You are on page 1of 18

TỔNG HỢP YÊU CẦU PHỤ TÁC PHẨM

Tác phẩm Yêu cầu Hướng làm bài


Ai đã đặt Nhận xét về tính - Tính trữ tình trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường đẫm chất thơ,
tên cho trữ tình trong bút được gợi lên từ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và cảm
dòng sông kí của Hoàng Phủ xúc nồng nàn, tha thiết; giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều
(Hoàng Ngọc Tường cùng vốn kiến thức phong phú.
Phủ Ngọc + Thứ nhất, điều đó được thể hiện qua cách tiếp cận sông Hương
Tường) từ nhiều góc độ. Qua đó ta cảm nhận được vẻ đẹp đầy nữ tính
của nàng Hương xinh đẹp, dịu dàng, uyển chuyển và kín đáo
khi ở trong lòng thành phố.
+ Thứ hai, tác phẩm thể hiện tình yêu tha thiết sự gắn bó của
Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương của xứ Huế đẹp đẽ,
dịu hiền.
- Nét trữ tình trong phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường được
nhà văn khéo léo lồng ghép, đan cài trong cả nội dung và nghệ thuật.
Thể hiện ở sự kết hợp giữa kể và tả, quan sát và tưởng tượng, lối hành
văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
Chính những điều đó đã làm cho văn ông cứ sống mãi trong lòng độc
giả “hôm qua, hôm nay và mãi tận về sau”. Chúng ta cứ tìm đến văn
Hoàng Phủ Ngọc Tường mà nghiền ngẫm triết lý, sống mãi trong sự
tha thiết về dòng sông quê hương xứ mình!
Ai đã đặt Nhận xét tình yêu - Tình yêu xứ Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường được chưng cất lên
tên cho tha thiết của từ quá trình gắn bó và trải nghiệm của ông ở mảnh đất này. Tình
dòng sông Hoàng Phủ Ngọc yêu ấy được thể hiện qua cách ông phát hiện vẻ đẹp của sông Hương.
(Hoàng Tường với xứ Huế Phải là một người sâu sắc và am hiểu về sông Hương thì tác giả mới
Phủ Ngọc có thể dẫn dắt những câu văn của mình chạm đến trái tim người
Tường) đọc.
- Đó là tình yêu được kết tinh từ chất trí tuệ, cảm xúc nồng nàn, tha
thiết xuất phát từ trái tim nhà văn. Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện
trong chất thơ của ông sự hiểu biết rộng lớn về thế giới xung quanh
trong nhiều lĩnh vực: văn hóa, văn học, lịch sử, địa lí và nghệ thuật...
Đây chính là chất trí tuệ kết tinh trong văn của ông.
- Ngoài ra bút ký đã trở thành một tác phẩm mang đậm chất tự sự,
dẫn dắt người đọc đến với sông Hương một cách tự nhiên, nhưng cho
thấy rằng ông có một giọng điệu riêng biệt “không thể tìm thấy trong
cổ họng của bất kì người nào khác”. Giọng điệu ấy thể hiện qua cách
nhìn, cách cảm thụ, phương thức tư duy, năng lực trí tuệ, tình cảm,
bộc lộ qua ngôn ngữ đậm chất tự sự.
Ai đã đặt Bàn về cái tôi tài Thứ nhất, đó là một cái tôi dạt dào cảm xúc. Cái tôi ấy là cái tôi của
tên cho hoa uyên bác của một người trí thức yêu nước vừa bước ra từ trong khói lửa chiến
dòng sông Hoàng Phủ Ngọc tranh, vừa bừng bừng khí thế chống giặc ngoại xâm, vừa hào hứng
(Hoàng Tường ngợi ca chủ nghĩa anh hùng. Cái tôi ấy là cái tôi của một người nghệ
Phủ Ngọc sĩ giàu rung động và lãng mạn, say sưa tìm kiếm vẻ đẹp riêng, sức
Tường) cuốn hút riêng của con sông xứ Huế ở các phương diện không gian
và thời gian, lịch sử và văn hoá.
Thứ hai, đó là một cái tôi nghiêm túc cẩn trọng trong tìm kiếm và
phát hiện. Trong bài bút ký pha tuỳ bút này, Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã huy động vốn kiến thức tổng hợp nhiều mặt về con sông Hương
từ địa lý, lịch sử, văn hoá, văn chương và đời sống, tự nhiên và khảo
cổ, cái hiện sinh và những gì thuộc về xa xưa… Các mặt kiến thức
này không tách rời nhau, mà hoà quyện, hỗ trợ nhau tạo thành một
điểm tựa vững chắc cho ngòi bút nhà văn khi miêu tả con sông của
xứ Huế.
Và đó còn là một cái tôi tài hoa và lãng mạn. Trí tưởng tượng mạnh
mẽ và phong phú khi kết hợp với cái kho vốn cảm xúc, cảm giác rất
dồi dào mà cũng vô cùng tinh tế sâu sắc đã tạo nên một chất thơ
chan chứa trên mỗi trang văn và một sức lôi cuốn khó cưỡng lại đối
với người thưởng thức. Thông thường người ta chỉ nói “Thi trung hữu
hoạ” “Thi trung hữu nhạc”, ở đây ta có thể hoàn toàn tự tin mà nói
về chất nhạc, chất họa, thậm chí là sự hòa quyện lý tưởng giữa chất
nhạc, chất họa và chất thơ trong chữ nghĩa của Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
Tùy bút Cắt nghĩa vì sao Sở dĩ nói thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây
“Người lái trong con mắt Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta là vì các lý do
đò sông của tác giả, thiên sau đây:
Đà” nhiên Tây Bắc - Gọi thiên nhiên là vàng vì sông Đà vừa có vẻ đẹp hùng vĩ, vừa
(Nguyễn quý như vàng, có vẻ đẹp thơ mộng.
Tuân) nhưng con người - Gọi con người là vàng mười vì con người đẹp hơn tất cả, đẹp
Tây Bắc mới thật nhất từ trong lao động, trở thành anh hùng và nghệ sĩ. Con
xứng đáng là người được ví với khối vàng mười quý giá lại chỉ là những ông
vàng mười của lái, nhà đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.
đất nước ta. Nhưng người lái đò, ông không chỉ là anh hùng sông nước,
một nghệ sĩ vượt thác mà còn là một người lao động bình dị
giữa đời thường, những con người đã cống hiến thầm lặng mà
cao cả, say mê với công việc, tình yêu với nghề nghiệp mà bất
chấp hiểm nguy, vất vả.
Như vậy trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất
cả và quý giá hơn tất cả.
Người lái đò sông Đà chính là khúc hùng ca ca ngợi con người, ca
ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con
người tới thắng lợi huy hoàng trước sức mạnh tựa thánh thần của
dòng sông hung dữ. Đấy chính là yếu tố làm nên chất vàng mười của
nhân dân Tây Bắc và của những người lao động nói chung.
