You are on page 1of 18

Đề số 1

Câu 1: Trả lời đúng (Đ), sai (S) các mệnh đề sau:
1) Dự đoán dựa trên lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình chỉ được dãy số
thời gian có tốc độ tăng (giảm) liên hoàn xấp xỉ nhau.
2) Chỉ số tổng hợp giá cả của Pasche có quyền số là lượng hàng hóa nghiên
cứu.
3) Tham số tự do (tham số a trong phương trình y x = a + bx) nói lên ảnh cả
các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.
4) Tốc độ tăng (giảm) trung bình chính là trung bình cộng của có (giảm)
tuyệt đối hoàn toàn.
5) Hệ số hồi quy phản ảnh chiều hướng của mối liên hệ tương quan tượng.
6) Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng, phải dựa vào các đặc điểm lượng
thức để quyết định nên phân tổ có khoảng cách tổ hay không có khoảng cách.
7) Thương của số tương đối động thái với số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
tương đối thực hiện kế hoạch.
8) Sai số trung bình chọn mẫu theo phương pháp chọn nhiều lần (chọn sai
số trung bình chọn mẫu theo phương pháp chọn một lần (chọn không)).
9) Tốc độ tăng (giảm) trung bình chính là trung bình của các tốc độ hoàn.
10) Hệ số hồi quy nói lên ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân được đến
tiêu thức kết quả.
Câu 2: Chọn một phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
1. Khi tính chỉ số tổng hợp về lượng hàng hóa tiêu thụ giữa hai thị trường
A và B, quyền số có thể là:
a) Giá của từng mặt hàng của thị trường A
b) Giá của từng mặt hàng của thị trường B
2. Thời kỳ điều tra là:
a) Độ dài thời gian diễn ra cuộc điều tra.
b) Độ dài thời gian để nhân viên điều tra đi thu thập tài liệu
c) Độ dài thời gian có sự tích lũy về mặt lượng của hiện tượng điều tra.
d) Cả a và c.
3. Trong các ý sau đây, ý nào biểu hiện số tuyệt đối:
a) Tổng số đơn vị tổng thể
b) Tốc độ phát triển
c) Trình độ phát triển
d) Cả a và c.
4. Ước lượng là:
a) Việc tính toán các tham số của tổng thể mẫu.
b) Từ các tham số tổng thể chung suy luận cho các tham số tổng thể mẫu.
c) Từ các tham số tổng thể mẫu suy luận cho các tham số tổng thể chung.
d) Cả a và b.
5. Muốn lựa chọn tiêu thức phân tổ thì:
a) Dựa vào mục đích nghiên cứu.
b) Dựa vào tiêu thức số lượng hay tiêu thức chất lượng.
c) Phân tích bản chất của hiện tượng trong điều kiện lịch sử cụ thể
d) Cả a và c.
Câu 3
Có tài liệu thống kê của công ty VLC như sau:

