You are on page 1of 10

CHUYÊN ĐỀ 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN

SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN
I.KINH TẾ HỌC LÀ GÌ?
Tìm hiểu về kinh tế học
Vấn đề kinh tế mà cá nhân cũng như xã hội phải đối mặt với nhu cầu thường vượt quá
khả năng đáp ứng. Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu người dân, xã hội phải sử dụng các nguồn
lực - đầu vào được dùng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ . Theo truyền thống, các nhà
kinh tế thường chia các nguồn lực này thành 4 loại: lao động, tư bản, tài nguyên thiên
nhiên và tri thức công nghệ. Do không thể thoải mãn được mọi nhu cầu buộc chúng ta
phải lựa chọn sử dụng tốt nhất các nguồn lực khan hiếm. Vậy, chúng ta có thể định nghĩa
kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức xã hội sử dụng các nguồn lực khan hiếm
nhằm thoải mãn các mong muốn vô hạn theo cách tốt nhất có thể .
Phân tích chi phí – lợi ích và chi phí cơ hội
Phân tích chi phí - lợi ích: Lợi ích đem lại > Chi phí thực hiện
Chi phí cơ hội là phương án tốt nhất hay giá trị nhất mà ta phải từ bỏ để đổi lại một sự lựa
chọn nào đó
Theo các nhà kinh tế, ta không thể đưa ra những lựa chọn tốt nhất về việc sử dụng các
nguồn lực khan hiếm của mình nếu không biết các chi phí và lợi ích đích thực của các
quyết định đó.
Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Sản xuất cho ai: Quyết định phân phối số hàng hóa có hạn của mình như thế nào cho các
thành viên có nhu cầu sử dụng
Sản xuất cái gì: Không có xã hội nào có thể sản xuất mọi thứ nên cần xác định sản xuất
cái gì với số lượng bao nhiêu
Sản xuất như thế nào: Sau khi quyết định hàng hóa thì xác định sử dụng những nguyên
vật liệu và phương pháp sản xuất nào
Thị trường hay chính phủ 
Chính phủ: Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bị sụp đổ; Can thiệp để thúc đẩy hiệu
quả và sự công bằng
Nền kinh tế thị trường: Thành công vượt trội; Không ai phụng sự cho lợi ích chung của
xã hội; Là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
Chính phủ và thị trường: Cùng điều tiết nền kinh tế; Khai thác triệt để những lợi thế;
Tránh/Giảm thiểu những thất bại của chính phủ lẫn thị trường
Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều phát triển theo mô hình kinh tế hỗn hợp,
trong đó cả nhà nước và thị trường cùng điều tiết nền kinh tế nhằm khai thác triệt để
những lợi thế, đồng thời tránh được hoặc giảm thiểu những thất bại của chính phủ lẫn thị
trường.
II. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1.Kinh tế học vi mô
Là một bộ phận của kinh tế học, môn nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và doanh
nghiệp cũng như sự tương tác giữa họ trên các thị trường cụ thể và nhấn mạnh đến sự am
hiểu chi tiết của các thị trường.
Kinh tế học vi mô sẽ giúp đi tìm sản lượng tối ưu ( là mức sản lượng mà tại đó người sản
xuất có thể đạt được mục tiêu của mình là lợi nhuận tối đa.)
2. Kinh tế học vĩ mô
Một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu hoạt động của cả nền kinh tế( lạm phát, thất
nghiệp, giá trị tổng sản lượng) và Điều tiết nền kinh tế(Đánh giá kết quả tổng hợp, xem
xét, phân tích).
Tiếp cận cơ bản: xem xét những xu hướng chung của nền kinh tế chứ không phải là các
vấn đề liên quan đến từng vấn đề kinh tế đơn lẻ hoặc từng đơn vị hành chính. Nghiên cứu
các chính sách của chính phủ ảnh hưởng thế nào tới hoạt động chung của nền kinh tế.
3. Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
● Mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
● Thực tiễn đã chứng minh kết quả của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của
kinh tế vi mô.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ VĨ MÔ THEN CHỐT
1.Tổng sản lượng trong nước (GDP)
Là một trong những thước đo quan trọng nhất về thành tựu kinh tế vĩ mô của quốc gia.
GDP đo lường tổng sản phẩm và tổng thu nhập của mỗi quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế:
● Là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân
(GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia.
● Là hiện tượng phổ biến mà phần lớn các nước trên thế giới đều có trong dài hạn
nhưng sự tăng trưởng này có thể không ổn định giữa các năm.
Chu kỳ kinh doanh:
● Là những biến động ngắn hạn của GDP.
● Hiểu biết về chu kỳ kinh doanh là mục tiêu chính của kinh tế vĩ mô.
2. Thất nghiệp
Thất nghiệp là tình trạng những người trong độ tuổi lao động có nhu cầu tìm việc làm
nhưng lại rơi vào tình trạng không có việc làm, không có đơn vị nào muốn tuyển dụng và
sử dụng sức lao động của họ.
Tỷ lệ thất nghiệp là thành phần phần trăm (%) số người lao động không có việc làm trên
tổng số lực lượng lao động.
Sự biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao động theo chu kỳ
kinh doanh.
3. Lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của dịch vụ hay hàng hoá theo một
khoảng thời gian nhất định. Từ đó kéo theo sự mất giá của một loại tiền tệ.
4. Cán cân thương mại
Là mức chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa (xuất khẩu ròng) của
một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
Ảnh hưởng đến sản lượng trong nước (GDP), vấn đề việc làm và nhiều vấn đề liên quan
khác
Vấn đề then chốt cần nhận thức để hiểu cán cân thương mại đó là mất cân bằng
thương mại liên quan chặt chẽ với dòng chu chuyển vốn quốc tế.
● Khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hoá từ bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó
cần phải trang trải cho phần dôi ra bằng cách cách vay tiền từ bên ngoài hoặc giảm
lượng tài sản quốc tế hiện đang nắm giữ.
● Ngược lại khi xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu thì sẽ tích tụ thêm tài sản bên ngoài.
Mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ tới xem xét tại sao công dân một nước lại đi
vay hoặc cho công dân nước khác vay
IV. CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ DUY NHƯ THẾ NÀO?
1.Nhà kinh tế với tư cách là nhà khoa học
Họ đưa ra các lý thuyết, thu nhập số liệu và sau đó phân tích dữ liệu để khẳng định hay
bác bỏ lý thuyết của mình.
Phương pháp khoa học: quan sát, lý thuyết, tiếp tục quan sát. Nghĩa là các nhà kinh tế
quan sát sự kiện, phát triển các lý thuyết và thu nhập dữ liệu để kiểm định chúng
Vai trò của các giả thiết :
 Nhằm đơn giản hóa những vấn đề kinh tế thực tại
 Làm cho thế giới dễ hiểu hơn
 Để giải thích các hiện tượng, sự kiện kinh tế
Các mô hình kinh tế: Mô hình là sự trừu tượng hóa thế giới hiện thực để làm cơ sở cho
phân tích, mô phỏng lại nền kinh tế bao gồm các biến quan trọng và loại bỏ các biến
không quan trọng, được xây dựng trên cơ sở các giả thiết và nghiên cứu vấn đề đang xảy
ra một cách đơn giản hóa

2.Nhà kinh tế với tư cách nhà tư vấn chính sách


Đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện các kết cục kinh tế, tìm cách thay
đổi thế giới và nhận định chuẩn tắc
Phân tích thực chứng và chuẩn tắc :
Thực chứng :
● Đó là những nhận định mô tả về sự vận hành của thế giới
● Nó có thể đúng hoặc sai
● Được kiểm định bằng cách đối chứng với thực tế
Chuẩn tắc:
● Đó là những nhận định có tính chất khuyến nghị, đóng góp
● Trả lời cho câu hỏi Thế giới cần phải như thế nào?
