You are on page 1of 38

1

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP RÈN LUYỆN


THỐNG KÊ KINH TẾ-KINH DOANH
LÝ THUYẾT

Câu 1. Tổng thể thống kê là:


A. các đơn vị giống nhau về lượng nhưng khác nhau về chất, cùng thuộc một đối tượng nghiên cứu.
B. các đơn vị giống nhau về chất nhưng khác nhau về lượng, không cùng thuộc một đối tượng
nghiên cứu.
C. hiện tượng số lớn, gồm những đơn vị cá biệt cần phân tích về mặt lượng.
D. hiện tượng cá biệt cần phân tích về mặt lượng và mặt chất.
Câu 2. Đối tượng nghiên của thống kê là:
A. mặt lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội.
B. mặt chất của hiện tượng kinh tế - xã hội.
C. mặt lượng có quan hệ với mặt chất của hiện tượng kinh tế - xã hội.
D. mặt lượng có quan hệ với mặt chất của hiện tượng kinh tế - xã hội gắn với điều kiện thời gian và
không gian.
Câu 3. Hiện tượng thống kê nghiên cứu là:
A. hiện tượng kinh tế và chính trị.
B. hiện tượng xã hội và văn hóa
C. hiện tượng chính trị và văn hóa
D. hiện tượng kinh tế và xã hội.
Câu 4. Tiêu thức thống kê là:
A. tập hợp các đặc điểm của hiện tượng.
B. đặc điểm của hiện tượng được lựa chọn phù hợp với mục đích nghiên cứu.
C. đặc điểm của hiện tượng chưa được lựa chọn phù hợp với mục đích nghiên cứu.
D. tập hợp các đặc điểm về chất và lượng của hiện tượng.
Câu 5. Chỉ tiêu thống kê bao gồm:
A. mặt lượng và thời gian biến động của hiện tượng nghiên cứu.
B. thời gian và không gian thay đổi của của hiện tượng nghiên cứu.
C. không gian, thời gian và sự biến thiên của hiện tượng nghiên cứu.
D. mặt chất, thời gian và không gian của hiện tượng nghiên cứu.
Câu 6. Khi phân tích một hiện tượng kinh tế phải áp dụng :
A. hệ thống phương pháp thống kê.
B. hệ thống phương pháp thống kê có quan hệ với nhau.
C. những phương pháp chủ yếu của thống kê.
D. những phương pháp thu thập dữ liệu giản đơn.
3
Câu 7: Thang đo khoảng:
A. Thang đo dùng cho các dữ liệu thuộc tính có phân biệt được thứ bậc, hơn kém.
B. Thang đo sử dụng cho dữ liệu là số lượng. Có điểm tuyệt đối bằng 0 dùng làm cơ sở để xác
định thang tỷ lệ giữa các trị số đo.
C. Thang đo dùng cho biểu hiện của cùng một tiêu thức thuộc tính.
D. Thang đo dùng cho dữ liệu số lượng có khoảng cách đều nhau
Câu 8: Thang đo định danh:
A. Thang đo dùng cho các dữ liệu thuộc tính có phân biệt được thứ bậc, hơn kém.
B. Thang đo sử dụng cho dữ liệu là số lượng. Có điểm tuyệt đối bằng 0 dùng làm cơ sở để xác
định thang tỷ lệ giữa các trị số đo.
C. Thang đo dùng cho biểu hiện của cùng một tiêu thức thuộc tính.
D. Thang đo dùng cho dữ liệu số lượng có khoảng cách đều nhau
Câu 9: Thang đo thứ bậc:
A. Thang đo dùng cho các dữ liệu thuộc tính có phân biệt được thứ bậc, hơn kém.
B. Thang đo sử dụng cho dữ liệu là số lượng. Có điểm tuyệt đối bằng 0 dùng làm cơ sở để xác
định thang tỷ lệ giữa các trị số đo.
C. Thang đo dùng cho biểu hiện của cùng một tiêu thức thuộc tính.
D. Thang đo dùng cho dữ liệu số lượng có khoảng cách đều nhau
Câu 10: Thang đo tỷ lệ:
A. Thang đo dùng cho các dữ liệu thuộc tính có phân biệt được thứ bậc, hơn kém.
B. Thang đo sử dụng cho dữ liệu là số lượng. Có điểm tuyệt đối bằng 0 dùng làm cơ sở để xác
định thang tỷ lệ giữa các trị số đo.
C. Thang đo dùng cho biểu hiện của cùng một tiêu thức thuộc tính.
D. Thang đo dùng cho dữ liệu số lượng có khoảng cách đều nhau

Câu 11: Chỉ tiêu khối lượng:


A. Số lượng sản phẩm, doanh thu, giá thành đơn vị
B. Số lượng sản phẩm, năng suất lao động, tổng lợi nhuận
C. Số lượng sản phẩm, doanh thu, tổng lợi nhuận
D. Năng suất lao động, giá thành đơn vị, tỷ suất chi phí lưu thông
Câu 12: Chỉ tiêu chất lượng:
A. Số lượng sản phẩm, doanh thu, giá thành đơn vị
B. Số lượng sản phẩm, năng suất lao động, tổng lợi nhuận
C. Số lượng sản phẩm, doanh thu, tổng lợi nhuận
D. Năng suất lao động, giá thành đơn vị, tỷ suất chi phí lưu thông
Câu 13: Thông tin dữ liệu thu thập để phục vụ mục đích nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu:
A. Chính xác
B. Đầy đủ
C. Kịp thời
D. Tất cả các câu trên
Câu 14: Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp:
A. là thu thập dữ liệu bằng cách quan sát sự biến động của hiện tượng nghiên cứu trong hoàn
cảnh cụ thể.
B. là thu thập tài liệu qua khâu trung gian có liên quan đến hiện tượng nghiên cứu được ghi
chép thống nhất theo quy định
C. Nhân viên điều tra gởi bảng câu hỏi đến đối tượng cần cung cấp thông tin qua đượng bưu
điện
D. là thu thập tài liệu trên cơ sở nhân viên điều tra tiếp xúc với đối tượng điều tra đưa ra
những câu hỏi để thu thập thông tin cần thiết
Câu 15: Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp:
A. là thu thập dữ liệu bằng cách quan sát sự biến động của hiện tượng nghiên cứu trong hoàn
cảnh cụ thể.
B. là thu thập tài liệu qua khâu trung gian có liên quan đến hiện tượng nghiên cứu được ghi
chép thống nhất theo quy định
C. Nhân viên điều tra gởi bảng câu hỏi đến đối tượng cần cung cấp thông tin qua đượng bưu
điện
D. là thu thập tài liệu trên cơ sở nhân viên điều tra tiếp xúc với đối tượng điều tra đưa ra
những câu hỏi để thu thập thông tin cần thiết
Câu 16: Phương pháp thu thập thông tin bằng hình thức gởi thư:
A. là thu thập dữ liệu bằng cách quan sát sự biến động của hiện tượng nghiên cứu trong hoàn
cảnh cụ thể.
B. là thu thập tài liệu qua khâu trung gian có liên quan đến hiện tượng nghiên cứu được ghi
chép thống nhất theo quy định
C. Nhân viên điều tra gởi bảng câu hỏi đến đối tượng cần cung cấp thông tin qua đượng bưu
điện
D. là thu thập tài liệu trên cơ sở nhân viên điều tra tiếp xúc với đối tượng điều tra đưa ra
những câu hỏi để thu thập thông tin cần thiết
5
Câu 17. Phương pháp thu thập thông tin bằng hình thức phỏng vấn:
A. là thu thập dữ liệu bằng cách quan sát sự biến động của hiện tượng nghiên cứu trong hoàn
cảnh cụ thể.
B. là thu thập tài liệu qua khâu trung gian có liên quan đến hiện tượng nghiên cứu được ghi
chép thống nhất theo quy định
C. Nhân viên điều tra gởi bảng câu hỏi đến đối tượng cần cung cấp thông tin qua đượng bưu
điện
D. là thu thập tài liệu trên cơ sở nhân viên điều tra tiếp xúc với đối tượng điều tra đưa ra
những câu hỏi để thu thập thông tin cần thiết
Câu 18: Điều tra chọn mẫu:
A. là điều tra trên một số đơn vị tổng thể được chọn ra từ tổng thể chung
B. là điều tra ở bộ phận chủ yếu của tổng thể chung, kết quả điều tra không suy rộng cho toàn bộ
tổng thể
C. là điều tra thu thập tài liệu của một số ít nhằm mục đích nghiên cứu sâu, chi tiết mọi khía
cạnh của hiện tượng
D. là điều tra thu thập tài liệu theo nhu cầu nghiên cứu ở từng thời điểm thời gian
Câu 19: Điều tra trọng điểm:
A. là điều tra trên một số đơn vị tổng thể được chọn ra từ tổng thể chung
B. là điều tra ở bộ phận chủ yếu của tổng thể chung, kết quả điều tra không suy rộng cho toàn bộ
tổng thể
C. là điều tra thu thập tài liệu của một số ít nhằm mục đích nghiên cứu sâu, chi tiết mọi khía
cạnh của hiện tượng
D. là điều tra thu thập tài liệu theo nhu cầu nghiên cứu ở từng thời điểm thời gian
Câu 20: Điều tra chuyên đề:
A. là điều tra trên một số đơn vị tổng thể được chọn ra từ tổng thể chung
B. là điều tra ở bộ phận chủ yếu của tổng thể chung, kết quả điều tra không suy rộng cho toàn bộ
tổng thể
C. là điều tra thu thập tài liệu của một số ít nhằm mục đích nghiên cứu sâu, chi tiết mọi khía
cạnh của hiện tượng
D. là điều tra thu thập tài liệu theo nhu cầu nghiên cứu ở từng thời điểm thời gian
Câu 21: Điều tra không thường xuyên:
A. là điều tra trên một số đơn vị tổng thể được chọn ra từ tổng thể chung
B. là điều tra ở bộ phận chủ yếu của tổng thể chung, kết quả điều tra không suy rộng cho toàn bộ
tổng thể
C. là điều tra thu thập tài liệu của một số ít của tổng thể nghiên cứu nhằm mục đích nghiên cứu
sâu, chi tiết mọi khía cạnh của hiện tượng
D. là điều tra thu thập tài liệu theo nhu cầu nghiên cứu ở từng thời điểm thời gian

