You are on page 1of 6

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

I. Các vấn đề lý thuyết về rủi ro tín dụng:

1. Các vản bản pháp lý

Luật các tổ chức tín dụng ngày 16/6/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật các Tổ chức tín dụng ngày 20/11/2017.

Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ngày 23/12/2022 của Thống đốc Ngân hàng nhà
nước Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động
cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro.

2. Khái niệm về rủi ro tín dụng:

Theo thông tư số thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 thì: “ Rủi ro tín


dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một
phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài”.

II. Thực trạng chung về rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng

Trong những năm gần đây, hoạt động các NHTM Việt Nam có nhiều biến động.
Loạt yếu tố bất lợi như dịch Covid-19, sự cố ngân hàng SCB, doanh nghiệp khó khăn, bất
động sản đóng băng khiến nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng gia tăng trong những năm gần
đây khiến rủi ro về tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao.
Đầu 2019, Chính phủ từng đặt mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngành ngân
hàng về dưới 2%. Theo đó, tỷ lệ này cuối 2020 chỉ ở mức 1,69%, sau đó lên 2% vào cuối
2022.

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng, tổng dư nợ cho vay
khách hàng lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 đạt 10,5 triệu tỷ đồng, tăng gần 6% so với cuối
năm 2022. Bên cạnh đó, tổng nợ xấu của 28 ngân hàng ghi nhận 213.416 tỷ đồng, tăng
33%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) ở mức 64.906 tỷ đồng, tăng 79%, nợ
nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 41% lên 73.881 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5)
nhích tăng nhẹ 3,5% so với đầu năm lên 74.628 tỷ đồng.

Tính đến hết quý II, nhóm ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, VietinBank
và Vietcombank) có tổng dư nợ cho vay khách hàng ở mức 5,62 triệu tỷ đồng, tăng 4,5%
so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 53%. Theo đó, nợ xấu cụng gia tăng như: nợ xấu BIDV
25.970 tỷ đồng, tăng 47%, riêng nợ nghi ngờ nhân đôi lên gần 5.300 tỷ đồng; Agribank ở
mức 25.945 tỷ đồng, tăng 9%; VietinBank là 17.308 tỷ đồng, tăng 10%.

Tính đến hết quý II, tổng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của 28 ngân hàng ở
mức 224.771 tỷ đồng, tăng gần 10% so với đầu năm.
Đến 30/6/2023, dự phòng rủi ro tại các ngân hàng Big4 như sau: BIDV 39.619 tỷ
đồng, Agribank 37.985 tỷ đồng, Vietcombank 37.747 tỷ đồng, Vietinbank 28.946 tỷ
đồng.....

III. Mô hình quản trị rủi ro tại Agribank và BIDV

Agribank Vietinbank
Mô hình quản lí rủi ro tín dụng tập trung, Mô hình quản lí rủi ro tín dụng tập trung,
như sau: như sau:
- Phòng Khách hàng cá nhân/Khách hàng - Phòng Quan hệ khách hàng
Doanh nghiệp - Phòng Hỗ trợ tín dụng
- Phòng thẩm định - Phòng kế toán (giải ngân, thu nợ)
- Phòng kế hoạch và Quản trị rủi ro
- Phòng Kế toán (hoạch toán giải ngân,
thu nợ)
IV. Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng:
Các chỉ tiêu trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng

- Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng, nếu ngân
hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó có mức
rủi ro cao và ngược lại.
- Nợ xấu (bao gồm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5): Là các khoản tiền cho khách
hàng vay mà khó hoặc không thể thu hồi được. Nợ xấu càng cao, rủi ro càng lớn và
ngược lại.

- Dự phòng rủi ro tín dụng: Đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy
ra.

