You are on page 1of 19

NGHIÊN CỨU ĐƯỢC TIẾN HÀNH Ở KHU VỰC CHÂU Á

1. Pitt và Khandker (1998)


Tên đề tài: “Tác động của chương trình tín dụng theo nhóm đến các hộ nghèo ở Bangladesh:
Giới tính của người tham gia có quan trọng ?”
Nghiên cứu tác động của các chương trình tín dụng theo nhóm để đánh giá mức tác động ở
nam giới so với phụ nữ trong mức chi tiêu đầu người,cung lao động, giáo dục của trẻ em, chi tiêu
và tài sản.
Ba chương trình tín dụng của các tổ chức bao gổm Ngân hàng Grameen, Ủy ban nông thôn
tiến bộ (Bangladesh Rural Advancement Committee BRAC) và Uỷ ban phát triển nông thôn
(Bangladesh rural development board BRDB)
1.1. Dữ liệu
Khảo sát bán thực nghiệm được tiến hành ở 87 ngôi làng thuộc 29 xã/phường ở khu vực nông
thôn Bangladesh suốt giai đoạn 1991-1992. Mẫu nghiên cứu gồm 29 xã/phường được chọn lựa
ngẫu nhiên từ 391 xã/phường ở Bangladesh. Trong đó có 24 xã/phường có một hay nhiều hơn
trong 3 chương trình tín dụng đang được tiến hành và 5 xã/phường còn lại chưa có chương trình
này. Trong 1.798 hộ được chọn làm mẫu có 1538 là hộ được chọn làm mục tiêu.
1.2. Phương pháp nghiên cứu_Mô hình
Thiết kế khảo sát bán thực nghiệm (quasi-experimental) được sử dụng để điều chỉnh thiên
lệch từ cá thể, hộ gia đình, ngôi làng không đồng nhất không kiểm soát được.
Thiết kế khảo sát bao gồm một nhóm các hộ gia đình được chọn tham gia vào chương trình
và xem hành vi của họ thay đổi thế nào, và một nhóm kiểm soát (control group) không tham gia
chương trình nhưng hành vi của nhóm này cũng được đo lường, tương tự, cũng xem tác động
chương trình theo giới tính để so sánh tác động giữa mỗi nhóm giới tính khi họ tham gia và
không tham gia vào chương trình.
a) Hàm ước tính nhu cầu tín dụng theo giới tính

C = X  + c + c
ijf ij cf jf ijf

C = X  + c + c
ijm ij cm jm ijm

C là mức độ tham gia chương trình, đo lường bằng lượng tín dụng nhận được.(đơn vị taka)
X là vectơ đặc điểm hộ gia đình

là nhân tố không đo lường được.


i : hộ; j:làng; f: nữ; m: nam.
(Mô hình Tobit)
Biến phụ thuộc là Log (Cijf )

Biến độc lập: những người liên quan đến chủ hộ có sở hữu đất riêng (cha mẹ ruột, anh chị em
ruột,..), giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, giáo dục…
b) Ước tính tác động của tín dụng

yij = Xijy + yj + hCijf Djfhfh + hCijm Djmhmh + yij


(Lấy log biến phụ thuộc)
(Chạy các mô hình: Unweight Probit, WESML-Probit, WESML-LIML, WESML-FE)

y là biến kết quả (lần lượt là chi tiêu bình quân đầu người, tài sản không kể đất của phụ nữ,
cung lao động, giáo dục trẻ em)

 ,là tham số chưa biết


D là biến chỉ thị đặc trưng ngôi làng.
h= BRAC, BRDB, Grameen Bank.
Nhóm biến độc lập là tổng số tín dụng nhận được từ mỗi chương trình xét theo giới tính.
1.3. Kết quả
Chương trình tín dụng có tác động tích cực đến người tham gia chương trình và tổng chi tiêu
bình quân đầu người.
Chương trình tín dụng có ảnh hưởng lớn hơn với hành vi của hộ nghèo ở Bangladesh khi phụ
nữ là đối tượng tham gia.
Chương trình tín dụng có thể thay đổi thái độ làng xã và những đặc điểm khác của làng.

2. Khandker (2003)
Đề tài: “Tín dụng vi mô và nghèo khó: Bằng chứng sử dụng dữ liệu bảng từ Bangladesh”
Ước tính tác động dài hạn của tín dụng vi mô đến thu nhập và tài sản hộ gia đình tại
Bangladesh.
2.1. Dữ liệu
Khảo sát 1,769 hộ gia đình từ 87 ngôi làng của 29 xã giai đoạn năm 1991-1992. Khảo sát
cũng tiến hành cho hộ gia đình như vậy vào giai đoạn năm 1998-1999.
2.2. Phương pháp nghiên cứu_Mô hình
Kế thừa nghiên cứu Pitt và Khandker (1998)
Nghiên cứu 3 vấn đế:
Thứ nhất, Xác định xem người nghèo mà thiếu thốn về vật chất (như đất đai) và vốn con
người (như giáo dục) thật sự tham gia nhiều hơn vào tín dụng vi mô hay không.
a) Ước tính Tobit tác động cố định (Fixed effect Tobit estimation)

B = X  + b + b + b


ijft ijt bf ijf jf ijft

B = X  + b + b + b


ijmt ijt bm ijm jm ijmt

(Lấy log biến phụ thuộc)

Bijmt Bijft Là lượng tín dụng tích lũy nhận được bởi nam hoặc nữ của hộ gia đình thứ i làng j
giai đoạn t.

X Là vectơ đặc điểm hộ gia đình. (tài sản, đất đai, giáo dục)
Là tham số chưa biết.
Là yếu tố quyết định nhu cầu tín dụng không đo lường được mà nó thì cố định và không
thay đổi với hộ gia đình.

Là yếu tố quyết định nhu cầu tín dụng không đo lường được mà nó thì cố định và không
thay đổi với làng.
Thứ hai, Nghiên cứu sẽ ước tính tác động dài hạn của tín dụng vi mô đến giảm nghèo.
b) Hàm biến công cụ (IV estimation) tác động cố định
Đánh giá tác động dài hạn của người nhận tín dụng dựa trên tổng chi tiêu bình quân đầu
người, chi tiêu bình quân đầu người cho lương thực, chi tiêu bình quân đầu người phi lương thực,
tài sản không kể đất đai, mức độ nghèo.
Thư ba, Nghiên cứu sẽ ước tính tác động tràn của tín dụng vi mô nếu chương trình giúp cho
người nghèo mà không tham gia vào chương trình.
c) Ước tính tác động tràn và gộp (spillover and aggregate impacts)
2.3. Kết quả
Hộ nghèo mà có đất chiếm hữu và giáo dục không chính thức có xu hướng tham gia nhiều
hơn.
Tài chính vi mô có tác dụng mạnh hơn đến các hộ nghèo lâm vào cảnh bần cùng (extreme
poverty).
Chương trình tín dụng vi mô có tác động tích cực đến phúc lợi của các hộ gia đình bao gồm
cả người không tham gia do tác động tràn.

