You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Khoa: Giáo dục Chính trị

HỌC PHẦN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Người soạn: TS.GVC Nguyễn Thị Thu Trà

Chương II: Hàng hóa, thị


trường và vai trò của các chủ
thể kinh tế tham gia thị trường
Tóm lược nội dung:

I. Lý luận của C.Mác về sản xuất


hàng hóa và hàng hóa

II. Thị trường và nền kinh tế thị


trường

III. Vai trò của một số chủ thể tham


gia thị trường
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT
HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA
1. Sản xuất hàng hóa
• a. Khái niệm sản xuất hàng hoá
• Theo C.Mác Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động
kinh tế mà ở đó người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích
trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.
• SX hàng hóa khác với sản xuất tự cấp, tự túc
b. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa: dựa trên hai điều
kiện:
✓ Phân công lao động xã hội.
✓ Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất
hàng hóa.
I. Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng
hóa và hàng hóa
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa.

Phân công lao động Sự tách biệt tương đối về


xã hội KT giữa người SX

Khái niệm Làm cho những người


SXHH độc lập với nhau
Tác động của
PCLĐXH
Cơ sở của sự tách biệt giữa
PCLĐXH làm cho các chủ thể SX dựa trên
các chủ thể SX sở hữu TLSX
2. Hàng hóa

a. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.


• Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động
có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi mua bán.
• Hàng hóa có hai thuộc tính:
✓Giá trị sử dụng
✓Giá trị
• Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa:
Vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
2. Hàng hóa

b. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

• Lao động có ích dưới một


hình thức cụ thể nhất định
Lao động cụ thể • Tạo ra một giá trị sử dụng
nhất định

• Là sự tiêu hao sức lực của


Lao động người lao động nói chung
trừu tượng • Tạo ra giá trị hàng hóa
2. Hàng hóa

c. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng


đến lượng giá trị hàng hóa.

Thước đo lượng giá trị hàng hóa

Thời gian lao động


Chất giá trị hàng Lượng giá trị hàng
xã hội cần thiết - là
hóa là lao động hóa do lượng lao
thời gian cần thiết
động để SX quyết
trừu tượng kết định, đó chính là
để sản xuất ra một
tinh trong hàng hàng hóa trong điều
thời gian lao động
hóa kiện trung bình của
xã hội cần thiết
xã hội
Cách tính: TGLĐXHCT được tính
bằng hai cách

Thông thường: TGLĐXHCT gần sát với thời


gian lao động cá biệt của những người sản xuất
cung cấp đại bộ phận hàng hoá trên thị trường.
Cách 2: Tính TGLĐXHCT bằng phương pháp
bình quân.
Cấu thành lượng giá trị hàng hoá: Gồm
3 bộ phận.
Hao phí lao động quá khứ:
TLSX – Ký hiệu c
• Hao phí lao động sống: SLĐ – Ký
hiệu v. Tạo ra giá trị mới = v + m
• m – giá trị thặng dư
• Công thức: W = c + v + m
2. Hàng hóa

c. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị hàng hóa.
Khái niệm
Năng suất lao
động
Các loại năng
suất lao đông
Các nhân tố
ảnh hưởng
Lao động
giản đơn
Tính chất lao
động
Lao động
phức tạp
NSLĐ là năng lực sản xuất của người
lao động, được tính bằng hai cách:

Cách 1: Số lượng SP/ đơn vị thời gian


• Cách 2: Thời gian hao phí để sản xuất ra 1 đơn
vị sản phẩm
Các loại năng suất lao động: Có 2 loại
• NSLĐ cá biệt và NSLĐ xã hội
Mối quan hệ giữa NSLĐ với lượng giá
trị hàng hóa
Khi năng suất lao động tăng => thời gian hao
phí lao động xã hội cần thiết cho một đơn vị
hàng hóa giảm xuống
• Chỉ khi nào NSLĐXH tăng=> Lượng giá trị xã
hội của hàng hóa giảm => các DN cần các biện
pháp góp phần tăng NSLĐ xã hội
• Thực chất của tăng NSLĐ chính là tiết kiệm
lao động
• Kết luận:
Cần phân biệt năng suất lao động và
cường độ lao động
Khái niệm: Cường độ lao động là
mức độ khẩn trương, tích cực của
hoạt động sản xuất

Thực chất của tăng cường độ lao


động là kéo dài thời gian lao động …

Kết luận:
Tính chất của lao động

Lao động • Khái niệm


• Đặc điểm
giản đơn
• Khái niệm
Lao động • Đặc điểm
phức tạp • Kết luận
3. Tiền tệ

a. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ.

