You are on page 1of 30

MỤC LỤ

I. TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI..........................................................................................2
1. Khái quát về hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ.....................................2
1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng nội bộ......................................................2
1.2. Đối tượng của xếp hạng tín dụng nội bộ...............................................2
1.3. Vai trò của xếp hạng tín dụng nội bộ....................................................2
2. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng nội bộ.........................................................4
3. Các phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ..............................................4
3.1. Phương pháp chuyên gia.....................................................................4
3.2. Phương pháp mô hình toán học..........................................................6
4. Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ.........................................................7
5. Các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ trong nước và trên thế giới..........8

II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM............................................11
1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam....11
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank........................11
1.2. Cơ cấu quản trị - điều hành ngân hàng............................................12
1.3. Tình hình hoạt động............................................................................13
2. Thực trạng xếp hạng tín dụng nội bộ tại Techcombank.........................17
2.1. Đối tượng XHTDNB...........................................................................17
2.2. Phương pháp XHTDNB......................................................................18
2.3. Quy trình XHTDNB............................................................................19
3. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Techcombank..............27
3.1. Ưu điểm..............................................................................................27
3.2. Hạn chế...............................................................................................28

1
I. Tổng quan về xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại

1. Khái quát về xếp hạng tín dụng nội bộ


1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng nội bộ
     Xếp hạng tín dụng ( hay còn gọi là “credit ratings”) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng
anh do John Moody đưa ra vào năm 1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường
sắt” khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng đầu tiên cho 1500 loại
trái phiếu của 250 công ty. Có thể hiểu xếp hạng tín dụng là việc đưa ra nhận định về
mức độ rủi ro tín dụng của nhà phát hành đối với một trách nhiệm tài chính nào đó hoặc
là đánh giá mức độ rủi ro gắn liền bới các loại đầu tư khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu,
giấy nhận nợ hoặc các công cụ khác như vay và gửi tiền tại ngân hàng,…
      Việc xếp hạng tín dụng thường được các tổ chức chuyên nghiệp xếp hạng rồi cung
cấp sản phẩm xếp hạng ra thị trường để các tổ chức và cá nhân sử dụng, 3 tổ chức điển
hình trong lĩnh vực này đó là S&P, Moody và Fitch. Trong khi đó xếp hạng tín dụng nội
bộ tại ngân hàng thương mại là do những ngân hàng đó tự xếp hạng khách hàng nhằm
phục vụ cho chính hoạt động kinh doanh của mình.
      Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại NHTM là một hệ thống bao gồm các chỉ tiêu
tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng thông qua các tiêu chí như
lịch sử tín dụng, tình hình tài chính hiện tại và khả năng trả nợ trong tương lai dựa trên
hệ thống xếp hạng theo kí hiệu. Hệ thống này phải được xây dựng phù hợp với từng đối
tượng khách hàng khác nhau.
1.2. Đối tượng của xếp hạng tín dụng nội bộ
      Về nguyên tắc, việc xếp hạng tín dụng được áp dụng cho cả người đi vay và các
khoản vay. Tuy nhiên chi phí về việc xếp hạng các khoản vay có thể sẽ rất tốn kém đồng
thời khi một khoản vay của khách hàng gặp rủi ro có thể kéo theo các khoản vay khác.
Do đó, các ngân hàng thường xếp hạng theo khách hàng vay. Ở Việt Nam hiện nay xếp
hạng tín dụng chủ yếu dành cho hai đối tượng là khách hàng cá nhân và khách hàng
doanh nghiệp. 
       Đối với doanh nghiệp, do có cấu trúc và quy mô phức tạp nên có thể được chia nhỏ
thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định như quy mô, ngành nghề
kinh doanh và hình thức sở hữu. Còn đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng thường thực

2
hiện xếp hạng thông qua lịch sử vay, trả nợ, những khoản nợ đang tồn tại hay nợ quá hạn,
thu nhập khả dụng, tài sản đảm bảo…
1.3. Vai trò của xếp hạng tín dụng nội bộ
1.3.1. Đối với NHTM
a) Cơ sở để lựa chọn khách hàng cho vay
    Thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ
tín nhiệm của từng khách hàng vay vốn, xác định được mức độ rủi ro khi cung cấp các
khoản vay và khả năng trả nợ vay. Dựa vào kết quả xếp hạng ngân hàng sẽ quyết định
cho vay hay từ chối cho vay sao cho đảm bảo tính khách quan và khoa học.
b) Xây dựng chính sách khách hàng
    Xếp hạng tín dụng nội bộ hỗ trợ việc xây dựng chính sách khách hàng tương đối chính
xác. Dựa vào các chỉ tiêu trên, ngân hàng sẽ phân chia khách hàng thành những nhóm
dựa trên mức độ rủi ro với từng thang điểm cụ thể. Những khách hàng sau khi đã được
phân nhóm, ngân hàng có thể theo dõi trong từng thời kỳ và điều chỉnh phù hợp qua từng
giai đoạn để đề ra các chính sách phù hợp với từng nhóm. Những khách hàng có tín
nhiệm cao, rủi ro thấp sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn với nhóm khách hàng có mức độ
rủi ro cao hơn. Chính sách khách hàng bao gồm chính sách về cơ chế tín dụng, chính sách
về lãi suất vay vốn và các loại phí.
c) Xây dựng danh mục tín dụng
    Ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt
động kinh doanh của khách hàng từ đó xây dựng danh mục tín dụng phù hợp đồng thời
có những biện pháp nhằm ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ lợi ích của khách hàng
và ngân hàng một cách hiệu quả nhất. 
1.3.2. Đối với thị trường tài chính
    Ngày nay hầu hết những TTCK của các nước trên thế giới đều tồn tại các tổ chức xếp
hạng tín dụng, đây là xu thế phù hợp với điều kiện kinh doanh của nền kinh tế thế giới
hiện nay bởi kết quả xếp hạng tín dụng xóa tan đi khoảng tối thông tin giữa những người
đi vay và cho vay. Một số vai trò quan trọng của xếp hạng tín dụng trên thị trường
tài chính là:
    Các nhà đầu tư thông qua kết quả XHTD của từng doanh nghiệp, có thể thực hiện
chiến lược đầu tư sao cho chi phí thấp mà vẫn thu được lợi nhuận tối đa, tránh việc đầu tư
nhầm những công ty có tình hình kinh doanh không tốt.

3
    Đối với các tổ chức tài chính đi vay và các tổ chức tài chính khác, có thể sử dụng kết
quả XHTD để tạo niềm tin với các nhà đầu tư, quảng bá hình ảnh của tổ chức,… từ đó có
chiến lược huy động vốn hiệu quả với chi phí thấp, hoàn thành mục tiêu huy động được
lượng vốn cần thiết.
2. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng nội bộ 
    Nguyên tắc xây dưng hệ thống xếp hạng nội bộ được quy định tại Khoản 2 Điều 5
Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp
trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành.
Theo đó, hệ thống XHTD nội bộ phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:
a) Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong
thời gian ít nhất 1 năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
b) Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, sửa đổi
và bổ sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm.
c) Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp tới cao.
d) Được hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, TGĐ hoặc GĐ phê duyệt áp dụng.

