You are on page 1of 17

Bài 1: Khái niệm và tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học

Câu 1
Tất cả những phát biểu về các nghiên cứu quan sát dưới đây đều đúng, TRỪ
a.Các đối tượng có thể được theo dõi theo thời gian từ khi phơi nhiễm đến khi xuất
hiện bệnh, hoặc hồi cứu từ lúc bị bệnh ngược trở lại các phơi nhiễm trước đó, hoặc
đánh giá đồng thời cả phơi nhiễm và bệnh tại một thời điểm.
b.Các nhóm so sánh có thể khác nhau về một số yếu tố liên quan đến biến nghiên cứu
c.Chúng rất có tác dụng trong trường hợp các nghiên cứu không thể làm được,
không thực tế, hoặc phi đạo đức khi xem xét các phơi nhiễm với các yếu tố nguy
cơ nghi ngờ.
d.Những sự kiện được quan sát khi chúng xuất hiện trong tự nhiên, mà không có bất
kỳ can thiệp chủ động nào của nhà nghiên cứu

Câu 2
Hoạt động nào dưới đây KHÔNG đóng góp cho việc lựa chọn đúng chủ đề nghiên
cứu?
a.Phân tích tính phổ biến và tính nghiêm trọng của vấn đề nghiên cứu
b.Tham khảo từ các nghiên cứu trước để tránh lặp lại các nghiên cứu tương tự
c.Lựa chọn một nghiên cứu tương tự để làm theo
d.Xác định nguồn lực có thể đầu tư cho nghiên cứu

Câu 3
Ý nào dưới đây là đúng nhất khi định nghĩa về nghiên cứu khoa học
a.Tìm câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi nghiên cứu
b.Chứng minh rằng giả thuyết của người nghiên cứu về một vấn đề nào đó là đúng
c.Tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu một cách có tổ chức và có hệ thống
d.Là tìm hiểu những vấn đề mà nhân loại chưa biết

Câu 4
Một vấn đề sức khỏe cần được ưu tiên nghiên cứu khi:
a.Cả 3 yếu tố trên
b.Chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này
c.Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề mà cộng đồng quan tâm
d.Các nghiên cứu khác đã đề cập nhưng chưa đủ tính đại diện

Câu 5
Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất với loại hình nghiên cứu hành động?
a.Người nghiên cứu và người sẽ ứng dụng các kiến nghị từ nghiên cứu là hai người
khác nhau
b.Người nghiên cứu cũng chính là người sẽ thực thi ứng dụng các kiến nghị từ
nghiên cứu đó
c.Là các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề hóc búa mà nhân loại chưa có câu trả lời
d.Là các nghiên cứu triển khai tại nhiều trung tâm nghiên cứu

Câu 6
Câu hỏi nào sau đây KHÔNG dành cho nghiên cứu định tính:
a.Cái gì?
b.Bao nhiêu
c.Như thế nào?
d.Tại sao?

Câu 7
Đề cương nghiên cứu được coi là một bản kế hoạch chi tiết để
a.Xác định vấn đề cần nghiên cứu
b.Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu
c.Có cơ sở cho hội đồng khoa học phê duyệt
d.Báo cáo lãnh đạo, nhà tài trợ

Câu 8
Loại hình nghiên cứu khoa học nào dưới đây phù hợp nhất với các bác sĩ
a.Nghiên cứu khoa học cơ bản
b.Nghiên cứu ứng dụng
c.Nghiên cứu hành động
d.Cả 3 loại trên

Câu 9
Trong nghiên cứu sức khỏe cộng đồng
a.Bắt buộc làm nghiên cứu định tính trước để thăm dò, thu thập thông tin
b.Có thể lồng ghép nghiên cứu định lượng và định tính
c.Phải làm nghiên cứu định lượng sau khi làm nghiên cứu định tính
d.Phải làm nghiên cứu định tính sau để kiểm tra tính khả thi của các giải pháp