Hình thái giá trị giản đơn Hình thái giá trị đầy đủ
hay ngẫu nhiên hay mở rộng

Các hình thái


giá trị

Hình thái chung của giá


Hình thái tiền tệ
trị
3. Tiền tệ
a. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ.
• Bản chất của tiền tệ:

Tiền là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ thế giới


hàng hóa, làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng
hoá, là hình thái cao nhất của giá trị hàng hoá, là sự thể
hiện chung của giá trị, nó biểu hiện trực tiếp giá trị hàng
hoá, biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người
sản xuất hàng hoá.
b. Các chức năng của tiền tệ

Thước đo
giá trị

Tiền tệ Phương tiện


thế giới lưu thông

Phương tiện Phương


tích luỹ, cất tiện thanh
trữ toán
Nội dung thảo luận
• 1. Phân tích lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ? Cho
ví dụ minh hoạ.
• 2. Phân tích các chức năng của tiền tệ theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin? Chức năng nào là quan
trọng nhất? Vì sao?
• 3. Việc xuất hiện hiện của tiền giấy thuận tiện cho việc
thực hiện chức năng nào? Vì sao các chuyên gia kinh tế
đưa ra lời khuyên: “Nên cất trữ của cải bằng vàng”
• 4. Vì sao vàng được chọn làm đơn vị tiền tệ? Hãy giải
thích sự xuất hiện của tiền giấy trong lưu thông và tác
động của nó?
4. Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp
một số yếu tố khác hàng hóa thông thường ở
điều kiện hiện nay

a. Dịch vụ
Dịch vụ là một Giá trị của Giá trị sử dụng
loại hàng hóa, dịch vụ cũng là của dịch vụ
không phải là
nhưng đó là do lao động xã phục vụ trực tiếp
loại hàng hóa hội tạo ra dịch của người cung
vô hình vụ ứng dịch vụ
a. Dịch vụ
Thời kỳ C.Mác nghiên cứu dịch vụ chưa phát triển, nền
kinh tế vẫn là sản xuất hàng hóa vật thể nên nhiều người
ngộ nhận rằng C.Mác chỉ biết tới hàng hóa vật thể
• Theo C.Mác dịch vụ được chia thành 2 khu vực: Dịch
vụ cho sản xuất và dịch vụ cho tiêu dùng. Về thực chất
cũng là một kiểu hàng hóa
Dịch vụ khác với hàng hóa thông thường: tồn tại dưới
hình thức phi vật thể, không thể cất trữ được, việc sản
xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời
• Dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân
b. Quan hệ trao đổi trong trường hợp
một số yếu tố khác hàng hóa
Quan hệ trao đổi đối với một số loại hàng hóa
đặc biệt: có GTSD, có giá cả, có thể trao đổi, có
thể mua bán được nhưng lại không do hao phí
lao động trực tiếp tạo ra

Quan hệ trong QH trao đổi trong


Quan hệ trong mua bán chứng
trường hợp trao trao đổi thương khoán, chứng quyền
đổi quyền sử hiệu (danh tiếng) và một số giấy tờ có
dụng đất giá
II. Thị trường và nền kinh tế thị trường

