You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Khoa Kế hoạch và phát triển


-----o0o-----

BÀI TẬP LỚN


ĐỀ TÀI: DỰ BÁO VỀ SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2030 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGOẠI SUY XU THẾ

Lớp học phần: Dự báo kinh tế xã hội_03

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thu Huyền

1. Vũ Ngọc Diệp MSV: 11221310


2. Nguyễn Ngọc Duy MSV: 11221671
3. Nguyễn Thị Mai Duyên MSV: 11221702
4. Lê Tùng Dương MSV: 11221564
5. Nguyễn Phúc Thùy Dương MSV: 11221585
6. Lê Hương Giang MSV: 11221746
Hà Nội - 2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2

NỘI DUNG...............................................................................................................4

1. Tổng quan nghiên cứu.....................................................................................4

1.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................................4

1.2. Các nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu.........................5

1.3. Đối tượng, phạm vi, mục tiêu....................................................................7

2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................8

2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................8

2.2. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................8

3. Dự báo về số lượng dân số trong độ tuổi lao động........................................9

3.1. Tóm tắt quy trình dự báo..........................................................................9

3.2. Thực hiện quy trình dự báo....................................................................10

3.2.1 Xây dựng chuỗi thời gian.......................................................................10

3.2.2. Kiểm định tính ngẫu nhiên của chuỗi.................................................10

3.2.3. Xây dựng hàm xu thế............................................................................12

3.2.4. Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy:........................................................17

3.2.5. Ý nghĩa của hệ số thống kê và hệ số xác định.....................................18

3.2.6. Thực hiện dự báo và đánh giá..............................................................18

KẾT LUẬN............................................................................................................22

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................23

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới và trở thành một phần sôi động của nền kinh tế chung, lực lượng lao động
đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội.
Hiện nay, tình hình lực lượng lao động ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều
cơ hội và thách thức, tạo nên một bối cảnh phức tạp và đa chiều. Với tổng dân số
hơn 99 triệu người, Việt Nam đang có một lợi thế rất lớn về nguồn lao động. Đây
là một nguồn tài nguyên quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quá trình
“Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá” cùng với phát triển tri thức và hội nhập quốc tế.
Từ năm 2007, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng, cơ cấu dân số chuyển dịch
tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh chiếm 68% và chất lượng cuộc
sống được cải thiện. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một số thay
đổi đáng kể trong lực lượng lao động. Dân số vẫn đang gia tăng, nhưng tốc độ tăng
trưởng dân số đã chậm lại. Đồng thời, nền kinh tế đang trải qua quá trình chuyển
đổi và công nghiệp hóa nhanh chóng, rất cần lượng lao động có trình độ kỹ thuật
cao nhưng thị trường lao động đang gặp phải tình trạng dư thừa lao động không có
kỹ năng và thiếu nhiều lao động kỹ thuật, tay nghề dẫn đến việc mất cân bằng cung
cầu lao động. Ngoài ra, trong điều kiện tiến bộ khoa học - công nghệ ngày nay,
môi trường kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi: Hoạt động quản lý của Nhà nước
ở tất cả các cấp độ được tăng cường; cạnh tranh càng trở nên quyết liệt hơn;
thương mại quốc tế đã mở rộng ra ở hầu hết các lĩnh vực; hỗ trợ xã hội và dịch vụ
môi giới gia tăng...Các nhân tố đó kết hợp lại hình thành nên môi trường tổ chức
bao gồm nhiều tổ hợp ở các cấp độ khác nhau, liên hệ và đan chéo, biến đổi với
nhịp độ nhanh và cạnh tranh quyết liệt hơn. Như vậy, có thể nói sự không chắc
chắn về môi trường của tổ chức không những luôn tồn tại mà ngày càng có xu

