You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


(Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ


Đề tài

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU


NHẬP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Giảng viên: TS Lê Đình Hải


Lớp: QH20121E KTQT CLC 1
Môn: Phương pháp nghiên cứu kinh tế
Sinh viên thực hiện: Vũ Thu Huyền
Mã sinh viên: 21050884

Hà Nội, tháng 2 năm 2023

1
MỤC LỤC

PHỤ LỤC CÁC BẢNG.......................................................................................................... 3


PHỤ LỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................................. 3
STT ......................................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 4
1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu: ........................................................................................ 4
2. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 4
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 5
3.1 Mục tiêu chung .......................................................................................................... 5
3.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 6
5. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 6
7. Tính đóng góp của đề tài ................................................................................................. 6
7.1 Đóng góp cho việc tăng trưởng kinh tế ......................................................................... 6
7.2 Đóng góp cho yếu tố về con người ............................................................................ 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 8
1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................ 8
1.1 Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập ........................................................................ 8
1.2 Đo lường bất bình đẳng thu nhập .............................................................................. 8
Hình 1. Đường cong Lorenz ............................................................................................ 9
1.3 Lý thuyết về các yếu tố liên quan đến bất bình đẳng thu nhập ................................ 10
2. Cở sở thực tiễn .............................................................................................................. 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ........................................ 14
1. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập nước ngoài............................................................. 14
2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam ............................................................ 14
3. So sánh tình hình bất bình đẳng thế giới với trong nước .............................................. 17
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN .................................................................................................... 18
1. Tóm tắt tổng quan về bài nghiên cứu ............................................................................ 18
2. Đề xuất chính sách ........................................................................................................ 18
3. Hạn chế của đề tài ......................................................................................................... 19
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... 20

2
PHỤ LỤC CÁC BẢNG

STT Bảng

1 Hệ số GINI giai đoạn 2016-2020

2 Chênh lệch giữa nhóm có thu nhập thấp nhất và nhóm có thu
nhập cao nhất giai đoạn 2016-2020

PHỤ LỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ
STT

1 Đường cong Lorenz

2 Biểu đồ biểu diễn nghiên cứu về thu nhập của người dân tại
Nam Phi trong 1 tuần nghiên cứu

3
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Mỗi nền kinh tế trên mỗi quốc gia đều khát khao tăng trưởng mạnh và bền vững.
Tuy nhiên, để một quốc gia có thể phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ thì có rất nhiều
vấn đề cần khắc phục và bất bình đẳng thu nhập là một trong số đó. Những năm cuối thập
kỉ 1980 - đầu thập kỉ 1990, các nhà lý thuyết và sử gia kinh tế cho rằng bất bình đẳng cản
trở con đường đi đến thịnh vượng: bất bình đẳng làm tăng gánh nặng thuế, việc giới thiệu
bóp méo động cơ sản xuất, và vì thế làm chậm tăng trưởng (Bertola 1993; Perotti 1993;
Alesina & Rodrik 1994; Persson & Tabellini 1994). Bất bình đẳng làm tăng bất ổn chính
trị (bạo động, ám sát, nội chiến) và khiến luật pháp khó bảo vệ quyền sở hữu và đầu tư
(Venieris & Gupta 1986; Alesina & Perotti 1996). Bất bình đẳng kéo theo kém phát triển
do các kênh truyền dẫn tài chính khó khăn; thị trường vốn không hoàn hảo, người nghèo
không có tài sản thế chấp để vay vốn và thoát nghèo. Bên cạnh đó, một xã hội bất bình
đẳng cao còn dễ bị tác động bởi bẫy nghèo và tăng trưởng chậm hơn so với một xã hội có
mức độ bất bình đẳng thấp hơn.

Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ đánh giá thực tế tình trạng bất bình đẳng thu nhập
tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và các biện pháp giúp hạn chế bất bình đẳng thu nhập
tại Việt Nam trong thời gian tới.

2. Tính cấp thiết của đề tài:

Báo cáo “Wealth Distribution and Income Inequality by Country 2018” cho biết: hệ số
GINI của Việt Nam là 0,424 ở mức trung bình so với các quốc gia khác trong khu vực.
Trong khi đó theo Cornia và Court (2001), hệ số GINI trong khoảng 0,30 - 0,45 là nằm
trong ngưỡng an toàn và hiệu quả, phù hợp cho tăng trưởng cao. Bất bình đẳng thu nhập của
Việt Nam vẫn trong phạm vi an toàn, nhưng sẽ có xu hướng tăng lên nếu Việt Nam không
có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này trong dài hạn. Do vậy, việc nâng hiệu
quả phân phối lại thu nhập tại Việt Nam rất được quan tâm, tuy nhiên vấn đề này lại chưa
được giải quyết triệt để.