3. Các phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ


3.1. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động
XHTDNB ở các NHTM hiện nay. Phương pháp này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ
với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn đa dạng về nhiều lĩnh vực như kinh
tế, chính trị xã hội, XHTD, tâm lý khách hàng… Đồng thời, những chuyên gia này còn
phải có sự nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng ngành nghề, xu hướng trong lĩnh vực
kinh doanh để từ đó có những phán đoán chuẩn xác trong việc XHTDNB. 
Để thực hiện XHTDNB, thường những đội ngũ cán bộ này sẽ được chia thành các tổ
chuyên gia gồm nhiều thành phần khác nhau với những thế mạnh và năng lực chuyên
môn phù hợp với từng lĩnh vực, ngành kinh doanh của từng phân khúc khách hàng.
Nhiệm vụ của họ là xử lý và đánh giá những tệp thông tin thu thập được từ khách hàng,
từ môi trường kinh tế - chính trị - xã hội một cách logic, khoa học nhằm đưa ra những
phán đoán, cảnh báo kịp thời và XHTD khách hàng một cách hợp lý trước những rủi ro
có thể xảy ra.

4
Cụ thể, các chuyên gia sẽ phân tích dựa trên các nhân tố mềm (những nhận xét, phán
đoán của các chuyên gia chấm điểm) kết hợp với nhân tố cứng (hệ thống các thông tin
định tính và các chỉ số tài chính) trên một mẫu quan sát đủ lớn để tìm ra được quy luật,
nguyên tắc chung thường xảy ra trong quan hệ tín dụng. Trong đó:
- Các thông tin định tính bao gồm:
Các yếu tố rủi ro ngành: Rủi ro mà những ngành cạnh tranh cao, vốn lớn, mức tăng
trưởng thấp phải đối mặt thường cao hơn rất nhiều so với những ngành có vốn ít, mức
cạnh tranh thấp mà mức tăng trưởng cao.
Năng lực điều hành, quản trị doanh nghiệp: Đó có thể là các thông tin về môi trường văn
hóa kinh doanh của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường hay là mối
quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp…
Vị thế của doanh nghiệp: Để có thể đánh giá yếu tố này, các chuyên gia cần quan tâm đến
khả năng đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp, khả năng khách hàng quay trở lại mua
sản phẩm của doanh nghiệp, tiềm năng mở rộng thị trường, vươn tầm quốc tế…
- Các thông tin tài chính bao gồm: các số liệu được đưa ra trong các bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…, đánh giá sự hiệu quả trong việc định giá hàng
tồn kho, xử lý tài sản… Ngoài ra, phân tích các thông tin tài chính còn được thể hiện
thông qua tính hiệu quả của các chính sách tài chính được thực hiện trong nội bộ doanh
nghiệp hay khả năng thực thi các nghĩa vụ về thuế…
Đối với các thông tin định tính, để thực hiện phân tích và đánh giá, công cụ được các
chuyên gia sử dụng phổ biến ở đây là bảng hỏi. Mỗi bảng hỏi sẽ được nghiên cứu và xây
dựng dựa trên những hệ thống chỉ tiêu phù hợp, có sức ảnh hưởng nhất định trong việc
XHTDNB và từ đó, các chỉ tiêu này sẽ được gán điểm với từng mức tỷ trọng khác nhau
dựa trên mức độ quan trọng và sức ảnh hưởng của các chỉ tiêu đó. Cuối cùng, kết hợp với
những đánh giá, kết quả thu được từ phân tích nhân tố mềm, các NHTM sẽ XHTD các
khách hàng sao cho phù hợp theo từng khoảng điểm dựa trên những đề nghị, dự báo và
nghiên cứu, tổng hợp của đội ngũ chuyên gia.
=> Đánh giá phương pháp:
- Ưu điểm: 
Đây là một phương pháp khá hiệu quả và tận dụng được tối đa trí tuệ và chuyên môn của
đội ngũ cán bộ chuyên gia. Việc sử dụng nhân lực đông đảo với nhiều ý kiến đa chiều, đa
khía cạnh nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên sâu sẽ giúp cho kết quả tạo ra không chỉ nhanh
mà còn có tính đáng tin cậy cao hơn.

5
Bên cạnh đó, việc sử dụng các bảng hỏi để khảo sát khách hàng kết hợp với hệ thống đa
dạng các chỉ tiêu được xây dựng thông qua các mô hình kiểm định, tính toán chặt chẽ là
tiền đề để việc XHTDNB trở nên khách quan, hiệu quả hơn.
- Khuyết điểm:
Do phương pháp này chỉ có thể mang lại kết quả nếu như đội ngũ chuyên gia không chỉ
đủ đông về số lượng mà còn có đủ khả năng chuyên môn, trí tuệ cùng sự nhạy bén trong
nghề nghiệp, nên để thực hiện phương pháp này, các NHTM sẽ phải bỏ ra khoản chi phí
rất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi người.
Với việc sử dụng phương pháp chuyên gia, đôi khi kết quả nghiên cứu có thể mang nặng
tính chủ quan của người thực hiện. Vậy nên mức độ chính xác của việc đánh giá, XHTD
khách hàng sẽ phải dựa trên trình độ chuyên môn và năng lực của các chuyên gia mà
NHTM đã lựa chọn. Và liệu đội ngũ được chọn đã đủ điều kiện để thực hiện phân tích,
đánh giá hay chưa thì lại phải dựa trên khả năng chọn chuyên gia mà NHTM đang có. 
3.2. Phương pháp mô hình toán học
Phương pháp mô hình toán học trong XHTDNB là phương pháp đánh giá tác động của
các nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng của khách hàng, với nội dung là xây dựng
hoặc ứng dụng các mô hình toán học mô phỏng mối quan hệ giữa đặc điểm, yếu tố của
từng phân khúc cá nhân hoặc tổ chức với khả năng trả nợ hay xác suất xảy ra rủi ro tín
dụng trong các NHTM để tính toán hay dự báo và XHTD sao cho phù hợp. Hiện nay mô
hình phổ biển thường được sử dụng trong việc XHTDNB là mô hình hồi qui logistic, mô
hình toán học chấm điểm tín dụng, mô hình KMV, mô hình điểm số Altman…
Ví dụ: Mô hình hồi qui logistic
Đây là mô hình định lượng được sử dụng phổ biến trong các NHTM để XHTDNB khách
hàng. Với mô hình này, các chuyên gia có thể tính toán được khả năng rủi ro tín dụng của
khách hàng (biến phụ thuộc Y) dựa trên cơ sở là các nhân tố có tác động, ảnh hưởng đến
kết quả của các khả năng trên (biến độc lập X)

Trong đó, Y là biến phụ thuộc và là biến nhị phân. Y chỉ có thể nhận 1 trong 2 giá trị là 0
hoặc 1, cụ thể:
Y= {0 nếu không trả được nợ có rủi ro tín dụng 1 nếu trả được nợ (không có rủi ro tín
dụng)