Câu 10
Dưới đây là các lý do làm cho nghiên cứu khoa học được ưu tiên hơn trong y học
TRỪ:
a.Y học là môn khoa học cứu người nên cần được ưu tiên nghiên cứu
b.Khoa học công nghệ trong y học phát triển rất mạnh đòi hỏi người cán bộ y tế cần
phải cập nhật
c.Y học là môn khoa học ít chính xác nên cần có các bằng chứng từ nghiên cứu để ra
quyết định
d.Cán bộ y tế cần phải làm luận văn, luận án

Bài 2: Lựa chọn vấn đề ưu tiên, viết tên đề tài và mục tiêu nghiên cứu
Câu 1
Việc lựa chọn loại thiết kế nghiên cứu phù hợp chủ yếu dựa vào:
a.Kinh phí nghiên cứu
b.Kinh nghiệm của người nghiên cứu
c.Thời gian nghiên cứu
d.Mục tiêu nghiên cứu

Câu 2
Tại sao phải lựa chọn vấn đề nghiên cứu ưu tiên?
a.Do mong muốn của lãnh đạo địa phương
b.Nguồn lực và thời gian có hạn
c.Do mong muốn của người nghiên cứu
d.Nhiều bệnh dịch xảy ra

Câu 3
Có mấy phương pháp để lựa chọn vấn đề nghiên cứu ưu tiên:
a.Ba
b.Bốn
c.Năm
d.Hai

Câu 4
Cách cho điểm xếp thứ tự ưu tiên dựa theo tiêu chuẩn mà các thành viên trong nhóm
tự đưa ra có ưu điểm gì?
a.Tiết kiệm thời gian
b.Biết được quan điểm của nhóm về tiêu chuẩn chọn ưu tiên
c.Dễ thực hiện
d.Ít tốn kém

Câu 5
Tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn vấn đề nghiên cứu ưu tiên là:
a.Tính ứng dụng
b.Tính khả thi
c.Tính xác đáng
d.Tính mới
Câu 6
Phương pháp Delphi để xác định vấn đề nghiên cứu ưu tiên là phương pháp dựa trên:
a.Ý kiến của chuyên gia
b.Nguồn lực sẵn có
c.Bằng chứng khoa học
d.Tài liệu sẵn có

Câu 7
Nhược điểm của phương pháp Delphi trong lựa chọn vấn đề nghiên cứu ưu tiên là
a.Khó đi đến thống nhất
b.Tốn kinh phí
c.Phụ thuộc ý kiến chủ quan của các chuyên gia
d.Tốn thời gian

Câu 8
Có mấy cách cho điểm xếp thứ tự ưu tiên?
a.3
b.4
c.1
d.2

Bài 3: Tổng quan tài liệu, quản lý tài liệu tham khảo

Câu 1
Phân tích câu hỏi hoặc chủ đề nghiên cứu trong chiến lược tìm kiếm tài liệu chủ yếu
nhằm mục đích:
a.Hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu
b.Xác định trọng tâm nghiên cứu
c.Xác định từ khóa
d.Định hướng nghiên cứu

Câu 2
Câu hỏi nào quan trọng nhất cần cân nhắc trước khi viết tổng quan tài liệu:
a.Dùng lối viết chủ động hay bị động?
b.Luận điểm chính là gì trong phần tổng quan?
c.Sử dụng thì nào (hiện tại/quá khứ hay tương lai)?
d.Đã có đủ thông tin, số liệu chưa?

