You are on page 1of 20

Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

Câu 1. Khái niệm, thực chất và chức năng của Tiền lương – Tiền công trong nền
kinh tế thị trường?
 Khái niệm
- Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa
người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản
hay miệng), phù hợp với quan hệ cung – cầu lao động trên thị trường lao động và phù
hợp với quy định tiền lương của pháp luật lao động.
- Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực hiện một
khối lượng công việc hoặc trả cho một thời gian làm việc (thường theo giờ) trong những
hợp đồng thỏa thuận thuê mướn nhân công trên thị trường lao động.
 Thực chất
- Tiền lương là giá cả sức lao động
- Được hình thành trên quan hệ cung cầu trên thị trường lao động
 Chức năng
 Chức năng thước đo giá trị sức lao động
Về mặt bản chất tiền lương là giá cả sức lao động (biểu hiện bằng tiền) được hình
thành trên cơ sở giá trị lao động nên phản ánh được giá trị sức lao động
Mục đích dùng để xác định mức tiền lương – tiền công; xây dựng đơn giá trả
lương;đồng thời là cơ sở để điều chỉnh TLTC khi giá cả sinh hoạt biến động
 Chức năng này thể hiện giá trị của việc làm. Việc làm có giá trị càng cao thì mức
lương càng cao. Nói cách khác giá trị của việc làm phản ánh thông qua tiền lương.
 Chức năng tái sản xuất sức lao động
Cùng với quá trình sản xuất giá trị sức lao động bị hao mòn dần và được chuyển hóa
vào giá trị của sản phẩm
 Tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng đảm bảo để tái sản
xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động
 Chức năng kích thích
- Kích thích là hình thức tạo ra động lực trong lao động

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 1


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

- Trong kinh tế: Lợi ích kinh tế là động lực cơ bản (vật chất quyết định ý thức)
Biểu hiện nhiều dạng khác nhau: Thu nhập = TL + PC + Tiền thưởng + thu nhập khác
Do vậy tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quang trọng, là động lực trực tiếp tác động
đến người lao động
- Khi người lao động làm việc đạt hiệu quả cao thì phải được trả mức lương cao
hơn, điều này tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả lao động
- Tiền lương phải khuyến khích người lao động có tài năng phát huy tính sáng tạo
- Tiền lương góp phần thúc đẩy phân công lao động, điều phối và ổn định lao động
 Chức năng bảo hiểm, tích lũy
Tiền lương không chỉ đảm bảo duy trì cuộc sống của người lao động trong thời gian
hiện tại, khi lao động còn đủ sức khỏe mà còn cả khi sau này họ mất sức lao động hoặc
gặp rủi ro, bất trắc trong cuộc sống có khả năng dành lại một phần tích lũy dự phòng.
 Chức năng xã hội
Giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng
lao động(tham khảo giáo trình để phân tích thêm 5 chức năng, trang 18 - 26)
Câu 2. Bản chất của tiền lương – tiền công trong nền kinh tế thị trường? Phân biệt
tiền lương và tiền công? Các yêu cầu tiền lương? Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền
lương trong nền kinh tế thị trường?
 Bản chất
- Tiền lương là giá cả của sức lao động, bị chi phối bởi quy luật giá trị và quy luật
cung cầu.

Cung lđ > cầu lđ $

Cung lđ < cầu lđ $

- Về mặt kinh tế: Tiền lương là kết quả của thỏa thuận trao đổi hàng hóa sức lao
động giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 2