6
Còn X là biến độc lập và là biến thể hiện các nhân tố có thể ảnh hưởng đến kết quả
XHTD khách hàng như là giới tính, nghề nghiệp, thu nhập,… nếu đó là khách hàng cá
nhân hoặc là ROA, ROE, vốn chủ sở hữu nếu khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp.
Y là giá trị ước lượng của Y, thu được khi hồi quy Y theo các biến độc lập. 
Khi đó, xác suất khả năng trả nợ của khách hàng (tức là xác suất Y = 1) được tính theo
công thức sau, trong đó e là hằng số Euler (xấp xỉ 2,718) :
P1= eY1+ eY
Như vậy, thông qua các thông tin thu thập được (qua tờ kê khai của khách hàng, các báo
cáo tài chính…), các chuyên gia sẽ xác định được các nhân tố có tác động, ảnh hưởng
đến khả năng, xác suất mà các khách hàng có thể trả được nợ. Khách hàng nào có xác
suất trả được nợ càng cao thì rủi ro tín dụng của người đó càng ít hơn và ngược lại. Vậy
nên mối quan hệ giữa xác suất trả nợ của khách hàng và rủi ro tín dụng là mối quan hệ
ngược chiều. Qua đây, ngân hàng có thể lập các khung XHTD phù hợp thông qua bảng
khảo sát dự báo nghiên cứu được về khả năng của khách hàng đối chiếu với trả nợ.
=> Đánh giá chung cho phương pháp mô hình toán học:
- Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng khá đơn giản, dễ thực hiện bằng phần mềm
chuyên dụng (như Eviews). Mô hình toán học là cơ sở đáng tin cậy cho các NHTM đánh
giá, phân loại khách hàng do phương pháp này có thể chỉ ra mức độ ảnh hưởng của từng
chỉ tiêu bằng số liệu cụ thể, chính xác. Hơn nữa, trái ngược với phương pháp chuyên gia
thì mô hình toán học có thể loại bỏ tính chủ quan của người thực hiện trong việc xếp
hạng tín dụng, giúp các khách hàng được đánh giá, phân loại một cách khách quan hơn.
Cuối cùng, phương pháp này có ưu điểm là tránh tốn nhân lực quá mức và có thể giúp tiết
kiệm được nhiều chi phí hơn.
- Khuyết điểm: Do phương pháp mô hình toán học được thực hiện dựa hoàn toàn trên
nguồn nguyên liệu thông tin, số liệu đầu vào nên để kết quả phân tích đánh giá được
chuẩn xác thì cần đảm bảo khâu thu thập thông tin, dữ liệu cần chính xác, tin cậy.
4. Quy trình xếp hạng tín dụng
Quy trình XHTD là một quá trình phức tạp nhằm thu thập thông tin, dữ liệu bằng các
phương pháp khác nhau sau đó phân tích, đánh giá để đưa ra dự báo, xếp hạng chính xác,
khách quan nhất nhằm xác định khả năng trả nợ cũng như rủi ro tín dụng của các NHTM.
Mỗi NHTM lại có một phương pháp và quy trình XHTD không giống nhau. Tuy nhiên,
mọi quy trình XHTD đều có cơ sở dựa trên nhưng thông lệ quốc tế cơ bản với 3 bước
chính như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin

7
Các cán bộ ngân hàng sẽ thu thập mọi thông tin, dữ liệu về các chỉ tiêu cần xem xét, đánh
giá được xây dựng trong hệ thống XHTD của mỗi đối tượng khách hàng. Đối với các cá
nhân thì đó có thể là thông tin về nghề nghiệp, thu nhập, địa vị…Với các tổ chức, đặc biệt
là các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, thông tin cần có sẽ là các thông tin về tài chính,
ngành nghề sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư,…Để thực hiện bước này, hầu hết, các cán
bộ ngân hàng thường sử dụng các bảng hỏi được thiết kế để thu thập thông tin khách
hàng. Các dữ liệu này sẽ được cán bộ tín dụng thu thập và cập nhật thường xuyên qua
quá trình thẩm định, qua tài liệu kê khai, giấy tờ mà khách hàng cung cấp hay qua những
phương tiện truyền thông, các kênh thông tin đáng tin cậy trên Internet, CIC…
Bước 2: Nhập dữ liệu đầu vào và phân tích bằng các mô hình định tính, định lượng
Mỗi NHTM sẽ có một phương pháp XHTD với những mô hình sử dụng khác nhau. Các
mô hình này đều phải được cài đặt sẵn và chạy thử qua khoảng thời gian quy định trước
khi áp dụng hoạt động theo quy định của NHNN. Các hệ thống mô hình được thiết kế
nhằm đưa ra những kết quả phân tích khách quan về cả chi tiêu tài chính và chỉ tiêu phi
tài chính. Sau khi áp dụng thì hệ thống tính điểm sẽ tự động tính toán và đưa ra số điểm
tổng kết đạt được của mỗi khách hàng, mức xếp hạng tín dụng cũng như tình trạng nợ
tương ứng. Tuy nhiên, các kết quả này thường chỉ mang tính nội bộ ngân hàng và không
được công bố công khai rộng rãi.
Bước 3: Theo dõi, cập nhật và khuyến nghị
Các NHTM cần phải theo dõi tình trạng tín dụng của các khách hàng một cách thường
xuyên. Định kì, các cán bộ NHTM cần lập báo cáo phân tích, đánh giá, so sánh giữa kết
quả XHTD và tình trạng trả nợ thực tế để nắm được tình hình và rủi ro tín dụng của các
khách hàng, để từ đó có các quyết định điều chỉnh mức XHTD phù hợp và đưa ra các
kiến nghị, sửa đổi nếu cần thiết.
5.Các mô hình xếp hạng tín dụng
 5.1 Mô hình điểm số tín dụng doanh nghiệp của Edward I. Altman:
Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New York,  dựa vào việc
nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại  Mỹ. Chỉ số Z là
công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử  dụng rộng rãi nhất trên
thế giới. 
Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5 
• X1 = Vốn luân chuyển/Tổng tài sản 
Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn. 
• X2 = Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản 
8
Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian. Sự trưởng thành của công ty
cũng được đánh giá qua tỷ số này.Các công ty mới thành lập thường có  tỷ số này thấp vì
chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận.Theo một nghiên cứu của  Dun Bradstreet (1993),
khoảng 50 công ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm.
• X3 = EBIT/ Tổng tài sản 
Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận
từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể hiện tốt hơn các thước đo tỷ suất
sinh lợi. 
• X4 = Giá thị trường của vốn cổ phần/ Giá sổ sách của nợ 
 Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn 
 Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi 
Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi  công ty
lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là một phiên bản đã được sửa đổi của
một trong các biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của trái phiếu
(1959). Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao. Đối với công ty
chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị  sổ sách của vốn cổ phần.
• X5 = Doanh thu/ Tổng tài sản
Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép cạnh tranh của
các đối thủ khác. Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ
số quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao.
X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia khác
nhau.
Một số nghiên cứu vào thập niên 1960 chỉ ra rằng tỷ số dòng tiền trên nợ là tỷ số rất tốt
để dự báo nhưng do trong giai đoạn này, dữ liệu về dòng tiền và khấu hao của các doanh
nghiệp không nhất quán nên chỉ số Z của Altman không bao gồm các tỷ số có liên quan
đến dòng tiền. Điều này khá phù hợp với thực trạng về thông tin tài chính của doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay, hơn nữa chỉ số Z đã được sử dụng hiệu quả ở Mỹ (dự báo
chính xác 95 đối với mẫu dữ liệu) và nhiều nước khác thì rất có thể cũng sẽ thực hiện tốt
tại Việt Nam trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng hay dự báo phá sản.
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản xuất: 
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5 
• Nếu Z >2.99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 
• Nếu 1.8< Z <2.99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản 
9
• Nếu Z <1.8: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. 
Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản xuất: 
Z' = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5
• Nếu Z' > 2.9: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 
• Nếu 1.23 < Z' < 2.9: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản 
• Nếu Z' <1.23: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. 
Đối với các doanh nghiệp khác: 
Chỉ số Z" dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh
nghiệp.Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.
Z" = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4 
• Nếu Z" >2.6: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 
• Nếu 1.2 < Z" < 2.6: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản 
• Nếu Z <1.1: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. 
Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Altman đã nghiên cứu trên 700 công ty để cho
ra chỉ số Z" điều chỉnh: 
Z" điều chỉnh = 3.25 + Z" = 3.25 + 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4
5.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Moody’s và S&P:
Moody’s Investors Service (Moody’s) và Standard & Poor’s (S&P) là 2 tổ chức xếp hạng
tín nhiệm lâu đời và rất có uy tín ở Mỹ. Họ là những tổ chức tiên phong trong việc xếp
hạng tín nhiệm trên thế giới, sau đó có thêm Fitch Investors Service. Ngày này, các tổ
chức này hoạt động tại hầu hết các thị trường tài chính trên thế giới, những đánh giá của
họ có ý nghĩa rất quan trọng và được đánh giá rất cao. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm
của Moody’s tập trung vào các yếu tố cơ bản (fundamental) và các yếu tố kinh doanh
trọng yếu ảnh hưởng đến độ rủi ro của người đi vay.
Cốt lõi trong phương pháp luận của Moody’s nằm ở hai câu hỏi:
1. Rủi ro gì khiến cho bên cho vay không nhận lại được khoản tiền gốc và lãi đúng hạn
cho một khoản vay cụ thể?
2. Mức độ rủi ro này so với rủi ro của tất cả các khoản nợ vay khác là như thế nào (cao
hay thấp hơn)?
Moody's đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai của bên đi vay, dựa trên phân tích các
điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố từ bên ngoài như xu hướng ngành/nền kinh tế có thể