Chỉ tiêu tháng 1 2 3


1. Số lao động có ngày đầu tháng (người) 100 110 130
2. Doanh thu của tháng (triệu đồng) 2000 2800 3000
Tính:
1) Năng suất lao động bình quân 1 lao động trong từng tháng, lao động
bình quân 1 tháng trong quý I?
2) Dùng phương pháp chỉ số phân tích 2 nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
tháng 2 so với tháng 1 do năng suất lao động và số lượng lao động?
3) Dự đoán doanh thu tháng 5 và 6 căn cứ vào:
a) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân?
b) Tốc độ phát triển bình quân?
Đề số 2
(thời gian 60 phút)
Bài 1: Trả lời đúng (Đ), sai (S) cho các câu sau
1. Mo san bằng mọi sự chênh lệch của các đơn vị trong tổng thể nghiên cứu
2. Sai số trung bình chọn mẫu theo phương pháp chọn lặp lớn hơn sai số
chọn một lần
3. Dự đoán dựa trên tốc độ phát triển trung bình được thực hiện với dãy số
thời gian có các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn xấp xỉ nhau
4. Số đơn vị mẫu theo phương pháp chọn lặp nhỏ hơn chọn một lần
5. Hệ số tương quan phản ánh chiều hướng và cường độ của mối liên hệ
tương quan tuyến tính
6. Tốc độ tăng (giảm) trung bình chính là hiệu số giữa tốc độ phát triển
trung bình và 1 nếu tính theo số lần hoặc 100 nếu tính theo %
7. Dự đoán dựa trên lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình chỉ được thực
hiện với dãy số thời gian có các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn xấp xỉ nhau
8. Hệ số hồi quy nói lên ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân được nghiên
cứu đến tiêu thức kết quả.
9. Chỉ số tổng hợp giá cả của Passche có quyền số là lượng hàng hóa tiêu
thụ kỳ nghiên cứu
10. Me rất nhạy cảm với những lượng biến đột xuất trong dãy số
11. Tham số tự do (tham số a trong phương trình yx = a +bx) nói lên ảnh
hưởng của tất cả tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả
12. Thương của số tương đối động thái với số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
bằng số tương đối thực hiện kế hoạch
13. Sự sai lệch về kết quả giữa hai phương pháp chọn nhiều lần và chọn
một lần sẽ không đáng kể khi số đơn vị của tổng thể chung lớn
14. Phương sai càng nhỏ thì lượng biến của tiêu thức càng ít thay đổi
15. Xác định tổ chứa Mo chỉ cần dựa vào tần số của các tổ
Bài 2
Có tài liệu của một doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu / tháng 1 2 3 4 5
- Doanh thu thực tế (trđ) 15000 17000 20000 24000 28000
- Hoàn thành kế hoạch về doanh 102 104 105 108 104
thu (%)
- Số công nhân ngày đầu tháng 100 108 112 114 118
(người)
Từ thông tin trên hãy chọn đáp án đúng cho các câu sau:
1. Năng suất lao động bình quân tháng 2 là: (trđ/người)
a. 157,4 b. 154,55 c. 150,40 d. Cả a, b, c đều sai
2. Năng suất lao động bình quân tháng 3 là: (trđ/người)
a. 178,57 b. 176,99 c. 170,40 d. Cả a, b, c đều sai
3. Tốc độ tăng bình quân về doanh thu 1 tháng trong 5 tháng đầu năm đạt
khoảng (%/tháng):
a. 13,29 b. 15,78 c. 16,88 d. Cả a, b, c đều sai
4. Tốc độ phát triển năng suất lao động bình quân 1 tháng trong quý I đạt khoảng (%):

a. 106,00 b. 109,7 c. 110,78 d. Cả a, b, c đều sai


5. % hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu cả 5 tháng đạt khoảng (%):
a. 4,60 b. 4,79 c. 4,9 d. Cả a, b, c đều sai
6. Năng suất lao động bình quân theo kế hoạch tháng 1 là: (trđ/ người)
a. 157,4 b. 141,40 c. 147,06 d. Cả a, b, c đều sai
7. Dự đoán doanh thu tháng 6 theo lượng tăng tuyệt đối bình quân (trđ)
a. 31200 b. 31250 c. 31300 d. Cả a, b, c đều sai
8. Dự đoán doanh thu tháng 7 theo lượng tăng tuyệt đối bình quân (trđ)

a. 34500 b. 35200 c. 35650 d. Cả a, b, c đều sai


9. Dự đoán doanh thu tháng 6 theo tốc độ phát triển bình quân đạt khoảng
(trđ)
a. 33240 b. 33350 c. 32728 d. Cả a, b, c đều sai
10. Dùng phương pháp chỉ số phân tích 2 nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tháng 3 so với tháng 1 do số
lao động làm việc bình quân tăng làm cho doanh thu tăng về số tương đối khoảng (%):

a. 8,0 b. 8,1 c. 8,7 d. Cả a, b, c đều sai


11. Dùng phương pháp chỉ số phân tích 2 nhâ n tố ảnh hưởng đến doanh thu tháng 3 so
với tháng 1 do năng suất lao động làm cho doanh thu tăng về số tương đối khoảng (%):

a. 20,5 b. 22,7 c. 23,1 d. Cả a, b, c đều sai


12. Dùng phương pháp chỉ số phân tích 2 nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
tháng 3 so với tháng 1 do năng suất lao động tăng làm cho doanh thu tăng về số
tuyệt đối khoảng (trđ):
a. 3860 b. 3865 c. 3900 d. Cả a, b, c đều sai
13. Hàm tương quan y = a +bt phản ánh mối liên hệ tương quan của doanh
thu y phụ thuộc vào thời gian t có hệ số tương quan r là
a. 0,982 b. 0,989 c. 0,991 d. Cả a, b, c đều sai
14. Hệ số biến thiên về doanh thu (%):

