You are on page 1of 7

Lý thuyết giá trị

1.1. Học thuyết giá trị - lao động của William Petty
William Petty là người đầu tiên khai sinh ra lý luận giá trị - lao
động, ông cho rằng giá trị được tạo ra từ lao động, tức nguồn
gốc thực sự của của cải. Chính nhờ lao động mà những thứ có
nguồn gốc tự nhiên trở nên có giá trị với con người, giúp con
người không phụ thuộc vào tự nhiên. Như vậy, giá cả tự nhiên là
giá trị hàng hóa, nó có được do con người sản xuất ra thông qua
lao động. Lượng của giá cả tự nhiên hay giá trị, tỷ lệ nghịch với
năng suất lao động khai thác bạc (tiền tệ). Theo ông, giá cả do
con người tạo ra có tỉ lệ thuận với giá cả tự nhiên và quan hệ
cung cầu – hàng hóa trên thị trường. Học thuyết giá trị – lao
động của W.Petty chưa phân biệt được giá trị, giá trị trao đổi với
giá cả.

Học thuyết của ông còn chịu ảnh hưởng tư tưởng Chủ
nghĩa Trọng thương khi cho rằng: giá trị tiền tệ càng cao thì giá
trị của hàng hóa càng cao. Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác
bạc là nguồn gốc của giá trị, còn giá trị của các hàng hoá khác
chỉ được xác định nhờ quá trình trao đổi với bạc. Mặt khác, ông
có đóng góp to lớn khi giải thích nguồn gốc của của cải bằng
câu nói nổi tiếng là “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của
cải”. Nhưng ông lại xa rời tư tưởng giá trị – lao động khi kết
luận “Lao động và đất đai là cơ sở tự nhiên của giá cả mọi vật
phẩm” tức là cả lao động và đất đai là nguồn gốc của giá trị.
Điều này làm nền tảng cho các lý thuyết về vấn đề sản xuất tạo
ra giá trị sau này.

1.2. Lý luận về giá trị – lao động của Adam Smith

Ông là người đầu tiên nhìn thấy lợi ích từ việc cạnh tranh nhiều
hơn và lập luận ủng hộ các chính sách thúc đẩy cạnh tranh
Học thuyết giá trị – lao động của A.Smith so với học thuyết của
W.Petty có bước tiến đáng kể, như việc ông cho rằng giá trị
được tạo ra từ lao động sản xuất giản đơn, lao động chính là
thước đo cuối cùng để kiểm tra giá trị, còn trong chủ nghĩa tư
bản thì giá trị chính là thu nhập. A.Smith đã phân biệt được sự
khác nhau giữa hai cách dùng từ “giá trị”: giá trị sử dụng và
giá trị trao đổi với giá cả. Ông cho rằng giá trị có hai nghĩa
khác nhau, có lúc giá trị do lao động trong các ngành sản xuất
vật chất tạo ra (giá trị chính là chi phí lao động), có lúc giá trị
hàng hóa bằng số lượng lao động mà người ta có thể mua được
nhờ hàng hóa đó (giá trị chính là tiền công của lao động). Việc
phân biệt sự khác nhau giữa hai cách dùng từ giá trị sử dụng và
giá trị trao đổi này nhằm giải thích rõ thêm là giá trị trao đổi lớn
hay nhỏ không có liên quan gì đến giá trị sử dụng. Đồng thời, A.
Smith còn chứng minh mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá
trị trao đổi. Khi phân tích giá trị hàng hoá, ông đặt giá trị ở hai
vị trí khác nhau: trong quan hệ với số lượng hàng hóa khác thì
giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi của hàng hóa; trong nền
sản xuất phát triển thì giá trị được thể hiện dưới dạng tiền tệ.

Hạn chế của A.Smith khi cho rằng những thứ không có giá trị sử
dụng có thể có giá trị trao đổi; giá trị hàng hóa được chia thành
ba loại thu nhập “Tiền lương, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc
đầu tiên của mọi thu nhập cũng như là của bất kỳ giá trị trao đổi
nào”. Những người theo trường phái Marx cho rằng A.Smith đã
lẫn lộn giữa giá trị và thu nhập. Bên cạnh đó, ông cũng chưa
phân biệt được lao động và sức lao động, vì vậy ông không thể
giải thích lao động làm thế nào có thể tạo ra lợi nhuận. Tư tưởng
này xa rời lý thuyết giá trị – lao động “Giá trị là do lao động hao
phí để sản xuất hàng hoá quyết định, lao động là thước đo thực
tế của mọi giá trị”.

