You are on page 1of 4

TOPIC TIỂU LUẬN 2TC

1. Trình bày nội dung về cung – cầu và sự hình thành giá cả hàng hóa trên thị trường.
Hãy phân tích diễn biến cung – cầu và giá cả trên thị trường thịt heo ở |Việt nam từ
trong 2 năm gần đây nhất. Dùng đồ thị cung cầu để minh họa sự tác động đến giá
thịt heo.
Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách can thiệp nào để ổn định thị trường
thịt heo. Theo em, những chính sách này tác động về phía cung hay cầu thịt heo?
Tác động của chính sách đến giá cả thịt heo thế nào?
2. Trình bày nội dung về cung – cầu và sự hình thành giá cả hàng hóa trên thị trường.
Hãy tìm hiểu và cho biết thị trường dầu lửa thế giới bị ảnh hưởng như thế nào do
tác động của dịch covid 19? (về cung - cầu – giá cả).
Sự sụt giảm trong giá dầu đã tác động như thế nào đến ngành dầu khí Việt Nam
nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung ( tác động tiêu cực và tích cực)? Giải
thích cụ thể sự tác động này.
3. Trình bày về nội dung hai chỉ tiêu GDP và GNP. Tại sao chỉ tiêu tính tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) không phải là thước đo tốt nhất để đánh giá phúc lợi kinh tế
của một quốc gia? Em hãy cho biết tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong
giai đoạn 2010 đến nay biến động như thế nào, phân tích cụ thể điều đó?
4. GDP của một quốc gia phản ánh điều gì? Tốc độ tăng trưởng GDP phản ánh điều
gì? Em muốn sống ở một nước có GDP cao và tốc độ tăng trưởng GDP thấp hay ở
nước có GDP thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP cao? Em hãy cho biết tốc độ
tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến nay biến động như thế
nào, phân tích cụ thể điều đó?
5. Hãy cho biết chính sách tài khóa là gì? Em hãy tìm ví dụ cụ thể, diễn giải lại quá
trình sử dụng công cụ chính sách tài khóa để điều tiết nền kinh tế ở Việt Nam
6. Hãy cho biết chính sách tiền tệ là gì? Em hãy tìm ví dụ cụ thể, diễn giải lại quá
trình sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết nền kinh tế ở Việt Nam
7. Trình bày các vấn đề về thất nghiệp. Hãy chọn 1 ngành mà bạn quan tâm và phân
tích tác động của dịch Covid 19 đến tình hình việc làm và thất nghiệp của ngành
này bằng những số liệu cụ thể.
8. Lạm phát là gì? Nguyên nhân của lạm phát.
Nêu tình huống thực tiễn của lạm phát ở một quốc gia mà bạn biết. Nêu rõ nguyên
nhân và hướng giải quyết của quốc gia đó.
9. Trước tình hình dịch Covid-19 kéo dài hiện nay, bạn hãy đánh giá xem những chính
sách “giãn cách xã hội” và hạn chế thông thương giữa Việt Nam và thế giới sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến nền kinh tế của Việt Nam? Nếu bạn có cơ hội để điều hành nền kinh tế
Việt Nam trong vòng 6 tháng tới, bạn sẽ làm gì để cải thiện nền kinh tế?
GỢI Ý LÀM BÀI

SV có thể lựa chọn một trong các lĩnh vực hoạt động công nghiệp / nông nghiệp /
dịch vụ để đánh giá vì mỗi lĩnh vực sẽ bị tác động khác nhau. Đề tập trung sâu vào
một lĩnh vực cụ thể, và đánh giá sẽ thấy tác động rõ ràng hơn.

Đối với đề tài nhóm : sau khi lựa chọn lĩnh vực hoạt động công nghiệp / nông
nghiệp / dịch vụ để đánh giá thì trong phần chính sách điều hành vĩ mô thì nêu rõ
Chính phủ có thể sử dụng chính sách vĩ mô (tài khóa và tiền tệ) để điều hành nền
kinh tế theo hướng nào ( mở rộng hay thu hẹp)