2
hướng tăng lên dẫn đến các quyết định quản lý ngày càng có độ rủi ro cao hơn.
Bên cạnh đó, các ảnh hưởng bên ngoài điển hình là đại dịch Covid – 19 cũng có tác
động không nhỏ đến lao động. Các yếu tố này đều tạo ra một môi trường phức tạp
và đa dạng cho việc dự báo lực lượng lao động ở Việt Nam.
Do đó, dự báo lực lượng lao động ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển kinh tế đất nước, giúp cung cấp thông tin đáng tin cậy về số lượng
và chất lượng lao động cần thiết trong các ngành công nghiệp và khu vực kinh tế,
từ đó hỗ trợ quyết định chính sách và phát triển kinh tế xã hội. Nhờ vào việc dự
đoán được số lượng lao động và xác định nhu cầu lao động trong tương lai của các
ngành nghề, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế để có thể phân bổ nguồn lực hợp
lý và lên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Do mối quan hệ biện chứng và không
ngừng phát triển của sự vật, những quyết định hôm nay của tổ chức có thể ảnh
hưởng đến kết quả trong tương lai. Tuy nhiên, nếu các tổ chức không thể phản ứng
nhanh trước những thay đổi của môi trường và không nhìn được tương lai với mức
độ chính xác, hoạt động của tổ chức sẽ gặp phải tình trạng khó khăn và rủi ro cao
hơn. Do đó, yêu cầu cấp thiết đầu tiên là thông tin phải liên tục cập nhật và dự báo
phải chính xác. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, chúng em đã lựa chọn
chủ đề “Dự báo số lượng lao động của Việt Nam đến năm 2030” để thực hiện
nghiên cứu.

3
NỘI DUNG
1. Tổng quan nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý thuyết
Lực lượng lao động (Labor force) là nhóm người trong một quốc gia hoặc
khu vực mà có khả năng lao động và đang tham gia hoặc sẵn sàng tham gia vào
hoạt động kinh tế, bao gồm việc làm và tìm kiếm việc làm. Lực lượng lao động bao
gồm cả những người đang làm việc và những người thất nghiệp nhưng đang tìm
kiếm việc làm.

Số liệu về lực lượng lao động Việt Nam được tiến hành điều tra bởi Tổng
cục thống kê. Từ việc xác định được số lượng người lao động, các cơ quan có thể
tính được phần trăm người trong độ tuổi lao động tham gia vào hoạt động lao
động, hay còn được gọi là tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia
này có thể phản ánh mức độ sử dụng lao động trong một quốc gia và có thể ảnh
hưởng đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

1.2. Các nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu
a. Các nghiên cứu liên quan
 Các nghiên cứu về dự báo số lượng lao động của Việt Nam nói chung: Các
nghiên cứu này tập trung vào việc dự báo tổng số lao động của Việt Nam
đến một thời điểm trong tương lai, thường là năm 2030. Các nghiên cứu này
thường sử dụng các phương pháp dự báo kinh tế lượng, dựa trên các mô
hình hồi quy tuyến tính và phi tuyến.
Một số nghiên cứu tiêu biểu trong nhóm này bao gồm:
 Nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2022): Dự báo số
lượng lao động Việt Nam đến năm 2030.

4
 Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, 2021): Xu hướng Lao
động và Xã hội Việt Nam 2021, Triển vọng 2030.
 Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB, 2020): Việt Nam 2020: Lạc quan
về triển vọng tăng trưởng, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro.
Kết quả dự báo của các nghiên cứu này cho thấy, số lượng lao động của
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2023-2030, với tốc độ tăng
trưởng trung bình khoảng 2,5%/năm. Đến năm 2030, số lượng lao động của Việt
Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 68 triệu người.
 Các nghiên cứu về dự báo số lượng lao động của Việt Nam phân theo ngành
nghề, trình độ đào tạo, khu vực kinh tế,...: Các nghiên cứu này tập trung vào
việc dự báo số lượng lao động của Việt Nam phân theo các tiêu chí khác
nhau, chẳng hạn như ngành nghề, trình độ đào tạo, khu vực kinh tế,... Các
nghiên cứu này thường sử dụng các phương pháp dự báo kinh tế lượng, dựa
trên các mô hình hồi quy tuyến tính và phi tuyến, hoặc các phương pháp dự
báo thống kê khác.
Một số nghiên cứu tiêu biểu trong nhóm này bao gồm:
 Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022): Dự báo nhu cầu nhân lực
Việt Nam đến năm 2030.
 Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới (2021): Dự
báo nhu cầu nhân lực Việt Nam đến năm 2030.
 Nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020): Dự báo nhu cầu
nhân lực Việt Nam đến năm 2030.
Kết quả dự báo của các nghiên cứu này cho thấy, số lượng lao động của
Việt Nam sẽ có sự phân hóa đáng kể theo ngành nghề, trình độ đào tạo và khu vực
kinh tế.