a. 22,043 b. 22,63 c. 23,18 d. Cả a, b, c đều sai


Đề 3
Bài 1: Trả lời đúng (Đ), sai (S) cho các câu sau:
1. Tốc độ tăng (giảm) trung bình chính là hiệu số giữa tốc độ phát triển
trung bình và 1 nếu tính theo số lần hoặc 100 nếu tính theo %.
2. Dự đoán dựa trên lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình chỉ được thực
hiện với dãy số thời gian có các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn xấp xỉ nhau.
3. Mo san bằng mọi sự chênh lệch của các đơn vị trong tổng thể nghiên cứu
4. Sai số trung bình chọn mẫu theo phương pháp chọn lặp lớn hơn sai số
chọn một lần
5. Dự đoán dựa trên tốc độ phát triển trung bình được thực hiện với dãy số
thời gian có các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn xấp xỉ nhau.
6. Tham số tự do (tham số a trong phương trình y x = a + bx) nói lên ảnh
hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.
7. Chỉ số tổng hợp về giá cả của Passche có quyền số là lượng hàng hóa
tiêu thụ kỳ gốc
8. Hệ số tương quan phản ánh chiều hướng và cường độ của mối liên hệ
tương quan tuyến tính
9. Hệ số hồi quy nói lên ảnh hưởng cuả tiêu thức nguyên nhân được nghiên
cứu đến tiêu thức kết quả
10. Tích số của số tương đối động thái với số tương đối thực hiện kế hoạch
bằng số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
11. Me rất nhạy cảm với những lượng biến đột xuất trong dãy số.
12. Số đơn vị mẫu theo phương pháp chọn lặp nhỏ hơn chọn một lần
13. Sự sai lệch về kết quả giữa hai phương pháp chọn nhiều lần và chọn
một lần sẽ không đáng kể khi số đơn vị của tổng thể chung lớn
14. Phương sai càng nhỏ thì lượng biến của tiêu thức càng ít thay đổi
15. Xác định tổ chứa Mo chỉ cần dựa vào tần số của các tổ
16. Tích số của 2 tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển
liên hoàn
17. Tốc độ phát triển trung bình chính là trung bình cộng các tốc độ phát
triển liên hoàn
Bài 2. Chọn một phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
1. Trong các số liệu sau đây, số nào là số tương đối không gian:
a. Giá gạo của nước ta tháng 4 bằng 101% so với tháng 2
b. Giá gạo tháng 4 ở thành phố Hồ Chí Minh bằng 98% so với giá gạo ở Hà
Nội
c. Giá gạo tháng 4 ở thành phố Hồ Chí Minh cao hơn 0,2% so với tháng 3
d. Giá gạo tháng 4 tăng 0,5% so với tháng 2
2. Mục đích của việc vận dụng phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển
cơ bản của hiện tượng là:
a. Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng (hoặc giảm) dần.
b. Đảm bảo tính chất so sánh được giữa các mức độ trong dãy số
c. Loại bỏ tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
d. Không có mục đích nào ở trên
3. Khi xác định số đơn vị tổng thể mẫu cần điều tra, nếu không biết phương
sai của tổng thể chung thì có thể:
a. Dùng phương sai của tổng thể mẫu sẽ chọn
b. Lấy phương sai lớn nhất trong các lần điều tra trước
c. Lấy trung bình các phương sai của các lần điều tra trước
d. Cả a và c
4. Sau khi phân tổ thống kê thì:
a. Các đơn vị có đặc điểm giống nhau theo tiêu thức phân tổ được đưa vào
một tổ
b. Các đơn vị có đặc điểm khác nhau theo tiêu thức phân tổ được đưa vào
một tổ
c. Giữa các tổ có tính chất khác nhau
d. Cả a và c
Bài 3
Có tài liệu của một doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu / tháng 1 2 3 4
- Doanh thu thực tế (trđ) 10000 12000 15000 18500
- Hoàn thành kế hoạch về doanh 102 104 105 110
thu (%)
- Số công nhân ngày đầu tháng 80 86 88 100
(người)
Tính:
1. Năng suất lao động từng tháng và bình quân 1 tháng trong quý I của
doanh nghiệp (theo doanh thu thực tế)
2. % hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất trong 4 tháng đầu năm?
3. Dùng phương pháp chỉ số để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
của tháng 3 so với tháng 1 do: năng suất lao động và số lao động làm việc bình
quân?
Đề 4
Phần trắc nghiệm
Trả lời đúng (Đ), sai (S) các mệnh đề sau (0,1 điểm/câu)
1. Tập hợp những khách hàng tiềm năng của Vietnamairlines là một tổng
thể bộc lộ
2. Mốt là mức độ nằm ở vị trí cao nhất của đường cong tần số
3. Tiêu thức giới tính là một tiêu thức thay phiên
4. Thu nhập bình quân đầu người là số bình quân nhân thu nhập của mọi
người
5. Hệ số hồi quy cho biết khi X tăng một đơn vị thì Y thay đổi chính xác
bao nhiêu đơn vị
6. Nghiên cứu hệ số tương quan cho phép thấy được vai trò của từng tiêu
thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.
7. Điều tra doanh nghiệp được thực hiện hàng năm bởi Tổng cục Thống kê
là biểu hiện của điều tra không thường xuyên
8. Doanh thu hàng tháng của một doanh nghiệp là số tuyệt đối thời điểm
9. Khi sử dụng phương sai và độ lệch chuẩn để so sánh độ biến thiên của
hai hiện tượng cùng loại, kết quả nhận được là khác nhau.
10. Tham số tự do nói lên ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân
đến tiêu thức kết quả.
II. Phần tự luận
Lấy chính xác số thập phân đến 3 chữ số
Câu 1 Có tài liệu một doanh nghiệp như sau:
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị sản xuất (triệu đồng) 1600 2610 2975 4100 4920
% hoàn thành kế hoạch 102 107 105 108 103
1. Tính % hoàn thành kế hoạch bình quân về giá trị sản xuất của doanh
nghiệp giai đoạn 2008 - 2012
2. Tính tốc độ phát triển bình quân, lượng tăng/giảm tuyệt đối bình quân về
giá trị sản xuất trong giai đoạn 2008-2012, từ đó dự đoán giá trị sản xuất của
doanh nghiệp năm 2014.
3. Xây dựng hàm xu thế tuyến tính biểu diễn giá trị sản xuất y qua thời gian
t. Cho
Câu 2: Có báo cáo của một doanh nghiệp như sau:

