You are on page 1of 21

Mai Thanh Loan.

mloan@ueh.edu.vn
0918 845845

Hệ thống bài tập

THỐNG KÊ
ỨNG DỤNG
TRONG KINH TẾ

LƢU HÀNH NỘI BỘ.


2014
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ

TÓM TẮT

Dữ liệu

Định tính Định lượng

Rời rạc Liên tục

Dữ liệu

Định tính Định lượng

Thang đo định danh Thang đo khoảng

Thang đo thứ bậc Thang đo tỉ lệ

BÀI TẬP

01.1. Hãy liên hệ thực tế minh họa 3 bước nghiệp vụ TK trong 1 đơn vị (vi mô) hay trong 1
ngành, 1 vùng lãnh thổ (vĩ mô).

01.2. Từ một tổng thể mà Anh (Chị) liên hệ trong thực tế, hãy xác định đơn vị tổng thể, liệt
kê 5 tiêu chí và 2 chỉ tiêu.

01.3. Chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Kế hoạch thu ngân sách trên địa bàn của TP.HCM năm 2009 là 122 327 tỉđ là:
a.Dữ liệu rời rạc b. Dữ liệu liên tục.

Câu 2:Tại thời điểm cuối năm 2008, cả nước VN có 15 trường ĐH, học viện đào tạo
ngành y dược; 30 trường CĐ y dược và gần 50 trường trung học và cơ sở day
nghề y tế. Thông tin trên là thí dụ về:
a. Dữ liệu rời rạc. b. Dữ liệu liên tục.

Câu 3:Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2009 tại sàn giao dịch chứng khoán
TP.HCM, tổng giá trị giao dịch khớp lệnh giảm 68,62% là:
a. Dữ liệu rời rạc. b. Dữ liệu liên tục.

Câu 4: Kết luận về các tham số của tổng thể chung từ các tham số của tổng thể mẫu là
nội dung của:
a.TK mô tả b. TK phân tích. c. Điều tra chọn mẫu.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là TK mô tả:


a. Bảng biểu, đồ thị trình bày dữ liệu
b. Suy diễn tham số chung từ tham số mẫu.
01.4: Hãy trả lời đúng (Đ) , sai (S) cho các câu sau:

a. _____ Các con số có thể là câu trả lời cho câu hỏi: “ Bạn đi xem phim ở rạp mấy lần
trong năm” là lượng biến rời rạc
b. _____ Nhà quản trị cần công cụ TK để trình bày, mô tả dữ liệu của hiện tượng; kết luận
về tổng thể chung rộng lớn hơn trên cơ sở dữ liệu của tổng thể mẫu nhỏ bé; cải
tiến qui trình hoạt động và dự đoán có cơ sở khoa học các hiện tượng.
c. ____ Trình độ học lực của học sinh (yếu kém → giỏi) có các lượng biến liên tục.
d. ____ Sản lượng sữa bình quân vắt được từ 1 con bò sữa trong 1 ngày là thí dụ về
thang đo khoảng.
e. _____ Năm 2009 là thí dụ về thang đo tỉ lệ

01.5. Một trường ĐH thực hiện một cuộc điều tra trong SV, một số nội dung như sau:

Loại dữ liệu Thang đo


Tiêu chí ( câu hỏi) (loại tiêu chí) (scales)

Định Định nominal ordinal Interval ratio


Tính lượng (a) (b) (c) (d)
(a) ( b)

1.Giới tính của SV


a. Nữ
b. Nam
2. Năm học (thứ mấy)
a. Năm thứ nhất.
………
d. Năm cuối
3. Số lượng anh chị em
a. 0
……
c. 2
4. Số lần sử dụng ĐTDD trong ngày:
a.khôngdùng b.1-3
c. 4-6 d.7-10 e.≥ 11

5. Bạn có tắt ĐTDD trong giờ học không


?
a. không bao giờ b.hiếm khi c. thỉnh
thoảng d. hầu như luôn luôn e. luôn
luôn

6. Phương tiện dùng đến trường


a. xe bus b.xe đạp c.xe gắn máy c.
đi bộ d. taxi e. pt khác

7. Bạn có sử dụng internet ở nhà


không?
a. có b. không

8. Số lượng SV của lớp là:


9. Chi phí bình quân cho việc học hàng
tháng là:
10. Tỉ trọng nữ SV của lớp là:
Chƣơng 2: THU THẬP DỮ LIỆU
(Collecting data)

TÓM TẮT

ĐT thường xuyên
Định kỳ
ĐT không thường xuyên
Không định kỳ
ĐT toàn bộ
Phân loại ĐT chọn mẫu
ĐT không toàn bộ
ĐT chuyên đề,…
Báo cáo TK

ĐT thống kê

Trực tiếp
Phương pháp
Gián tiếp

Phỏng vấn
Phương pháp
Quan sát

Phân tích DL có sẵn

Thực nghiệm

Sai số do kê khai
Sai số do điều tra
Sai số chọn mẫu

BÀI TẬP

02.1. Hãy liên hệ thực tế để minh họa ĐT thường xuyên và ĐT không thường xuyên, ĐT
toàn bộ và ĐT không toàn bộ.

02.2. Hãy biện luận so sánh 2 nhóm phương pháp điều tra trực tiếp và điều tra gián tiếp
theo các mặt: mức độ chính xác, kinh phí, yêu cầu về đáp viên. Từ đó, nêu các
trường hợp vận dụng từng nhóm phương pháp trên.

02.3. Hãy lập phương án điều tra của 1 cuộc ĐT nghiên cứu thị trường hay ĐT xã hội học
về nội dung mà Anh (Chị) quan tâm.

02.4. Chọn câu trả lời đúng nhất:


Câu 1: Tổng điều tra dân số là loại ĐT:
a. Không thường xuyên.
b. Toàn bộ.
c. Báo cáo thống kê.
d. a, b đúng.
e. a, b, c đúng.
Câu 2:Trong cuộc ĐT chăn nuôi heo, đối tượng điều tra là :
a. Heo đang nuôi.
b. Người nuôi heo.
c. Hộ gia đình, XN, trạm trại,..(cơ sở) nuôi heo.
d. a, b, c sai.

