You are on page 1of 20

CHƯƠNG I.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỐNG KÊ HỌC

I. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là:
a. Mặt lượng thuần tuý của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và địa
điểm cụ thể
b. Mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất trong điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể.
c. Nghiên cứu hiện tượng số lớn.
d. Tất cả các phương án trên đều sai
2. Thống kê nghiên cứu:
a. Hiện tượng kinh tế
b. Hiện tượng xã hội
c. Hiện tượng tự nhiên kỹ thuật
d. Cả a và b
3. Thống kê nghiên cứu:
a. Hiện tượng số lớn
b. Hiện tượng cá biệt
c. Tất cả các phương án trên đều đúng
4. Tổng thể thống kê là:
a. Tập hợp các hiện tượng cá biệt.
b. Các đơn vị cần được quan sát mặt lượng.
c. Hiện tượng số lớn bao gồm các đơn vị hoặc phần tử cấu thành hiện tượng
cần được quan sát, phân tích mặt lượng.
5. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tổng thể thống kê gồm:
a. Tổng thể đồng chất và tổng thể bộ phận
b. Tổng thể không đồng chất và tổng thể bộ phận
c. Tổng thể đồng chất và tổng thể không đồng chất
d. Tất cả các đáp án đều sai
6. Tổng thể dưới đây là tổng thể tiềm ẩn:
a. Tổng thể sinh viên yêu thích ngành học Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia
b. Tổng thể sinh viên đang học trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia
c. Toàn bộ các thầy cô giáo dạy trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia
d. Toàn bộ đoàn viên của trường đại học Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia
7. Chỉ tiêu thống kê là:
a. Đặc điểm của từng đơn vị tổng thể.
b. Đặc điểm của toàn bộ đơn vị tổng thể.
c. Biểu hiện mặt lượng gắn với mặt chất của hiện tượng kinh tế – xã hội số
lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
8. Tiêu thức thuộc tính:
a. Phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu
b. Biểu hiện trực tiếp bằng các con số.
c. Không được biểu hiện trực tiếp bằng con số mà phản ánh tính chất của đơn
vị tổng thể
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
9. Đánh giá về sự hài lòng của khách hàng, người nghiên cứu sử dụng các mức
độ sau: 1. Rất không hài lòng; 2. Không hài lòng; 3. Bình thường; 4. Hài lòng; 5.
Rất hài lòng. Các mức độ được người nghiên cứu sử dụng thuộc loại thang đo:
a. Tỷ lệ
b. Khoảng
c. Thứ bậc
d. Định danh
10. Ý nào KHÔNG ĐÚNG về tiêu thức thống kê:
a. Phản ánh đặc điểm của đơn vị, phần tử
b. Phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu
c. Được biểu hiện bằng các con số
d. Không biểu hiện bằng các con số
11. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 2,91%. Đây được coi
là một chỉ tiêu thống kê. Vì:
a. Phản ánh quy mô của hiện tượng trong thời gian và địa điểm cụ thể
b. Phán ánh tốc độ phát triển của hiện tượng trong thời gian và địa điểm cụ
thể
c. Phản ánh cơ cấu của hiện tượng trong thời gian và địa điểm cụ thể
d. Không đáp án nào đúng
12. Tiêu thức thay phiên là tiêu thức có:
a. Các biểu hiện không trung nhau trên một đơn vị tổng thể
b. Hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể
c. Từ 2 biểu hiện trở lên
d. Không đáp án nào đúng
13. Nhiệt độ được sử dụng trong dự báo thời tiết, là thang đo:
a. Định danh
b. Thứ bậc
c. Khoảng
d. Tỷ lệ