5
o Ngành nghề: Số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ sẽ
tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2023-2030, trong khi số lượng lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm dần.
o Trình độ đào tạo: Số lượng lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên
sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2023-2030, trong khi số lượng lao động có
trình độ sơ cấp và trung cấp sẽ giảm dần.
o Khu vực kinh tế: Số lượng lao động trong khu vực kinh tế thành thị sẽ tiếp

tục tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2023-2030, trong khi số lượng lao
động trong khu vực kinh tế nông thôn sẽ giảm dần.
b. Khoảng trống nghiên cứu
 Khoảng trống về phương pháp luận
Các nghiên cứu về dự báo số lượng lao động của Việt Nam hiện nay chủ yếu
sử dụng phương pháp dự báo kinh tế lượng, dựa trên các mô hình hồi quy tuyến
tính và phi tuyến. Tuy nhiên, những mô hình này thường có độ chính xác thấp
trong bối cảnh biến động nhanh chóng của thị trường lao động. Ngoài ra, các
nghiên cứu này thường chỉ tập trung vào dự báo tổng số lao động, mà chưa chú
trọng đến dự báo phân theo ngành nghề, trình độ đào tạo, khu vực kinh tế,...
 Khoảng trống về dữ liệu
Các dữ liệu sử dụng cho dự báo số lượng lao động của Việt Nam hiện nay
chủ yếu được thu thập từ Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, dữ liệu này còn thiếu
nhiều thông tin quan trọng, chẳng hạn như dữ liệu về tình trạng thất nghiệp, lao
động di cư,... Ngoài ra, dữ liệu này cũng thường có độ trễ, khiến cho kết quả dự
báo không phản ánh được kịp thời những thay đổi của thị trường lao động.

6
1.3. Đối tượng, phạm vi, mục tiêu
a. Đối tượng nghiên cứu: số lượng lao động của Việt Nam đến năm 2030
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu sẽ sử dụng các dữ liệu thống kê từ Tổng cục
Thống kê và các nguồn dữ liệu khác trong giai đoạn 1999 - 2030.
c. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu này được xây dựng nhằm mục tiêu cung cấp các thông tin dự
báo về số lượng lao động của Việt Nam đến năm 2030. Các thông tin này sẽ là cơ
sở cho các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp trong việc hoạch định và
thực hiện các chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của nền kinh
tế trong giai đoạn tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
 Nghiên cứu dựa trên việc sử dụng dữ liệu thứ cấp (do đã dựa trên dữ liệu
được công bố dưới nghiên cứu của World Bank), dưới dạng số liệu chuỗi
thời gian.
 Nguồn số liệu: World Bank
2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phù hợp để phân tích và đưa ra dự báo là phương pháp ngoại
suy xu thế
 Đối tượng dự báo (số lượng lao động của Việt Nam): là một đối tượng dự
báo phát triển ổn định theo thời gian.
 Tác động có thể gây ảnh hưởng đột biến trong quá trình phát triển của đối
tượng dự báo là hạn chế.

7
 Những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của lực lượng lao động được duy
trì trong một khoảng thời gian dài (quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng của
dân số, các chính sách về phát triển,..).
 Đối tượng được phân tích có độ dài đủ lớn và ổn định để có thể phân tích,
xác định được xu thế.
 Khoảng thời gian cần dự báo là dài hạn – 8 năm, do đó không thể sử dụng
hàm tuyến tính và cần đến một hàm dự báo dài hạn.
3. Dự báo về số lượng dân số trong độ tuổi lao động
3.1. Tóm tắt quy trình dự báo
Quy trình dự báo gồm có 5 bước:
Bước 1: Xây dựng chuỗi thời gian: Thu thập số liệu trong quá khứ về số
lượng dân số trong độ tuổi lao động để phản ánh đúng đắn quá trình phát
triển khách quan của đối tượng.
Bước 2: Kiểm định tính ngẫu nhiên: Kiểm định tính ngẫu nhiên của chuỗi,
thông qua các đoạn mạch. Nếu chuỗi mang tính ngẫu nhiên, không thể sử
dụng phương pháp ngoại suy xu thế.
Bước 3: Xây dựng hàm xu thế: Y^t = f(t) với Y là đối tượng dự báo, t là biến
số về thời gian được đánh số theo thứ tự các quan sát đã thu thập. Nhận dạng
hàm xu thế: thông qua đồ thị hoặc phân tích số liệu thống kê. Ước lượng
hàm xu thế: bằng phương pháp OLS.
Bước 4: Dự báo: Tìm giá trị bằng cách thay t vào công thức tìm được ở
bước 3, tiến hành dự báo điểm và dự báo khoảng.
Bước 5: Đánh giá dự báo: Tính các chỉ số về sai số như MSE, MAPE,... để
đánh giá về tính chính xác và độ tin cậy của dự báo.