Câu 3:Phòng đào tạo một trường đại học lấy ý kiến của SV về chương trình đào tạo bằng
cách phát phiếu điều tra đến từng SV thông qua lớp trưởng, đơn vị điều tra là:
a. Phòng đào tạo nhà trường.
b. Từng lớp học của nhà trường.
c. Các cơ sở học tập, sinh hoạt của nhà trường.
d. a, b, c sai.

Câu 4: Một công ty SX nước chấm tiến hành chọn mẫu một số người tiêu dùng và mời họ
nếm 3 loại nước chấm mới SX thử có 3 độ ngọt khác nhau để lấy ý kiến.
Phương pháp điều tra TK công ty áp dụng là:
a. Phỏng vấn. b. Quan sát.
c.Thực nghiệm. d. Phân tích dữ liệu sẵn có.

Câu 5: Loại sai số nào sau đây có thể giảm bằng cách tập huấn tốt cho phỏng vấn viên:
a. Sai số chọn mẫu.
b. Sai số do thước đo.
c. a, b đúng.
d. a, b sai.

02.5: Hãy trả lời đúng (Đ) , sai (S) cho các câu sau:

a. _____ Kiểm tra hàng hóa tồn kho thường là ĐT định kỳ.

b. _____ Chấm công ở các đơn vị là ĐT thống kê.

c. _____ Đối tượng điều tra trong ĐT nghiên cứu thị trường thường là người tiêu dùng
cuối cùng, người tiêu dùng trung gian (nhà phân phối).
d. _____ Câu hỏi “ Thu nhập 1 tháng của bạn là bao nhiêu ? ” trong phiếu thu thập thông
tin có thể dẫn đến sai số do không có câu trả lời.
e. _____ Báo cáo thống kê là hình thức thu thập và tổng hợp dữ liệu.
Chƣơng 3: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU.
(Presenting Data)

TÓM TẮT

Phân tổ

Định tính Định lượng

Không k/c tổ Có k/c tổ

Biểu đồ

Đường biểu diễn Hình thanh Hình bánh

Thực hành trên Excel:

1. Đếm tần số, tần số tích lũy của các tổ: hàm frequency.

Đếm tần số: Lập cột giá trị cao nhất của từng tổ có thể nhận (bins – array) / Quét khối
vùng truy xuất tần số của từng tổ (cột tần số), bấm phím f 2 / nhập hàm:
=frequency / quét khối vùng dữ liệu , quét cột bins – array / bấm tổ hợp Ctrl
+ Shift + Enter .

Đếm tần số tích lũy: Nhập hàm: =frequency / quét khối vùng dữ liệu, cố định vùng dữ liệu ;
quét cột bins – array / Enter.
2. Vẽ đồ thị

2.1. Đồ thị đường (line chart)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

GTSXCN 336100.3 395809.2 476350.0 620067.7 808958.3 991249.4 1204592.6


(tỉ đ)
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê VN)

Đồ thị 1: Đồ thị 2:

(Đồ thị đường – line chart) (Đồ thị phân bố - scartter chart)

Vẽ: insert / quét khối (chữ và số, chỉ tiêu cần vẽ và thời gian,...) / scartter / chọn dạng:

Điền trục: Layout / Axis Tiles / Primary Horizontal hay Primary Vertical / chọn dạng /
điền nội dung của trục hoành hay điền đơn vị tính ghi chú ở trục tung .

GTSXCN
2000000
0 GTSXCN
1995 2000 2005 2010

GTSXCN
2000000
Axis Title

0
1995 2005 GTSXCN
Axis Title
GTSXCN
2000000

TỈ ĐỒNG
1000000
0 GTSXCN
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
NĂM

2.2. Đồ thị hình thanh (bar chart)

▼Đồ thị hình thanh đứng(cột)


(vertical bar chart)

Đồ thị 3: Đồ thị 4:

C P I & G DP
GTSXCN 14

12
1500000
TỈ ĐỒNG

10
1000000
8
500000 CPI
6
0 GTSXCN 4
Tốc độ tăng G DP
2000

2003

2006

0
NĂM -2
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

(Đồ thị cột – bar chart) (Đồ thị nhiều thanh - multiple bar chart)

▼Đồ thị hình thanh ngang


(horizontal bar graphs)
Đồ thị 5:

GTSXCN
NĂM

2000
GTSXCN
0 500000 1000000 1500000
TỈ ĐỒNG

Vẽ: insert / quét khối (chữ và số của chỉ tiêu cần vẽ ) / column / chọn dạng: .

Chỉnh: - Trị số của trục hoành: nhấp chuột phải vào vùng trắng của đồ thị / select data /
Edit (Horizontal , bên phải) / quét số thay vào trục hoành / OK .

- Điền nội dung vào 2 trục: Layout / Axis Tiles / Primary Horizontal hay Primary
Vertical / chọn dạng / điền nội dung của trục hoành hay điền đơn vị tính ghi
chú ở trục tung .
GTSXCN
2000000
1000000
GTSXCN
0
1 2 3 4 5 6 7

2.3. Đồ thị hình bánh (đồ thị diện tích) (pie chart)

Đồ thị 6:
Trình độ Anh văn các bạn sinh viên
muốn đạt đƣợc

8% 8%

16% 41%

27%

TOEFL TOEIC IELTS Chứng chỉ quốc gia Khác:

(Nguồn: Điều tra thực tế)

BÀI TẬP

03.1. Hãy nhận định về chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng GDP của VN giai đoạn 1999-2001 qua
biểu đồ 4: CPI & GDP.