10. Sinh viên chọn 1 trong các thị trường sau để phân tích: (1) miêu tả cấu trúc thị
trường (đây là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền bán hoàn hảo, cạnh tranh
độc quyền hay độc quyền nhóm?), (2) các yếu tố tác động đến lượng cung cầu và
giá cân bằng trên thị trường, (3) các chính sách quản lý thị trường của Chính phủ
và hiệu quả của các chính sách này đến việc ổn định và tăng trưởng của thị trường,
đến phân bổ nguồn lực và phân phối thu nhập trên thị trường (Ai được lợi? Ai chịu
thiệt hại?) và (4) dự đoán tình hình thị trường trong từ đây cho đến hết năm nay.
Thị trường 1: Thị trường thịt heo Việt Nam (giai đoạn từ tháng 2 năm 2019 đến
tháng 4 năm 2020): Tháng 2 năm 2019, thị trường thịt heo Việt Nam đối mặt với
biến động do dịch lở mồm long móng và dịch tả heo châu Phi. Ước tính tới tháng
6 năm 2019, tổng đàn nái cả nước giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Từ tháng
6 năm 2019, giá thịt heo tăng mạnh, đặc biệt tăng 30% trong tháng 10 năm 2019
và chững lại ở những tháng sau đó. Chính phủ đã bình ổn thị trường thịt heo bằng
nhiều biện pháp, trong đó có việc nhập khẩu 50 000 tấn thịt heo từ đầu năm 2020
đến tháng 4 năm 2020.

Thị trường 2: Thị trường dầu mỏ thế giới (giai đoạn từ đầu năm 2020 đến
tháng 4 năm 2020): Tháng 1 năm 2020, giá dầu Brent Biển Bắc giảm xuống dưới
mức 60 USD/ thùng phản ánh tâm lý lo ngại về tác động của dịch bệnh COVID-19
đến hoạt động kinh tế. Tháng 3 năm 2020, thỏa thuận OPEC+ sụp đổ, các nước
OPEC và Nga tuyên bố gia tăng sản lượng khai thác. Trong khi đó, dịch bệnh tiếp
tục lan rộng, làm tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu và hỗn loạn trên thị trường tài
chính. Lúc 8h46 sáng 18/3, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2 US cent xuống
26,93 USD/thùng trên sàn New York, mức thấp nhất trong 17 năm. Giá dầu lao
dốc mạnh vào hôm 20/4, lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu WTI xuống mức âm 40
USD/thùng.

11. Trước tác động của dịch COVID-19, nhu cầu giảm mạnh, sản xuất bị đình đốn,
chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn. Nhà kinh tế học David Rosenberg, chuyên
gia kinh tế trưởng của quỹ quản lý tài sản Gluskin Sheff nhận định rằng, các nhà
đầu tư cần chuẩn bị cho một cuộc đại suy thoái toàn cầu.

Sinh viên chọn 1 trong các nền kinh tế sau để phân tích: (1) nền kinh tế đang trải
qua chu kỳ kinh tế nào (suy thoái, khủng hoảng, phục hồi hay tăng trưởng mạnh?)
(2) mô tả biến động của các số liệu kinh tế vĩ mô cơ bản trong thời kỳ này gồm
GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, (3) phân tích các yếu tố tác động đến tổng
cung, tổng cầu và mức giá chung trong nền kinh tế trong thời kỳ này, (4) mô tả
chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của Chính phủ (phân loại đó là chính sách
mở rộng hay thắt chặt?) và đánh giá hiệu quả của các chính sách này đối với các
đối tượng chịu sự tác động (Ai có lợi? Ai chịu thiệt hại?) và (5) dự đoán tình hình
thị trường đến hết năm nay.
Nền kinh tế 1: Nền kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm nay
Nền kinh tế 2: Nền kinh tế Mỹ 4 tháng đầu năm nay

YÊU CẦU
- Sinh viên làm theo nhóm (tối đa 3 thành viên).
- Thời hạn nộp bài: ngày 5/6/2021
- Sinh viên sử dụng đồ thị, tính toán số liệu để làm minh chứng cho các lập luận
của mình.
- Hình thức trình bày: Sinh viên sử dụng font chữ Time News Roman, cỡ chữ 13
cách dòng 1,5 lines, spacing 0.
- Số trang tối đa cho đề dành cho cá nhân là 20 trang. Không quy định số trang
tối thiểu.
- Những bài sao chép lẫn nhau sẽ nhận 0 điểm.
- Kết cấu: Các phần trong tiểu luận gồm: danh mục sơ đồ, bảng biểu, nội dung,
tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục (không viết phần cơ sở lý thuyết)
- Sinh viên cần trích dẫn nguồn thông tin đầy đủ và tuân thủ quy định về chống
đạo văn (bài làm của sinh viên sẽ được kiểm tra trên phần mềm chống đạo văn
Turnitin. Yêu cầu sự trùng lặp < 35%.

You might also like