You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHƯƠNG 5: PHÚC LỢI CON NGƯỜI VÀ PHÁT


TRIỂN KINH TẾ

Đào Thị Thu Hiền


5.1.Phát triển con người
5.1.1.Quan điểm phát triển con người
-Mục đích của phát triển là mở rộng mọi sự lựa chọn của con người chứ không phải là thu nhập
-Phát triển con người là quá trình nhằm mở rộng khả năng lựa chọn của dân chúng
-Theo cấp độ phát triển, con người cần có 3 khả năng sau:

Có cuộc sống trường thọ, Sáng tạo, năng suất, được


khoẻ mạnh, được hiểu biết Sự tự do về kinh tế, xã
tôn trọng cá nhân và được
và có các nguồn lực cần thiết hội, chính trị
cho một mức sống tốt bảo đảm quyền con người
5.1.2.Chỉ số phát triển con nguời HDI

❖ Định nghĩa: Chỉ số phát triển con người được LHQ đưa ra để đánh giá quá trình mở rộng quyền
lựa chọn của con người, khả năng trao cho người dân cơ hội về giáo dục, y tế, thu nhập và việc
làm
❖ Công thức tính:
IA + IE +IIN
HDI=
3

❖ Các biến số được sử dụng:


▪ Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh : IA
▪ Chỉ số giáo dục IE được đo tổng hợp từ tỷ lệ biết chữ của người lớn ( trọng số 2/3) và tỷ lệ nhập
học các cấp ( trọng số 1/3)
▪ Thu nhập bình quân đầu người theo PPP : IIN
❖ Nghiên cứu HDI cho phép kiểm soát, so sánh và đánh giá trình độ phát triển con người giữa
các quốc gia ( HDI biến thiên trong khoảng 0-1)
❖ Phân loại các nước theo HDI ( Dữ liệu báo cáo năm 2022)

Phân loại HDI Số nước


Các nước có HDI rất Trên 0.8 66
cao
Các nước có HDI cao 07-0.799 48
Các nước có HDI trung 0.55-0.699 43
bình
Các nước có HDI thấp Dưới 0.55 32

❖ Những nước có thứ hạng theo GDP trừ đi thứ hạng theo HDI dương là những nước đã chú
trọng đến việc nâng cao phúc lợi của người dân từ kết quả tăng trưởng
Biểu đồ chỉ số HDI của loài người từ 1991-2019
Chỉ số HDI các nước năm 2018
5.2.Bất bình đẳng
5.2.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
❖ Định nghĩa: Bất bình đẳng thu nhập thường được hiểu là sự chênh lệch về phân phối thu nhập
giữa các nhóm khác nhau trong xã hội. Bất bình đẳng thu nhập ở mức thấp thường được xem
là tiền đề quan trọng để có cơ hội tiếp cận các nguồn lực kinh tế, xã hội và chính trị đạt được sự
công bằng cao hơn
❖ Hậu quả:
+Người nghèo gặp nhiều hạn chế trong việc mở rộng các cơ hội lựa chọn
+Là yếu tố gây bất ổn chính trị và xã hội
+ Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng tăng thì cầu hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế sẽ chịu
ảnh hưởng từ thói quen tiêu dùng của người giàu
❖ Khi phân tích bất bình đẳng thu nhập, các nhà nghiên cứu thường nghiên cứu sự phân bổ dựa trên
giới tính, dân tộc, vị trí địa lý và nghề nghiệp
❖ Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Đường cong Lorenz


⭶ Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng giữa tỷ lệ phần trăm dân số có thu nhập và tỷ lệ phần
trăm trong tổng thu nhập nhận được trong khoảng thời gian nhất định
⭶ Khoảng cách giữa đường chéo 45 độ và đường Lorenz là dấu hiệu cho biết mức độ bất bình đẳng ( càng xa
thì mức độ bất bình đẳng càng lớn)
Hệ số Gini

❖ Định nghĩa: Là tỷ số giữa diện tích được giới hạn bởi đường Lorenz và đường 45
độ với diện tích tam giác nằm bên dưới đường 45 độ

❖ Cách tính: Hệ số GINI = Diện tích A/ Diện tích (A+B)


-Hệ số GINI nằm trong khoảng (0,1), thực tế theo WB hệ số GINI nằm trong khoảng (0.2-0.6)