03.2. Từ biểu đồ 8, hãy lập Bảng tần số, tính tần số tích lũy, tần suất.

03.3. Vẽ Biểu đồ tần số, tần số tích lũy theo dữ liệu của TD2.

03.4. Chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Khi phân tổ theo tiêu chí định lượng phải bảo đảm:
a.Tổ đầu và tổ cuối là tổ mở. b. Khoảng cách tổ đều.
c.Mổi tổ bao gồm những đơn vị tổng thể có chất lượng gần nhau.
d. a, c đúng e. a, b, c đúng.
Câu 2:Tổng số dân VN được phân chia thành nhân khẩu thành thị và nhân khẩu nông, như vậy:
a. Tổng thể phân tổ là tổng số dân VN. b. Số tổ = 2.
c. Tiêu chí phân tổ là loại nhân khẩu. d. a, b, c đúng.

Câu 3: Đường nối các đỉnh của biểu đồ tần số hình cột chính là:
a. Biểu đồ tần số tích lũy. b. Biểu đồ tần số đa giác.
c. a, b sai. d. a, b đúng.
Câu 4: Biểu đồ nhánh và lá chính là:
a. Đồ thị hình thanh. b. Đồ thị hình thanh ngang.
c. a,b sai.
Câu 5: Trong Bảng tần số:
a. Tần suất chính là tỉ trọng của tần số trong tổng tần số.
b. Suy diễn tham số chung từ tham số mẫu.

03.5: Hãy trả lời đúng (Đ) , sai (S) cho các câu sau:

a. _____ Độ rộng của mỗi thanh trong biểu đồ tần số cột tương ứng với trị số giữa của mỗi
tổ.
b. _____ Để trình bày 2 dữ liệu tại cùng thời gian, nguời ta có thể dùng Bảng phân tổ nhiều
chiều hay dùng biểu đồ thanh (nhiều thanh).

03.6: Giám đốc tài chính của công ty quan tâm đến chi phí vệ sinh của chuỗi cửa hàng tiện ích
của công ty trên toàn quốc. Thông tin thu thập trên 16 cửa hàng được chọn ngẫu nhiên như
sau (triệu đ/ tháng):
12 8 4 10 7 4 8 3 4 15 8 6 10 8 6 và 9

Câu 1: Phân tổ dữ liệu trên với các khoảng cách tổ: 0 - dưới 4, 4 - dưới 8, 8 - dưới 12 và 12 - dưới 16,
ta có các tần số của 4 tổ tuần tự là:
a. 1, 7, 6 và 2 b. 2, 6, 5 và 3
c. 1, 6, 7 và 2 d. 2, 6, 7 và 1
e. Không câu nào đúng.

Câu 2: Tần số tích lũy của 4 tổ trên tuần tự là:


a. 1, 8, 14 và 16 b. 2, 8, 13 và 16
c. 0, 1, 14 và 16 d. 0, 2, 14 và 15
e. Không câu nào đúng.

03.7: Kết quả khảo sát thời gian khách hàng hao phí khi đến giao dịch tại ngân hàng trên 50 lượt
khách đến giao dịch trong tuần lễ cuối tháng như sau (ĐVT: phút):
6 8 9 8 6 7 11 13 17 21
22 22 22 23 24 25 25 27 28 33
34 35 35 36 37 37 41 42 43 43
44 44 44 45 45 46 46 46 46 48
49 49 49 50 51 52 53 54 54 58
Hãy lập Bảng tần số sau:

Thời gian Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy
(phút) (lượt khách) (lượt khách) (%) (%)

0 - <10
10 - < 20
20 - < 30
30 - < 40
40 - < 50
50 - < 60
≥ 60
Cộng
03.8 : Nhà sản xuất chương trình tiến hành một cuộc khảo sát để đánh giá chất lượng các chương
trình chiếu trên tivi. Đáp viên sẽ chấm điểm chương trình từ 0 đến 100, số điểm càng cao là
chất lượng chương trình càng cao. Biểu đồ nhánh và lá trình bày điểm của một chương
trình như sau :

Stem Leaves
3 24
4 03478999
5 0112345
6 12566
7 01
8
9 2

Câu 1: Số đơn vị tổng thể mẫu (số quan sát) là:


a. 25 b. 7 c. 9 d. Không câu nào đúng.

Câu 2: Tỉ lệ đáp viên chấm điểm 80 trở lên là (%) :


a. 8 b. 4 c. 96 d. 100

Câu 3: Tỉ lệ đáp viên chấm điểm từ 50 đến 75 là (%):


a. 37 b. 4 c. 56 d. 100

03.9: Có số liệu về mức thu nhập bình quân tháng 1 công nhân viên và số CNV của 16 nông
trường thuộc Tổng công ty M trong năm 2008 như sau:

STT TN bq tháng Số CNV STT TN bq tháng Số CNV


1 CNV 1 CNV
(1000đồng) (người) (1000đồng) (người)

1 2 400 600 9 2 720 1.520


2 2 420 603 10 2 880 1.180
3 2 620 1.000 11 2 580 1.150
4 2 480 1.400 12 2 560 1.580
5 2 520 1.350 13 2 520 1.600
6 2 520 1.340 14 2 600 2.203
7 2 760 1.200 15 2640 1.820
8 2 700 1.550 16 3 000 1.800

Yêu cầu: 1. Căn cứ vào thu nhập bình quân tháng 1 CNV, hãy phân tổ 16 nông trường trên thành
3 tổ có khoảng cách tổ đều. Trong mỗi tổ, hãy tính Số nông trường, Số CNV, Tổng
thu nhập của CNV và Thu nhập bình quân 1 CNV.
2. Phân tổ 16 nông trường trên thành 4 tổ có khoảng cách tổ đều để nghiên cứu qui
mô các nông trường. Trong mỗi tổ, hãy tính Số nông trường, Số CNV, Tổng thu
nhập của CNV và Thu nhập bình quân 1 CNV.

