You are on page 1of 9

1

PHỤ LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
--------

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỀ TÀI
Dựa vào nội dung bài báo trên và kiến thức đã học trong môn "Quản trị rủi ro",
em hãy phân tích các bước đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro về nợ xấu mà bài báo
đề cập.
2

MỤC LỤC
I Khái niệm và tình hình. 3
1. Khái niệm nợ xấu. 3
2. Thực trạng nợ xấu hiện tại của Việt Nam. 3
II Đánh giá. 4
1. Nhận diện rủi ro. 4

2. Phân tích rủi ro. 5


2.1 Thuận lợi của xác đinh nợ xấu bằng định tính và định lượng. 5
2.2 Bất lợi của xác đinh nợ xấu bằng định tính và định lượng. 6
2.3 Cơ hội của xác đinh nợ xấu bằng định tính và định lượng. 6
III. Mức độ rủi ro. 6
IV. Xử lý rủi ro. 7
Nguồn tài liệu 8
3

i. khái niệm và tình hình


1.Khái niệm nợ xấu
“Nợ xấu là một số tiền được viết bởi các doanh nghiệp như là một tổn thất cho
doanh nghiệp và được phân loại như là một khoản chi phí vì nợ cho doanh
nghiệp là không thể được thu thập, và tất cả những nỗ lực hợp lý đã được tận dụng
để thu thập các số tiền nợ.”
2.Thực trạng về nợ xấu hiện tại của Việt Nam
- Nợ xấu vẫn có xu hướng tăng trong thời gian tới do lạm phát, đại dịch Covid 19
và căng thẳng giữa Nga – Ukraine vẫn còn tác động tới kinh tế Việt Nam.
- Trách nhiệm xử lý nợ xấu chưa minh bạch và còn nhiều khó khăn về pháp lý
trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm.
- Các luật về trách nhiệm pháp lý và luật thay thế để đảm bảo tính liên tục sau khi
thí điểm nghị quyết 42 kết thúc vẫn chưa rõ ràng.
- Về kết quả của thực hiện thí điểm nghị quyết 42:
“Cụ thể, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý, kiểm soát và tỷ lệ
nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%. Lũy kế từ 15/8/2017 đến
31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng
nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42. Tổng nợ xấu chưa xử lý xác định theo
Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2021 là
412,7 nghìn tỷ đồng, giảm 17,21% so với thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực
(15/8/2017).
Lũy kế từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến ngày 31/12/2021, Công ty quản lý
tài sản (VAMC) đã mua được 339 khoản nợ theo giá trị thị trường đối với 193
khách hàng với dư nợ gốc đạt 11.723 tỷ đồng và giá mua nợ đạt 11.822 tỷ đồng;
Thu hồi nợ đạt 120.738 tỷ đồng (bằng 66% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ năm
2013 đến 31/12/2021); Tổ chức đấu giá thành công 22 tài sản với tổng giá trị trúng
đấu giá đạt 2.516 tỷ đồng; đồng thời, VAMC đã thu giữ, nhận bàn giao một số tài
sản bảo đảm có giá trị lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ tại tổ
chức tín dụng.” Hoàng Thị Hoa/TTXN.
 Kéo dài nghị quyết 42 là hợp lí “Nghị quyết số 42 là chính sách đúng đắn, kịp thời
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giúp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn. Do đó, việc duy
trì cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 42 và tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý
về xử lý nợ xấu là rất cần thiết” thống đốc NHNN Việt Nam trình bày.
4