Câu 3
Khi tìm kiếm tài liệu, nhà nghiên cứu cần tìm các nguồn:
a.Tài liệu có sẵn và số liệu từ các nguồn dễ kiếm
b.Tài liệu trên mạng đã và chưa công bố
c.Tài liệu đã công bố và chưa công bố tin cậy
d.Tài liệu trên mạng và đã công bố

Câu 4
Vai trò của tổng quan tài liệu là:
a.Tìm hiểu về một vấn đề quan tâm để dự kiến các kết quả mong đợi.
b.Tìm hiểu về một vấn đề quan tâm từ đó xác định các con đường đi phù hợp
c.Tìm hiểu về một vấn đề quan tâm từ đó định hướng nghiên cứu
d.Tìm hiểu về một vấn đề quan tâm để xác định cái đích cần đạt

Câu 5
Loại nghiên cứu nào sau đây có giá trị khoa học cao nhất:
a.Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
b.Tổng quan hệ thống
c.Phân tích gộp (phân tích mê-ta)
d.Nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng

Câu 6
Khi trích dẫn nội dung có thể có những loại trích dẫn nào sau đây:
a.Trích dẫn theo nội dung và ý nghĩa theo từng chủ đề
b.Trích dẫn theo ý tưởng và nội dung
c.Trích dẫn theo câu, đoạn và ý.
d.Trích dẫn theo câu và đoạn

Câu 7
Các bước tiến hành tìm kiếm tài liệu:
a.Xác định thông tin cần tìm kiếm, nguồn tìm kiếm, tiến hành tìm kiếm và đánh
giá, tổng hợp thông tin
b.Xác định thông tin cần tìm kiếm, nguồn tài liệu, tiến hành tìm kiếm và phân tích
tổng hợp thông tin.
c.Xác định thông tin cần tìm kiếm, nguồn tìm kiếm, chiến lược tìm kiếm và tiến hành
tìm kiếm
d.Xác định thông tin cần tìm kiếm, nguồn tìm kiếm và tiến hành tìm kiếm

Câu 8
a.Sử dụng công trình của người khác mà không biết nguồn gốc
b.Sử dụng nội dung hay ý tưởng của người khác không đúng mục đích.
c.Ăn cắp ý tưởng của người khác
d.Sử dụng nội dung hay ý tưởng của người khác mà không công bố nguồn

Câu 9
Tổng quan tài liệu là:
a.Tổng hợp một cách chi tiết các tài liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu quan tâm.
b.Tổng hợp một cách đầy đủ các tài liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu quan
tâm.
c.Tổng hợp một cách phù hợp các tài liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu quan tâm.
d.Tổng hợp một cách cơ bản các tài liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu quan tâm.

Câu 10
Tổng quan tài liệu giúp cho người nghiên cứu viết được phần nào của một báo cáo
hoặc công trình nghiên cứu:
a.Đặt vấn đề, tổng quan tài liệu, phương pháp nghiên cứu, và dự kiến kết quả và
bàn luận
b.Tổng quan tài liệu, mục tiêu nghiên cứu, chiến lược nghiên cứu, và kết quả dự kiến
c.Đặt vấn đề, tổng quan tài liệu, lựa chọn thiết kế, xây dựng công cụ nghiên cứu
d.Đặt vấn đề, tổng quan tài liệu, phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu và thống kê số
liệu

Bài 4: Thiết kế nghiên cứu

Câu 1
Một bác sĩ nhi khoa tiến hành nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa viêm tai
giữa mãn tính ở trẻ nhỏ và tiền sử viêm tai giữa mãn tính của bố mẹ trẻ đó. Từ số liệu
nghiên cứu, ông ta chọn 50 trẻ từ 1 đến 3 tuổi mắc viêm tai giữa ít nhất 3 lần trong
năm qua. Nhà nghiên cứu cũng chọn 50 trẻ cùng tuổi được điều trị bệnh khác. Ông
tiến hành phỏng vấn bố mẹ trẻ của cả 2 nhóm về tiền sử viêm tai của họ khi còn nhỏ.
Trong số trẻ bị viêm tai giữa tái lại có 30 trẻ có bố mẹ đã từng bị viêm tai giữa khi còn
nhỏ, chỉ có 20 trẻ trong nhóm mắc bệnh khác có bố mẹ có tiền sử này. Đây là thiết kế
nghiên cứu:
a. Nghiên cứu cắt ngang
b. Nghiên cứu thuần tập tiến cứu
c. Nghiên cứu bệnh chứng
d. Nghiên cứu thực nghiệm

