You are on page 1of 17

CHƯƠNG 4: HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN

I. Lựa chọn đúng (sai)


1. Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ.
2. Hệ số tương quan không phản ánh chiều hướng của mối liên hệ tương quan.
3. Tương quan là mối liên hệ giữa hai hiện tượng kinh tế xã hội.
4. Hệ số tương quan phản ánh độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa hai tiêu thức
số lượng.
5. Để đo độ chặt chẽ mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế xã hội người ta
chỉ dùng hệ số tương quan.
6. Hệ số tương quan luôn nằm trong khoảng -1, 1.
7. Hồi quy nhằm phản ánh mối liên hệ tương quan.
8. Hồi quy thực chất là phương pháp bình phương nhỏ nhất.
9. Dấu của hệ số hồi quy phản ánh chiều hướng của mối liên hệ.
10. Hệ số hồi quy trong phương trình Y^ x =b0 +b 1∗X cho biết khi X thay đổi 1 đơn vị
thì làm cho Y thay đổi trung bình b1 đơn vị.
11. Hệ số tương quan của X và Y có giá trị âm (r<0) cho biết giữa X và Y không có
mối liên hệ tương quan tuyến tính
12. Phương trình hồi quy: Y^ =18,209+ 2,139∗X trong đó Y là chi tiêu và X là thu
nhập. Phương trình này cho biết khi thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì chi tiêu bình quân tăng
thêm 2,139 đơn vị.

II. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


1. Liên hệ hàm số
a. Là liên hệ hoàn toàn chặt chẽ
b. Là liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ
c. Được biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt
d. Không được biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt
e. Đáp án khác
2. Liên hệ tương quan
a. Là liên hệ hoàn toàn chặt chẽ
b. Là liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ
c. Được biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt
d. Không được biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt
e. Đáp án khác
3. Đại lượng nào phản ánh chiều hướng của mối liên hệ tương quan
a. Hệ số tương quan.
b. Tỷ số tưong quan. (-1,1)
c. Hệ số hồi quy.
d. Đáp án khác
4. Hệ số hồi quy không phản ánh
a. Ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.
b. Ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức kết
quả.
c. Chiều hướng của mối liên hệ tương quan.
d. Đáp án khác
5. Hệ số hồi quy trong phương trình Y^ x =b0 +b 1∗X phản ánh
a. Khi X thay đổi 1 đơn vị thì làm cho Y thay đổi trung bình b0 đơn vị
b. Khi Y thay đổi 1 đơn vị thì làm cho X thay đổi trung bình b1 đơn vị
c. Ảnh hưởng trực tiếp của tiêu thức nguyên nhân X đến tiêu thức kết quả Y
d. Tất cả đều sai
6. Dấu của hệ số hồi quy trong phương trình hồi quy: Y^ =12 , 25+1,809∗X (trong đó Y là
thu nhập và X năng suất lao động) phản ánh:
a. Thu nhập và năng suất lao động có mối liên hệ thuận chiều (cùng chiều)
b. Thu nhập và năng suất lao động có mối liên hệ tương quan nghịch (ngược
chiều)
c. Không xác định được mối liên hệ
d. Đáp án khác
III. Bài tập
Bài 1: Có tài liệu về tình hình kinh doanh tại một số doanh nghiệp như sau:
Doanh thu (tỷ đồng) %Chi phí quảng cáo
152 1.3
112 2.3
138 1.6
85 1.05
286 4.31
201 3.96
195 2.14
Yêu cầu:
1. Sử dụng hệ số tương quan để đo lường mức độ quan hệ giữa doanh thu với chi
phí quảng cáo
2. Lập phương trình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu với chi phí
quảng cáo
3. Khi chi phí quảng cáo tăng lên 3%, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp
tăng lên bao nhiêu tỷ đồng.