Người lái Nhận xét vẻ đẹp - Đọc văn Nguyễn Tuân, bất cứ ai cũng nhận thấy rằng nhà văn
đò sông Đà con người trong Nguyễn Tuân rất ưa quan sát và diễn tả con người ở phương diện
(Nguyễn văn của Nguyễn tài hoa, nghệ sĩ. Tuy nhiên vẻ đẹp con người trong văn Nguyễn Tuân
Tuân) Tuân sau Cách có sự khác biệt giữa trước và sau Cách Mạng.
mạng. - Nếu trước cách mạng con người trong tác phẩm của Nguyễn Tuân
phải là những con người xuất chúng thuộc thời trước còn vương sót
lại như Huấn Cao (Chữ người tử tù) thì đến người lái đò sông Đà nhà
văn đã có sự thay đổi trong cách khám phá, thể hiện con người.
- Nhân vật chính trong người lái đò sông Đà không còn thuộc lớp
người sinh lầm thế kỷ, bơ vơ, lạc lõng trong thời hiện đại mà là một
người lao động hết sức bình thường, bình dị, thậm chí là vô danh.
Đây chính là cách Nguyễn Tuân tôn vinh, ca ngợi ý chí con người,
ngợi ca lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi huy
hoàng trước sức mạnh của thiên nhiên hung dữ. Đây cũng chính là
yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của những
người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
Đi tìm vẻ đẹp của con người trong lao động, Nguyễn Tuân đã thể
hiện sự hòa nhập đầy hứng khởi, mến yêu với cuộc đời mới và chúng
ta không còn thấy một Nguyễn Tuân cô độc luôn muốn xê dịch cho
khuây đi cảm giác thiếu quê hương.
Người lái Nhận xét về ngòi Ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện qua tùy
đò sông Đà bút tài hoa của bút Người lái đò sông Đà như thế nào?
(Nguyễn nhà văn Nguyễn - Đầu tiên, ai cũng biết rằng Nguyễn Tuân là nhà văn của núi cao,
Tuân) Tuân. thác dữ, dốc đèo hiểm trở; nhà văn của cảm giác dữ dội, của cái phi
thường nhưng khi ông đặt bút viết về cái trữ tình, thơ mộng cũng
không kém phần ấn tượng và đặc sắc.
- Thứ hai, Nguyễn Tuân là sự hiện thân cho cái đẹp, cho sự hoàn mỹ;
cho nên văn ông giàu hình ảnh và gợi cảm; giàu liên tưởng so sánh
mới mẻ, độc đáo. Sự độc đáo này biểu hiện trong cách nhìn và quan
sát sự vật, sự tỉ mỉ và chi tiết làm cho người ta có cảnh giác sự vật
đang sống dậy từ những trang văn bước ra cuộc đời.
- Thứ ba, độc đáo thôi chưa đủ, vốn hiểu biết sâu rộng mới là chìa
khóa để Nguyễn Tuân khai thác chất xám trong bộ não của chính
mình. Nguyễn Tuân đã sử dụng hàng loạt các tri thức liên ngành từ
quân sự, âm nhạc đến thể thao, quân sự, hội họa tạo nên một môn
nghệ thuật thứ bảy lung linh dưới ánh hào quang chiếu sáng chói
lọi… Từ đó có thể khẳng định rằng Nguyễn Tuân xứng đáng là
“Người thầy kim hoàn của chữ”.
Người lái Nhận xét nét độc - Có thể tóm gọn phong cách của Nguyễn Tuân trong những ý sau:
đò sông Đà đáo trong phong Nguyễn Tuân ưa cảm giác mãnh liệt, dữ dội; ông thường tả gió, bão,
(Nguyễn cách nghệ thuật núi đèo, tả thác ghềnh; luôn khám phá đối tượng ở phương diện tài
Tuân) của nhà văn hoa thẩm mỹ; tài hoa uyên bác trong hiểu biết về văn hóa; không
Nguyễn Tuân. ngừng thay đổi trong hành trình lao động nghệ thuật để không lặp
lại chính mình.
- Như thế, ta thấy Nguyễn Tuân là người luôn hướng đến cái phi
thường, dữ dội. Đằng sau hình tượng con sông Đà lắm thác nhiều
ghềnh là một nhà văn ham cảm giác lạ, và không ngại làm mới mình.
Để thỏa mãn “thú ham cái mới lạ”, Nguyễn Tuân không chịu nổi cái
bình thường, nhạt nhẽo, bình dị, phẳng lặng như “ao hồ mùa thu”.
- Với tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, ngòi bút Nguyễn Tuân đã mang
đến cho người đọc một hình dung mới mẻ, độc đáo trong chất vàng
của thiên nhiên, đồng thời là chất vàng mười đã qua thử lửa nơi tâm
hồn con người Tây Bắc.
- Trong “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân đã thể hiện “cái tôi”
tài hoa qua những rung động, say mê của nhà văn trước vẻ đẹp hùng
vĩ và mĩ lệ của thiên nhiên đất nước; ở sự phát hiện và ngợi ca phẩm
chất tài hoa nghệ sĩ của những con người lao động; ở những trang
văn đẹp như thơ, như nhạc, như hoạ. Nhà văn đã phát hiện và miêu
tả sông Đà như một sinh thể sống, với tính cách hung bạo và trữ tình.
Từ đó, nhà văn đã tạc dựng hình ảnh người lái đò trong cuộc vượt
thác đầy kịch tính và cũng thật ngoạn mục.
Việt Bắc Nhận xét tính Nhận xét về tính dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu, đây là những ý
(Tố Hữu) dân tộc đậm đà chúng ta cần triển khai trong đoạn văn của mình:
trong thơ Tố Hữu. - Xét về mặt nội dung, bài thơ “Việt Bắc” đã thể hiện được những vấn
đề nóng bỏng mang vận mệnh dân tộc; thể hiện được hình ảnh con
người Việt Nam trong kháng chiến.
- Sáng tác bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu không chỉ thay lời nhân dân
nói nên lòng biết ơn với Đảng, với Bác kính yêu mà ông còn thể hiện
tình cảm gắn bó sâu nặng với nhân dân Việt Bắc.
- Tố Hữu ca ngợi tình cảm thủy chung sắt son của người dân Việt
Bắc và người chiến sĩ cách mạng chính là ca ngợi truyền thống:
“uống nước nhớ nguồn”; truyền thống đánh giặc giữ nước của dân
tộc. Khí thế của cả dân tộc cùng ra trận thật hào hùng, mãnh liệt,
không một thế lực nào có thể ngăn cản được.