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

Tiền lương xác định được mức độ phức tạp công việc và tiêu hao lao động trong
các điều kiện lao động trung bình của từng nghành nghề và tính đủ các nhu cầu về sinh
học, xã hội học.
- Về mặt xã hội: Tiền lương đảm bảo cho người lao động mua được những tư liệu
sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất lao động của bản thân và dành một phần để nuôi gia
đình cũng như bảo hiểm lúc hết tuổi lao động.
 Phân biệt
Chỉ tiêu Tiền lương Tiền công
 Là tổng các khoản tiền phải
Là số tiền trả cho người lao
Các Xét về mức độ ổn trả cho người lao động mộtđộng được tính theo thời gian
định và thời gian cách ổn định thường xuyên ngắn (ngày, giờ), thường
theo thời gian dài. không ổn định.
Lao động theo chế độ tuyểnChủ yếu là lao động tự do,
Xét theo đối tượng
dụng, biên chế, định biên.nhận khoán hoặc hợp đồng dân
áp dụng
sự.
Từ ngân sách nhà nước, từ Từ hoạt động sản xuất kinh
Xét về nguồn để
hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động khác.
trả
doanh và hoạt động khác.
Chiếm tỷ trọng lớn (TN = Chiếm toàn bộ thu nhập ( TN =
Xét về cơ cấu thu
TL + PC +Thưởng + TC).
nhập từ lao động
PLXH).
Cao, gắn với chế độ bảo Thấp, ít dựa vào luật pháp,
Mức độ tuân thủ
hiểm. thường không gắn với các chế
pháp luật
độ bảo hiểm.
yêu cầu tiền lương
- Đóng vai trò chủ yếu trong thực hiện quy luật phân phối theo lao động
- Là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo đời sống người lao động;
- Được xác định trên điều kiện lao động, tiêu chuẩn lao động, chế độ làm việc;
- Phải đặt trong mối quan hệ hợp lý với chỉ tiêu lợi nhuận, năng suất lao động, tốc
độ tăng trưởng, các chính sách xã hội;
- Phải thể hiện đầy đủ và ưu tiên hơn đối với la động có trình độ chuyên môn cao.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương trong nền kinh tế thị trường (Đọc thêm)
- Xã hội và thị trường lao động
- Doanh nghiệp

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 3


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

- Công việc
- Người lao động
Câu 3. Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế, mối quan hệ giữa chúng? Biện
pháp để tăng thu nhập tiền lương thực tế cho người lao động?
Như ta biết thu nhập tiền lương chính là khoản tiền lương danh nghĩa của người lao
động và tiền lương thực tế thì phản ánh được mức sống của người lao động.
Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp.
Tiền lương thực tế là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao
đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sa khi đã đóng khoản thuế, khoản đóng
góp, khoản nộp theo quay định.
 Như vậy chỉ có tiền lương thực tế mới phản ánh chính xác mức sống thực của
người lao động trong các thời điểm.
Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:
Chỉ số tiền lương thực tế tỉ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỉ lệ nghịch
với chỉ số giá cả.
Công thức mối quan hệ:

Trong đó:

: Chỉ số tiền lương thực tế

: Chỉ số tiền lương danh nghĩa

: Chỉ số giá cả

IG Là chỉ số đánh giá biến động của giá trị thời điểm nói đến và thời điểm gốc.
Biện pháp để tăng thu nhập tiền lương thực tế
Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 4
Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

 Tăng tiền lương danh nghĩa


 Ở cấp độ vĩ mô: Phát triển mạnh nền sản xuất xã hội, tạo việc làm bằn cách phát
triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước. Để thực hiện được mục tiêu này:
- Phải huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, vốn đầu tư nước ngoài…
thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.
- Tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ.
- Kích cầu hàng hóa – dịch vụ và kích cầu lao động.
- Phát triển nền kinh tế tri thức.
- Tăng cường hợp tác quốc tế.
- Ổn định quy mô dân số.
- Giải quyết hài hòa mối quan hệ tích lũy và tiêu dùng
- Đào tao, nâng cao tay nghề cho ngươi lao động
- Nâng cao vai trò cơ chế ba bên
 Ở cấp độ vi mô (doanh nghiệp):
- Phải kích thích phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất
lượng lao động.
- Cải tiến công tác tổ chức, phân cong lao động hợp lý