1. Khái niệm, phân loại và vai trò


của thị trường
Khái niệm: Thị Phân loại thị thường: Vai trò của thị trường:
trường là tổng hòa Có 4 căn cứ để phân Có thể khái quát thị
của những quan hệ loại thị trường… trường có 3 vai trò chủ
yếu
kinh tế trong đó Nền kinh tế ngày càng
nhu cầu của các phát triển hệ thống thị Cơ chế thị trường là hệ
chủ thể được đáp trường cũng biến đổi thống các quan hệ kinh
tế mang tính tự điều
cho phù hợp với trình chỉnh tuân theo các yêu
ứng thông qua việc độ phát triển của nền cầu của các quy luật KT
trao đổi, mua bán kinh tế
2. Nền kinh tế thị trường và một số quy luật chủ
yếu của nền kinh tế thị trường

a. Nền kinh tế thị Sự hình thành kinh tế


trường: là nền kinh thị trường là khách
quan trong lịch sử và
tế vận hành theo cơ là sản phẩm của văn
chế thị trường minh nhân loại
Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường
Có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế,
nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế
bình đẳng trước pháp luật
Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc
phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt
động của các thị trường bộ phận

Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị


trường

Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước


QH mật thiết với thị trường quốc tế.
Ưu thế và những khuyết tật của nền
kinh tế thị trường
Ưu thế Khuyết tật
• Luôn tạo ra động lực sáng • Luôn tiềm ẩn những rủi ro
tạo cho các chủ thể kinh tế khủng hoảng
• Luôn phát huy tốt nhất tiềm • Không tự khắc phục được
năng của mọi chủ thể, các xu hướng cạn kiệt tài
vùng miền cũng như lợi thế nguyên
quốc gia. • Không tự khắc phục được
• Luôn tạo ra các phương thức hiện tượng phân hóa sâu sắc
để thỏa mãn tối đa nhu cầu trong xã hội
của con người
b. Một số quy luật chủ yếu của nền
kinh tế thị trường
Quy luật giá trị
• Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và lưu thông hàng hoá
phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
Cụ thể:
• Trong sản xuất: hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với
hao phí lao động xã hội cần thiết.
• Trong trao đổi hàng hoá: phải dựa trên nguyên tắc trao đổi
ngang giá
Tác động của quy luật giá trị

Trong nền sản xuất hàng hóa quy luật giá trị có ba tác
động chủ yếu (đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa)
Kích thích lực Phân hoá những
Điều tiết sản xuất lượng sản xuất người sản xuất
và lưu thông phát triển, tăng hàng hóa thành
hàng hoá năng suất lao người giàu,
động người nghèo
Quy luật cung – cầu
• Là quy luật kinh tế điều tiết giữa cung và cầu
Khái niệm • Quy luật này đòi hỏi cung – cầu phải có sự
thống nhất

• Cung – cầu có MQH hữu cơ với nhau ảnh hưởng


Tác động của trưc tiếp đến giá cả hàng hóa
quy luật • Nếu cung>cầu thì giá cả thấp hơn giá trị và ngược
lại; nếu cung = cầu=> giá cả = giá trị hàng hóa

QL cung – cầu • Làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường


có tác dụng • Nhà nước có thể vận dụng QL cung – cầu thông
điều tiết SX và qua các chính sách và biện pháp kinh tế như giá
LT hàng hóa cả, lợi nhuận…
Quy luật lưu thông tiền tệ

Quy luật lưu thông tiền tệ.


• Khái niệm;
• Công thức:
𝑃.𝑄
M=
𝑉
Trong đó:
M: là số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
P: là mức giá cả
Q: là số lượng hàng hóa đem lưu thông
V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn
vị tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ

Trong đó: M là số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông


V là số vòng luân chuyển trung bình của đơn vị tiền tệ
PQ là tổng số giá cả hàng hóa
PQb là tổng giá cả hàng hóa bán chịu
PQk là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau
PQd là tổng giá cả hàng hóa bán chịu đến kỳ thanh toán
Như vậy: Khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận
với tổng số giá cả hàng hóa và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu
thông của tiền tệ
Quy luật cạnh tranh