Câu 22. Phương pháp nào sau đây thuộc về điều tra trực tiếp.
A. thu thập tài liệu thông qua gởi thư.
B. thu thập tài liệu thông qua sổ sách.
C. thu thập tài liệu thông qua phỏng vấn bằng điện thoại.
D. thu thập tài liệu thông qua phỏng vấn đối mặt.

Câu 23. Phương pháp nào sau đây không thuộc về điều tra gián tiếp.
A. thu thập tài liệu thông qua gởi thư điện tử.
B. thu thập tài liệu thông qua các bản tin tài chính.
C. thu thập tài liệu thông qua sổ sách.
D. thu thập tài liệu thông qua trường hợp điển cứu.
Câu 24. Phương pháp bảng thống kê không dùng để:
A. trình bày tài liệu thống kê. B. tổng hợp tài liệu thống kê.
C. phân tích tài liêu thống kê. D. phân tổ tài liệu thống kê.
Câu 25. Phương pháp đồ thị được ứng dụng trong thực tế nhằm đánh giá khái quát:
A. kết cấu của hiện tượng. B. sự phát triển của hiện tượng.
C. mối liên hệ của hiện tượng. D. A, B, C đều đúng.
Câu 5. Dữ liệu thống kê phải đảm bảo:
A. chính xác, nhanh chóng và là số nguyên.
B. đầy đủ, chính xác và là số tự nhiên.
C. kịp thời, đầy đủ và có cùng đơn vị.
D. Chính xác, đầy đủvà kịp thời
Câu 26. Số tuyệt đối biểu hiện:
A. quy mô của hiện tượng nghiên cứu.
B. sự so sánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu.
C. tính chất đại biểu của hiện tượng nghiên cứu.
D. tính chất phân tán của hiện tượng nghiên cứu.
Câu 27. Số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm khác nhau ở chỗ:
7
A. phương pháp xác định lượng của hiện tượng.
B. thời gian xác định lượng của hiện tượng.
C. phương pháp và thời gian xác định lượng của hiện tượng.
D. không gian xác định lượng của hiện tượng.
Câu 28. Số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh:
A. quy mô của hiện tượng theo thời gian.
B. quy mô hiện tượng theo không gian.
C. quy mô của các hiện tượng khác nhau trong cùng thời gian và không gian.
D. quy mô hiện tượng theo thời gian và không gian.

Câu 29. Số tương đối thực hiện kế hoạch là quan hệ so sánh:


A. mức độ kì thực tế so với mức độ kì kế hoạch.
B. mức độ kì nghiên cứu so với mức độ kì thực tế.
C. mức độ kì kế hoạch so với mức độ nhiệm vụ kì nghiên cứu.
D. mức độ kì báo cáo so với mức độ kì nghiên cứu.
Câu 30. Sự cần thiết tính số bình quân là:
A. hiện tượng nghiên cứu thường bao gồm nhiều đơn vị cá biệt.
B. hiện tượng nghiên cứu khác nhau về điều kiện thời gian.
C. hiện tượng nghiên cứu khác nhau về điều kiện không gian.
D. hiện tượng nghiên cứu khác nhau về đơn vị tính

Câu 31. Số bình quân biểu hiện:


A. mức độ cụ thể của hiện tượng nghiên cứu.
B. mức độ đại biểu của hiện tượng nghiên cứu.
C. mức độ so sánh của hiện tượng nghiên cứu.
D. mức độ tăng trưởng của hiện tượng nghiên cứu

Câu 32. Mốt biểu hiện:


A. quy mô của hiện tượng nghiên cứu.
B. quan hệ so sánh của hiện tượng nghiên cứu.
C. tính phổ biến của hiện tượng nghiên cứu.
D. tính tăng trưởng của hiện tượng nghiên cứu.
Câu 33. Mốt thường được ứng dụng trong nghiên cứu:
A. sở thích của người tiêu dùng.
B. sở thích của nhà sản xuất.
C. sở thích của các nhà quản trị.
D. thị trường của doanh nghiệp.

Câu 34. Tính chất đại biểu của số bình quân bị hạn chế bởi:
A. khoảng cách giữa trị số lớn nhất và nhỏ nhất của lượng biến
B. độ đồng đều của hiện tượng.
C. quy mô của hiện tượng.
D. tần số xuất hiện của giá trị bình quân.

Câu 35: Mức độ bình quân theo thời gian:


A. là mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong dãy số thời gian.
B. là trị số chênh lệch giữa 2 mức độ của chỉ tiêu thuộc hiện tượng nghiên cứu của 2 thời gian liền
nhau
C. là chênh lệch giữa 2 mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ của kỳ gốc
D. là tỷ số so sánh giữ mức độ kỳ nghiên cứu với mức đứng liền trước đó.
Câu 36 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn:
A. là mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong dãy số thời gian.
B. là trị số chênh lệch giữa 2 mức độ của chỉ tiêu thuộc hiện tượng nghiên cứu của 2 thời gian liền
nhau
C. là chênh lệch giữa 2 mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ của kỳ gốc
D. là tỷ số so sánh giữ mức độ kỳ nghiên cứu với mức đứng liền trước đó.
Câu 37 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: ???
A. là mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong dãy số thời gian.
B. là trị số chênh lệch giữa 2 mức độ của chỉ tiêu thuộc hiện tượng nghiên cứu của 2 thời gian liền
nhau
C. là chênh lệch giữa 2 mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ của kỳ gốc
D. là tỷ số so sánh giữ mức độ kỳ nghiên cứu với mức đứng liền trước đó.
Câu 38 Tốc độ phát triển liên hoàn:
A. là mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong dãy số thời gian.
B. là trị số chênh lệch giữa 2 mức độ của chỉ tiêu thuộc hiện tượng nghiên cứu của 2 thời gian liền
nhau
9
C. là chênh lệch giữa 2 mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ của kỳ gốc
D. là tỷ số so sánh giữ mức độ kỳ nghiên cứu với mức đứng liền trước đó.
Câu 39: Tốc độ phát triển định gốc:
A. là tỷ số so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ gốc
B. là chỉ tiêu tương đối phản ánh nhịp điệu tăng (giảm) của hiện tượng trong cả thời gian nghiên
cứu.
C. phản ánh quy mô tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu tương ứng với 1% tăng (giảm)
D. là số bình quân của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ
Câu 40: Tốc độ tăng giảm bình quân:
A. là tỷ số so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ gốc
B. là chỉ tiêu tương đối phản ánh nhịp điệu tăng (giảm) của hiện tượng trong cả thời gian nghiên
cứu.
C. phản ánh quy mô tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu tương ứng với 1% tăng (giảm)
D. là số bình quân của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ
Câu 41: Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm):
A. là tỷ số so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ gốc
B. là chỉ tiêu tương đối phản ánh nhịp điệu tăng (giảm) của hiện tượng trong cả thời gian nghiên
cứu.
C. phản ánh quy mô tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu tương ứng với 1% tăng (giảm)
D. là số bình quân của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ
Câu 42 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:
A. là tỷ số so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ gốc
B. là chỉ tiêu tương đối phản ánh nhịp điệu tăng (giảm) của hiện tượng trong cả thời gian nghiên
cứu.
C. phản ánh quy mô tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu tương ứng với 1% tăng (giảm)
D. là số bình quân của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ
Câu 43. Khoảng biến thiên:
A. là số bình quân cộng của các độ lệch tuyệt đối giữa lượng biến với số bình quân.
B. là độ lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức nghiên cứu
C. là số bình quân cộng của bình phương các độ lệch giữa các lượng biến và số bình quân.
D. là căn bậc hai của phương sai
Câu 44.Dãy số thời gian thời kỳ khác dãy số thời gian thời điểm:
A. trị số thay đổi theo thời gian. B. trị số không thay đổi theo thời gian.
C. trị số không cộng dồn được D. trị số cộng dồn được
Câu 45. Mức độ bình quân theo thời gian là:
A. trị số đại biểu của các trị số trong dãy số thời gian.
B. xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian.
C. giá trị điển hình của dãy số thời gian.
D. trị số biểu hiện xu hướng duy nhất của các trị số trong dãy số thời gian.
Câu 46. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân biểu hiện:
A. xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian.
B. mức độ đại biểu của dãy số thời gian.
C. mức độ bình quân của dãy số thời gian.
D. trị số biểu hiện xu hướng duy nhất của các trị số trong dãy số thời gian.
Câu 47.Tốc độ phát triển bình quân phản ánh:
A. sự biến động của hiện tượng theo thời gian.
B. xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian.
C. sự tăng giảm của hiện tượng theo thời gian.
D. mức độ đại biểu của dãy số thời gian.
Câu 48. Tốc độ tăng (giảm) bình quân biểu hiện:
A. sự tăng (giảm) của hiện tượng theo thời gian.
B. sự tăng (giảm) bình quân của hiện tượng theo thời gian.
C. xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian.
D. sự tăng (giảm) bình quân và xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian.
Câu 49. Nhận định nào dưới đây không đúng:
A. mức độ bình quân theo thời gian là cơ sở để dự đoán thống kê ngắn hạn.
B. lượng tăng (giảm) bình quân là cơ sở để dự đoán thống kê ngắn hạn.
C. tất cả các phương pháp dự đoán đều có sai số.
D. một trong các cơ sở để dự đoán thống kê là tính thời vụ.
Câu 50. Giá trị 1% tăng (giảm) là:
A. lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân.
B. kết quả so sánh giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối và tốc độ tăng (giảm) tương đối.
C. giá trị bình quân về tốc độ tăng (giảm).
D. giá trị bình quân về tốc độ phát triển.
Câu 51. Nhận định nào dưới đây không đúng:
A. dự đoán hiện tượng trong tương lai là một bộ phận của phân tích thống kê.
B. dự đoán hiện tượng trong tương lai phục vụ công việc lập kế hoạch.
11
C. dự đoán hiện tượng trong tương lai chỉ có trong toán học
D. dự đoán hiện tượng trong tương lai là công việc cần thiết khi phân tích được xu hướng của hiện
tượng.
Câu 52. Xác định tầm xa dự đoán trong công tác dự báo bằng cách:
A. Tính khoảng cách từ thời gian cuối cùng trong dãy thời gian đến thời gian cần dự báo.
B. Tính tổng số thời gian từ thời gian gốc trong dãy thời gian đến thời gian cần dự báo.
C. Đánh số thứ tự về thời gian (t) sao cho ∑t= 0, đánh số t tiếp tục cho đến thời gian dự báo.
D. Tính tổng số thời gian từ mốc thứ 2 trong dãy thời gian đến thời gian cần dự báo.
Câu 53. Phương sai chung phản ảnh sự tác động của:
A. yếu tố nghiên cứu tới kết quả.
B. yếu tố không nghiên cứu tới kết quả.
C. tất cả các yếu tố đến kết quả.
D. xu hướng tới hiện trượng.