Trước đây đã có rất nhiều nghiên cứu đi trước chỉ ra sức nóng của bất bình đẳng thu
nhập. Đề tài “Factors of Income Inequality and Their Influence Mechanisms: A Theoretical
Overview” của Anneli Kaasa (2005) sử dụng phương pháp định tính đã thống kê các yếu tố
của bất bình đẳng thu nhập được thảo luận trong các tài liệu thích hợp thành năm nhóm là
4
“tăng trưởng kinh tế”, “các yếu tố nhân khẩu học”, “các yếu tốchính trị”, “các yếu tố văn
hoá và môi trường” và “các yếu tố kinh tế vĩ mô”. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tất cả các yếu
tố này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến bất bình đẳng thu nhập của một nước. Tuy
nhiên, nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được mức tácđộng cụ thể của các yếu đó lên bất bình
đẳng thu nhập. Hơn nữa nghiên cứu này cũng đã cũ so với thời điểm hiện tại cho nên thực
trạng được đánh giá chưa thực sự sát sao. Xét khu vực trong nước, ta có nghiên cứu “Tác
động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của TS. Hoàng Thị
Yến – trường Đại học Kinh tếQuốc dân nghiên cứu về thực trạng bất bình đẳng lúc bấy giờ
và phân tích tác động qua lại lẫn nhau giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam, từ đó đề xuất hàm ý chính sách nhằm tận dụng các tác động tích cực và hạn chế
tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra được tồn tại mối quan hệ một chiều tăng trưởng kinh
tế làm tăng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam nhưng chưa đo lường được cụ thể mức tác
động của yếu tố, đối tượng điều tra còn hạn hẹp, phương pháp định lượng chỉ mới đảm bảo
các tiêu chuẩn ước lượng, chưa chỉ ra được ngưỡng Gini cần thiết. Từ đó cũng chưa đưa ra
nhiều hướng giải quyết mới cho vấn đề này

Chính vì vậy, thông qua bài nghiên cứu dưới đây, chúng em muốn đưa ra cái nhìn tổng
quan hơn về thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, từ đó đề
xuất chính sách định hướng tích cực để cải thiện vấn đề này.

3. Mục tiêu nghiên cứu:

3.1 Mục tiêu chung:

Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam giai đoạn
2016-2020 bằng cách phân tích thực trạng chênh lệch thu nhập ở giai đoạn đó dưới nhiều
góc độ, từ đó đề xuất giải pháp tích cực để giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập.

3.2 Mục tiêu cụ thể:

- Thứ nhất, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập trong thời kỳ
2016-2020.
- Thứ hai, đánh giá thực trạng vấn đề bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam thời kỳ
2016 -2020.
- Cuối cùng là đề xuất một số giải pháp để cải thiện tích cực vấn đề bất bình đẳng thu

5
nhập tại Việt Nam từ những lý do đã phân tích được.

4. Đối tượng nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: bất bình đẳng thu nhập và những người phải chịu tác động
của bất bình đẳng thu nhập.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi đối tượng: bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam và những người phải chịu
tác động của bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam.

+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu được điều tra bằng hình thức thu thập số liệu từ
các nguồn uy tín

+ Thời gian: từ ngày 1/1/2016 đến 31/12/2020.

5. Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi được tạo ra hướng tới các vấn đề sau:

- Bất bình đẳng thu nhập có tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
- Bất bình đẳng thu nhập liệu có phải là yếu tố to lớn cản trở sự tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Nam?
- Đâu là yếu tố quyết định dẫn đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam?
- Thực trạng bất bình đẳng tại Việt Nam có đang ở mức quan ngại?
- Những giải pháp nào cần được đề xuất để giải quyết vấn đề này trong tương
lai?

6. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu định tính: là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu
để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc nhằm phục vụ mục
đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu. Các thông tin này được thu thập trên các trang
web số liệu uy tín như: Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổng cục Thống Kê, …

7. Tính đóng góp của đề tài:

7.1 Đóng góp cho việc tăng trưởng kinh tế:

Việc đánh giá và nhìn nhận đúng vào thực trạng vấn đề từ đó đưa ra các giải pháp đẩy lùi
bất bình đẳng cũng giúp tăng trưởng kinh tế ổn định. Bởi bất bình đẳng và tăng trưởng kinh
tế có một mối quan hệ chặt chẽ. Muốn tăng trưởng kinh tế bình ổn và lâu dài cần phải chú

6
trọng vào giải quyết vấn đề bình đẳng giữa người với người và bất bình đẳng thu nhập là
một trong số những vấn đề nóng cần được giải quyết.

