You are on page 1of 11

1.

GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình thanh khoản của Ngân hàng thương mại đã
tiến triển, có khởi sắc hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới (2007-2009) nói
chung và sau 2 lần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói riêng (từ năm 2012
đến năm 2015), ngân hàng vẫn phải đối mặt với diễn biến nợ xấu ngày càng đa dạng,
nguồn vốn tín dụng kém hiệu quả, lãi suất nhiều biến động,..Vì vậy, tính thanh khoản của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn. Ủy ban Basel về
giám sát ngân hàng (BCBS 2004) đã chỉ ra một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc
khủng hoảng mà phần lớn đã bị bỏ qua trong quá khứ chính là vấn đề thanh khoản. Vì
vậy, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn còn nhiều rủi ro
tiềm ẩn. Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu trả nợ ngắn
hạn, không đủ vốn để đáp ứng những nhu cầu cần thiết dẫn đến mất uy tín, nguy cơ đổ vỡ
hệ thống. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh
khoản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam" để nghiên cứu thông qua thuật toán học
máy (machine learning). Đây là thuật toán ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho phép máy tính
có khả năng cải thiện chính bản thân chúng dựa trên dữ liệu mẫu (training data) hoặc dựa
vào kinh nghiệm (những gì đã được huấn luyện).

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI


2.1. Mục tiêu tổng quát:
Rủi ro thanh khoản đã trở thành mối lo ngại và thách thức trong thời đại các ngân hàng
thương mại hiện đại, nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến uy tín
của mỗi ngân hàng. Tại Việt Nam vấn đề giám sát rủi ro thanh khoản của ngân hàng Nhà
nước vẫn chưa được đúng như kỳ vọng. Ngân hàng thương mại là một phần quan trọng
của khối cung tiền tệ trong nền kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của
ngân hàng trung ương. Một ngân hàng có tính thanh khoản tốt sẽ giúp cho hệ thống ngân
hàng vững mạnh, từ đó giúp cho thị trường tài chính và nền kinh tế đất nước ổn định. Vì
vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn bổ sung vào nhóm nghiên cứu thực
nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương
mại và có thể giúp cho các nhà quản lý ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý
cho ngân hàng.

2.2. Mục tiêu cụ thể: Xác định một số mục tiêu cụ thể cần đạt được để đạt được mục
đích tổng quát

Theo Brunnermeier và Yogo (2009), có một số rủi ro khác mà ngân hàng phải đối mặt
như rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro lãi suất, có thể lên đến đỉnh điểm dưới dạng
rủi ro thanh khoản. Theo Crowe (2009), một ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, thu
nhập cao và nguồn vốn dồi dào vẫn có thể phá sản nếu không duy trì được tính thanh
khoản. Do đó, nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy hệ thống ngân
hàng thương mại nên chú ý đến rủi ro thanh khoản để đối phó với những thay đổi trong
chính sách tiền tệ (Akhtar, 2007).

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

 Khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) tác động thế nào đến rủi ro thanh
khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam?
 Khả năng sinh lợi trên tài sản (ROA) tác động thế nào đến rủi ro thanh khoản của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam?
 Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tác động thế nào đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam?
 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) tác động thế nào đến rủi ro thanh khoản của các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam?
 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) tác động thế nào đến rủi ro thanh khoản của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam?
 Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (LDR) tác động thế nào đến rủi ro thanh khoản
của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam?
 Quy mô ngân hàng (SIZE) tác động thế nào đến rủi ro thanh khoản của các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam?
 Tỷ lệ lạm phát (INF) tác động thế nào đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam?
 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) tác động thế nào đến rủi ro thanh khoản của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam?

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là 20 ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn
2012-2022 được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) bao gồm: Ngân hàng Thương mại
Cổ phần An Bình (ABB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam (CTG), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu
Việt Nam (EIB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Việt Nam (HDB), Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (KLB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện
Liên Việt (LPB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBB), Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á
(NAB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB), Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam
Á (SSB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn- Hà Nội (SHB), Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (STB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương
Việt Nam (TCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPB), Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng
(VPB).
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong phần này, học viên cần chỉ rõ phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu mà khóa
luận sẽ sử dụng để tìm câu trả lời cho nghiên cứu đặt ra. Cụ thể: (i) Trình bày tính phù
hợp của phương pháp nghiên cứu được lựa chọn và nêu rõ phương pháp nghiên cứu được
lựa chọn có thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra; (ii) Trình bày đối tượng nghiên
cứu và mẫu nghiên cứu; (iii) Mô tả các biến, cách thức đo lường các biến, nguồn số liệu
(số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp) và cách thức điều tra chọn mẫu và thu thập số liệu); (iv)
Mô tả tóm tắt quá trình xử lý và phân tích số liệu (quy trình phân tích số liệu và kiểm
định các giả thuyết). Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, quyết
định giá trị của các kết quả nghiên cứu của khóa luận. Thông thường, cơ sở lựa chọn của
phương pháp nghiên cứu là các phân tích trong phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Trong một khóa luận có thể áp dụng nhiều phương pháp phân tích số liệu khác nhau để
trả lời cho các câu hỏi khác nhau. Lưu ý: Nếu có mô hình thì phải nêu được mô hình lý
thuyết và mô hình thực nghiệm trong nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp định lượng, tác giả thu
thập thủ công thông qua dữ liệu từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thường niên
của 20 NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2022 được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Nghiên cứu sẽ được thực hiện bằng ngôn ngữ lập trình Python và thuật toán sử dụng cho
mô hình là Multiple linear regression, thuật toán này được sử dụng cho đa biến phân tích
hồi quy trong Supervised learning của học máy, qua các bước sau:
Bước 1: Thực hiện thống kê mô tả, làm sạch và lọc dữ liệu.
Bước 2: Tìm thuật toán thích hợp cho mô hình và dữ liệu
Bước 3: Xác định hiệu suất và độ tin cậy của mô hình, hệ số hồi quy và trực quan hóa kết
quả.
Mô hình nghiên cứu: Kế thừa mô hình của các tác giả trước Vodová (2013), Singh &
Sharma (2018), các biến độc lập mà tác giả sử dụng trong mô hình là quy mô ngân hàng
(SIZE), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát
(INF) là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Đồng thời nghiên cứu của Rauch et al. (2010), Aspach và cộng sự. (2005) cũng chứng
minh tác động của khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) đến tính thanh khoản của
ngân hàng thương mại. Ngoài ra, một vài nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra tác động của tỷ
lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng
thương maị tại Việt Nam như Munteanu (2012), Sopan và Dutta (2018), Hong
(2015).

