You are on page 1of 3

Câu 1.

Khái niệm, thuộc tính hàng hóa sức lao động


Hàng hóa là sản phẩm của sức lao động do con người tạo ra. Sau đó được sử dụng
với các mục đích trao đổi và mua bán theo một nhu cầu nào đó.
Sức lao động theo quan điểm của Mác - Lênin thì đây chính là toàn bộ năng lực,
chúng bao gồm trí tuệ, tinh thần và cả thể chất tồn tại bên trong cơ thể. Được họ sử dụng
vào sản xuất để từ đó tạo ra giá trị. Hay sức lao động chính là khả năng lao động, một
điều kiện quan trọng để các công việc sản xuất trở nên trơn tru, hiệu quả.
Hàng hóa sức lao động được hiểu là một loại hàng hóa đặc biệt. Chúng mang trong
mình những thuộc tính riêng và liên kết chặt chẽ với sự tồn tại, phát triển của nền kinh tế.
Thêm vào đó thì sức lao động trở thành hàng hóa chính là một trong những điều kiện tiên
quyết trong việc hình thành nền kinh tế dạng tư bản. Đánh dấu một bước tiến quan trọng
để tạo nên quyền tự do cá nhân và tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế.
Cũng như mọi loại hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính:
- Giá trị: do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó
quyết định. Do việc sản xuất và tái sản xuất sức lao động được diễn ra thông qua quá trình
tiêu dùng, sinh hoạt, giá trị sức lao động được quy ra thành giá trị của toàn bộ các tư liệu
sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động, để duy trì đời sống công
nhân và gia đình họ cũng như chi phí đào tạo công nhân có một trình độ nhất định. Tuy
nhiên giá trị hàng hóa sức lao động khác hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu
tố tính thân và lịch sử của từng nước, từng thời kỳ,...
- Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa sức lao động thỏa mãn nhu cầu sử
dụng của nhà tư bản. Được biểu hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá
trình sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản, trong quá trình này bằng lao động trừu tượng,
công nhân tạo ra giá trị mới không chỉ đủ bù đắp giá trị sức lao động mà còn có giá trị
thặng dư. Đây là đặc điểm riêng biệt của hàng hóa sức lao động.
 Sự ra đời của hàng hóa sức lao động đánh dấu sự chuyển biến về chất của nền
kinh tế hàng hóa, đó là bước chuyển dứt khoát từ sản xuất hàng hóa giản đơn sang kinh tế
thị trường.
Khái niệm, phân loại tiền công
Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động. Là giá cả của
hàng hóa sức lao động nhưng không phải là giá cả của lao động. Cái mà người mua hàng
hóa sức lao động là sức lao động chứ không phải là lao động.
Có 2 hình thức tiền công cơ bản:
- Tiền công theo thời gian: tính theo thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn
(giờ, ngày, tuần, tháng).
- Tiền công theo sản phẩm: tính theo số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng
công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định. Mỗi sản phẩm được trả công theo
một đơn giá nhất định được gọi là đơn giá tiền công. Thực chất thì đây là biến tướng của
tiền công tính theo thời gian nhưng nó lại tạo động lực mạnh mẽ kích thích người lao
động tích cực lao động, tạo thuận lợi cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát lao động
của công nhân.
Vai trò của người mua hàng hóa sức lao động
Theo như những lý thuyết trên đi kèm với nguồn gốc tiền công chính là do hao phí
sức lao động của người lao động làm thuê đổi lấy. Vậy nên đối với vị trí một người mua
hàng hóa sức lao động, tôi phải đặt địa vị của mình trong một mối quan hệ lợi ích thống
nhất vì người lao động đang là nguồn gốc cho sự giàu có của mình:
- Đối xử với người lao động trách nhiệm,
- Chi trả đúng với mức lương mà người bán hàng hóa sức lao động tạo ra.
- Không chèn ép.
- Tạo những động lực giúp người lao động tăng năng suất, tin tưởng vào mối quan
hệ lợi ích này.
Vai trò của người lao động đối với doanh nghiệp
Nhân lực dù ở bất kỳ vị trí nào cũng đều là những nhân tố thiết yếu góp phần thúc
đẩy sự phát triển của doanh nghiệp bởi không gì có thể thay thế được trí tuệ của con
người. Trí tuệ, sự sáng tạo của nhân viên được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Nhân viên giỏi tạo nên thế mạnh của doanh nghiệp bởi gia tăng hiệu quả kinh doanh,
năng lực cạnh tranh cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp.
- Họ là người tạo ra doanh thu, là người duy trì mức lợi nhuận, cũng là người kiếm
tìm khách hàng cho cửa hàng. Đặc biệt, nhân viên còn là người đóng góp những ý tưởng
sáng tạo mang tính đột phá cho chủ cửa hàng, từ đó chủ shop ra những quyết định mang
tính chiến lược và có những bước đi mới tốt hơn.
- Giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng,
cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước nâng cao năng
suất lao động, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm;
đóng góp to lớn nâng cao tiềm lực kinh tế đất nước.
- Giai cấp công nhân với bản lĩnh cách mạng và tính tích cực chính trị - xã hội thật
sự là nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nhân, giai cấp
nông dân, đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; góp phần quan
trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng quan hệ lao động hài
hòa, tiến bộ.
- Quan hệ giữa công nhân với nông dân và trí thức đã hình thành nên khối liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, liên minh,
liên kết giữa các giai tầng xã hội. Thông qua đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, số lượng,
chất lượng lao động, để tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quá trình phát triển
kinh tế - xã hội.
- Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là nhân tố quan trọng để đưa công cuộc đổi
mới đi vào chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Người lao động
là những đối tượng trực tiếp làm việc trong các công xưởng, nhà máy, doanh nghiệp,
trong các lĩnh vực của ngành kinh tế công nghiệp, trực tiếp tiếp nhận công nghệ tiên tiến
đưa vào sản xuất, cải tiến công cụ, quy trình, quản lý... Đó là những người chủ trong
ngành công nghiệp, người đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Vai trò của doanh nghiệp đối với chủ thể lao động
Giả định vốn kinh doanh cần phải đi vay, hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian
thương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê, vậy doanh nghiệp phải có những trách nhiệm
với các chủ thể này:
- Đối với người cho vay vốn:
Trả tiền vay cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn để không ảnh hưởng đến niềm tin và hoạt
động của các chủ thể cho vay.
Cung cấp đầy đủ và trung thực các loại giấy tờ chứng minh tình hình tài chính và
khả năng trả nợ của doanh nghiệp như báo cáo tài chính,..
Điều hành doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả tạo ra lợi nhuận để có khả
năng thanh toán các khoản nợ.
- Đối với trung gian thương mại:
Đảm bảo chất lượng hàng hóa khi giao đúng như trong hợp đồng hay thỏa thuận.
Giao hàng hóa đúng ngày thỏa thuận để các chủ thể trung gian kịp thời phân phối
đến người tiêu dùng.
Phân chia lợi nhuận, thanh toán các khoản thù lao cho trung gian thương mại đầy
đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Đối với người cho thuê mặt bằng sản xuất:
Thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản phải trả cho chủ sở hữu.
Bảo quản tài sản thuê, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ, nếu làm mất, hư hỏng thì phải
bồi thường.
Sử dụng mặt bằng đúng với mục đích ban đầu thỏa thuận trong hợp đồng.
Chịu trách nhiệm với mọi hoạt động diễn ra trong mặt bằng, tuyệt đối không thực
hiện những hành vi kinh doanh trái pháp luật.

You might also like