10
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, hay là khả năng của ban lãnh đạo trong việc duy trì dòng
tiền trong trường hợp môi trường kinh doanh có thay đổi lớn.
Việc xếp hạng tín nhiệm này thường tập trung vào các yếu tố dài hạn, và các yếu tố quyết
định thường khác nhau tùy theo ngành nghề kinh doanh (của doanh nghiệp)

5.3. Hệ thống XHTD của CIC:


Để phục vụ cung cấp thông tin cho các ngân hàng thương mại về khách hàng vay vốn,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC:Viết tắt
từ Credit Information Center). Hiện nay thông tin do CIC cung cấp khá đầy đủ, bao gồm
thông tin phân tích tài chính, số ngân hàng quan hệ, dư nợ, tình trạng nợ đã phần nào đáp
ứng được một phần yêu cầu của các tổ chức tín dụng.Việc xếp hạng tín nhiệm khách
hàng của CIC tại Việt Nam trong thời gian vừa qua có thể chia thành các giai đoạn theo
thời gian như sau:
Ngày 29/01/2002, Thống Đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành Quyết định số
57/2002/QĐ-NHNN về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh
nghiệp, thời gian thí điểm là 2 năm.
Ngày 28/04/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hàng Quyết định số 473/QĐ-
NHNN về triển khai đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp.
Ngày 21/06/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số1253/QĐ-
NHNN về việc cho phép Trung tâm Thông tin tín dụng thực hiện nghiệp vụ phân tích,
xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý rủi ro tín
dụng trong hệ thống ngân hàng và đánh giá năng lực của các doanh nghiệp.
Đối tượng phân tích, xếp loại tín dụng là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bao
gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiện hữu hạn, công ty cổ phần,công ty có
vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Trung tâm Thông tin được phép cung cấp thông tin về phân tích, xếp hạng tín dụng cho
các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng, một số tổ chức khác khi có
yêu cầu; các doanh nghiệp có nhu cầu tự xếp hạng có thể sử dụng thông tin này là tài liệu
tham khảo khi có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc để tự đánh giá năng lực
hoạt động.
II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

11
1.1 Quá trình ra đời và phát triển
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được thành lập
vào ngày 27/09/1993, với vốn điều lệ chỉ khoảng 20 tỷ đồng và đặt trụ sở tại 191 Bà
Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam. 
Từ năm 1993 cho đến nay, Techcombank đã đạt được rất nhiều những thành tựu
nổi bật có thể kể đến như:
Năm 2009, Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam hợp tác với
McKinsey.
Đến năm 2012, Techcombank là NH đi đầu trong việc mang lại những trải nghiệm công
nghệ số bằng việc thanh toán qua internet mà không cần sử dụng thẻ ATM với hơn 2,8
triệu người sử dụng.
Năm 2018 là một dấu ấn đặc biệt quan trọng khi NH chính thức được niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán HOSE với mã cổ phiếu TCB và giá trị vốn hóa thị trường tại thời
điểm này là 6.5 tỷ USD. 
Trong năm 2020, tạp chí Finance Asia đã tiếp tục bình chọn Techcombank là “NH tốt
nhất Việt Nam”. Ngoài ra cũng còn có các giải thưởng khác như “Nhà tuyển dụng hấp
dẫn nhất với sinh viên Việt Nam 2020”.
Sau gần 30 năm thành lập và phát triển, cho đến nay, Techcombank đã trở thành một
trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Techcombank hiện có 1 trụ sở chính đang
được đặt tại Lê Đại Hành, Hà Nội; 2 văn phòng đại diện; khoảng 310 điểm giao dịch và 3
công ty con trên khắp cả nước. Tính đến hết tháng 1/2020, vốn điều lệ hiện có của NH đã
lên đến khoảng 35.049 tỷ đồng. 

 Mục tiêu của Techcombank hiện nay là trở thành 1 NH là trung tâm cho cho mọi
giải pháp tài chính, cũng như đồng hành với khách hàng phát triển 1 cách bền
vững và thành công hơn nữa trong tương lai.
1.2 Cơ cấu quản trị - điều hành ngân hàng
Kể từ năm 2018, Techcombank đã thay đổi cơ cấu quản trị - điều hành bằng hình thức
tách bạch rõ ràng giữa “CẤP QUẢN TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG” và “CẤP ĐIỀU HÀNH
VÀ QUẢN LÝ”

 Cấp quản trị và định hướng sẽ có nhiệm vụ bảo đảm sự tồn tại của tổ chức và
đem đến sự công bằng cho khách hàng, cán bộ công nhân viên và các cổ đông

12
 Trong khi đó, cấp điều hành và quản lý có trách nhiệm mang lại sự bền vững và
tăng trưởng cho tổ chức.
Mô hình Quản trị - Điều hành mục tiêu của Techcombank đến năm 2023
(Theo báo cáo thường niên của Techcombank năm 2020)

Techcombank đã và đang có những định hướng cũng như đã triển khai những hoạt động
cụ thể để chuyển đổi sang mô hình mục tiêu như trên.
1.3 Tình hình hoạt động
1.3.1 Tình hình huy động vốn
Tiền gửi khách hàng là nguồn huy động vốn chính của ngân hàng. Trên thực tế, trong
chiến lược 5 năm kể từ 2016, Techcombank vẫn duy trì mục tiêu chuyển dịch cơ cấu vốn
nợ từ tiền gửi có kỳ hạn sang tiền gửi không kỳ hạn với mong muốn giúp giảm chi phí
huy động vốn và tăng trưởng bền vững doanh thu của NH. 
Bảng 1: Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng (đơn vị: tỷ đồng)
Cơ cấu tiền gửi theo loại hình khách 2017 2018 2019 2020
hàng
Tiền gửi có kỳ hạn 129.728 143.61 151.58 149.420

