You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: KINH TẾ LƯỢNG

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GDP VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bành Thị Hồng Lan

Nhóm sinh viên thực hiện:

Họ và tên MSSV Lớp


Đỗ Đức Long 20213215 Kinh tế công nghiệp K66
Đỗ Văn Lộc 20213217 Kinh tế công nghiệp K66
Hoàng Ngọc Quân 20213220 Kinh tế công nghiệp K66
Hà Mạnh Quyền 20213221 Kinh tế công nghiệp K66

HÀ NỘI – 1/2024
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 3
1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 4
2. Định nghĩa vấn đề ........................................................................................................ 4
2.1. Biến phụ thuộc....................................................................................................... 4
2.2. Biến độc lập .......................................................................................................... 4
3. Thu thập dữ liệu........................................................................................................... 5
4. Thiết kế mô hình .......................................................................................................... 5
5. Ước lượng của mô hình kiểm định và phân tích ........................................................... 6
5.1. Ước lượng mô hình hồi quy: .................................................................................. 6
5.2. Ước lượng khoảng tin cậy đối với tham số: ........................................................... 6
5.3. Kiểm định: ............................................................................................................. 7
6. Thảo luận kết quả ...................................................................................................... 15
7. Gợi ý chính sách ........................................................................................................ 15
LỜI NÓI ĐẦU

Một quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần rất nhiều yếu tố để trở thành một quốc gia
phát triển và có vị thế trong khu vực. Trong các yếu tố đó có một yếu tố không thể thiếu
đó chính là kinh tế. Vậy khi nhắc đến kinh tế của một quốc gia chúng ta nghĩ đến gì? Chắc
hẳn mọi người sẽ nghĩ đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển
của một vùng lãnh thổ nào đó. GDP mô tả sự vận hành trơn tru của một kinh tế của một
đất nước. Đây cũng được coi là thước đo sản lượng và thu nhập của một nền kinh tế, nó
được coi là chỉ báo tốt nhất về phúc lợi kinh tế của xã hội.

Với mong muốn tìm hiểu về việc các ngành kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến chỉ tiêu
quan trọng này, nhóm chúng em xin lựa chọn chủ đề: “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2000-2020”. Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến
ThS. Bành Thị Hồng Lan đã hướng dẫn chúng em trong quá trình hoàn thành bài nghiên
cứu này. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong
cô và các bạn góp ý để nhóm em có thể hoàn thiện bài nghiên cứu.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam:

Mục tiêu của nghiên cứu này là phản ánh kịp thời sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy việc
xét các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP là rất cần thiết. Mỗi một yếu tố lại có mức ảnh
hưởng khác nhau tới chỉ số GDP thông qua việc chúng ta xem xét các tham số hồi quy. Và
để xác định được các tham số hồi quy này ta tiến hành xây dựng mô hình hồi quy. Chỉ số
GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2020 được đánh giá dựa trên 5 chỉ số thành phần: dân
số, năng suất lao động, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ lệ thất nghiệp, biến động kinh tế.

Từ việc xây dựng được mô hình hồi quy chúng ta sẽ có thể ước lượng, kiểm định, dự báo
các thành phần ảnh hưởng đến chỉ số GDP, giúp cho đất nước thấy được tình hình phát
triển của mình để từ đó có định hướng khắc phục. Điều này sẽ được thấy rõ hơn qua việc
xây dựng mô hình giải thích tác động của các yếu tố đến chỉ số GDP dưới đây.

2. Định nghĩa vấn đề

2.1. Biến phụ thuộc


+ GDP: Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam (tỷ USD)

2.2. Biến độc lập


+ Dân số (triệu người)
Là tổng dân số trên lãnh thổ Việt Nam qua từng năm.

+ Năng suất lao động (triệu đồng/lao động)


Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất của lao động cụ thể trong
quá trình sản xuất.
+ Chỉ số CPI (%)
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) đo lường những thay đổi về giá cả hàng hóa và dịch vụ từ
khía cạnh người tiêu dùng.
+ Tỷ lệ thất nghiệp (%)
Là chỉ số kinh tế đo lường phần trăm người lao động tại Việt Nam mà không có việc làm
và đang tìm kiếm việc làm.
+ Biến động kinh tế (biến định tính)
“Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử năm 2008 gây ra hậu quả Khoảng 10.000
tỷ Đô la Mỹ tan biến, 30 triệu người thất nghiệp, hàng loạt ngân hàng phá sản trong đó phải
kể đến sự sụp đổ của một trong những định chế tài chính lớn nhất nước Mỹ lúc bấy giờ” -
Lehman Brothers
Như vậy ta có thể chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 2000-2008 sẽ là 0, giai đoạn 2009-2020 sẽ là 1.