Câu 2
Trong 1 nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ nghi ngờ của các dị tật ống thần kinh, số
liệu về nhóm trẻ sơ sinh mắc chứng gai đôi tại 1 bệnh viện sản khoa lớn trong vòng 6
tháng được thu thập. Nhà nghiên cứu cũng chọn một nhóm trẻ khoẻ mạnh tại cùng
bệnh viện trong cùng khoảng thời gian đó. Các bà mẹ của 2 nhóm trẻ này được hỏi về
việc sử dụng vitamin trước sinh của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bà mẹ của
trẻ khỏe mạnh dùng nhiều vitamin trước sinh hơn các bà mẹ của trẻ dị tật gai đôi có ý
nghĩa thống kê (p > 0,001). Thiết kế nghiên cứu này là:
a. Nghiên cứu thuần tập
b. Nghiên cứu bệnh chứng
c. Nghiên cứu thực nghiệm
d. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng

Câu 3
Thiết kế nghiên cứu lấy số liệu từ các bệnh án của bệnh nhân lưu tại bệnh viện trong
10 năm thuộc nhóm nghiên cứu nào dưới đây?
a. Nghiên cứu dọc hồi cứu
b. Nghiên cứu ngang tiến cứu
c. Nghiên cứu ngang hồi cứu
d. Nghiên cứu nghiên cứu dọc tiến cứu

Câu 4
Thiết kế nghiên cứu lấy số liệu từ các bệnh án được thiết kế theo mẫu bệnh án nghiên
cứu và thu thập trên bệnh nhân vào viện trong vòng 6 tháng tới thuộc nhóm nghiên
cứu nào dưới đây?
a. Nghiên cứu dọc hồi cứu
b. Nghiên cứu ngang tiến cứu
c. Nghiên cứu ngang hồi cứu
d. Nghiên cứu nghiên cứu dọc tiến cứu

Câu 5
Thiết kế nghiên cứu mối tương quan giữa các nguy cơ trong quá trình mang thai ảnh
hưởng đến mẹ và con khi sinh lấy số liệu từ bệnh án của các sản phụ được khám thai
định kỳ tại bệnh viện trong 10 năm trước đây thuộc nhóm nghiên cứu nào dưới đây?
a. Nghiên cứu dọc hồi cứu
b. Nghiên cứu ngang tiến cứu
c. Nghiên cứu ngang hồi cứu
d. Nghiên cứu nghiên cứu dọc tiến cứu

Câu 6
Thiết kế nghiên cứu mối tương quan giữa các nguy cơ trong quá trình mang thai ảnh
hưởng đến mẹ và con khi sinh lấy số liệu từ bệnh án của các sản phụ sẽ đến khám thai
định kỳ tại bệnh viện trong những năm tới thuộc nhóm nghiên cứu nào dưới đây?
a. Nghiên cứu dọc hồi cứu
b. Nghiên cứu ngang tiến cứu
c. Nghiên cứu ngang hồi cứu
d. Nghiên cứu dọc tiến cứu

Câu 7
Nghiên cứu ngang là:
a. Thu thập, sử dụng số liệu nhiều lần để theo dõi quá trình chăm sóc, điều trị của
bệnh nhân
b. Thu thập, sử dụng số liệu hiện tại và cả trong quá khứ của bệnh nhân
c. Thu thập, sử dụng số liệu của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu
d. Thu thập, sử dụng số liệu cả trong quá khứ và tương lại của bệnh nhân

Câu 8
Nghiên cứu nào dưới đây KHÔNG thuộc nhóm nghiên cứu quan sát?
a. So sánh hàm lượng nicotin trong máu của công nhân nhà máy sản xuất thuốc lá so
với nhà máy dệt may;
b. So sánh tỷ lệ mắc viêm phế quản của nhóm người có hút thuốc lá so với nhóm
không hút thuốc lá;
c. So sánh tỷ lệ ung thư phổi trên chuột được nuôi trong môi trường có khói
thuốc lá so với nhóm chuột đối chứng (nghiên cứu can thiệp)
d. So sánh tỷ lệ bà mẹ có hút thuốc lá trong quá trình mang thai giữa nhóm trẻ có suy
dinh dưỡng bào thai và nhóm trẻ bình thường