Câu 54. Nhận định nào dưới đây sai:


A. độ lệch tuyệt đối bình quân có thể thay thế phương sai trong phân tích mức độ phân tán của hiện
tượng.
B. độ lệch tuyệt đối bình quân không thể thay thế phương sai trong phân tích mức độ phân tán của
hiện tượng.
C. nhược điểm của phương sai là đơn vị tính không phù hợp với hiện tượng nghiên cứu.
D. phương sai, độ lệch tuyệt đối bình quân và độ lệch chuẩn đều căn cứ vào giá trị bình quân.

Câu 55. Độ phân tán tương đối cho phép:


A. đánh giá số phần trăm độ lệch giữa các lượng biến với số bình quân.
B. đánh giá độ tin cậy của tài liệu.
C. đánh giá xu thế của hiện tượng.
D. đánh giá mức độ tương quan của hiện tượng.

Câu 56. Độ lệch tiêu chuẩn thường được dùng để:


A. kiểm tra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và của thị trường.
B. kiểm tra chất lượng sản phẩm của khách hàng.
C. kiểm tra chất lượng sản phẩm của thị trường.
D. kiểm tra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và của khách hàng.
Câu 57. Phương pháp chỉ số có ưu điểm :
A. biểu hiện mối quan hệ so sánh của những hiện tượng khác nhau.
B. nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch.
C. nghiên cứu sự biến động của hiện tượng.
D. nghiên cứu quan hệ so sánh của những hiện tượng khác nhau.
Câu 58. Phương pháp chỉ số không dùng để:
A. nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
B. nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua điều kiện không gian.
C. nghiên cứu sự biến động của hiện tượng do các nhân tố ảnh hưởng.
D. nghiên cứu sự sai biệt của các hiện tượng qua không gian.
Câu 59. Hệ thống chỉ số nghiên cứu:
A. sự phụ thuộc của một hiện tượng do các hiện tượng liên quan.
B. hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cá biệt.
C. các hiện tượng khác nhau.
D. hiện tượng bao gồm một đơn vị cá biệt.
Câu 60. Ưu điểm nổi bật của phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê:
A. nghiên cứu hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cá thể.
B. nghiên cứu hiện tượng khác nhau về thời gian.
C. nghiên cứu hiện tượng khác nhau về không gian.
D. nghiên cứu hiện tượng bao gồm các đơn vị cá thể khác nhau.
Câu 61. Khi dùng phương pháp chỉ số:
A. quyền số khác nhau kết quả khác nhau.
B. không cần phải lựa chọn quyền số của chỉ số cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.
C. không cần lựa chọn quyền số khi tính chỉ số chung.
D. quyền số khác nhau mới phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Câu 62: Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên càng lớn tức là
a. Số bình quân càng đại diện tốt
b. Tổng thể càng đồng đều
c. Số bình quân đại diện càng không tốt
d. a và b đúng
Câu 63: Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên càng nhỏ tức là
a. Số bình quân càng đại diện tốt
b. Tổng thể càng đồng đều
13
c. Số bình quân đại diện càng kém
d. a và b đúng
Câu 64. Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên càng lớn tức là
a. Số bình quân càng đại diện tốt
b. Tổng thể càng đồng đều
c. Tổng thể càng không đồng đều
d. a và b đúng
Câu 65. Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên càng lớn tức là
a. Số bình quân càng đại diện không tốt
b. Tổng thể càng ít đồng đều
c. Số bình quân đại diện càng tốt
d. a và b đúng
Câu 66: Đối với dãy số thời kỳ, xác định mức độ bình quân bằng công thức:
a. Bình quân cộng giản đơn
b. Bình quân cộng gia quyền
c. Bình quân điều hòa gia quyền
d. Bình quân điều hòa giản đơn
Câu 67: Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau, xác định mức độ bình quân
bằng công thức:
a. Bình quân cộng giản đơn giá trị của các thời điểm, riêng thời điểm đầu tiên và cuối cùng thì chỉ
lấy 1 nửa và tất cả chia cho (n - 1)
b. Bình quân cộng gia quyền
c. Bình quân điều hòa gia quyền
d. Bình quân điều hòa giản đơn
Câu 68: Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau, xác định mức độ bình
quân bằng công thức:
a. Bình quân cộng giản đơn giá trị của các thời điểm, riêng thời điểm đầu tiên và cuối cùng thì chỉ
lấy 1 nửa và tất cả chia cho (n - 1)
b. Bình quân cộng gia quyền
c. Bình quân điều hòa gia quyền
d. Bình quân điều hòa giản đơn
Câu 69: Chỉ số nào có tác dụng to lớn trong phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp?
a. Chỉ số cá thể
b. Chỉ số liên hợp
c. Chỉ số chung
d. Cả b và c đúng
Câu 70: Khi dùng chỉ số chung để nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu chất lượng thì quyền số là
a. Chỉ tiêu chất lượng có liên quan và thường được cố định ở kỳ gốc
b. Chỉ tiêu chất lượng có liên quan và thường được cố định ở kỳ nghiên cứu
c. Chỉ tiêu khối lượng có liên quan và thường được cố định ở kỳ gốc
d. Chỉ tiêu khối lượng có liên quan và thường được cố định ở kỳ nghiên cứu
Câu 71. Khi dùng chỉ số chung để nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu khối lượng thì quyền số là
a. Chỉ tiêu chất lượng có liên quan và thường được cố định ở kỳ gốc
b. Chỉ tiêu chất lượng có liên quan và thường được cố định ở kỳ nghiên cứu
c. Chỉ tiêu khối lượng có liên quan và thường được cố định ở kỳ gốc
d. Chỉ tiêu khối lượng có liên quan và thường được cố định ở kỳ nghiên cứu
Câu 72. Chỉ số phản ánh sự biến động của từng phần tử, từng đơn vị cá biệt của hiện tượng phức tạp
là loại chỉ số nào?
a. Chỉ số cá thể
b. Chỉ số liên hợp
c. Chỉ số chung
d. Cả b và c đúng
Câu 73. Chỉ số phản ánh sự biến động của tất cả các đơn vị, các bộ phận của hiện tượng phức tạp là
loại chỉ số nào??
a. Chỉ số cá thể
b. Chỉ số liên hợp
c. Chỉ số chung
d. Cả b và c đúng
15