ii. đánh giá


1.Nhận diện rủi ro
- Nguồn rủi ro:
+ MT thiên nhiên: tình hình dịch bệnh Covid 19 gây ảnh hưởng lớn về mọi mặt
trong đó có cả gây gián đoạn nền kinh tế.
+ MT pháp luật: các luật về xử lý nợ xấu vẫn chưa hoàn thiện và đạt kết quả so với
yêu cầu đề ra.
+ MT kinh tế: lạm phát, các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu, xếp hạng tín
dụng nội bộ của các tổ chức tín dụng mang tính chủ quan, tình trạng sở hữu chéo
tại các hệ thống ngân hàng gây thiếu minh bạch trong quản lý.
- Đối tượng rủi ro:
+ Rủi ro về tài sản:
Tài sản vật chất, tài chính: phải kê khai tài sản đảm bảo khi vay vốn, bị thu giữ
toàn bộ các tài sản đảm bảo để thanh toán khi vướng vào các khoản nợ xấu.
Tài sản vô hình: có thể bị liệt kê vào danh sách nợ xấu trên CIC gây mất uy tín,
ảnh hưởng đến kêu gọi vốn lâu dài.
+ Rủi ro về trách nhiệm pháp lý: có thể vướng phải kiện tụng tùy vào hành vi giải
quyết nợ xấu của cá nhân, tổ chức. Hành lang pháp lý về tài sản đảm bảo chưa
hoàn thiện dễ xảy ra tranh chấp.
+ Rủi ro về nhân lực: không đảm bảo về số lượng và chất lượng đội ngũ thực thi,
triển khai các quy trình quản lí nợ xấu. Nhà quản lí không nắm rõ các quy định của
Nhà nước về vấn đề nợ xấu, không có kế hoạch vay vốn và sử dụng vốn.
2. Phân tích rủi ro
2.1 Thuận lợi
- Rủi ro định lượng về nợ xấu:
Các mốc rủi ro được phân chia rõ ràng
Nhóm 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn) Quá hạn từ 91 – 180 ngày
Nhóm 4 ( nợ nghi ngờ) Quá hạn từ 181 – 360 ngày
Nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn) Quá hạn trên 360 ngày
5

+ Các tiêu chí phân chia kèm theo của từng nhóm cũng dựa trên các điều khoản
của Luật tín dụng và có các điều kiện phân chia theo quy định Trung tâm Thông tin
tín dụng quốc gia, số lần gia hạn nợ,… vô cùng rõ ràng, dễ phân biệt.
+ Trong mỗi nhóm cũng chia thành các trường hợp nợ theo khả năng chi trả của tổ
chức cá nhân hoặc chia theo quy định của NHNN Việt Nam.
 Việc phân chia này làm tăng tính minh bạch và tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá
nhân dễ xác định để lập kế hoạch phòng tránh hoặc giải quyết nợ xấu tốt nhất.
-Rủi ro định tính về nợ xấu: sử dụng kỹ thuật đánh giá chuyên môn để phân nhóm
nợ xấu. Căn cứ vào khả năng trả nợ trên hệ thống xếp hạng tín dụng để đánh giá
khả năng trả nợ của khách hàng và chính sách dự phòng rủi ro để quản lý nợ xấu.
2.2 Bất lợi của xác đinh nợ xấu bằng định tính và định lượng:
+ Chưa có các chế tài cụ thể để xử lí các tình huống cụ thể trong nợ xấu.
+ Nghị quyết mới chỉ trong giai đoạn thí điểm chưa hoàn thiện. Một số biện pháp
chưa thực sự phát huy hiệu quả.
+ Còn dựa khá nhiều vào “chính sách dự phòng rủi ro”, thiếu linh hoạt trong biện
pháp chiến lược.
+ Đánh giá khả năng trả nợ dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn mang
tính chủ quan.

2.3 Cơ hội của xác đinh nợ xấu bằng định tính và định lượng:
- Tìm ra những thiếu sót, sai lầm trong quá trinh thí điểm để dần hoàn thiện các biện
pháp xử lý nợ xấu.
- Thu thập được các số liệu quý giá để phục vụ cho việc nghiên cứu về nợ xấu
- Tạo động lực xử lý nợ xấu phát triển thị trường mua bán nợ xấu trong tương lai .
3.Mức độ rủi ro
- Mức độ rủi ro của nợ xấu được chia thành 5 nhóm từ 1 – 5 theo thứ tự nguy cơ
tăng dần được phân biệt rõ.
- Tùy theo mức độ mà có các biện pháo xử lý khác nhau, nhưng phổ biến hiện nay
vẫn là trích lập dự phòng rủi ro. Đây là một biện pháp khá tốt dành cho các TCTD
6

nhưng không hữu dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như bất động sản,
cho vay tiêu dùng, BOT,…

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau:

a) Nhóm 1: 0%

b) Nhóm 2: 5%

c) Nhóm 3: 20%

d) Nhóm 4: 50%

đ) Nhóm 5: 100%.