- Bài thơ “Việt Bắc” còn đánh dấu sự thành công của Tố Hữu ở
phương diện nghệ thuật mang đậm tính dân tộc biểu hiện ở thể thơ,
ngôn từ, nhạc điệu, hình ảnh. Tố Hữu vốn là người xứ Huế - nơi có
những làn điệu dân ca ngọt ngào. Những lời ru của mẹ đã thấm vào
tâm hồn thơ Tố Hữu, đi vào trang thơ của ông. Bài thơ Việt Bắc được
viết theo thể thơ lục bát với lối kết cấu đối đáp như câu hát giao
duyên của đôi trai gái yêu nhau. Vì thế câu chuyện chính trị đã được
tác giả chuyển hóa giống như câu chuyện tình yêu đôi lứa.
Tóm lại, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc bằng tất cả tấm lòng chân
thành hướng về Đảng, về cách mạng, về nhân dân. Bài thơ giúp ta
cảm nhận được nhiều phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam:
yêu nước, tương thân tương ái, đoàn kết, lạc quan, thủy chung son
sắt; thấy được bản sắc văn hóa dân tộc mình..
Việt Bắc Nhận xét về đặc Muốn nhận xét đặc điểm trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu, đầu
(Tố Hữu) điểm tính trữ tiên cần hiểu khái niệm thơ trữ tình – chính trị là gì.
tình – chính trị - Thơ trữ tình – chính trị: Là thơ trực tiếp đề cập đến những
trong thơ Tố Hữu vấn đề chính trị, những sự kiện chính trị với cảm xúc mãnh
liệt.
– Tính trữ tình – chính trị là một trong những đặc điểm nổi bật
trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, được thể hiện rõ nét trong
bài thơ Việt Bắc nói chung và đoạn thơ nói riêng:
+ Tính chính trị: Việt Bắc đề cập đến một sự kiện lịch sử có ý nghĩa
lớn với cả dân tộc: Trung ương Đảng và chính phủ rời căn cứ địa
Việt Bắc để trở về Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Cảm hứng của Tố Hữu trong đoạn thơ là hướng đến cuộc kháng
chiến hào hùng và chiến thắng vẻ vang của quân dân Việt Bắc trong
kháng chiến chống Pháp.
+ Tính trữ tình: Niềm tự hào, niềm vui hân hoan của nhà thơ. Đó là
tình cảm cách mạng: tình đồng chí, đồng đội, tình cảm đối với nhân
dân, với Đảng, với lãnh tụ, tinh thần quốc tế vô sản…
- Chất thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu lại được thể hiện ở giọng
điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình ngọt ngào, là giọng
của tình thương mến. Đó là lối hát đối đáp quen thuộc của ca dao
được trở đi trở lại trong từng chữ bài thơ Việt Bắc. Vì thế, toàn bài
thơ trở thành khúc hát ân tình nồng thắm với tình thơ tha thiết, điệu
thơ ngọt ngào, nhị nhàng như lời ru.
- Các khái niệm chính trị đi vào thơ Tố Hữu không hề khô khan mà
được xúc cảm trở thành cảm hứng. Tố Hữu đã đem vào thơ cách
mạng một tiếng nói trữ tình với những xúc cảm chân thành, mãnh
liệt tạo được một năng lượng lan truyền rộng khắp và rung cảm đối
với người đọc.
Chiếc Nhận xét về quan Nhận xét về quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật
thuyền niệm của nhà văn và cuộc sống?
ngoài xa về mối quan hệ - Định hướng: quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ
(Nguyễn giữa nghệ thuật thuật và cuộc sống đó là mối quan hệ gì? Đối lập, hay song hành gắn
Minh và cuộc sống bó? Tư tưởng của nhà văn gửi gắm qua những quan niệm ấy.
Châu) - Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là phát hiện của nghệ sĩ Phùng
về bức tranh cuộc sống gai góc, sần sùi, đối lập hẳn với bức tranh
thiên nhiên tuyệt mĩ được miêu tả ở đoạn văn trước đó. Sự phát hiện
những nghịch lí ấy giúp Phùng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa
nghệ thuật và hiện thực cuộc đời. Giữa nghệ thuật và cuộc đời có
mối quan hệ song hành: Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc đời, và cuộc
đời là hiện thực phong phú khơi nguồn cho cảm hứng nghệ thuật.
"Nghệ thuật chân chính phải gắn với cuộc và vì cuộc đời, vì con
người".
- Từ nhận thức ấy, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm bức thông điệp
đến người nghệ sĩ:
 Người nghệ sĩ - theo nhà văn - phải đào sâu, phải nhìn cuộc
đời bằng đôi mắt toàn diện, phải thấy được những góc khuất
của cuộc đời.
 Chiếc thuyền trong sương sớm đẹp vì nó là viễn ảnh, được
nhìn từ xa. Nó có thể thanh lọc tâm hồn người nghệ sĩ, khơi
dậy những xúc cảm đẹp đẽ. Nhưng khi đến gần, cũng chính từ
chiếc thuyền ấy lại là cảnh bạo lực gia đình phi đạo đức, phi
thẩm mỹ. Nghệ thuật đích thực, người nghệ sĩ chân chính
không thể chỉ dừng lại ở sự phản ánh vẻ đẹp bề ngoài của cuộc
sống, nhìn cuộc sống từ cái nhìn ngoài xa, hời hợt. Giá trị
nhân văn trong tác phẩm này đã thể hiện ngay trong quan
điểm nghệ thuật tiến bộ đó của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Chiếc Nhận xét về cách Bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của
thuyền nhìn nhận cuộc nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
ngoài xa sống và con người - Định hướng: Cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn
(Nguyễn của nhà văn đó là cách nhìn như thế nào? Sâu sắc, toàn diện hay đơn giản, dễ
Minh dãi...
Châu) - Thứ nhất, qua sự thể hiện của nhà văn, chiếc thuyền chỉ đẹp khi
nó ở ngoài xa trong sương mù bồng bềnh huyền ảo, nhưng khi nó
đến gần thì bên trong nó lại bộc lộ những cái thật xấu xí của cảnh
bạo lực gia đình. Và trong cuộc sống bất hạnh, trong vẻ xấu xí thô
kệch của người đàn bà khốn khổ kia vẫn ánh lên những nét đẹp của
người phụ nữ lao động. Như vậy cuộc sống đa diện, nhiều chiều, con
người có những nỗi niềm sâu kín bên trong, nhà văn đã nhìn nhận
ở góc nhìn đa chiều hơn, hướng sự quan tâm đến số phận cá nhân
con người – nhất là con người lao động vất vả, lam lũ sau chiến
tranh.
- Sau chiến tranh, cuộc sống con người vẫn còn nhiều những khó
khăn, gian khổ: Cái nghèo, cái đói chi phối cuộc sống của con người.
Bởi vậy, nhà văn đã đặt ra vấn đề cần thiết là phải làm sao cho cuộc
sống ấy ngày càng tốt đẹp hơn.