Câu 9
Trong số các nghiên cứu dưới đây, nghiên cứu nào tính được tỷ lệ hiện mắc.
a. Nghiên cứu thuần tập
b. Nghiên cứu bệnh chứng
c. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
d. Nghiên cứu mô tả loạt bệnh phổ biến

Câu 10
Trong số các nghiên cứu dưới đây, nghiên cứu nào tính được tỷ lệ mới mắc:
a. Nghiên cứu ngang
b. Nghiên cứu bệnh chứng
c. Nghiên cứu thuần tập
d. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng

Bài 5: Biến số, kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu


Câu 1:
Ưu điểm của kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp
a.Chi phí cao
b.Phụ thuộc vào năng lực người phỏng vấn
c.Thu thập số liệu nhanh
d.Phụ thuộc vào thời gian người được phỏng vấn

Câu 2
Bệnh án nghiên cứu cần phải được xây dựng vì:
a.Thông tin trong bệnh án điều trị không chính xác
b.Thông tin trong bệnh án nghiên cứu bắt buộc phải thu thập mới trên bệnh nhân
c.Thông tin trong bệnh án nghiên cứu cần phải được tổng hợp, lượng hóa, ghi
chép thông tin để xử lý thống kê
d.Thông tin trong bệnh án NC khác hoàn toàn với bệnh án điều trị

Câu 3
Kỹ thuật thu thập số liệu nào áp dụng cho nghiên cứu định tính
a.Đo lường các giá trị sinh học
b.Phỏng vấn sâu
c.Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền
d.Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi cấu trúc

Câu 4
Nguồn số liệu nào KHÔNG được coi là tài liệu sẵn có:
a.Báo cáo, sổ sách
b.Bệnh án, kết quả xét nghiệm
c.Người nghiên cứu trực tiếp đo lường, phỏng vấn
d.Kết quả nghiên cứu trước đó

Câu 5
Khi lựa chọn các công cụ nghiên cứu nên:
a.Tập huấn đầy đủ cho những người tham gia thu thập số liệu
b.Sử dụng cùng một loại công cụ đo lường cho một biến số
c.Chuẩn hóa công cụ trước khi thu thập số liệu
d.Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 6
Nhiệt độ không khí của một phân xưởng sản xuất
a.Biến khoảng chia
b.Biến tỷ suất
c.Biến danh mục
d.Biến thứ hạng

Câu 7
Nhược điểm của kỹ thuật hồi cứu thông tin
a.Số liệu nhiều
b.Từ nhiều nguồn
c.Từ nhiều năm
d.Độ tin cậy thấp

Câu 8
Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm nhằm xác định:
a.Mức độ quan hệ nhân quả
b.Tỷ lệ mới mắc
c.Tỷ lệ hiện mắc
d.Căn nguyên của vấn đề nghiên cứu

Câu 9
Biến độc lập là
a.Hậu quả của bệnh
b.Bệnh
c.Các vấn đề nghiên cứu
d.Yếu tố nguy cơ

Câu 10
Việc lựa chọn loại thiết kế nghiên cứu phù hợp chủ yếu dựa vào:
a.Kinh phí nghiên cứu
b.Thời gian nghiên cứu
c.Mục tiêu nghiên cứu
d.Kinh nghiệm của người nghiên cứu

Bài 6: Chọn mẫu và tính cỡ mẫu

Câu 1
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống là:
A. Các cá thể trong quần thể đều có cùng cơ hội được chọn vào mẫu
B. Cá thể được chọn đầu tiên không nhất thiết phải được chọn ngẫu nhiên.
C. Các cá thể được chọn vào mẫu không phân tán rải rác trong cả quần thể.
D. Cỡ mẫu phải nhân với hệ số thiết kế để tăng tính đại diện