II. Lựa chọn đúng (sai)


1. Từ một mặt lượng sẽ cho kết luận giống nhau về mặt chất trong mọi thời gian
và không gian khác nhau.
2. Con số thống kê luôn là con số có ý nghĩa.
3. Không thể xác định được các đơn vị thuộc tổng thể tiềm ẩn.
4. Việc xác định tổng thể thống kê là việc xác định phạm vi nghiên cứu.
5. Đối tượng nghiên cứu của thống kê là mặt lượng (các con số) nên thống kê
không nghiên cứu tiêu thức thuộc tính.
6. Tiêu thức thay phiên là tiêu thức có hai biểu hiện không trùng nhau trên một
đơn vị tổng thể.
7. Các đơn vị của tổng thể bộc lộ có biểu hiện rõ ràng hơn so với tổng thể tiềm
ẩn
8. Chỉ tiêu thống kê phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu
9. Chỉ tiêu chất lượng thường phản ánh quy mô của tổng thể nghiên cứu.
10. Năng suất lao động bình quân một nhân viên là chỉ tiêu khối lượng
11. Trong một số trường hợp, thang đo thứ bậc có thể chuyển thành thang đo
khoảng.
CHƯƠNG II
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
I. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
1. Ưu điểm của điều tra toàn bộ là:
a. Cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, toàn diện và trực tiếp.
b. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
c. Có thể được sử dụng trong mọi trường hợp.
2. Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn gián tiếp:
a. Tiết kiệm được chi phí.
b. Dễ tổ chức.
c. Tiết kiệm được thời gian
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
3. Căn cứ vào phạm vi điều tra, điều tra thống kê gồm:
a. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên
b. Điều tra chọn mẫu và điều tra trọng điểm
c. Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ
4. Căn cứ vào tính liên tục,tính hệ thống của các cuộc điều tra, điều tra thống kê
gồm:
a. Điều tra thường xuyên và điều tra toàn bộ
b. Điều tra thường xuyên và điều tra không toàn bộ
c. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên
d. Tất cả các phương án trên đều sai
5. Thời điểm điều tra là:
a. Mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra phải thu thập
thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó.
b. Độ dài thời gian để nhân viên điều tra đi thu thập tài liệu.
c. Độ dài thời gian có sự tích luỹ về mặt lượng của hiện tượng đang được điều
tra.
6. Nhược điểm của phương pháp phỏng vấn trực tiếp là:
a. Không đảm bảo chất lượng của các tài liệu thu được
b. Tốn kém về thời gian
c. Tốn kém về chi phí
d. Cả b và c
7. Sử dụng điều tra toàn bộ trong các trường hợp sau:
a. Tổng điều tra dân số
b. Điều tra về chất lượng của sản phẩm.
c. Chấm công cho người lao động
d. Cả a và c
8. Điều tra không toàn bộ bao gồm:
a. Điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra thường xuyên
b. Điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề
c. Điều tra chọn mẫu, điều tra chuyên đề, điều tra thường xuyên
9. Yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê:
a. Trung thực, chính xác, khách quan
b. Đầy đủ
c. Kịp thời
d. Tất cả các phương án trên
10. Điều tra chọn mẫu là một loại:
a. Điều tra không toàn bộ
b. Điều tra toàn bộ
c. Cả a và b
9’. Phương pháp trình bày dữ liệu thống kê gồm:
a. Phân tổ thống kê và đồ thị thống kê