13
3 1
Cá nhân 105.176 116.84 121.18 119.550
4 7
Tổ chức kinh tế 24.551 26.769 30.394 29.870
Tiền gửi không kỳ hạn * 41.243 57.801 79.716 128.038
Cá nhân 15.867 25.212 46.025 76.089
Tổ chức kinh tế 25.376 32.589 33.691 51.949
Tổng tiền gửi khách hàng 170.972 201.41 231.29 277.459
5 8
*: Bao gồm cả tiền ký quỹ                               Theo báo cáo thường niên của
Techcombank
Dựa vào bảng 1, có thể thấy rõ quy mô nguồn tiền gửi tăng đáng kể qua các năm. Tính
riêng năm 2020, số dư tiền gửi của Techcombank lên tới 277.459 tỷ đồng, tăng 20% so
với năm 2019, và trong đó chủ yếu tăng do sự tăng trưởng của nguồn tiền gửi không kỳ
hạn (tăng trưởng lên đến 60,6%). Tuy nhiên, cá nhân với khoản tiền gửi có kỳ hạn vẫn
chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,09%) trong tổng nguồn tiền gửi. Sự gia tăng nguồn vốn huy
động bằng tiền gửi không kỳ hạn là do số lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ internet,
trong đó có e-banking đang ngày càng gia tăng, và Techcombank luôn là NH được khách
hàng ưa chuộng và tin tưởng sử dụng. 
1.3.2 Tình hình cho vay
Biểu đồ 1: Dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu qua các năm
(đơn vị: tỷ đồng và %)

14
     
(Theo báo cáo thường niên của Techcombank)
Biểu đồ 2: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng (đơn vị: %)

(Theo báo cáo thường niên của Techcombank)


Bảng 2: Chất lượng dư nợ cho vay của Techcombank qua các năm
Theo nhóm 2017 2018 2019 2020
nợ
Tỷ % Tỷ % Tỷ % Tỷ %
VND VND VND VND
Nợ nhóm 1 155.932 96,9 154.548 96,6 225.601 97,7 274.424 98,88
15
4 3 5
Nợ nhóm 2 2.333 1,45 2.588 1,62 2.123 0,92 1.806 0,65
Nợ nhóm 3 575 0,36 238 0,15 218 0,09 417 0,15
Nợ nhóm 4 456 0,28 862 0,54 305 0,13 534 0,19
Nợ nhóm 5 1.553 0,97 1.703 1,06 2.555 0,11 344 0,13
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Techcombank
Về cơ cấu cho vay theo từng đối tượng khách hàng, có thể thấy rõ rằng các doanh nghiệp
lớn vẫn là đối tượng được cho vay chủ yếu của NH qua các năm. 
Năm 2020, phân khách khách hàng DN lớn chiếm 50% trong tổng nguồn tiền vay của
doanh nghiệp. Các DN vừa và nhỏ và khách hàng có nhân có xu hướng giảm nhẹ do dịch
covid 19 bùng nổ, gây ra những khó khăn cho DN, lần lượt chiếm 16% và 34% trong
tổng dư nợ của NH.
Trong khi dư nợ tín dụng tăng tương đối qua các năm thì tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong tầm
kiểm soát và giảm tính đến năm 2020. Trong năm 2020, số dư tín dụng của NH đạt mức
277.524 nghìn tỷ đồng (tăng 20,24% so với năm 2019), cùng với đó là tỷ lệ nợ xấu giảm
từ 1,3% trong năm 2019 xuống còn 0,5% trong năm 2020. Đây cũng là mức thấp nhất
trong lịch sử của Techcombank cũng như toàn hệ thống NH năm 2020. 

 Hoạt động tín dụng của Techcombank:


 Năm 2020, số dư tín dụng riêng lẻ của Techcombank đạt 318.035 tỷ đồng. Con số
này là một trong những điều kiện giúp cho Techcombank giữ vững vị thế là một
trong những NH hàng đầu tại Việt Nam. 
Techcombank vẫn đang tiếp tục đầu tư vào nâng cấp cũng như mở rộng các loại
hình dịch vụ để đem đến những trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho khách hàng. 
1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, Techcombank đã chứng tỏ vị thế của mình,
là một trong những NH được khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Ngân hàng đã gặt hái
được rất nhiều thành công với kết quả kinh doanh đầy ấn tượng qua từng năm. Điều đó
cho thấy Techcombank đã và đang đi đúng hướng với chiến lược kinh doanh của mình.
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

16
Tỷ Tỷ Tăng Tỷ Tăng Tỷ Tăng
VNĐ VNĐ trưởng VNĐ trưởng VNĐ trưởng

Tổng thu 16.458 18.350 11,49 21.068 28,01 27.043 64,315


nhập hoạt
động

+ Thu nhập 8.930 11.127 24,59 14.258 59,66 18.751 109,978


lãi thuần

+ Thu nhập 3.926 3.536 -9,94 3.253 -17,14 4.189 6,7


từ hoạt động
dịch vụ

+Thu nhập 3.601 3.687 2,38 3.557 -1,22 4.103 13,94


ngoài lãi
khác
Chi phí hoạt (4.812) (5.843) 21,40 (7.313) 51,97 (8.631) 79,36
động
Chi phí dự (3.609) (1.846) -48,85 (917) -74,59 (2.611) -27,65
phòng rủi ro
tín dụng
Tổng lợi 8.036 10.661 32,66 12.838 59,76 15.800 96,615
nhuận trước
thuế
(Theo báo cáo thường niên của Techcombank)

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Techcombank trong những năm gần đây đều
tăng trưởng vững chắc. Trong năm 2020, doanh thu đạt khoảng 27.000 tỷ đồng, gấp hơn
64% so với năm 2017, mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm trở lại đây.
Thu nhập lãi thuần vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhập. Thu nhập lãi thuần
tăng trưởng hơn gấp 2 lần so với năm 2017 và gấp 31.5% so với năm 2019. Điều này là
nhờ vào NHNN cho phép NH đạt hạn mức tăng trưởng tín dụng là 23,3% và cùng với đó
là khi có dịch covid 19 xảy ra, cơ cấu tín dụng đã thay đổi, lãi suất tiền gửi giảm và số dư
CASA tăng.

17
Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng chứng kiến mức tăng trưởng 6,7% so
với năm 2017 và 28,8% so với năm 2018 cho thấy được những nỗi lực trong việc đa dạng
hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng.

 Trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay do dịch Covid bùng nổ,
Techcombank cũng đã có những đóng góp để hỗ trợ cho nền kinh tế, chia sẻ
những khó khăn cho các khách hàng DN và cá nhân để vượt qua thời kỳ khủng
hoảng. 
 Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank vẫn đang phát triển
không ngừng, hoạt động hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, là minh chứng cho thấy
Techcombank hiện đang là một trong những NH tốt nhất trong khu vực.

2. Thực trạng hệ thống XHTDNB của Techcombank

2.1. Đối tượng XHTDNB


     Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Techcombank được xây dựng và áp dụng cho
các đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và khách hàng cá nhân. Đối
với từng loại khách hàng mà Techcombank đưa ra các chỉ tiêu đánh giá khác nhau về khả
năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính như trả nợ gốc, trả lãi khi đến hạn,...nhằm xác định
rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của mình. Với các doanh nghiệp, Techcombank xem
xét các chỉ tiêu tài chính thông qua các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính là
các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Còn với các khách hàng cá nhân, ngân
hàng tìm kiếm thông tin qua các nguồn khác nhau về nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi
cư trú,...đồng thời xem xét mối quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng để có
thể đánh giá toàn diện nhất về tình trạng khách hàng.

