You are on page 1of 12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI THI MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ


Hình thức thi : Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày
Đề 3
Họ và tên: Phạm Nguyễn Hoài Linh Mã SV: 2173401010030
Khóa/ Lớp ( tín chỉ ): CQ59.30.01.LT1
STT: 30 ID phòng thi: 582 058 1210
Ngày thi: 18/12/2021 Giờ thi: 7h30’

Đề bài:
Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển. K.Marx đã kế thừa và
phát triển lý thuyết này như thế nào? Sự vận dụng lý thuyết này ở Việt
Nam trong bối cảnh cách mạng Công nghiệp 4.0.
MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1
II. NỘI DUNG CHÍNH..............................................................................1
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ
điển..................................................................................................... 1
2. Lý thuyết giá trị lao động của các nhà kinh tế tư sản cổ điển..........2
2.1. Lý thuyết giá trị lao động của W.Petty.....................................2
2.2. Lý thuyết giá trị lao động của A.Smith....................................3
2.3. Lý thuyết giá trị lao động của D.Ricardo..................................4
2.4. Lý thuyết giá trị lao động của Sismonde...................................5
3. K.Marx kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị lao động của các nhà
kinh tế tư sản Cổ điển............................................................................6
4. Sự vận dụng lý thuyết giá trị lao động ở Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng Công nghiệp 4.0..................................................................8
III. KẾT LUẬN.............................................................................................
I. LỜI MỞ ĐẦU
Sự hình thành và phát triển của học thuyết giá trị - lao động gắn liền với
sự phát triển của các phương thức sản xuất và sự tự tiến bộ của khoa học
công nghệ. Trong giai đoạn đầu, các nhà kinh tế tư sản cổ điển với những
quan điểm, đánh giá, nhận thức khác nhau về giá trị lao động nên đã hình
thành các trường phái kinh tế khác nhau tạo nên hệ thống lý luận kinh tế
chính trị phong phú và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các lý luận sau
này của K.Marx. Bài tiểu luận này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề về
nội dung của các quy luật giá trị lao động của các nhà kinh tế tư sản cổ
điển, K.Mark đã kế thừa, phát huy các quy luật giá trị đó như thế nào và
Việt Nam đã vận dụng lý thuyết này vào nền công nghiệp 4.0 ra sao.

II. NỘI DUNG CHÍNH

1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ
điển.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Cuối thế kỉ XVII, quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản đã hoàn
thành, vai trò của tư bản thương nghiệp giảm sút, lý luận trọng thương
không còn sức thuyết phục. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có lý luận mới thay
thế cho lý luận của chủ nghĩa trọng thương.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các công trường thủ
công tư bản chủ nghĩa ra đời ngày càng nhiều cho thấy nguồn gốc của cải
không phải sinh ra từ lưu thông mà từ sản xuất.
+ Về mặt xã hội, một yêu cầu mới đặt ra là tiếp tục phê phán phương
thức sản xuất phong kiến lỗi thời, khẳng định tính ưu việt hơn của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và tìm biện pháp bảo vệ và thúc
đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh hơn.

- Đặc điểm của các học thuyết kinh tế:


+ Là hệ tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản
+ Kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ
lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất
+ Các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã sử dụng phương pháp
trừu tượng hóa, đề cao tư tưởng tự do kinh tế , đề cao tính quy luật trong
nền kinh tế
+ Dựa vào nhà nước để phát triển kinh tế, đề cao vai trò của tiền tệ
coi đó là của cải thực sự trong xã hội, hàng hóa chỉ là phương tiện gia
tăng tiền tệ và chỉ có thể tăng khối lượng tiền bằng con đường ngoại
thương