3. Arun(2006)
Đề tài: “Tín dụng vi mô làm giảm nghèo ở Ấn Độ ? Phương pháp ghép cặp xác suất dựa trên
dữ liệu hộ gia đình cấp quốc gia”
Ước tính tác động giảm nghèo cho việc tiếp cận tín dụng vi mô và vay sử dụng cho mục đích
sản xuất.
Biến phụ thuộc là chỉ tiêu IBR.
3.1. Lý thuyết sử dụng
Chỉ tiêu Index Based Ranking (IBR) (Sihna 2002) phản ánh khía cạnh đa chiều nghèo đói
như nhu cầu cơ bản, vốn xã hội, năng lực hoặc dễ bị tổn hại (xâm hại) (vulnerability).
3.2. Dữ liệu
Thiết kế khảo sát tiến hành bằng Dữ liệu chéo (cross-sectional data) của hệ thống EDA cho
ngân hàng phát triển tiểu công nghiệp ở Ấn Độ (SIDBI: Small Industries Development Bank of
India) năm 2001. Mẫu bao gồm 20 tổ chức tín dụng vi mô của SIDBI và 5327 hộ gia đình. Bao
gồm khu vực thành thị và nông thôn.
3.3. Phương pháp nghiên cứu_Mô hình
Phương pháp propensity score matching.
Giả thuyết chính của nghiên cứu là tiếp cận tín dụng đến giảm nghèo đo lường bằng chỉ tiêu
IBR.
Phương pháp ghép cặp xác suất (Propensity score matching). Rosenbaum và Rubin (1983)
Giá trị xác suất (propensity score) là xác suất tham gia chương trình tín dụng.

p( X )Pr D 1| XED |X 

D ={0, 1} là biến nhị phân (=1 tiếp cận tín dụng)

X là vectơ đặc điểm hộ gia đình.

Tác động chính sách tài chính vi mô được ước tính theo cách Becker và Ichino (2002)
W1i – W0i | Di=1}
W1i – W0i | Di=1, p(Xi)}}
W1i| Di=1, p(Xi)} – W0i| Di=0, p(Xi)}| Di=1}
Trong đó i chi phối hộ gia đình thứ i
W1i, W0i là kết quả (như tình trạng khá giả hay nghèo đo lường bằng chỉ tiêu IBR) cho 2 tình
huống đối chứng: tiếp cận và không tiếp cận tài chính vi mô.
Phương trình đầu tiên là tác động chính sách được xác định bằng khác biệt của chỉ số IBR hộ
gia đình thứ i với tiếp cận tín dụng và hộ gia đình đối chứng khi không tiếp cận tín dụng.
Phương trình thứ hai tương tự phương trình thứ nhất nhưng xác định bằng phân phối giá trị
xác suất.
Phương trình thứ ba là tác động chính sách đo lường khác biệt giữa IBR hộ gia đình thứ i tiếp
cận tín dụng có phân phối xác suất giống hộ gia đình không nhận được chương trình tín dụng
nhưng cùng phân phối xác suất.
Mô hình logit xác định tiếp cận tín dụng vi mô
Trường hợp A:
Biến phụ thuộc: MFI_Status
Biến độc lập: Age, Age_square, Female, Education, Hhsize, Dependency, Caste_dum.
Trường hợp B:
Biến phụ thuộc: MFI_productive
Biến độc lập: Age, Age_square, Female, Education, Hhsize, Dependency, Caste_dum.
Định nghĩa các biến
MFI_status: Tiếp cận tín dụng vi mô của các thành viên trong hộ gia đình. (Biến phụ thuộc)
MFI_productive: Hộ gia đình vay cho mục tiêu sản xuất. (Biến phụ thuộc)
Age: Tuổi chủ hộ.
Female: Chủ hộ là nữ.
Educationg: Trình độ của chủ hộ (0=mù chữ, 1= hoàn tất giáo dục tiểu học (Lớp 5), =2 hoàn
tất chương trình cao hơn (Lớp 12)).
Hhsize: Số thành viên trong hộ gia đình.
Dependency: Tỉ lệ phụ thuộc (tỉ lệ số thành viên dưới 15 tuổi hoặc hơn 60 tuổi trong tổng số
thành viên hộ gia đình).
Caste_dum: Tầng lớp hoặc bộ lạc bần nông thuộc diện hỗ trợ chính sách ở Ấn Độ.(=0) hoặc
không (=1)
Urban_dum: Hộ gia đình ở khu vực đô thị hoặc không phải.
IBR indicator: Chỉ số xếp hạng (Indexed Based Ranking) của phúc lợi hộ gia đình.
3.4. Kết quả
Vay vốn cho việc tăng sản xuất là quan trọng để giúp hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói và bảo
vệ họ thoát khỏi những cú sốc. Ở khu vực thành thị, tác động giảm nghèo nhiều hơn.
Hộ gia đình ở khu vực nông thôn cần vay từ tổ chức tín dụng cho mục đích sản xuất để giảm
nghèo, trong khi tiếp cận tổ chức tín dụng thì đầy đủ đơn giản cho khu vực thành thị để giảm
nghèo.