Chi phí sản xuất (trđ) Tỷ lệ % tăng (giảm) giá thành


Sản Sản lượng
Tháng 1 Tháng 2 1 đơn vị sản phẩm tháng 2 so
phẩm tháng 1 (cái)
với tháng 1
A 1800 3500 900 -7
B 1900 2700 1000 7
C 3800 5000 1900 -5
1. Khi phân tổ chi phí sản xuất theo các sản phẩm A, B, C loại phân tổ nào
đã được sử dụng? Phân tổ liên hệ, phân tổ kết cấu hay phân tổ phân loại? Phân
tổ theo 1 tiêu thức hay phân tổ theo nhiều tiêu thức?
2. Tính tỷ trọng bình quân về chi phí sản xuất của sản phẩm A trong cả 2
tháng.
3. Tính giá của từng loại sản phẩm. Cho biết mod về giá thành là bao
nhiêu?
4. Hãy tính chỉ số đơn về giá của từng loại sản phẩm, chỉ số tổng hợp
Passche về giá thành sản phẩm; chỉ số tổng hợp Laspreyres về sản lượng của
doanh nghiệp. Trong cách tính chỉ số tổng hợp Passche về giá thành sản phẩm
của doanh nghiệp mà bạn đã làm, (những) loại số bình quân nào đã được sử
dụng?
5. Lập hệ thống chỉ số phân tích biến động tương đối về chi phí sản xuất do
ảnh hưởng của 2 nhân tố là giá thành và sản lượng.
Đề 5 (thời gian làm 60 phút)
Bài 1. Trả lời đúng (Đ), sai (S) cho các câu sau:
1. Me có đặc điểm san bằng mọi chênh lệch về lượng biến tiêu thức trong
dãy số.
2. Liên hệ tương quan là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ
3. Xác định tổ chứa Mo cần dựa vào tần số hoặc mật độ phân phối của các
tổ
4. Phương sai là trung bình cộng của tổng bình phương các độ lệch giữa
các lượng biến và trung bình cộng của chúng
5. Phạm vi sai số chọn mẫu càng lớn thì giá trị của tài liệu suy rộng càng
cao
6. Chỉ số tổng hợp lượng của Laspeyres có quyền số là giá cả tiêu thụ kỳ
nghiên cứu
7. Tốc độ phát triển trung bình chính là trung bình cộng các tốc độ phát
triển liên hoàn
8. Chỉ số tổng hợp phản ánh sự biến động về giá qua thời gian theo công
thức của Laspeyres thực chất là trung bình cộng gia quyền của các chỉ số đơn về
giá.
9. Dự đoán dựa trên lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình chỉ được thực
hiện với dãy số thời gian có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ
nhau.
10. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn là
sự vận dụng kết hợp số tương đối và số tuyệt đối
11. Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính, cứ mỗi biểu hiện của tiêu thức
luôn luôn hình thành một tổ.
12. Mo rất nhạy cảm với những lượng biến đột xuất trong dãy số
13. Đối tượng nghiên cứu của Nguyên lý thống kê kinh tế là: "Nghiên cứu
mặt lượng trên phạm vi số lớn"
14. Điều tra chọn mẫu là một trường hợp vận dụng quy luật số lớn
15. Tích các tốc độ tăng liên hoàn bằng tốc độ tăng định gốc
Bài 2. Có tài liệu thống kê của công ty VLC như sau:
Chỉ tiêu / tháng 1 2 3 4 5
- Doanh thu thực tế (trđ) 15000 17000 20000 24000 28000
- Hoàn thành kế hoạch về doanh 102 104 105 108 104
thu (%)
- Số công nhân ngày đầu tháng 100 108 112 114 118
(người)
Từ thông tin trên hãy chọn đáp án đúng cho các câu sau:
1. Năng suất lao động bình quân theo kế hoạch tháng 4 là: (trđ/người)
a. 157,4 b. 150,40 c. 191,57 d. Cả a, b, c đều sai
2. % hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu trong quý I đạt khoảng (%)
a. 4,66 b. 3,79 c. 3,66 d. Cả a, b, c đều sai
3. Năng suất lao động bình quân 1 tháng trong quý I là (trđ/ người)
a. 154,81 b. 148,95 c. 159,02 d. Cả a, b, c đều sai
4. Lượng tăng tuyệt đối bình quân năng suất lao động 1 tháng trong quý I khoảng (trđ):