b. Bảng thống kê và đồ thị thống kê
c. Trình bày dữ liệu và phân tổ thống kê
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
10. Phân tổ thống kê:
a. Phân chia các đơn vị trong tổng thể nghiên cứu thành các tổ có tính chất
khác nhau
b. Căn cứ vào tiêu thức thống kê để tiến hành phân tổ
c. Căn cứ vào một hay một số tiêu thức thống kê
d. Cả a và b
e. Cả a và c
11. Căn cứ vào nhiệm vụ của phân tổ thống kê, phân tổ thống kê gồm:
a. Phân tổ phân loại và phân tổ kết cấu
b. Phân tổ phân loại và phân tổ liên hệ
c. Phân tổ kết cấu và phân tổ liên hệ
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
12. Tiêu thức phân tổ:
a. Tiêu thức thuộc tính
b. Tiêu thức số lượng
c. Tiêu thức thống kê được chọn ra để tiến hành phân tổ thống kê
13.Phân tổ theo tiêu thức số lượng:
a. Mỗi lượng biến thành lập một tổ.
b. Phải phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau.
c. Phân tổ theo khoảng cách tổ không bằng nhau.
d. Dựa vào mục đích, tính chất, đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu và tiêu
thức phân tổ để xác định số tổ.
14. Khoảng cách của mỗi tổ trong trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ được
xác định:
a. Chênh lệch giữa giá trị giới hạn trên và giá trị giới hạn dưới của mỗi tổ
X − X min
b. Được xác định theo công thức: h= max
n
c. Cả a, b đều đúng
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
15. Các thông tin thu thập được từ điều tra thông kê, phản ánh:
a. Các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu
b. Tình hình thực tế của hiện tượng một cách khách quan
c. Sự chính xác tuyệt đối hiện tượng nghiên cứu
d. Đáp án khác
16. Từ đơn vị mẫu cấp 1, ta chọn ra đơn vị mẫu cấp 2 và từ đơn vị mẫu cấp 2 ta
chọn ra đơn vị mẫu cấp 3... đây là phương pháp tổ chức chọn mẫu:
a. Hệ thống
b. Phân tầng (chọn mẫu nhiều cấp)
c. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
d. Đáp án khác
17. Trường hợp nào dưới đây không áp dụng với điều tra chọn mẫu:
a. Tổng thể bộ lộ
b. Thông tin các đơn vị không đầy đủ
c. Các đơn vị trong tổng thể nghiên cứu phải có đầy đủ thông tin
d. Tổng thể tiềm ẩn
18. Căn cứ vào danh sách của 1000 hộ gia đình, điều tra mức sống của 200 hộ
gia đình từ danh sách ban đầu. Với khoảng cách chọn mẫu là 5, người ta chọn hộ
gia đình đầu tiên ở vị trí thứ 3. Phương pháp chọn mẫu được áp dụng trong
trường hợp này:
a. Chọn mẫu phân tầng
b. Chọn mẫu ngẫu nhiên
c. Chọn mẫu hệ thống
d. Chọn mẫu phi ngẫu nhiên
19. Khi tiến hành điều tra, các thông tin trong bảng hỏi, cần:
a. Thu thập đầy đủ
b. Căn cứ vào đặc điểm của đối tượng phỏng vấn để thu thập
c. Căn cứ vào tình huống phỏng vấn cụ thể để thu thập
d. Đáp án khác
20. Điều tra chuyên môn là loại điều tra:
a. Điều tra không thường xuyên
b. Điều tra thường xuyên
c. Theo con đường hành chính bắt buộc
d. Đáp án khác
21. Nguồn dữ liệu trong thống kê gồm:
a. Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
b. Dữ liệu định tính và dự liệu định lượng
c. Dữ liệu thứ cấp và dự liệu định lượng
d. Đáp án khác
22. Kết quả phân tổ thống kê không được dùng để:
a. Đánh giá đặc điểm của hiện tượng
b. Phân tích cơ cấu các đơn vị trong tổng thể
c. Mối liên hệ giữa các tiêu thức trong tổng thể
d. Dự báo