-Hệ số GINI càng lớn phản ánh mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao

-Hệ số GINI mới chỉ phản ánh được mặt tổng quát của sự phân phối , trong 1 số trường hợp chưa
đánh giá được những vấn đề cụ thể

Số liệu năm 2020-UN Biểu đồ biểu hiện sự bất bình đẳng PPTN trên thế giới
Bài tập: Cho số liệu của hai nước X, Y năm 2011 như sau: (Đơn vị: %)
Tên nước 20% dân số

  Thu nhập Thu nhập Thu nhập Thu nhập Thu nhập
thấp nhất thấp trung khá cao nhất
bình
X 6.7 14.1 17.2 25.3 36.7

Y 7.2 14.9 18.6 24.2 35.1

Yêu cầu:

1.Vẽ đường cong Lorenz

2. Tính hệ số Gini của mỗi nước và so sánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của
hai nước
Cách giải mẫu

B1: Chúng ta lập 1 bảng như sau

Bảng thu nhập cộng dồn và dân số cộng dồn như sau

Đơn vị %

Dân số cộng TN cộng dồn Thu nhập


Trong đó mỗi nước chia thành 5 nhóm dân cư, mỗi
dồn X cộng dồn Y
nhóm dân cư chiếm 20% dân số.
20 6.7 7.2
Nhóm 2 có thu nhập cộng dồn = 6.7+ 14.1= 20.8
40 20.8 22.1

60 38 40.7 Nhóm 3 có thu nhập cộng dồn= 6.7+14.1+17.2


80 63.3 64.9
vv....
100 100 100
100
63.3

B2: Chúng ta tiến hành vẽ đường cong Lorenz cho các nước
Hệ số GINI= dt A / dt ( A+B)
Vẽ ví dụ về nước X Diện tích của (A+B)= (1*1)/2=1/2=0.5
Thu nhập cộng dồn
Diện tích B= (0.2*0.067)/2+
1/2*0.2*(0.067+0.208)+1/2*0.2*(0.208+
100 0.38)+1/2*0.2*(0.38+0.633)+1/2*0.2*(0
63.3 .633+1)= 0.3576

38 Diện tích A= 0.5-0,3576=0.1424


20.8 Hệ số Gini= 0.1424/0.5=0.2848
6.7
Dân số cộng dồn Các anh chị làm tương tự với nước Y
20 40 60 80 100
Hệ số Gini của Y= 0.2604
B3: So sánh hệ số Gini của 2 nước

Hệ số Gini của X lớn hơn của Y do đó kết luận mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của
X lớn hơn Y

B4: Các anh chị vẽ đường cong Lorenz của X và Y trên cùng 1 hệ trục tọa độ nếu chúng không cắt
nhau thì kết luận: đường cong nào càng xa đường 45 độ thì mức độ bất bình đẳng càng cao

Bài tập ôn tập

Cho số liệu của hai nước X và Y năm 2012 như sau:


Yêu cầu:
Đơn vị: % 1.Vẽ đường cong Lorenz

Tên nước 20% dân số 2. Tính hệ số Gini của mỗi nước và


  Thu nhập Thu nhập Thu nhập Thu nhập Thu nhập so sánh tình trạng bất bình đẳng
thấp thấp trung bình khá cao nhất
trong phân phối thu nhập của hai
X 6.1 10.2 16.9 20.2 46.6
Y 3.1 8.2 13.2 27.1 48.4 nước
5.1.3.Mô hình về bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế
Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets
-Tính toán: tỷ số giữa tỷ trọng thu nhập của nhóm 20% dân số giàu nhất với nhóm 60% dân số
nghèo nhất
-Giả thiết: bất bình đẳng sẽ tăng lên ở giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của sự tăng
trưởng được lan tỏa rộng rãi hơn
-Mô hình chữ U ngược:
* Hạn chế của mô hình

+Chưa nêu được nguyên nhân


cơ bản
bản tạo ra sự thay đổi bất
bình đẳng trong quá trình phát triển
+Chưa chỉ ra được sự khác biệt trong

trong xu thế thay đổi này trong điều kiên

kiện các quốc gia sử dụng các chính

chính sách khác nhau tác động đến t m


Mô hình tăng trưởng trước bình đẳng sau của Lewis
-Nhất trí với Kuznets về giả thiết
-Giải thích nguyên nhân:

Bất bình đẳng giảm ở giai


Bất bình đẳng tăng lên ở
đoạn sau: Sự bất bình đẳng vừa là kết
giai đoạn đầu vì:
-Lđ NN khan hiếm, giá cả quả, vừa là điều kiện cần
-Hút lđ từ khu vực NN sang
tăng, trả lương cho người thiết của tăng trưởng (do
khu vực CN mà chỉ trả
công nhân cao hơn các nhà tư bản có tích lũy
lương tối thiểu
-Lđ hết dư thừa trong khu nhiều hơn để mở rộng sản
-Tư bản thu được nhiều lợi xuất)
vực NN nên phải trả lương
nhuận hơn
cao hơn để hút lđ
Mô hình tăng trưởng đi đôi với bất bình đẳng của H.Oshima

Tập trung phát triển khu vực nông thôn ( cải cách
ruộng đất và hỗ trợ của Nhà nước các khâu) – cải thiện
khoảng cách thu nhập nông thôn-thành thị

Cải thiện khoảng cách thu nhập giữa xí nghiệp có quy


mô lớn và quy mô nhỏ ở thành thị, trang trại lớn-trang
trại nhỏ ở nông thôn

Thu nhập tăng lên ở các nhóm dân cư, bắt đầu tiết kiệm
để trả nợ các khoản vay trước, tiếp tục đầu tư sản xuất
và đầu tư giáo dục cho con em
5.1.4.Bất bình đẳng giới
Giới là một thuật ngữ chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam
và nữ. Nó có vai trò quyết định chủ yếu đến cuộc sống con người, xác định vai trò của họ trong xã
hội và trong nến kinh tế

Thước đo vị thế giới GEM (xem xét


cơ hội của nữ giới)
- Tham gia hoạt động chính trị và
Chỉ số phát triển giới GDI (xây dựng có quyền quyết định ( tỷ lệ ghế
dựa trên các khía cạnh giống HDI) quốc hội của nam-nữ)
Thứ hạng GDI càng gần HDI: sự khác - Tham gia hoạt động kinh tế và có
biệt theo giới càng ít và ngược lại quyền quyết định( tỷ lệ lãnh đạo ,
quản lý, chuyên gia là nữ)
- Quyền đối với nguồn lực kinh tế
( thu nhập ước tình của nam và nữ
5.2.Nghèo khổ ở các nước đang phát triển
5.2.1.Nghèo khổ về thu nhập
❖ Quan niệm truyền thống: nghèo là tình trạng thiếu thốn vật chất, sống với mức thu nhập và tiêu
dùng thấp, điển hình là tình trạng dinh dưỡng kém và điều kiện sống thiếu thốn
❖ Nghèo về thu nhập liên quan đến nghèo về con người ( sức khoẻ kém và trình độ giáo dục thấp)
và đi kèm nghèo về xã hội ( dễ bị tổn thương trước sự kiện bất lợi –bệnh tật, khủng hoảng kinh
tế, thiên tai, không có tiếng nói trong xã hội, không cải thiện được điều kiện sống)
❖ Nghèo về thu nhập đồng nghĩa với thu nhập/tiêu dùng dưới ngưỡng chấp nhận và bao gồm 2
loại:
✔ Nghèo tuyệt đối: tình trạng không có khả năng hay chỉ có khả năng chi trả một phần để đáp ứng
các nhu cầu tối thiểu về thực phẩm, quần áo và nơi trú ngụ ( nhu cầu cơ bản)
✔ Nghèo tương đối: tình trạng mức thu nhập/tiêu dùng không đảm bảo mức sống được xem là đủ
cho gia đình/cá nhân để tham gia đầy đủ vào cuộc sống của cộng đồng.
❖ Đo lường nghèo tuyệt đối: sử dụng tỷ lệ nghèo=q/n ( q: dân số dưới ngưỡng nghèo, n: dân số) và
khoảng cách nghèo ( phần thiếu hụt thu nhập trung bình dưới ngưỡng nghèo tính theo % ngưỡng
nghèo)
Một số thông tin về chuẩn nghèo
▪ Chuẩn nghèo quốc gia được ban hành năm 2006 được quy đổi sang năm 2009 sử dụng chỉ số giá
tiêu dùng CPI theo thời gian