03.10: Số liệu điều tra về Giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng 3/2013 của 30 cơ sở sản xuất
nước chấm trên địa bàn TP. K như sau (ĐVT: triệu đồng)

97 93 94 108 102 102 103 100 115 116


111 117 117 116 117 113 115 123 129 124
122 128 122 124 124 121 125 132 130 130
1.Trình bày dữ liệu trên theo phương pháp Nhánh và Lá.
2.Bằng cách phân nhóm có khoảng cách đều (90-<100, 100-<110,…..) hãy lập bảng phân phối tần
số, tần số tích lũy.
3.Vẽ biểu đồ phân phối tần số, tần số tích lũy theo kết quả câu 2.
Chƣơng 4 THỐNG KÊ MÔ TẢ HIỆN TƢỢNG
( Descriptive Statistics)
1. MÁY TÍNH BỎ TÚI: Tính x , σ → σ2 , V.

* Máy 500, 570 MS:

+ Xóa sạch: Shift Mod


= All
(3)
+ Vào chế độ tính tóan TK: Mod Mod SD =
(2)
+
+ Nhập liệu: x ; f M
+
(BT 04.11 - chuyền 1): 31 shift , 2 M
+
38 shift , 0 M
+
41 shift , 24 M
+
44 shift , 14 M
+
47 shift , 7 M
+
58 shift , 4 M
+
65 shift , 1 M
+ Gọi kết quả: * x : shift 2 = x (ĐS:44)
(1)
*Độ lệch chuẩn : shift 2 xσn =
(2) (ĐS: 5,95)
→ Phương sai (ĐS: 35,42)

*v  ●Gọi tử số: shift 2 xσn =
x
●Bấm chia:
●Gọi tử số: shift 2 x = (ĐS: 0,1352)
+ Xóa sạch: (thóat )

*Máy 500, 570 ES:

+ Xóa sạch: Shift 9 All = ON


(3)
+ Khai báo sử dụng tần số: shift Mod ↓ STAT ON =
(4) (1)

+ Vào chế độ tính tóan TK: Mod


STAT 1- var =
(3) (1)
+ Nhập liệu: nhập hết x , chuyển cột , nhập f

(BT 04.11 - chuyền 1): 31 = 2 =


38 = 0 =
41 = 24 =
47 = 7 =
44 = 14 =
58 = 4 =
65 = 1 =
↓ AC

+ Gọi kết quả: * x : shift 1 Var x = (ĐS:44)
(5) (2)
*Độ lệch chuẩn : shift 1 Var xσn =
(5) (3) (ĐS: 5,95)

*→ Phương sai (ĐS: 35,42)



*v  ●Gọi tử số: shift 1 Var xσn =
x
●Bấm chia:
●Gọi tử số: shift 1 Var x =

+ Xóa sạch: (thóat )

2. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT data analysis TRÊN EXCEL:

*Exel 2003:

Mở Microsoft Office Excel 2003 / Tool > Add ins > Analysis Toolpak > OK.

Nếu chưa có trong table Add ins thì vào

Browse > C > program file > microsoft office > office11 > library > analysis >
analys32 > OK ..

Sau đó làm theo như buớc trên

*Exel 2007,....:

Mở Microsoft Office Excel 2007 > nhấp vào biểu tuợng office button > chọn Excel options
> Add -ins > Analysis Toolpak > Go > Analysis Toolpak > OK.

Trên thanh Data sẽ xuất hiện Data Analysis ở góc phải. Cài đặt thành công.

3. Thực hành TK mô tả trên EXCEL:

Tools (Excel 2003 ), data (Exel 2007,...) / data analysis / descriptive statistics
summary statistics, / OK.

4939124
BÀI TẬP

04.1: Giám đốc tài chính của công ty quan tâm đến chi phí vệ sinh của chuỗi cửa hàng tiện ích
của công ty trên toàn quốc. Thông tin thu thập trên 16 cửa hàng được chọn ngẫu nhiên như
sau (triệu đ/ tháng):
12 8 4 10 7 4 8 3 4 15 8 6 10 8 6 và 9

Câu 1: Chọn câu đúng (ĐVT: triệu đ/ tháng):


a. Số trung bình < 7.5 b. Số trung bình lớn hơn Mode
c. Cả Số trung vị và Mode đều < 8.35 d. Có 2 giá trị Mode là 10 & 12
e. Không có Mode. f. Các câu trên đều sai.

Câu 2: 5 chỉ tiêu: xmin - Q1 - Me - Q3 - xmax có giá trị là :


a. 3 4,5 8 9,75 và 15. b. 3 4 8 9 và 15.
c. 3 6 8 10 và 15. d. Các câu trên đều sai.

Câu 3: Chọn câu đúng:


a. Khoảng tứ phân vị ≤ 5 b. Phương sai > 10,2
c. Độ lệch chuẩn > 8.35
d. Khoảng biến thiên có giá trị là 12 thì nhỏ hơn phưong sai.
e. Các câu trên đều sai.

04.2: Một nhà phân tích tài chính thu thập giá cổ phiếu của một tổng thể mẫu n = 40 cổ phiếu trong
khu vực công nghiệp tại một phiên giao dịch. Bảng kết quả thống kê mô tả giá của cổ phiếu
trên như sau (ĐVT:10.000 đ):

Mean 9.40
Standard Error 0.52
Median 9.00
Mode 10.00
Standard Deviation 3.30
Sample Variance 10.86
Skewness 0.85
Range 14.00
Minimum 4.00
Maximum 18.00
Sum 376.00
Count 40.00

Câu 1: Nhà phân tích tính hệ số biến thiên (CV). Hãy chọn câu đúng:

a. Trị số của CV > 36%.


b. Trị số của CV có liên quan với độ lớn của Số trung bình.
c. Giá trị của CV < 34%. d. Giá trị của CV là 34.9% và 35.1%.
e. Các câu trên đều sai.

Câu 2 : Chọn câu đúng nhất về hình dáng của phân phối của dãy dữ liệu trên:

a. Đối xứng bởi vì số trung bình < phương sai.


b. Lệch phải bởi vì Me < số trung bình.
c. Không phải là hình dáng phân phối đối xứng bởi vì Me và số trung bình< M 0 .
d. Lệch phải bởi vì Mode > số trung bình và Me.
e. Lệch trái bởi vì Me < số trung bình.