● Không có đúng - sai vì đã được thừa nhận
● Phụ thuộc vào giá trị
Mối quan hệ giữa 2 loại nhận định: Có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết; Phương thức
vận hành trao đổi vớ chính sách mong muốn
3. Tại sao các nhà kinh tế lại bất đồng?
● Không đủ chuyên môn đặc biệt trong việc lựa chọn các mục tiêu để đưa ra quyết
định
● Có những quan niệm khác nhau về giá trị
● Có quan điểm riêng về đánh giá các mục tiêu kinh tế nào là quan trọng nhất
● Bất đồng về những yếu tố đơn giản hóa trong quá trình xây dựng mô hình kinh tế
● Không nhất trí với nhau về các chính sách và cơ chế hoạt động của nền kinh tế

VI. Ba mục tiêu then chốt về thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia
1. Tăng trưởng kinh tế: góp phần làm tăng mức sống
Mục tiêu kinh tế vĩ mô hàng đầu,mở cửa ra nền kinh tế thế giới
2. Tỷ lệ thất nghiệp
● Mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản của một quốc gia là đảm bảo trạng thái đầy đủ
việc làm, cho mọi lao động có khả năng đều có công ăn việc làm đầy đủ.
● Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đã và đang liên tục
giảm xuống trong tiến trình cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế.
Một nguồn quan trọng đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế cao ở Việt Nam trong
thời gian qua.
3. Lạm phát
Lạm phát là thước đo then chốt thứ ba về thành tựu vĩ mô của một nền kinh tế
Những hậu quả khôn lường:
● Triệt tiêu động lực tiết kiệm và đầu tư
● Làm đình trệ sự phát triển lực lượng sản xuất
● Thất nghiệp tăng nhanh
● Người làm trong bộ máy nhà nước bị suy giảm nghiêm trọng
VI. ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
Tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP) là tổng giá trị thị trường
của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước trong
một thời kỳ nhất định là một năm.
Ý nghĩa của khái niệm GDP
● Đây là thước đo về tổng sản lượng và thu nhập của một
quốc gia
● Dùng để đánh giá một nền kinh tế hoạt động tốt hay không
● Đây là thước đo về tổng sản lượng và thu nhập của một
quốc gia
● Dùng để đánh giá một nền kinh tế hoạt động tốt hay không
● Đối với toàn bộ nền kinh tế, tổng thu nhập phải bằng giữa
thu nhập và chi tiêu thông qua Biểu đồ vòng chu chuyển
Các phương pháp tính GDP
● Cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng hay còn gọi là cách tiếp
cận chi tiêu
● Một sản phẩm có thể được coi là hàng hóa trung gian hoặc
hàng hóa cuối cùng tùy thuộc vào mục đích sử dụng của
nó như thế nào.
Cần phân biệt hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng là do giá trị của hàng hóa cuối
cùng đã bao gồm giá trị của hàng hóa trung gian được sử dụng để chế tạo nó. Tức là, giá
trị của hàng hóa trung gian không được tính vào GDP vì chúng đã được tính vào giá trị
của hàng hóa cuối cùng. Nếu chúng ta tính thêm giá trị của hàng hóa trung gian thì GDP
của quốc gia sẽ không chính xác.
Mục đích sử dụng của hàng hóa cuối cùng:
TỔNG TIÊU DÙNG (CONSUMPTION- C): Là các khoản chi tiêu mà các cá nhân thực
hiện hàng ngày
TỔNG ĐẦU TƯ (INVESTMENT – I): Những hàng hóa được các cá nhân mua để sử
dụng cho tương lai
CHI TIÊU CHÍNH PHỦ (GOVERMENT PURCHASES - G): Là các chi tiêu quốc
phòng chi cho việc duy trì hoạt động của bộ máy chính phủ, cho hoạt động đầu tư phát
triển như xây dựng đường cao tốc, cầu cống, bến cảng, …
Không tính các khoản chi trả trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, và các khoản chuyển
giao thu nhập khác.