2006 2022
Nông thôn 200.000 đồng/người/tháng 1500.000 đồng/tháng
Thành thị 260.000 đồng/người/tháng 2000.000 đồng/tháng
▪ Chuẩn nghèo quốc tế năm 2022 được sử dụng phổ biến ở nhiều nước là 1.9 USD mỗi ngày tương
đương 551.000 đồng/người/tháng
▪ Chuẩn nghèo quốc tế năm 2008 là 1.25 USD mỗi ngày quy đổi là 344.600 đồng/người/tháng
▪ Chuẩn nghèo ở một số thành phố lớn tại Việt Nam:
o TP Hà Nội : khu vực thành thị là 6 triệu/người/năm, khu vực nông thôn là 3.96 triệu/người/năm
( số liệu năm 2017)
o TP Hồ Chí Minh: 12 triệu/người/năm ( số liệu năm 2018)
⮚ Chuẩn nghèo là tương đối khác biệt giữa các quốc gia, vùng miền
5.2.2.Nghèo khổ tổng hợp ( nghèo đa chiều)
* Định nghĩa:
- UNDP (1997): đó là sự thiếu cơ hội và sự lựa chọn bảo đảm các điều kiện để phát triển toàn diện con người về
điều kiện vật chất, giáo dục, tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe
- UNDP (2003) : Biểu thị sự nghèo đói đa chiều của con người, là sự thiệt thòi (khốn cùng) theo 3 khía cạnh cơ
bản nhất của cuộc sống con người là quyền tự do, quyền bình đẳng, sự khoan dung:

Thiệt thòi về cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh ( tỷ lệ người


sống không thọ quá 40 tuổi)

Thiệt thòi về tri thức: tỷ lệ người lớn không biết chữ

Thiệt thòi đảm bảo kinh tế: tỷ lệ người không tiếp cận được
với nguồn nước sạch, y tế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới
5 tuổi
❖ Nghèo đói đa chiều bao gồm cả khía cạnh kinh tế và xã hội. Có 8 chiều nghèo đói cần đựợc xem
xét đó là:
1. Thu nhập ( TN bình quân đầu người dưới 6.612.000 đồng/năm)
2. Giáo dục ( tuổi đi học > 18 nhưng chưa tốt nghiệp, tuổi 6-18 nhưng không đi học)
3. Y tế ( không có bảo hiểm y tế)
4. Tiếp cận hệ thống an sinh xã hội ( không được hưởng trợ cấp, chế độ, lương hưu)
5. Chất lượng và diện tích nhà ở
6. Dịch vụ nhà ở
7. Tham gia các hoạt động xã hội
8. An toàn xã hội
Năm 2016, Tại TP HCM: nghèo đơn chiều chỉ 2.4% trong khi đó nghèo đa chiều lên đến 16.5%
❖ Một số các chỉ số dùng để đo lường nghèo đa chiều
⮚ Chỉ số HPI ( do Amand và Sen xây dựng, được trình bày trong báo cáo phát triển con người
HDR của LHQ năm 1997)
⮚ Chỉ số MPI ( do Viện nghiên cứu vấn đề đói nghèo và sáng kiến phát triển con người của đại học
Oxford và cơ quan báo cáo phát triển con người của LHQ năm 2007)
5.3.Chiến lược xoá đói giảm nghèo
❖ Cách tốt nhất để giảm nghèo là tăng trưởng kinh tế?
▪ Tăng trưởng nhìn chung tốt cho người nghèo nhưng phải thông qua tăng trưởng việc làm, tiền
lương, bất bình đẳng và chuyển động giá
▪ Tăng trưởng có lợi cho nguời nghèo khi tăng việc làm, tăng lương, giá tiêu dùng ổn định. Nước
nghèo, quan hệ này ít diễn ra theo hướng có lợi cho người nghèo

