You are on page 1of 4

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Họ và tên: Lâm Phúc Minh


STT: 17
MSSV: 31201022436
Mã lớp HP: 21D1POL51002448
Phòng học: B1-801
1. Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa
thông thường? Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những
tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động?
- Hàng hóa thông thường: là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu
nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
- Hàng hóa sức lao động:
+ Sức lao động: “toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân
cách sinh động của con người, thể lực vừ trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để
sản xuất ra những vật có ích” (C.Mác).
+ 2 điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
 Người có sức lao động phải được tự do về thân thể.
 Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất
- Giống nhau:
+ Đều là hàng hóa, được đem ra mua bán trên thị trường, chịu tác động của thị
trường như cung, cầu,…
+ Đều có 2 thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
- Khác nhau:
Tiêu chí Hàng hóa sức lao động Hàng hóa thông thường
Phương thức tồn tại Gắn liền với con người Không gắn liền với con
người
Giá trị Chứa đựng cả yếu tố vật chất, Chỉ thuần túy là yếu tố vật
tinh thần và lịch sử. Được đo chất. Được đo trực tiếp bằng
gián tiếp bằng giá trị của những thời gian lao động xã hội cần
tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái thiết.
sản xuất ra sức lao động.

Giá cả Nhỏ hơn giá trị Có thể tương đương với giá
trị
Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng đặc biệt: tạo ra Giá trị sử dụng thông thường
giá trị mới lớn hơn giá trị của
bản thân nó, đó chính là giá trị
thặng dư.

Quan hệ giữa người Người mua có quyền sử dụng, Người mua và người bán
mua – người bán không có quyền sở hữu, người hoàn toàn độc lập với nhau
bán phải phục tùng người mua.

Quan hệ mua – bán Quan hệ mua bán đặc biệt: mua Ngang giá, mua đứt – bán
bán chịu, thường không ngang đứt.
giá và mua bán có thời hạn.

Ý nghĩa Là nguồn gốc của giá trị thặng Biểu hiện của của cải.

=> Là một hàng hóa đặc biệt.
Nguồn tham khảo:
+ Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường
https://tinyurl.com/28vz6ekw
- Giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết
để nuôi sống con cái người lao động vì: Giá trị hàng hóa sức lao động do số lượng lao
động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra nó quyết định. Mà sức lao động tồn tại như một
năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực này thì người lao động phải tiêu
dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định (thức ăn, quần áo, giáo dục, y tế…). Chính vì
vậy, giá trị hàng hóa sức lao động bằng đúng với tổng giá trị toàn bộ những tư liệu sinh
hoạt nhất định trên để duy trì đời sống của bản thân và nuôi con cái của người lao động và
lượng chi phí hao tổn để đào tạo người lao động. Và bởi vì con cái người công nhân đó là
nguồn lao động kế tiếp, duy trì nguồn sức lao động khi người công nhân già yếu và mất
đi.

Nguồn tham khảo:


+ KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN |Chương 3. Phần 2. Hàng hóa sức lao động
| TS. Trần Hoàng Hải https://www.youtube.com/watch?v=TdE4_WKhW9s