Bên cạnh các mặt hạn chế vừa nêu, những lý luận giá trị -
lao động của A.Smith cũng có những đóng góp quan trọng về
mặt khoa học, ông là người đầu tiên trình bày một cách có hệ
thống lý luận giá trị lao động, đồng thời về cơ bản ông đã kiên
trì dùng lý luận giá trị lao động để nghiên cứu vấn đề lợi nhuận
và địa tô. Đó là đóng góp chủ yếu của ông về mặt khoa học. Với
những đóng góp như thế K.Marx đã gọi A.Smith là nhà kinh tế
học tổng hợp của công trường thủ công.

1.3. Lý luận về giá trị – lao động của David Ricardo

David Ricardo (1772 – 1823) nhìn nhận và phân tích các


quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản và ông đã đạt tới đỉnh
cao của kinh tế chính trị học tư sản. Trong lý thuyết giá trị – lao
động của mình, D.Ricardo đã kế thừa và phát triển lý thuyết của
A.Smith. Như thế K.Marx nhận xét “so với A.Smith thì Ricado
đã đi xa hơn nhiều”.

Ông đã phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hoá là giá trị
và giá trị trao đổi. Cho rằng giá cả hàng hóa là giá trị trao đổi
của nó được biểu hiện bằng tiền, còn giá trị được đo bằng số
lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa. Đồng thời ông
cũng chỉ rõ giá trị sử dụng là điều kiện cần thiết cho giá trị trao
đổi, nhưng không phải là thước đo để kiểm tra giá trị trao đổi..

D.Ricardo đã gạt bỏ những vấn đề không cần thiết và mâu thuẫn


trong lý luận giá trị của A.Smit. Chẳng hạn, trong định nghĩa về
giá trị của A.Smith, D.Ricardo chỉ ra là định nghĩa “Giá trị lao
động hao phí quyết định” và cấu tạo giá trị hàng hóa được ba
bộ phận cấu thành là: c + v + m là phù hợp, còn định nghĩa
“Giá trị lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng
hoá này quyết định” là không phù hợp. Theo ông, giá trị có
được không phải chỉ trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn mà
ngay cả trong nền kinh tế hàng hóa phát triển.

D.Ricardo đã nghiên cứu ảnh hưởng của năng suất lao động đến
giá trị hàng hóa vì ông cho rằng năng suất lao động trong một
phân xưởng và khối lượng sản phẩm có tỉ lệ thuận với nhau
nhưng hai yếu tố này có tỉ lệ nghịch với giá trị của một đơn vị
sản phẩm. Bên cạnh những đóng góp to lớn đó, trong lý luận về
giá trị - lao động của mình, D.Ricardo cũng có những hạn chế
nhất định như: không chỉ ra được mâu thuẫn giữa giá trị và giá
trị hàng hóa; chưa làm rõ mặt vật chất giá trị do chưa biết đến
tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa; chưa phân biệt
được giá trị hàng hoá và giá cả sản xuất, chưa chỉ ra được giá trị
là biểu hiện quan hệ xã hội của những người sản xuất hàng hóa;
chưa nghiên cứu hệ thống các hình thái giá trị, nên chưa thấy
được nguồn gốc và bản chất của tiền tệ; chưa thể giải thích được
sự chuyển dịch “c” vào sản phẩm mới diễn ra như thế nào. Lý
luận nghiên cứu của D.Ricardo còn mang tính siêu hình, ông coi
giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật.

Tóm lại, lý luận về giá trị - lao động của D.Ricardo đạt tới
đỉnh cao của kinh tế chính trị Tư sản cổ điển. Ông đã giải thích
các vấn đề lý thuyết kinh tế dựa trên nền tảng lý luận giá trị - lao
động.

2. Sự hoàn thiện học thuyết giá trị - lao động của K.Marx

Karl Marx (1818 – 1883) – một cái tên đi liền với hệ


thống kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ông nghiên cứu sự vận hành của
các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và phân tích những vấn đề nảy
sinh trong chủ nghĩa tư bản.