Khái niệm

Là quy luật kinh tế điều tiết khách quan


MQH ganh đua giữa các chủ thể kinh tế

Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh


tranh càng trở nên thường xuyên và quyết
liệt hơn
Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Là cạnh tranh giữa các chủ thể


trong cùng một ngành để thu được
lợi nhuận siêu ngạch

Biện pháp: tăng năng suất lao


động, giảm giá trị cá biệt của hàng
hóa thấp hơn giá trị thị trường …

Kết quả : Hình thành giá trị xã hội


của hàng hóa
Ví dụ về cạnh tranh trong nội bộ ngành
• Có hai quán phở nằm gần nhau nhưng quán A thường đông khách hơn
quán B. Nhiều thực khách nhận xét rằng quán A có không gian rộng rãi
hơn, phong cách phục vụ tốt hơn và món phở bò có hương vị thơm ngon
hơn nên họ thích ăn ở quán này. Khách đến quán ngày càng ít, việc kinh
doanh trở nên khó khăn, ông chủ quán B quyết định tu sửa lại cửa hàng,
thay đổi phong cách phục vụ, tìm được nguồn gà ngon để phục vụ món phở
gà hấp dẫn. Nhờ vậy, khách hàng lại đến với quán B ngày một đông.
Câu hỏi:
1. Cuộc ganh đua giữa hai quán phở diễn ra như thế nào? Cuộc ganh đua đó
nhằm mục đích gì? Theo em, cuộc ganh đua này còn tiếp diễn nữa không?
Kịch bản nào sẽ diễn ra?
2. Công cụ và phương thức cạnh tranh giữa hai quán phở là gì? Theo em còn
có các công cụ nào được sử dụng trong cạnh tranh?
Cạnh tranh giữa các ngành

Là hình thức cạnh tranh giữa các chủ


thể sản xuất trong các ngành khác
nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn

Biện pháp: Tự do di chuyển tư bản từ


ngành này sang ngành khác

Kết quả: Hình thành lợi nhuận bình


quân
Tác động của cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường

Thúc đẩy sự phát triển của lực


lượng sản xuất

Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế


Những tác thị trường
động tích
cực Là cơ chế điều chỉnh linh hoạt
việc phân bổ các nguồn lực

Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu


cầu của xã hội
Những tác động tiêu cực của cạnh tranh:
Đối với cạnh tranh không lành mạnh

Gây tổn hại môi trường kinh doanh

Gây lãng phí nguồn lực xã hội

Làm tổn hại phúc lợi xã hội


III. Vai trò của một số chủ thể tham
gia thị trường

Có rất nhiều chủ thể tham gia thị trường,


mỗi chủ thể có vai trò riêng

Các chủ
thể trung
Người Người Nhà
gian
sản xuất tiêu dùng nước
trong thị
trường
1. Người sản xuất

• Bao gồm: Nhà sản xuất, đầu tư, kinh


Là những người sản doanh hàng hóa và dịch vụ
xuất và cung cấp HH • Là những người trực tiếp tạo ra của cải vất
và DV ra thị trường chất , sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu
dùng

Là những người sử
• Mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi nhuận
dụng các yếu tố đầu
• Lựa chọn SX cái gì, số lượng và các yếu
vào để SXKD và thu tố đầu vào sao cho có hiệu quả nhất
lợi nhuận

Ngoài mục tiêu lợi • Trách nhiệm cung cấp những sản phẩm
nhuận người SX không tổn hại đến sức khỏe con người
phải có trách nhiệm • Cung cấp những sản phẩm phù hợp với lợi
đối với con người ích của con người
2. Người tiêu dùng

• Là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của


người SX
Khái
niệm • Là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất

• Người tiêu dùng có vai trò quan trọng định hướng SX


Trong điều • Cần phải có trách nhiệm với sự phát triển bền vững của
kiện kinh tế XH
thị trường

• Việc phân chia người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý
nghĩa tương đối
• Trong thực tế, DN luôn đóng vai trò vừa là người mua cũng vừa
Lưu ý là người bán
3. Các chủ thể trung gian trong thị
trường
• Là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu
nối giữa các chủ thể SX, TD hàng hóa DV trên thị
trường
• Những chủ thể này có vai trò ngày càng quan trọng
để kết nối, thông tin trong các quan hệ mua bán
• Làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa
• Ngày nay các chủ thể trung gian ngày càng phong
phú, đa dạng…
• Bên cạnh các trung tích cực còn có những trung
gian không phù hợp với chuẩn mực đạo đức XH…
4. Nhà nước

Nhà nước có vai trò như thế nào


trong nền kinh tế thị trường?