Câu 2
Chọn mẫu chùm có những đặc điểm sau:
A. Tiêu thức nghiên cứu giữa các chùm tương đối đồng nhất, trong khi tiêu thức
này giữa các cá thể trong từng chùm là khác nhau.
B. Tính đại diện cho quần thể của mẫu cao hơn các phương pháp chọn mẫu xác suất
khác khi chúng có cùng cỡ mẫu.
C. Độ phân tán của mẫu trong quần thể lớn hơn các phương pháp chọn mẫu khác, do
vậy thường tốn kém kinh phí hơn cho việc đi lại.
D. Thường ít được sử dụng cho các nghiên cứu trong 1 pham vi rộng lớn với 1 quần
thể dân cư lớn

Câu 3
Để tăng tính đại diện cho quần thể và tính chính xác cho mẫu, trong phương pháp
chọn mẫu chùm cần phải:
A. Giảm cỡ mẫu.
B. Chọn kích cỡ chùm nhỏ.
C. Chọn các chùm gần nhau.
D. Chọn các chùm có kích cỡ bằng nhau.

Câu 4
Trong phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, các phân tích thống kê (Độ lêch,
giá trị trung bình) sẽ được tính toán theo cách:
A. Tính trên toàn bộ bộ mẫu là tổng mẫu của tất cả các tầng để cho kết quả của toàn
bộ quần thể.
B. Tính riêng cho từng tầng sau đó lấy trung bình cộng để cho kết quả của toàn bộ
quần thể.
C. Tính riêng cho từng tầng sau đó kết hợp lại trên cơ sở kích cỡ của tầng có kết quả
lớn nhất và nhỏ nhất bằng phương pháp cân bằng trọng để cho kết quả của toàn bộ
quần thể.
D. Tính riêng cho từng tầng sau đó kết hợp lại trên cơ sở kích cỡ của từng tầng
bằng phương pháp cân bằng trọng để cho kết quả của toàn bộ quần thể.

Câu 5
Mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tỷ lệ là:
A. Mẫu đạt được bởi phân chia các cá thể của quần thể nghiên cứu thành các
tầng và trong mỗi tầng việc chọn mẫu được thực hiện một cách ngẫu nhiên.
B. Mẫu đạt được bởi phân chia các cá thể của quần thể nghiên cứu thành các nhóm
riêng rẽ được gọi là tầng sau đó trong mỗi tầng sẽ chọn mẫu theo phương pháp không
xác suất.
C. Mẫu phân tầng được chỉ định khi giữa các tầng tương đối đồng nhất.
D. Chọn mẫu phân tầng đồng nghĩa với phân tích tầng.

Bài 7: phân tích số liệu

Câu 1
Dùng trắc nghiệm thống kê nào đúng khi so sánh hàm lượng đường máu hai nhóm
trước và sau can thiệp (giả sử số liêu phân bố chuẩn)?
a.Test Khi bình phương
b.T test ghép cặp
c.T test độc lập
d.Anova test

Câu hỏi 2
Dùng trắc nghiệm thống kê nào đúng khi so sánh hàm lượng đường máu hai nhóm
bệnh nhân già và trẻ (giả sử số liêu phân bố chuẩn)?a.
Anova test
b.T test độc lập
c.T test ghép cặp
d.Test Khi bình phương

Câu hỏi 3
Dùng trắc nghiệm thống kê nào để so sánh trị số huyết áp của 3 nhóm bệnh nhân (trẻ,
già, trung niên) (giả sử số liệu chuẩn và phương sai đồng nhất)
a.Anova test
b.Test Khi bình phương
c.T test ghép cặp
d.T test độc lập

Câu hỏi 4
Nghiên cứu về tỷ lệ đáp ứng điều trị cảu 2 thuốc cho kết quả: Thuốc A tỷ lệ đáp ứng là
50%, khoảng tin cậy 95% từ 36% đến 74%. Thuốc B tỷ lệ đáp ứng 30%, khoảng tin
cậy 95% là 24% đến 37%. Kết luận nào sau đây đúng:
a.Sự khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức α
b.0.05
c.Thuốc A tốt hơn
d.Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức α
e.0.05
f.Thuốc B tốt hơn