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Năm 2023 doanh nghiệp đặt kế hoạch giảm giá thành đơn vị sản phẩm 5%. Thực tế giá thành
năm 2023 so với năm 2022 giảm 7%. Vậy doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch giá thành hay không?
a. Không hoàn thành kế hoạch (còn thiếu 2,11%)
b. Hoàn thành đúng kế hoạch
c. Hoàn thành vượt kế hoạch 2,11%
d. Hoàn thành vượt kế hoạch 3%
Câu 2. Năm 2023 doanh nghiệp đặt kế hoạch giảm thời gian hao phí để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm
4%. Thực tế thời gian hao phí để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm năm 2023 so với năm 2022 tăng 2%. Vậy
doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch thời gian hao phí để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm hay không?
a. Không hoàn thành kế hoạch
b. Hoàn thành đúng kế hoạch
c. Hoàn thành vượt kế hoạch 6,25%
d. Hoàn thành vượt kế hoạch 10,25%
Câu 3. Năm 2023 doanh nghiệp đặt kế tăng sản lượng 8%. Thực tế sản lượng năm 2023 so với năm
2022 tăng 12%. Vậy doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch sản lượng hay không?
a. Không hoàn thành kế hoạch
b. Hoàn thành đúng kế hoạch
c. Hoàn thành vượt kế hoạch 3,7%
d. Hoàn thành vượt kế hoạch 4%

Tài liệu sau đây dùng cho các câu từ: 4 đến câu 7:
Năng suất lao động (tấn) Số lượng lao động (người)
30 10
40 20
50 40
60 25
70 5

Câu 4. Độ lệch tuyệt đối bình quân về năng suất lao động:
A. 77 tấn. B. 7,7 tấn. C. 67 tấn. D. 6,7 tấn.
Câu 5. Phương sai về năng suất lao động:
A. 104,57 tấn . B. 95,75 tấn . C. 104,75 tấn . D. 105,75 tấn .
Câu 6. Độ lệch tiêu chuẩn về năng suất lao động:
A. 10,226 tấn. B. 9,785 tấn, C. 10,283 tấn D. 10,235 tấn.
Câu 7. Độ phân tán tương đối ( dùng б):
A. 20,677 %. B. 19,768 %. C. 20,774 %. D. 20,659 %.
Câu 8. Năm 2022 doanh nghiệp đặt kế hoạch giảm giá bán/sản phẩm là 10%. Thực tế giá bán năm
2022 so với kế hoạch đặt ra là giảm 5%. Vậy tốc độ phát triển giá bán 2022 so với 2021 là bao nhiêu?
a. 90%
b. 100%
c. 95%
d. 85,5%
Câu 9. Năm 2022 doanh nghiệp đặt kế hoạch giảm thời gian hao phí để sản xuất 1 sản phẩm là 6%
so với 2021. Thực tế thời gian hao phí để sản xuất 1 sản phẩm năm 2022 so với năm 2021 tăng 2%. Xác
định tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về thời gian hao phí sản xuất 1 sản phẩm.
a. Không xác định được
b. 106%
c. 102%
d. 108,5%

Tài liệu sau đây dùng cho các câu từ: 10 đến câu 19
Doanh Quý 3 Quý 4
nghiệp Tổng quỹ Tỷ lệ tiền lương trực Tiền lương Tỷ lệ tiền lương
lương (tỷ.đ) tiếp sản xuất (%) trực tiếp (tỷ.đ) trực tiếp sản xuất (%)
A 12 90 15,2 95
B 36 95 36,8 92

Câu 10. Tiền lương trực tiếp sản xuất quý 3 của cả hai doanh nghiệp:
A. 54 tỷ.đ. B. 45 tỷ.đ. C. 5,4 tỷ.đ. D. 4,5 tỷ.đ.

Câu 11. Tổng quỹ lương quý 4 của cả hai doanh nghiệp:
A. 6,5 tỷ.đ. B. 65 tỷ.đ. C. 56 tỷ.đ. D. 5,6 tỷ.đ.

Câu 12. Tiền lương trực tiếp sản xuất sáu tháng cuối năm của cả hai doanh nghiệp:
A. 97 tỷ.đ. B. 79 tỷ.đ. C. 9,7 tỷ.đ. D. 7,9 tỷ.đ.
17
Câu 13. Tỷ lệ tiền lương trực tiếp sản xuất quý 3 của cả hai doanh nghiệp:
A. 90,75 %. B. 97,35 %. C. 95,57 %. D. 93,75 %.

Câu 14. Tỷ lệ tiền lương trực tiếp sản xuất quý 4 của cả hai doanh nghiệp:
A. 92,85 %. B. 98,25 %. C. 95,28 %. D. 92,58 %.

Câu 15. Tỷ lệ tiền lương trực tiếp sản xuất sáu tháng cuối năm của cả hai doanh nghiệp:
A. 96,23 %. B. 93,26 %. C. 92,63 %. D. 93,62 %.

Câu 16. Tỷ lệ tiền lương trực tiếp của doanh nghiệp A trong tổng số tiền lương trực tiếp của cả hai
doanh nghiệp ở quý 3.
A. 2,4 %. B. 4,2 %. C. 42 %. D. 24 %.

Câu 17. Tỷ lệ tiền lương trực tiếp của doanh nghiệp B trong tổng số tiền lương trực tiếp của cả hai
doanh nghiệp ở quý 3.
A. 76 %. B. 67 %. C. 7,6 %. D. 6,7 %.

Câu 18. Tỷ lệ tiền lương trực tiếp của doanh nghiệp B trong tổng số tiền lương trực tiếp của cả hai
doanh nghiệp sáu tháng cuối năm.
A. 72,3 %. B. 73,2 %. C. 74,2 %. D. 75,2 %.
Câu 19. Tỷ lệ tiền lương trực tiếp của doanh nghiệp A trong tổng số tiền lương trực tiếp của cả hai
doanh sáu tháng cuối năm.
A. 39,64 %. B. 49,36 %. C. 26,8 %. D. 34,96 %.

Tài liệu sau đây dùng cho các câu từ: 20 đến câu 24.
Sản ĐVT Kết cấu doanh thu Số tương đối thực Số tương đối động
phẩm năm 2012 (%) hiện kế hoạch năm thái về doanh thu năm
2013 (%) 2013 (%)

A Kg 25 110 110
B M 35 120 125
C Lít 40 125 125

Tổng doanh thu cả ba sản phẩm năm 2012 là 480 tỷ đồng.


Câu 20. Doanh thu kế hoạch năm 2013 của cả ba sản phẩm là:
A. 478 tỷ.đ. B. 874 tỷ.đ. C. 748 tỷ.đ. D. 487 tỷ.đ.

Câu 21. Doanh thu thực tế năm 2013 của cả ba sản phẩm là:
A. 582 tỷ.đ. B. 852 tỷ.đ. C. 528 tỷ.đ. D. 258 tỷ.đ.

Câu 22. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch năm 2013 của cả ba sản phẩm là:
A. 104,15 %. B. 101,45 %. C. 105,14 %. D. 101,54 %.

Câu 23. Số tương đối thực hiện kế hoạch năm 2013 của cả ba sản phẩm là:
A. 151,5 %. B. 119,5 %. C. 155,5 %. D. 191,5 %.

Câu 24. Số tương đối động thái năm 2013 của cả ba sản phẩm là:
A. 112,25 %. B. 122,25 %. C. 121,25 %. D. 125,25 %.

Tài liệu sau đây dùng cho các câu từ: 25 đến câu 29
Sản phẩm ĐVT Kết cấu doanh thu Số tương đối nhiệm Số tương đối động
năm 2013 (%) vụ kế hoạch năm 2013 thái về doanh thu năm
(%) 2013 (%)
A Kg 25 110 120
B M 35 115 120
C Lít 40 115 120

Tổng doanh thu cả ba sản phẩm năm 2013 là 480 tỷ đồng.


Câu 25. Doanh thu kế hoạch năm 2013 của cả ba sản phẩm là:
A. 554 tỷ.đ. B. 545 tỷ.đ. C. 555 tỷ.đ. D. 455 tỷ.đ.

Câu 26. Doanh thu thực tế năm 2012 của cả ba sản phẩm là:
A. 400 tỷ.đ. B. 500 tỷ.đ. C. 600 tỷ.đ. D. 700 tỷ.đ.

Câu 27. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch năm 2013 của cả ba sản phẩm là:
A. 131,75 %. B. 113,75 %. C. 117,75 %. D. 177.75 %.
Câu 28. Số tương đối thực hiện kế hoạch năm 2013 của cả ba sản phẩm là:
A. 104,59 %. B. 105,49 %. C. 109,45 %. D. 105,94 %.
19
Câu 29. Số tương đối động thái năm 2013 của cả ba sản phẩm là:
A. 112 %. B. 102 %. C. 120 %. D. 121 %.

Tài liệu sau đây dùng cho các câu từ: 30 đến câu 32:
Năng suất lao động (tấn) Số lượng lao động (người)
30 10
40 20
50 40
60 25
70 5

Câu 30. Năng suất lao động bình quân một lao động:
A. 54,9 tấn. B. 95,4 tấn. C. 59,5 tấn. D. 49,5 tấn.

Câu 31. Mốt về năng suất lao động.


A. 50 tấn. B. 60 tấn. C. 70 tấn. D. 40 tấn.

Câu 32. Số trung vị về năng suất lao động.