04.3: Một công ty đã mua vào 200 tấn gạo với tỉ lệ tấm là 15% trong khi hợp đồng ký kết cung cấp
300 tấn gạo xuất khẩu với tỉ lệ tấm 10%.
Câu 1:Như vậy, sau khi loại bớt tấm thì 200 tấn gạo trên còn lại để cung cấp theo hợp đồng là bao
nhiêu ?
Câu 2: Ngoài ra, công ty cần phải mua thêm bao nhiêu gạo với tỉ lệ tấm 15% để bảo đảm đủ lượng
cung cấp theo hợp đồng ?

04.4: Theo số liệu thống kê của Bộ thương mại VN, Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng dệt may
của VN giai đoạn 1999-2005 như sau:
(Đơn vị: triệu USD)

Năm
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
KNXK dệt may
vào thị trường 37 49,3 46,8 100,2 196,3 246,6 260,3
Mỹ
………… …….. ……….. ……… ………. ……… ………... …….

TổngKNXK 1682 1815 2000 2752 3689 4386 4806


dệt may
………… …….. ……….. ……… ………. ……… ………... …….

TổngKNXK cả 11541 14483 15029 16706 20149 26503 32223


nước
Yêu cầu: Hãy dùng các chỉ tiêu số tương đối thích hợp để nhận định sơ bộ xu hướng phát triển của
Tổng KNXK hàng dệt may VN trong giai đoạn trên.

04.5: Công ty Vĩnh Thịnh có 2 XN cùng sản xuất 1 loại dép xốp XK . Hãy điền số liệu thống kê về
sản lượng của 2 XN còn thiếu theo bảng sau:

2006 2007 2008


Tên XN Thực tế Thực tế TT so TT Kế họach Thực tế (tr KH so TT % hoàn thành
(tr SP) (tr SP) 2006 (%) (tr SP) SP) 2007 (%) KH
(A) (1) (2) (3)=(2):(1)) (4) (5) (6)=(4):(2) (7)=(5):(4)
VT 1 20 106 22,048 231,504
VT 2 22 110 26,136 100
Công ty 48,184
`

04.6: Trên dữ liệu sau về các quốc gia Asean trong năm 2004, hãy dùng các số tương đối thích
hợp để so sánh tình hình kinh tế - xã hội của VN và Thái Lan trong năm 2004:
Tên quốc gia Diện tích Dân số bình quân GDP theo giá thực tế
2
(1.000km ) (tr.người) ( tr.USD)
Brunei 6 0.4 5181
Kampuchia 181 13.3 4596.7
Đông Timor 15 0.9 339
Indonesia 1919 221.9 257641.5
Lào 237 5.9 2412.2
Malaysia 330 26.1 117775.8
Myanmar 677 50.5 9081
Philippin 300 84.8 86428.6
Singapore 0.6 4.3 106818.3
Thái Lan 513 65 163491.5
Việt Nam 329.3 83.1 45358.7
Đông Nam Á 4495 556 820834.1

04.7: Công ty nhựa Phát Đạt có 3 phân xưởng cùng sản xuất mặt hàng bàn nhựa ở 3 địa bàn khác
nhau. Tình hình sản xuất như sau:

- Tải bản FULL (43 trang): https://bit.ly/30TYYMh


- Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
NSLĐ bq tháng 1 CN Giá thành hoàn tòan 1SP
Xưởng Số CN (người)
(cái) (1000 đ/cái)
Phát Đạt 1 60 75 19700
Phát Đạt 2 66 78 18500
Phát Đạt 3 90 90 19000

Công ty 216 / /

Hãy xác định: 1.NSLĐ 1 CN bình quân tòan công ty .


2.Giá thành 1 SP bình quân tòan công ty.

04.8: Biến động GDP của VN qua các thời kỳ như sau:
Năm 1998 so với năm 1995 bằng 125,07%
Năm 2000 so với năm 1998 bằng 111,88%
Năm 2005 so với năm 2000 bằng 143,60%
Yêu cầu : Tính tốc độ phát triển bình quân hàng năm cho các thời kỳ sau:
1. Từ năm 1995 đến năm 1998. 2. Từ năm 1998 đến năm 2000.
3. Từ năm 2000 đến năm 2005. 4. Từ năm 1995 đến năm 2005.

04.9: Bậc thợ của 20 công nhân phân xưởng cơ khí một công ty đóng tàu như sau :

Tên CN :A B C D E F G H I J
Bậc thợ :3 1 4 5 6 4 2 4 6 4
Tên CN :K L M N O P Q R S T
Bậc thợ :5 6 3 4 5 4 7 2 7 3

Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu sau của 20 CN trên:


1. Bậc thợ trung bình, mode, số trung vị về bậc thợ.
2. Độ lệch tuyệt đối bình quân, độ lệch chuẩn về bậc thợ .
3. Tỉ lệ số CN đạt

04.10: Trại gà thịt Phong Phú quan sát mẫu lượng gà chết hàng ngày trong tháng 2/2009 như sau
(ĐVT:con): 5 – 7 – 10 – 3 – 4 – 8 – 2 – 0 – 6 – 1 – 4 – 3 – 9 – 9 – 12 – 13 – 11 – 10 - 9 –
6 – 5 – 4 – 3 – 3 – 4 – 5 – 4 – 8 – 7.
Hãy xác định :
1. Lượng gà chết bình quân mỗi ngày trong tháng.
2. Phương sai về lượng gà chết hàng ngày trong tháng.
3. Hệ số biến thiên về lượng gà chết trong tháng.
4. Cho biết trong tháng 1/2009, lượng gà chết bình quân 1 ngày là 7,3 con và hệ số biến
thiên về lượng gà chết trong ngày là 60,7%. Hãy so sánh ngắn gọn về tình hình trên
qua 2 tháng.

04.11:Số liệu về năng suất lao động (số sản phẩm/ ca sản xuất/người) của công nhân tra cổ áo
ở hai chuyền may thuộc công ty may Hoàn Cầu trong tháng 7/2009 như sau:

NSLĐ 1 CN (x:SP) Số công nhân ( f:người )


Chuyền 1 Chuyền 2
Dưới 32 2 1
37 – 39 / 10
40 – 42 24 13
43 – 45 14 27
46 – 48 7 2
58 4 /
65 1 /
Tổng cộng 52 53

Câu 1: Xác định NSLĐ trung bình 1 CN ở từng chuyền và chung 2 chuyền.