2.2. Phương pháp XHTDNB

2.2.1. Đối với khách hàng doanh nghiệp


     Phương pháp xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp mà Techcombank đang áp dụng
là phương pháp kết hợp giữa phương pháp chuyên gia (phương pháp định tính) và
phương pháp mô hình toán học (phương pháp định lượng) dựa trên các dữ liệu tài chính
và phi tài chính của doanh nghiệp. Với kỹ thuật chấm điểm định lượng các chỉ số tính
toán trực tiếp từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp và chấm điểm định tính trên cơ sở
đánh giá của ngân hàng về các mặt hoạt động của doanh nghiệp để có thể đánh giá toàn
diện các rủi ro về tài chính, rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến khả năng
hoàn trả nợ vay của DN, lợi ích mang lại cho Techcombank.

18
     Đầu tiên, các chuyên gia của Techcombank tiến hành nhận diện các nhân tố chính ảnh
hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp, mỗi nhân tố sẽ được gán
một trọng số để thể hiện tầm quan trọng tương đối của nó. Từ đó thông qua các công thức
toán học được thiết lập để tổng hợp, đánh giá, đo lường các chỉ tiêu và quyết định hạng
mức tín dụng cuối cùng.
     Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà Techcombank đưa ra các tỉ trọng đánh giá chỉ
tiêu tài chính và phi tài chính khác nhau, như đối với các doanh nghiệp trong nước thì chỉ
tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính đều chiếm 50%, còn đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài thì chỉ tiêu tài chính chỉ chiếm 40% và chỉ tiêu phi tài chính chiếm
60%.
 Về đánh giá các yếu tố tài chính: Techcombank tập trung vào đánh giá các chỉ tiêu
thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ và chỉ tiêu thu nhập của doanh
nghiệp. Các dữ liệu sau khi được tính toán và phân tích cụ thể sẽ được đem so
sánh với các chỉ số trung bình ngành và cho điểm.
 Về đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính: Techcombank sử dụng các chỉ tiêu đánh giá
tổng quát về chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ, chỉ tiêu về trình độ quản lý, chỉ tiêu đánh
giá môi trường kinh doanh của tổ chức, chỉ tiêu quan hệ tín dụng và các chỉ tiêu
khác.

2.2.2. Đối với khách hàng cá nhân


     Nhóm chỉ tiêu về khách hàng cá nhân bao gồm các chỉ tiêu về nhân thân, chỉ tiêu về
tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ và các chỉ tiêu quan hệ với Techcombank và các tổ chức
tín dụng khác. Hai phương pháp sử dụng cho khách hàng cá nhân bao gồm phương pháp
định lượng và phương pháp định tính. Để thực hiện phương pháp định tính,
Techcombank đưa ra các tiêu chí về khách hàng liên quan đến rủi ro tín dụng để các
chuyên gia có thể đánh giá. Sau đó kết quả đánh giá của các chuyên gia sẽ được tập hợp
lại xử lý dựa trên các số liệu thực tiễn như mức độ nợ, khả năng trả nợ,....để có thể phát
hiện ra các biến số ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và cho ra kết quả cuối cùng. 

2.3. Quy trình XHTDNB


2.3.1. Quy trình xếp hạng của hệ thống XHTDNB ngân hàng Techcombank

Tại Techcombank, ngân hàng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với
các đối tượng khách hàng là các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng. Trong khả
năng tìm hiểu hiện tại của nhóm, nhóm xin trình bày về các đối tượng là tổ chức kinh tế
và có quan hệ tín dụng với Techcombank. Hiện tại, ngân hàng đang áp dụng quy trình số

19
131/2011/QT – theo chuẩn QCA về xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh
nghiệp.

Bảng 2.5. Tiến trình thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại Techcombank

Đơn vị chịu trách nhiệm Tiến trình thực hiện

Chi nhánh, văn phòng giao dịch

Chuyên viên khách hàng

Khối quản trị rủi ro

Chuyên viên khách hàng

Trung tâm QTRR tín dụng thuộc khối


doanh nghiệp, kiểm soát đơn vị

Trung tâm QTRR tín dụng thuộc khối


KHDN, kiểm soát đơn vị và khối QTRR

20
2.3.2. Quy trình chấm điểm của hệ thống XHTDNB Techcombank

2.3.2.1. Đối với khách hàng tổ chức

Bước 1: Xác định ngành kinh tế


     Bước đầu tiên thực hiện trong quá trình là xác định ngành kinh doanh chính của tổ
chức đó. Ngành kinh doanh chính của khách hàng là ngành mang lại trên 50% doanh thu
trong 3 năm liên tục. Trường hợp tổ chức kinh doanh đa ngành, không có ngành nào
doanh thu trên 50% thì ngành kinh doanh chính là ngành có tiềm năng phát triển nhất
trong tương lai.
 
Bước 2: Xác định quy mô doanh nghiệp
     Sau khi xác định ngành kinh tế, Techcombank phân loại doanh nghiệp theo quy

21
mô lớn, vừa và nhỏ theo các đặc điểm về: doanh thu thuần, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản,
doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, doanh số mua bán ngoại tệ, số lượng lao động,…
 
Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của tổ chức
     Doanh nghiệp được chia thành các loại hình sở hữu tùy theo đối tượng sở hữu:
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp khác. Tùy
theo mỗi loại hình sở hữu, các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp đó được nhân với
trọng số khác nhau.
 
Bước 4: Xác định và chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
     Mỗi tổ chức sau ba bước đánh giá trên sẽ có bộ chỉ tiêu đánh giá xếp hạng khác
nhau. Techcombank sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá các yếu tố tài chính
của tổ chức qua việc phân tích các báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức đó. Các
chỉ tiêu tài chính được chia thành các nhóm chỉ tiêu: nhóm các chỉ tiêu thanh khoản,
nhóm các chỉ tiêu hoạt động, nhóm các chỉ tiêu cân nợ và nhóm các chỉ tiêu thu nhập.
 
                      Bảng 2.1. Tỷ trọng chỉ tiêu tài chính tại Techcombank
 
Chỉ tiêu Tỷ trọng (%)
Chỉ tiêu thanh khoản 16

1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8


2. Khả năng thanh toán nhanh 8

Chỉ tiêu hoạt động 30


3. Vòng quay hàng tồn kho 10

4. Kỳ thu tiền bình quân 10


5. Hiệu quả sử dụng tài sản 10

Chỉ tiêu cân nợ 30


6. Nợ phải trả/ Tổng tài sản 10

7. Nợ phải trả/ VCSH 10


8. Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ tại ngân hàng 10

Chỉ tiêu thu nhập 24

22
9. Tổng thu nhập trước thuế/ Doanh thu 8
10. Tổng thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản có 8

11. Tổng thu nhập trước thuế/ VCSH 8


Tổng 100
 
                                                              (Nguồn: Ngân hàng Techcombank Bắc
Ninh)
 
Bước 5: Xác định và chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
     Việc đánh giá một tổ chức để xếp hạng tín dụng không chỉ dừng lại ở việc phân
tích báo cáo tài chính mà còn phân tích cả các nhân tố trong và ngoài tổ chức đó. Bộ chỉ
tiêu phi tài chính được chia thành 05 nhóm, bao gồm:
 Các chỉ tiêu về lưu chuyển tiền tệ
 Các chỉ tiêu về trình độ quản lý
 Các chỉ tiêu về quan hệ tín dụng (quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác,
quan hệ tín dụng với Techcombank)
 Chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh của tổ chức
 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động khác
 