3. Thu thập dữ liệu

Trong quá trình thu thập dữ liệu cho chủ đề nghiên cứu, nhóm chúng em đã tham
khảo qua nền tảng internet. Nhóm đã có số liệu về chỉ số GDP của Việt Nam và
những biến ảnh hưởng từ năm 2000-2020 để tiến hành hồi quy và ước lượng.

Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm đã sử dụng kiến thức đã học kết hợp với sự
hỗ trợ của các phần mềm như: Word, Excel,… để hoàn thành đề tài.

4. Thiết kế mô hình
Mô hình hồi quy tổng thể mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc GDP và các biến giải
thích có dạng:
Yi = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5Di + ui
Trong đó:
Yi: GDP tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam (tỷ USD)
X1: Dân số (triệu người)
X2: Năng suất lao động (triệu đồng/lao động)
X3: Chỉ số CPI (%)
X4: Tỷ lệ thất nghiệp (%)
Di: Biến động kinh tế, D=1 là sau khủng hoảng kinh tế 2008, D=0 là trước khủng
hoảng kinh tế 2008

Y, X1, X2, X3, X4, Di là số liệu không gian và được mã hóa theo chiều dọc

β0: Là hệ số chặn

β1, β2, β3, β4, β5: Hệ số góc ứng với các biến độc lập: X1, X2, X3, X4, Di

ui: Là sai số ngẫu nhiên


Mô hình hồi quy mẫu có dạng:

̂i= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5Di + ei


𝒚

Trong đó:

ei: là phần dư của hồi quy mẫu

5. Ước lượng của mô hình kiểm định và phân tích

5.1. Ước lượng mô hình hồi quy:


Sử dụng excel ước lượng mô hình trên bằng phương pháp
Hàm hồi quy mẫu có dạng:
̂ = - 315,426 + 4,195 X1 + 2,442 X2 - 0,245 X3 - 14,455 X4 - 1,280 Di
𝒚
Từ kết quả ước lượng ta thấy khi tăng các chỉ số về X1, X2, X3, X4, Di thì GDP cũng
tăng giảm nhất định. Cụ thể là:
̂ = 4,195 cho biết khi dân số tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì GDP tăng 4,195
𝜷𝟏
đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
̂ = 2,442 cho biết khi năng suất lao động tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì
𝜷𝟐
GDP tăng 2,446 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
̂ = 0,245 cho biết khi chỉ số CPI tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì GDP giảm
𝜷𝟑
0,245 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
̂ = 14,455 cho biết khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì GDP
𝜷𝟒
giảm 14,455 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

5.2. Ước lượng khoảng tin cậy đối với tham số:
Theo kết quả của bảng với mức ý nghĩa 5% thì khoảng tin cậy đối với tham số của mô
hình là:
β1 có khoảng tin cậy là (-2,037; 7,628)
β2 có khoảng tin cậy là (1,873; 3,218)
β3 có khoảng tin cậy là (-0,462; 0,883)
β4 có khoảng tin cậy là (-5,926; 2,915)
β5 có khoảng tin cậy là (2,001; 23,755)
Bảng số liệu:

Bảng mô hình hồi quy:

Bảng hệ số tương quan:

Nhận xét:
Dựa vào bảng hệ số tương quan, ta có thể thấy rằng “Năng suất lao động” có hệ số tương
quan cao với “Dân số” (0.981571341) và “Biến động kinh tế” (-0.713416069). Điều này
có thể chỉ ra rằng có thể có hiện tượng đa cộng tuyến giữa “Năng suất lao động”, “Dân
số” và “Biến động kinh tế”.
Tuy nhiên, hệ số tương quan chỉ đo lường mối tương quan tuyến tính giữa hai biến mà
không thể phát hiện được mối tương quan phi tuyến. Do đó để kiểm tra chính xác hơn,
nhóm quyết định sử dụng thêm phương pháp thừa số tăng phương sai (VIF).
Bảng 1: Biến phụ thuộc là “Dân số”

VIF = 8,29

Bảng 2: Biến phụ thuộc là “Năng suất lao động”


VIF = 45,13
Bảng 3: Biến phụ thuộc là “Biến động kinh tế”

VIF = 8,25

Bảng 4: Biến phụ thuộc là “Tỉ lệ thất nghiệp”