A. 40 tấn. B. 50 tấn. C. 60 tấn. D. 70 tấn.

Tài liệu sau sử dụng cho các câu từ 33 đến 35


Có số liệu về năng suất lao động (kg) của một nhóm công nhân như sau:
7; 8; 14; 28; 16; 14; 25; 15; 18; 15; 21; 14; 13

Câu 33.Năng suất lao động bình quân 1 công nhân trong nhóm này là:
A. 14. B. 15. C. 16. D. 17.
Câu 34.Mốt (Mode) về năng suất lao động (kg) là:
A. 14. B. 15. C. 16. D. 17.

Câu 34: Tính năng suất lao động bình quân: (lấy số gần đúng nhất)
Số lao động (CN) 6 25 70 20 10
Năng suất LĐ (tấn) 30-40 40-50 50-60 60-70 70-80
A. 55,23 B. 54,93 C. 54,74 D. 70
Câu 35: Xac định Mode (lấy số gần đúng nhất)
Số lao động (CN) 6 25 70 20 10

Năng suất LĐ (tấn) 30-40 40-50 50-60 60-70 70-80

A. 55,23 B. 54,93 C. 54,74 D. 70


Câu 36: Tính giá trị trung vị: (lấy số gần đúng nhất)
Số lao động (CN) 6 25 70 20 10

Năng suất LĐ (tấn) 30-40 40-50 50-60 60-70 70-80

A. 55,23 B. 54,93 C. 54,74 D. 70


Câu 37: Tính doanh thu kế hoạch 2023 của cả 2 sản phẩm:
Sản ĐVT Doanh thu Số tương đối nhiệm vụ Số tương đối động thái về
phẩm 2022 (tỷ đ) kế hoạch 2023(%) DT 2023(%)
1 Lít 150 115 125
2 Mét 180 110 120
A. 400 tỷđ B. 330 tỷđ C. 370,5 tỷđ D. 403,5 tỷđ
Câu 38: Tính doanh thu thực tế 2023 của cả 2 sản phẩm:
Sản ĐV Doanh thu Số tương đối nhiệm vụ Số tương đối động thái về
phẩm T 2022 (tỷ đ) kế hoạch 2023(%) DT 2023(%)

1 Lít 150 115 125


2 Mét 180 110 120
A. 410,5 tỷđ B. 330 tỷđ C. 370,5 tỷđ D. 403,5 tỷđ
Câu 39: Tính số tương đối nhiệm vụ kế hoạch 2023 của cả 2 sản phẩm:
Sản ĐV Doanh thu Số tương đối nhiệm vụ Số tương đối động thái
phẩm T 2022 (tỷ đ) kế hoạch 2023(%) về DT 2023(%)
1 Lít 150 115 125
2 Mét 180 110 120
A. 112,27% B. 121,21% C. 127,27% D. 122,27%
Câu 40: Tính số tương đối động thái về doanh thu 2023 của cả 2 sản phẩm:
Sản ĐV Doanh thu Số tương đối nhiệm vụ Số tương đối động thái về
phẩm T 2022 (tỷ đ) kế hoạch 2023(%) DT 2023(%)

1 Lít 150 115 125


2 Mét 180 110 120
A. 112,27% B. 121,21% C. 127,27% D. 122,27%
21
Câu 41: Tính số tương đối thực hiện kế hoạch 2023 của cả 2 sản phẩm:
Sản ĐV Doanh thu Số tương đối nhiệm vụ Số tương đối động thái
phẩm T 2022 (tỷ đ) kế hoạch 2023(%) về DT 2023(%)

1 Lít 150 115 125


2 Mét 180 110 120
A. 112,27% B. 108,91% C. 127,27% D. 122,27%
Câu 42: Tính doanh thu thực tế 2023 của cả 2 sản phẩm:
Sản ĐV Doanh thu Số tương đối thực hiện Số tương đối động thái
phẩm T 2022 (tỷ đ) kế hoạch 2023(%) về DT 2023(%)
1 Lít 150 115 125
2 Mét 180 110 120
A. 330 tỷđ B. 359,404 tỷđ C. 403,5 tỷđ D. 370,5 tỷđ
Câu 43: Tính doanh thu kế hoạch 2023 của cả 2 sản phẩm:
Sản ĐV Doanh thu Số tương đối thực hiện Số tương đối động thái
phẩm T 2022 (tỷ đ) kế hoạch 2023(%) về DT 2023(%)

1 Lít 150 115 125


2 Mét 180 110 120
A. 330 tỷđ B. 359,404 tỷđ C. 403,5 tỷđ D. 370,5 tỷđ
Câu 44: Tính số tương đối nhiệm vụ kế hoạch 2023 của cả 2 sản phẩm:
Sản ĐV Doanh thu Số tương đối thực hiện Số tương đối động thái
phẩm T 2022 (tỷ đ) kế hoạch 2023(%) về DT 2023(%)

1 Lít 150 115 125


2 Mét 180 110 120
A.108,91% B.112,27% C. 121,27% D. 122,27%
Câu 45: Tính lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn năm 2020:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng 1 834 1920 2479 3628 4865
hóa
A. 1149 trđ B. 86 trđ C. 1237 trđ D. 559 trđ
Câu 46: Tính lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn năm 2021:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1 834 1920 2479 3628 4865

A. 1149 trđ B. 86 trđ C. 1237 trđ D. 559 trđ


Câu 47: Tính lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn năm 2022:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1 834 1920 2479 3628 4865

A. 1149 trđ B. 86 trđ C. 1237 trđ D. 559 trđ


Câu 48: Tính lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc 2019:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1 834 1920 2479 3628 4865

A. 645 trđ B. 86 trđ C. 1794 trđ D. 3031 trđ


Câu 49 Tính lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc 2020:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1 834 1920 2479 3628 4865

A. 645 trđ B. 86 trđ C. 1794 trđ D. 3031 trđ


Câu 50: Tính lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc 2021:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1 834 1920 2479 3628 4865

A. 645 trđ B. 86 trđ C. 1794 trđ D. 3031 trđ


Câu 51: Tính lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc 2022:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
23

Năm 2018 2019 2020 2021 2022


Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1 834 1920 2479 3628 4865

A. 645 trđ B. 86 trđ C. 1794 trđ D. 3031 trđ


Câu 52: Tính tốc độ phát triển liên hoàn năm 2019:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1 834 1920 2479 3628 4865

A. 146,35% B. 134,10% C. 129,11% D. 104,69%


Câu 53: Tính tốc độ phát triển liên hoàn năm 2020:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1 834 1920 2479 3628 4865

A. 146,35% B. 134,10% C. 129,11% D. 104,69%


Câu 54: Tính tốc độ phát triển liên hoàn năm 2021:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng 1 834 1920 2479 3628 4865
hóa
A. 146,35% B. 134,10% C. 129,11% D. 104,69%
Câu 55: Tính tốc độ phát triển liên hoàn năm 2022:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng 1 834 1920 2479 3628 4865
hóa
A. 146,35% B. 134,10% C. 129,11% D. 104,69%
Câu 56: Tính tốc độ phát triển định gốc năm 2019:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1 834 1920 2479 3628 4865

A. 135,17% B. 197,82% C. 265,27% D. 104,69%


Câu 57: Tính tốc độ phát triển định gốc năm 2020:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng 1 834 1920 2479 3628 4865
hóa
A. 135,17% B. 197,82% C. 265,27% D. 104,69%
Câu 58. Tính tốc độ phát triển định gốc năm 2021:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1 834 1920 2479 3628 4865

A. 135,17% B. 197,82% C. 265,27% D. 104,69%


Câu 59. Tính tốc độ phát triển định gốc năm 2022:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng 1 834 1920 2479 3628 4865
hóa
A. 135,17% B. 197,82% C. 265,27% D. 104,69%
Câu 60. Tính tốc độ tăng giảm liên hoàn năm 2019:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp A như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1 834 1920 2479 3628 4865

A. 4,69% B. 29,11% C. 46,35% D. 34,10%

Tài liệu sau đây dùng cho các câu từ: 61 đến câu 71:
Giả sử có tài liệu về một doanh nghiệp như sau:
25