7.2 Đóng góp cho yếu tố về con người:

Bất bình đẳng thu nhập tăng cao đi đôi với khoảng cách giàu nghèo giữa người với người
được kéo dãn. Giảm thiểu bất bình đẳng bằng cách đề xuất giải pháp sau khi nhìn nhận đúng
đắn về hiện trạng cũng là một cách để giảm khoảng cách giàu nghèo, để không ai bị bỏ lại
phía sau sự phát triển nhanh chóng của thời đại.

7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý thuyết:

1.1 Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập:

Bất bình đẳng thu nhập, về kinh tế, là sự chênh lệch trong phân phối thu nhập giữa các
cá nhân, các nhóm người, dân cư, tầng lớp xã hội hoặc quốc gia. Bất bình đẳng thu nhập là
một biểu hiện, khía cạnh chính của phân tầng xã hội và giai cấp xã hội. Nó ảnh hưởng và bị
ảnh hưởng bởi nhiều hình thức bất bình đẳng khác, như bất bình đẳng về của cải, quyền lực
chính trị và địa vị xã hội. Thu nhập là yếu tố quyết định chính đến chất lượng cuộc sống, ảnh
hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của các cá nhân và gia đình, và nó cũng có thể bị tác
động bởi các yếu tố xã hội như giới tính, tuổi tác, chủng tộc hoặc dân tộc. Khái niệm này
được kiểm định và sử dụng trong nhiều các nghiên cứunhư của Fletcher, Michael A (2013),
Hoàng Thuỷ Yến (2015),... và nhiều nghiên cứu nổi tiếng khác.

Để xem xét mức độ bất bình đẳng thu nhập người ta thường dựa vào tỷ trọng thu nhập
được nhận bởi bao nhiêu phần trăm dân số. Bất bình đẳng thu nhập thường gắn với“bất công
bằng”. Bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người
dân, làm tăng tỷ lệ nghèo đói, cản trở tiến bộ y tế - giáo dục nói chung.Bất chấp niềm tin
phổ biến rằng bất bình đẳng thu nhập phần lớn phản ánh sự khác biệtcủa cá nhân về tài năng
và động lực, cũng có những nguyên nhân quan trọng về cấu trúcvà văn hóa, chẳng hạn như
thị trường lao động phân khúc, phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính
được thể chế hóa, vai trò giới và trách nhiệm gia đình.

1.2 Đo lường bất bình đẳng thu nhập:

Có rất nhiều thước đo dùng để đo lường bất bình đẳng thu nhập. Mỗi thước đo lại có
những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Để so sánh sự khác nhau trong phân phối thu
nhập theo thời gian hoặc giữa các nước với nhau, nghiên cứu này sử dụng các phương thức
đo phổ biến nhất là đường cong Lorenz, hệ số Gini. Trong đó nhiều hơn hết là hệ số Gini.

Đường cong Lorenz: Đường Lorenz mang tên nhà kinh tế học người Mỹ Max Otto
Lorenz, mô tả sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Đường cong Lorenz là sự biểu
diễn bằng hình học của hàm phân bố tích lũy, chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá
trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành.

8
Đường cong Lorenz thường được sử dụng trong việc nghiên cứu phân bố thu nhập, chỉ ra
tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệphần trăm thu nhập của họ
trong tổng thu nhập. Đường cong Lorenz giúp chúng ta dễ dàng hình dung ra mức độ bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua việc quan sát hình dạng của đường cong. Bất
bình đẳng càng lớn thì đường cong Lorenz càng xa đường công bằng tuyệt đối. Tuy nhiên,
công cụ mang tính trực quan này còn khá đơn giản, chưa lượng hoá được mức độ bất bình
đẳng và do đó khó có thể đưa ra kết luận chính xác trong những trường hợp phức tạp.

Hình 1. Đường cong Lorenz

Hệ số Gini: Hệ số Gini được Corrado Gini kế thừa kết quả nghiên cứu đường cong
Lorenz để đưa ra, tính dựa vào đường cong Lorenz. Hệ số Gini là giá trị của diện tích A
(được tạo bởi đường cong Lorenz và đường thẳng 45o từ gốc tọa độ) chia cho diện tích A+B
(là diện tích tam giác vuông nằm dưới đường thẳng 45o từ gốc tọa độ).

Khi đường cong Lorenz trùng với đường thẳng 45o (đường bình đẳng tuyệt đối) thì hệ
số Gini bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bình đẳng tuyệt đối, mọingười dân
có thu nhập như nhau; và khi đường cong Lorenz trùng với trục hoành, hệ số Gini bằng 1 (vì
B=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bất bình đẳng tuyệt đối, một người dân hưởng toàn
bộ thu nhập của cả xã hội. Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số Gini càng gần 1 thì sự
bất bình đẳng về thu nhập trong dân cư càng lớn.

Giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1, hệ số Gini càng cao thì mức độ
chênh lệch trong phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư càng lớn. Căn cứ vào hệ số Gini,

9
người ta chia quốc gia thành ba nhóm. Nếu hệ số Gini nhỏ hơn 0,4 thì quốc gia cómức độ
bất bình đẳng thấp, hệ số Gini từ 0,4 đến 0,5 là quốc gia có mức độ bất bình đẳng trung
bình và quốc gia có mức độ bất bình đẳng cao khi hệ số Gini lớn hơn 0,5. Hệ số Gini khắc
phục được nhược điểm của đường Lorenz là nó lượng hoá được mức độ bất bình đẳng thu
nhập và do đó dễ dàng so sánh mức độ bất bình đẳng thu nhập theo thời gian cũng như giữa
các khu vực, vùng và quốc gia. Tuy nhiên, thước đo này cũng có hạn chế bởi vì Gini có thể
giống nhau khi diện tích A như nhau nhưng sự phân bố các nhóm dân cư có thu nhập khác
nhau (đường Lorenz có hình dáng khác nhau).

1.3 Lý thuyết về các yếu tố liên quan đến bất bình đẳng thu nhập:

1.3.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là nhân tố quan trọng hàng đầu và điều kiện vật chất để giải quyết
các vấn đề xã hội. Tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập có mối quan hệ tác độnghai chiều.
Theo đó, bên cạnh tác động tích cực giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng thu
nhập cũng đồng thời kìm hãm sự phát triển của nó. “Giả thuyết Kuznets”cho rằng, ở mức thu
nhập bình quân đầu người thấp thì bất bình đẳng thu nhập tăng cùngvới sự gia tăng của thu
nhập bình quân đầu người và chỉ giảm trong giai đoạn phát triểnsau của quá trình công cuộc
công nghiệp hoá - tạo ra một mối liên kết hình chữ U ngượcgiữa thu nhập bình quân đầu
người và bất bình đẳng thu nhập - dựa trên một mô hình trong đó các cá nhân di cư từ khu
vực nông thôn có mức lương thấp và bất bình đẳng thu nhập thấp đến khu vực đô thị được
đặc trưng bởi bất bình đẳng thu nhập cao và thunhập trung bình cao.

1.3.2 Đô thị hóa

Đô thị hóa và quá trình phát triển đô thị là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia trên
thế giới. Mô hình kinh tế cổ điển của Harris và Todaro xem xét sự thay đổi cơ cấu cho thấy
bất bình đẳng là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa vốn là một đặc trưng của phát triển
kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá kéo theo việc ứng dụng công nghệ mớivà cách thức trong
tổ chức sản xuất. Chỉ những người lao động được đào tạo, có kỹ năngvà tay nghề mới đáp
ứng những công việc phức tạp. Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốcđộ tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phânbố dân cư. Các đô thị không
chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản

10
phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kỹ
thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, đô
thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. Thành thị
phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh
xã hội không đảm bảo. Một trong những vấn đề xã hội nảy sinh từ vấn đề đô thị hóa là
chênh lệch thu nhập, khoảng cáchgiàu nghèo ngày càng gia tăng. Sự phân hóa này có thể
thấy rõ giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập trong xã hội, giữa
các vùng kinh tế, giữa các địa phương,… số người giàu đang giàu lên nhanh và là nhóm
người thiểu số sở hữu nhiều của cải, vật chất trong xã hội.

1.3.3 Giáo dục

Giáo dục là một trong những yếu tố ảnh hưởng bất bình đẳng thu nhập do học vấn là
một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Nhiềunghiên cứu
đã chứng minh rằng khoảng cách thu nhập giữa những người có trình độ đạihọc và những
người không có bằng cấp tăng dần. Đó là nguyên nhân chính làm gia tăngbất bình đẳng. Để
lý giải tại sao giáo dục lại ảnh hưởng bất bình đẳng thu nhập thì ta thấy khi có cơ hội được
tiếp cận với một nền giáo dục tốt thì họ sẽ có trình độ chuyên môn cao, các kỹ năng nghề
nghiệp và kinh nghiệm cao, dẫn đến mức thu nhập cao hơn.Ngược lại, những người không
có môi trường học tập và rèn luyện tốt thì mức thu nhậpở mức thấp và trung bình do không
có trình độ chuyên môn cao. Không những thế, trìnhđộ dân trí ảnh hưởng đến bất bình đẳng
thu nhập thông qua nhiều yếu tố, chẳng hạn nhưsự phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh
tế. Trình độ dân trí cao hơn làm tăng năng suất và phát triển công nghệ.

