You are on page 1of 3

1. Khái niệm tiền lương, tiền công. Chức năng của tiền lương.

Mối quan hệ
tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Các biện pháp nhằm đảm bảo
và nâng cao tiền lương thực tế cho người lao động (cả vĩ mô và vi mô)

Tiền lương: Số lượng tiền tệ người sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao
động theo một số lượng nhất định không căn cứ vào thời gian làm việc thực tế.

Tiền công: Số lượng tiền tệ người sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao
động theo hợp đồng lao động (chưa trừ thuế thu nhập và các khoản khấu trừ

theo quy định), căn cứ vào khối lượng công việc hoặc thời gian làm việc thực tế.

Chức năng của tiền lương:

- Chức năng thước đo giá trị sức lao động.

+ Tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động giúp lượng hóa giá trị sức lao động
bằng các đơn vị tiền.

+ Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động thông qua tiền lương có thể
đánh giá năng lực làm việc của NLĐ.

+ Sử dụng để thỏa thuận tiền lương, tiền công

+ Sử dụng để điều chỉnh mức lương khi cần thiết

- Chức năng tái sản xuất sức lao động.

+ Sức lao động bị “hao mòn” trong quá trình sử dụng.

+ Tiền lương giúp NLĐ thõa mãn tiêu dùng, bù đắp giá trị sức lao động đã tiêu hao
thông qua hoạt động tiêu dùng.

- Chức năng kích thích.

+ Tiền lương được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm tạo động lực trong lao
động nhằm tăng năng suất lao động.

+ Tiền lương phải gắn với kết quả lao động.

- Chức năng bảo hiểm tích lũy.


+ Tiền lương còn thể hiện khả năng đảm bảo an toàn thu nhập cho người

lao động: baỏ hiểm xã hội, tiết kiệm cá nhân…

- Chức năng xã hội.

+ Kích thích hoàn thiện các mối quan hệ lao động

+ Điều phối thu nhập trong nền kinh tế quốc dân

Mối quan hệ tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:

2. Khái niệm tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế.

Tiền lương danh nghĩa: Là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động

phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp.

Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao

động trao đổi được bằng tiền lương của mình sau khi đã đóng các khoản thuế,

khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định

3. Khái niệm tổ chức tiền lương. Các nguyên tắc tổ chức tiền lương (phân tích
được 6 nguyên tắc)

Khái niệm: Tổ chức tiền lương (tổ chức trả công lao động) là hệ thống các biện pháp
trả công lao động căn cứ vào mức độ sử dụng lao động; phụ thuộc vào số lượng và
chất lượng lao động nhằm bù đắp chi phí lao động và sự quan tâm vật chất vào kết quả
lao động.

Các nguyên tắc tổ chức tiền lương:

- Trả lương theo số lượng và chất lượng lao động;

- Đảm bảo tốc độ tăng NSLĐ bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng lương bình quân;

- Trả lương theo các yếu tố thị trường;


- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những;
- NLĐ làm nghề khác nhau trong nên kinh tế quốc dân;
- Tiền lương phụ thuộc khả năng tài chính;
- Kết hợp hài hòa các dạng lợi ích trong trả lương.
4. Khái niệm, vai trò, cơ cấu, yêu cầu của tiền lương tối thiểu. Đặc trưng của tiền
lương tối thiểu?

5. Khái niệm phụ cấp lương? vai trò của phụ cấp lương.

6. Khái niệm hình thức trả lương theo sản phẩm, hình thức trả lương theo thời gian.
Điều kiện áp dụng của hình thức trả lương theo sản phẩm, trả lương theo thời gian

You might also like