Câu 2: Bằng các chỉ tiêu thống kê, hãy so sánh sự đồng đều về NSLĐ của CN giữa 2 chuyền may.

Câu 3: Từ các tính toán trên, nếu là nhà quản trị SX, theo Anh (Chị) nên chọn đội ngũ công nhân
của chuyền may nào.
04.12: Hãy tính các chỉ tiêu phản ảnh độ biến thiên của tiêu chí tuổi nghề, tiền lương công nhân
theo tài liệu sau của 2 xưởng dệt thuộc công ty dệt Hoàn Mỹ:

Xƣởng 01 Xƣởng 02

Số lao động Lương sp bq Số lao Lương sp bq


Tuổi nghề Tuổi nghề
(f: người) năm/1LĐ động năm/1LĐ
(x: năm) (năm)
(x: triệu đồng) (người) (triệu đồng)

Dưới 02 3 14 Dưới 01 5 12
02 – 05 10 16,4 01 – 02 8 13
06 – 10 8 24 03 – 05 7 17
11 – 15 4 35,6 06 – 10 15 24
16 – 20 20 30 11 – 15 12 30
20 –24 5 36 16 – 20 10 34
20 trở lên 3 32
Cộng 50 Cộng 60

4.13: Số sản phẩm sản xuất được trong một ca làm việc của 5 tổ công nhân được ghi nhận như
sau: (SP/người)
Tổ 1: 14, 10, 18, 8, 16, 20, 12.
Tổ 2: 1, 25, 15, 8, 17, 17, 15.
Tổ 3: 7, 25, 15, 9, 14, 16, 12.
Tổ 4: 12, 16, 5, 18, 15, 15, 17.
Tổ 5: 14, 10, 15, 18, 13, 14, 14.

Câu 1: Không cần tính toán, hãy sắp xếp các tổ trên theo độ lớn của phương sai từ lớn đến nhỏ.
Câu 2: Hãy kiểm tra lại nhận xét trên bằng cách tính các độ lệch tiêu chuẩn của từng tổ.
Câu 3: Giá trị trung bình của tổ nào là đại diện tốt nhất? Giải thích ngắn gọn.

04.14: Tình hình Kim ngạch nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xe máy Thiên Phát - Đồng Nai
theo thị trường nhập như sau:

Thị trường Tỉ trọng KNNK 2007 Tốc độ tăng KNNK


(%) 2008 so 2007 (%)
Nhật 54,3 -10
Trung Quốc 17,4 20
Hàn Quốc 8,9 10
Việt Nam 15,1 5
Thị trường khác 4,3 15
Tổng số 100 /

Câu 1 : Xác định tốc độ tăng KNNK của công ty qua 2 năm trên.
Câu 2 : Do KNNK từ thị trường Nhật giảm đã làm cho KNNK toàn công ty giảm bao nhiêu % ?
Câu 3 : Biến động tăng giảm của thị trường nào đã ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ tăng trưởng
KNNK của công ty qua 2 năm ?

04.15: Công ty TNHH thương mại-du lịch An Phú thành lập từ đầu năm 2003.So với năm 2003, tốc
độ tăng trưởng Doanh thu của công ty từ 2004 đến 2008 tuần tự là : 5% - 13,4% - 24,7% -
39,7% và 54,9%.

Câu 1: Xác định tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân hàng năm về doanh thu
của công ty giai đoạn 2003 – 2008.
Câu 2 : Năm 2008, doanh thu của công ty là 800 tỉ đồng. Vậy, năm 2009 công ty phải đạt doanh
thu là bao nhiêu để tốc độ tăng doanh thu năm này bằng tốc độ tăng của năm 2008 so
2007 ?

- Tải bản FULL (43 trang): https://bit.ly/30TYYMh


- Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 4.
Thời gian làm bài: 90 phút.
------------------

PHẦN 1 - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


(Part one – multiple choice questions)
(4,5 điểm)

Dữ liệu sau dùng cho câu 1 đến câu 9:

Dữ liệu sau về thời gian xuất bản của 1 mẫu 15 quyển sách tại nhà xuất bản B (số ngày tính từ lúc
sách đưa vào nhà xuất bản đến lúc sách được đóng gói chuẩn bị đưa tiêu thụ) :
10 2 6 13 10 10 12 6
2 14 10 9 13 6 13
Câu1: Chọn câu đúng:
(a) Phương sai là 20.89 (b) Độ lệch chuẩn là 9.29 ngày
(c) Độ lệch chuẩn là 4.57 ngày (d) Phương sai có trị số trong khoảng 20 đến 21
(e) Không câu nào đúng.

Câu 2: Hệ số biến thiên là:


(a) 0.4233 (b) 42.33% (c) a , b sai (d) a , b đúng.

Câu 3: 5 chỉ tiêu : xmin - Q1 - Me - Q3 - xmax là (ĐVT: ngày):


a. 2, 9, 10, 12 và 14 b. 2, 6, 9, 12 và 14
c. 2, 6, 10, 13 và 14 d.Không câu nào đúng.

Câu 4: Hình dáng phân phối của dãy số lệch trái:


a. Đúng. b. Sai.

Câu 5: Chọn câu đúng (ĐVT: ngày):


(a) Mode là 10. (b) Mode là 4. (c) Không câu nào đúng.

Câu 6: Tỉ lệ số sách (%) có thời gian xuất bản trong khoảng ( x -  ) đến ( x +  ) là:
(a) 68 (b) 75 (c) 80 (d) Không câu nào đúng.

Câu 7: Số quyển sách (quyển) có thời gian xuất bản trong khoảng ( x -  ) đến ( x +  ) theo qui
tắc thực nghiệm là:
(a) 12 (b) 10 (c) 9 (d) Không câu nào đúng.