1.3.4 Tỷ lệ lao động

Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm những
người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệptrong thời kỳ
tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi
lao động) là số phần trăm những người trong độ tuổi lao động tham gia lao độngchiếm trong
tổng dân số trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động và bất bình đẳng thu nhập có mối liên hệ
với nhau. Nghiên cứu của tổng cục thống kê đã chỉ ra sự thay đổi trong bất bình đẳng có

11
được do sự gia tăng tỷ lệ lao động cũng như việc có thể tính toántác động của những thay đổi
trong việc tham gia thị trường lao động và lợi nhuận đối với các đặc điểm cá nhân của người
lao động.

2. Cở sở thực tiễn:

Bài học nước ngoài: từ quốc gia Nam Phi

Đã có rất nhiều chính sách điều tiết giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập ở nước ngoài nhưng
phần lớn đều không có hiệu quả cao mà chỉ khiến cho vấn đề này ngày càng tồi tệ hơn.

Theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, Nam Phi đã phải chịu một trong những đợt bất
bình đẳng cao nhất trên thế giới. Tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Nam Phi vốn đã gia
tăng từ những năm 1990 do chính sách phân biệt chủng tộc. Trong lúc đó, chính phủ Nam
Phi đã sử dụng các công cụ khác nhạu để giải quyết các mức độ bất bình đẳng dai dẳng.
Những nỗ lực ấy tập trung vào chi tiêu xã hội cao hơn, chuyển giao chính phủ có mục tiêu,
có những chính sách động viên tinh thần kinh doanh những người trước đây đã chịu ảnh
hưởng của bất bình đẳng thu nhập.

Thế nhưng qua biểu đồ phân tích trong 1 tuần vào năm 2020 của IMF cho thấy:

12
Sự giàu có của quốc gia này tập trung ở tầng lớp trên của xã hội. 20% dân số giàu nhất nắm
giữ hơn 68% thu nhập, trong khi đó 40% dân số nghèo chỉ sở hữu 7% thu nhập. Bất bình
đẳng cho đến nay vẫn là một vấn đề nan giải qua nhiều thập kỷ đối với Nam Phi. Điều này
cho thấy những giải pháp kia chưa thực sự có hiệu quả làm giảm thiểu bất bình đẳng thu
nhập.

13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
1. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập nước ngoài
Thực trạng bất bình đẳng thu nhập trên thế giới gần đây rất đáng lo ngại. Theo Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF), sau hai năm, COVID-19 đã khiến 3 triệu người chết, suy thoái kinh
tế kinh toàn cầu và 120 triệu người bị đẩy xuống mức cực nghèo trong khi các tỷ phú lại
giàu thêm. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hậu quả đại dịch đối với những người nghèo
nhất là nặng nề nhất. Năm 2021, thu nhập trung bình của 40% nhóm người nghèo nhất thấp
hơn 6.7% của nhóm 40% giàu nhất, tức giảm 2.8% so với trước đại dịch. Lý do cơ bản là
nhóm 40% nghèo này vẫn chưa phục hồi được thu nhập mà họ mất, trong khi nhóm 40% giàu
hơn lại phục hồi được 45% thu nhập bị mất. Trong hai năm 2019-2021, thu nhập trung bình
của nhóm 40% nghèo giảm mất 2.2%, trong khi nhóm 40% giàu hơn chỉ mất 0.5%.

Tại Mỹ, hơn 44 triệu người mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 15% từ tháng tư
đến tháng sáu năm 2020. Tuy nhiên, tổng tài sản của các tỷ phú Mỹ đã tăng hơn 637 tỷ USD
– lên tổng số 3.6 nghìn tỷ USD – nhiều hơn đáng kể so với toàn bộ tài sản của 54 quốc gia
trên lục địa châu Phi. Tài sản của hơn 2,100 người giàu nhất thế giới lớn hơn tổng số tài sản
của 4.6 tỷ người nghèo nhất trên thế giới. Đây là con số trong báo cáo mới được Tổ chức
viện trợ Oxfam công bố. Báo cáo mới được Tổ chức Viện trợ Oxfam công bố một lần nữa
cho thấy tình trạng bất bình đẳng thu nhập đang gia tăng mạnh mẽ trên thế giới. Bất bình
đẳng thu nhập ở mức thấp thường được xem là tiền đề quan trọng để có cơ hội tiếp cận các
nguồn lực kinh tế, xã hội và chính trị đạt được sự công bằng cao hơn. Trong khi đó, bất bình
đẳng đang có xu hướng gia tăng trên thế giới, ở cả nhóm nước phát triển và đang phát triển.
2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam:
Theo nghiên cứu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng
khá đạt mức bình quân 6,78% trong giai đoạn 2016 – 2019. Nhưng vào năm 2020, do ảnh
hưởng của dịch Covid-19 kéo dài đã tác động tiêu cực đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên nước ta vẫn nằm trong nhóm các nước đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới với
2,91%/năm. Từ năm 2016 đến 2020 thu nhập của các nhóm dân cư tăng từ 3,1
triệu/tháng/người lên đến 4,2 triệu/tháng/người, thế nhưng tốc độ tăng thu nhập của nhóm
nghèo nhất luôn thấp hơn nhóm giàu nhất. Điều đó dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày
càng gia tăng. Tuy nhiên vào năm 2020, hệ số GINI giảm từ 0,431 vào 2016 xuống còn
0,373 năm 2020, cho thấy bất bình đẳng thu nhập đang được cải thiện đáng kể.