- Chính từ cái nhìn đầy chất nhân văn ấy, Nguyễn Minh Châu đã
gửi gắm bức thông điệp đến người nghệ sĩ: Người nghệ sĩ - theo nhà
văn - phải đào sâu, phải nhìn cuộc đời bằng đôi mắt toàn diện, phải
thấy được những góc khuất của cuộc đời. Nghệ thuật chân chính
không thể chỉ dừng lại ở sự phản ánh vẻ đẹp bề ngoài của cuộc sống,
nhìn cuộc sống từ cái nhìn ngoài xa, hời hợt.
Chiếc Nhận xét về quan - Ví dụ: Phân tích ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng về bức ảnh
thuyền niệm của tác giả được chọn trong bộ lịch, từ đó nhận xét quan niệm của tác giả về
ngoài xa về nghệ thuật nghệ thuật.
(Nguyễn - Định hướng: Quan niệm của tác giả về nghệ thuật đó là những
Minh quan niệm gì? Đây là những quan niệm như thế nào? (đúng đắn,
Châu) nhân văn hay nông cạn, hời hợt)
- Từ những ấn tượng của nhân vật Phùng về bức ảnh được chọn
trong bộ lịch, ta thấy được quan điểm nghệ thuật sâu sắc, đúng đắn
của tác giả: Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống, nghệ thuật
không thể xa cách với hiện thực nhọc nhằn, cay cực của con người.
Nghệ thuật "không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng
lừa dối..." (Nam Cao). Nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho
con người, phải góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của
đói nghèo, tăm tối và bạo lực. Người nghệ sĩ phải có tấm lòng biết
trăn trở về số phận; phải nhìn cuộc đời sâu sắc, đa chiều, không giản
đơn, dễ dãi và và phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực.
- Không những vậy, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là
tác phẩm thể hiện được chiều sâu, bản chất của hiện thực đằng sau
cái vẻ ngoài đẹp đẽ, lãng mạn. Để làm được điều đó đòi hỏi người
nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc, toàn diện về hiện thực,
phải có sự trải nghiệm và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc,
gian khổ.
- Như vậy đó là quan niệm hoàn toàn đúng đắn mà bất kỳ người
nghệ sĩ nào cũng cần phải tuân theo.
Vợ nhặt Nhận xét về giá - Định hướng: Nhận xét khái quát biểu hiện của giá trị hiện thực
(Kim Lân) trị hiện thực trong tác phẩm. Cụ thể qua tình huống truyện, không gian hiện thực
trong tác phẩm nạn đói 1945.
"Vợ Nhặt" - Xây dựng tình huống nhặt vợ của nhân vật Tràng, tác phẩm "Vợ
Nhặt" (hoặc đoạn văn) đã phản ánh chân thực cuộc sống của nhân
dân ta trước cách mạng tháng Tám - nạn đói khủng khiếp năm 1945
khiến bao người phải chịu cảnh sổ sở. Người chết như "ngả rạ", "ba,
bốn cái thây nằm còng queo bên đường", người sống mặt hốc hác u
tối "đi lại dật dờ như những bóng ma", "xanh xám như những bóng
ma". Không gian thê lương, não nuột với những tiếng hờ khóc, tiếng
quạ kêu từng hồi thê thiết. Hiện thực thê thảm ấy còn hiện lên qua
mùi gây của xác người, mùi ẩm mốc của rác rưởi, mùi khét của
những đống rấm. Không gian xóm ngụ cư không khác biệt nhiều với
nghĩa địa.
- Đặc biệt, không gian năm đói đã tạo thành khung cảnh nền để Kim
Lân kể lại câu chuyện nhặt vợ cười ra nước mắt của Tràng. Câu
chuyện bi hài được miêu tả trong truyện (đoạn văn trên) góp phần
hoàn chỉnh bức tranh chân thực về tình cảnh thảm khốc của người
nông dân: Vì đói quá mà chị vợ nhặt đã phải đánh đổi cả lòng tự
trọng để được ăn, để theo không người đàn ông xa lạ; vì nghèo mà
bà cụ Tứ phải dằn vặt bởi không lo nổi dăm ba mâm cho đám cưới
của con; vì khổ mà bữa cơm mừng dâu mới chỉ toàn cháo loãng, ăn
với muối và món chè khoán đắng chát thực ra chỉ là cháo cám…
Vợ nhặt Nhận xét về giá - Định hướng: Nhận xét khái quát biểu hiện của giá trị nhân đạo.
(Kim Lân) trị nhân đạo - Thứ nhất, giá trị nhân đạo thể hiện qua cái nhìn sâu sắc và tấm
lòng nhân hậu trước khát vọng của con người của nhà văn. Chính
những khát vọng nhân văn ẩn khuất nơi đáy sâu nhân vật Tràng,
Thị hay bà cụ Tứ với những mong muốn tồn tại và cuộc sống hạnh
phúc dù rất đời thường nhỏ nhoi, ở thời điểm mà mọi người không
nhìn thấy, thậm chí chỉ thấy màu xám xịt, thì nó lại được Kim Lân
cảm được và hiện ra bằng những trang viết giàu sức gợi.
- Thứ hai, giá trị nhân đạo thể hiện qua lòng yêu thương trân trọng
với những người bất hạnh. Qua đó hướng đến niềm tin rằng tình yêu
cuộc sống sẽ thắng được chết chóc sẽ thay đổi được cuộc sống: Dù
trong tình huống bi thảm tới đâu, dù kề bên cái chết, con người vẫn
khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống
và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống cho ra người. Đây cũng
chính là chiều sâu tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn thể hiện ở chỗ nhà văn Kim
Lân đã chỉ ra một con đường, một lối thoát để thay đổi số phận cho
những kiếp người khốn khổ ấy – con đường cách mạng.
Chính những giá trị nhân đạo này đã làm nên chiều sâu và sức sống
lâu bền của tác phẩm. Đó không chỉ là tài năng mà còn là tấm lòng
của người nghệ sĩ hết mình vì cuộc đời.
Vợ nhặt Nhận xét về sự - Định hướng: Cần nhận xét sự thay đổi, chuyển biến của nhân vật
(Kim Lân) chuyển biến của từ trạng thái này sang trạng thái khác như thế nào? Sự chuyển biến
nhân vật người ấy thể hiện điều gì ở nhân vật? Thể hiện tư tưởng gì của nhà văn?
vợ nhặt (trước và - Trước khi trở thành vợ Tràng, thị là một người phụ nữ ăn nói chỏng
sau khi làm vợ lỏn, táo bạo và liều lĩnh, chủ động làm quen và "liếc mắt cười tít" với
Tràng) Tràng ngay trong lần gặp đầu tiên. Thậm chí lần gặp thứ hai, thị
còn "sầm sập chạy tới", "sưng sỉa nói" và lại còn "đứng cong cớn"
trước mặt Tràng, chủ động đòi ăn, trơ trẽn biền đùa làm thật để theo
không Tràng.
- Nhưng khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người
thật của mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang.