Câu 8: Tần số tích lũy của các tổ: 2 - 6, 9 - 10, 12 - 14 là (ĐVT: ngày):
(a) 3, 10 và 15. (b) 5, 12 và 15.
(c) 5 , 10 và 15. (d) 5, 7 và 15.
(e) Không câu nào đúng.

Câu 9: Số trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai và hệ số biến thiên là:
(a) 8.8, 4.57, 20.89 và 0.4341 lần (b) 8.83, 3.83, 14.7 và 43.41%
(c) 9.92 , 4.57, 20.89, và 0.5193 lần (d) 8.83, 4.43, 19.63 và 50,16%
(e) Không câu nào đúng.

Câu 10: Số liệu tổng hợp của 3 XN thuộc tổng cơng ty thương mại Thành Phát trong tháng 2/2013
như sau: tiền lương bình quân 1 LĐ ở từng cửa hàng lần lượt là 1,5 triệu đ; 1,8 triệu đ và 2
triệu đ. Quỹ lương từng cửa hàng lần lượt àl 300 triệu đ, 90 triệu và 200 triệu đ. Vậy, tiền
lương 1 LĐ bình qun 3 XN là (triệu đ):
(a) 1,11 (b) 1,77 (c) 1,69 (d) Không câu nào đúng.

Câu 11:Mức lương của 40 công chức quận PN thống kê vào ngày 1/4/2013 là:
Tiền lương 1 CC (1000đ): 1974 2462 3524 3868 4488
Số CC (người): 1 18 17 3 1
Chọn câu đúng:
(a) x > Me > Mo (b) Me > x > Mo
(c) x > Mo > Me (d) Không câu nào đúng.
Câu 12: Xác định thu nhập bình quân, độ lệch tiêu chuẩn về thu nhập 1 CNV ngành bưu điện tỉnh
AG năm 2013 theo tài liệu phân tổ sau:
Thu nhập tháng 1 CNV (1000/ng) Số CNV (người)
Dưới 2400 5
2400 – dưới 3200 20
4000 – dưới 5600 20
3200 – dưới 4000 50
5600 trở lên 10
Tổng cộng 105

(a) 3828,57 và 1007,16. (b) 3866,67 và 1092,54.


(c) 3828,57 và 1012,02. (d) Không câu nào đúng.

Câu 13: Kim ngạch xuất khẩu của cơng ty Đại Lợi năm 2008 qua cảng Sài Gòn cao hơn cảng Đà
Nẵng 25%. Như vậy, ngược lại kim ngạch xuất khẩu qua cảng ĐN thấp hơn qua cảng SG
là bao nhiêu % ?
(a) 25 (b) 40 (c) 20 (d) Không câu nào đúng.

Câu 14: Tỉ trọng doanh thu du lịch nội địa của Cty du lịch Hồn Quê năm 2013 là 40% và du lịch
nước ngoài là 60%. Ước tính năm 2014, doanh thu du lịch nội địa sẽ tăng 50% nhưng
du lịch nước ngoài chỉ tăng 10%.
Chọn câu đúng:
(a) Du lịch trong nước tăng 50% làm cho tổng doanh thu tăng 20%.
(b) Tốc độ tăng của tổng doanh thu sẽ < 30%.
(c) Năm 2014: tỉ trọng du lịch nội địa 47,62% và nước ngòai 52,38%.
(d) a, b, c đúng. (e) Không câu nào đúng.

Câu 15: Gá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh BT qua các năm như sau (tỉ đồng)
Năm 2006: 400 Năm 2008: 440 Năm 2010: 480 Năm 2012: 500
Năm 2007: 420 Năm 2009: 440 Năm 2011: 500 Năm 2013: 540.
Giá trị sản xuất CN và tốc độ tăng giá trị sản xuất CN bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2013:

(a) 470 tỉ đ và 20%. (b) 531,43 tỉ đ và 3,82%.


(c) 465 tỉ đ và 4,38%. (d) Không câu nào đúng.

PHẦN 2 - TỰ LUẬN
(Problems Solving)
(5,5 điểm)

Câu 1: Tháng 8 so với tháng 7 trong năm, lượng hàng xuất qua cảng VICT đã tăng 30% hay tăng
15000 tấn. Dự kiến, lượng hàng xuất qua cảng trong tháng 9 sẽ đạt 80000 tấn.

a. Nếu đạt như dự kiến, tốc độ tăng trưởng tháng 9 so tháng 8 của chỉ tiêu này sẽ cao hay thấp
hơn tốc độ tăng trưởng tháng 8 so tháng 7.
b. Để tốc độ tăng trưởng lượng hàng xuất qua cảng tháng 9 bằng tốc độ tăng tháng 8 thì trong
tháng 9 cảng phải hòan thành bao nhiêu % kế hoạch?

Câu 2: Năm 2013, xí nghiệp Giày Hưng Phát đặt kế hoạch giá thành bình quân 1 đôi giày trẻ em
giảm 5% so với thực tế năm 20012. Thực tế năm 2013, giá thành bq 1 đôi giày là 36100đ,
đạt 95% kế hoạch giá thành.
1.Tính tốc độ phát triển giá thành 1 đôi giày của XN qua 2 năm.
2. Xác định giá thành kế hoạch 1 đôi giày năm 2013.

Câu 3: Kim ngạch xuất tiểu ngạch trong 31 ngày tại cửa khẩu biên giới phía Bắc của công ty SX-
XK hàng tiêu dùng BT trong tháng 8/2013 như sau (ĐVT:tỉđ ): 10- 8- 5- 9- 11- 13- 16- 12-
9- 5- 7- 10-11- 17- 6- 9- 15- 19- 20- 24- 32- 15- 9- 17- 12- 10- 11- 16- 8- 7- 19. Nhân viên
thống kê công ty tính hệ số biến thiên (V) để xét tính đều đặn trong xuất hàng hằng ngày, V
trong thng 7/2013 là 56%.

a. Hãy tính V trong tháng 8 để kết luận trong 2 tháng trên thì tháng nào công ty đã xuất hàng tại
cửa khẩu này đều đặn hơn ?
b. Nếu sắp xếp KNXK trên thành 4 nhóm từ thấp đến cao, hãy xác định KNXK cao nhất trong
những ngày có KNXK thấp nhất và KNXK thấp nhất trong nhóm những ngày có KNXK cao
nhất?