14
Quan sát bảng biểu diễn hệ số GINI giai đoạn 2016-2020 dưới đây ta thấy:

Bảng 1. Hệ số GINI giai đoạn 2016-2020


Nguồn: Tổng cục Thống Kê Việt Nam

Bất bình đẳng ở nước ta không có quá nhiều biến động, khi mà chỉ số giảm từ 0,431
xuống còn 0,373. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn đang nằm trong vùng an toàn của bất
bình đẳng và phù hợp cho tăng trưởng cao. Tại khu vực thành thị - nơi mà người dân dễ
dàng tiếp cận được những cơ hội việc làm, chất lượng giáo dục cao, cơ sở đào tạo kỹ năng
tốt và nâng cao trình độ học vấn dễ dàng. Đó cũng là lý do mà bất bình đẳng thu nhập ở
thành thị luôn thấp hơn nông thôn. Biểu hiện rất rõ qua số liệu khi hệ số GINI ở khu vực
thành thị giảm từ 0,391 năm 2016 xuống còn 0,325 vào năm 2020. Tương tự ở khu vực
nông thôn là 0,408 còn 0,373.
Khi đánh giá thực trạng bất bình đẳng thu nhập phân loại theo các vùng kinh tế trọng
điểm, ta cũng dễ dàng nhận thấy tổng quan hệ số GINI ở các vùng kinh tế đều đang giảm
dần. Tuy nhiên giảm mạnh nhất và thấp nhất so với các khu vực khác vẫn là 2 vùng kinh tế
lớn của cả nước là Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ - nơi có tốc độ phát triển cao
hơn so với các vùng còn lại.
Ngoài ra, ta còn có thể đánh giá bao quát thực trang qua bảng sau:

15
Nguồn: Tổng cục Thống Kê Việt Nam

Quan sát bảng trên ta thấy: thu nhập của 20% nhóm người có thu nhập thấp nhất tăng trong
giai đoạn 2016-2020 và thu nhập của 20% nhóm người có thu nhập cao nhất cũng vậy. Thế
nhưng khoảng cách giữa 2 nhóm này lại ngày càng được kéo dãn ra, cho thấy khoảng cách
giàu nghèo ngày càng tăng. Phân tích chi tiết hơn ta thấy: vào năm 2016: thu nhập bình
quân đầu người của nhóm thu nhập thấp nhất là 791 nghìn đồng, tăng bình quân 5,7% trong
giai đoạn 2016-2019; nhóm thu nhập cao nhất là 7,8 triệu đồng, tăng 6,8%. Tốc độ tăng thụ
nhập của nhóm thu nhập thấp nhất thấp hơn nhóm thu nhập cao nhất lại càng khiến cho bất
bình đẳng thu nhập được kéo dài. Năm 2016 và năm 2020 khoảng cách này lần lượt lên đến
9,8 lần và 10,2 lần giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm thấp nhất. Tuy nhiên đến năm
2020, do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và hiệu quả của các chính sách an sinh
xã hội tới các đối tượng là người nghèo, gia đình chính sách nên nhóm thu nhập thấp tăng
7,6% trong giai đoạn 2016-2020 nhanh hơn nhiều mức tăng 3,3% của nhóm thu nhập cao
nhất, điều đó đã kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm này chỉ còn 8 lần.

Thu hẹp hơn khi xét ở khu vực thành thị và nông thôn, sự phân hóa giàu hóa có xu hướng
giảm đi. Năm 2016 ở khu vực thành thị, thu nhập của nhóm cao nhất đối với nhóm thấp nhất
là 7,6 lần tuy nhiên cho đến năm 2019 chỉ còn 7,2 lần và xuống sâu hơn ở mức 5,3 lần vào

16
năm 2020. Đây cũng là hệ quả của sự tiêu cực từ dịch Covid-19, khiến cho thu nhập của
nhóm người cao nhất giảm, còn nhóm có thu nhập thấp nhất lại tăng đáng kể. Ngược lại ở
khu vực nông thôn, xu hướng bất bình đẳng thu nhập lại có nhiều biến động qua các năm
khi tỷ số tổng thu nhập của người có thu nhập cao nhất so với người có thu nhập thấp nhất
năm 2016 là 8.4 lần tăng lên 9.6 lần vào năm 2019 và giảm sâu xuống 8.0 lần vào năm
2020.

