You are on page 1of 6

1.

Tổng quan :
1.1.Vấn đề nghiên cứu:
“Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.”
Theo Petr JAKUBÍK, rủi ro tín dụng là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của
quản lý rủi ro. Nó đóng một vai trò quan trọng chủ yếu đối với những tổ chức tín dụng,
những tổ chức cố gắng phát triển mô hình rủi ro tín dụng của riêng mình, nhằm nâng
cao chất lượng danh mục đầu tư của ngân hàng (Petr JAKUBÍK). Bên cạnh đó, rủi ro
tín dụng là vấn đề được quan tâm sâu sắc trong nền kinh tế Việt Nam ở những năm
gần đây (Hang et al., 2019). Trong Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực từ ngày
31 tháng 7 năm 2022 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, trong đó có
các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân
hàng Việt Nam - TS. Nguyễn Quốc Hùng, Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết
42) thí điểm xử lý nợ xấu còn phức tạp và chỉ được kéo dài đến hết năm 2023. Theo số
liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đến cuối tháng
2/2023 đã lên tới 2,91%, tăng khá mạnh so với mức 2% thời điểm cuối năm 2022 và
gần gấp hai lần so với cuối năm 2021. Vì vậy, rủi ro tín dụng được coi là rủi ro kinh
doanh được xem xét ở góc độ ngân hàng. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tủi
ro tín dụng, nhằm hạn chế các yếu tố ấy tác động rủi ro tín dụng, mà các ngân hàng
thương mại Việt Nam đang gặp phải.

1.2.Mục tiêu nghiên cứu :

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tìm hiểu và nghiên cứu về những yếu tố có thể gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động
của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:


Nghiên cứu về mối quan hệ, mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm
tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ,tỷ giá hối đoái với rủi ro tín
dụng tại ngân hàng Việt Nam.
1.3.Câu hỏi nghiên cứu :
1.Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng rủi ro trong tín dụng ?
2. Mức độ về chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố lên tín dụng trong ngân hàng
thương mại ở việt nam?
3. Từ các yếu tố ảnh hưởng thì cần những giải pháp nào để hạn chế rủi ro tín dụng
trong ngân hàng thương mại việt nam?
4. Các yếu tố kinh tế vĩ mô nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương
mại việt nam?
1.4.Giả thuyết nghiên cứu:
Một số nghiên cứu trước đây đã đo lường rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng tỷ lệ nợ
xấu (NPL). Trong số này có tác phẩm của (Alandejani và Asutay 2017; Misman và
cộng sự 2015 )
Chaibi và Ftiti (2015) Bằng cách sử dụng cách tiếp cận dữ liệu bảng động đối với hệ
thống ngân hàng Pháp và Đức trong giai đoạn 2005–2011, các tác giả chỉ ra rằng đối
với cả hai quốc gia này, rủi ro tín dụng được đo bằng nợ xấu và bị ảnh hưởng bởi tất cả
các yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô, cụ thể là tăng trưởng GDP, lãi suất, thất nghiệp và
tỷ giá hối đoái. Yếu tố quyết định duy nhất không ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng là tỷ
lệ lạm phát trong trường hợp của Pháp.
Tỷ lệ lạm phát :
Theo nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) hệ số tỷ lệ lạm phát ở Đức có giá trị
âm ,Điều này tác giả giải thích bởi thực tế là lạm phát cao hơn làm suy yếu khả năng
trả nợ của người đi vay Đức do giảm thu nhập thực tế của họ. Tuy nhiên, biến này
không có tác động liên quan đến rủi ro tín dụng ở Pháp,họ giải thích rằng lạm phát
không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thực của các khoản nợ tồn đọng mà còn ảnh
hưởng đến thu nhập thực tế của người đi vay. Do đó, một tác động này trên thực tế bị
vô hiệu bởi tác động kia và tác động cuối cùng của lạm phát lên rủi ro tín dụng cũng bị
loại bỏ.
Dựa vào nghiên cứu trên , nghiên cứu này tập trung vào giả thuyết như sau:
Tỷ lệ lạm phát không có tác động đến rủi ro tín dụng.