4. Imai (2010)
Đề tài: “Tín dụng vi mô và giảm nghèo hộ gia đình: Bằng chứng mới từ Ấn Độ”
4.1. Lý thuyết sử dụng
Chỉ tiêu Index Based Ranking (IBR) được tạo ra nhằm khắc phục những hạn chế trong đo
lường nghèo thông qua chi tiêu hoặc thu nhập, và nắm bắt được phi thu thập và khía cạnh nghèo
đa chiều, chẳng hạn như nhu cầu cơ bản, sự giàu có, loại hình nhà ở, việc làm, an ninh việc làm ,
vệ sinh và an toàn thực phẩm Sinha (2009). IBR tính thực tế cao hơn, ít tốn kém hơn so với khảo
sát chi tiêu, dựa trên câu hỏi ít gây khó chịu nhạy cảm và lại đơn giản. Bên cạnh đó độ tin cậy cao
hơn, hạn chế giả mạo và sai số. Người trả lời được yêu cầu về chất lượng cuộc sống ở một vài
khía cạnh và chỉ tiêu IBR tạo ra giống như tổng trọng số của các loại khác nhau với điểm số tối
đa là 60.
Điểm số thực tế dựa vào những quan sát định lượng của những nhà nghiên cứu đã được đào
tạo sử dụng tiêu chuẩn thông thường. Những khía cạnh bao gồm (i) Nông nghiệp (ví dụ: diện tích
theo mẫu Anh, giá trị thu hoạch một vụ năm ngoái theo đồng rupi,và chẳng hạn như đại diện cho
an ninh lương thực, như số tháng trữ lại của vụ thu hoạch đáp ứng nhu cầu gia đình); (ii) Việc
làm (Ví dụ: Thu nhập đều đặn, loại công việc thường xuyên và đột xuất, phân loại nhị phân theo
mức thu nhập, số người có việc làm); (iii) chăn nuôi (số lượng trâu, bò, dê, lợn và gia cầm); (iv)
phương tiện vận chuyển và tài sản gia đình (ví dụ như số lượng xe đạp, xe kéo, hai hoặc bốn
bánh; sở hữu tủ lạnh, TV, hoặc điện thoại); (v) quyền sở hữu nhà và các loại nhà ở (sở hữu, thuê,
hoặc vô gia cư, kích thước ngôi nhà - lớn, vừa hoặc nhỏ, kết nối điện); và (vi) vệ sinh (có hoặc
không có quyền truy cập vào công cộng, chia sẻ hoặc nhà vệ sinh riêng , có hoặc không có phòng
tắm, bên trong hoặc bên ngoài). Chỉ số IBR do đó phản ánh thu nhập hoặc việc làm hoặc đặc
điểm kinh doanh, nhu cầu cơ bản như an ninh lương thực, sự sẵn có của thiết bị vệ sinh, nhà ở và
đặc điểm tài sản. Hộ gia đình được phân thành năm loại, cụ thể là “rất nghèo” (với một chỉ số
IBR 8 hoặc ít hơn; 5,1% trong tổng số mẫu 5260), “nghèo” (IBR - 9-18; 23,6%), “nghèo vừa
hoặc đường ranh giới”(IBR - 19-29; 33,5%), “tự túc” (IBR - 30-40; 33,5%), và “thặng dư” (IBR -
41-60) (Sinha, 2009).
Nghiên cứu sử dụng hai định nghĩa khác nhau tiếp cận các tổ chức TCVM; (a) hộ gia đình là
một khách hàng của bất kỳ tổ chức TCVM (“MFI_Access”) , và (b) hộ gia đình đã thực hiện một
khoản vay từ MFI cho một hoạt động sản xuất (“MFI_Productive”). Định nghĩa đầu tiên được sử
dụng để quan sát ảnh hưởng của tiếp cận MFI để giảm nghèo thứ hai là liên quan với hộ gia đình
vay đối với hoạt động sản xuất (và có một số dư của các khoản vay tại thời điểm điều tra) dẫn đến
sự gia tăng sản xuất. Ví dụ như mua nguyên liệu đầu vào cho nông nghiệp hoặc đầu tư vào kinh
doanh phi nông nghiệp, chẳng hạn như sửa chữa một cửa hàng. Trong trường hợp này , các khoản
vay được để tự tiêu dùng hoặc các mục đích phi sản xuất được loại trừ. Phân loại nhị phân cho
“liệu hộ gia đình sử dụng các khoản vay MFI cho mục đích sản xuất” là chỉ dựa vào nhận thức
của người trả lời về bản chất của các khoản vay của họ và do đó khả năng không thể loại trừ các
khoản cho vay đã thực sự được sử dụng cho mục đích khác.
4.2. Dữ liệu
Thiết kế khảo sát tiến hành bằng Dữ liệu chéo (cross-sectional data) của hệ thống EDA cho
ngân hàng phát triển tiểu công nghiệp ở Ấn Độ (SIDBI: Small Industries Development Bank of
India) năm 2001. Mẫu bao gồm 20 tổ chức tín dụng vi mô của SIDBI và 5260 hộ gia đình.
Giả thiết của nghiên cứu: (1) tiếp cận tổ chức tín dụng và vay sản xuất giảm nghèo (2) Số
lượng vay sản xuất có tác động giảm nghèo.
4.3. Phương pháp nghiên cứu_Mô hình