Bài 2:
Có tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp như sau:
Năng suất lao động bình quân Tiền lương bình quân tháng một
tháng một công nhân (sản phẩm) công nhân (triệu đồng)
38 6,5
32 5,9
45 7,5
47 7,8
55 8,2
48 6,9
41 7,2
Yêu cầu: Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối liên hệ của năng suất lao
động với tiền lương.
CHƯƠNG 5 DÃY SỐ THỜI GIAN
I. Lựa chọn đúng (sai)
1. Mở rộng khoảng cách thời gian chỉ sử dụng với dãy số thời điểm.
2. Dãy số thời gian là dãy các mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian.
3. Một dãy số thời gian gồm có hai thành phần là thời gian và các mức độ của dãy
số.
4. Dãy số thời điểm là dãy số trong đó các mức độ của chỉ tiêu nghiên cứu biểu
hiện mặt lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định
5. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối đánh giá sự thay đổi về quy mô của hiện tượng
trong một khoảng thời gian nhất định
6. Mức độ bình quân theo thời gian phản ánh mức độ điển hình của hiện tượng
nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định.
7. Tốc độ tăng (giảm) phản ánh tốc độ và xu hưởng biến động của hiện tượng qua
thời gian
8. Nguyên nhân gây ra sự biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên và phong tục tập quán sinh hoạt.
9. Dãy số thời kỳ là dãy các mức độ của chỉ tiêu nghiên cứu biểu hiện mặt lượng
của hiện tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định.
10. Biến động của một dãy số thời gian là sự kết hợp của 2 yếu tố thành phần: xu
hướng, ngẫu nhiên.
II. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
1. Biến động của một dãy số thời gian là sự kết hợp của:
a. Thành phần xu hướng và thành phần thời vụ
b. Thành phần thời vụ và thành phần ngẫu nhiên
c. Thành phần xu hướng và thành phần ngẫu nhên
d. Đáp án khác
2. Khi phân tích biến động thời vụ là dựa trên số liệu thống kê:
a. 1 năm
b. 2 năm
c. ít nhất 3 năm
d. Đáp án khác
3. Hàm xu thế tuyến tính được sử dụng biểu hiện xu hướng biến động của hiện
tượng khi:
a. Hiện tượng biến động với một lượng tăng (giảm) tuyệt đối không bằng nhau.
b. Hiện tượng biến động với một lượng tăng (giảm) tuyệt đối bằng nhau.
c. Hiện tượng biến động với một lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn hoặc tốc độ
phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau
d. Đáp án khác
4. Đặc điểm của dãy số tuyệt đối thời điểm
a. Có sự tích lũy về lượng qua thời gian
b. Không có sự tích lũy về lượng qua thời gian
c. Các mức độ ở thời điểm sau thường bao gồm 1 phần hoặc toàn bộ các mức độ ở
thời điểm trước
d. Đáp án khác
5. Chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân chỉ có ý nghĩa khi .....
a. Các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
b . Các tốc độ phát triển định gốc xấp xỉ bằng nhau.
c. Suốt quá trình nghiên cứu hiện tượng phát triển với một tốc độ bằng nhau.
d. Đáp án khác
6. Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn có tác dụng.....
a. Đánh giá mức độ thay đổi trong cả một giai đoạn bao gồm nhiều thời kỳ.
b. Đánh giá mức độ biến động của hiện tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ.
c. Đánh giá mức độ thay đổi của nhiều thời kỳ
d. Đáp án khác
III. Bài tập
Bài 1: Có tài liệu về tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong quý II /N như sau:
Tháng
4 5 6 7
Chỉ tiêu
Năng suất lao động bình quân (triệu đồng/người) 52 53
55 -
14
Số công nhân ngày đầu tháng (người) 130 150 160
0
Yêu cầu:
1. Tính giá trị sản xuất từng tháng của doanh nghiệp.
2. Tính giá trị sản xuất bình quân 1 tháng trong quý
3. Tính năng suất lao động bình quân 1 công nhân trong quý II
4. Tính năng suất lao động bình quân một tháng trong quý II
Bài 2: Có tài liệu về giá trị hàng hoá của doanh nghiệp A qua các năm như sau :
Năm
2014 2015 2016 2017 2018
Chỉ tiêu
Giá trị hàng hoá (triệu đồng) 1250 1340 1450 1680 1845
Yêu cầu:
1. Tính tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ tăng liên hoàn về giá trị hàng
hóa qua các năm.