Tăng trưởng GDP:


Khi nền kinh tế ổn định và phát triển góp phần làm cho các cá nhân và doanh nghiệp
tăng doanh thu , từ đó cải thiện khả năng trả nợ của khách vay ngân hàng (fofack,
2015; Makri & cộng sự, 2014; Chaibi&Ftiti, 2015)
Do đó giả thuyết nghiên cứu như sau:
Tăng trường GDP có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng.

Thất nghiệp: , tỷ lệ thất nghiệp gia tăng dẫn đến mức tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ thấp
và làm giảm khả năng tạo ra dòng tiền của cá nhân và doanh nghiệp, đông nghĩa người
đi vay bị giảm khả năng chi trả nợ (Castro, 2013; Nkusu, 2011). Do đó, tác động của
thất nghiệp đối với nợ xấu được kỳ vọng là tích cực.
Dựa vào các nghiên cứu trên, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
Tỷ lệ thất nghiệp có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng.

Tỷ giá hối đoái:


Nghiên cứu của Chaibi vad ftiti (2015) cho rằng tỷ giá hối đoái là một yếu tố tích cực
đáng kể quyết định nợ xấu ở Phápvà sự gia tăng của biến này góp phần làm tăng rủi ro
tín dụng. Hơn nữa, sự tăng giá thực sự của đồng nội tệ sẽ dẫn đến các sản phẩm địa
phương đắt tiền hơn, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp định
hướng xuất khẩu và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của họ. Tuy nhiên, tỷ giá
hối đoái cao hơn góp phần đáng kể vào việc giảm nợ xấu ở Đức. Do đó, việc đánh giá
cao biến số này dường như cải thiện khả năng trả nợ của những người Đức vay ngoại
tệ. Trong tình huống này, tỷ lệ nợ xấu giảm
Dựa theo nghiên cứu trên , giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
Tỷ giá hối đoái có thể tác động ngược chiều hoặc cùng chiều với rủi ro tín dụng.

2. Cơ sở lý thuyết :
2.1. Khái niệm:

Theo"Từ điển thuật ngữ ngân hàng" của Thomas P. Fitch(1997), định nghĩa rủi ro tín
dụng là rủi ro xảy ra khi ngƣời vay không thể thanh toán được nợtheo theo thõa thuận
trong hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụtrảnợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín
dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng

Rủi Ro Tín Dụng ngân hàng (RRTD) là những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của
các ngân hàng xuất phát từ việc khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình (toàn bộ hoặc một phần) theo cam kết (Ngân hàng Nhà
nước, 2013). Trong khi đó, theo Basle Committee on Banking Supervision & Bank for
International Settlements (2000) thì RRTD được hiểu một cách đơn giản nhất là khả
năng mà người đi vay hoặc các đối tác của ngân hàng không thực hiện các nghĩa vụ đã
cam kết của mình.

2.2.Lý thuyết nền :