a) Mô hình tác động xử lí (treatment effects model) kết hợp xu hướng điểm theo
thời gian (Propensity Score Matching) để kiểm tra .Lý thuyết Heckman
(1979)
Giả thiết chính là tiếp cận tổ chức tín dụng giảm nghèo đo lường bằng chỉ số IBR.
Nhóm biến đại diện cho đặc điểm hộ gia đình bao gồm tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, trình độ
giáo dục, kích thước hộ gia đình,tỷ lệ phụ thuộc, tôn giáo, khoản vay chính thức...
Giai đoạn đầu tiên:
Tiếp cận tổ chức tín dụng đo lường bằng mô hình Probit. (Greene, 2003)
Di* = Xi + ui
Với Di*=1 nếu Di* = Xi + ui > 0
Ngược lại Di* = 0
Pr{ Di*=1Xi }= ’ Xi )
Pr{ Di*=0Xi }= 1- ’ Xi )
Di* là biến tiềm ẩn. Di*=1 nếu hộ gia đình tiếp cận tổ chức tín dụng và ngược lại bằng 0.
Xi là vectơ đặc điểm hộ gia đình.
Tiếp cận tín dụng vi mô theo 2 hướng:
(a) hộ gia đình là một khách hàng của bất kỳ tổ chức TCVM (“MFI_Access”)
Biến phụ thuộc: MFI_Access
(b) hộ gia đình đã thực hiện một khoản vay từ MFI cho một hoạt động sản xuất
(“MFI_Productive”)
Biến phụ thuộc: MFI_Productive
Giai đoạn thứ hai
Mô hình tác động xử lý cho giảm nghèo.
Ước tính tác động giảm nghẻo bằng các biến phúc lợi với biến phụ thuộc là IBR.
Biến độc lập là đặc điểm hộ gia đình.
b) Mô hình Tobit.
Ước tính tác động giảm nghèo từ việc cho vay sản xuất.
Maddala (1983), Amemiya (1984)
yt là biến phụ thuộc. (Đo lường bằng chỉ tiêu IBR)
Xt là vectơ các biến độc lập. (Đặc điểm hộ gia đình)
4.4. Kết quả
Nghiên cứu nhận thấy rằng các khoản vay cho mục đích sản xuất quan trọng đến việc giảm
đói nghèo ở nông thôn hơn là thành thị.
Tuy nhiên ở khu vực thành thị, việc dễ dàng tiếp cận tín dụng vi mô có ảnh hưởng đến công
cuộc giảm đói nghèo lớn hơn việc sử sụng các khoản cho vay từ tín dụng vi mô cho mục đích sản
xuất.
NGHIÊN CỨU ĐƯỢC TIẾN HÀNH Ở VIỆT NAM
1. Hao (2005)
Đề tài: “Tiếp cận tài chính và giảm nghèo. Áp dụng cho khu vực nông thôn Việt Nam”
Nghiên cứu tiến hành ở Việt Nam. Nghiên cứu bao gồm: xem xét các chương trình tín dụng
vi mô ở khu vực nông thôn, nhóm sẽ tham gia vào khu vục tín dụng ở nông thôn, Nhân tố tác
động đến việc tiếp cận tín dụng đến giảm nghèo: dữ liệu chéo (cross-section data) và dữ liệu bảng
(panel data).
1.1. Lý thuyết sử dụng
Khái niệm tài chính vi mô
ADB (2000) định nghĩa tài chính vi mô là sự cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính như cho
vay, tiền gửi, dịch vụ thanh khoản, chuyển tiền, bảo hiểm cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và
doanh nghiệp nhỏ của họ.
CGAP (Ngân hàng Thế giới) trong trang web của họ về cơ bản xác định tài chính vi mô như
cung cấp các hộ rất nghèo các khoản vay rất nhỏ (vi mô) để giúp họ tham gia vào các hoạt động
sản xuất hoặc phát triển doanh nghiệp nhỏ của họ.
Legerwood (1999) đề xuất tài chính vi mô như một cách tiếp cận phát triển, bao gồm các
trung gian tài chính và xã hội, nhằm mục đích có lợi cho hộ gia đình thu nhập thấp. Dịch vụ tài
chính nói chung bao gồm tiết kiệm và tín dụng nhưng một số tổ chức tài chính vi mô cũng cung
cấp dịch vụ bảo hiểm và thanh toán. Ngoài trung gian tài chính, Legerwood tiếp tục giả định rằng
nhiều tổ chức TCVM cung cấp dịch vụ trung gian xã hội như thành lập nhóm, phát triển sự tự tin,
và đào tạo kiến thức tài chính và khả năng quản lý giữa các thành viên của một nhóm. Như vậy,
định nghĩa của tài chính vi mô bao gồm cả trung gian tài chính và trung gian xã hội. Tài chính vi
mô là như vậy, không chỉ đơn giản là một công cụ ngân hàng mà còn là một công cụ phát triển.
Theo một nghiên cứu của Meyer và Nagarajan (1992, 2000), hệ thống tài chính vi mô bao
gồm ba lĩnh vực chính: khu vực chính thức, bán chính thức và không chính thức.
Khu vực chính thức bao gồm các loại của các ngân hàng như ngân hàng thương mại, ngân
hàng phát triển, ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng hợp tác, và các đơn vị và các ngân hàng nông
thôn trong khu vực; hệ thống tiết kiệm bưu phí ; các công ty bảo hiểm; các chương trình an sinh
xã hội; quỹ hưu trí, và ở một số nước, vốn thị trường.
Khu vực chính thức được quy định và giám sát của cơ quan quản lý. Khu vực bán chính thức
bao gồm tổ chức tài chính phát triển cộng đồng chẳng hạn như các hợp tác xã tín dụng và công
đoàn tín dụng vv. ngân hàng làng, hội nông dân; tích hợp các chương trình phát triển nông thôn;
và tổ chức phi chính phủ các chương trình tài chính.
Khu vực không chính thức gồm nhiều lĩnh vực, các hộ gia đình tài chính và các doanh nghiệp
nhỏ trong một loạt các mức thu nhập và các khu vực địa lý. Thị trường tài chính không chính
thức được nhìn thấy phổ biến và được đặc trưng, trong nhiều trường hợp, bởi các mối quan hệ cá
nhân, hoạt động riêng rẽ, dễ dàng tiếp cận, thủ tục đơn giản, giao dịch nhanh chóng, và các điều
khoản và các khoản vay linh hoạt.
Khái niệm tính bền vững của tài chính vi mô Schreiner (1996), Christen và Drake (2001).
1.2. Dữ liệu
Sử dụng dữ liệu từ Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) dữ liệu vào năm 1992/1993
và năm 1997/1998. Trong đó có hơn một nghìn hộ gia đình được lấy mẫu lặp đi lặp lại trong cả
hai giai đoạn.
1.3. Phương pháp nghiên cứu_Mô hình
Khi nghiên cứu về nhóm nào sẽ tham gia tín dụng?
Kết quả
Nhóm vay tín dụng chính thức khu vực nông thôn sẽ bị tác động bởi giáo dục, tiết kiệm hộ
gia đình, tín dụng sẵn có và khu vực dành cho trang trại đồn điền. Cung cấp tín dụng nhiều hơn ở
khu vực hộ khá giả. Tương tự họ cũng tìm ra rằng những hộ gia đình có trình độ cao, tiết kiệm
nhiều và năng suất canh tác cao hơn sẽ vay nhiều hơn.
Nghiên cứu thực nghiêm dựa trên nghiên cứu tình huống (case studies) tại khu vực nông thôn
Việt Nam.
Phân tích kinh tế lượng (econometric analyses) để đánh giá tác động việc tiếp cận tín dụng
đến giảm nghèo hộ gia đình bằng sử dụng dữ liệu chéo (cross-sectional data) và dữ liệu bảng
(panel data). Kết quả phân tích nhận thấy rằng việc tiếp cận dịch vụ tín dụng có tác động tích cực
đến việc giảm nghèo trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Theo dữ liệu chéo (cross-sectional data)
Giai đoạn 1:
Sử dụng phương trình sau và tiến hành kiểm định sử dụng mô hình Tobit

Trong đó C là tổng số hộ nhận chương trình. X 1’ là vectơ đặc điểm của hộ gia đình; X 2’ là
vectơ đặc điểm thị trường địa phương; X3’ là vectơ đặc điểm của hộ vay; Wc là vectơ của những
biến không kiểm soát được; i là hộ, j là khu vực.
Chúng ta sẽ chọn lựa và tiến hành kiểm định khác biệt cho 2 mô hình ở khu vực nông thôn
cho 2 giai đoạn 1992/1993 và 1997/1998. Sau đó điều chỉnh dữ liệu lỗi, mẫu giai đoạn 1997-1998
bao gồm 4101 hộ gia đình nông thôn trong đó có 2108 hộ gia đình nhận được chương trình tín
dụng. Giai đoạn 1992-1993, mẫu bao gồm 3264 hộ gia đình nông thôn trong đó có 1733 hộ gia
đình nhận chương trình tín dụng.
Kết quả 2 giai đoạn đều cho thấy rằng tuổi của người chủ hộ, kích thước hộ gia đình (số
thành viên) có tác động đáng kể. Các biến số đại diện (proxy variables) cho tài sản hộ gia đình có
liên quan gồm trình độ giáo dục của chủ hộ và sở hữu đất canh tác, tiết kiệm hộ gia đình cũng có
tác động.
Ngoài ra, các quỹ tín dụng chính thức và phi chính thức sẵn có liên quan đến tổng hộ gia đình
nhận được tín dụng.
Giai đoạn 2 :
Đánh giá chương trình tín dụng đến phúc lợi hộ nghèo
Chúng ta sử dụng hàm hồi quy sau và tiến hành kiểm định phương pháp OLS