a. 16,00 b. 16,38 c. 20,89 d. Cả a, b, c đều sai


5. Tốc độ phát triển bình quân về doanh thu của 5 tháng đầu năm (%/tháng)
a. 118,20 b. 116,89 c. 115,78 d. Cả a, b, c đều sai
6. Dùng phương pháp chỉ số phân tích 2 nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
tháng 2 so với tháng 1 do năng suất lao động tăng làm cho doanh thu tăng về số
tương đối khoảng (%):
a. 8,27 b. 8,52 c. 7,2 d. Cả a, b, c đều sai
7. Dùng phương pháp chỉ số phân tích 2 nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
tháng 2 so với tháng 1 do số lao động tăng làm cho doanh thu tăng về số tương
đối khoảng (%):

a. 5,8 b. 6,1 c. 6,3 d. Cả a, b, c đều sai


8. Hệ số biến thiên về doanh thu khoảng (%):
a. 24,50 b. 23,40 c. 22,63 d. Cả a, b, c đều sai
9. Dự đoán doanh thu tháng 6 theo tốc độ phát triển bình quân đạt khoảng (trđ)

a. 32550,8 b. 32670,4 c. 32728,4 d. Cả a, b, c đều sai


10. Dự đoán năng suất lao động tháng 5 theo tốc độ phát tr iển bình quân đạt
khoảng (trđ):

a. 238,50 b. 233,31 c. 237,28 d. Cả a, b, c đều sai


11. Hàm tương quan: y = a + bt phản ánh mối liên hệ tương quan của
doanh thu y phụ thuộc vào thời gian t có tham số a đạt khoảng:
a. 11030 b. 10900 c. 10542 d. Cả a, b, c đều sai
12. Hàm tương quan: y = a + bt phản ánh mối liên hệ tương quan của doanh thu y phụ thuộc vào thời gian
t có tham số b đạt khoảng:

a. 3300 b. 3290 c. 2895 d. Cả a, b, c đều sai

Bài 3: Có tài liệu thống kê của công ty VLC như sau:


Mức NSLĐ (trđ/người) <=300 300 -350 350-450 450 -550 >=550
Số lao động (người) 25 40 60 45 30
Từ tài liệu trên tính được các số đo. Hãy chọn đáp áo đúng:
1. Mốt về mức NSLĐ của đơn vị là (trđ/ người):
a. 407,14 b. 330 c. 350,50 d. Cả a, b, c đều sai
2. Độ lệch chuẩn về NSLĐ cuả đơn vị khoảng (trđ/người):
a. 105,11 b. 105,09 c. 104,16 d. Cả a, b, c đều sai

LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Tổng thể sau, tổng thể nào là tổng thể bộc lộ:
a. Tổng số khách du lịch trong nước phân theo nghề nghiệp
b. Tổng số nhân viên trong doanh nghiệp phân theo giới tính
c. Tổng số người nhiễm HIV nước phân theo độ tuổi
d. không câu trả lời nào đúng
Câu 2. Điều tra toàn bộ có ưu điểm:
a. Tiết kiệm thời gian và chi phí
b. Thông tin thu thập được đầy đủ
c. Độ chính xác cao
d. cả b và c đúng
Câu 3. Trong các tiêu thức thống kê sau, tiêu thức nào là tiêu thức thuộc tính:
a. Độ tuổi của nhân viên trong doanh nghiệp
b. Loại hình doanh nghiệp
c. Tổng tài sản của doanh nghiệp
d. a và c đúng
Câu 4. Lương hàng tháng của hướng dẫn viên du lịch nữ trong công ty du lịch
VinaTourist dao động từ 10000 (nghìn đồng) đến 14000 (nghìn đồng). Số liệu được phân
thành 4 tổ có khoảng cách tổ đều nhau. Hãy chỉ ra giới hạn dưới của tổ đầu tiên:
a. 12000 b. 10000 c. 11000 d. 13000
Câu 5. Dưới đây là chỉ tiêu thống kê:
a. Doanh thu của Doanh nghiệp Hưng Thịnh năm 2018 đạt 200 tỷ đồng.
b. Tổng số dân thành thị của Việt Nam là 33,32 triệu người.
c. Dân số nữ chiếm 51,01 % tổng dân số.
d. Đáp án khác
Câu 6. Lương hàng tháng của hướng dẫn viên du lịch nữ trong công ty du lịch
VinaTourist dao động từ 10000 (nghìn đồng) đến 14000 (nghìn đồng). Số liệu được phân
thành 4 tổ có khoảng cách tổ đều nhau. Hãy chỉ ra giới hạn trên của tổ cuối cùng:
a. 12000 b. 13000 c. 14000 d. Đáp án khác
Câu 7. Điều tra chọn mẫu có ưu điểm:
a. Độ chính xác cao
b. Thông tin thu thập được đầy đủ
c. Tiết kiệm thời gian và chi phí
d. cả b và c đúng
Câu 8. Tổng điều tra dân số của Việt Nam l
a. Điều tra toàn bộ
b. Điều tra thường xuyên
c. Điều tra chọn mẫu
d. Đáp án khác
Câu 9. Trong các nội dung sau, nội dung nào là chỉ tiêu thống kê:

a. Tổng số dân của thành phố Hà Nội vào 0h ngày 1/4/1999 là 2,672 triệu người.

b. Tổng số dân thành thị của Việt Nam là 17,92 triệu người.

c. Dân số nữ chiếm 50,85 % tổng dân số.

d. Hà Nội có 2,672 triệu người.

Câu 10. Trong các tiêu thức sau, tiêu thức nào là tiêu thức thuộc tính:

a. Số trường đại học.

b. Số học sinh- sinh viên tốt nghiệp.

c. Ngành nghề đào tạo.

d. Dân số của một quốc gia.

Câu 11.Trong các tiêu thức sau, tiêu thức nào là tiêu thức số lượng:

a. Tình trạng việc làm.

b. Trình độ đào tạo.


c. Quốc tịch của khách du lịch đến Việt Nam

d. Tiền lương tháng 1/2020.

Câu 12. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là:

a. Mặt lượng thuần tuý của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ
thể.

b. Mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất trong điều kiện thời gian.

c. Nghiên cứu hiện tượng số lớn.

d. Mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội
số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể

Câu 13. Thống kê nghiên cứu:

a. Hiện tượng kinh tế

b. Hiện tượng xã hội

c. Hiện tượng tự nhiên kỹ thuật

d. Cả a và b

Câu 14. Thống kê nghiên cứu

a. Hiện tượng số lớn

b. Hiện tượng cá biệt

c. Tất cả các phương án trên đều đúng

Câu 15. Tổng thể thống kê là:

a. Tập hợp các hiện tượng cá biệt.

b. Các đơn vị cần được quan sát mặt lượng.

c. Hiện tượng số lớn bao gồm các đơn vị hoặc phần tử cấu thành hiện tượng

d. Tổng thể thống kê là tập hợp những đơn vị hoặc những phần tử cấu thành hiện tượng,
mà cần được quan sát và phân tích mặt lượng của chúng.