2. Lý thuyết giá trị lao động của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển.
2.1. Lý thuyết giá trị lao động của W.Petty.
W.Petty (1623 – 1687) là người đặt nền móng cho lý thuyết giá trị lao
động, ông là người đầu tiên xác định đúng vai trò của lao động trong việc
tạo ra giá trị, lao động là nguồn gốc của của cải.
- Ông sử dụng khái niệm giá cả để nêu tư tưởng lý luận giá trị lao động
do đó ông chia giá cả làm 2 loại: giá cả chính trị và giá cả tự nhiên.
+ Giá cả tự nhiên: do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa
quyết định.
+ Giá cả chính trị: là giá cả bên ngoài và phụ thuộc vào giá cả tự nhiên
và quan hệ cung cầu.
Ông đã căn cứ vào tỉ lệ hao phí lao động đã được vật hóa ở hàng hóa và
tiền tệ, lấy nó làm cơ sở để xác định giá cả hàng hóa. Từ đó ông đưa đến
kết luận đúng đắn về vai trò của lao động: “Lao động là cơ sở quyết định
giá cả và lao động là nguồn gốc tạo ra của cải vật chất cho xã hội.”
- Nghiên cứu quan hệ giữa năng suất lao động và giá trị hàng hóa W.Petty
cho rằng giá cả tự nhiên của hàng hóa tỉ lệ nghịch với năng suất lao động.
Đây là quan điểm đúng, được nhiều nhà kinh tế kế thừa và phát triển.
- Ông nêu ra nguyên lý nổi tiếng: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi
của cải vật chất.”
- Tuy nhiên, luận điểm này mâu thuẫn với quan điểm giá trị hàng hóa do
lượng lao động hao phí sản xuất ra hàng hóa quyết định của ông.
Xét về phương diện của cải vật chất, đó là công lao to lớn của ông.
Nhưng ông lại xa rời lý luận giá trị lao động khi kết luận cả lao động và
đất đai đều là nguồn gốc của giá trị. Điều này là mầm mống của lý thuyết
các nhân tố sản xuất tạo ra giá trị sau này.

2.2. Lý thuyết giá trị của A.Smith


Ông thừa nhận lý luận giá trị của W.Petty và chỉ ra rằng: tất cả các loại
lao động đều tạo ra giá trị. Lao động là thước đo cuối cùng của giá trị.
- A.Smith phân biệt giá trị sử dụng với giá trị trao đổi và kết luận giá trị
sử dụng không quyết định giá trị trao đổi, kịch liệt phê phán quan điểm 1
số nhà kinh tế cho rằng lợi ích sản phẩm quyết định giá trị trao đổi.
- A.Smith nêu lên hai định nghĩa giá trị hàng hóa:
+ Thứ nhất: Giá trị hàng hóa do hao phí lao động để sản xuất ra hàng
hóa quyết định. Lao động là thước đo của mọi giá trị.
+ Thứ hai: Giá trị hàng hóa được quyết định bởi số lượng lao động có
thể mua được hàng hóa này.
- Ông phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Theo ông:
+ Giá cả tự nhiên là biểu hiện bằng tiền của giá trị.
+ Giá cả thị trường là giá bán.
Giá cả tự nhiên có tính chất khách quan, giá cả thị trường phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như quan hệ cung - cầu, độc quyền.
- A.Smith nêu ra quy luật quyết định giá trị hàng hóa:
+ Quy luật thứ nhất: Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, giá trị do lao
động quyết định.
+ Quy luật thứ hai: Trong sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, giá trị do
các nguồn thu nhập quyết định.
- Bàn về cơ cấu giá trị hàng hóa, A.Smith cho rằng trong chủ nghĩa tư bản,
giá trị được quyết định bởi thu nhập, bao gồm tiền lương, lợi nhuận và
địa tô. Như vậy, nếu “mượn” công thức giá trị hàng hóa của K.Marx thì
theo A,Smith giá trị hàng hóa = v+m
- Bàn về mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và năng suất lao động
A.Smith cho rằng, khi năng suất lao động tăng thì giá trị hàng hóa giảm.