8
3.2. Thực hiện quy trình dự báo
3.2.1 Xây dựng chuỗi thời gian

SL lao động SL lao động


Năm t Năm t
(nghìn người) (nghìn người)

1999 38879 1 2011 51233 13


2000 39198 2 2012 51880 14
2001 40502 3 2013 53111 15
2002 41126 4 2014 53762 16
2003 41725 5 2015 54504 17
2004 42253 6 2016 54678 18
2005 43725 7 2017 54999 19
2006 45207 8 2018 55246 20
2007 46690 9 2019 55878 21
2008 48035 10 2020 54752 22
2009 49365 11 2021 55035 23
2010 50410 12 2022 55951 24

Bảng 3.2.1.1. Lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 1999 – 2022
Nguồn dữ liệu: World Bank
3.2.2. Kiểm định tính ngẫu nhiên của chuỗi
Ta có công thức kiểm định tính ngẫu nhiên với n > 20:
n
R− −1
2
Z=

√ n2−2 n
4 ( n−1 )
Vì mô hình dự báo ngoại suy được thực hiện trên cơ sở chuỗi thời gian xác
định nên bước kiểm nghiệm này nhằm mục đích số liệu của các năm đưa ra không
phải là số ngẫu nhiên. Để chứng minh điều này, giá trị Z vừa tính sẽ so sánh với
giá trị của Z α / 2 (trên cơ sở phân phối chuẩn hóa N(0,1) của bảng giá trị U).
9
Nếu |Z| > Z α / 2 thì ta kết luận bác bỏ giả thuyết là mẫu ngẫu nhiên.
Tính các đại lượng trong công thức:
 n: số quan sát.
Trong trường hợp này, n là số quan sát tính theo năm trong giai đoạn từ năm
1999 – 2022. Như vậy, n = 24.

 R: tổng số đoạn mạch trong chuỗi. R được tính như sau: Gọi SL0.5 là giá trị
trung vị của chuỗi. Tiến hành so sánh từng quan sát ban đầu của chuỗi với
giá trị trung vị. Nếu SLi > SL0.5 ta đánh dấu “+” và ngược lại nếu SLi < SL0.5
ta đánh dấu “-”. Một dãy liên tục các ký hiệu cùng dấu “+” hoặc “-” được
gọi là một đoạn mạch.
Với n = 24, giá trị trung vị SL0.5 bằng trung bình cộng của giá trị năm thứ 12
và năm thứ 13.
50,410+51,233
SL0.5 = = 50,821.5 (nghìn người)
2

So sánh với các giá trị SLi trong chuỗi, suy ra R = 2.


Thay R = 2; n = 24 vào công thức, ta có:
24
2− −1
2
Z= 2
=¿ -4.5917
24 −2∗24

4∗(24−1)

Vì |Z| = |−4.5917| = 4.5917 > Z 0.025= 1.96  Bác bỏ giả thuyết mẫu là ngẫu
nhiên.