3. So sánh tình hình bất bình đẳng thế giới với trong nước:

Năm 2020, là một năm mà toàn thế giới phải chịu ảnh hưởng to lớn của đại dịch
COVID-19. Như chúng ta đã phân tích, thế giới phải gánh chịu những hậu quả nặng nề (ví
dụ: bùng nổ nạn thất nghiệp vào năm 2020 của Mỹ xảy ra trong khi tổng tài sản của các tỷ
phú Mỹ đã tăng hơn 637 tỷ USD – lên tổng số 3.6 nghìn tỷ USD) dẫn đến bất bình đẳng thu
nhập trở thành một trong những vấn đề đáng lo ngại hàng đầu của thế giới. Ngược lại ở Việt
Nam, vào năm 2020, chỉ số biểu hiện bất bình đẳng thu nhập lại được giảm xuống đáng kể
như chúng ta đã phân tích nhờ những chính sách an sinh xã hội hướng đến người nghèo,
những người bị ảnh hưởng sâu sắc sau đại dịch thế kỷ khiến cho tổng thu nhập của nhóm
người có thu nhập thấp nhất lại ngày càng tăng, kéo gần hơn khoảng cách giàu nghèo tại
Việt Nam.
Tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam vẫn thuộc mức an toàn so với thế giới. Tuy nhiên
nếu không cải thiện nhanh hơn sẽ gây cản trở tăng trưởng kinh tế và bị tụt tại phía sau nước
bạn.

17
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
1. Tóm tắt tổng quan về bài nghiên cứu:

Bất bình đẳng thu nhập là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong quá trình phát
triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc nhìn nhận và nhận xét đúng đắn về thực trạng của bất
bình đẳng thu nhập đóng vai trò quan trọng giúp nhà nước ban hành các chính sách, điều tiết
kinh tế cũng như phân phối thu nhập một cách hiệu quả.

Trong bài nghiên cứu này, chúng em đã dựa vào số liệu của những nguồn uy tín xem
xét đánh giá thực trạng của bất bình đẳng thu nhập ở những khía cạnh khác nhau cụ thể như:
xét theo vùng kinh tế, theo mức độ thu nhập, theo bộ phận thành thị và nông thôn. Kết quả
thu được đều đánh giá rất sát sao và đúng đắn thực trạng bất bình đẳng lúc bấy giờ.
2. Đề xuất chính sách:

2.1 Mở rộng thuế thu nhập có được:


Trong những năm gần đây, việc mở rộng thuế thu nhập có được đã có tác động tích
cực đến 4,7 triệu trẻ em trên toàn thế giới vượt ngưỡng nghèo hàng năm. Sự gia tăng thuế
thu nhập có được có thể kéo nhiều trẻ em thoát khỏi cảnh nghèo đói hơn trong khi cung cấp
nhiều hỗ trợ kinh tế hơn cho người nghèo đang đi làm, đặc biệt là các bậc cha mẹ đơn thân
tham gia lực lượng lao động.

2.2 Xây dựng tài sản cho các hộ gia đình lao động:

Các chính sách khuyến khích gia tăng tiết kiệm và giảm chi phí xây dựng tài sản cho
các hộ gia đình lao động và trung lưu có thể mang lại an toàn về kinh tế tốt hơn cho các gia
đình gặp khó khăn. Các chương trình mới tự động đăng ký người lao động vào các kế hoạch
hưu trí và cung cấp một khoản tín dụng tiết kiệm hoặc liên bang cho các tài khoản tiết kiệm
hưu trí có thể giúp các hộ gia đình tiếp cận với các dịch vụ tài chính công bằng, chi phí thấp
và sở hữu nhà cũng là những cách khác.
2.3 Đầu tư về giáo dục:
Sự khác biệt trong giáo dục từ bé và chất lượng giáo dục là những yếu tố quan trọng
nhất góp phần vào sự bất bình đẳng dai dẳng giữa các thế hệ. Đầu tư vào giáo dục từ bé, có
thể tăng tính dịch chuyển kinh tế, góp phần gia tăng năng suất và giảm bất bình đẳng. Trong
đó đối tượng cần tập trung nhất là những trẻ em nhỏ vùng cao-nơi có điều kiện kinh tế khó
khăn, ít có cơ hội tiếp xúc với điều kiện giáo dục tốt, nhằm nâng cao học vấn và trình độ