Thị bẽn lẽn đi cạnh Tràng, lễ phép chào hỏi mẹ chồng, thị còn dậy
sớm, quét tước, dọn dẹp cho căn nhà khang trang, sạch sẽ. Đó là hình
ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình –
hình ảnh của một người vợ hiền, một cô dâu thảo. Trong bữa cơm
cưới giữa ngày đói, thị tỏ ra là một phụ nữ am hiểu về thời sự khi kể
cho mẹ và chồng về câu chuyện ở Bắc Giang người ta đi phá kho thóc
của Nhật. Chính thị đã làm cho niềm hy vọng của mẹ và chồng thêm
niềm hy vọng vào sự đổi đời trong tương lai.
- Miêu tả sự thay đổi của nhân vật Thị, Kim Lân đã thể hiện được sự
trân trọng và niềm tin vào những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con
người, đó là những vẻ đẹp mà nạn đói không thể nào hủy diệt được.
Chính điều đó đã tạo nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngòi bút Kim
Lân.
Vợ nhặt Nhận xét về vẻ - Ví dụ: Phân tích tình huống Tràng nhặt được vợ qua đoạn văn "Ít
(Kim Lân) đẹp của khát lâu nay… đẩy xe bò về", từ đó bình luận về vẻ đẹp của khát vọng sống,
vọng, vẻ đẹp của khát vọng hạnh phúc và sự ấm áp của tình người.
tình người - Đoạn trích nói riêng, tác phẩm nói chung không chỉ giàu giá trị
hiện thực mà còn giàu giá trị nhân đạo. Xây dựng tình huống nhặt
vợ của Tràng, đoạn văn nói lên tình cảnh thê thảm của người nông
dân trong cảnh đói, gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân phong
kiến đã đẩy con người đến tình cảnh phải bán rẻ cả nhân phẩm để
được sống.
- Đồng thời, nhà văn cũng thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của
khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc cũng như vẻ đẹp của tình
người trong nạn đói. Dưới sự thể hiện của ngòi bút giàu lòng nhân
ái Kim Lân, ta thấy sự túng đói quay quắt, hoàn cảnh khốn khổ không
làm con người từ bỏ lòng yêu thương, nhân hậu, không ngăn cản
được con người hy vọng vào cuộc sống, hy vọng vào hạnh phúc ngày
mai. Họ vẫn vượt lên trên cái chết, cái thảm đạm để sống với nhau
bằng tình người đẹp đẽ, để hướng đến sự sống, hạnh phúc và ngày
mai tươi sáng hơn.
- Phát hiện và miêu tả vẻ đẹp ấy trong tâm hồn nhân vật, Kim Lân
đã đem đến cho tác phẩm tình cảm nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
Vợ nhặt Nhận xét về vẻ - Ví dụ: Đề yêu cầu phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn
(Kim Lân) đẹp của nhân vật văn cụ thể, từ đó nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật bà cụ
bà cụ Tứ Tứ.
- Định hướng: Cần nhận xét khái quát, vẻ đẹp tâm hồn nhân vật bà
cụ Tứ đó là những vẻ đẹp gì?
- Chiều sâu tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ đã nói lên những phẩm
chất tốt đẹp của người mẹ này. Đó là tình mẫu tử cao cả, thiêng liêng,
đặc biệt là lòng thương người như thể thương thân, lòng nhân hậu,
vị tha và nghị lực sống phi thường.
- Trước hết, đó là vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu, bao dung. Lòng bà
luôn chan chứa tình yêu thương dành cho các con, bà có những ứng
xử chân thành, đầy tình nghĩa đối với cả con trai và con dâu. Bà đã
vượt qua những nghi lễ thông thường, đồng ý cho người đàn bà xa lạ
làm con dâu mình và còn thấy thương xót, thấu hiểu cho hoàn cảnh
của người đàn bà ấy.
- Chẳng những thế, người mẹ ấy dù trong mọi hoàn cảnh dù khắc
nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo
để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở
thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con.
- Vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ đã thể hiện chiều sâu giá trị nhân
văn của tác phẩm: Cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi
đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn
hướng đến tương lai, vẫn khát khao một mái ấm gia đình, vẫn gắn
bó bao bọc lẫn nhau bằng tình thương, lòng nhân ái.
Vợ nhặt Nhận xét về nét - Ví dụ: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn văn cụ thể,
(Kim Lân) đặc sắc trong từ đó nêu nhận xét về nét đặc sắc trong ngòi bút miêu tả tâm lí nhân
ngòi bút miêu tả vật của nhà văn Kim Lân.
tâm lí nhân vật - Định hướng: Để làm rõ nét đặc sắc trong ngòi bút miêu tả tâm lí
nhân vật, cần nhận xét cách nhà văn miêu tả tâm lí nhân vật qua
cách miêu tả dòng tâm trạng của nhân vật một cách trực tiếp, hay
gián tiếp qua ngoại cảnh, hành động, ngôn ngữ, cách nhà văn sử
dụng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật, chi tiết tiêu biểu.
- Miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tình huống anh
con trai nhặt được vợ, Kim Lân đã khẳng định biệt tài phân tích tâm
lí nhân vật một cách chân thật và sâu sắc, cảm động. Ngòi bút của
nhà văn đã len lỏi, lách sâu vào những nét tâm lí vô cùng đơn giản,
tinh tế của người mẹ nông dân nghèo từ chiều hôm trước đến sáng
hôm sau khi Tràng có vợ.
- Nhà văn không miêu tả sự phát triển tâm lí của nhân vật theo
đường thẳng, mà là những trạng thái phức tạp, gấp khúc. Ông cũng
không chỉ khắc họa tâm trạng ấy thông qua hành động, lời lẽ, cử chỉ
bề ngoài mà còn nhập thân vào nhân vật. Nhờ vậy, hình ảnh bà cụ
Tứ hiện lên chân thực hơn, phù hợp với những nỗi niềm trắc ẩn
trong chiều sâu riêng của người già từng trải và giàu tình yêu
thương.
Vợ nhặt Nhận xét về nét - Định hướng: Gọi tên tình huống, nhận xét đó là tình huống như
(Kim Lân) độc đáo trong thế nào, mang lại giá trị gì cho tác phẩm?
nghệ thuật xây - Ai đó đã nói rằng, tình huống truyện là linh hồn của tác phẩm. Đối
dựng tình huống với nghệ thuật truyện, xây dựng được một tình huống truyện độc
truyện đáo là một trong những yếu tố then chốt tạo nên sức sống của tác
phẩm ấy. Tác giả đã xây dựng nên một tình huống vừa lạ, vừa éo le
đã thể hiện những nét độc đáo trong ngòi bút nghệ thuật của mình.
- Trước hết, cái tài của Kim Lân là dựng được một tình huống lạ.