10
3.2.3. Xây dựng hàm xu thế
a. Nhận dạng hàm xu thế

Đồ thị 3.2.3.1. Lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 1999 – 2022
Nguồn World Bank

Đồ thị 3.2.3.2. Lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 1999 – 2022
Công cụ: Eview

11
Dựa vào việc xây dựng đồ thị của các giá trị SLt theo thời gian, ta có thể thấy
đồ thị có xu thế tăng dần. Do đó, có thể giả thuyết xu thế phát triển số dân lao động
tuân theo dạng hàm mũ.
(1) (2)
SL lao động (1) ∆ SLt +1 ∆ SLt +1
Năm t ∆ SLt +1
(nghìn người) SLt
1999 38879 1 - - -
2000 39198 2 319 0,01 -
2001 40502 3 1304 0,03 985
2002 41126 4 624 0,02 -680
2003 41725 5 599 0,01 -25
2004 42253 6 528 0,01 -71
2005 43725 7 1473 0,03 945
2006 45207 8 1482 0,03 9
2007 46690 9 1482 0,03 0
2008 48035 10 1346 0,03 -137
2009 49365 11 1330 0,03 -16
2010 50410 12 1045 0,02 -285
2011 51233 13 824 0,02 -221
2012 51880 14 647 0,01 -177
2013 53111 15 1230 0,02 584
2014 53762 16 651 0,01 -579
2015 54504 17 742 0,01 91
2016 54678 18 174 0,00 -568
2017 54999 19 321 0,01 147
2018 55246 20 247 0,00 -74
2019 55878 21 632 0,01 385
2020 54752 22 -1126 -0,02 -1758
2021 55035 23 283 0,01 1409
2022 55951 24 916 0,02 633
Bảng 3.2.3.1. Bảng tính xác định hàm dự báo
(1)
∆ SLt +1
Nhận thấy, ≈ 0.01; sai phân bậc 2 ∆(2) SLt +1 không quay quanh giá trị
SLt

hằng số nào cả. Do đó, ta có thể kết luận hàm dự báo là hàm mũ.

12
Phương trình tổng quát hàm mũ: Y t =ce at .

b. Ước lượng hàm xu thế: Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS - Ordinary
Least Square)
Năm S Lt t ln( SLt) t
2
t*ln( SLt) ^
SL
1999 38879 1 - 3996001 - 39912
2000 39198 2 10,576 4000000 21152,754 40610
2001 40502 3 10,609 4004001 21228,818 41320
2002 41126 4 10,624 4008004 21270,034 42043
2003 41725 5 10,639 4012009 21309,621 42778
2004 42253 6 10,651 4016016 21345,444 43526
2005 43725 7 10,686 4020025 21424,783 44287
2006 45207 8 10,719 4024036 21502,336 45062
2007 46690 9 10,751 4028049 21577,812 45850
2008 48035 10 10,780 4032064 21645,612 46651
2009 49365 11 10,807 4036081 21711,260 47467
2010 50410 12 10,828 4040100 21764,158 48297
2011 51233 13 10,844 4044121 21807,582 49142
2012 51880 14 10,857 4048144 21843,669 50001
2013 53111 15 10,880 4052169 21901,707 50876
2014 53762 16 10,892 4056196 21937,126 51765
2015 54504 17 10,906 4060225 21975,645 52671
2016 54678 18 10,909 4064256 21992,982 53592
2017 54999 19 10,915 4068289 22015,700 54529
2018 55246 20 10,920 4072324 22035,659 55482
2019 55878 21 10,931 4076361 22069,535 56453
2020 54752 22 10,911 4080400 22039,347 57440
2021 55035 23 10,916 4084441 22060,676 58444
2022 55951 24 10,932 4088484 22104,974 59466
Tổng 1178142 300 248,483 97011796 478585,633 1177665

Bảng 3.2.3.2. Bảng tính để ước lượng các tham số của hàm xu thế
Tuyến tính hóa phương trình bằng cách logarit hai vế, ta có phương trình:
ln Y t =lnc+ at (t = 1,…,n)

13
Từ phương trình trên, áp dụng phương pháp OLS sẽ ước lượng ra các tham
số c^ và a^ . Phương trình dự báo ngoại suy dạng mũ ước lượng được là:
^ ^ e ^at
SLt=C
Ta có hệ phương trình

{∑
nc +a ∑ t=∑ Z t
c t+a ∑ t 2=∑ Z t t

{ 24 c +a∗300=259.0515
 300 c+ a∗4900=3258.0801

{c =10.5771
 a=0.17336

^ c =39226.1933
 C=e
Vậy phương trình dự báo có dạng: ^
SL=39226.1933∗e
0.017336∗t

Sử dụng phương pháp Eviews:

14
Nhập số liệu vào phần mềm Eviews:

Hình 3.2.3.1 Bảng số liệu trên phần mềm Eview


Từ cửa sổ Eviews chọn Quick  Estimate Equation. Nhập lệnh log SL ct .
Mỗi biến cách nhau một khoảng trắng. Chọn Method: LS - Least Squares và OK

15
Hình 3.2.3.2. Kết quả số liệu trên phần mềm Eview
Kết quả ngoại suy cho ta hệ số ước lượng của c = 10.57712 và hệ số ước
lượng của t là 0.017336 với sai số của từng hệ số ước lượng là không đáng kể. Kết
quả thu được khi sử dụng Eviews hoàn toàn trùng với kết quả khi sử dụng phương
pháp OLS.
 Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy: Sử dụng mức ý nghĩa α = 5%

{ H 0 :lnc=0
 Kiểm định cặp giả thuyết: H :lnc ≠ 0
1

Vì P_value = 0.0000 < α = 0.05 nên bác bỏ H 0 thừa nhận H 1.


→ ln(c) có ý nghĩa thống kê.

{ H 0 : a=0
 Kiểm định cặp giả thuyết: H :a ≠ 0
1

Vì P_value = 0.0000 < α = 0.05 nên bác bỏ H 0 thừa nhận H 1


→ a có ý nghĩa thống kê.

 Kiểm định sự phù hợp của mô hình: { H 0 : Mô hình không phù hợp
H 1 : Mô hình phù hợp

Vì P_value = 0.0000 < α = 0.05 nên bác bỏ H 0 thừa nhận H 1


→ bác bỏ H 0 thừa nhận H 1 Mô hình hồi quy là phù hợp.
 Ý nghĩa của hệ số thống kê và hệ số xác định
 Hệ số thống kê:
a = 0.017336 thể hiện độ co giãn của số lượng người lao động theo năm tăng
lên. Khi t tăng 1 năm thì số lượng người lao động Việt Nam sẽ tăng 1 lượng
là 1.7336% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
 Hệ số xác định:
R =0.927970 thể hiện rằng sự thay đổi của số lượng lao động Việt Nam được
2

giải thích 92.797% bằng sự thay đổi về thời gian.

16
3.2.4. Thực hiện dự báo
 Dự báo điểm: Dự báo cho giai đoạn 2023 – 2030:
Từ phương trình dự báo ^
SL=39226.1933∗e
0.017336∗t
thay các giá trị t dự báo vào
công thức, ta có:

Bảng 3.2.6.1. Bảng tính dự báo số lượng lao động Việt Nam
trong giai đoạn 2023 - 2030

Dự báo điểm: Giá trị dự báo điểm cho năm 2023 (tương ứng với t = 25):
^
SL=39226.1933∗e
0.017336∗25
=60506.13229

 Dự báo khoảng:

Năm SL t ^
SL Et Et
2 ||
Et
Yt t - t2
1999 38879 1 39912 -1034 1068259 2,658 132,25
2000 39198 2 40610 -1412 1994452 3,603 110,25
2001 40502 3 41320 -818 669681 2,020 90,25
2002 41126 4 42043 -917 840825 2,230 72,25
2003 41725 5 42778 -1053 1109182 2,524 56,25
2004 42253 6 43526 -1274 1622025 3,014 42,25
2005 43725 7 44287 -562 316010 1,286 30,25
2006 45207 8 45062 145 21159 0,322 20,25

17
2007 46690 9 45850 840 705405 1,799 12,25
2008 48035 10 46651 1384 1914373 2,880 6,25
2009 49365 11 47467 1898 3601636 3,844 2,25
2010 50410 12 48297 2112 4462131 4,190 0,25
2011 51233 13 49142 2092 4374548 4,082 0,25
2012 51880 14 50001 1879 3530698 3,622 2,25
2013 53111 15 50876 2235 4995116 4,208 6,25
2014 53762 16 51765 1996 3985484 3,713 12,25
2015 54504 17 52671 1833 3361077 3,364 20,25
2016 54678 18 53592 1086 1180310 1,987 30,25
2017 54999 19 54529 470 221173 0,855 42,25
2018 55246 20 55482 -236 55800 0,428 56,25
2019 55878 21 56453 -575 330278 1,028 72,25
2020 54752 22 57440 -2688 7224395 4,909 90,25
2021 55035 23 58444 -3409 11623311 6,195 110,25
2022 55951 24 59466 -3515 12356483 6,283 132,25
Total 1178142 300 1177665 478 71563811 71,045 1150