Y là phúc lợi hộ gia đình. (Biến phụ thuộc là logarit của chi tiêu bình quân đầu người, chi
tiêu lương thực bình quân đầu người và chi tiêu phi lương thực bình quân đầu người. X 1, X2, W là
vectơ đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm thị trường địa phương và đặc điểm đối tượng không quan
sát được. Ước tính hệ số βc là tác động chương trình tín dụng đến phúc lợi hộ gia đình.
Tiến hành kiểm định sự khác biệt cho 2 mẫu giai đoạn 1997-1998 và 1992-1993.
Kết quả là chương trình tín dụng có tác động tích cực đến phúc lợi hộ gia đình và giảm
nghèo.
(tuy nhiên tác động nhỏ)
Theo dữ liệu bảng (panel data)
Nhiều nghiên cứu trước chỉ ra rằng mối quan hệ tích cực giữa tín dụng vi mô với giảm nghèo
nhưng chỉ dựa trên dữ liệu chéo các hộ gia đình. Quach, Mullineux và Murinde (2003), Pham và
Izumita (2002) Như vậy, vẫn chưa cho biết được nhiều về tác động lâu dài của tiếp cận tín dụng
đến phúc lợi hộ gia đình. Một trong số ít nghiên cứu tác động lâu dài là Khandker (2003). Kế
thừa, Áp dụng hồi quy Probit và hồi qui hai bước của Heckman trong bài nghiên cứu này.
Bước 1: Áp dụng hồi quy Probit để ước tính xác suất trở thành hộ gia đình tham gia vào
chương trình.
Kết quả: Các biến tác động đến việc vay tín dụng bao gồm: tuổi hộ gia đình,chuyển đổi hình
thức sản xuất, tiết kiệm, giáo dục, sở hữu đất, sẵn có của các quỹ tín dụng .
Bước 2: Ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong vay tín dụng của hộ gia đình.
Sử dụng mẫu của các hộ tham gia vay trong cả 2 giai đoạn.
Kết quả: Các biến tác động đến thay đổi vay tín dụng bao gồm: chuyển đổi hình thức sản
xuất, tiết kiệm, giáo dục, sẵn có của các quỹ tín dụng .
Bước 3: Ước tính tác động của hộ gia đình vay tín dụng đến phúc lợi. Sử dụng hồi quy
Heckman bằng cách tính tỷ số Mills nghịch đảo từ ước lượng probit
Kết quả: Các biến đại diện phúc lợi bị tác động: chi tiêu bình quân đầu người, chi tiêu lương
thực bình quân đầu người, chi tiêu phi lương thực, tình trạng nghèo

2. Lensink va Pham (2012)


Đề tài: “ Tín dụng vi mô có phải là công cụ quan trọng để giảm nghèo? Tác động của chương
trình tín dụng vi mô đến lợi nhuận tự làm ra ở Việt Nam”
Tác động của chương trình tín dụng vi mô đến lợi nhuận tự tạo ra (self-employed profits) ở
Việt Nam và so sánh với tác động tín dụng chính thức ở ngân hàng khác.
2.1. Lý thuyết sử dụng
Theo Mckernan (2002), chúng tôi cho rằng lợi nhuận là một hàm giá trị ngoại sinh của biến
số đầu vào và đầu ra, số lượng các tác động cố định (đất đai, tài sản vốn, nguồn nhân lực) và tất
cả các biến ngoại sinh trong hàm hiệu dụng hộ gia đình. Đặc điểm lợi nhuận được xây dựng trên
giả định không có sự tách rời giữa quyết định sản xuất hộ gia đình, tiêu dùng hộ gia đình và cung
ứng lao động , mà điều này gây ra bởi sự vắng mặt của thị trường không hoàn hảo trong khu vực
nông thôn ở các nước đang phát triển. Mckernan cho rằng tín dụng có thể ảnh hưởng đến lợi
nhuận bằng cách cung cấp thêm tài sản vốn, qua đó giúp các hộ gia đình thắt chặt tín dụng
(credit-constrained) để bắt đầu hoặc mở rộng sản xuất. Ngoài ra, chương trình tín dụng đang tìm
cách đi kèm với các chương trình phát triển xã hội tạo nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề,
khuyến khích kỹ năng và trao quyền của phụ nữ.
Mckernan (2002), lợi nhuận tự làm ra đo lường bằng tổng thu ngân sách hộ gia đình tự làm
ra, cộng với giá trị tiêu dùng của hộ gia đình từ sản xuất trừ chi phí hoạt động loại trừ khoản vay.
2.2. Dữ liệu
Dữ liệu lấy ra từ 2 cuộc điều tra khảo sát hộ gia đình năm 2004 và 2006. (Mẫu được chọn ở
khu vực nông thôn và khu vực chính thức)
Mẫu năm 2004 có 9,189 hộ gia đình với thông tin về chi tiêu và thu nhập trong đó có 2,868
hộ gia đình nhận được chương trình tín dụng từ nhiều nguồn khác nhau.
Mẫu năm 2006 có 9,189 hộ gia đình với 2,962 hộ gia đình có tham gia chương trình tín dụng.
Dữ liệu bảng gồm 3,308 hộ gia đình trong đó có 575 hộ gia đình tham gia chương trình tín
dụng trong 2 năm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu_Mô hình
Mô hình tác động cố định
Yij là tổng lợi nhuận hộ gia đình.
X’ là vectơ chỉ đặc điểm hộ gia đình đại diện cho tài sản vốn, tài sản của con người, biến giá
trị đầu ra và đầu vào biến. Ở cấp hộ gia đình, tài sản cố định bao gồm số người trong hộ gia đình,
đất đai, lao động.
Đất đai được đo lường bằng tổng diện tích đất của hộ gia đình.
Tỷ lệ lao động nông nghiệp đo lường bằng tỷ lệ người tham gia vào các hoạt động nông
nghiệp trong tổng số lao động tự do (self-employed individuals ) hộ gia đình.
Tài sản con người theo nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, dân tộc
thiểu số và giáo dục. Ở cấp xã, giá đầu ra và đầu vào có thể được đại diện bởi một vài biến đại
diện cho điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng của xã, ví dụ như tiếp cận thị trường, tiếp cận với giao
thông công cộng,
Cijt là lượng tín dụng nhận được của hộ gia đình
γ δ’’ là tham số chưa biết.
δ’’ đo lường tác động của tín dụng.
η và μ khoảng đóng góp biến đổi theo thời gian không kiểm soát được của hộ gia đình và
làng xã.
Eij là biến giả (=1 nếu hộ nhận chương trình)
2.4. Kết quả
Phân tích thực nghiệm cho thấy rằng việc tiếp cận tín dụng vi mô và tham gia tín dụng vi mô
không có tác động đáng kể đến lợi nhuận tự tạo ra của hộ gia đình. Ngược lại tín dụng từ các
ngân hàng thương mại dường như có một tác động tích cực đến lợi nhuận tự tạo ra của hộ gia
đình.
Tín dụng vi mô không phải là không có ích. Chương trình tạo ra các tác động tích cực về
giới, cải thiện phúc lợi hộ nghèo…nhưng tài chính vi mô không phải là phương pháp giải quyết
xóa đói giảm nghèo và không nên có kỳ vọng quá lớn hiệu quả giảm nghèo từ chương trình tín
dụng vi mô tại Việt Nam.