Câu 16. Căn cứ vào tính chất của tổng thể liên quan đến mục đích nghiên cứu, tổng thể
thống kê gồm:

a. Tổng thể đồng chất và tổng thể bộ phận

b. Tổng thể không đồng chất và tổng thể bộ phận


c. Tổng thể đồng chất và tổng thể không đồng chất

d. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 17 .Tổng thể nào dưới đây là tổng thể tiềm ẩn:

a. Tổng thể những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn

b. Tổng thể sinh viên đang học trường đại học Kinh tế

c. Toàn bộ các thày cô giáo dạy trường đại học Kinh tế

d. Toàn bộ đoàn viên của trường đại học Kinh tế

Câu 18. Chỉ tiêu thống kê phản ánh:

a. Đặc điểm của từng đơn vị tổng thể.

b. Đặc điểm của toàn bộ đơn vị tổng thể.

c. Biểu hiện mặt lượng gắn với mặt chất của hiện tượng kinh tế – xã hội số lớn

d. Mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội
số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể.

Câu 19. Tiêu thức thuộc tính là:

a. Phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu

b. Biểu hiện trực tiếp bằng các con số.

c. Là tiêu thức không được biểu hiện trực tiếp bằng con số mà nó phản ánh các thuộc
tính của đơn vị tổng thể

d. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 20. Phương pháp đăng ký trực tiếp:

a. Cán bộ điều tra phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra

b. Cán bộ điều tra trực tiếp tiến hành hoặc giám sát việc cân, đo, đong, đếm

c. Cán bộ tự ghi chép những thông tin thu được vào phiếu điều tra.

d. Tất cả các phương án trên

Câu 21. Ưu điểm của điều tra toàn bộ là:

a. Cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, toàn diện và trực tiếp.

b. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

c. Có thể được sử dụng trong mọi trường hợp.


Câu 22. Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn gián tiếp:

a. Tiết kiệm được chi phí.

b. Dễ tổ chức.

c. Tiết kiệm được thời gian

d. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 23. Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống kê gồm:

a. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên

b. Điều tra chọn mẫu và điều tra trọng điểm

c. Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ

Câu 24. Căn cứ vào tính liên tục hay không liên tục của việc thu thập ghi chép tài liệu
thống kê đối với các hiện tượng KT - XH, điều tra thống kê gồm:

a. Điều tra thường xuyên và điều tra toàn bộ

b. Điều tra thường xuyên và điều tra không toàn bộ

c. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên

d. Tất cả các phương án trên đều sai

Câu 25. Thời điểm điều tra là:

a. Mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra phải thu thập thông tin về
hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó.

b. Độ dài thời gian để nhân viên điều tra đi thu thập tài liệu.

c. Độ dài thời gian có sự tích luỹ về mặt lượng của hiện tượng đang được điều tra.

d. Khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thu thập số liệu

Câu 26. Nhược điểm của phương pháp phỏng vấn trực tiếp là:

a. Không đảm bảo chất lượng của các tài liệu thu được

b. Tốn kém về thời gian

c. Tốn kém về chi phí

d. Cả b và c

Câu 27. Sử dụng điều tra toàn bộ trong các trường hợp sau:

a. Tổng điều tra dân số


b. Điều tra về chất lượng của sản phẩm.

c. Điều tra thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình

d. Điều tra số lượng người nghiện ma túy trên cả nước

Câu 28. Điều tra không toàn bộ bao gồm:

a. Điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra thường xuyên

b. Điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề

c. Điều tra chọn mẫu, điều tra chuyên đề, điều tra thường xuyên

Câu 29. Yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê:

a. Chính xác, khách quan

b. Đầy đủ

c. Kịp thời

d. Trung thực, chính xác - khách quan; đầy đủ; kịp thời

Câu 30. Điều tra chọn mẫu là một loại:

a. Điều tra không toàn bộ

b. Điều tra toàn bộ

c. Cả a và b

Câu 31. Trong các cuộc điều tra sau, điều tra nào trong thực tế sử dụng điều tra toàn bộ:

a. Chấm công cho người lao động.

b. Điều tra thị hiếu người tiêu dùng về chất lượng của bột giặt OMO

c. Điều tra chất lượng đồ hộp đã chế biến xuất khẩu sang thị trường các nước

d. Điều tra thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam

Câu 32. Có tài liệu về tiền lương của công nhân tại công ty X năm N như sau:
Mức tiền lương 400 - 500 500 - 700 700 - 850 850 - 1100 1100 - 1300
(nghìn đồng)
Số công nhân 200 300 700 350 120
(người)
Tài liệu trên thuộc dạng phân tổ:
A. Phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau
B. Phân tổ không có khoảng cách tổ
C. Phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau
D. Phân tổ có khoảng cách tổ mở
Câu 33. Có tài liệu về năng suất lao động của công nhân doanh nghiệp A trong
tháng 1/năm N như sau:

Năng suất lao động (triệu đồng/người) 5,2 5,9 6,8 7,5 8,3

Số công nhân (người) 220 400 700 550 300

Tài liệu trên thuộc dạng phân tổ:


A. Phân tổ mở
B. Phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau
C. Phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau
D. Phân tổ không có khoảng cách tổ
Câu 34. Lương hàng tháng của các nhân viên trong công ty A năm N dao động từ 10500
(nghìn đồng) đến 12500 (nghìn đồng). Số liệu được phân thành 5 tổ có khoảng cách đều. Giới
hạn trên của tổ thứ hai:
A. 10900 nghìn đồng
B. 11300 nghìn đồng
C. 11700 nghìn đồng
D. 12100 nghìn đồng
Câu 35. Lương hàng tháng của các nhân viên trong công ty A năm N dao động từ 12500
(nghìn đồng) đến 15500 (nghìn đồng). Số liệu được phân thành 5 tổ có khoảng cách đều. Tổ
có lượng biến lớn nhất:
A. Tổ 2
B. Tổ 3
C. Tổ 4
D. Tổ 5
Câu 36. Có tài liệu phân tổ về tiền lương của Doanh nghiệp A như sau:
Tiền lương (triệu đồng/người) 5-7 7 - 10 10 - 12 12 - 15 15 - 20
Số công nhân (người) 15 30 70 25 10
Tần suất về số công nhân của Doanh nghiệp A lần lượt theo thứ tự các tổ:
A. 6 triệu đồng/người; 8,5 triệu đồng/người; 11 triệu đồng/người; 13,5 triệu
đồng/người; 17,5 triệu đồng/người
B. 15 người; 45 người; 115 người; 140 người; 150 người
C. 0,1 lần; 0,2 lần; 0,4667 lần; 0,1667 lần, 0,0667 lần
D. 10%; 30%; 76,67%; 93,34%; 100%
Câu 37. Có tài liệu phân tổ về tiền lương của Doanh nghiệp A như sau:
Tiền lương (triệu đồng/người) 5-7 7 - 10 10 - 12 12 - 15 15 - 20
Số công nhân (người) 15 30 70 25 10
Tần số tích lũy về số công nhân của Doanh nghiệp A lần lượt theo thứ tự các tổ:
A. 6 triệu đồng/người; 8,5 triệu đồng/người; 11 triệu đồng/người; 13,5 triệu
đồng/người; 17,5 triệu đồng/người
B. 15 người; 45 người; 115 người; 140 người; 150 người
C. 0,1 lần; 0,2 lần; 0,4667 lần; 0,1667 lần, 0,0667 lần
D. 10%; 30%; 76,67%; 93,34%; 100%
Câu 38. Có tài liệu phân tổ về tiền lương của Doanh nghiệp A như sau:
Tiền lương (triệu đồng/người) 5-7 7 - 10 10 - 12 12 - 15 15 - 20
Số công nhân (người) 15 30 70 25 10
Khoảng cách tổ của từng tổ lần lượt theo thứ tự:
A. 6 triệu đồng/người; 8,5 triệu đồng/người; 11 triệu đồng/người; 13,5 triệu
đồng/người; 17,5 triệu đồng/người
B. 15 người; 45 người; 115 người; 140 người; 150 người
C. 0,1 lần; 0,2 lần; 0,4667 lần; 0,1667 lần, 0,0667 lần
D. 2 triệu đồng/người; 3 triệu đồng/người; 2 triệu đồng/người; 3 triệu đồng/người; 5
triệu đồng/người
Câu 39. Có tài liệu phân tổ về tiền lương của Doanh nghiệp A như sau:
Tiền lương (triệu đồng/người) 5-7 7 - 10 10 - 12 12 - 15 15 - 20
Số công nhân (người) 15 30 70 25 10
Mật độ phân phối về số công nhân của Doanh nghiệp A lần lượt theo thứ tự các tổ:
A. 6 triệu đồng/người; 8,5 triệu đồng/người; 11 triệu đồng/người; 13,5 triệu
đồng/người; 17,5 triệu đồng/người
B. 15 người; 45 người; 115 người; 140 người; 150 người
C. 7,5; 10; 35; 8,3333, 2
D. 10%; 30%; 76,67%; 93,34%; 100%

You might also like