Bảng 3.2.6.2. Bảng tính ước lượng các giá trị để dự báo khoảng
Khoảng dự báo với mức ý nghĩa 5% được ước lượng như sau:

^
SLt+ 1−∆ ≤ SL¿t +1 ≤ ^
SLt +1+ ∆

Trong đó:

 ^
SLt+ 1là giá trị thực tế tại thời điểm dự báo

 L : tầm xa của dự báo


 ∆ : sai số dự báo cực đại

Sai số dự báo cực đại (Δ) được xác định như sau:

∗^
n− p−1
∆=t α / 2 Sp

Trong đó:
18
 t α / 2 là giá trị tham số T – Student với (n – p – 1) là bậc tự do và mức
n− p−1

ý nghĩa α .
 ^
S p là sai số dự báo tại thời điểm dự báo (dự báo giá trị trung bình):

√ [ ]
2
S 2u 1 ( t p −t )
^S = ∗ +
p
n−p−1 n ∑ ( t i −t ) 2

24
S2u=∑ (SL− ^
SL)2=71563811
t =1

√ [ ]
2
^ 71563811 1 ( 25−12∗5 )
S p= ∗ + =759.9393
24−1−1 24 1150

Thay vào công thức sai số dự báo cực đại (Δ) với mức ý nghĩa Δ = 0.5:
∗^
n− p−1 22
∆=t α / 2 S p = t 0.25 * 759.9393 = 1576.114

Tại l = 1, ta có khoảng dự báo với mức xác suất tin cậy 1 – Δ được ước
lượng là:
¿
60500 – 1576.114 < S L 25< 60500 + 1576.114
¿
 58923.886 < SL 25< 62076.114
3.2.5. Đánh giá sai số
 Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE):
SL − ^
| |
n
1 SLt
MAPE = ∗∑ t ∗100
n t=1 SLt

1
= 24 ∗71.045∗100

= 2.96 (%)

19
Hình 3.2.6.1. Kết quả chạy bằng công cụ Eview
Nhận xét: Chạy kiểm nghiệm Eview cho ra kết quả tương đồng, với
phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE) là 2.96%.
 Khoảng thời gian dự báo
Với phương pháp ngoại suy xu thế hàm mũ, khoảng thời gian được dự báo
n
l ≤ . Do đó, với n=24 , khoảng dự báo đạt 8 năm là hợp lý để dự báo đến
3
năm 2030.

20
KẾT LUẬN
Bài dự báo này dựa trên dữ liệu đã có, các sự kiện và phản ứng của nền kinh
tế - xã hội hiện tại kết hợp với những giả định, phân tích để đưa ra những lập luận
chặt chẽ, chính xác nhất có thể.
Việc thực hiện dự báo lực lượng lao động ở Việt Nam đến năm 2030 là một
nhiệm vụ quan trọng để định hình chính sách lao động, quản lý nguồn nhân lực và
phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Tầm nhìn đến năm 2030 cho dự báo lực
lượng lao động ở Việt Nam là một bước quan trọng trong việc định hình tương lai
kinh tế và xã hội của đất nước. Sự thành công trong việc thực hiện dự báo sẽ tạo
nền tảng vững chắc cho quy hoạch lực lượng lao động, đảm bảo cung và cầu lao
động cân đối, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc dự báo cũng có thể xảy ra các sai sót trong quá trình
nghiên cứu, các phản ứng kinh tế - xã hội thường có sự biến động lớn bởi những
tác động bên ngoài, ngẫu nhiên. Phương pháp dự báo ngoại suy xu thế có thể dự
báo được trong ngắn hạn, đơn giản thực hiện, có tính tự động hóa cao có thể dự
báo liên tục; Tuy nhiên thường không chú trọng vào những tác động có thể xảy đến
ở hiện tại và tương lai, do đó sai số có thể xảy ra là rất khó đoán.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PSG.TS Lê Huy Đức, Giáo trình Dự báo Kinh tế - xã hội, 2019
2. World Bank (Labor force, total – Viet Nam)

22

You might also like