II. Lựa chọn đúng (sai)


1. Điều tra toàn bộ là thu thập tài liệu trên một số các đơn vị thuộc đối tượng
điều tra.
2. Điều tra thường xuyên được tiến hành đối với những hiện tượng ít biến động,
biến động chậm.
3. Phương pháp phỏng vấn gián tiếp có tỉ lệ thu hồi phiếu cao.
4. Ưu điểm của phỏng vấn gián tiếp là có thể đảm bảo chất lượng của các tài liệu
thu được.
5. Yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê là: trung thực, khách quan, đầy đủ và
kịp thời.
6. Ưu điểm của điều tra chọn mẫu là không có sai số.
7. Điều tra toàn bộ không có sai số điều tra.
8. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sai số trong điều tra chọn mẫu là do
lựa chọn các đơn vị điều tra không đảm bảo tính đại diện
9. Phân tổ không có khoảng cách tổ được sử dụng trong trường hợp tiêu thức
phân tổ có số lượng các lượng biến ít
10. Việc xác định khoảng cách của mỗi tổ được căn cứ vào sự chênh lệch giữa
giá trị giới hạn trên và giá trị giới hạn dưới trong trường hợp phân tổ đều.
11. Khoảng cách của mỗi tổ có thể được xác định căn cứ vào sự chênh lệch giữa
giá trị giới hạn dưới và giá trị giới hạn trên ở từng tổ.
12. Tổ mở chỉ là tổ không xác định được giá trị giới hạn dưới.
13. Phân tổ mở được sử dụng trong trường hợp xuất hiện các lượng biến đột
xuất hoặc các lượng biến có sự phân tán quá lớn.
14. Việc xác định khoảng cách của tổ mở được căn cứ vào khoảng cách của tổ
gần chúng nhất
15. Dãy số phân phối là dãy số có các lượng biến được sắp xếp theo thứ tự tăng
dần.
16. Điều tra chuyên đề chỉ tiến hành điều tra một hoặc một số đơn vị thuộc tổng
thể chung
17. Phân tổ không có khoảng cách tổ có thể được áp dụng với tiêu thức thuộc
tính.
CHƯƠNG III. CÁC THAM SỐ THỐNG KÊ
I. Lựa chọn đúng (sai)
1. Các số tuyệt đối thời điểm được tích lũy cộng dồn theo thời gian
2. Số tương đối là kết quả của quá trình điều tra thống kê.
3. Phương sai có đơn vị tính không phù hợp
4. Số bình quân cho phép so sánh các hiện tượng cùng loại không cùng quy mô.
6. Số bình quân cộng gia quyền được sử dụng trong trường hợp các lượng biện
có tần số bằng nhau.
7. Mốt là chỉ tiêu có khả năng san bằng và bù trừ chênh lệch giữa các lượng biến
trong tiêu thức
8. Độ lệch tiêu chuẩn dùng để đo lường sự phân phối của dữ liệu
9. Khi số đơn vị của dãy số lượng biến là lẻ thì Trung vị là bình quân cộng của
hai lượng biến đứng ở vị trí thứ n và n+1.
10. Mốt chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất
11. Sử dụng số bình quân cộng khi biết lượng biến có quan hệ tích.
12. Hệ số biến thiên được sử dụng để đo lường sự phân tán của dữ liệu