VIF = 4,03
Bảng 5: Biến phụ thuộc là “Chỉ số CPI”
VIF = 2,46
Như vậy, dựa vào kết quả tính toán VIF, ta có thể thấy rằng biến “Năng suất lao động”
cần phải loại bỏ khỏi mô hình do có chỉ số VIF = 45,13 (lớn hơn 10).
̂
𝒚
5.3. Sử dụng biến giả để kiểm định sự thay đổi về cấu trúc
Chúng ta sẽ xem xét việc ứng dụng kỹ thuật biến giả trong nghiên cứu có sự thay đổi về
cấu trúc của 2 thời kỳ (2000 - 2008, 2009 - 2020) không.
Ta sẽ chia mẫu (n = 21 quan sát) thành 2 nhóm, nhóm 1 gồm n1 = 9 quan sát (tương ứng
với giai đoạn 2000 - 2008), nhóm 2 gồm n2 = 12 quan sát (tương ứng với giai đoạn 2009 -
2020)
Ta tiến hành hồi quy số liệu nhóm 1 (giai đoạn 2000 - 2008):
Tiếp theo ta tiến hành hồi quy số liệu nhóm 2 (giai đoạn 2009 - 2020):
Cuối cùng ta tiến hành hồi quy toàn bộ số liệu:
Lập thống kê kiểm định, ta có:
(𝑹𝑺𝑺𝑹 − 𝑹𝑺𝑺𝟏 − 𝑹𝑺𝑺𝟐)/𝒌 (𝟑𝟏𝟒,𝟓𝟏 − 𝟒𝟓,𝟏𝟐 − 𝟏𝟑𝟏,𝟎𝟔)/𝟓
Fc = (𝑹𝑺𝑺𝟏 + 𝑹𝑺𝑺𝟐)/(𝒏𝟏+𝒏𝟐−𝟐𝒌)
=
(𝟒𝟓,𝟏𝟐 + 𝟏𝟑𝟏,𝟎𝟔)/(𝟐𝟏−𝟐×𝟓)
= 𝟏, 𝟕𝟐 < F5,11 = 3,204

Trong đó F5,11 = 3,204, do đó chấp nhận H0. Như vậy ta có thể kết luận rằng không
có sự thay đổi về cấu trúc, hoặc có thể nói rằng biến động kinh tế không làm ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam.

5.4. Kết luận


- Dựa vào kết quả tính toán VIF, ta có thể thấy rằng biến “Năng suất lao động” cần phải
loại bỏ khỏi mô hình do có chỉ số VIF = 45,13 (lớn hơn 10)
- Theo mô hình ban đầu, ta thấy giá trị P-value của biến “Chỉ số CPI” là 0,38 và biến “Biến
động kinh tế” là 0,08 > mức ý nghĩa 0,05. Do đó ta cũng loại bỏ biến này ra khỏi mô hình.
- Biến giả “Biến động kinh tế” không làm thay đổi cấu trúc của mô hình.
Bảng hồi quy mới:
Kết luận: Mô hình có độ phù hợp cao, lên tới 98%.
Mô hình sau cùng:
̂ = - 1590,48 + 19,75 X1 - 2,33 X4
𝒚

5.5. Kiểm định:


5.5.1. Kiểm định giả thiết với các tham số
Kiểm định giả thiết
H0: β1 = 0
H1: β2 ≠ 0
Với mức ý nghĩa 5% ta thấy:
P-value = 1,76E-15 << 𝛂 = 0,05
=> bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1
=> Vậy biến dân số có ảnh hưởng tới tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam (GDP).
Tương tự, ta có biến “tỷ lệ thất nghiệp” có ảnh hưởng tới tổng sản phẩm quốc nội Việt
Nam (GDP).
5.5.2. Kiểm định ý nghĩa của mô hình
Giả thuyết:
H0: β1 =β2 =...= βk = 0
H1: Tồn tại ít nhất βj ≠ 0
Với mức ý nghĩa 5% ta thấy:
Significance F = 8,03E-16 << 5%
=> bác bỏ H0, chấp nhận H1
=> Vậy mô hình có ý nghĩa.

6. Thảo luận kết quả


Qua kết quả thu được ta thấy mô hình này có các giá trị thống kê lựa chọn mô hình thấp
nhất, tất cả các hệ số đều có ý nghĩa rất lớn và lớn nhất (=99,87%)
Dựa vào tất cả các mô hình trên thì mô hình 3 là tốt nhất.
Qua phân tích mô hình hồi quy ta thấy 2 chỉ số thành phần quan trọng nhất đối với tổng
sản phẩm quốc nội là dân số và tỷ lệ thất nghiệp.

7. Gợi ý chính sách


- Để tăng tổng sản phẩm quốc nội cần một quá trình dài và thường xuyên.
- Trước mắt, sẽ tập trung vào việc làm sao để dân số tăng lên và đồng thời phải giảm tỷ lệ
thất nghiệp xuống thấp nhất.
- Muốn vậy, nhà nước cần khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp, đầu tư vào các ngành
công nghiệp tăng trưởng nhanh, chính sách thuế và tài chính hỗ trợ. Theo dõi sát diễn
biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều
hành phù hợp.
- Bên cạnh đó, chính quyền cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh nở gia
tăng dân số.

You might also like