3. Duy Vuong Quoc (2011)


Đề tài: “Mức nghèo của hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long có bị tác động bởi việc tiếp
cận tín dụng hay không ?”
3.1. Dữ liệu
Mẫu gồm 325 hộ gia đình bao gồm hộ vay và không vay. Dữ liệu lấy từ cuộc phỏng vấn hộ
gia đình nông thôn trong 3 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long : Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh.
( các tỉnh này có đặc điểm đại diện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).
Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin chung về hộ gia đình, hoạt động kinh tế của
họ bao gồm các kết quả của hoạt động nông nghiệp,tiếp cận tín dụng và vay. Cụ thể hơn, trong
các cuộc phỏng vấn, thông tin được thu thập như tuổi tác, giáo dục và qui mô hộ gia đình, dữ liệu
về chi tiêu của hộ gia đình và mức tài sản, việc làm, hoạt động nông nghiệp, việc làm phi nông
nghiệp và tự kinh doanh.Quan trọng là thành viên các nhóm dân tộc, tham gia vào công việc làng
xã. Cuối cùng là thông tin chi tiết về tín dụng và tiết kiệm được ghi lại.
3.2. Phương pháp nghiên cứu_Mô hình
Phương pháp Matching bao gồm 2 bước. Đầu tiên mô hình probit dùng để đánh giá điểm xác
suất hay là khả năng tiếp cận tín dụng hộ gia đình.
Biến phụ thuộc là biến nhị phân (=1 nếu hộ tham gia tín dụng)
Nhóm biến độc lập gồm: tuổi của chủ hộ, giới tính (=1 nếu chủ hộ là nam), trình độ học vấn
(năm), tôn giáo, tình trạng hôn nhân, dân tộc thiểu số, kích thước hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc (%),
có nghề nghiệp, tổng diện tích đất, đất có sổ đỏ, giá trị ngôi nhà, khoảng cách đến trung tâm chợ,
tỉnh.
Thứ hai, tìm sự khác biệt trong kết quả giữa người đi vay và không đi vay đo lường bằng
phương pháp matching.
Phân tích dựa trên các chỉ tiêu hộ nghèo như tài sản của hộ gia đình, chi tiêu giáo dục, chi
tiêu lương thực, chi phí phi nông nghiệp, tổng thu nhập, chi tiêu chăm sóc sức khỏe.
3.3. Kết quả
Khách hàng vay có chi tiêu cho giáo dục , chi tiêu chăm sóc sức khỏe, tổng thu nhập tốt hơn
so với người không đi vay.
Kết quả cho thấy việc tiếp cận tín dụng chính thức có thể giúp giảm nghèo hộ gia đình khu
vực nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.

4. Doan (2011)
Đề tài: “Tác động của tín dụng hộ gia đình đến chi tiêu dành cho giáo dục và chăm sóc sức
khỏe của người nghèo ở khu vực vùng ven đô thị ở Việt Nam”
4.1. Lý thuyết sử dụng
Tác động tín dụng đến giáo dục và sức khỏe.
Tín dụng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu hộ gia đình cho giáo dục và sức khỏe theo 2 hướng.
Một mặt, tín dụng vi mô có thể giúp các hộ gia đình có thu nhập cao hơn, điều này làm tăng tiêu
dùng và làm tăng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em. Mặt khác, nếu tín dụng vi mô
tạo việc làm cho đối tượng nữ nhiều hơn, nó có thể làm giảm giáo dục trẻ em bởi những đứa trẻ
này phải thay thế mẹ mình để chăm sóc em của chúng hoặc làm việc trong các doanh nghiệp hộ
gia đình mở rộng. (Armendariz and Morduch 2005, p. 201).
Có bằng chứng hỗn hợp cho rằng cũng tồn tại những tác động ngược chiều. Giáo dục bị thiếu
thốn trong các nước nghèo thường là do thiếu tiếp cận với tín dụng từ các hộ gia đình bởi vì họ
phải đối mặt với những cú sốc và bất lợi trong tiếp cận tín dụng. Vì thế dẫn đến những đứa trẻ có
thể phải bỏ học để giảm chi tiêu hộ gia đình và tăng thu nhập lao động bằng cách tăng giờ làm
việc bao gồm cả lao động là trẻ em (Dehejia và Gatti năm 2002; Edmonds, 2006; Jacoby và
Skoufias năm 1997; Kurosaki, 2002; Ranjan 2001). Ngoài ra, các hộ gia đình vay để cho những
đứa trẻ nghỉ học để làm việc trong các doanh nghiệp gia đình bởi vì các khoản vay nhỏ thường
kết hợp với lãi suất cao hơn và điều kiện trả nợ ngắn hạn (Hazarika và Sarangi 2008). Để đáp ứng
các yêu cầu này, các hộ nghèo có thể giảm chi phí của họ bằng cách sử dụng lao động của mình,
có thể bao gồm lao động trẻ em. Ví dụ, Beegle, Dehejia và Gatti (2004) trong một nghiên cứu về
Việt Nam tìm ra rằng các hộ gia đình vay mượn với nguồn lãi suất cao hơn thì sử dụng lao động
trẻ em nhiều hơn.
4.2. Dữ liệu
Tiến hành một nghiên cứu đánh giá tác động của tín dụng hộ gia đình đến giáo dục và chi
tiêu y tế của người nghèo ở các vùng ven đô thị thành phố Hồ Chí Minh.
Mẫu bao gồm 411 hộ gia đình nhận và không nhận được chương trình được phỏng vấn vào
đầu năm 2008 trong các vùng ven quận 9 TP Hồ Chí Minh. Mẫu được chọn ra trong danh sách
các hộ nghèo mà thu nhập bình quân đầu người ban đầu của họ dưới mức nghèo chung của TP
Hồ Chí Minh là 6 triệu đồng (xấp xỉ 1 USD mỗi ngày). Chọn mẫu theo 2 bước, đầu tiên chọn
phường sau đó chọn hộ gia đình. Mẫu đại diện cho nhóm nghèo mà mức nghèo ban đầu của họ
dưới mức nghèo tại thời điểm khảo sát ở quận. Nhưng không đại diện cho TP Hồ Chí Minh và
cho Việt Nam.
Cuộc điều tra tiến hành trên các biến số về kinh tế, nhân khẩu học, đặc điểm của xã, tài sản
cố định và tài sản lâu bền (household durable and fixed assets), chi phí học tập và giáo dục trẻ
em, y tế, lương thực, phi lương thực, chi phí nhà ở, hoạt động vay.
4.3. Phương pháp nghiên cứu_Mô hình
Phương pháp chính : Propensity Score Matching (gọi tắt là phương pháp PSM).
Nhóm biến số đặc điểm hộ gia đình được đưa vào mô hình như: giới tính chủ hộ, tuổi, giáo
dục, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ trẻ em tuổi đến trường, số lượng trẻ em và biến dummy phường.
4.4. Kết quả
Kết quả cho thấy có tác động tích cực từ các khoản vay tín dụng chính thức đến giáo dục và
chi tiêu chăm sóc sức khỏe.