- Tạo đông lực lao động khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động

- Mở rộng hình thức trả lương


- Người lao động không ngừng học tập và nâng cao trình độ
 Bình ổn và giảm giá hàng hóa
 Cấp độ vĩ mô:
- Giữ giá đồng tiền, không để xảy ra lạm phát quá mức độ cho phép và không để
xảy ra giảm phát
- Tăng cường quản lý thị trường chống làm hàng giả, hàng lậu…
- Phát triển đồng bộ các loại thị trường ( h2, vốn, lđ…)

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 5


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

- Chính sách tín dụng, tỷ giá hối đoái đúng đắn


- Tăng cường xây dựng và tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng
 Cấp độ vi mô: Tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản
và chi phí lưu thông.

Câu 4. Khái niệm, những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của tổ chức Tiền lương –
Tiền công? Đối tượng nghiên cứu?
 Khái niệm
Là hệ thống các biện pháp trả công lao động căn cứ vào mức độ sử dụng lao động;
phụ thuộc vào số lượng, chất lượng lao động nhằm bù đắp chi phí lao động và sự quan
tâm vật chất vào kết quả lao động.
 Yêu cầu
- Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động;
- Phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động;
- Phải trả theo loại công việc, chất lượng và hiệu quả công việc;
- Phải phân biệt theo điều kiện lao động và cường độ lao động;
- Phải có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu
quả lao động;
- Phải tính đến các quy định của pháp luật lao động;
- Phải đơn giản dễ hiểu và dễ tính.
 Nguyên tắc
- Trả lương theo số lượng và chất lượng lao động
- Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền
lương bình quân
- Trả lương theo các yếu tố thị trường

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 6


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động lành nghề
khác nhau trong nền kinh tế quốc dân
- Tiền lương phụ thuộc vào khả năng tài chính
- Kết hợp hài hòa các dạng lợi ích trong trả lương
 Đối tượng nghiên cứu (Đọc thêm giáo trình)
Là mối quan hệ giữa tiền lương – động lực lao động – kết quả lao động
Câu 5. Mức lương tối thiểu ( khái niệm, phân loại, đặc trưng, ý nghĩa tác dụng và cơ
cấu)? Vai trò của tiền lương tối thiểu, tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu
 Khái niệm
Là số lương tiền dùng để trả cho người lao động làm những công việc đơn giản nhất
trong xã hội trong điều kiện và môi trường lao động bình thường, chưa qua đào tạo nghề.
 Phân loại
- Tiền lương tối thiểu chung
- Tiền lương tối thiểu nghành
- Tiền lương tối thiểu vùng
 Đặc trưng
- Ứng với trình độ giản đơn nhất, chưa qua đào tạo nghề;
- Ứng với cường độ lao động nhẹ nhất;
- Ứng với môi trường và điều kiện lao động bình thường;
- Ứng với nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu;
- Ứng với giá cả tư liệu sinh hoạt ở vùng có mức giá trung bình.
 Cơ cấu
- Phần để tái sản xuất sức lao động cá nhân;
- Phần để nuôi con;
- Phần để bảo hiểm xã hội.
 Ý nghĩa tác dụng ( Đọc tài liệu để giải thích)
 Vai trò của tiền lương tối thiểu
- Là lưới an toàn chung cho những người làm công ăn lương trong toàn xã hội;