còn ROE, NPL, LDR

Mô hình được đưa ra như sau:


LIQRit = α + β1ROAit + β2ROEit + β3CAPit + β4LDRit + β5LLDit + β6INLit +
β7GDPit + β8SIZEit + β9NPLit + uit
Trong đó:
α: hệ số chặn
β1, … β7: Các hệ số hồi quy riêng lẻ của biến độc lập.
i: Ký hiệu của ngân hàng
t: Ký hiệu cho năm
u: Thể hiện sai số của mô hình.

Biến phụ thuộc:


LIQR: Rủi ro thanh khoản
Biến độc lập:
ROE: Khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
ROA: Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản
NPL: Tỷ lệ nợ xấu
CAP: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
LLD: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
LDR: Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động
SIZE: Quy mô ngân hàng
INF: Tỷ lệ lạm phát
GDP: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

Giả thuyết nghiên cứu về các biến độc lập (đọc thêm bài link ufm)

ROE= Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu


H1: Khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có mối tương quan tích cực với rủi ro thanh
khoản đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

ROA= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản


H2: Khả năng sinh lời trên tổng tài sản có mối tương quan tích cực với rủi ro thanh
khoản đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

NPL= Tổng nợ xấu/ Tổng cho vay


H3: Tỷ lệ nợ xấu có mối tương quan tích cực với rủi ro thanh khoản đối với các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam

CAP= Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản


H4: Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu có mối tương quan tiêu cực với rủi ro thanh khoản đối với các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam

LLD: Dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng cho vay


H5: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối tương quan tiêu cực với rủi ro thanh khoản đối
với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
LDR: Tổng cho vay/ Tổng huy động ngắn hạn
H6: Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động có mối tương quan tích cực với rủi ro thanh khoản
đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

SIZE = Log(Tổng tài sản)


H7: Quy mô ngân hàng có mối tương quan tích cực với rủi ro thanh khoản đối với các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam

INF thường được đo bằng tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng CPI.
H8: Tỷ lệ lạm phát có mối tương quan tiêu cực với rủi ro thanh khoản đối với các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam

GDP: Thước đo tiền tệ về giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của
một hoặc nhiều quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể
H9: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan tiêu cực với rủi ro thanh khoản đối với
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : Nêu các nội dung nghiên cứu cần bám sát nhằm đạt
được các mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu bám sát các biến độc lập để xem xét chúng có tác động thế nào đến biến phụ
thuộc

7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI : Nêu rõ luận điểm (tranh luận chính) sẽ được chứng
minh trong khóa luận và những đóng góp của nghiên cứu – là các đóng góp về mặt học
thuật giúp làm giàu tri thức (hiểu biết) trong lĩnh vực nghiên cứu hay góp phần giải quyết
vấn đề thực tiễn.
Nghiên cứu kế thừa những giá trị của những nghiên cứu trước có đề tài tương tự để từ đó
đúc kết được những kết luận hợp lý cũng như đưa ra ra những giải pháp phù hợp với tình
hình kinh tế hiện tại. Nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ lập trình python để xử lý dữ liệu,
đem đến một cách thức nghiên cứu mới, chưa được sử dụng rộng rãi nhưng lại mang tính
hiệu quả cao. Đóng góp thêm vào những nghiên cứu thực nghiệm và là nền tảng cho
những nghiên cứu sau này.