5. Nguyễn Kim Anh (2011)


Đề tài: “Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam – Kiểm định và so sánh”
5.1. Lý thuyết sử dụng
Khái niệm tài chính vi mô.
TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao
gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm...”. (Nhóm tư vấn hỗ trợ
những người nghèo nhất (CGAP))
TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập
thấp..” (J.Ledgerwood)
TCVM là ̀việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán,
chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộgia đình có ́thu nhập thấp và các doanh nghiệp
nhỏ của họ. Ngân hàng Phát triền Chấu Á (ADB)
Tổng hợp lại, TCVM là một trong những cách thức phát triển kinh tế nhằm cung cấp các dịch
vụ tài chính và dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu
chi tiêu và đầu tư.
5.2. Dữ liệu
Thu thập và phân tích các bộ dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp là các báo cáo về ngành tài chính nói chung, ngành tài chính vi mô nói riêng
của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), các tổ chức quốc tế, điều tra
mức sống dân cư Việt Nam 2002-2008, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô, từ Chương
trình Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi (CMA) giai đoạn 2007-2011 do Quỹ Citi tài trợ, và một
số cuộc điều tra về nông nghiệp, nông thôn có liên quan tới tài chính, tín dụng (Bộ Lao động
TBXH, Hội LHPN…).
Dữ liệu sơ cấp được thu thập và xử lý trên phần mềm SPSS. Cuộc điều tra được tiến hành tại
2 tỉnh Hải Dương và Tiền Giang, mỗi tỉnh chọn 2 huyện điển hình (một huyện phát triển hơn
(thành thị) và một huyện kém phát triển hơn về kinh tế (nông thôn), mỗi huyện chọn 2-4 xã có
hoạt động của cả 3 tổ chức chính tham gia vào thị trường tài chính vi mô cho người có thu nhập
thấp/nghèo là NHCSXH, QTDND và TCTCVM. Lý do chọn 2 tỉnh Hải Dương và Tiền Giang
chủ yếu dựa trên tính đại diện của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô trên cả ba phương
diện: địa lý, quy mô khách hàng, phân khúc thị trường và sự tương đồng của khách hàng giữa các
tổ chức để thực hiện so sánh.
Tại Tiền Giang, MOM là TCTCVM được khảo sát, còn TYM là đại diện cho TCTCVM ở
Hải Dương. Hai tổ chức này tương đối nổi trội trong nhóm các TCTCVM, vì vậy việc đánh giá
chung các TCTCVM so với NHCSXH hoặc QTDND sẽ có sự nổi trội hơn. Mặc dù hệ thống
QTDND có những quỹ rất lớn (như ở An Giang, Lâm Đồng, Hà Nội), các QTDND ở Hải Dương
và Tiền Giang tập trung hơn vào khách hàng thu nhập thấp. Nhóm nghiên cứu không chọn được
tỉnh miền núi nơi có cả hoạt động của cả 3 tổ chức trong 2 huyện, vì thông thường các QTDND
không hoạt động ở các vùng miền núi, mặc dù NHCSXH hoạt động hầu hết các xã trên toàn
quốc.
5.3. Phương pháp nghiên cứu_Mô hình
Phương pháp phỏng vấn tập trung vào cách thức hồi tưởng (so sánh của chính khách hàng
hiện nay so với trước khi tham gia vay vốn của tổ chức).
Câu hỏi phỏng vấn được thực hiện trực tiếp tại hiện trường, do các cán bộ phỏng vấn nhiều
kinh nghiệm của Trung tâm Phân tích và xử lý dữ liệu kinh tế - xã hội thuộc Đại học Kinh tế
Quốc dân thực hiện. Bảng câu hỏi được thiết kế tương tự cho khách hàng của 3 tổ chức, bao gồm
4 phần (i) thông tin về khách hàng vay vốn; (ii) thông tin về vay vốn và tiết kiệm; (iii) đánh giá
sản xuất, tài sản và thu nhập trước khi tham gia dự án/tổ chức và hiện nay; và (iv) đánh giá các
tác động khác trước và sau khi tham gia dự án/tổ chức.
Các giả thuyết được kiểm định trong nghiên cứu là:
(H1) Tài chính vi mô có tác động tích cực tới thu nhập và tài sản của khách hàng;
(H2) Tài chính vi mô giúp khách hàng tăng cường năng lực xã hội;
(H3) Khách hàng của các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM thuộc các phân đoạn khác nhau,
vì vậy mức độ tác động đến giảm nghèo khác nhau;
(H4) Mức sống chung của người dân tăng lên theo thời gian, do nhiều nhân tố tác động khác
nhau;
(H5) Khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô có sự hài lòng về dịch vụ cao hơn các tổ
chức khác.
5.4. Kết quả
Tài chính vi mô có tác động tích cực tới thu nhập và tài sản của khách hàng;
Tài chính vi mô giúp khách hàng tăng cường năng lực xã hội;
Khách hàng của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô thuộc các phân đoạn khác
nhau, vì vậy mức độ tác động đến giảm nghèo khác nhau;
Mức sống chung của người dân tăng lên theo thời gian, do nhiều nhân tố tác động khác nhau;
Khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô có sự hài lòng về dịch vụ cao hơn các tổ chức
khác.
Hạn chế
Thứ nhất, quy mô và phạm vi mẫu nghiên cứu còn tương đối nhỏ.
Thứ hai, nghiên cứu này không chỉ tập trung vào các tổ chức tài chính vi mô phi chính phủ,
mà bao gồm cả ba nhóm tổ chức chính. Do vậy, mức độ chuyên sâu trong nghiên cứu cho từng tổ
chức ít hơn so với việc phân tích riêng rẽ cho từng tổ chức.
Thứ ba, số liệu về điều tra mức sống dân cư Việt nam cập nhật đến 2010, cũng như một số số
liệu thứ cấp chưa hoàn toàn được cập nhật và phân tích trong nghiên cứu này.
Thứ tư, do không có số liệu điều tra cơ sở và không có nhóm đối chứng, việc phân tích tác
động chỉ tập trung ở mức so sánh giữa các tổ chức trong hiện tại, và so sánh dựa trên hồi tưởng
của khách hàng.
Thứ năm, chưa sử dụng được các mô hình hồi quy để đánh giá tác động ròng của tài chính vi
mô đến cuộc sống khách hàng. Không có dữ liệu mảng (panel data), và sư thay đổi của mức sống
được thể hiện qua rất nhiều biến khác nhau, bao gồm cả các biến không định lượng được, cũng
như phụ thuộc vào nhiều biến khác nhau. Với dữ liệu hiện tại, việc sử dụng các mô hình hồi quy
thường cho kết quả không chính xác.