2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy nêu
thực trạng về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động
ở Việt Nam hiện nay? Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích
kinh tế đã nêu trong dẫn chứng? (đề xuất cá nhân về cách giải quyết).
- Sự thống nhất:
Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành một bộ phận cấu thành của chủ
thể khác. Doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả, lợi ích doanh nghiệp càng được đảm
bảo thì lợi ích người lao động càng được thực hiện tốt: việc làm được đảm bảo, thu nhập
ổn định và được nâng cao. Ngược lại, lợi ích người lao động càng được thực hiện tốt thì
người lao động cần tích cực làm việc, trách nhiệm với doanh nghiệp càng cao và từ đó lợi
ích doanh nghiệp càng được thực hiện tốt.
- Sự mâu thuẫn:
+ Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành
động theo những phương thức khác nhau để thực hiện lợi ích của mình. Ví dụ, tiền lương
của người lao động bị bớt xén sẽ làm tăng lợi nhuận của chủ doanh nghiệp, nhà nước
giảm thuế sẽ làm lợi nhuận doanh nghiệp tăng,…
+ Theo bài viết “Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động giai
đoạn hiện nay” của TS. Đoàn Thị Phương Diệp, Khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế Luật trên
trang Tài chính Online được đăng tải vào ngày 30/11/2019, thực trạng thực hiện pháp luật
lao động cho thấy, các vi phạm về quan hệ lao động là tương đối phổ biến, trong đó chủ
yếu là các vi phạm về việc ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, tiền
lương, bảo hiểm xã hội… Về mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người
lao động, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động và các
cam kết đã thoả thuận với người lao động như: không nâng lương hàng năm cho người
lao động hoặc nâng với mức quá thấp, thời gian làm thêm giờ của người lao động quá
nhiều và việc trả lương làm thêm giờ cho người lao động không đầy đủ, chấm dứt hợp
đồng lao động tùy tiện không có căn cứ pháp luật; doanh nghiệp áp dụng các biện pháp
quản lý “hà khắc”. Nhiều doanh nghiệp ký kết thoả ước lao động tập thể chỉ mang tính
đối phó. Về phía người lao động, phần lớn người lao động xuất thân từ nông thôn chưa
được đào tạo cơ bản và có hệ thống, công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được quan tâm
nên sự hiểu biết về chính sách, pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công
nghiệp còn hạn chế dẫn đến việc không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ khi tham
gia quan hệ lao động và tranh chấp lao động, đình công không đúng trình tự do pháp luật
quy định.
- Để giải quyết những thực trạng mâu thuẫn lợi ích kinh tế đã nêu trên, ta có thể áp dụng
nhiều biện pháp khác nhau.
+ Thứ nhất, phải tăng tính răn đe của các quy định Pháp luật đối với các hành vi vi phạm
về quan hệ lao động. Theo quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012, Điều 37 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội), mức xử phạt tiền tối đa này trong nhiều trường
hợp không gây bất lợi lớn về kinh tế cho người vi phạm, nên thiếu tác dụng ngăn ngừa vi
phạm. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể trốn đóng bảo hiểm xã hội hàng trăm triệu, thậm
chí hàng tỷ đồng nhưng mức xử phạt vi phạm quá nhẹ.
+ Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý về quan hệ lao động thời đại Cách mạng công nghiệp
4.0. Cụ thể, hoàn thiện thể chế, pháp luật lao động và quan hệ lao động phù hợp hơn với
các tiêu chuẩn lao động quốc tế, tăng cường vai trò quản lý nhà nước về quan hệ lao động
và kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quan hệ lao động từ Trung ương đến
cơ sở. Thúc đẩy đối thoại, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể và khuyến khích
các bên duy trì việc đối thoại thường xuyên cũng là một yếu tố quan trọng để hoàn thiện
khung pháp lý về quan hệ lao động. Cần nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức đại diện
người lao động, hoàn thiện hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của tổ chức đại diện
người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Hơn nữa, cần tiếp tục hoàn thiện các thiết
chế về giải quyết tranh chấp lao động, xây dựng, củng cố và hoàn thiện cơ chế tham vấn 3
bên về quan hệ lao động.
+ Thứ ba, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục tổ chức công tác trọng tài, hoà giải và nâng cao
năng lực hoạt động của các tổ chức này.
Nguồn tham khảo, trích dẫn:
- Bài viết “Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động giai đoạn
hiện nay” của TS. Đoàn Thị Phương Diệp, Khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế Luật
trên trang Tài chính Online được đăng tải vào ngày 30/11/2019
https://tinyurl.com/59d85dva
- Báo cáo Quan hệ lao động năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
https://tinyurl.com/3thr832a

You might also like