2. Tính tốc độ phát triển định gốc và tốc độ tăng định gốc về giá trị hàng hóa
qua các năm.
3. Tính lượng tăng tuyệt đối liên hoàn và định gốc về giá trị hàng hóa qua
các năm.
4. Giá trị tuyệt đối 1% tăng, giảm liên hoàn.
5. Dự báo giá trị hàng hóa của doanh nghiệp năm 2019 và 2020 bằng lượng
tăng giảm tuyệt đối bình quân và tốc độ phát triển bình quân
6. Tính giá trị hàng hóa bình quân năm giai đoạn 2014-2018.
Bài 3: Có số liệu về tốc độ phát triển doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp TQ qua
các năm như sau:
Năm 2014 so với năm 2013: 119%
Năm 2015 so với năm 2014: 110%
Năm 2016 so với năm 2015: 112%
Năm 2017 so với năm 2016: 115%
Năm 2018 so với năm 2017: 116%
Yêu cầu:
1. Tính tốc độ phát triển định gốc về doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp
qua các năm.
2. Tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, định gốc về doanh thu tiêu thụ
của doanh nghiệp qua các năm. Biết, doanh thu tiêu thụ của của doanh nghiệp năm
2016 là 1258 triệu đồng.
3. Tính tốc độ phát triển bình quân về doanh thu tiêu thụ của của doanh
nghiệp giai đoạn 2014-2018.
4. Tính doanh thu tiêu thụ bình quân năm của doanh nghiệp giai đoạn 2014-
2018
Bài 4: Có số liệu về lợi nhuận của doanh nghiệp XZ qua các năm như sau:
Năm
2014 2015 2016 2017 2018
Chỉ tiêu
1. Lợi nhuận (triệu đồng) 864
2. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (triệu 150
đồng)
3. Tốc độ phát triển liên hoàn (lần) 1,05
4. Tốc độ tăng định gốc (lần) 0,85
5. Tốc độ tăng liên hoàn (lần)
6. Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) (triệu 9,85
đồng)
Yêu cầu:
1. Tính các chỉ tiêu còn thiếu trong bảng trên.
2. Tính lợi nhuận bình quân giai đoạn 2014-2018 của doanh nghiệp.
Bài 5: Có số liệu về giá trị sản xuất của một công ty qua các năm như sau:
Năm
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Chỉ tiêu
1. Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng)
2. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên 350 100
hoàn (triệu đồng)
3. Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 105
4. Tốc độ tăng liên hoàn (%) 3,5 8,0
5. Giá trị tuyệt đối 1% tăng 106
(giảm) (triệu đồng)
Yêu cầu:
1. Tính các chỉ tiêu còn thiếu trong bảng trên.
2. Tính doanh thu tiêu thụ bình quân năm và tốc độ tăng bình quân năm về doanh
thu tiêu thụ giai đoạn 2014-2018.
3. Lựa chọn phương pháp dự báo thống kê phù hợp để dự báo doanh thu tiêu thụ
của doanh nghiệp năm 2019
Bài 6: Có tài liệu về doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp XZ như sau:
Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng)
Năm
Quý I Quý II Quý III Quý IV
2014 2530 2650 3105 3850
2015 3120 3850 4500 4650
2016 4080 4250 5400 6850
2017 4500 5850 5680 6480
2018 4870 6200 7850 7600
Yêu cầu:
1. Sử dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian để quy đổi về dữ
liệu doanh thu năm.