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 7


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

- Đảm bảo sức mua cho các mức tiền lương khác trước sự gia tăng của lạm phát và
các yếu tố kinh tế xã hội khác;
- Giảm bớt đói nghèo trong xã hội;
- Loại bỏ cạnh tranh không cân bằng, chống lại xu hướng giảm chi phí các yếu tố
sản xuất tới mức không thỏa đáng;
- Đảm bảo trả công tương đương cho những công việc tương đương;
- Phòng ngừa xung đột giữa giới chủ và giới thợ
- Là công cụ bảo vệ cho những nơi tiền lương thấp có sự chênh lệch lớn về tiền thù lao;
- Là căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.
 Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu
- Tiền lương, thu nhập của người lao động;
- Việc làm và giải quyết việc làm;
- Phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư;
- Lạm phát;
- Tăng trưởng kinh tế.
Câu 6. Chế độ cấp bậc, chức vụ ( Khái niệm, ý nghĩa tác dụng, nội dung)?
 Chế độ tiền lương cấp bậc
 Khái niệm
Là quy định về Tiền lương của Nhà nước dùng để trả lương trả công cho người lao
động, là những người lao động công nhân trực tiếp căn cứ vào số lượng và chất lượng lao
động cũng như điều kiện lao động khi họ hoàn thành 1 công việc nhất định.
 Nội dung: Được cấu thành bởi 3 yếu tố
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công việc và nghề công nhân ( gọi tắt là tiêu chuẩn
cấp bậc kỹ thuật)
- Thang lương, bảng lương công nhân
- Các mức lương thuộc thang, bảng lương của chế độ tiền lương cấp bậc
 Ý nghĩa tác dụng
- Là cơ sở để xếp và trả lương cho công nhân;

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 8


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

- Là cơ sở để tính các khoản phụ cấp, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương ngừng
việc, tiền lương cho những ngày nghỉ quy định;
- Tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các ngành, các nghề;
- Là cơ sở để tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Khuyến khích công nhân học tập nâng cao trình độ lành nghề;
- Là cơ sở phân công bố trí lao động;
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch nhân lực.
 Chế độ tiền lương chức vụ
 Khái niệm
Là toàn bộ những văn bản, những quy định của Nhà nước hoặc chủ sở hữu nhằm
thực hiện trả lương cho các loại cán bộ và viên chức khi đảm nhân các chức danh, chức
vụ trong doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang.
 Nội dung: Được cấu thành bởi 3 yếu tố
- Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng dựa theo
các quy định, hướng dẫn của nhà nước và tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp do nhà nước
ban hành
- Các thang, bản lương cho các chức vụ và các chức danh
- Mức lương cơ bản tính theo tháng của mỗi cán bộ và nhân viên
 Ý nghĩa tác dụng
- Là cơ sở để xếp lương và trả lương;
- Là cơ sở để xác định một số loại phụ cấp, tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế và
một số khoản đóng góp khác.
Câu 7. Khái niệm, bản chất và vai trò của phụ cấp lương? Phân biệt giữa lương cơ
bản với phụ cấp lương? Các chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định?
 Khái niệm
Phụ cấp lương là khoản tiền lương bổ sung mà khi xác định lương cập bậc, chức cụ,
cấp hàm chưa tính hết các yếu tố không ổn định so với điều kiện làm việc và sinh hoạt
bình thường.

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 9


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

 Bản chất
Các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng thực chất có thể được xem như
một phần bổ sung thêm cho tiền lương cơ bản mặc dù về hình thức biểu hiện thì nó không
phải là lương căn bản.
 Vai trò
- Bù đắp hao phí lao động
- Đảm bảo tái sản xuất sức lao động
- Là công cụ điều chỉnh quan hệ tiền lương và thu nhập giữa các nghành nghề
- Khuyến khích người lao động đến làm việc ở những vùng xa xôi hẻo lánh, điều
kiện sinh hoạt khó khăn, góp phần điều phối và ổn định lưc lượng lao động xã hội.
- Khuyên khích phát triển các nghành nghề
- Góp phần thự hiện tốt các mục tiêu an ninh, quốc phòng, mục tiêu kinh tế xã hội
và các mục tiêu khác của Nhà nước. (Muốn phân tích đọc thêm giáo trình trang 269 – 272)
 Phân biệt giữa lương cơ bản và phụ cấp lương
Giống nhau: Đều là những thành phần cơ bản của tiền lương. Về thực chất phụ cấp
lương là phần tiền lương được tính thêm để bù đắp cho những yếu tố chưa đủ trong lương
cơ bản. Do vây, lương cơ bản và phụ cấp lương có cùng bản chất và quan hệ mật thiết với
nhau. Cả lương cơ bản và phụ cấp lương đều phải tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật.
Khác nhau
Tiêu chí Phụ cấp lương Lương cơ bản
Tỷ trọng Nhỏ trong thu nhập Lớn trong thu nhập
Mức độ ổn định Biến động Ổn định