- Hiện tại nợ xấu ở các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát khá tốt “ Theo báo
cáo của NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD trong giai đoạn 2016-
2020 được duy trì dưới mức 3%, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD giảm liên tục
qua các năm. Cuối năm 2016 đạt 2,46%; tháng 8/2017 đạt 2,45%; cuối năm 2017
đạt 1,99%; cuối năm 2018 đạt 1,9%; cuối năm 2019 đạt 1,63% và đến ngày
31/5/2020 ở mức 1,86%.” Chúng ta cũng đang kì vọng tỉ lệ nợ xấu nội bảng sẽ
giảm xuống dưới 2% để đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tuy vậy nợ xấu nói chung vẫn có xu hướng tăng, nguyên nhân đến từ thực trạng
hiên nay khiến cho kinh tế và doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, ngân
sách Nhà nước phải xử lý các vấn đề an sinh xã hội để phục hồi.

- Thống đốc ngân hàng đã có sự đổi mới sáng tạo khi cung cấp các dịch vụ ngân
hàng số, đảm bảo an ninh, tiện ích cho người sử dụng song vẫn còn nhiều vấn đề
nảy sinh như quản lý tiền điện tử, tiền kỹ thuật số tiềm ẩn nguy cơ cao rủi ro tín
dụng.

- Việc quản lý dòng vốn tín dụng bất động sản cũng cần chặt chẽ tránh đầu cơ. Gây
hậu quả nghiêm trọng đến thị trường.

- Tạo điều kiện trong khoản tín dụng cho vay tiêu dung bằng cắt giảm chi phí, chia
sẻ lợi nhuận là tốt nhưng tuyệt đối không được hạ tiêu chuẩn cho vay để tránh rủi
ro bởi đây là khoản tín dụng có tỉ lệ nợ xấu cao (25,8%).
7

Iv Xử lý rủi ro

Các giải pháp đã nêu:

- Kéo dài thời gian thí điểm của Nghị quyết 42.(Tránh rủi ro)

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm trong thời gian
tới.( Tránh rủi ro)

- Đại biểu (ĐB) Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đề nghị QH phải buộc tổ chức, cơ
quan đề xuất có bản đối chiếu, phân tích và đánh giá 2 cực "phí tổn và lợi ích" của
dự án luật mới hoặc luật sửa đổi.( Chuyển đổi rủi ro)

- ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) kiến nghị thành phần ban soạn thảo phải mở rộng
hơn, chú trọng đến các nhà khoa học, đặc biệt là đối tượng chịu sự điều chỉnh của
pháp luật.

Lợi ích của các giải pháp:

- Mang tính khách quan khi các đối tượng chịu ảnh hưởng của luật pháp có quyền
lên tiếng để đảm bảo an toàn về quyền lợi.

- Tăng thêm tính minh bạch trong các vấn đề tranh chấp và pháp lý

- Có thêm thời gian để quan sát và chỉnh sửa những thiếu sót trong Nghị quyết nhằm
tạo nên một công cụ để kiểm soát và xử lý tốt vấn đề nợ xấu.

- Nâng cao trách nhiệm của các cán bộ trong việc cải thiện, sửa đổi, tổng kết Luật
trong các tổ chức tín dụng.

Khó khăn của các giải pháp:

- Cần nhiều thời gian để hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu và tài sản
bảo đảm.

Nguồn tài liệu

1. https://nld.com.vn/thoi-su/chan-rui-ro-tu-no-xau-20220524221613708.htm
8

2. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Nghi-quyet-42-2017-
QH14-thi-diem-xu-ly-no-xau-cac-to-chuc-tin-dung-353638.aspx
3. https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%A3_x%E1%BA%A5u
9

You might also like