Nhà nước thực hiện chức năng


quản lý nhà nước về kinh tế

Thực hiện các biện pháp khắc


phục các khuyết tật của thị trường
Các biện pháp quản lý của nhà nước

• Nhà nước thực hiện quản trị, phát triển kinh tế


thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt
nhất cho các chủ thể phát huy sức sáng tạo
• Nhà nước cũng tạo ra các rào cản để cân đối
các hoạt động sản xuất kinh doanh
• Nhà nước còn sử dụng các công cụ kinh tế để
khắc phục các khuyết tật của thị trường làm
cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả.
Kết luận

• Trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản


xuất và trao đổi của các chủ thể đều chịu tác động
của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường
• Chịu sự điều tiết và can thiệp của Nhà nước thông
qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các
chính sách kinh tế
• Ở mỗi nước khác nhau trong từng giai đoạn khác
nhau có sự điều tiết của nhà nước ở các mức độ
khác nhau. Bởi vậy, nền kinh tế thị trường không
thể thiếu được sự điều tiết của nhà nước.
Tóm tắt chương

• HH có hai thuộc tính do LĐ của người sản xuất HH có tính chất hai mặt:
LĐ cụ thể và LĐ trừu tượng
• Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của LĐ giúp c.Mác luận giải triệt để và
Hàng hóa khoa học về nguồn gốc và bản chất của giá trị

• Trên thị trường các QLKT hoạt động, tác động lẫn nhau và điều tiết toàn
bộ quá trình sản xuất – trao đổi – phân phối và tiêu dùng.
Thị trường • Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa.

• Nền kinh tế thị trường được vận hành theo cơ chế thị trường
• Kinh tế thị trường có nhiều ưu thế cũng có nhiều khuyết tật
Kinh tế thị • Có nhiều chủ thể tham gia thị trường. Mỗi chủ thể đều có vai trò và vị trí
trường khác nhau
Vấn đề thảo luận
• Với tư cách người sản xuất phân tích trách nhiệm XH của
mình đối với người tiêu dùng, cảm nhận QL cạnh tranh và
đề ra phương án để duy trì vị trí của mình trên thị trường.
• Với tư cách là người tiêu dùng hãy thảo luận và chỉ rõ vai
trò của người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi của mình
trong MQH với người SX và XH khi tiêu dùng hàng hóa.
• Phân tích vai trò của các chủ thể trung gian trong nền
KTTT. Liên hệ với Việt Nam trong giai đoạn phòng
chống dịch bệnh Covid năm 2020 – 2021.
• Phân tích vai trò của nhà nước trong nền KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam. Lấy VD để minh hoạ.
Câu hỏi ôn tập

• 1. Phân tích mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng
hóa với tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa? Liên hệ với thực tiễn sản xuất hàng hóa ở Việt
Nam
• 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
hàng hóa? Liên hệ với các hàng hóa phổ biến ở Việt
Nam hiện nay.
• 3. Thị trường và vai trò của thị trường? PT các đặc
trưng, chức năng và các quy luật cơ bản của thị trường?
• 4. Phân tích vai trò của các chủ thể tham gia thị trường.
Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Tài liệu tham khảo

• Giáo trình Kinh tế - Chính trị Mác – Lênin;


• C.Mác – Ăngghen Toàn tập, NXB CTQG Hà
Nội 1994, tập 20;
• C.Mác – Ăngghen Toàn tập, NXB CTQG Hà
Nội 1994, tập 23.
Xin trân trọng cảm ơn các em
đã chú ý lắng nghe!

You might also like