Thấp hơn; Không phụ


Cao hơn; Phụ thuộc trình độ,
thuộc trình độ, chuyên
Yếu tố phụ thuộc chuyên môn, thâm niên, kinh
môn, thâm niên, kinh
nghiệm
nghiệm

 Các chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định (Đọc thêm giáo trình)
- Phụ cấp thâm niên vượt khung
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 10


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

- Phụ cấp khu vực


- Phụ cấp thu hút
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp trách nhiệm công việc
- Phụ cấp đặc biệt
- Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề
Câu 8. Hình thức trả lương theo sản phẩm (Khái niệm, tác dụng và điều kiện áp dụng)?
 Khái niệm
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ
trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà họ hoàn thành.
 Tác dụng
Trực tiếp khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề,
tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo...để nâng cao khả năng làm
việc và năng suất lao động.
 Đối tượng áp dụng: Áp dụng rộng rãi cho những công việc có thể định mức lao
động để giao việc cho người lao động trực tiếp sản xuất.
 Điều kiện áp dụng
- Phải xác định đơn giá trả lương sản phẩm chính xác
- Phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc
- Phải tổ chức nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ
- Phải có cán bộ chuyên sâu về tiền lương
 Về ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của hình thức trả lương theo sản phẩm là gắn được
tiền lương với năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động (Tức là đảm bảo phân
phối theo lao động). Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tiền lương theo sản phẩm tỷ lệ
thuận với số lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng (TLsp = ĐG x Qtt), do đó, trả lương
theo hình thức này là điều kiện dễ dàng để tăng năng suất lao động.

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 11


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

 Về nhược điểm: Theo đánh giá chung, hình thức trả lương theo sản phẩm đòi hỏi
doanh nghiệp, đơn vị phải có trình độ tổ chức lao động cao. Đôi khi người lao động chú
trọng vào tăng năng suất mà lơ là việc tiết kiệm các yếu tố đầu vào của sản xuất....
Câu 9. Các chế độ trả lương theo sản phẩm (Khái niệm, đối tượng áp dụng, cách
tính đơn giá và tiền lương sản phẩm)?
Có 6 chế độ trả lương theo sản phẩm (Chú ý 3 chế độ trả lương đầu tiền)
 Trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân
 Khái niệm
Là trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm
(hay chi tiết sản phẩm) mà người lao động làm ra.
 Đối tượng áp dụng
Đối với lao động trực tiếp sản xuất mà quá trình của họ mang tính độc lập tương đối,
công việc có thể định mức lao động.
 Cách tính đơn giá và tiền lương sản phẩm

ĐG = ; TLSP = ĐG*Q

 Trả lương theo sản phẩm tập thể


 Khái niệm
Là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công
nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công
việc trả cho tập thể.
 Đối tượng áp dụng
Cho những công việc không thể tách rời từng chi tiết cần phải có một nhóm công
nhân cùng thực hiện.
 Cách tính đơn giá và tiền lương sản phẩm

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 12


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

ĐG = ; TLSP = ĐG*Q

 Trả lương sản phẩm gián tiếp


 Khái niệm
Là hình thức trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ phụ trợ như công
nhân điều chỉnh và sửa chữa máy móc thiết bị, phục vụ vận chuyển, kho tàng, kiểm tra
chất lượng sản phẩm...căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản
phẩm và đơn giá tiền lương tính theo mức lao động của công nhân chính.
 Đối tượng áp dụng
Cho công nhân phụ làm các công việc phục vụ, phụ trợ.
 Cách tính đơn giá và tiền lương sản phẩm
Trường hợp 1: Một công nhân phụ có định mức phục vụ một công nhân chính
hoặc một máy móc thiết bị.

