đông Nam
Bộ 7,44%; Đồng bằng sông Cửu Long 15,58%.

- Trong các doanh nghiệp nhà nước, cơ chế phân phối tiền lương chưa
thực sự theo nguyên tắc thị trường, còn mang nặng tính bình quân. Mức độ
chênh lệch về tiền lương, thu nhập giữa các loại lao động không lớn, chưa
khuyến khích người có trình độ chuyên môn cao vào khu vực nhà nước. Các
doanh nghiệp ngoài nhà nước có tình trạng ép mức tiền công của người lao
động, không thực hiện đúng công tác bảo hiểm xã hội…

3. Các giải pháp đổi mới chính sách tiền lương trong nền
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của nước ta hiện
nay:
Đổi mới chính sách tiền lương phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường nước ta và hội nhập quốc tế là yêu cầu đặt ra cho thời gian tới. Các
giải pháp đổi mới tập trung vào:
 Xây dựng Luật tiền lương tối thiểu nhằm thiết lập các căn cứ, nguyên
tắc xác định, điều chỉnh và cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu chung nhằm bảo

13
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

đảm giá trị thực tế của mức tiền lương tối thiểu chung theo chỉ số tăng của giá trị
sinh hoạt và các yếu tố chi phối khác; hình thành và áp dụng mức lương tối thiểu
vùng, mức lương tối thiểu ngành.
 Thực hiện việc quy định trả tiền lương tối thiểu theo giờ, ngày đối với
số khu vực quan hệ lao động.
 Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, loại bỏ cản trở và tạo quyền chủ
động, điều kiện kinh doanh bình đẳng, hiệu quả cho các loại hình doanh nghiệp.
 Không gắn trực tiếp tiền lương tối thiểu với hệ thống trợ cấp, ưu đãi xã
hội.
 Tăng cường hướng dẫn thực hiện chính sách tiền lương làm cơ sở để
phát huy vai trò của các tổ chức (bao gồm đại diện người sử dụng lao động, đại
diện người lao động) trong việc xác định tiền lương; phát triển ký kết thỏa ước
lao động tập thể trong doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành để đảm
bảo vận hành hiệu quả các quy định của nhà nước về tiền lương tối thiểu.
 Xây dựng hệ thống thông tin về tiền lương các loại lao động trong một
số ngành nghề để người lao động, người sử dụng lao động tham khảo khi kí kết
hợp đồng lao động.
 Chú trọng đào tạo cán bộ chuyên ngành quản trị nhân lực (cử nhân, cao
đẳng quản trị nhân lực…) để phát triển đội ngũ những người làm công tác quản
lý tiền lương tại các doanh nghiệp, cơ quan. Bồi dưỡng, bổ túc nâng cao chuyên
môn lao động – tiền lương cho đội ngũ làm công tác lao động – tiền lương tại
các doanh nghiệp, cơ quan, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ này.
 Tổ chức hệ thống giám sát thực hiện, tăng cường kiểm tra, thanh tra để
uốn nắn thực hiện đúng quy định, kiên quyết xử phát các hành vi vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực tiền lương cũng như trong quan hệ lao động.
 Ban hành đồng bộ các chính sách thị trường lao động để thúc đẩy thị
trường lao động phát triển, tạo môi trường cho các quy luật kinh tế thị trường
hoạt động hiệu quả, trong đó bao gồm cả thúc đẩy hoạt động của quy luật cung
cầu lao động, quy luật giá trị sức lao động…

14
Trêng §H LuËt Hµ Néi Líp 3525 - Nhãm A2

 Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu quản lý nhà nước về tiền lương. Ngoài
các chỉ tiêu như: tiền lương tối thiểu, tiền lương thấp nhất, tiền lương trung bình,
tiền lương cao nhất… Nhà nước còn quy định một số các chỉ tiêu khác để quản
lý tiền lương cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, đảm bảo hội nhập vào xu
thế quản lý tiền lương của các nước trên thế giới, cụ thể như việc bổ sung thêm
các chỉ tiêu: chi phí lao động trên một đơn vị đầu ra, giá trị gia tăng trên một đơn
vị chi phí lao động, mức doanh lợi tính trên chi phí tiền lương, giá trị gia tăng
trên lao động…

III. KẾT LUẬN:


Trong sản xuất kinh doanh, tiền công không chỉ là là yếu tố quan trọng tác
động đến lợi nhuận doanh nghiệp mà còn nhân tố quyết định chất lượng cuộc
sống của người lao động. Trên cơ sở lý luận của C.Mac cũng như xuất phát từ
thực trạng của một số doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, có thể nhận thấy:
nâng cao mức tiền công thực tế là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, để có thể
thực hiện được điều đó, không thể chỉ đòi hỏi từ chính sách vĩ mô của Nhà
nước, tác động tích cực từ phía các nhà sản xuất mà bản thân người lao động
cũng cần dựa vào chính mình. Mức tiền công thực tế của toàn xã hội được nâng
cao đồng nghĩa với việc thúc đấy nền kinh tế nước ta phát triển, góp phần cải
thiện đời sống nhân dân.

 Danh mục tài liệu tham khảo:


- Giáo trình Tiền lương – Tiền công (NXB Lao động – Xã hội)
- www.thongtinphapluatdansu.wordexpress.com
- www.baomoi.com

15

You might also like