Hiếm có một tình huống nào lại "lạ" như tình huống nhặt vợ của anh
cu Tràng. Bởi chuyện dựng vợ, gả chồng xưa nay vốn là chuyện hệ
trong cuộc đời con người, vậy mà Tràng lại nhặt được vợ. Lạ bởi
Tràng lại không phải là người hào hoa, giàu có gì mà chỉ là anh phu
xe nghèo, xấu, hơi ngốc vậy mà Tràng lại có người theo không.
- Chính vì thế mà việc Tràng có vợ đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên
với tất cả mọi người trong xóm ngụ cư, với bà cụ Tứ, thậm chí đã có
những thời điểm chính Tràng cũng chẳng thể nào tin được vào điều
đó.
- Không chỉ dựng được tình huống lạ, Kim Lân còn tạo cho tình
huống ấy những khía cạnh éo le, bất ngờ. Éo le bởi giữa lúc đói khát,
nuôi thân còn chẳng xong vậy mà Tràng lại dám "đèo bòng", "rước
cái của nợ đời ấy về". Có vợ, nhưng chen vào hạnh phúc là nỗi lo chạy
trốn cái đói, nỗi lo níu kéo sự sống. Chính vì tình huống éo le này mà
mọi người không biết nên buồn hay nên vui, hạnh phúc hay đau
khổ…
- Dựng lên tình huống nhặt vợ độc đáo của nhân vật, Kim Lân đã
nói lên được rất nhiều những vấn đề tư tưởng sâu sắc của tác phẩm,
cũng như miêu tả rõ nét hơn chiều sâu tâm lí và vẻ đẹp tâm hồn
nhân vật.
Vợ nhặt Nhận xét về cách - Ví dụ: Nhận xét về cách nhìn của nhà văn về người lao động qua
(Kim Lân) nhìn của nhà văn nhân vật bà cụ Tứ trong bữa cơm ngày đói.
về người lao động - Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ là minh chứng tiêu biểu thể hiện
cách nhìn của nhà văn về cuộc đời người lao động theo chiều hướng
tích cực: Đi từ bóng tối vươn ra ánh sáng (khác với các tác phẩm hiện
thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám).
- Điều đó thể hiện cái nhìn đầy nhân hậu, giàu tình yêu thương và
lạc quan của nhà văn đối với người lao động.
- Hiện thực của cuộc Cách mạng tháng Tám - 1945 đã giúp nhà văn
nhận ra khả năng cách mạng, khả năng đổi đời của người nông dân,
nên cách nhìn của nhà văn về người lao động cũng thay đổi.
- Không còn những cái chết đau thương như lão Hạc, Chí phèo, bà
cái Gái, không còn đêm đen như mực như cái tiền đồ của chị Dậu...
những trang cuối cùng của "Vợ nhặt" đã nhen nhóm lên ánh sáng
của niềm tin và hi vọng. Nhà văn tin vào sự đổi đời của người nông
dân, như tin vào câu nói dân gian trong lời cụ Tứ: "Ai giàu ba họ, ai
khó ba đời.."
Vợ chồng A Nhận xét về giá Trong truyện ngắn "Giăng sáng", Nam Cao đã từng viết: "Nghệ thuật
Phủ (Tô trị hiện thực không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng
Hoài) trong tác phẩm lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những
"Vợ chồng A Phủ" kiếp lầm than". Quả thực, văn chương luôn bắt đầu từ điểm xuất
của Tô Hoài phát là cuộc đời. Hiện thực cuộc sống được người nghệ sĩ lựa chọn
đưa vào trong tác phẩm qua cái nhìn, quan điểm và ngòi bút của
mình, đem đến với bạn đọc, để từ đó mở ra bức tranh đời rộng lớn.
- Qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", ta sẽ bắt gặp ở đó giá trị hiện thực
sâu sắc, bức tranh đời đớn đau của những người dân miền núi.
+ Thứ nhất, tác phẩm đã tố cáo chế độ phong kiến, chúa đất đã bóc
lột con người dưới hình thức cho vay nặng lãi, buộc người lao động
nghèo khổ vào vòng nô lệ; tố cáo sự chà đạp lên tình yêu, hạnh phúc
và phẩm giá con người, gắn con người vào vòng mê tín thần quyền
làm cho họ phải bất lực, cam chịu.
+ Không chỉ dừng ở chỗ tố cáo sự áp bức, bóc lột mà sâu hơn, Tô Hoài
còn nói lên sự thực có tính quy luật: con người bị áp bức cứ nhẫn
nhục chịu đựng kéo dài đến lúc nào đó thì dường như bị tê liệt tinh
thần phản kháng và mặt khác, đến lúc nào đó, khi sự ý thức về quyền
sống trỗi dậy, thì sức sống tiềm tàng cũng mạnh mẽ, kỳ diệu.
+ Tác phẩm còn miêu tả một cách cô đọng nhưng sinh động quá trình
trưởng thành, vấn đề khát vọng tự do, hạnh phúc của nhân dân miền
núi và con đường giải phóng của họ. Bức tranh thiên nhiên và những
phong tục, tập quán được nhà văn tái hiện chân thật; ngôn ngữ giàu
chất tạo hình…
Vợ chồng A Nhận xét về giá "Một nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy", T.
Phủ (Tô trị nhân đạo của Sekhop đã từng khẳng định như vậy. Nhà văn, bên cạnh việc phải
Hoài) tác phẩm phản ánh chân thực bức tranh cuộc sống và con người, còn cần phải
đưa vào trong tác phẩm của mình, tình cảm, suy nghĩ và quan điểm
của mình về cuộc đời, về con người. Đó là giá trị nhân đạo của tác
phẩm.
- Qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (hoặc qua đoạn trích trên – đoạn
vừa phân tích), ta thấy được lòng cảm thương sâu sắc của Tô Hoài
dành cho số phận những người lao động miền núi, đặc biệt là người
phụ nữ, những kiếp đời bi kịch đang chết dần, chết mòn vì đau khổ.
Nhà văn hướng ngòi bút vào sự ảm đạm, đen tối nhưng để hướng vào
phía sự sống và ánh sáng tâm hồn của con người, ca ngợi vẻ đẹp và
sức mạnh tinh thần của họ.
- Từ thương cảm, nhà văn đã lên tiếng tố cáo chế độ phong kiến miền
núi tàn ác, những hủ tục lạc hậu đã đẩy con người vào tình cảnh
khốn khổ (cúng trình ma, bắt vợ, xử kiện phạt vạ, cho vay nặng lãi).
- Đồng thời, ngòi bút Tô Hoài thấm nhuần tinh thần nhân đạo thể
hiện trong niềm tin, sự trân trọng đối với khát vọng sống trong sạch,
lương thiện, giàu tình người của những con người bị đoạ đày, lăng
nhục, khát khao tìm đến ánh sáng của cuộc đời mới; Tô Hoài đã thấy
được bước chuyển biến sâu sắc trong con người Mị và A Phủ xuất
phát từ lòng nhân ái và sự đồng cảm số phận để vươn lên hành động
tự cứu mình, cứu người, tự giải phóng mình khỏi ách nô lệ.