TL1Đqđ = ; TLspp = ĐGp*Q

Trường hợp 2: Một công nhân phụ có định mức phục vụ nhiều công nhân chính
hoặc nhiều máy móc thiết bị với thời gian phục vụ sấp sỉ bằng nhau.

ĐGP = ;TLspp = ĐGp*Q

Trường hợp 3: Một công nhân phụ có định mức phục vụ nhiều công nhân chính
hoặc nhiều máy móc thiết bị với định mức lao động và thời gian phục vụ khác nhau.

hoặc

TLspp = ∑ĐGpi*Qi

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 13


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

 Trả lương sản phẩm khoán


 Trả lương sản phẩm lũy tiến
 Trả lương sản phẩm có thưởng
Câu 10. Hình thức trả lương thời gian ( Khái niệm, phạm vi đối tượng áp dụng,
cách tính đơn giá và tiền lương thời gian)? Một số chế độ tiền lương theo bộ luật lao
động 1994
 Khái niệm: Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào
mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức.
 Đối tượng áp dụng: Lao động quản lý, lao động làm công tác chuyên môn, kỹ
thuật nghiệp vụ, thừa hành phục vụ; công nhân làm các công việc không thể định mức lao
động hoặc làm những công việc đồi hỏi đảm bảo chất lượng cao.
 Điều kiện áp dụng
- Phải đánh giá chính xác mức độ phức tạp của công việc
- Phải chấm công lao động chính xác
- Phải bố trí đúng người, đúng việc
 Ưu điểm: Khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ trong tháng để có thu nhập
cao. Tiền lương thời gian không cố định mà phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh
trong tháng của công ty. Đây là điều kiện thúc đẩy cán bộ quản lý làm việc tích cực, phục
vụ một cách tốt nhất hoạt động sản xuất của công nhân.
 Nhược điểm: Tiền lương chưa thực sự gắn với kết quả, hiệu quả công tác của từng
người. Từ đó xuất hiện vấn đề người lao động làm việc với hiệu suất không cao, lãng phí
thời gian và nhiều khi đến cơ quan chỉ mang tính hình thức.
 Cách tính đơn giá và tiền lương thời gian
Công thức tính: TLtg = ML*TLVTT
Có 4 hình thức trả lương sau:
Hình thức trả lương tháng
Công thức tính: MLtháng = MLcb, cv + PC = Hhsl*TLmin + PC
Trong đó:
MLtháng: Mức lương tháng; MLcb, cv: Mức lương cấp bậc, chức vụ

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 14


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

Hhsl: Hệ số lương; TLmin: Tiền lương tối thiểu; PC: Các khoản phụ cấp (nếu có)
Hình thức trả lương ngày
Công thức tính:

Trong đó: MLngày: Mức lương ngày; Ncđ: Số ngày chế độ của tháng
PC: Các khoản phụ cấp (nếu có)
Hình thức mức lương tuần:

Công thức mức lương giờ:

Trong đó: MLgiờ: Mức lương giờ; hcđ: Giờ chế độ trên ngày
 Một số chế độ tiền lương theo bộ luật lao động 1994 (Đọc thêm giáo trình)
- Trả lương khi ngừng việc
- Trả lương vào các ngày nghỉ
- Trả lương làm việc vào ban đêm
- Trả lương làm thêm giờ
- Trả lương khi làm ra sản phẩm xấu
Câu 11. Ý nghĩa, nguyên tắc và nội dung của tổ chức tiền thưởng. Một số hình thức
tiền thưởng trong nền kinh tế
 Ý nghĩa
- Thực hiện đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động
- Là đòn bẩy kinh tế
- Góp phần thúc đẩy người lao động thực hiện tất cả các mục tiêu doanh nghiệp đặt ra.
 Nguyên tắc