XUẤT KHẨU (X): Là những hàng hóa được đưa bán ra nước ngoài
Công thức tính GDP theo cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng:
GDP = C + I + X + G – IM
C: tổng tiêu dung; I: tổng đầu tư; X: sản lượng xuất khẩu; G: chi tiêu chính phủ ; IM:sản
lượng nhập khẩu
Tuy nhiên, giữa xuất khẩu và nhập khẩu có sự chênh lệch, và sự chênh lệch đó được gọi
là xuất khẩu ròng (NX):
NX = X – IM
Vì thế, ta có thể rút gọn công thức trên như sau: GDP = C + I + G + NX
CÁCH TIẾP CẬN GIÁ TRỊ GIA TĂNG:
Giá trị gia tăng là sự khác nhau về giá trị giữa cái mà nhà sản xuất nhận được từ thành
phẩm và cái mà nó phải trả cho các chi phí hàng hóa trung gian.
Giá trị gia tăng = Doanh thu của doanh nghiệp – Chi phí hàng hóa trung gian
GDP = TỔNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MỌI DOANH NGHIỆP
CÁCH TIẾP CẬN THU NHẬP:
GDP = TIỀN LƯƠNG + TIỀN LÃI + THUẾ GIÁN THU + KHẤU HAO + LỢI
NHUẬN
SẢN LƯỢNG TIỀM NĂNG:
GDP thực tế: là một thước đo về giá trị sản xuất thực tế của nền kinh tế.
GDP tiềm năng: là GDP chỉ ra mức sản xuất mà nền kinh tế có thể duy trì nếu toàn bộ
nguồn lực (lao động, nhà xưởng, trang thiết bị) được sử dụng tại mức thông thường.
CÁC THƯỚC ĐO KHÁC VỀ TỔNG THU NHẬP:
TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN (Gross National Product - GNP) là tổng thu nhập
mà các công dân của một quốc gia kiếm được. Nó khác với GDP bằng cách cộng thêm
khoản thu nhập nhân tố ròng:
GNP = GDP + Thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài
Trong đó: Thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài = Thu nhập nhận được từ nước
ngoài - các chi phí về hàng hóa trung gian
SẢN PHẨM QUỐC DÂN RÒNG (NNP): (Net National Product - NNP) là phần tổng
sản phẩm quốc dân còn lại sau khi trừ đi khấu hao.
NNP = GNP - Khấu hao
Khấu hao là phần giá trị tư bản đã hoa mòn trong quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng.
THU NHẬP QUỐC DÂN (National Income - NI) là tổng thu nhập mà công dân của
một nước kiếm được trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Nó khác với sản phẩm quốc dân ròng (NNP) ở chỗ khấu trừ đi các khoản mục thuế gián
thu (ví dụ như thuế giá trị gia tăng đang áp dụng ở Việt Nam) và cộng với các khoản trợ
giá cho các nhà sản xuất
NI = NNP - Thuế gian thu ròng
Thuế giá thu ròng là sự chênh lệch giữa thu nhập mà chính phủ nhận được từ thuế gián
thu và các khoản chính phủ chi cho trợ giá sản xuất.
THU NHẬP CÁ NHÂN (Personal Income - PI) là thu nhập mà các hộ gia đình và các
đơn vị kinh doanh có thể nhận được như lợi nhuận, tiền lương.
Thu nhập cá nhân khả dụng (Disposable Personal Income - Yd) là thu nhập cuối cùng
mà các hộ gia đình và các hộ kinh doanh có thể nhận được. Nó bằng thu nhập cá nhân trừ
đi thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập cá nhân khả dụng được sử dụng với 2 mục đích: tiêu
dùng (C) và tiết kiệm (S).