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4


1.Doanh thu thực tế (tỷ.đ). 330 379,5 540
2.Tỷ lệ thực hiện kế hoạch về doanh thu (%). 110 110 120
3.Tốc độ phát triển định gốc về doanh thu (%).
4.Tốc độ phát triển liên hoàn về doanh thu (%). 180
5.Số lượng lao động vào ngày đầu tháng (người).
115
190 210 230 220
Câu 61. Doanh thu kế hoạch quý I của doanh nghiệp là:
A. 1095 tỷ.đ. B. 1950 tỷ.đ. C. 1590 tỷ.đ. D. 1059 tỷ.đ.
Câu 62. Doanh thu kế hoạch tháng 2 của doanh nghiệp là:
A. 543 tỷ.đ. B. 345 tỷ.đ. C. 453 tỷ.đ. D. 435 tỷ đ
Câu 63. Doanh thu kế hoạch tháng 3 của doanh nghiệp là:
A. 540 tỷ.đ. B. 504 tỷ.đ. C. 450 tỷ.đ. D. 545 tỷ.đ.
Câu 64. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch về doanh thu quý I của doanh nghiệp là:
A. 141,1 %. B. 104,1 %. C. 111,4 %. D. 114,1 %.
Câu 65. Năng suất lao động bình quân một lao động tháng 1 là:
A. 1,65 tỷ.đ. B. 1,56 tỷ.đ. C. 1,16 tỷ.đ. D. 1,61 tỷ.đ.
Câu 66. Năng suất lao động bình quân một lao động tháng 2 là:
A. 1,275 tỷ.đ. B. 1,725 tỷ.đ. C. 1, 527 tỷ.đ. D. 1,572 tỷ.đ.
Câu 67. Năng suất lao động bình quân một lao động tháng 3 là:
A. 1,3 tỷ.đ. B. 2,3 tỷ.đ. C. 2,4 tỷ.đ. D. 2,5 tỷ.đ.
Câu 68. Năng suất lao động bình quân một tháng của một lao động trong quý I là:
A. 1,259 tỷ.đ. B. 1,592 tỷ.đ. C. 1,295 tỷ.đ. D. 1,925 tỷ.đ.
Câu 69. Năng suất lao động bình quân một lao động của quý I là:
A. 5,775 tỷ.đ. B. 5,577 tỷ.đ. C. 5,757 tỷ.đ. D. 7,575 tỷ.đ.
Câu 70. Doanh thu dự doán của tháng 4 theo mô hình cộng là:
A. 564 tỷ.đ. B. 645 tỷ.đ. C. 546 tỷ.đ. D. 654 tỷ.đ.
Câu 71. Doanh thu dự doán của tháng 4 theo mô hình số bình quân di động trượt 3 mức độ là:
A. 641,5 tỷ.đ. B. 461,5 tỷ.đ. C. 416,5 tỷ.đ. D. 456,5 tỷ.đ.
Tài liệu sau đây dùng cho các câu từ: 72 đến câu 75:
Giả sử có tài liệu về một doanh nghiệp như sau:
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu (tỷ.đ) 1250 1540 1678 1875 2592
Câu 72. Doanh thu dự đoán năm 2013 theo mô hình cộng là:
A. 2927,5 tỷ.đ. B. 2729,5 tỷ.đ. C. 7292,5 tỷ.đ.D. 2279,5 tỷ.đ.
Câu 73. Doanh thu dự đoán năm 2013 theo mô hình nhân là:
A. 3011,4 tỷ.đ. B. 3110,4 tỷ.đ.C. 3101,4 tỷ.đ.D. 3411,4 tỷ.đ.
Câu 74. Doanh thu dự đoán năm 2013 theo mô hình số bình quân di động 4 mức độ là: A. 1191,25
tỷ.đ. B. 1291,25 tỷ.đ. C. 1921,25 tỷ.đ. D. 1119,25 tỷ.đ.
Câu 75. Doanh thu bình quân 1 năm giai đoạn 2008 – 2012 là:
A. 1877 tỷ.đ. B. 7187 tỷ.đ. C. 7817 tỷ.đ. D. 1787 tỷ.đ.

Tài liệu sau đây dùng cho các câu từ: 76 đến câu 85:
Giả sử có tài liệu về một doanh nghiệp như sau:
Sản ĐVT Lượng sản phẩm tiêu thụ Gía bán đơn vị sản phẩm (1000đ)
phẩm 2012 2013 2012 2013
A Mét 2500 2500 100 120
B Kg 2500 3000 180 200
C Bộ 1500 2000 220 250

Câu 76. Tổng doanh thu của cả ba sản phẩm năm 2012 là:
A. 13 tỷ.đ. B. 31 tỷ.đ. C. 1,03 tỷ.đ. D. 3,01 tỷ đ.
Câu 77. Tổng doanh thu của cả ba sản phẩm năm 2013 là:
A. 14 tỷ.đ. B. 41 tỷ.đ. C. 1,04 tỷ.đ. D. 1,4 tỷ.đ.
Câu 78. Giá cả của cả ba sản phẩm tăng làm cho doanh thu tăng:
A. 13,82 %. B. 18,32 %. C. 12,83 %. D. 13,28 %.
Câu 79. Giá cả của cả ba sản phẩm tăng làm cho doanh thu tăng:
A. 107 tr.đ. B. 170 tr.đ. C. 177 tr.đ. D. 117 tr đ.
Câu 80. Tổng doanh thu của cả ba sản phẩm năm 2013 so với 2012 tăng:
A. 307 tr.đ. B. 377 tr.đ. C. 370 tr.đ. D. 337 tr đ.
Câu 81. Tổng doanh thu của cả ba sản phẩm năm 2013 so với năm 2012 là:
A. 132,95 %. B. 139,52 %. C. 132,59 %. D. 135,92 %.
Câu 82. Lượng sản phẩm tiêu thụ của cả ba sản phẩm tăng làm cho doanh thu tăng:
A. 19,41 %. B. 11,49 %. C. 14,19 %. D. 14,91 %.
Câu 83. Lượng sản phẩm của cả ba sản phẩm tăng làm cho doanh thu tăng:
A. 100 tr.đ. B. 200 tr.đ. C. 300 tr.đ. D.120 tr đ.
27
Câu 84. Giá cả và lượng sản phẩm tiêu thụ biến động làm cho doanh thu năm 2013 so với năm 2012
tăng:
A. 32,95 %. B. 39,52 %. C. 35,92 %. D. 32,59 %.
Câu 85. Giá cả và lượng sản phẩm tiêu thụ biến động làm cho doanh thu năm 2013 so với năm 2012
tăng:
A. 307 tr.đ B. 730 tr.đ. C. 370 tỷ.đ. D. 370 tr.đ.

Tài liệu sau đây dùng cho các câu từ: 86 đến câu 95
Giả sử có tài liệu của một doanh nghiệp như sau:
Tên sản Đại lý 1 Đại lý 2
phẩm Giá bán lẻ đơn vị Lượng sản phẩm tiêu Giá bán lẻ đơn vị Lượng sản phẩm tiêu
(100.000đ) thụ (kg) (100.000đ) thụ (kg)
X 20 9000 35 7000
Y 40 10.000 25 10.000

Câu 86. Giá cả chung của hai sản phẩm đại lý 1 mắc hơn đại lý 2:
A. 6,66 %. B. 6,65 %. C. 5,66 %. D. 5,65 %.

Câu 87. Chỉ số chung về giá cả của cả hai sản phẩm đại lý 1 so với địa lý 2:
A. 105,66 %. B. 106,66 %. C. 106,56 %. D. 105,65%.

Câu 88. Do giá cả mắc hơn nên doanh thu của đại lý 1 lớn hơn đại lý 2:
A. 60 tỷ.đ. B. 600 tỷ.đ. C. 36 tỷ đ. D. 6 tỷ.đ.

Câu 89. Giá cả chung của cả hai sản phẩm đại lý 2 so với đại lý 1 là:
A. 94,64 %. B. 96,64 %. C. 96,44 %. D. 94,46 %.

Câu 90. Giá cả chung của cả hai sản phẩm đại lý 2 rẻ hơn đại lý 1:
A. 5,63 %. B. 5,36 %. C. 6,53 %. D.6,35%.

Câu 91. Do giá cả rẻ hơn nên doanh thu của đại lý 2 lớn nhỏ đại lý 1:
A. 60 tỷ.đ. B. 600 tỷ.đ. C. 36 tỷ đ. D. 6 tỷ.đ.
Câu 92. Lượng sản phẩm tiêu thụ chung của cả hai sản phẩm đại lý 1 nhiều hơn đại lý 2:
A. 13,19 %. B. 10,39 %. C. 13,91 %. D.10,93%.

Câu 93. Do lượng tiêu thụ nhiều hơn nên doanh thu của đại lý 1 lớn hơn đại lý 2 là:
A. 53,125 tỷ. đ. B. 531,25 tỷ.đ.C. 5,3125 tỷ.đ. D. 51,325 tỷ đ..
Câu 94. Chỉ số lượng hàng hóa tiêu thụ đại lý 2 so với đại lý 1 là:
A. 95,08 %. B. 98,05 %. C. 95,85 %. D. 90,58 %.

Câu 95. Do tiêu thụ sản phẩm ít hơn nên doanh thu của đại lý 2 nhỏ hơn đại lý 1 là:
A. 5,3125 tỷ.đ. B. 5,1312 tỷ.đ.C. 5,5231 tỷ.đ. D. 5,2315 tỷ.đ.