II. Chọn phương án đúng nhất


1. Số tuyệt đối là:
a. Dân số của Việt Nam là 85.846.997 người
b. Dân số của Việt Nam năm 2019 là 97,56 triệu người
c. Dân số của Việt nam vào thời điểm 0h ngày 1/4/2019 là 97,56 triệu người.
2. Có bảng thống kê về năng suất lao động của công nhân trong công ty A tháng
4/2014 như sau:
Tổ sản suất Năng suất lao động Số công nhân (người)
(triệu đồng/ người)
1 < 40 18
2 40 – 80 25
3 80 – 100 23
4 ≥100 17
2.1. Năng suất lao động bình quân chung của công nhân toàn công ty A tháng
4/2014 là:
a. 69,8795 b. 79,8795 c. 89,8795 d. 59,8795
2.2. Năng suất lao động phổ biến nhất của công nhân công ty A trong tháng
4/2014 là:
a. 82,73 b. 92,73 c. 72,73 d. 102,73
2.3. Trung vị về năng suất lao động của công nhân công ty A là:
a. 47,6 b. 57,6 c. 67,6 d. 77,6
3. Trung vị về năng suất lao động bình quân của 100 công nhân là 23,5 triệu
đồng, phản ánh:
a. Phần lớn công nhân có mức năng suất lao động là 23,5 triệu đồng
b. 50% công nhân có mức năng suất lao động bình quân dưới 23.5 triệu đồng
và 50% công nhân có mức năng suất lao động bình quân trên 23.5 triệu đồng
c. Bình quân 1 công nhân có mức năng suất lao động là 23.5 triệu đồng
d. Đáp án khác
4. Đường cong phân phối chuẩn có đuôi dài hơn về phía bên phải, phản ánh:
a. Phân phối lệch phải
b. Phân phối lệch trái
c. Phân phối đối xứng
d. Đáp án khác
5. Thu nhập của 5 công nhân lần lượt là: 8; 12; 14; 16; 18 (triệu đồng). Trung
vị về thu nhập của công nhân:
a. 12 triệu đồng
b. 14 triệu đồng
c. 16 triệu đồng
d. Đáp án khác
6. Trong một doanh nghiệp tỷ lệ nhân viên có mức thu nhập trên 30 triệu đồng
là 14%. Đây là số tương đối:
a. Động thái
b. Kết cấu
c. Cường độ
d. Không gian
7. Doanh nghiệp A, thu nhập bình quân 1 nhân viên là 10.9 triệu đồng; độ lệch
tiêu chuẩn là 3,4 triệu đồng. Doanh nghiệp B, thu nhập bình quân 1 nhân viên là
12.3 triệu đồng; độ lệch tiêu chuẩn là 3, 4 triệu đồng. Có thể cho rằng:
a. Doanh nghiệp A có phân phối thu nhập đồng đều hơn doanh nghiệp B
b. Doanh nghiệp A có phân phối thu nhập không đều hơn doanh doanh nghiệp
B
c. Phân phối thu nhập của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B là như nhau
d. Không có sự biến thiên về thu nhập của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B
8. Nhược điểm của khoảng biến thiên
a. Chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất
b. Có tính chất san bằng, bù trừ mọi chênh lệch
c. Không có ý nghĩa khi các lượng biến trong dãy số không đồng đều
d. Đơn giản, dễ tính
9. Nhược điểm của độ lệch tuyệt đối bình quân
a. Chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất
b. Không có đơn vị tính
c. San bằng, bù trừ mọi chênh lệch
d. Được dùng để so sánh tính chất đại biểu của số bình quân trong trường hợp
các tổng thể cùng loại
CHƯƠNG IV. HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN

I. Lựa chọn đúng (sai)


1. Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ.
2. Hệ số tương quan không phản ánh chiều hướng của mối liên hệ tương quan.
3. Tương quan là mối liên hệ giữa hai hiện tượng kinh tế xã hội.
4. Hệ số tương quan phản ánh độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa hai tiêu thức số
lượng.
5. Để đo độ chặt chẽ mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế xã hội người ta chỉ
dùng hệ số tương quan.
6. Hệ số tương quan luôn nằm trong khoảng -1, 1.
7. Hồi quy nhằm phản ánh mối liên hệ tương quan.
8. Hồi quy thực chất là phương pháp bình phương nhỏ nhất.
9. Dấu của hệ số hồi quy phản ánh chiều hướng của mối liên hệ.
10. Hệ số hồi quy trong phương trình Y^ x =b0 +b 1∗X cho biết khi X thay đổi 1 đơn
vị thì làm cho Y thay đổi trung bình b1 đơn vị.
11. Hệ số tương quan của X và Y có giá trị âm (r>0) cho biết giữa X và Y không
có mối liên hệ tương quan tuyến tính
12. Phương trình hồi quy: Y^ =18,209+ 2,139∗X trong đó Y là chi tiêu và X là thu
nhập. Phương trình này cho biết khi thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì chi tiêu bình
quân tăng thêm 2,139 đơn vị.

II. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


1. Liên hệ hàm số:
a. Là liên hệ hoàn toàn chặt chẽ
b. Là liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ
c. Được biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt
d. Không được biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt
e. Đáp án khác
2. Liên hệ tương quan:
a. Là liên hệ hoàn toàn chặt chẽ
b. Là liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ
c. Được biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt
d. Không được biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt
e. Đáp án khác
3. Đại lượng nào phản ánh chiều hướng của mối liên hệ tương quan:
a. Hệ số tương quan.
b. Tỷ số tưong quan.
c. Hệ số hồi quy.
d. Đáp án khác
4. Hệ số hồi quy không phản ánh:
a. Ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.
b. Ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức kết
quả.
c. Chiều hướng của mối liên hệ tương quan.
d. Đáp án khác
5. Hệ số hồi quy trong phương trình Y^ x =b0 +b 1∗X phản ánh:
a. Khi X thay đổi 1 đơn vị thì làm cho Y thay đổi trung bình b0 đơn vị
b. Khi Y thay đổi 1 đơn vị thì làm cho X thay đổi trung bình b1 đơn vị
c. Ảnh hưởng trực tiếp của tiêu thức nguyên nhân X đến tiêu thức kết quả Y
d. Tất cả đều sai
6. Dấu của hệ số hồi quy trong phương trình hồi quy: Y^ =12 , 25+1,809∗X (trong
đó Y là thu nhập và X năng suất lao động) phản ánh:
a. Thu nhập và năng suất lao động có mối liên hệ thuận chiều (cùng chiều)
b. Thu nhập và năng suất lao động có mối liên hệ tương quan nghịch (ngược
chiều)
c. Không xác định được mối liên hệ
d. Đáp án khác
CHƯƠNG V. DÃY SỐ THỜI GIAN

I. Lựa chọn đúng (sai)


1. Mở rộng khoảng cách thời gian chỉ sử dụng với dãy số thời điểm.
2. Dãy số thời gian là dãy các mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian.
3. Một dãy số thời gian gồm có hai thành phần là thời gian và các mức độ của
dãy số.
4. Dãy số thời điểm là dãy số trong đó các mức độ của chỉ tiêu nghiên cứu biểu
hiện mặt lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định
5. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối đánh giá sự thay đổi về quy mô của hiện tượng
trong một khoảng thời gian nhất định
6. Mức độ bình quân theo thời gian phản ánh mức độ điển hình của hiện tượng
nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định.
7. Tốc độ tăng (giảm) phản ánh tốc độ và xu hưởng biến động của hiện tượng
qua thời gian
8. Nguyên nhân gây ra sự biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên và phong tục tập quán sinh hoạt.
9. Dãy số thời kỳ là dãy các mức độ của chỉ tiêu nghiên cứu biểu hiện mặt
lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định.
10. Biến động của một dãy số thời gian là sự kết hợp của 2 yếu tố thành phần:
xu hướng, ngẫu nhiên.

II. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


1. Biến động của một dãy số thời gian là sự kết hợp của:
a. Thành phần xu hướng và thành phần thời vụ
b. Thành phần thời vụ và thành phần ngẫu nhiên
c. Thành phần xu hướng và thành phần ngẫu nhên
d. Đáp án khác
2. Khi phân tích biến động thời vụ là dựa trên số liệu thống kê:
a. 1 năm
b. 2 năm
c. ít nhất 3 năm
d. Đáp án khác
3. Hàm xu thế tuyến tính được sử dụng biểu hiện xu hướng biến động của hiện
tượng khi:
a. Hiện tượng biến động với một lượng tăng (giảm) tuyệt đối không bằng
nhau.
b. Hiện tượng biến động với một lượng tăng (giảm) tuyệt đối bằng nhau.
c. Hiện tượng biến động với một lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn hoặc
tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau
d. Đáp án khác
4. Đặc điểm của dãy số tuyệt đối thời điểm:
a. Có sự tích lũy về lượng qua thời gian
b. Không có sự tích lũy về lượng qua thời gian
c. Các mức độ ở thời điểm sau thường bao gồm 1 phần hoặc toàn bộ các mức
độ ở thời điểm trước
d. Đáp án khác
5. Chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân chỉ có ý nghĩa khi .....
a. Các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
b . Các tốc độ phát triển định gốc xấp xỉ bằng nhau.
c. Suốt quá trình nghiên cứu hiện tượng phát triển với một tốc độ bằng nhau.
d. Đáp án khác
6. Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn có tác dụng.....
a. Đánh giá mức độ thay đổi trong cả một giai đoạn bao gồm nhiều thời kỳ.
b. Đánh giá mức độ biến động của hiện tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ.
c. Đánh giá mức độ thay đổi của nhiều thời kỳ
d. Đáp án khác
CHƯƠNG VI. CHỈ SỐ THỐNG KÊ