Yd = C + S
GDP DANH NGHĨA VÀ THỰC TẾ
• GDP danh nghĩa (Nominal GDP) là tổng sản phẩm quốc nội GDP được tính theo
đồng Việt Nam hiện hành.
• Kí hiệu: GDPn
• Công thức tổng quát để tính GDP danh nghĩa của thời kì t (GDPᵗn):
GDPᵗn = Σ Qᵗi Pᵗi
Trong đó:
+ Pᵗi: giá sản phẩm cuối cùng i trong thời kì t.
+ Qᵗi: lượng sản phẩm cuối cùng i tạo ra trong thời kì t.
• GDP thực tế (Real GDP) là tổng sản phẩm quốc nội đã điều chỉnh lạm phát (hoặc
giảm phát) của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất của một nền kinh tế trong
một khoảng thời gian nhất định (thường là 1, 3, 5, 10 năm).
• Kí hiệu: GDPr
• Công thức tổng quát để tính GDP thực tế thời kì t:
GDPᵗr = Σ Qᵗi P⁰i
Trong đó:
+ P⁰i: giá sản phẩm cuối cùng i trong thời kì gốc.
+ Qᵗi: lượng sản phẩm i tạo ra trong thời kì t.
TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
gᵗᵧ =GDPtr - GDPrt-1
GDPrt-1
CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP
(D )
là tỉ lệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế. DᵗGDP =GDPᵗn : GDPᵗr X 100
GDP THỰC TẾ VÀ PHÚC LỢI KINH TẾ
GDP bình quân đầu người cho ta biết thu nhập và chi tiêu của một cá nhân điển hình
trong nền kinh tế.
GDP bình quân đầu người là một thước đo tự nhiên về phúc lợi kinh tế của một cá nhân
điển hình.
Tuy nhiên, GDP không phải là một thước đo hoàn hảo về phúc lợi kinh tế.
VII. Đo lường chi phí sinh hoạt: Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI)
Có hai thước đo chính thức về mức giá chung là chỉ số điều chỉnh GDP và CPI.
● Định nghĩa: CPI là thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được
mua bởi một người tiêu dùng điển hình.
● CPI là một thước đo tốt để tính lạm phát vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống
của một người tiêu dùng điển hình.
● CPI được tính trên cơ sở một giỏ hàng hóa đại diện, dựa trên điều tra về mua hàng
của người tiêu dùng.
Tỷ lệ lạm pháp
Tỷ lệ lạm phát giữa hai thời điểm bất kỳ là sự gia tăng của mức giá trong giai đoạn đó
hoặc phần trăm thay đổi của chỉ số giá so với kỳ trước.
Các vấn đề trong đo lường chi phí sinh hoạt
Thiên vị thay thế
Sự thay đổi về chất lượng mà không được đo lường
Sự xuất hiện hàng hóa mới
Điều chỉnh các biến kinh tế để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát
Các nhà kinh tế sử dụng CPI để điều chỉnh thu nhập bằng tiền và lãi suất để loại trừ ảnh
hưởng của lạm phát. Việc điều chỉnh theo lạm phát cho phép chúng ta so sánh thu nhập
giữa các thời đại
VIII.THẤT NGHIỆP
Đối với các nhà kinh tế: thất nghiệp biểu thị việc sử dụng không đầy đủ nguồn lực.
Đối với những người bị thất nghiệp: thất nghiệp biểu thị tình cảnh khó khăn về kinh tế và
sự thay đổi về lối sống..
có ba nhóm sau đây:
➢ Có việc làm: Sử dụng hầu hết tuần trước đó để làm công việc được trả tiền lương.
➢ Thất nghiệp: Trong tuần lễ trước điều tra anh ta không có việc làm nhưng có nhu
cầu làm việc.
➢ Không nằm trong lực lượng lao động: Không thuộc hai loại trên (sinh viên hệ
tập trung dài hạn, người nội trợ, nghỉ hưu,)
Lực lượng lao động là tổng số những người đang có việc làm và những người thất
nghiệp:
Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp

You might also like