Một số nghiên cứu trước đây đã đo lường rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng tỷ lệ nợ
xấu (NPL). Trong số này có tác phẩm của (Alandejani và Asutay 2017; Misman và
cộng sự 2015 )
Chaibi và Ftiti (2015) trong nghiên cứu về RRTD với dữ liệu của hệ thống ngân hàng
02 nước Đức và Pháp trong giai đoạn 2005-2011, sử dụng phương pháp tiếp cận dữ
liệu bảng động, cho thấy rằngrủi ro tín dụng được đo bằng tỷ lệ nợ xấu và bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô cụ thể là tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tăng
trưởng kinh tế và tỷ giá hối đoái.
Theo Castro (2013) có hai yếu tố quan trọng quyết định rủi ro tín dụng, đó là các yếu
tố mang tính hệ thống và các yếu tố phi hệ thống. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng hệ thống là: các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế
(GDP), chỉ số chứng khoán, tỷ lệ lạm phát và diễn biến tỷ giá hối đoái . Các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng phi hệ thống là các yếu tố đặc thù: đối với các cá nhân như
tính cách cá nhân, khả năng thanh toán tài chính và vốn, bảo hiểm tín dụng; và các
công ty như ban lãnh đạo, tình hình tài chính, nguồn vốn và báo cáo tài chính, khả
năng trả khoản vay và các yếu tố cụ thể của ngành.Tất cả những biến số mang tính hệ
thống có thể có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng người đi vay trả nợ, nhưng do khó
kiểm tra những thay đổi trong chính sách kinh tế và thay đổi chính trị nên nghiên cứu
của tác giả chủ yếu tập trung vào các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Tăng trưởng kinh tế (GDP) :
Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được xem là yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng
đáng kể đến khả năng trả nợ của người đi vay .Theo Beck et al (2015), người đã
nghiên cứu ở 75 quốc gia trong giai đoạn 2000 - 2010. Sử dụng dữ liệu bảng cho các
quốc gia này, họ đi đến kết luận rằng tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ nghịch
biến và đáng kể với nợ xấu, tăng trưởng GDP cao thường dẫn đến thu nhập cao hơn
giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay.Tuy nhiên , theo nghiên cứu của
Louzin, Valdia và Metaxas (2012) đã tiến hành nghiên cứu 9 ngân hàng lớn nhất Hy
Lạp trong giai đoạn 2003-2009 và kết luận rằng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế ảnh
hưởng tiêu cực đến nợ xấu.
Tỷ lệlạm phát :
Lạm phát cũng ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.Khi tỷ lệ lạm
phát càng cao khiến giá cả tăng nhanh,làm giảm nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng,
lượng hàng hóa tiêu thụ chậm,đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ
chức,doanh nghiệp dẫn đến các hoạt động kinh daonh bị gián đoạn tác động đến khả
năng trả nợ của doanh nghiệp và làm cho nợ xấu tăng ( Fofack, 2005).Do đó, tỷ lệ lạm
phát càng cao thì nguy cơ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn (Sharica,2014).Trong
khi đó,mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và rủi ro tín dụng đã được xác định bởi một
số tác giả ở Bắc Síp (Gunsel, 2012) và các quốc gia thành viên khu vực đồng Euro
(Rinaldi & Sanchis-Arellano, 2006).Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khác lại cho
rằng lạm phát không có mối quan hệ cụ thể, rõ ràng đối với rủi ro tín dụng.Theo
nghiên cứu của Castro (2013) cho rằng lạm phát cao có thể giúp người vay dễ dàng trả
hết khoản vay cho ngân hàng, mặc khác trong vài trường hợp lạm phát tăng làm giảm
giá trị thu nhập của khách hàng gây khó khăn trong việc trả nợ.
Tỷ lệ thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp gắn liền với nền kinh tế và là một trong những yếu tố có thể tác động
đến rủi ro tín dụng, thất nghiệp có thể làm giảm thu nhập của khách hàng gây ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ gốc cũng như lãi vay của ngân hàng nguy cơ rủi ro tín dụng
tăng ( Castro, 2013; Filip, 2015; Chaibi và Friti, 2015).Khi tỷ lệ thất nghiệp cao, các
hộ gia đình không có đủ thu nhập để chi trả các khoản nợ dẫn đến rủi ro tín dụng tăng (
Messai & ctg, 2013) và Vatansever & Hepsen (2015) đã thực hiện nghiên cứu về các
nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu , thu được kết quả là tỷ lệ thất nghiệp có tương quan
dương với tỷ lệ nợ xấu đồng nghĩa khi tỷ lệ thất nghiệp tăng thì rủi ro tín dụng cùng
tăng.Ngoài ra, Valahzaghard và cộng sự (2012) cũng phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ
thất nghiệp đến chất lượng danh mục cho vay trong hệ thống ngân hàng của Iran và kết
quả của họ cho thấy không có mối quan hệ đáng kể giữa tỷ lệ thất nghiệp và rủi ro tín
dụng.