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 15


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

- Phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu, tầm quang trọng của sản phẩm hay công việc
và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Phải coi trọng cả chỉ tiêu chất lượng, số lượng và an toàn tiết kiệm
- Đảm bảo mối quan hệ về mức thưởng trong cùng đơn vị
- Kết hợp hài hòa các dạng lợp ích
- Tổng số tiền thưởng phải nhỏ hơn giá trị làm lợi
- Tổ chức trả thưởng phải linh hoạt
- Các tiêu chí phải rõ rang
- Quy chế thưởng phải công khai minh bạch
 Nội dung (Trang 416)
 Xác định nguồn tiền thưởng
- Tiền thưởng từ các nguồn lợi nhuận thu được của đơn vị
- Nguồn tiền thưởng từ giá trị tiết kiệm hay giá trị làm lợi
- Nguồn tiền thưởng từ các quỹ khuyến khích
- Nguồn tiền thưởng từ quỹ phúc lợi
 Xác định tiêu chuẩn thưởng và mức thưởng
- Tiêu chuẩn thưởng bao gồm chỉ tiêu thưởng và điều kiện thưởng. Thông thường
các chỉ tiêu thưởng phản ánh mặt số lượng, còn điều kiện thưởng phẩn ánh mặt chất
lượng trong sự rang buộc với mặt số lượng.
- Mức thưởng là giá trị bằng tiền để thưởng cho cá nhân hay tập thể khi hoàn thành
các chỉ tiêu thưởng. Mức thưởng phụ thuộc mức độ thành tích và hiệu quả kinh tế, mức
thưởng phải hợp lý mới tạo ra động lực cho người lao động.
 Lựa chọn các hình thức thưởng
- Thưởng hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ sản xuất
- Thưởng tăng năng suất lao động
- Thưởng tiết kiệm vật tư
- Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm…
 Tổ chức xét thưởng và trả thưởng

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 16


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

- Khi xét thưởng phải căn cứ vào quy chế thưởng và cần tiến hành phân hạng thành
tích theo A, B, C quy định hệ số thành tích của từng hạng
- Thời gian xét thưởng và trả thưởng có thể thực hiện theo tháng, quý, năm tùy theo
tình hình cụ thể của thực tiển sản xuất, công tác.
 Một số hình thức tiền thưởng trong nền kinh tế (Đọc thêm giáo trình)
- Thưởng từ lợi nhuận
- Thưởng tiết kiệm vật tư
- Thưởng nâng cao tỷ lệ hàng có chất lượng cao
- Thưởng sáng kiến cãi tiến kỹ thuật
- Thưởng sáng chế phát minh
- Thưởng đối với thành viên hội đồng quản trị
Câu 12. Khái niệm, nội dung và sự cần thiết xây dựng quy chế trả lương, thưởng?
 Khái niệm
Là văn bản quy định những nội dung, nguyên tắc, phương pháp hình thành, sử dụng
và phân phối quy tiền lương trong cơ quan, doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính công bằng
và tạo động lực trong trả lương, trả thưởng.
 Nội dung ( Đọc thêm giáo trình )
Phần 1: Những quy định chung
Phần 2: Quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương
Phần 3: Phân phố quỹ tiển lương
Phần 4: Tổ chức thực hiện
Phần 5: Điều khoản thi hành
 Trình tự, thủ tục xây dựng quy chế trả lương (Đọc thêm giáo trình)
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Bước 2: Xác định nguồn và phương pháp phân phối nguồn để trả lương
Bước 3: Xây dựng bản thảo và lấy ý kiến dân chủ
Bước 4: Hoàn thiện quy chế trả lương sau khi lấy ý kiến dân chủ
Bước 5: Xét duyệt và ban hành quy chế trả lương