  Bảng 2.2. Tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính tại Techcombank (đơn vị: %)
                        
Chỉ tiêu phi tài chính DN nhà DN có vốn đầu tư nước DN
nước ngoài  khác
1. Lưu chuyển tiền tệ 20  20 27

2. Trình độ quản lý 27 33 27

3. Quan hệ tín dụng  33 33 31

4. Môi trường kinh doanh 7 7 7

5. Các đặc điểm hoạt động 13 7 8


khác

23
 
                                                                  (Nguồn: Ngân hàng Techcombank Bắc Ninh)
Bước 6: Tính tổng điểm và xếp hạng tín dụng
 
                  Bảng 2.3. Tỷ trọng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tại
Techcombank
 
Chỉ tiêu DN nhà DN có vốn đầu tư nước DN
nước ngoài  khác
Chỉ tiêu tài chính 50% 40% 60%

Chỉ tiêu phi tài chính 50% 60% 40%

Điểm thưởng cho BCTC đã được +6 điểm +6 điểm +6 điểm


kiểm toán
    
                                                                 (Nguồn: Ngân hàng Techcombank Bắc Ninh)
     Sau khi chấm điểm theo các chỉ tiêu, tổng điểm xếp hạng tín dụng của tổ chức sẽ được
tính bằng công thức:
Tổng điểm đạt được = Tổng điểm các chỉ tiêu tài chính x tỷ trọng chỉ tiêu tài chính +
Tổng điểm các chỉ tiêu phi tài chính x tỷ trọng chỉ tiêu phi tài chính + điểm thưởng
(nếu có)
Trong đó:
11
Tổng điểm các chỉ tiêu tài chính= ∑ AA (Chỉ tiêu tài chính n x tỷ trọng tương ứng)
n =1
5
Tổng điểm các chỉ tiêu phi tài chính= ∑ A (Chỉ tiêu phi tài chính n x tỷ trọng tương
n =1

ứng).
     Đối với bước thứ 6 về đưa ra chỉ số xếp hạng, dựa trên tổng điểm đạt được sau
khi tính tính PD (đã nhân với trọng số), các doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng từ
AAA (rủi ro thấp nhất) tới D (rủi ro cao nhất) như bảng trình bày sau:
       Bảng 2.4. Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng Techcombank
 
Điểm Xếp Đánh giá xếp loại doanh nghiệp
số hạng

24
>92,4 AAA Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng
phát triển, thiện chí tốt. Rủi ro thấp nhất. Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu
cầu tín dụng (như ưu đãi lãi suất, áp dụng cho vay không cần tài sản
đảm bảo). Tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

84,8- AA Hoạt động hiệu quả, triển vọng và thiện chí tốt. Rủi ro thấp. Ưu tiên
92,3 đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng (như ưu đãi lãi suất, có thể áp dụng
cho vay không cần tài sản đảm bảo). Tăng cường mối quan hệ với
khách hàng.
77,2- A Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tương tốt, khả năng trả nợ đảm
84,7 bảo, có thiện chí. Rủi ro thấp. Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng,
không yêu cầu cao về các biện pháp bảo đảm tiền vay.

69,6- BBB Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển. Tuy nhiên đang có
77,1 những hạn chế về mặt tài chính hoặc về quản lý. Rủi ro trung bình. Có
thể nới rộng tín dụng, tuy nhiên hạn chế về ưu đãi cho vay. Đánh giá
chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn.

62- BB Hoạt động hiệu quả thấp. Năng lực tài chính và năng lực quản trị ở
69,5 mức trung bình. Rủi ro trung bình. Có thể gặp khó nếu như tình hình
bất lợi kéo dài. Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ đáp ứng nhu cầu trong
ngắn hạn và yêu cầu tài sản đảm bảo đầy đủ.

54,4- B Hiệu quả hoạt động không cao, dễ bị biến động khi gặp các điều kiện
61,9 kinh tế bất lợi. Tương đối rủi ro. Tập trung thu hồi nợ vay.

46,8- CCC Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính không đảm bảo, năng lực
54,3 quản trị kém. Rủi ro. Có nguy cơ mất vốn. Hạn chế cho vay tín dụng.
Chỉ giãn nợ và gia hạn nợ khi có phương án khắc phục khả thi.

39,2- CC Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính không đảm bảo, năng lực
46,7 quản trị kém. Rủi ro cao.

25
31,6- C Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khó có khả năng phục hồi. Năng lực tài
39,1 chính và năng lực quản trị ở mức rất kém. Khó có khả năng trả nợ
đúng hạn hoặc tệ hơn là không thu hồi được nợ vay. Rủi ro rất cao.
Tập trung lập ra các phương án thu hồi nợ, kể cả xử lý sớm các tài sản
đảm bảo. Xem xét đưa ra toà kinh tế.

<31,6 D Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên, năng lực tài chính không lành
mạnh, năng lực quản lý ở mức rất kém. Đặc biệt rủi ro. Khó có khả
năng thu hồi nợ vay. Tìm ra mọi biện pháp thu hồi nợ, xử lý sớm tài
sản đảm bảo. Xem xét đưa ra toà kinh tế.

                                                                                              
                                                               (Nguồn: Ngân hàng Techcombank
Bắc Ninh)

2.4.2.2. Đối với khách hàng cá nhân

Để đảm bảo tính khách quan và công bằng cho xếp hạng tín dụng cá nhân, ngân hàng
Techcombank không công bố rộng rãi chi tiết điểm cho từng chỉ tiêu và các chỉ tiêu trong
xếp hạng tín dụng được chia thành các nhóm chính bao gồm:
 Nhóm chỉ tiêu về nhân thân bao gồm: tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học
vấn, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin, nơi cư trú, thời gian cư trú.
 Nhóm chỉ tiêu về quan hệ với các tổ chức tín dụng bao gồm: uy tín của khách hàng
trong giao dịch tín dụng, quan hệ với Techcombank.
 Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ bao gồm: mức thu nhập hàng tháng, chênh lệch
giữa thu nhập và chi tiêu hàng tháng, loại hình công việc, thời gian công tác, giá trị
tài sản khách hàng hiện đang sở hữu, giá trị các khoản nợ, số người sống phụ
thuộc.
 Nhóm chỉ tiêu về tài sản đảm bảo (TSĐB): loại hình TSĐB, chủ sở hữu TSĐB là
khách hàng hay bên thứ ba, giá trị TSĐB, giá trị khoản vay trên TSĐB.
     
    Hạng tín dụng của khách hàng cá nhân được Techcombank tính dựa trên tổng điểm số
tín dụng mà khách hàng đạt được và được phân loại như sau:

Bảng 2.5. Bảng phân loại xếp hạng khách hàng cá nhân theo điểm số

26
ST Điểm Xếp hạng
T

1 610-619 AAA

2 600-609 AA

3 590-599 A

4 580-589 BBB

5 571-579 BB

6 570 B

7 559-569 CCC

8 549- 559 CC

9 530-549 C

Nguồn: Techcombank, Quy định hướng dẫn xếp hạng tín dụng, năm 2015
3.1. Ưu điểm

1. Nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng


Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp Techcombank có cái nhìn tổng thể về rủi ro
tín dụng, dễ dàng nhận biết xem rủi ro tập trung ở hạng mục nào( Khách hàng, ngành
nghề,...) để từ đó có sự điều chỉnh thích hợp tránh đầu tư quá mức vào một hạng mục
để giảm thiểu rủi ro.