Câu hỏi 5: trên học liệu k có đáp án nào đúng cả


Dùng trắc nghiệm thống kê nào khi so sánh hai tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ
a.Test Khi bình phương
b.T test độc lập
c.Anova test
d.T test ghép cặp

Câu hỏi 6
Dùng trắc nghiệm thống kê nào đúng khi so sánh hàm lượng đường máu hai nhóm
bệnh nhân già và trẻ (giả sử số liêu phân bố không chuẩn)?
a.Mann Whitney test
b.Kruskal Wallis test
c.Sign test
d.Test Khi bình phương

Câu hỏi 7
Khi nghiên cứu về tác dụng của thuốc X trong điều trị bệnh tim, giả thuyết cho rằng
thuốc X không có tác dụng điều trị bệnh tim là giả thuyết
a.Hb
b.Ha
c.H0
d.H1

Câu hỏi 8
Dùng trắc nghiệm thống kê nào để so sánh trị số huyết áp của 3 nhóm bệnh nhân (trẻ,
già, trung niên) (giả sử số liệu phân bố không chuẩn)Dùng trắc nghiệm thống kê nào
để so sánh trị số huyết áp của 3 nhóm bệnh nhân (trẻ, già, trung niên) (giả sử số liệu
phân bố không chuẩn)
a.Sign test
b.Test Khi bình phương
c.Mann Whitney test
d.Kruskal Wallis test

Câu hỏi 9
Mức ý nghĩa thống kê cho phép chúng ta loại bỏ sai lầm loại nào
a.Sai lầm loại I
b.Sai lầm loại II
c.Sai lầm do các yếu tố nhiễu
d.Sai lầm do chọn mẫu

Câu hỏi 10
Dùng trắc nghiệm thống kê nào đúng khi so sánh hàm lượng đường máu hai nhóm
trước và sau can thiệp (giả sử số liêu phân bố không chuẩn)?
a.Wilcoxon độc lập
b.T test ghép cặp
c.T test độc lập
d.Wilcoxon ghép cặp

Bài 8:

Câu 1
Biểu đồ so sánh tương quan của hai biến định lượng là
a.Biểu đồ cột
b.Biểu đồ đường thẳng
c.Biểu đồ tròn
d.Biểu đồ đám mây

Câu hỏi 2
Biến số định tính được phân nhóm từ một biến định lượng nên trình bày bằng
a.Biểu đồ tròn
b.Biểu đồ đường gấp khúc
c.Biểu đồ hộp
d.Biểu đồ cột liên tục

Câu hỏi 3
Vạch giữa của biểu đồ hộp là
a.Trung bình
b.Tứ phân vị
c.Độ lệch chuẩn
d.Trung vị

Câu hỏi 4
Yêu cầu của trình bày số liệu bằng bảng và biểu đồ
a.Biểu đồ 3D sẽ biểu diễn tốt hơn 2D
b.Đơn giản, tự giải thích
c.Đưa càng nhiều số liệu trong một bảng càng tốt
d.Số liệu có trong biểu đồ cần trình bày trong bảng trước đó

Câu hỏi 5
Để so sánh tỷ lệ mắc bệnh ở 3 nhóm của hai huyện, nên sử dụng biểu đồ
a.Biểu đồ cột liên tục
b.Biểu đồ chấm
c.Biểu đồ cột chồng
d.Biểu đồ tròn

Câu hỏi 6
Bảng trống là bảng
a.Số liệu một chiều
b.Không có số liệu trong các ô thân bảng
c.Số liệu hai chiều
d.Số liệu giả định

Câu hỏi 7
Biểu đồ nào cho thấy thông tin về phân bố số liệu
a.Biều đồ cột chồng
b.Biểu đồ đường gấp khúc
c.Biểu đồ tròn
d.Biểu đồ hộp