Tỷ giá hối đoái:


Tỷ giá hối đoái có thể tác động đến khả năng trả nợ của người vay tùy theo đồng tiền
cho vay. Đồng nội tệ tăng giá sẽ không hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nên có thể
dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ, nhưng những khoản vay bằng ngoại tệ lại có thể dễ
thanh toán hơn bởi sự suy yếu của đồng ngoại tệ, theo Mishkin (1996).Theo Nkusu
( 2011), sự thay đổi về tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng.Khi tỷ giá giảm, nghĩa là đồng nội tệ tăng giá, các doanh nghiệp xuất khẩu phải
tốn nhiều chi phí để mua nguyên liệu đầu vào, làm giảm doanh thu và khả năng trả
nợ.Tương tự , nghiên cứu của Castro (2013) xác định rằng tỷ giá hối đoái thực hiệu
quả có quan hệ nghịch biến với chất lượng danh mục cho vay đối với Hy Lạp, Ireland,
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý từ năm 1997 đến năm 2011,

Những nghiên cứu gần đây : .


Khanh ( 2022) Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá các yếu tố có thể
tác động đến rủi ro tín dụng, được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu, của hệ thống ngân hàng
thương mại tại Việt Nam. Tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 16 ngân hàng trong
giai đoạn 2009 - 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với những yếu tố bên trong
thì quy mô ngân hàng và thu nhập ngoài lãi là những yếu tố có tác động nghịch, trong
khi tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro và tỷ lệ nợ xấu năm trước là những yếu tố có tác
động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu của năm nay. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế là yếu
tố bên ngoài có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng. Tuy vậy, tác động của
đòn bẩy nợ, hiệu quả hoạt động và tỷ lệ lạm phát lên tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân
hàng thì không rõ ràng. Kết quả này có thể đem lại những hàm ý quan trọng cho những
người làm quản lý ngân hàng ở Việt Nam.
Carvalho P,Curto J,Primor R ( 2022) Kết quả mà nghiên cứu thu được xác nhận rằng
thông tin kinh tế vĩ mô củng cố tính chính xác của các mô hình dự báo vỡ nợ tín dụng
của các công ty phi tài chính. Với tác động tiêu cực đến xác suất vỡ nợ, tăng trưởng
GDP nổi bật trong số các yếu tố dự báo kinh tế vĩ mô quan trọng về khả năng vỡ nợ.
Tuy nhiên, chúng tôi tìm thấy bằng chứng thuyết phục cho thấy sự bất cân xứng tồn tại
trong khu vực đồng tiền chung châu Âu về tác động lành tính của tăng trưởng GDP đối
với rủi ro tín dụng; việc giảm xác suất vỡ nợ do tăng trưởng kinh tế chủ yếu xảy ra ở
các nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các điều kiện căng thẳng tài chính.
Kacerová M,Černohorský J ( 2023) Bài viết dựa trên tiền đề rằng rủi ro tín dụng có tác
động đáng kể đến hoạt động ngân hàng và bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố quyết định.
Bài viết thảo luận về các yếu tố có thể quyết định rủi ro tín dụng với trọng tâm là thất
nghiệp. Mục đích của bài viết là đánh giá mối quan hệ lâu dài giữa rủi ro tín dụng và
thất nghiệp. Trong nghiên cứu này, mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và thất nghiệp
được phân tích trong nền kinh tế dựa vào ngân hàng, đại diện là Cộng hòa Séc, trong
giai đoạn 2002-2022. Rủi ro tín dụng được thể hiện qua các khoản nợ xấu đối với các
hộ gia đình và các tập đoàn phi tài chính. Mối quan hệ được kiểm tra bằng cách sử
dụng thử nghiệm đồng liên kết Engle-Granger trên dữ liệu hàng tháng. Dựa trên phân
tích, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng được cho là có tác động ngày càng tăng đối với các
khoản nợ xấu đối với các hộ gia đình và các tập đoàn phi tài chính. Sự đồng liên kết