So với các nhà kinh tế học trước đây, học thuyết của Marx
đã có một bước phát triển đáng kể đó là ông đã chỉ ra tính hai
mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao
động trừu tượng. Do đó, học thuyết của ông có vị trí và vai trò
hết sức quan trọng trong hệ thống lý luận kinh tế chính trị học
của mình đặc biệt là lý luận giá trị - lao động mà các nhà kinh tế
học trước ông chưa giải quyết triệt để. Trong bộ Tư bản quyển I,
Marx có viết: “Tôi là người đầu tiên đã chứng minh một cách có
phê phán tính chất hai mặt ấy của lao động chứa đựng trong
hàng hóa.Vì đây là điểm xuất phát mà nhận thức của khoa kinh
tế chính trị xoay chung quanh, cho nên ở đây nó cần được xem
xét một cách tường tận hơn nữa”.

Nếu như các nhà kinh tế học trước Marx có vai trò quan
trọng trong việc phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa là giá
trị sử dụng (tính có ích của một vật làm cho vật đó trở thành một
giá trị sử dụng) và giá trị (là lao động xã hội đã vật hóa trong
hàng hóa). K.Marx cũng có những đóng góp không kém phần
quan trọng khi ông cho rằng hàng hóa là sự thống nhất biện
chứng của hai mặt: giá trị trao đổi và giá trị: “giá trị sử dụng của
các hàng hóa là đối tượng của một môn học đặc biệt là môn
thương phẩm học. Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc
sử dụng hay tiêu dùng… Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra
như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá
trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại
khác…giá trị trao đổi hình như là một cái gì đó ngẫu nhiên và
thuần túy đối tượng, còn giá trị trao đổi nội tại, vốn có của bản
thân hàng hóa…”.

Dựa trên việc phát hiện tính hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa, ta thấy K.Marx đã có những bước tiến hơn so với
D.Ricardo trong việc phân tích giá trị của hàng hóa một cách
khoa học “chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian
lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng…
sức sản xuất của lao động…”. Như vậy, giá trị hàng hóa được
tạo ra bằng sự kết tinh lượng lao động trong nó, thời gian cần
thiết để tạo ra một sản phẩm, sức sản xuất của lao động (trình
độ, quy trình sản xuất, quy mô…) trong điều kiện bình thường
của xã hội.

Căn cứ vào quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển về
nguồn gốc của giá trị hàng hóa là lao động và trên cơ sở phát
hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. K.Marx
đã chỉ ra giá trị hàng hóa do lao động trừu tượng của người sản
xuất hàng hóa quyết định “bất kỳ lao động nào, một mặt, cũng
đều là sự chi phí sức lao động của con người hiểu theo nghĩa
sinh lý, và chính với tính chất lao động giống của con người hay
lao động trừu tượng của con người mà lao động tạo ra giá trị
hàng hóa (1).

K.Marx đã đưa ra một số quan điểm mới như: lượng giá


trị hàng hóa, lượng giá trị sử dụng, lượng lao động và đã phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến các yếu tố đó. Theo Marx, dùng
lượng lao động, lượng của cải được kết tinh trong hàng hóa để
đo được đại lượng giá trị. Yếu tố quyết định đại lượng giá trị của
giá trị sử dụng ấy chính là lượng lao động xã hội cần thiết, hay
thời gian gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị
sử dụng.

3. Kết luận

Đứng trên quan điểm của các nhà kinh tế học trước đây về
học thuyết giá trị - lao động, K.Marx đã hệ thống, chọn lọc các
yếu tố phù hợp để xây dựng nên học thuyết giá trị - lao động
một cách đầy đủ và chuẩn xác hơn bằng việc khảo sát và phân
tích hàng hóa dựa trên mối quan hệ cơ bản của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa trên các mặt bản chất đại lượng, hình thái
biểu hiện và quy luật tác động.

Từ những vấn đề đã trình bày ở trên, ta thấy được ý nghĩa


to lớn của các nhà kinh tế học trước Marx và việc kế thừa, phát
triển của học thuyết đó của Marx một cách khoa học góp phần
đẩy mạnh việc học tập cũng như nghiên cứu học thuyết giá trị -
lao động vào trong thời đại hiện nay.

Ghi chú: (1) Để chứng minh rằng “chỉ có một mình lao động
mới là cái thước đo cuối cùng và hiện thực mà chúng ta có thể
dùng trong tất cả mọi thời kỳ để đánh giá và so sánh giá trị của
mọi hàng hóa”.

You might also like