Câu hỏi 8
Số liệu thống kê của một xã cho biết, năm 2002, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới
5 tuổi là 27%, trong đó 7% là suy dinh dưỡng độ 3, 12% là suy dinh dưỡng độ 2 và
8% là suy dinh dưỡng độ 1. Loại biểu đồ nào KHÔNG thích hợp cho số liệu này:
a.Biểu đồ hình tròn
b.Biểu đồ cột ngang
c.Biểu đồ cột dọc
d.Biểu đồ đa giác

Câu hỏi 9
Câu nào trong các ý sau đây là SAI
a.Bảng trống là bảng dự kiến để trình bầy kết quả phân tích số liệu theo các biến số
b.Trình bầy bảng, biểu, đồ thị là một dạng của phân tích mô tả
c.Trình bầy bảng, biểu, đồ thị là một dạng của phân tích mô tả
d.Bảng một chiều dùng để trình bầy mối liên quan giữa 2 hay nhiều biến số
Bài 9: Sai số

Câu 1
Sai số ngẫu nhiên có thể khắc phục bằng các cách:
a.Tăng cỡ mẫu nghiên cứu
b.Tập huấn kỹ điều tra viên
c.Chuẩn hóa bộ công cụ nhập liệu
d.Áp dụng kỹ thuật làm mù và giám sát chặt chẽ

Câu hỏi 2
Tiêu chuẩn của một yếu tố nhiễu TRỪ
a.Là yếu tố trung gian giữa phơi nhiễm và bệnh
b.Có liên quan đến phơi nhiễm nhưng không phụ thuộc vào phơi nhiễm
c.Có tác động đên mối liên quan giữa phơi nhiễm và bệnh
d.Là yếu tố nguy cơ đối với bệnh

Câu hỏi 3
Sai số ngẫu nhiên là
a.Nhiễu
b.Sai số chọn
c.Sai số do chọn mẫu
d.Sai số nhớ lại

Câu hỏi 4
Có thể xác định được yếu tố nhiễu bằng
a.Phân tích phân tầng
b.Thống kê mô tả
c.Kiểm định giả thuyết
d.Ước lượng khoảng

Câu hỏi 5
Các kỹ thuật dưới đây dùng để khử nhiễu TRỪ:
a.Phân tích tương quan
b.Phân tích phân tầng
c.Hồi quy đa biến
d.Nghiên cứu ghép cặp

Câu hỏi 6
Ưu điểm của nghiên cứu ghép cặp
a.Khó chọn được cặp ghép đúng tiêu chí
b.Ghép được nhiều yếu tố để khử nhiễu
c.Khử được một số yếu tố nhiễu
d.Cỡ mẫu nhỏ vẫn khống chế được nhiễu

Câu hỏi 7
Sai số hệ thống là
a.Yếu tố trung gian giữa yếu tố nguy cơ và bệnh
b.May rủi giữa các lần chọn cá thể vào nghiên cứu
c.Sự biến thiên của mẫu không kiểm sát được
d.Bất kỳ sai phạm nào trong quá trình làm nghiên cứu

Câu hỏi 8
Trong quá trình phỏng vấn, đối tượng nghiên cứu không nhớ chính xác những sự việc
xẩy ra cách đây 1 tháng, sai số này là:
a.Nhiễu
b.Sai số ngẫu nhiên
c.Sai số hệ thống
d.Sai số chọn

Câu hỏi 9
Trong nghiên cứu ghép cặp, mỗi ô trong bảng 2x2 là
a.Tần số quan sát
b.Số cặp
c.Trung bình
d.Trung vị

Câu hỏi 10
Cách khắc phục sai số hệ thống là
a.Tăng cỡ mẫu nghiên cứu
b.Chọn mẫu xác suất
c.Chuẩn hóa công cụ nghiên cứu
d.Ước lượng tham số quần thể từ tham số mẫu

You might also like