V. Số liệu thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank và Vietinbank trong 6
tháng đầu năm 2023:

Ngân Tổng dư Nợ nhóm Tỷ lệ nợ Nợ Tỷ lệ nợ Dự phòng rủi


hàng nợ 2 nhóm 2 xấu xấu ro
25.94
Agribank 1.424.882 7.588 0,53% 1,82% 37.985
5
Vietinba 17.30
1.318.700 36.373 2,76% 1,31% 28.946
nk 9

- Đánh giá, so sánh:


+ Về tổng dư nợ: Đến 30/6/2023, tổng dự nợ Agribank đạt 1.424.882 tỷ đồng, tăng
1,2% so với đầu năm; tổng dư nợ Vietinbank đạt 1.318.700 tỷ đồng, tăng 6,81% so với
đầu năm. Về dư nợ, Agribank có dư nợ lớn hơn, tuy nhiên trong năm nay có tốc độ tăng
trưởng chậm hơn Vietinbank.

+ Về nợ nhóm 2:

+ Về nợ xấu: Đến 30/6/2023, dư nợ xấu tại Agribank đạt 25.945 tỷ đồng, tương
ứng với tỷ lệ nợ xấu 1,82%, tăng 9% so với đầu năm. Dư nợ xấu Vietinbank là 17.309 tỷ
đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ xấu 1,31%, tăng 10% so so với đầu năm. Dư nợ xấu và tỷ lệ
nợ xấu tại Agribank có xu hướng cao hơn Vietinbank. Cả hai ngân hàng, đều có tỷ lệ nợ
xấu dưới 3%, đang trong ngưỡng an toàn.

+ Về dự phòng rủi ro: Đến 30/6/2023, Số tiền trích lập dự phòng rủi ro của
Agribank đạt 37.985 tỷ đồng, Vietinbank đạt 28.946 tỷ đồng.

Qua các số liệu trên cho thấy, rủi ro tín dụng đang có xu hướng gia tăng so với đầu
năm tại Ngân hàng Agribank và Viettinbank khi nợ nhóm 2, nợ xấu có xu hướng gia
tăng, dự phòng về rủi ro gia tăng ảnh hưởng đến tài chính của Ngân hàng.

VI. Ví dụ rủi ro tín dụng thực tiễn tại ngân hang


VII. Một số kiến nghị liên quan:

1. Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng

Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng,
nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau.
Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, khuếch trương
thanh thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro.

+ Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác, đầu tư vào nhiều đối tượng sản
xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số
loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không
khuyến khích hau những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

+ Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho
vay nhất định.

+ Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho
vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín
dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.

+ Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ
đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh được rủi ro tín dụng do sự
thay đổi tỷ giá hối đoái.

2. Phân tích và đánh giá tín dụng khách hàng

Phân tích và đánh giá khách hàng là quá trình xem xét các thông tin về khả năng
trả nợ, mục tiêu kinh doanh của khách hàng để quyết định có cấp tín dụng hay không.

Các tổ chức tín dụng cần thực hiện đánh giá kỹ lưỡng năng lực và uy tín của người
vay trước khi cho vay. Quá trình này giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong tín dụng,
tăng hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng vay.

3. Đánh giá và kiểm soát rủi ro tín dụng

Để có thể đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cho vay, các tổ chức tín dụng cần thiết
lập các tiêu chuẩn và quy trình cho vay rõ ràng và đào tạo đội ngũ nhân lực tuân thủ
nghiêm ngặt quy trình đó.
Đồng thời, việc tăng cường hợp tác và thông tin liên lạc giữa các bên liên quan
trong quá trình cho vay và thu hồi nợ cũng là một yếu tố cần thiết phải quan tâm để hạn
chế tối đa rủi ro tín dụng.

4. Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro

Tại Hội sở chính, tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản
lí tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm
định, phê duyệt tín dụng, quản lí tín dụng, quản lí rủi ro tín dụng. Tại chi nhánh, tách các
bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị...), chức năng phân tích tín
dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng...) và chức năng tác nghiệp (xử
lí hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi...)

5. Sử dụng công cụ quản lý rủi ro tín dụng

Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng giúp các tổ chức tài chính nâng cao hiệu quả
hoạt động, giảm thiểu thiệt hại và tối ưu hóa lợi nhuận.

Một số công cụ quản trị rủi ro tín dụng phổ biến bao gồm: phân tích tín dụng, xếp
hạng tín dụng, định lượng rủi ro, lập kế hoạch dự phòng, bảo hiểm rủi ro và phân bổ vốn.

6. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.

You might also like