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU


Mục tiêu của phần này là chứng minh khoảng trống tri thức trong lĩnh vực nghiên cứu
của đề tài (research gap) mà đề tài khóa luận được thực hiện sẽ góp phần lấp một phần
(hoặc toàn bộ) khoảng trống tri thức đó. Từ đó, khóa luận xác định mục tiêu nghiên cứu
và phát triển thành câu hỏi nghiên cứu (như đã trình bày ở phần trên). Trong nghiên cứu
thực nghiệm, từ câu hỏi nghiên cứu tác giả có thể phát triển thành giả thuyết nghiên cứu
và giả thuyết nghiên cứu này sẽ được kiểm định bằng phương pháp nghiên cứu và
phương pháp phân tích số liệu phù hợp. Nội dung phần tổng quan tình hình nghiên cứu
cần đề cập tới những vấn đề chính sau đây:
- Những hướng nghiên cứu chính của vấn đề cần đề cập đã được thực hiện;
- Những cơ sở lý luận chính đã được áp dụng để nghhiên cứu vấn đề;
- Những kết quả nghiên cứu chính của các công trình nghiên cứu trước đây;
- Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng;
- Hạn chế của những nghiên cứu trước và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.
Phần tổng quan tình hình nghiên cứu phải đạt được những yêu cầu sau đây:
- Tính toàn diện: sinh viên phải tổng hợp được những nghiên cứu điển hình về lý thuyết
và thực nghiệm, nghiên cứu kinh điển và nghiên cứu mới nhất, nghiên cứu được tiến
hành (và công bố) trong và ngoài nước;
- Tính phê phán: tổng hợp, so sánh, phân tích, và đánh giá những nghiên cứu trước một
cách có hệ thống, chỉ rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế của các nghiên cứu
trước, từ đó xác định “khoảng trống” tri thức hoặc những câu hỏi nghiên cứu còn bỏ ngỏ;
- Tính phát triển: Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những nghiên cứu trước, học viên gợi
mở những lĩnh vực cần tiếp tục nghiên cứu liên quan tới đề tài.

là cái này lược khảo mấy nghiên cứu trước

Đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Các bài dưới đây là các nghiên cứu tiêu biểu trong
và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam.

Đầu tiên là nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005), nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ
bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập trên cơ sở hàng quý, giai đoạn 1985 – 2003.
Các tác giả đã chỉ ra những yếu tố quyết định chính sách thanh khoản của các ngân hàng
ở Anh, chính sách của Ngân hàng Trung ương và chu kỳ kinh tế có tác động như thế nào
đến một mức hỗ trợ thanh khoản (Liquydity Buffer). Chắc chắn rằng Ngân hàng Trung
ương sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng để duy trì khả năng thanh khoản, họ có thể cung
cấp một sự hỗ trợ vốn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị khủng hoảng thanh
khoản với tư cách người cho vay cuối cùng (LOLR).

Năm 2006, Valla và Escorbiac đã chỉ ra rằng những yếu tố: xác suất có được sự hỗ trợ từ
cho vay cuối cùng, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, tăng trưởng cho vay, lãi suất
ngắn hạn; và lợi nhuận ngân hàng có tương quan âm với khả năng thanh khoản. Ngược
lại, quy mô ngân hàng có thể tương quan âm hoặc dương với khả năng thanh khoản. Bản
chất của nghiên cứu này cũng tương tự như của các tác giả Aspachs & cộng sự (2005).

Khác với những nghiên cứu trước, năm 2011, Bonfirm và Kim tập trung nghiên cứu các
ngân hàng ở Châu Âu và Bắc Mỹ trước và sau khủng hoảng để nêu ra được các yếu tố nội
tại và vĩ mô có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nghiên cứu thu thập
dữ liệu từ Bankscope giai đoạn 2002-2009. Các tác giả đã chỉ ra rằng đa số các ngân hàng
thường bỏ qua các yếu tố bên ngoài – những yếu tố quan trọng hỗ trợ cho khả năng thanh
khoản. Do đó, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổ chức tài chính bên
cạnh những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản.

Cũng trong năm 2011, nghiên cứu của Vodová

Năm

9. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Cần trình bày những việc làm cụ thể trong từng giai đoạn, theo thứ tự thực hiện. Nêu rõ
thời gian dự kiến cho từng công việc/hoạt động nghiên cứu.

10.BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA KHÓA LUẬN


Trình bày cụ thể tên các chương, nội dung các chương, các tiểu mục.
1. Sự cấp thiết của đề tài
2. Cơ sở lý thuyết
3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
4.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Valla, N., Saes-Escorbiac, B., & Tiesset, M. (2006). Bank liquidity and financial stability.
Financial Stability Review, 9, 89-104. https://www.bis.org/ifc/publ/ifcb28g.pdf

2. Aspachs, O., & Nier, E., & Tiesset, M. (2005). Liquidity, banking regulation, and
macroeconomics. Proof of shares, bank liquidity from a panel the bank's UK resident.
SSRN Journal, 11, 140. https://doi.org/10.2139/ssrn.673883

3. Bonfim, D., & Kim, M. (2014). Liquidity risk in banking: is there herding? (Discussion
Paper No. 2012-024). Tilburg University: European Banking
Center. https://www.eba.europa.eu/sites/default/documents/files/documents/
10180/598223/94d7a979-4a5c-4e51-a85a-70a79b948c8b/Bonfim-and-Kim.pdf?retry=

4.

You might also like