2.3. Lý thuyết giá trị lao động của D.Ricardo.


Lý thuyết giá trị lao động giữ vai trò trung tâm trong các học thuyết kinh
tế của D.Ricardo. Tất cả các lý luận khác đều được ông xem xét dưới ánh
sáng của lý luận giá trị lao động.
- D.Ricardo đã rà soát lý thuyết giá trị của A.Smith, phê phán những quan
điểm sai, đồng thời kế thừa, phát triển những quan điểm đúng đắn, khoa
học của A.Smith.
+ D.Ricardo phê phán quan điểm nước đôi của A.Smith khi nêu ra hai
định nghĩa giá trị hàng hóa. Theo ông, định nghĩa “ giá trị hàng hóa do
hao phí lao động quyết định” là đúng và định nghĩa còn lại là sai, cần vứt
bỏ.
+ D.Ricardo phủ nhận luận điểm của A.Smith cho rằng: giá trị được xác
định bằng chi phí lao động chỉ trong sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Ông kết luận kinh tế hàng hóa giản đơn và kinh tế hàng hóa tư bản chủ
nghĩa thì giá trị đều do lao động quyết định.
+ Ông tán thành quan điểm của A.Smith: khi năng suất lao động tăng
lên, thì giá trị hàng hóa giảm.
- D.Ricardo phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, khẳng định giá trị
sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. Ông cho rằng, giá trị sử dụng là
điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi, song không thể là thước đo của giá
trị trao đổi. Thước đó của giá trị trao đổi là lao động hao phí để sản xuất
ra hàng hóa.
- Ông khẳng định: giá trị hàng hóa không phụ thuộc vào tiền lương, khi
tiền lương tăng thì giá trị không tăng và lợi nhuận giảm.
- Về cơ cấu giá trị, D.Ricardo cho rằng: lượng giá trị hàng hóa được
quyết định bởi lao động đồng nhất của con người, chứ không phải lao
động cá biệt.
Lao động đồng nhất bao gồm:
+ Lao động trực tiếp ( lao động sống )
+ Lao động cần thiết trước đó đã chi phí vào máy móc công cụ lao động.
Nếu mượn công thức tính giá trị hàng hóa của K.Marx thì theo Ricardo:
Giá trị hàng hóa = C1+V+m ( thiếu C2: giá trị nguyên vật liệu )
- Ông chứng minh giá trị hàng hóa giảm khi năng suất lao động tăng và
có tư tưởng phân chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức
tạp nhưng ông không giải quyết được vấn đề này.
- Ông xác định giá trị hàng hóa do lao động quyết định nhưng là lao động
trong điều kiện xấu quyết định ( quan điểm này chỉ đúng trong nông
nghiệp ).
- Ông nêu ra hai quy luật quyết định giá trị hàng hóa:
+ Đối với hàng hóa phổ cập: giá trị do lao động quyết định.
+ Đối với hàng hóa khan hiếm: giá trị do giá trị sử dụng quyết định.
( quan điểm này sai )
2.4. Lý thuyết giá trị của Sismonde.
- Ông khẳng định: lao động là nguồn gốc duy nhất của mọi của cải.
- Ông thấy được mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa :
Kế thừa quan điểm của A.Smith : giá trị hàng hóa gồm 2 phần là tiền
lương và lợi nhuận của tư bản, địa đô của địa chủ.
- Giá trị hàng hóa không được xác định bằng thời gian lao động cá biệt
mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Ông cho rằng, thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động để
sản xuất ra 1 hàng hóa trong điều kiện trung bình của xã hội.
Như vậy, ông là người đầu tiên nêu ra khái niệm thời gian lao động xã hội
cần thiết. Đây là quan điểm khoa học được K.Marx kế thừa sau này.
- Hạn chế: giá trị tương đối của hàng hóa được quy định bởi cạnh tranh và
lượng cầu hàng hóa.
3. K.Marx kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị lao động của các nhà
kinh tế tư sản Cổ điển.
Một trong những nhân tố làm nên sự xuất sắc của học thuyết kinh tế của
Marx đó chính là đã kế thừa và phát triển lý luận về giá trị của các nhà
kinh tế học tư sản cổ điển. Do đó, học thuyết của ông có vị trí và vai trò
hết sức quan trọng trong hệ thống lý luận kinh tế chính trị học của mình
đặc biệt là lý luận giá trị - lao động mà các nhà kinh tế học trước ông
chưa giải quyết triệt để.
 So với các nhà kinh tế học trước đây, học thuyết của Marx đã có một
bước phát triển đáng kể đó là ông đã chỉ ra tính hai mặt của lao động
sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Nhờ phát hiện này mà ông đã hiểu được chính xác chất và lượng giá trị
hàng hoá, nguồn gốc giá trị và giá trị sử dụng, cấu trúc giá trị...
Phát hiện này còn là chìa khoá để Marx giải quyết hàng loạt vấn đề của
kinh tế chính trị sau này như: lý luận hàng hoá sức lao động, phân chia tư
bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.
 Căn cứ vào quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển về nguồn gốc
của giá trị hàng hóa là lao động và trên cơ sở phát hiện tính chất hai
mặt của lao động sản xuất hàng hóa, K.Marx đã chỉ ra giá trị hàng hóa
do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa quyết định

 Nếu như các nhà kinh tế học trước Marx có vai trò quan trọng trong
việc phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá
trị, K.Marx cũng có những đóng góp không kém phần quan trọng khi
ông cho rằng hàng hóa là sự thống nhất biện chứng của hai mặt là giá
trị trao đổi và giá trị:

“Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu
dùng… Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số
lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi
với những giá trị sử dụng loại khác…giá trị trao đổi hình như là một cái
gì đó ngẫu nhiên và thuần túy đối tượng, còn giá trị trao đổi nội tại, vốn
có của bản thân hàng hóa…” (2)

 K.Marx đã có những bước tiến hơn so với D.Ricardo trong việc phân
tích giá trị của hàng hóa một cách khoa học “Chỉ có lượng lao động
xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
ra một giá trị sử dụng… sức sản xuất của lao động…” (3)

Như vậy, giá trị hàng hóa được tạo ra bằng sự kết tinh lượng lao động
trong nó, thời gian cần thiết để tạo ra một sản phẩm, sức sản xuất của lao
động (trình độ, quy trình sản xuất, quy mô…) trong điều kiện bình
thường của xã hội.