- Giá trị nhân đạo sâu sắc ấy đã mang đến cho người đọc những ấn
tượng đậm nét và mang đến sức sống lâu bền cho tác phẩm.
Vợ chồng A Nhận xét về - Định hướng: Theo đề, chúng ta cần nhận xét về những yếu tố tạo
Phủ (Tô phong vị miền nên phong vị miền núi cho đoạn trích hay tác phẩm: Phong tục, tập
Hoài) núi trong tác quán, thói quen sinh hoạt, nếp sống thường nhật, cách nghĩ, cách
phẩm hoặc một làm… của các nhân vật; những yếu tố như thiên nhiên, cảnh vật, sự
đoạn trích trong vật được nhà văn miêu tả…
tác phẩm "Vợ - Bằng vốn hiểu biết về đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi
chồng A Phủ" qua chuyến đi thực tế và tài năng văn chương của mình, Tô Hoài đã
tạo nên những tác phẩm vô cùng đặc sắc, mang đậm màu sắc dân
tộc.
- Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ” đã mang đến những thông tin phong
phú về phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, nếp sống nếp nghĩ...
với những nét rất riêng của đồng bào Tây Bắc như khung cảnh đón
xuân với trai gái trẻ con ra sân tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo,
thổi khèn, nhảy múa... cảnh đêm tình mùa xuân với tiếng sáo gọi
bạn tình réo rắt, cảnh uống rượu ngày Tết, cảnh xử kiện ngập trong
khói thuốc phiện, tục cướp vợ, tục cúng trình ma...
- Phong vị miền núi còn gợi lên từ nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
miền núi với những chi tiết, hình ảnh đặc trưng của miền rẻo cao:
Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp
yên đầy các nhà kho. Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những
lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết
khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho
kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn
Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.
Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi
trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ...
- Ngoài ra, ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, lời bài hát xen
kẽ... cũng góp phần tạo nên phong vị Tây Bắc rất riêng cho những
trang văn Tô Hoài.
Vợ chồng A Nhận xét về ngòi - Định hướng: Để bình luận ngòi bút miêu tả tâm lí, chúng ta cần
Phủ (Tô bút miêu tả tâm lí chú ý đến cách nhà văn miêu tả dòng tâm trạng của nhân vật một
Hoài) sắc sảo của Tô cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngoại cảnh, hành động, ngôn ngữ,
Hoài qua đoạn cách nhà văn sử dụng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật, chi tiết tiêu biểu.
miêu tả diễn biến - Đoạn trích không chỉ thể hiện phong cách nghệ thuật đặc sắc của
tâm trạng nhân Tô Hoài ở lối trần thuật hấp dẫn, lôi cuốn, giọng văn trầm lắng, ngôn
vật Mị trong đêm ngữ giàu chất thơ, chất tính tạo hình và đậm phong vị miền núi...
tình mùa xuân mà còn tạo ấn tượng đặc biệt ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
hoặc đêm đông Nhà văn ít miêu tả hành động mà chủ yếu là khắc họa tâm tư, thế
cởi trói cứu A giới đời sống nội tâm nhân vật. Nhà văn đã kiên trì dõi theo sự thức
Phủ. tỉnh trong tâm hồn Mị, tinh tế trong cách lựa chọn ngôn từ khi diễn
tả những biến đổi ấy của Mị. Có cảm tưởng như Tô Hoài đang nhập
thân vào nhân vật Mị, hòa mình vào dòng tâm tư ấy để nói giùm cô
những trạng thái cảm xúc tinh tế nơi sâu thẳm tâm hồn.
- Tô Hoài còn khéo léo dẫn những thôi thúc của ngoại cảnh làm cơ
sở cho sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị (yếu tố tiếng sáo, không khí
mùa xuân, hoặc dòng nước mắt A Phủ). Quá trình thức tỉnh đó được
miêu tả đi dần từ những cõi xưa về cõi nay, từ vô thức, tiềm thức đến
ý thức. Đoạn văn không dài nhưng đủ để chúng ta cảm nhận được
sức sống tiềm tàng, khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt trong
nhân vật Mị và cũng đủ để chúng ta thán phục sự tinh tế trong ngòi
bút miêu tả nội tâm của Tô Hoài.
Vợ chồng A Nhận xét về chất - Định hướng: Nhận xét về những yếu tố làm nên chất thơ (chất trữ
Phủ (Tô thơ trong ngòi tình, lãng mạn): Giọng văn, cảm xúc nhân vật, cảnh vật thiên nhiên,
Hoài) bút Tô Hoài: ngôn từ, hình ảnh... được nhà văn miêu tả.
Đoạn miêu tả - Đúng như ai đó đã từng nhận xét: "Có một chất thơ ngọt ngào, dịu
đêm tình mùa dàng lan tỏa trong cảnh sắc, trong dòng hồi ức của Mị và trong nhịp
xuân. điệu câu văn, trong lời bài hát, trong những từ ngữ giàu sắc thái biểu
cảm", đoạn văn miêu tả đêm tình mùa xuân trên núi cao tiêu biểu
cho phong cách văn chương dạt dào chất thơ của Tô Hoài.
- "Chất thơ" trong tác phẩm văn xuôi có thể hiểu là vẻ đẹp lãng mạn
được tạo ra từ sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng,
tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những
rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. Nó là vẻ đẹp bay bổng thơ
mộng thoát lên từ đời sống hiện thực.
- Chất thơ dạt dào ấy thấm đẫm trong những câu văn thật hay nêu
bật được hình ảnh đặc trưng về thiên nhiên Tây Bắc những ngày
giáp Tết: "các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên
đầy các nhà kho", "gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ
dội". Hình ảnh những chiếc váy hoa"đem ra phơi trên mỏm đá xoè
như con bướm sặc sỡ" trong các làng Mèo Đỏ và tiếng sáo gọi bạn đi
chơi"lấp ló ngoài đầu núi" mang đến chất thi vị cho mùa xuân Tây
Bắc.
- Mặt khác, từ dòng hồi ức của Mị, ta còn cảm nhận được cái chất
thơ vút lên từ cuộc sống của những con người bị vùi dập trong đau
khổ, bất hạnh nhưng chưa bao giờ lụi tắt khát vọng sống, khát vọng
tình yêu và tự do
- Chất thơ ngọt ngào, dịu dàng còn lan tỏa trong nhịp điệu câu văn
khi co khi duỗi, trong những từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, trong lời
bài hát xen vào nhịp kể trần thuật:
"Mày có con trai con gái
Mày đi làm nương
Tao chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu"
- Như vậy, đoạn văn miêu tả đêm tình mùa xuân trên núi cao tiêu
biểu cho ngôn ngữ văn chương thấm đẫm chất thơ của Tô Hoài trong
truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ".