I. Lựa chọn đúng (sai)


1. Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện bằng số tương đối và số tuyệt đối
2. Chỉ số phát triển là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh các mức độ
của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời gian khác nhau
3. Chỉ số tổng hợp về giá bán lẻ là chỉ số của chỉ tiêu khối lượng
4. Khi xây dựng chỉ số tổng hợp về giá bán lẻ, quyền số là lượng hàng tiêu thụ
kỳ nghiên cứu
5. Số bình quân của hiện tượng nghiên cứu là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng bởi số
bình quân từng bộ phận và khối lượng từng bộ phận

II. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


Có số liệu về tình hình tiêu thụ hàng hóa tại một doanh nghiệp như sau
Tổng doanh Tổng Lượng hàng (%) tăng
Đại lý thu doanh thu tiêu thụ 2017 (giảm) lượng
2017(trđ) 2018(trđ) (sản phẩm) hàng tiêu thụ

A 350 360 90 5
B 420 450 100 -7
C 380 400 95 8

1. Biến động tương đối vể giá bán lẻ của đại lý A năm 2018 giảm so với năm
2017:
a. Giảm 8% b. Giảm 2% c. Giảm 7% d. Giảm 98%
2. Biến động tuyệt đối về lượng hàng tiêu thụ của đại lý B năm 2018 so với năm
2017:
a. Giảm 7 b. Giảm 9 c. Giảm 7 người d. Giảm 9 người
3. Biến động tương đối về lượng hàng tiêu thụ ở công ty C năm 2018 so với năm
2017:
a. Giảm 2% b. Tăng 2 c. Tăng 2% d. Tăng 102%
4. Biến động tương đối về tổng mức tiêu thụ của công ty C năm 2018 so với năm
2017:
a. Tăng 5,2 b. Tăng 5,2% c. Giảm 5,2% d. Tăng 105,2%
5. Biến động tuyệt đối về tổng doanh thu của công ty C năm 2018 so với năm 2017
do ảnh hưởng của giá bán lẻ:
a. tăng 60 trđ b. Tăng 39,4 trđ c. Tăng 41,5 d. Tăng 41,5 trđ
6. Biến động tuyệt đối về tổng doanh thu tiêu thụ của công ty C năm 2018 so với
năm 2017 do ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm tiêu thụ từng đại lý:
a. tăng 60trđ b. Tăng 18,5 c. Tăng 18,5trđ d. Tăng 41,5 trđ
7. Biến động tương đối về tổng doanh thu của công ty C năm 2018 so với năm
2017 do ảnh hưởng bởi giá bán lẻ từng đại lý:
a. Tăng 5.2% b. Tăng 3,6% c. Tăng 1,6% d. Tăng 103,6%
8. Biến động tương đối về tổng doanh thu của công ty C năm 2018 so với năm
2017 do ảnh hưởng bởi giá bán lẻ từng đại lý:
a. Tăng 5.2% b. Tăng 3,6% c. Tăng 1,6% d. Tăng 101,6%
9. Biến động tuyệt đối về tổng mức tiêu thụ của công ty C năm 2018 so với năm
2017:
a. Tăng 60trđ b. Tăng 39,4 trđ c. Tăng 20,6 trđ d. Tăng 60
10. Biến động tuyệt đối về tổng doanh thu của công ty C năm 2018 so với năm
2017 do ảnh hưởng bởi giá bán bình quân chung của toàn công ty:
a. tăng 60trđ b. Tăng 39,4 trđ c. Tăng 41,5 d. Tăng 41,5 trđ

You might also like