18
con người ở nơi tập trung nhiều người nằm trong nhóm có thu nhập thấp nhất từ đó nâng
cao thu nhập của họ và kéo gần hơn khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng thu nhập.
2.4 Hỗ trợ giải quyết vấn đề việc làm:

Vấn đề việc làm là một trong những vấn đề then chốt tạo nên sự khác biệt về thu nhập.
Ta cần sát sao hơn ở vấn đề truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, cơ hội việc làm. Bằng
cách cung cấp thông tin thị trường lao động, mở thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm việc
làm uy tín chất lượng từ nhà nước. Làm cầu nối để kết nối việc làm cho những người còn
thiếu may mắn trong cuộc sống. Hơn hết cần phải truyền thông mạnh mẽ về độ quan trong
của tay nghề, kỹ năng trong công việc để người tìm việc có ý chí phấn đấu trong việc trau
dồi năng lực bản thân và nâng cao thu nhập.

3. Hạn chế của đề tài:

Bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm.

- Bất bình đẳng thu nhập là một vấn đề lớn của toàn thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt
Nam. Do đó phương pháp định tính chưa thật sự bao quát và phân tích được toàn bộ
thực trạng của vấn đề này.

- Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này cũng cần được phân tích đầy đủ hơn
về mặt số liệu, thế nhưng do hạn chế thời gian và nguồn số liệu tại Việt Nam mà em
chỉ có thể phân tích về mặt lý thuyết

19
LỜI CẢM ƠN
Bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót song em đã cố gắng hết sức để hoàn thành tiểu
luận này một cách tốt nhất. Trong quá trình này, em cũng đã có những hiểu biết thêm những
kiến thức về kinh tế, đồng thời là cơ hội để vận dụng bài học và phân tích thực trạng qua các
biểu đồ từ nhiều góc độ khác nhau. Từ đó, em cũng hiểu được quy trình thực hiện một bài
nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tìm và giải thích mối quan hệ
giữa các vấn đề trong kinh tế.

Chúng em xin chân thành cảm ơn T.S Lê Đình Hải vì đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để
em có thể hoàn thành bài tiểu luận của mình và có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chúng em
cũng hy vọng rằng sẽ nhận được những góp ý từ thầy để tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giuseppe Bertola. (1993), Factor Shares and Savings in Endogenous Growth.

2. Roberto Perotti. (1993), Political Equilibrium, Income Distribution, and Growth.

3. Alberto Alesina and Dani Rodrik. (1994), Distributive Politics and EconomicGrowth.

4. Torsten Persson and Guido Tabellini. (1996), Is Inequality Harmful for Growth?

5. Yiannis P Venieris and Dipak K Gupt. (1986), Income Distribution and


Sociopolitical Instability as Determinants of Savings: A Cross-sectional Model.

6. Alesina, Alberto, and Roberto Perotti. (1996), Income Distribution, PoliticalInstability,


and Investment.

7. Anneli Kaasa. (2005), Factors of Income Inequality and Their Influence


Mechanisms: A Theoretical Overview.

8. Georgeta Soava. 2019, Relations between income inequality, economic growth and
poverty threshold: new evidences from EU countries panels.

9. TS. Hoàng Thị Yến. (2015), Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam.

10. Nguyễn Hiệp Quang. 2020, Factors impacting on income inequality in Vietnam.

11. Jantti, M., and S. P. Jenkins. (2001), Examining the Impact of Macro-Economic
Conditions on Income Inequality.

12. Breen, R., and C. Garcia-Peñalosa. (1999), Income Inequality and Macroeconomic.

13. Volatility: An Empirical Investigation. European University Institute.

14. Deyshappriya, N. P. R. (2017), Impact of Macroeconomic Factors on Income


Inequality and Income Distribution in Asian Countries. ADBI Working Paper 696.Tokyo:
Asian Development Bank Institute.
https://www.adb.org/sites/default/files/publication/234271/adbi-wp696.pdf

15. Kuznets, S. (1955), Economic Growth and Income Inequality. The AmericanEconomic
Review, 45(1), 1–28. Retrieved April 12, 2020 fromhttps://assets.aeaweb.org/asset-
server/files/9438. pdf
21
16. Barro, Robert J. (2000), Inequality and Growth in a Panel of Countries. Journal of
Economic Growth, 5, 5-32

17. Kaasa, A. (2003), Factors influencing income inequality in transition economies. Tartu
University Press, No. 18. Retrieved June 06, 2020 from
https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?- abstract_id=419940.
Bowman, K. (1997), Should the Kuznets Effect be Relied on to Induce Equalizing Growth:
Evidence From Post 1950 Development.
18. Tổng cục thống kê. (2020), Xu hướng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam giai đoạn
2016-2020.
19. Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) (2020), South Africa: Bridging Income Divid

22
23

You might also like