BÀI TẬP RÈN LUYỆN TỰ LUẬN


Bài số 1
Có tài liệu về doanh thu công nghiệp của một công ty X như sau:
Tên xí nghiệp Doanh thu
2012 2013
Thực tế Kế hoạch Thực tế
Việt Tiến 860 900 1230
Mai Lan 2120 2400 2840
Việt Cường 1000 1100 860
Toàn Thắng 240 260 262
Tổng cộng 4220 4660 5192
Hãy tính:
1. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch về doanh thu của từng xí nghiệp và của cả công ty?
2. Số tương đối thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của từng xí nghiệp và của cả công ty?
3. Số tương đối động thái về doanh thu của từng xí nghiệp và của cả công ty?
Bài số 2
Có tài liệu của một địa phương Y như sau:
Doanh thu (triệu đồng) Doanh thu năm 2013 so
với doanh thu năm
2012 2013 2012 (%)
Toàn bộ 3618 7980 ?1
Trong đó:
-Sản xuất vật chất 2700 ?2 240,0
29

-Dịch vụ ?3 ?4 163,4
Hãy tính các số liệu còn thiếu trong bảng?
Bài số 3:
Năm 2013 doanh nghiệp PICO đặt kế hoạch hạ giá thành đơn vị sản phẩm so với năm 2012 là 2%.
Giá thành đơn vị sản phẩm thực tế năm 2013 so với năm 2012 giảm 6,9%. Hãy tính số tương đối thực
hiện kế hoạch về giá thành đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp năm 2013?
Bài số 4:
Kế hoạch của doanh nghiệp dự kiến tăng giá trị sản xuất 8% so với kỳ gốc. Thực tế so với kỳ gốc
giá trị sản xuất đã tăng 12%. Hãy tính số tương đối thực hiện kế hoạch về giá trị sản xuất của doanh
nghiệp ở kỳ báo cáo.
Bài số 5:
Năm 2012 giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Công Thành là 4.600 triệu. Kế hoạch năm 2013 doanh
nghiệp dự kiến tăng giá trị xuất khẩu 15% so với năm 2012. Thực tế năm 2013 DN xuất khẩu được
6804 triệu đồng. Hãy tính số tương đối thực hiện kế hoạch của DN năm 2013 về chỉ tiêu trên?
Bài số 6:
Có tài liệu của một doanh nghiệp thương nghiệp như sau:
Tên cửa hàng Doanh thu Kế hoạch DN quý 4 DT thực tế Số tương Số tương
thực tế quý 3 Số tuyệt Số tương quý 4 (Tr.đ) đối thực đối động
đối (Tr.đ) đối kết cấu hiện kế thái (%)
(%) hoạch về
DT (%)
Bến Thành 450 500 ? 500 ? ?
Thăng Long 650 750 ? 900 ? ?
Sài Gòn 800 1250 ? 1037,5 ? ?
1900 2500 ? 2437,5 ? ?
Yêu cầu:
1) Hãy tính các số liệu còn thiếu trong bảng?
2) Hãy phân tích vì sao doanh nghiệp này không hoàn thành kế hoạch về doanh thu ở quý 4?
3) Nếu cửa hàng Sài Gòn thực hiện đúng kế hoạch quý 4 về doanh thu, thì tỷ lệ thực hiện kế hoạch về
doanh thu của doanh nghiệp ở quý 4 là bao nhiêu?
Bài số 7:
Giả sử có tài liệu của công ty X như sau:
Doanh nghiệp Kết cấu doanh thu năm Số tương đối nhiệm vụ kế Số tương thực hiện kế
2012 (%) hoạch DT năm 2013 (%) hoạch DT năm 213 (%)
A 25 110 110
B 35 120 125
C 40 105 115
Cho biết thêm: Doanh thu năm 2012 của cả ba DN là 320 tỷ đồng.
Hãy tính:
1. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch, thực hiện kế hoạch về doanh thu của cả ba DN.
2. Tốc độ phát triển doanh thu của cả ba DN?
Bài số 8:
Giả sử có tài liệu của công ty X như sau:
Doanh nghiệp Doanh thu thực tế năm Số tương đối nhiệm vụ Số tương thực hiện kế
2013 (tỷ đồng) kế hoạch DT năm 2013 hoạch DT năm
(%) 2013(%)
1 96,8 110 110
2 168,0 120 125
3 154,56 105 115
Hãy tính:
1. Số tương đối nhiệm vụ, thực hiện kế hoạch về doanh thu của cả ba DN.
2. Tốc độ phát triển doanh thu của cả ba DN?
Bài số 9:
Diện tích đất của tỉnh X là 8.000 Km 2, dân số trung bình năm 2013 là 1.616.000 người. Cũng trong
năm đó các cơ quan hành chính của tỉnh đã đăng ký khai sinh 80.800 người và khai tử 19.392 người.
Hãy tính:
1. Mật độ dân số của tỉnh năm 2013?
2. Tỷ suất sinh, tỷ suất tử và tỷ suất tăng tự nhiên của dân số trong tỉnh năm 2013?

Bài số 10:
Giả sử có tài liệu về kết quả sản xuất của một doanh nghiệp như sau:
Sản phẩm Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế
Tủ (nghìn cái) 10 7 8 7 7 8
Bàn (nghìn cái) 40 32 50 48 60 66
Ghế (nghìn cái) 200 180 250 250 250 284
Hãy tính số tương đối thực hiện kế hoạch từng thánh và của cả quý I?
31
Bài số 11:
Có tài liệu về chi phí sản xuất trong tháng 12-2013 của một doanh nghiệp như sau:
Các khoản chi phí Kế hoạch Thực tế

Nguyên, nhiên, vật liệu 100 140


Khấu hao tài sản cố định 10 13
Tiền lương và phụ cấp lương 60 90
Quản lý phí doanh nghiệp 30 45

Tổng cộng 200 288

Biết thêm rằng sản lượng kế hoạch là 200 tấn và thực hiện được là 300 tấn. Yêu cầu:
Tính số tương đối thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm của DN và cho nhận xét?
Bài số 12:
Tổng số lao động của doanh nghiệp là 2000 người. Trong đó số lao động trực tiếp sản xuất là 1800
người, số lao động gián tiếp sản xuất là 200 người. Yêu cầu tính số tương đối so sánh.
Bài số 13: Có tài liệu về tuổi nghề của công nhân trong một doanh nghiệp như sau:
Tuổi nghề của
1 2 3 4 5 6 7 8 10 11 13 15 20 Cộng
CN (năm)
Số công nhân
17 20 23 25 30 33 35 25 15 12 8 5 2 250
(người)
Hãy tính tuổi nghề bình quân của công nhân trong DN?
Bài số 14:
Có tài liệu cề tình hình sản xuất của một doanh nghiệp như sau:
Phân xưởng Số công nhân Sản lượng sản Tiền lương bình quân của
(người) phẩm (tấn) một công nhân (1000đ)
I 200 50.000 400
II 300 78.000 480
III 500 150.000 500
Hãy tính:
1. Năng suất lao động bình quân một công nhân của toàn doanh nghiệp?
2. Tiền lương bình quân một công nhân của toàn doanh nghiệp?
Bài số 15:
Có tài liệu về một DN như sau:
Quý Phân xưởng 1 Phân xưởng 2
Tỷ lệ sản lượng Giá thành đơn vị Tỷ lệ sản lượng Giá thành đơn vị
SP SX (%) sản phẩm (1000đ) SP SX (%) sản phẩm (1000đ)
I 20 200 25 190
II 25 190 30 185
III 30 195 25 190
IV 25 198 20 195
Hãy tính giá thành bình quân của cả năm của từng phân xưởng?
Bài số 16:
Một nhóm công nhân tiến hành sản xuất một loại sản phẩm và trong thời gian như nhau. Người thứ
nhất làm ra một sản phẩm hết 12 phút, người thứ 2 hết 15 phút và người thứ 3 hết 20 phút. Hãy tính thời
gian hao phí bình quân để sản xuất một sản phẩm của công nhân nhóm đó?
Bài số 17:
Ba nhóm công nhân cùng làm việc trong thời gian là 6 giờ. Nhóm thứ nhất có 10 người và sản xuất
1 sản phẩm hết 12 phút. Nhóm thứ 2 có 12 người và sản xuất 1 sản phẩm hết 15 phút. Nhóm thứ 3 có 15
người và sản xuất 1 sản phẩm hết 20 phút.
Hãy tính thời gian hao phí bình quân để sản xuất một sản phẩm của công nhân cả ba nhóm?
Bài số 18:
Tình hình sản xuất tại hai doanh nghiệp dệt trong 6 tháng đầu năm như sau:
Doanh nghiệp Quý 1 Quý 2
Tổng sản lượng vải Tỷ lệ % vải Tổng sản lượng vải Tỷ lệ % vải
(1000 mét) loại 1 loại 1 (1000 mét) loại 1
An Khánh 480 91 558 93
Quyết Thắng 720 93 760 95
Hãy tính:
1. Tỷ lệ bình quân sản lượng vải loại 1, tính chung cho cả 2 doanh nghiệp quý 1, quý 2, 6 tháng đầu
năm?
2. Tỷ trọng sản lượng vải loại 1 của mỗi doanh nghiệp trong toàn bộ sản lượng vải loại 1 của cả hai
doanh nghiệp quý 1, quý 2 và 6 tháng đầu năm?