 Bên cạnh đó, với lý luận xuất phát là lý luận giá trị, vận dụng vào
trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, Marx đã xây dựng nên học thuyết
giá trị thặng dư, học thuyết về tích luỹ tư bản, học thuyết về tái sản
xuất ...
Từ đó, K.Marx làm sáng tỏ nhiều vấn đề kinh tế có liên quan đến việc xác
định bản chất của chủ nghĩa tư bản cũng như xác định xu hướng vận động
của nó.

 K.Marx đã đưa ra một số quan điểm mới như: lượng giá trị hàng hóa,
lượng giá trị sử dụng, lượng lao động và đã phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến các yếu tố đó.

Theo Marx, dùng lượng lao động, lượng của cải được kết tinh trong hàng
hóa để đo được đại lượng giá trị. Yếu tố quyết định đại lượng giá trị của
giá trị sử dụng ấy chính là lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng(4)

4. Sự vận dụng lý thuyết giá trị lao động ở Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng Công nghiệp 4.0
Vận dụng các lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển, đặc
biệt là học thuyết Marx, Việt Nam đã có nhiều đổi mới về các hình thức
sản xuất kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế trong cả nước.
Việt Nam đã phê phán và từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp,
coi sản xuất hàng hoá và kinh tế hàng hoá không phải là sản phẩm riêng
có của CNTB, thừa nhận sự tồn tại khách quan của “nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước” .
Từ sau đổi mới, các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế ở nước
ta đã có sự phát triển đáng kể. Sự phân biệt và kỳ thị các thành phần kinh
tế ngoài kinh tế nhà nước tuy vẫn còn đâu đó nhưng đã giảm khá nhiều.
Ðảng và Nhà nước cổ vũ mọi người, mọi thành phần kinh tế làm giàu
chính đáng và coi kinh tế tư nhân là một bộ phận của nền kinh tế quốc
dân, là một trong những động lực của nền kinh tế. Khuyến khích hình
thành các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh không chỉ trong nước, mà còn
vươn lên tầm khu vực và thế giới. Kinh tế tư nhân hiện nay có mặt trong
nhiều khu vực sản xuất, kinh doanh mà trước đây bị cấm đoán, như trong
một số ngành công nghiệp nặng, ngân hàng, vận tải đường biển, hàng
không, thương mại và tín dụng quốc tế, đầu tư ra nước ngoài,... Các
hình thức kinh tế hỗn hợp giữa kinh tế nhà nước và tư nhân ngày càng
được mở rộng.
Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168
USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt,
nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính
trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối
ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần
tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển
đất nước.
III. KẾT LUẬN
Lý thuyết giá trị lao động của các nhà kinh tế học cổ điển đã đóng góp
vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống lý luận chính trị. K.Marx đã kế
thừa, phát triển và hệ thống, chọn lọc các yếu tố phù hợp để xây dựng nên
học thuyết giá trị - lao động một cách đầy đủ và chuẩn xác hơn bằng việc
khảo sát và phân tích hàng hóa dựa trên mối quan hệ cơ bản của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên các mặt bản chất đại lượng, hình thái
biểu hiện và quy luật tác động một cách khoa học góp phần đẩy mạnh
việc học tập cũng như nghiên cứu học thuyết giá trị - lao động vào trong
thời đại hiện nay đặc biệt là trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 đang
ngày càng phát triển tại Việt Nam.
Từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ nguyên nhân của việc lựa chọn tự
nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa; nguyên nhân của sự phân
hóa xã hội thành người giàu, người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong
xã hội để có phương hướng, giải pháp khắc phục.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu chính được sử dụng : Giáo trình Triết học Mác Lê-nin, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật - Hà Nội
(1)
: Các Mác (1976), bộ Tư bản, Quyển 1, Tập 1, trang 85-86 , NXB
Chính trị Quốc gia Sự thật - Hà Nội.
(2)
:Các Mác (1976), bộ Tư bản, Quyển 1, Tập 1, trang 75, NXB Chính trị
Quốc gia Sự thật-Hà Nội
(3)
:Các Mác (1976), bộ Tư bản, Quyển 1, Tập 1, trang 81-83 , NXB
Chính trị Quốc gia Sự thật- Hà Nội.
(4)
: Các Mác (1976), bộ Tư bản, Quyển 1, Tập 1, trang 80-81 , NXB
Chính trị Quốc gia Sự thật -Hà Nội.
(5)
: Sự vận dụng học thuyết giá trị lao động vào thực tiễn Việt Nam,
nguồn 123docz.net.
/HẾT/

You might also like