2. Tính số bình quân trượt cho 2 mức độ đối với dữ liệu trên
3. Tính chỉ số thời vụ về doanh thu theo quý
4. Xác định hàm xu thế tuyến tính biểu diễn biến động của doanh thu tiêu
thụ theo theo gian từ kết quả câu 1
5. Dự báo doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp năm 2019 và năm 2020
bằng hàm xu thế tuyến tính
Bài 7
Có số liệu về giá trị hàng tồn kho tại một doanh nghiệp vào các ngày đầu
tháng như sau:
Tháng 1/1 1/2 1/3 1/4
Giá trị hàng hóa tồn kho vào các 120 240 220 180
ngày đầu tháng (triệu đồng)
Yêu cầu:
1. Tính giá trị hàng tồn kho bình quân từng tháng
2. Tính giá trị hàng tồn kho bình quân trong quý 1
Bài 8
Có số liệu về tình hình lao động tại một doanh nghiệp trong tháng 3 như sau:
- Số lao động ngày 1.3: 120 người
- Ngày 10.3 doanh nghiệp nhận thêm 3 người làm việc
- Ngày 18.3 doanh nghiệp nhận thêm 10 người làm việc
- Ngày 25.3 doanh nghiệp cho nghỉ việc 5 người
Từ đó đến cuối tháng, số lao động của doanh nghiệp không biến động.
Tính số lao động bình quân của doanh nghiệp trong tháng 3
Bài 9
Có số liệu về số đại lý của 1 doanh nghiệp trong năm 2020 như sau:
- Từ tháng 1.2020 – tháng 3.2020: 35 đại lý
- Từ tháng 4-2020 – tháng 8.2020: 38 đại lý
- Tháng 9.2020 – tháng 11.2020: 40 đại lý
- Tháng 12.2020: 48 đại lý
Yêu cầu: Tính số đại lý bình quân của doanh nghiệp trong năm 2020
Bài 10
Có số liệu về kết quả sản xuất tại 1 doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
1. Khối lượng sản phẩm sản xuất (sản 3600 4300 4000
phẩm)
2. % sản phẩm là thành phẩm 90 95 93
Yêu cầu: Tính tỷ trọng thành phẩm tạo ra của doanh nghiệp trong quý I
Bài 11
Có số liệu về kết quả sản xuất tại 1 doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu Tháng Tháng Tháng
1 2 3
1. Khối lượng sản phẩm sản xuất (sản phẩm) 3600 4300 4000
2. Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch về khối lượng sản 103 95 104
phẩm
3. Tỷ lệ % nhiệm vụ kế hoạch về khối lượng sản 110 105 108
phẩm
Yêu cầu:
1. Tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất về khối lượng sản phẩm của doanh
nghiệp trong quý 1
2. Tính tỷ lệ % nhiệm vụ kế hoạch sản xuất về khối lượng sản phẩm của doanh
nghiệp trong quý 1
Bài 12
Theo kế hoạch, doanh thu của doanh nghiệp A năm 2018 phấn đấu bằng 120% so
với doanh thu năm 2016. Tổng kết đến hết năm 2018, doanh nghiệp đã vượt 10%
so với kế hoạch đề ra về doanh thu. Tính tốc độ phát triển doanh thu bình quân của
doanh nghiệp A giai đoạn 2016-2018.
Bài 13
Biết doanh thu bình quân một quý của doanh nghiệp A giai đoạn 2016-2020 là
487,5 triệu đồng. Doanh thu bình quân quý I, quý II, quý III, quý IV của doanh
nghiệp A giai đoạn 2016-20120 lần lượt là 450, 580, 500 và 580 triệu đồng. Biết
doanh thu của doanh nghiệp A là một dãy số không có xu thế. Hãy tính chỉ số mùa
vụ của từng quý. Nhận xét về kết quả thu được.