Câu 4: Tình hình tiêu thụ xăng của 2 cửa hàng kinh doanh xăng dầu gồm 2 loại xăng A92 và A95
trực thuộc công ty xăng dầu Phát Đạt trong 6 tháng 2013 như sau:

Quí III Quí IV


Cửa Xăng A92 Tỉ lệ xăngA92 Tổng xăng tiêu thụ Tỷ lệ xăng A92
hàng (1000 lít) (%) (1000 lít) (%)
Số 1 5 000 80 5 120 85
Số 2 4 700 70 4 900 80
Công ty 9 700 / 10 020 /

Hãy xác định tỉ lệ tiêu thụ xăng A92 của công ty trong quý III, quí IV và chung 2 quí .

Câu 5: Thống kê số liệu dân nhập cư vào tỉnh BD giai đoạn 95 – 2005 như sau:
+ Từ 96 đến 2000: mỗi năm tăng 15%
+ 2001, 2002: mỗi năm tăng 10%
+ 2003 đến 2005: mỗi năm tăng 7%
Vậy bình quân hàng năm trong giai đoạn 95 – 2005, số dân nhập cư vào tỉnh tăng bao nhiêu %?

Câu 6: Trong ngày 27/3/2013, công ty xuất khẩu lương thực Bàu Sen cho giá mua lúa thơm 5%
tạp chất là 7000đ/kg. Nhân viên kinh doanh của công ty chỉ mua được lúa thơm 10% tạp
chất. Vậy họ phải mua với giá bao nhiêu?

Câu 7: Năng suất lúa vụ đông xuân của huyện Hòa Thành được phân nhóm như sau:
Năng suất lúa (tạ/ha) Diện tích gieo cấy (ha)
Dưới 30 10
34----dưới 36 80
30----dưới 32 20
32----dưới 34 40
36 trở lên 20
Tổng cộng 170
a. Tính năng suất lúa bình quân vụ đông xuân của xã.
b. Theo qui tắc Tchebychev thì 55,6% diện tích gieo cấy trên rơi vào khoảng năng suất nào?
c. Theo qui tắc thực nghiệm thì 95% diện tích gieo cấy trên rơi vào khoảng năng suất nào?

Câu 8: Giá trị TSCĐ bình quân năm 2007 của công ty M là 300 tỉ đồng, công ty dự kiến đến năm
2013 giá trị TSCĐ của công ty sẽ đạt gấp đôi năm 2007. Thực tế, giá trị TSCĐ bình quân
năm 2012 của công ty đã đạt 500 tỉ đồng. Vậy để đạt được kế hoạch đề ra thì trong năm
2013, công ty phải đầu tư với tốc độ tăng trưởng TSCĐ so với năm 2012 là bao nhiêu %?

Câu 9: Diện tích khai hoang của tỉnh BP phát triển trong 10 năm qua như sau: 5 năm đầu, mỗi năm
tăng 20%; 2 năm kế tiếp, mỗi năm tăng 14% và 3 năm cuối, mỗi năm tăng 10%. Vậy bình
quân hàng năm trong 10 năm trên, diện tích khai hoang của tỉnh đã tăng bao nhiêu %?
Chƣơng 5 ĐIỀU TRA CHỌN MẪU VÀ ƢỚC LƢỢNG
( Survey sampling methods and Estimation )

BÀI TẬP

05.1: Hãy liên hệ thực tế để cho thí dụ về từng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thông
dụng.

05.2: Chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Một nhân viên tiếp thị qua điện thọai cài đặt để lưu lại trong máy tính của công ty
các số điện thọai tuần tự với khỏang cách 20 chọn từ danh mục các cuộc điện
đàm của công ty từ đầu đến cuối tháng 2/2009. Nhân viên trên đã dùng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:
a. Đơn giản. b. Hệ thống.
c.Phân tổ. d. Cả khối.
e.Phương pháp khác.

Câu 2: Khi kích thước tổng thể mẫu càng lớn thì có ảnh hưởng:
a. Giảm sai số chọn mẫu. b. Tăng sai số do kê khai.
c. Không ảnh hưởng đến sai số trong điều tra TK.
d. a, b, c đúng. e. a, b, c sai.

Câu 3:Trong thực hành, ước lượng các tham số của tổng thể chung chỉ từ tham số của 1
tổng thể mẫu cụ thể:
a. Là sự hạn chế của phương pháp .
b. Là hạn chế đã được tính đến trong sai số chuẩn.
c. a, b đúng. d. a, b sai.

Câu 4: Khi ước lượng trị số tối đa của số trung bình tổng thể chung là :
a. Ước lượng 1 bên. b. Ước lượng bên trái.
c.Ước lượng bên phải.

Câu 5: Với cùng sai số chọn mẫu, Khỏang tịn cậy càng lớn thì:
a. Hệ số tin cậy càng lớn. b. Độ tin cậy càng lớn.
c. a, b đúng. d. a, b sai.

05.3: Công ty TNHH Bánh kẹo Bình Tân có 500 công nhân, trong đó có 100 CN cùng
thao tác đóng gói thành phẩm. Tổ kỹ thuật của công ty vừa cải tiến SX để tăng
năng suất lao động của CN đóng gói. Chọn ngẫu nhiên không hoàn lại 50 CN để
theo dõi NSLĐ đóng gói. Kết quả như sau:

NSL Đ 1 CN (kg/giờ) Số CN (người)

20 – 30 14
30 – 40 17
40 – 50 11
50 – 60 8
Tổng 50

Yêu cầu: 1. Hãy ước lượng NSLĐ bình quân một CN đóng gói thành phẩm của công ty
với độ tin cậy 98%.

4939124

You might also like