Tây Tiến Nhận xét cảm - Cảm hứng lãng mạn: cảm xúc mãnh liệt, vượt lên trên thực tại gian
hứng lãng mạn khổ, khắc nghiệt hướng tới những vẻ đẹp quyến rũ, bí ẩn của thiên
trong hồn thơ nhiên và con người miền Tây; thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm
Quang Dũng. của người lính Tây Tiến.
- Với cảm hứng lãng mạn, ngòi bút Quang Dũng đã khắc họa nên
hình tượng người lính Tây Tiến trên phông nền của khung cảnh
thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ.
- Cảm hứng lãng mạn của bài thơ đến từ cảm thức của nhà thơ khi
nhớ về rừng núi hoang vu, hiểm trở, dữ dội và sáng lên nỗi nhớ
những cảnh đẹp huyền ảo nên thơ. Ngoài ra cảm hứng này còn đến
từ trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.
- Bằng cảm hứng lãng mạn Quang Dũng đã khắc hoạ vẻ đẹp hào
hùng, hào hoa, sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến cùng vẻ
đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây, tạo nên một tác
phẩm độc đáo trong thơ ca thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Với “Tây Tiến”, con người Tây Tiến và chiến sĩ Tây Tiến dường như
“đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng
để đến với đại ngàn thi hứng”. “Tây Tiến đã không chỉ níu chân người
lính trong nỗi niềm thương nhớ mà còn gợi cảm nhận về một vẻ đẹp
kì ảo khó gọi tên”.
Như vậy cảm hứng lãng mạn góp phần thể hiện vẻ đẹp riêng của thơ
Quang Dũng, làm phong phú thơ ca viết về người lính thời kì kháng
chiến chống Pháp.
Tây Tiến Nhận xét bút Tài hoa trong bút pháp nghệ thuật Quang Dũng đó chính là sự kết
pháp nghệ thuật hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, hay bút pháp
của Quang Dũng. lãng mạn và hiện thực. Nếu chỉ có hiện thực trần trụi, chắc “Tây
Tiến” không thể có sức cuốn hút mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu chỉ có
chất lãng mạn thì “Tây Tiến” cũng khó mà được đón nhận rộng rãi
như thế. Chất hiện thực và lãng mạn đã làm cho bài thơ có gian khổ,
mất mát, hi sinh nhưng cũng tràn đầy niềm lạc quan, khỏe khoắn
- Khuynh hướng sử thi: không né tránh sự thật, nhìn thẳng vào hiện
thực, vào những mất mát đau thương, là hình ảnh người lính Tây
Tiến hiên ngang, khí phách, giày lý tưởng
- Cảm hứng lãng mạn: chính là những gì nâng đỡ ta vượt lên những
đau thương và hướng tới ngày mai
- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn góp phần nổi bật chất
hào hoa, kiêu dũng của người lính Tây Tiến (dù mất mát, hi sinh
nhưng vẫn hiên ngang, hùng dũng); thể hiện hồn thơ phóng khoáng,
lãng mạn, tài hoa Quang Dũng.
- Với “Tây Tiến”, Quang Dũng đã vẽ nên cả bầu trời thanh sắc của
ngôn ngữ. Giọng thơ vừa chân thành vừa bi tráng, hào hùng, phản
ánh hào khí và chất lãng mạn một thời gắn với lịch sử kháng chiến
anh dũng của dân tộc.
Sóng Nhận xét vẻ đẹp - Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình
tâm hồn người yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong
phụ nữ trong tình sáng, cao thượng. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ
yêu. Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình
yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.
- Đó là vẻ đẹp của một người phụ nữ luôn giữ trong mình nhiệt huyết
và tin vào sức mạnh của tình yêu mặc dù đôi khi tình yêu có mơ hồ
và không thể định nghĩa được. Đó là sự thể hiện tiếng nói của trái
tim tuổi trẻ mang khát vọng tình yêu muôn thuở, đó là nỗi nhớ sục
sôi, đó là khát khao tìm thấy sự vĩnh hằng trong tình yêu, là sự thủy
chung, son sắt.
- Người phụ nữ không ngừng vượt ra khỏi những điều nhỏ bé để
khẳng định giá trị tình yêu, để rồi ta thấy quan niệm rằng: tình yêu
không đến với những trái tim ngủ yên, nguội lạnh. Và tình yêu cho
ta một khát vọng phải đi tìm kiếm, đi chinh phục. Với người phụ nữ,
đi tìm ở đây không đơn thuần là tìm để được yêu, mà tìm để khẳng
định giá trị trái tim mình.
- Với “Sóng”, người và thơ đã hòa chung một nhịp thở, tiếng thơ như
mang cả những đớn đau, những băn khoăn lo lắng, cả những rung
động thuở ban đầu trào sôi trong huyết quản của người phụ nữ. Qua
hình tượng sóng, Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể, sinh động những trạng
thái, cung bậc tình cảm, tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu:
nhân hậu, khao khát yêu thương và luôn hướng tới một tình yêu cao
thượng, lớn lao.
Sóng Nhận xét tư duy Bàn về tư duy hiện đại của nữ sĩ Xuân Quỳnh, TS. Chu Văn Sơn đã
hiện đại của nữ sĩ từng nói: “Sóng không chỉ là tên một thi phẩm đã gây xốn xang cho
Xuân Quỳnh. nhiều thế hệ bạn đọc. Sóng không chỉ là biểu trưng cho một hồn yêu
chưa từng nguội yên. Sóng còn là một nguồn sống, nguồn năng lượng
mà nữ thi sĩ ấy đã truyền lại cho thế hệ sau qua mỗi tiếng thơ của
mình”. Quả thực, mượn hình ảnh sóng và khai thác triệt để sức chứa
ẩn dụ này, Xuân Quỳnh đã thật khéo léo giãi bày trực tiếp tình yêu
dịu dàng mà mãnh liệt, gần gũi, riêng tư mà rộng mở, phóng khoáng
của người phụ nữ.
- Vượt qua những lo âu, trăn trở để vươn tới một tình yêu cao cả,
rộng lớn; vượt qua cái phấp phỏng lo âu; vượt lên cái vô tận của thời
gian để có thể bất tử hóa cho tình yêu, đó chính là nét hiện đại trong
tình yêu mà nhà thơ đã làm nổi bật trong bài thơ này. Đồng thời đó
còn là khát vọng dâng hiến cả cuộc đời cho một tình yêu đích thực:
với cách nghĩ táo bạo “làm sao được tan ra… Ngàn năm còn vỗ…”

- Như vậy, qua “Sóng” ta không chỉ thấy được những vẻ đẹp truyền
thống của người phụ nữ trong tình yêu mà còn thấy nét đẹp hiện đại
của người phụ nữ: yêu táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại
để giữ gìn hạnh phúc, dù phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian,
nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.

You might also like