Bài 14
Mô hình dự đoán doanh thu theo quý (đơn vị tính: triệu đồng) tất cả các loại mặt
hàng của một doanh nghiệp như sau: ^y t ,i=( 2 , 3+1 ,5 t )∗I i với t=1 tương ứng với quý I
năm 2020, i=1..4 thể hiện lần lượt các quý I, II, III, IV. Biết I 1=1,02; I2=1,08;
I3=1,17; I4=0,95, Sử dụng mô hình trên, hãy dự báo doanh thu tất cả các loại mặt
hàng quý I và quý II năm 2021.
CHƯƠNG 6: CHỈ SỐ THỐNG KÊ
I. Lựa chọn đúng (sai)
1. Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện bằng số tương đối và số tuyệt đối
2. Chỉ số phát triển là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh các mức độ của
hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời gian khác nhau
3. Chỉ số tổng hợp về giá bán lẻ là chỉ số của chỉ tiêu khối lượng
4. Khi xây dựng chỉ số tổng hợp về giá bán lẻ, quyền số là lượng hàng tiêu thụ kỳ
nghiên cứu
5. Số bình quân của hiện tượng nghiên cứu là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng bởi số bình
quân từng bộ phận và khối lượng từng bộ phận
II. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Có số liệu về tình hình tiêu thụ hàng hóa tại một doanh nghiệp như sau
Tổng doanh Tổng Lượng hàng (%) t¨ng
Đại lý thu doanh thu tiêu thụ 2017 (giảm) lượng
2017(trđ) 2018(trđ) (sản phẩm) hàng tiêu thụ

A 350 360 90 5
B 420 450 100 -7
C 380 400 95 8

1. Biến động tương đối vể giá bán lẻ của đại lý A năm 2018 giảm so với năm
2017:
a.Giảm 8% b. Giảm 2% c. Giảm 7% d. Giảm 98%
2. Biến động tuyệt đối về lượng hàng tiêu thụ của đại lý B năm 2018 so với
năm 2017:
a. Giảm 7 b. Giảm 9 c. Giảm 7 người d. Giảm 9 người
3. Biến động tương đối về lượng hàng tiêu thụ ở công ty C năm 2018 so với
năm 2017:
a. Giảm 2% b. Tăng 2 c. Tăng 2% d. Tăng 102%
4. Biến động tương đối về tổng mức tiêu thụ của công ty C năm 2018 so với
năm 2017:
a. Tăng 5,2 b. Tăng 5,2% c. Giảm 5,2% d. Tăng 105,2%
5. Biến động tuyệt đối về tổng doanh thu của công ty C năm 2018 so với năm
2017 do ảnh hưởng của giá bán lẻ:
a. tăng 60 trđ b. Tăng 39,4 trđ c. Tăng 41,5 d. Tăng 41,5 trđ
6. Biến động tuyệt đối về tổng doanh thu tiêu thụ của công ty C năm 2018 so
với năm 2017 do ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm tiêu thụ từng đại lý:
a. tăng 60trđ b. Tăng 18,5 c. Tăng 18,5trđ d. Tăng 41,5 trđ
7. Biến động tương đối về tổng doanh thu của công ty C năm 2018 so với năm
2017 do ảnh hưởng bởi giá bán lẻ từng đại lý:
a. Tăng 5.2% b. Tăng 3,6% c. Tăng 1,6% c. Tăng 103,6%
8. Biến động tương đối về tổng doanh thu của công ty C năm 2018 so với năm
2017 do ảnh hưởng bởi giá bán lẻ từng đại lý:
a. Tăng 5.2% b. Tăng 3,6% c. Tăng 1,6% c. Tăng 101,6%
9.Biến động tuyệt đối về tổng mức tiêu thụ của công ty C năm 2018 so với
năm 2017:
a. Tăng 60trđ b. Tăng 39,4 trđ c. Tăng 20,6 trđ d. Tăng 60
10. Biến động tuyệt đối về tổng doanh thu của công ty C năm 2018 so với
năm 2017 do ảnh hưởng bởi giá bán bình quân chung của toàn công ty:
a. tăng 60trđ b. Tăng 39,4 trđ c. Tăng 41,5 d. Tăng 41,5 trđ
III. Bài tập
Bài 1
Có tài liệu về lượng hànghoá và mức tiêu thụ hàng hoá của một doanh nghiệp như
sau :
Hàng Chỉ số cá thể về Mức tiêu thụ hàng hoá
hoá lượng hàng hoá (%) (triệu đồng)
Kỳ nghiên
Kỳ gốc
cứu
A 115 30 36
B 122 34 44
C 97 26 35
Yêu cầu:
1. Chỉ số chung về lượng.
2. Chỉ số chung về giá.
3. Chỉ tổng hợp về mức tiêu thụ hàng hoá.
4. Phân tích tổng mức tiêu thụ hàng hoá do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố : Giá bán
và lượng bán đơn vị
Bài 2
Có tài liệu về số lượng công nhân và năng suất lao động của 3 xí nghiệp cùng sản
xuất một loại sản phẩm như sau:
Năng suất lao động của một
Xí Số lượng công nhân (người)
công nhân (kg)
nghiệp
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiên
A 90 85 220 280
B 78 80 250 250
C 70 70 300 300
Yêu cầu:
1. Tính chỉ số chung về năng suất lao động và số công nhân.
2.Tính năng suất lao động bình quân chung của doanh nghiệp kỳ kế hoạch và
kỳ thực hiện
3.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động NSLĐ bình quân chung của
cả 3 xí nghiệp.
4.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tổng sản lượng chung của
cả 3 xí nghiệp.
Bài 3
Có số liệu về tình hình tiêu thụ một nhóm mặt hàng của công ty X tại một thị
trường như sau:
Doanh thu (ngàn đồng) Tỷ lệ % tăng (giảm) về giá
Mặt hàng
Quý 1 Quý 2 bán quý II so với quý I
A 460000 500000 -2,3
B 620000 665000 2,0
C 550000 550000 -5
Yêu cầu:
1. Tính chỉ số chung về giá và chỉ số chung về lượng.
2. Phân tích biến động tổng doanh thu tiêu thu do ảnh hưởng giá bán và
lượng bán đơn vị.
Bài 4
Dữ liệu tổng hợp về tình hình sản xuất của một xí nghiệp như sau:
Chi phí sản xuất (Triệu đồng)) Tỷ lệ % tăng
(giảm) về sản
Sản phẩm
Tháng 3 Tháng 4 lượng tháng 4 so
với tháng 3
SP1 720 760 15
SP2 840 850 11
Yêu cầu:
1.Xác định chỉ số chung về giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
2.Xác định chỉ số chung về sản lượng của doanh nghiệp
3.Phân tích sự biến động tổng chi phí sản xuất bằng hệ thống chỉ số
Bài 5
Có số liệu về tình hình kinh doanh trong 2 năm 2017 và 2018 của một doanh
nghiệp như sau:
(%) tăng
Tổng doanh thu cả 2 Doanh thu năm lượng hàng
Loại hàng
năm (tr.đ) 2017 (tr.đ) hóa tiêu thụ
(%)
A 5584 2200 4
B 8339 5500 -3
C 5180 2890 9
Yêu cầu:
1. Tính chỉ số chung về giá, chỉ số chung về lượng 3 loại hàng hóa tiêu thụ
trên của doanh nghiệp.
2. Phân tích sự biến động của doanh thu năm 2018 so với năm 2017 do ảnh
hưởng của giá bán lẻ và lượng hàng hóa tiêu thụ từng mặt hàng
Bài 6
Cho tài liệu về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp C trong tháng 9 và
tháng 10 như sau:

% tăng (giảm)
Doanh thu tháng 9
Sản phẩm lượng bán tháng 10
(triệu đồng)
so với tháng 9 (%)
A 1270 20
B 1350 -5
C 1430 10
Biết: Tổng doanh thu của doanh nghiệp C tháng 10 so với tháng 9 tăng 10%.