❖ Đặc điểm của người nghèo


Nông thôn: - chủ yếu tham gia vào làm nông nghiệp
-thiếu đất đai và phương tiện sản xuất
Thành thị: -chủ yếu ở khu vực thành thị không chính thức
- thu nhập có được từ tự tạo việc làm
- không có vốn hoặc ít vốn, trình độ giáo dục thấp
- phụ nữ làm chủ hộ thường nghèo do địa vị trong xã hội bị phân biệt ( ít được học hành, ít có
cơ hội kiếm việc làm, trả lương thấp hơn)
❖ Chiến lược xoá đói giảm nghèo ( mang tầm vĩ mô và có kết quả khác nhau giữa các quốc gia)
• Giai đoạn 2006-2020: Đảng, Nhà nước quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã
hội để thực hiện Chương trình giảm nghèo. Tổng nguồn lực đã được bố trí, huy động để thực hiện Chương trình khoảng
120 nghìn tỷ đồng; trong đó gồm nguồn vốn trung ương (chiếm khoảng 35%), vốn huy động xã hội hóa hỗ trợ an sinh xã
hội và giảm nghèo của các địa phương (chiếm khoảng 41%), vốn ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và các hoạt động an sinh
xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp (chiếm khoảng 24%).
• Việt Nam đã 8 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia theo mô hình tháp giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu người nghèo từ thấp
lên cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ. Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên
thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu và thiếu hụt tiếp
cận dịch vụ xã hội cơ bản (6 chiều về việc làm; y tế, giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin)
• Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nhất là người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, vùng đặc biệt khó
khăn chuyển biến, thu nhập của người nghèo tăng hơn 2 lần trong 5 năm vừa qua. Hơn 13 nghìn dự án hỗ trợ phát triển
sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả với trên 2,2 triệu hộ hưởng lợi; 5.500 lao động
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài.
• Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, liên kết vùng được ưu tiên đầu tư, nhiều địa phương đã nỗ lực thoát khỏi tình
trạng đặc biệt khó khăn để xây dựng vùng nông thôn mới. Có 32 huyện, 125 xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải
đảo đã thoát khỏi tình trạng ĐBKK; 125 xã và 1.298 thôn hoàn thành Chương trình 135; khoảng 21 nghìn công trình cơ sở
hạ tầng được đầu tư.
• Với những nỗ lực trên kết quả giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao: Tỷ lệ hộ nghèo là
9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) giảm xuống còn 2,75% năm 2020 (năm cuối kỳ), trong 5 năm giảm bình quân 1,43%/năm,
đạt chỉ tiêu Quốc hội giao (giảm bình quân 1-1,5%/năm); năm 2021 giảm xuống còn 2,23%, dự kiến năm 2022 giảm
khoảng 1-1,5% so với năm 2021; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện
nghèo giảm bình quân 5,65%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao (giảm bình quân 4%/năm).
Câu hỏi thảo luận và câu hỏi ôn tập
Câu hỏi thảo luận
1. Anh/chị hãy phân tích tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam trong
những năm gần đây? Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập nếu leo thang sẽ gây những hậu
quả gì có quá trình phát triển kinh tế?
2. Anh/chị hãy chọn 1 quốc gia bất kỳ và đánh giá về trình độ phát triển con nguời của nước đó?
3. Anh/chị hãy chọn 1 quốc gia bất kỳ và đánh giá về mức độ bất bình đẳng giới của nó, hãy hco
biết bất bình đẳng giới nghiêm trọng sẽ để lại những hậu quả gì cho nền kinh tế?
4. Anh/chị hãy chia sẻ về tình trạng đói nghèo tại quê hương mình và đề xuất một vài giải pháp để
khắc phục
5. Anh/chị đánh giá thế nào về tình trạng đói nghèo của Việt Nam sau đại dịch COVID 19?
Câu hỏi ôn tập
1. Quan điểm của LHQ về vấn đề phát triển con nguời như thế nào?
2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng được thể hiện như thế nào?
3. Tại sao nói HDI là thước đo tổng hợp dùng để đánh giá sự tiến bộ trong phát triển con người?
4. Vì sao đường cong Lorenz có thể đo lường mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập? So
sánh mức độ bất bình đẳng?
5. Thế nào là hệ số GINI? Cách tính và ý nghĩa
6. Thế nào là nghèo khổ về thu nhập? Các thước đo về nghèo khổ thu nhập?
7. Để đánh giá nghèo đa chiều cần để ý những chỉ tiêu nào? Những chiều nào?
8. Tăng trưởng kinh tế là cách tốt nhất để xoá đói giảm nghèo?
9. Chiến lược xoá đói giảm nghèo của Việt Nam bao nhiêu năm qua có được coi là thành công?
10. Mỗi quốc gia sẽ lựa chọn cách giải quyết mối quan hệ giữa tang trưởng và bất bình đẳng khác
nhau?

You might also like