giữa các biến đã cho đã được xác nhận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alandejani, M., & Asutay, M. (2017). Nonperforming loans in the GCC banking sectors: Does the Islamic finance
matter? Research in International Business and Finance, 42, 832–854.
https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2017.07.020
Beck, R., Jakubik, P., & Piloiu, A. (2015). Key Determinants of Non-performing Loans:
New Evidence from a Global Sample. Open Economies Review, 26(3), 525–550.
Bucur, I. A., & Dragomirescu, S. E. (2014). THE INFLUENCE OF MACROECONOMIC
CONDITIONS ON CREDIT RISK: CASE OF ROMANIAN BANKING SYSTEM.
STUDIES AND SCIENTIFIC RESEARCHES. ECONOMICS EDITION, 19.
Carvalho, P. V., Curto, J. D., & Primor, R. (2022). Macroeconomic determinants of credit
risk: Evidence from the Eurozone. International Journal of Finance & Economics,
27(2), 2054–2072.
Castro, V. (2013). Macroeconomic determinants of the credit risk in the banking system:
The case of the GIPSI. Economic Modelling, 31, 672–683.
Chaibi, H., & Ftiti, Z. (2015). Credit risk determinants: Evidence from a cross-country
study. Research in International Business and Finance, 33, 1–16.
Đặng Văn Dân. (2021). Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
hậu WTO: Ảnh hưởng của các nhân tố vi mô và vĩ mô. Tạp Chí Thị Trường Tài Chính
Tiền Tệ, 564–5655.
Filip, B. F. (2015). The Quality of Bank Loans within the Framework of Globalization.
Procedia Economics and Finance, 20, 208–217.
Fofack, H. L. (2005). Nonperforming Loans In Sub-Saharan Africa : Causal Analysis And
Macroeconomic Implications. The World Bank.
Hang, H. T. T., Trinh, V. K., & Vy, H. N. T. (2019a). Analysis of the Factors Affecting
Credit Risk of Commercial Banks in Vietnam (pp. 522–532).
Hang, H. T. T., Trinh, V. K., & Vy, H. N. T. (2019b). Analysis of the Factors Affecting
Credit Risk of Commercial Banks in Vietnam (pp. 522–532).
Kacerová, M., & Černohorský, J. (2023). Unemployment as a Determinant of Credit Risk
(J. Maci, P. Maresova, K. Firlej, & I. Soukal, Eds.; pp. 268–276).
Khánh, L. D. (2022). Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng: Trường hợp các ngân hàng
thương mại Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, 18(2), 133–142.
Khodaei Valahzaghard, M., Kashefi, M., Alikhani, A., & Hosseini, S. E. (2012). The effect
of macroeconomic factors on credit risk in the banking system of Iran. Management
Science Letters, 2(5), 1747–1754.
Louzis, D. P., Vouldis, A. T., & Metaxas, V. L. (2012). Macroeconomic and bank-specific
determinants of non-performing loans in Greece: A comparative study of mortgage,
business and consumer loan portfolios. Journal of Banking & Finance, 36(4), 1012–
1027.
Misman, F. N., Bhatti, I., Lou, W., Samsudin, S., & Rahman, N. H. A. (2015). Islamic
Banks Credit Risk: A Panel Study. Procedia Economics and Finance, 31, 75–82.
Nikolaidou, E., & Vogiazas, S. D. (2014). Credit Risk Determinants for the Bulgarian
Banking System. International Advances in Economic Research, 20(1), 87–102.
Nil Gunsel. (2012). Micro and macro determinants of bank fragility in North Cyprus
economy. African Journal of Business Management, 6(4).
Nkusu, M. (2011). Nonperforming Loans and Macrofinancial Vulnerabilities in Advanced
Economies. IMF Working Papers, 2011(161), 1.
Rinaldi, L., & Sanchis-Arellano, A. (2006). Household Debt Sustainability: What Explains
Household Non-Performing Loans? An Empirical Analysis. SSRN Electronic Journal.
Skarica, B. (2014). Determinants of non-performing loans in Central and Eastern European
countries. Financial Theory and Practice, 38(1), 37–59.

You might also like