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 17


Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

Bước 6: Tổ chức thực hiện quy chế


Bước 7: Đăng ký quy chế trả lương
 Sự cần thiết
Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và được phổ biến đến từng người lao động
trong doanh nghiệp. Đảm bảo các quyền lợi của người lao động, các quy định đối với
người lao động, người sử dụng lao động...
Câu 13. Khái niệm, ý nghĩa của trả lương theo hệ số tham gia lao động, phương
pháp xác định hệ số tham gia lao động?
 Khái niệm
Hệ số tham gia lao động là chỉ số biểu hiện mức độ đóng góp của người lao động đối
với kết quả lao động cuối cùng của tập thể lao động.
Trả lương theo hệ số tham gia lao động là phương pháp trả lương mà trong đó người
lao động được nhận lương theo đúng mức độ đóng góp của mình vào kết quả lao động
cuối cùng, tương ứng với hệ số tham gia lao động của chính họ.
 Ý nghĩa
 Đối với khu vực sản xuất kinh doanh
- Tăng NSLĐ và CLLĐ, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Tăng cường kỹ luật lao động, tạo lập và tăng cường tác phong làm việc công
nghiệp cho người lao động.
- Tạo động lực lao động, cải thiện bầu không khí làm việc, phát huy sáng kiến, sáng
tạo của người lao động.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp.
 Đối với cơ quan, tổ chức khác
- Nâng cao hiệu quả công việc, tạo lập uy tín cho cơ quan, tổ chức;
- Nâng cao vị trí, vai trò của cơ quan, tổ chức;
- Duy trì, phát triển và mở rộng mối quan hệ, đoàn kết, sáng tạo nâng cao thu nhập
và thu hút nhân lực có trình độ cao.
 Phương pháp (Đọc thêm giáo trình)
Bước 1: Xác định những tiêu chí đánh giá mức độ tham gia công việc cho người lao động
Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 18
Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

Bước 2: Xác định thang điểm của từng tiêu chí


Bước 3: Xây dựng điểm cụ thể cho từng tiêu chí
Bước 4: Xác định Hi
Câu 14. Quản lý Nhà nước về tiền lương, nội dung và quy trình quản lý Nhà nước
về tiền lương?
 Khái niệm
Là sự tác động có định hướng của Nhà nước thông qua các công cụ quản lý lên hệ
thống tiền lương tiền công nhằm trật tự hóa nó và phát triển phù hợp với những quy luật
phát triển kinh tế xã hội.
 Nhà nước và vấn đề quản lý tiền lương
- Thiết lập cơ quan quản lý Nhà nước về tiền lương trong hệ thống quản lý Nhà nước;
- Xây dựng các hành lang pháp lý về chính sách tiền lương, tiền công;
- Ban hành các quy định đảm bảo pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp.
 Nội dung
- Ban hành mức lương tối thiểu ( TLTT là căn cứ để xđ các mức lương khác)
- Thiết lập quan hệ tiền lương (T/h qua việc NN ban hành hệ thống thang, bảng lương)
- Ban hành các cơ chế quản lý NN về tiền lương
- Tổ chức thực hiện hệ thống các văn bản pháp luật và dưới luật về tiền lương.

 Quy trình

Nghiên cứu, xây dựng, Tổ chức thực hiện văn


ban hành văn bản quản lý bản quản lý

Phát hiện sai xót, điều Tổ chức thanh kiểm tra


chỉnh, sửa đổi, bổ sung việc thực hiện văn bản
Bước 1: Nghiên cứu, xây dựng, ban hành văn bản về tiền lương
Bước 2: Tổ chức thực hiện văn bản quản lý
Bước 3: Tổ chức thanh kiểm tra việc thực hiện văn bản về tiền lương
Bước 4: Phát hiện sai xót, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung
Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 19
Trần Văn Công_CĐ10NL1 TỐT NGHIỆP TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG 1+2

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) 20

You might also like