Bài số 19:
Có tài liệu về bậc thợ và tuổi nghề của công nhân trong một doanh nghiệp X như sau:
Phân tổ công Phân tổ công nhân theo bậc thợ
nhân tuổi 1 2 3 4 5 6
33

nghề (năm)
Dưới 5 5 10 55 80 40 10
5 – 10 1 20 130 210 80 60
10 -25 - 5 90 150 100 80
Hãy tính:
1. Bậc thợ bình quân của mỗi tổ công nhân phân theo tuổi nghề?
2. Tuổi nghề bình quân của mỗi tổ công nhân phân theo bậc thợ?
3. Tuổi nghề bình quân của tất cả công nhân trong doanh nghiệp?
4. Bậc thợ bình quân của tất cả công nhân trong doanh nghiệp?
Bài số 20:
Tốc độ phát triển về doanh thu của một công ty X như sau:
Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 bằng: 110%
Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 bằng: 112%
Doanh thu năm 2011 so với năm 2010 bằng: 115%
Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 bằng: 116%
Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 bằng: 119%
Hãy tính tốc độ phát triển bình quân về doanh thu của công ty trên từ năm 2008 – 2013?
Bài số 21:
Có tài liệu về tình hình phát triển sản xuất lương thực của địa phương X như sau:
- Trong 5 năm đầu (2000 - 2004) tốc độ phát triển mỗi năm: 115%
- Trong 5 năm tiếp theo (2005 -2009) tốc độ phát triển mỗi năm: 112%
- Trong 4 năm cuối (2010– 2013) tốc độ phát triển mỗi năm: 120%
Hãy tính tốc độ phát triển bình quân năm sản xuất lương thực của địa phương?
Bài số 22: Có tài liệu về năng suất lao động của công nhân một DN như sau:
Năng suất lao động số công nhân (người)
40 – 42 10
42 – 44 40
44 – 46 80
46 – 48 50
48 – 50 20
TỔNG CỘNG 200
Hãy tính: 1. Năng suất lao động bình quân của công nhân?
2.Mốt về năng suất lao động?
3.Trung vị về năng suất lao động?
Bài số 23:
Có tài liệu hoàn thành định mức sản xuất công nhân tại Vikimco như sau:
Tỷ lệ % hoàn thành định mức SX Số lượng công nhân (người)
Dưới 70 4
70 – 80 6
80 – 100 80
100 – 110 70
110 – 120 30
120 trở lên 10
Hãy tính:
1. Tỷ lệ % hoàn thành định mức sản xuất bình quân của công nhân?
2. Mốt về tỷ lệ hoàn thành định mức sản xuất?
3. Số trung vị về tỷ lệ hoàn thành định mức sản xuất?
Bài số 24:
Có tài liệu về tình hình sản phẩm hỏng của một doanh nghiệp như sau:
Phân xưởng Giá trị sản phẩm hỏng ( tr.đ) Tỷ lệ % giá trị sản phẩm hỏng
trong tổng giá trị của sản phẩm
1 4,8 1,2
2 7,2 0,8
3 4,2 0,6
Hãy tính:
1. Tổng giá trị sản phẩm của DN trong 6 tháng?
2. Tỷ lệ % bình quân về giá trị sản phẩm hỏng trong tổng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp ở tháng 6?

Bài số 25
Có tài liệu về điểm môn học Thống Kê Doanh Nghiệp của 4 nhóm sinh viên trong lớp
QTKD 94 A.30.
Điểm Số sinh viên Cộng
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
3–4 5 2 5 4 16
5–6 10 8 5 7 30
35

Cộng
Hãy tính:
1. Điểm trung bình của sinh viên mỗi nhóm (tổ)?
2. Điểm trung bình chung của cả lớp?
3. Phương sai về điểm của mỗi nhóm (tổ)?
4. Bình quân của các phương sai tổ?
5. Phương sai của các số bình quân tổ?
Bài số 26
Tuổi của sinh viên lớp QTKD 94 A.35 như sau:
Tuổi 17 18 19 20 21 Cộng
Số sinh viên 10 50 70 30 10 170
Hãy tính các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên về tiêu thức tuổi:
1. Khoảng biến thiên?
2. Độ lệch tuyệt đối bình quân?
3. Phương sai?
4. Độ lệch tiêu chuẩn?
5. Hệ số biến thiên?

Bài số 27
Số công nhân trong danh sách của doanh nghiệp Hương Tràm trong năm 2012 như sau:
Ngày 1 – 1/2012 doanh nghiệp có 346 công nhân
Ngày 14 – 1/2012 doanh nghiệp tuyển dụng 3 công nhân
Ngày 28 – 2/2012 doanh nghiệp CHO NGHỈ VIỆC 7 công nhân
Từ đó cho đến hết QUÝ 1 số công nhân của doanh nghiệp không thay đổi. Biết thêm rằng năm 2012
là năm nhuận. Hãy tính số công nhân bình quân Quý 1 trong danh sách của doanh nghiệp?
Bài số 28:
Có tình hình sản xuất của một doanh nghiệp như sau?
Chỉ tiêu Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7
Giá trị thực tế (tr.đ) 607,02 635,36 642,6
Tỷ lệ thực hiện kế hoạch về giá trị 102 105 104
SX (%)
Số công nhân vào ngày đầu tháng 300 304 304 308
Yêu cầu tính:
1. Giá trị SX thực tế bình quân 1 tháng?
2. Số công nhân bình quân từng tháng, một tháng trong quý?
3. Năng suất lao động bình quân trong từng tháng, một tháng trong quý, và cả quý 2?
4. Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch giá trị sản xuất qúy 2?
Bài số 29:
Có tài liệu về mức lưu chuyển hàng hóa của một doanh nghiệp thương nghiệp như sau:
Năm Mức lưu Biến động so với năm trước
chuyển Lương tăng Tốc độ phát Tốc độ tăng Giá trị tuyệt đối của
hàng hóa tuyệt đối (tr.đ) triển (%) (%) 1% tăng (tr.đ)
(tr.đ)
2009 `780 83
2010 16
2011 125
2012
2013 105,8 11,39
2014 88
2015 105,3
yêu cầu:
1. Tính các số liệu con thiếu trong bảng thống kê trên ( từ 2007 – 2013)?
2. Tình tốc độ phát triển bình quân hàng năm về mức lưu chuyển hàng hóa.

Bài số 30:
Có số liệu về sản lượng sản phẩm của một doanh nghiệp qua các năm như sau:
Đvt: Tấn
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Sản lượng SP 760 810 833 856 988 1002 1080
Yêu cầu:
1.Hãy tính số bình quân di động trượt (với 3 mức độ)?
2. Hãy dự đoán sản lượng sản phẩm của doanh nghiệp năm 2014 và năm 2015 theo
+ Phương pháp dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân (MH cộng) và tốc độ phát triển bình
quân (Mô hình nhân)

Bài số 31
Có tài liệu về diện tích, năng suất lúa ở một địa phương như sau:
37

Xã 2012 2013
Năng suất lúa Diện tích (ha) Năng suất lúa Diện tích (ha)
bình quân (tạ/ha) bình quân (tạ/ha)
Đông Tiến 40 1000 42 1200
Nam Thắng 45 1200 50 1300
Thắng lợi 42 1500 43 1600
Hãy tính:
1. Các chỉ số cá thể về diện tích, năng suất, sản lượng lúa của từng xã?
2. Chỉ số chung về diện tích, năng suất, sản lượng lúa của 3 xã?

Bài số 32
Có tình hình sản xuất tại một doanh nghiệp như sau:
Sản phẩm ĐVT Giá thành đơn vị sản phẩm (1000đ) Sản lượng sản phẩm
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
A Kg 32,0 30,0 4000 4200
B Cái 18,0 17,5 3100 3120
C Bộ 140,0 135,0 200 210

Hãy tính:
1. Các chỉ số cá thể về giá thành, sản lượng sản phẩm, chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm?
2. Chỉ số chung về giá thành, lượng sản phẩm của cả 3 sản phẩm?
3. Lập hệ thống chỉ số để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của cả 3 sản phẩm?
Bài số 33
Giả sử có tài liệu như sau về một doanh nghiệp:
Tên sản phẩm Chi phí sản xuất kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm
nghiên cứu (tr.đ) Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
A 180 40 36
B 75,6 60 63
C 540 75 60
D 47,5 50 47,5

Cho biết thêm tổng chi phí sản xuất (chung cho cả 4 sản phẩm) kỳ gốc là: 820 triệu đồng.
1. Tính chỉ số giá thành từng loại sản phẩm?
2. Tính chỉ số chung về giá thành?
3. Tính chỉ số chung về lượng sản phẩm?
4. Lập hệ thống chỉ số nghiên cứu ảnh hưởng biến động của giá thành, sản lượng sản phẩm đến
biến động của tổng chi phí sản xuất?
Bài số 34
Giả sử có tài liệu của một doanh nghiệp như sau:
Tên sản phẩm Chi phí sản xuất (1000đ) Tỷ lệ tăng (giảm) giá thành SP
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc (%)
A 36.000 37.050 -2,5
B 39.000 40.488 -3,6
C 17.700 18.940 -5,3
Hãy tính:
1. Chỉ số chung về giá thành sản phẩm?
2. Chỉ số chung về lượng sản phẩm?
Bài số 35
Giả sử có tài liệu về một doanh nghiệp như sau:
Tên sản phẩm Tỷ trọng chi phí SX kỳ báo cáo Tỷ lệ giảm giá thành SP so với kỳ gốc
(%) (%)
A 50 -2,5
B 30 -3,6
C 20 -5,3
Hãy tính chỉ số chung về giá thành sản phẩm của cả 3 sản phẩm?
Bài số 36 Giả sử có tài liệu về một doanh nghiệp như sau:
Tên sản phẩm Tỷ trọng chi phí SX kỳ gốc (%) Tỷ lệ tăng sản lượng SP so với kỳ gốc
(%)
A 50 +2,5
B 30 +3,6
C 20 +5,3
Hãy tính chỉ số chung về sản lượng sản phấm sản xuất của cả 3 sản phẩm?

You might also like