2. Hệ thống xếp hạng TDNB có sự liên kết chặt chẽ, giúp ngân hàng phân loại chính
xác và đầy đủ về khách hàng trước khi cho vay. Từ đó giúp Techcombank hoạch định
được chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro phù hợp với từng nhóm khách
hàng. Đây là căn cứ quan trọng để định hướng tín dụng (mở rộng, duy trì hay thu hẹp
quy mô), xác định lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay,....Hệ thống xếp hạng TDNB

27
cũng chính là bộ lọc đối với những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng thấp, tùy
theo mức độ rủi ro Tech sẽ tăng dần yêu cầu về điều kiện cho vay, tài sản đảm bảo
hoặc có thể sử dụng các biện pháp tập trung thu hồi nợ.

3. Với hệ thống XHTD này, việc đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng tại
Techcombank được thực hiện tập trung và thống nhất trong suốt quá trình cho vay
và quản lý khoản vay từ Hội sở chính đến tất cả các Chi nhánh.

4. Với việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ và trích lập
dự phòng rủi ro sẽ giúp Techcombank thực hiện theo đúng quy định của NHNN.
Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và là động lực góp phần đẩy nhanh lộ
trình hiện đại hóa, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro trong bối cảnh
hội nhập kinh tế.

3.2. Hạn chế 

3.2.1. Mô hình xếp hạng tín dụng chưa lượng hóa được đầy đủ rủi ro của khách
hàng

Hệ thống đánh giá xếp hạng nội bộ đang áp dụng hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc xếp
hạng phân loại khách hàng và nhóm nợ, chưa đánh giá hết rủi ro tín dụng của khoản vay
do hạn chế trong cơ sở dữ liệu đầu vào (tính tin cậy BCTC thấp, các chỉ tiêu phi tài chính
chưa cụ thể...). Do đó chưa xây dựng được mô hình thích hợp cho việc lượng hóa mức độ
rủi ro của khách hàng như tổn thất ước tính của một khoản vay tương lai (về kỳ đáo hạn
hiệu dụng, xác suất vỡ nợ…). 

3.2.2. Bộ chỉ tiêu hiện tại phân chia loại hình khách hàng doanh nghiệp chưa hợp lý

Bộ chỉ tiêu phi tài chính của Techcombank đang chia làm 3 nhóm khách hàng doanh
nghiệp : Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Doanh
nghiệp khác. Phân loại theo cách này thì loại hình Doanh nghiệp khác đang bao gồm đa
dạng cả Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa, Doanh nghiệp nhỏ thậm chí các Doanh
nghiệp siêu nhỏ. Việc áp dụng cố định tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính tương đương
nhau cho tất cả các loại hình doanh nghiệp này là chưa tối ưu.
 
Ví dụ chỉ tiêu Quan hệ tín dụng giữa một Doanh nghiệp lớn và một Doanh nghiệp nhỏ là
khác nhau, vì nguồn tài chính của các DNNVV chủ yếu dựa vào nguồn vốn nội bộ của

28
chủ DN, nguồn vốn nội bộ này có được nhờ huy động vốn mới từ cổ đông, tiền tiết kiệm
cá nhân của chủ sở hữu hoặc từ phần lợi nhuận được giữ lại hoặc chưa phân phối từ
nguồn thu hoạt động kinh doanh có được trong những năm trước. Vì vậy với một
DNNVV đang cần được khuyến khích tiếp cận tín dụng, chỉ tiêu Quan hệ tín dụng có thể
giảm tỷ trọng hơn so với khi xem xét một tập đoàn lớn.

3.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân chưa đầy đủ

Trong số các thông tin về khách hàng cá nhân mà cán bộ tín dụng cần thu thập, mới có
những chỉ tiêu sau phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng : mức thu nhập hàng tháng,
chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu hàng tháng, loại hình công việc, thời gian công tác,
giá trị tài sản khách hàng hiện đang sở hữu, giá trị các khoản nợ, số người sống phụ
thuộc. 

Trong khi đó, khả năng trả nợ phụ thuộc vào nhiều chỉ số khác xác đáng hơn chưa được
kể đến như tỷ lệ trả nợ đúng hạn, tỷ lệ giữa thu nhập ròng ổn định và số tiền phải trả
trong kỳ hay tình hình trả nợ gốc và lãi với các tổ chức tín dụng khác trong 12 tháng vừa
qua. Chỉ xem xét thu nhập cá nhân trong một năm, giá trị tài sản khách hàng hiện đang sở
hữu hay giá trị các khoản nợ của khách hàng là chưa đủ nói lên khả năng trả nợ và có thể
gây ra nhiều rủi ro.

3.2.4. Chưa có bộ chỉ tiêu xét riêng cho khách hàng là tổ chức tín dụng

Hiện nay, Techcombank tiến hành xếp hạng tín dụng cho tổ chức tín dụng theo cùng một
quy trình với khách hàng doanh nghiệp khác, vì chung quy thì tổ chức tín dụng cũng là
một loại hình doanh nghiệp. Về lý thuyết là vậy nhưng thực tế nếu áp dụng cùng một bộ
chỉ tiêu cũng như tỷ trọng các chỉ tiêu tương đương giữa một doanh nghiệp kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ khác với tổ chức tín dụng sẽ để lại nhiều lỗ hổng trong quá trình xếp
hạng.

Đơn cử khi xem xét tổ chức tín dụng, thì bộ chỉ tiêu cho khách hàng doanh nghiệp tại
Techcombank chưa có một số chỉ tiêu quan trọng như tỷ lệ an toàn vốn (CAR), chất
lượng tài sản hay cơ chế quản lý rủi ro của ngân hàng. Xét tới những tiêu chí này là vô
cùng quan trọng để đánh giá tổ chức tín dụng, ví dụ như một ngân hàng thương mại khác
đến vay vốn Techcombank.

3.2.5. Quá trình nhập liệu phụ thuộc chủ yếu vào cán bộ tín dụng

29
Như trong quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân chúng em có đề cập đến 2 loại
User : User chấm điểm là các chuyên viên thẩm định thuộc trung tâm thẩm định và phê
duyệt tín dụng tập trung, khối quản trị rủi ro; và User duyệt kết quả: Các trưởng nhóm,
chuyên gia phê duyệt thuộc trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng tập trung, khối
quản trị rủi ro. Như vậy, các cán bộ tín dụng hoàn toàn có thể nhập sai các thông tin và số
điểm một cách vô tình hay cố ý, dẫn đến những món vay rơi vào tay các cá nhân không
đáng tin cậy, rủi ro cao.

Bên cạnh khách hàng cá nhân, quy trình xét duyệt cho khách hàng doanh nghiệp cũng
mới chỉ được tiến hành qua các cán bộ tín dụng. Vấn đề này đặc biệt đáng lo ngại với các
chỉ tiêu phi tài chính, để đạt chỉ tiêu cho vay các nhân viên tín dụng có thể chấm theo ý
thích. Sai sót nghiêm trọng còn có thể xuất phát chỉ do vô tình khi một số chuyên viên
thẩm định có thể thiếu kinh nghiệm thực tế, đánh giá chưa đúng khả năng thực tế của
khách hàng làm cho những số liệu đánh giá trên bảng xếp hạng không phản ánh đúng
năng lực tín dụng thực sự của khách hàng.

30

You might also like