Yêu cầu:
a. Tính chỉ số chung về giá (I(p)) và chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ
(I(q)).
b. Phân tích biến động tổng doanh thu của doanh nghiệp C tháng 10 so với tháng 9
do ảnh hưởng của hai nhân tố: giá bán lẻ từng mặt hàng và lượng hàng hoá tiêu thụ
từng mặt hàng.
Bài 7
Có số liệu thống kê sau đây ở một doanh nghiệp:
Sản Tỷ trọng doanh thu tiêu Tốc độ tăng/giảm về giá
phẩm thụ kỳ gốc (%) bán (%)
A 30 14,2
B 30 20
C 40 -20
Yêu cầu:
a. Tính chỉ số đơn về giá bán của từng sản phẩm.
b. Tính chỉ số tổng hợp về giá bán chung cho cả 3 sản phẩm. Loại chỉ số được tìm
thấy là của Laspeyres, Paasche hay Fisher?
Bài 8 Có số liệu thống kê sau đây ở một doanh nghiệp:
Tỷ trọng tiền Tốc độ tăng/giảm
Bộ
lương kỳ báo cáo về số lao động
phận
(%) (%)
A 30 -2,8
B 40 3,1
C 30 7,1
Yêu cầu:
a. Tính chỉ số đơn về số lao động của từng bộ phận.
b. Tính chỉ số tổng hợp về số lao động chung cho cả 3 bộ phận.
Bài 9
Có số liệu thống kê sau đây ở một nhà máy sản xuất:
Tỷ trọng sản lượng của Chỉ số về năng suất lao
Phân
các phân xưởng kỳ báo động (%)
xưởng
cáo (%)
A 30 91,6
B 35 104
C 351 104,3
Yêu cầu:
a. Tính chỉ số tổng hợp về năng suất lao động chung cho cả 3 phân xưởng.
b. Do ảnh hưởng của năng suất lao động, tổng sản lượng của nhà máy (tính chung
cho cả 3 phân xưởng) kỳ báo cáo biến động như thế nào so với kỳ gốc?
Bài 10. Có tài liệu sau đây ở 2 công ty cùng một loại hình sản xuất kinh doanh,
đóng trên 2 địa bàn khác nhau:
Sản lượng (chiếc) Giá thành bình quân 1 đơn vị sản
Mặt
phẩm tính chung cho 2 công ty (nghìn
hàng Công ty M Công ty N
đồng)
A 80 65 43
B 90 60 44
C 95 70 36
Yêu cầu:
a. Tính chỉ số không gian đơn về sản lượng của công ty M so với công ty N cho
từng mặt hàng.
b. Tính chỉ số không gian tổng hợp về sản lượng của công ty M so với công ty N
cho nhóm 3 mặt hàng trên.
Bài 11
Có số liệu về tình hình tiêu thụ 1 loại sản phẩm của 3 cửa hàng như sau:
Giá bán đơn vị sản phẩm Lượng tiêu thụ
Cửa hàng (trđ/ sản phẩm) (sản phẩm)
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
A 4 3.9 250 200
B 4.1 4.2 280 300
C 4.2 4.0 290 375
Yêu cầu:
1. Tính chỉ đơn về giá bán lẻ và lượng hàng tiêu thụ
2. Tính chỉ số tổng hợp về giá bán lẻ và lượng hàng tiêu thụ
3. Tính chỉ số tổng hợp về doanh thu tiêu thụ
4. Phân tích biến động doanh thu tiêu thụ do ảnh hưởng của giá bán lẻ từng cửa và lượng
hàng tiêu thụ
5. Phân tích biến động giá bán bình quân chung do ảnh hưởng bởi giá bán lẻ từng cửa
hàng và kết cấu lượng sản phẩm tiêu thụ.

You might also like