6. Phan Thị Nữ (2012)


Đề tài: “ Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam”
6.1. Lý thuyết sử dụng
Mức sống người nghèo được phản ánh qua các chi tiêu như thu nhập bình quân đầu người,
chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người, mức độ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nước
sạch, và mức độ tiếp cận dịch vụ giáo dục…Các lý thuyết về thu nhập và nghiên cứu thực nghiệm
về nghèo đói đã chỉ ra rằng mức sống của người nghèo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tín
dụng là một yếu tố quan trọng.
Tác giả đã tổng hợp và nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi của người nghèo thành các
cấp độ sau đây:
- Cấp độ cá nhân: gồm có tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, tình trạng việc làm;
- Cấp độ hộ: số nhân khẩu, số lao động, tỷ lệ phụ thuộc, diện tích đất, khả năng tiếp cận tín
dụng, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp, dân tộc;
- Cấp độ vùng: đặc điểm vùng miền sinh sống, khoảng cách đến khu vực trung tâm, điều kiện
giao thông;
- Cấp độ chính phủ: chính sách tín dụng, trợ cấp giáo dục, bảo hiểm y tế.
Trong số những nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của người nghèo thì điều kiện tín dụng là
một nhân tố quan trọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng
để người nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con cái… Nhờ
đó, nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững. F. Nader (2007), R. Khandker (2005),
Morduch, Haley (2002).
Fukui, M. Llanto (2003): Vai trò của hoạt động tín dụng cho người nghèo thể hiện qua sự
đóng góp của nó vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tác động của sự bất ổn kinh tế và tăng
tính tự chủ cho các hộ nghèo. Madajewicz (1999) và Copestake,Blalotra (2000) nhận thấy, cho
người nghèo vay vốn sẽ giúp họ tự làm việc cho chính mình và thực hiện những hoạt động kinh
doanh nhỏ, đó chính là cơ hội để họ thoát nghèo.
Ở Việt Nam, Phạm Vũ Lữa Hạ (2003), Nguyễn Trọng Hoài (2005) cũng khẳng định tín dụng
và tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng quyết định khả năng nâng cao mức sống và thoát khỏi
đói nghèo của các hộ nghèo. Chứng tỏ có sự nhất trí cao giữa các nghiên cứu về vai trò quan
trọng của tín dụng đối với mức sống của người nghèo.
6.2. Dữ liệu
Dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và 2006.
Có 4270 hộ tham gia cả hai cuộc điều tra, trong đó có 457 hộ được xếp vào diện nghèo vào
năm 2004. Từ 457 hộ này, lọc ra được 157 hộ có tham gia vay vốn trong vòng một năm trong
VHLSS 2006 nhưng không vay vốn trong VHLSS 2004 và 147 hộ không vay vốn trong cả hai
cuộc điều tra. Chúng tôi chọn ra 113 hộ trong số 157 hộ có vay vốn trên đây làm nhóm phân tích
và 104 hộ không vay vốn trong cả hai cuộc điều tra làm nhóm so sánh.
6.3. Phương pháp nghiên cứu_Mô hình
Phương pháp Khác biệt trong khác biệt được sử dụng để phân tích dữ liệu bảng từ VHLSS
2004 và VHLSS 2006.
Tín dụng là biến chính sách. (dựa trên dữ liệu bảng)
Kết hợp mô hình hồi qui OLS
Yit = 0 + 1D + 2T +3D*T +4Zit +it
Yit là chỉ tiêu phản ánh mức sống hộ gia đình i tại thời điểm t.(thu nhập/chi tiêu bình quân
đầu người)
D = 1 Hộ khảo sát thuộc nhóm tham gia; = 0 Hộ khảo sát thuộc nhóm so sánh.
T = 0 Hộ khảo sát năm 2004; =1 Hộ khảo sát trong năm 2006.
Zit là các biến kiểm soát .
So sánh đặc điểm của 2 nhóm này vào năm 2004 bao gồm các chỉ tiêu: qui mô hộ, chủ hộ là
nam, tuổi chủ hộ, thu nhập/người (1000đ), chi tiêu/người (1000đ), tỷ lệ phụ thuộc (người/lao
động), trình độ THCS(%), trình độ THPT (%), số năm đi học bình quân (năm), Số lao động/hộ,
Diện tích đất/người (m2), Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp (%), dân tộc Kinh (%), Miền Bắc(%),
Miền Nam(%).
Thực hiện kiểm định thống kê t-student. Hầu như các dặc điểm giống nhau trừ một số đặc
điểm khác nhau của 2 nhóm này bao gồm: qui mô hộ, tuổi chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc, trình độ
THPT, số năm đi học bình quân sẽ đưa vào mô hình hồi qui làm biến kiểm soát.
Tiến hành hồi qui.
Khi biến phụ thuộc là thu nhập thực bình quân đầu người/tháng (1000 đồng)
Các biến kiểm soát bao gồm: qui mô hộ, trình độ giáo dục trung bình, tỷ lệ thu nhập phi nông
nghiệp, dân tộc, miền nam, tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, diện tích đất, tỷ lệ phụ thuộc.
Quy mô hộ, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp, trình độ giáo dục và tỷ lệ phụ thuộc có tác động
đến thu nhập bình quân đầu người của hộ. Tuy nhiên tác động của tín dụng đối với thu nhập bình
quân đầu người lại không có ý nghĩa thống kê.
Khi biến phụ thuộc là chi tiêu thực cho đời sống bình quân đầu người/tháng (1000 đồng).
Các biến kiểm soát bao gồm: qui mô hộ, trình độ giáo dục trung bình, tuổi của chủ hộ, giới
tính của chủ hộ, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp, tỷ lệ phụ thuộc, diện tích đất canh tác, dân tộc,
miền nam, miền bắc.
Qui mô hộ, trình độ giáo dục trung bình, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, tỷ lệ phụ
thuộc, dân tộc, miền nam có tác động tích cực đến chi tiêu thực cho đời sống bình quân đầu
người/tháng.
6.4. Kết quả
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiếp cận tín dụng có tác động tích cực lên phúc lợi của
hộ nghèo thông qua việc làm tăng chi tiêu cho đời sống của họ. Nhưng tín dụng không có tác
động cải thiện thu nhập cho hộ nghèo nên chưa giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền
vững. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tìm thấy mối quan hệ nhiều yếu tố tác động đến phúc lợi
của hộ nghèo: (mức ý nghĩa 5%)
+ Những hộ có trình độ giáo dục trung bình càng cao thì thu nhập và chi tiêu đời sống bình
quân đầu người càng cao.
+ Có thêm một người phụ thuộc trên một lao động sẽ làm giảm thu nhập thực và làm giảm
chi tiêu cho đời sống.
+ Những hộ có chủ hộ là nam có chi tiêu đời sống bình quân cao hơn hộ có chủ hộ là nữ.
+ Đa dạng hóa việc làm là một cách tốt để thoát nghèo.

You might also like