You are on page 1of 6

CHƯƠNG 2

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ


I. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
1. Ưu điểm của điều tra toàn bộ là:
a. Cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, toàn diện và trực tiếp.
b. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
c. Có thể được sử dụng trong mọi trường hợp.
2.Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn gián tiếp:
a. Tiết kiệm được chi phí.
b. Dễ tổ chức.
c. Tiết kiệm được thời gian
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
3. Căn cứ vào phạm vi điều tra, điều tra thống kê gồm:
a. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên
b. Điều tra chọn mẫu và điều tra trọng điểm
c. Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ
4. Căn cứ vào tính liên tục,tính hệ thống của các cuộc điều tra, điều tra thống
kê gồm:
a. Điều tra thường xuyên và điều tra toàn bộ
b. Điều tra thường xuyên và điều tra không toàn bộ
c. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên
d. Tất cả các phương án trên đều sai
5. Thời điểm điều tra là:
a. Mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra phải thu thập
thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó.
b. Độ dài thời gian để nhân viên điều tra đi thu thập tài liệu.
c. Độ dài thời gian có sự tích luỹ về mặt lượng của hiện tượng đang được
điều tra.
6. Nhược điểm của phương pháp phỏng vấn trực tiếp là:
a. Không đảm bảo chất lượng của các tài liệu thu được
b. Tốn kém về thời gian
c. Tốn kém về chi phí
d. Cả b và c
7. Sử dụng điều tra toàn bộ trong các trường hợp sau:
a. Tổng điều tra dân số
b. Điều tra về chất lượng của sản phẩm.
c. Chấm công cho người lao động
d. Cả a và c
8. Điều tra không toàn bộ bao gồm:
a. Điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra thường xuyên
b. Điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề
c. Điều tra chọn mẫu, điều tra chuyên đề, điều tra thường xuyên
9. Yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê:
a. Trung thực, chính xác, khách quan
b. Đầy đủ
c. Kịp thời
d. Tất cả các phương án trên
10.Điều tra chọn mẫu là một loại:
a. Điều tra không toàn bộ
b. Điều tra toàn bộ
c. Cả a và b
9. Phương pháp trình bày dữ liệu thống kê gồm:
a. Phân tổ thống kê và đồ thị thống kê
b. Bảng thống kê và đồ thị thống kê
c. Trình bày dữ liệu và phân tổ thống kê
d.Tất cả các phương án trên đều sai.
10. Phân tổ thống kê:
a. Phân chia các đơn vị trong tổng thể nghiên cứu thành các tổ có tính chất
khác nhau
b. Căn cứ vào tiêu thức thống kê để tiến hành phân tổ
c. Căn cứ vào một hay một số tiêu thức thống kê
d. Cả a và b
e. Cả a và c
11. Căn cứ vào nhiệm vụ của phân tổ thống kê, phân tổ thống kê gồm:
a. Phân tổ phân loại và phân tổ kết cấu
b. Phân tổ phân loại và phân tổ liên hệ
c. Phân tổ kết cấu và phân tổ liên hệ
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
12. Tiêu thức phân tổ:
a. Tiêu thức thuộc tính
b. Tiêu thức số lượng
c. Tiêu thức thống kê được chọn ra để tiến hành phân tổ thống kê
13.Phân tổ theo tiêu thức số lượng:
a. Mỗi lượng biến thành lập một tổ.
b. Phải phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau.
c. Phân tổ theo khoảng cách tổ không bằng nhau.
d. Dựa vào mục đích, tính chất, đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu và tiêu
thức phân tổ để xác định số tổ.
14. Khoảng cách của mỗi tổ trong trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ
được xác định:
a. Chênh lệch giữa giá trị giới hạn trên và giá trị giới hạn dưới của mỗi tổ
b. Được xác định theo công thức:h= X max −X min
n
c. Cả a, b đều đúng
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
15. Các thông tin thu thập được từ điều tra thông kê, phản ánh:
a. Các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu
b. Tình hình thực tế của hiện tượng một cách khách quan
c. Sự chính xác tuyệt đối hiện tượng nghiên cứu
d. Đáp án khác
16. Từ đơn vị mẫu cấp 1, ta chọn ra đơn vị mẫu cấp 2 và từ đơn vị mẫu cấp
2 ta chọn ra đơn vị mẫu cấp 3... đây là phương pháp tổ chức chọn mẫu:
a. Hệ thống
b. Phân tầng (chọn mẫu nhiều cấp)
c. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
d. Đáp án khác
17. Trường hợp nào dưới đây không áp dụng với điều tra chọn mẫu
a. Tổng thể bộ lộ
b. Thông tin các đơn vị không đầy đủ
c. Các đơn vị trong tổng thể nghiên cứu phải có đầy đủ thông tin
d. Tổng thể tiềm ẩn
18. Căn cứ vào danh sách của 1000 hộ gia đình, điều tra mức sống của 200
hộ gia đình từ danh sách ban đầu. Với khoảng cách chọn mẫu là 5, người ta chọn
hộ gia đình đầu tiên ở vị trí thứ 3. Phương pháp chọn mẫu được áp dụng trong
trường hợp này:
a. Chọn mẫu phân tầng
b. Chọn mẫu ngẫu nhiên
c. Chọn mẫu hệ thống
d. Chọn mẫu phi ngẫu nhiên
19. Khi tiến hành điều tra, các thông tin trong bảng hỏi, cần:
a. Thu thập đầy đủ
b. Căn cứ vào đặc điểm của đối tượng phỏng vấn để thu thập
c. Căn cứ vào tình huống phỏng vấn cụ thể để thu thập
d. Đáp án khác
20. Điều tra chuyên môn là loại điều tra
a. Điều tra không thường xuyên
b. Điều tra thường xuyên
c. Theo con đường hành chính bắt buộc
d. Đáp án khác
21. Nguồn dữ liệu trong thống kê gồm:
a. Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
b. Dữ liệu định tính và dự liệu định lượng
c. Dữ liệu thứ cấp và dự liệu định lượng
d. Đáp án khác
22. Kết quả phân tổ thống kê không được dùng để:
a. Đánh giá đặc điểm của hiện tượng
b. Phân tích cơ cấu các đơn vị trong tổng thể
c. Mối liên hệ giữa các tiêu thức trong tổng thể
d. Dự báo
II. Lựa chọn đúng (sai)
1. Điều tra toàn bộ là thu thập tài liệu trên một số các đơn vị thuộc đối tượng
điều tra. S
2. Điều tra thường xuyên được tiến hành đối với những hiện tượng ít biến
động, biến động chậm. S
3. Phương pháp phỏng vấn gián tiếp có tỉ lệ thu hồi phiếu cao. S
4.Ưu điểm của phỏng vấn gián tiếp là có thể đảm bảo chất lượng của các tài
liệu thu được. S
5.Yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê là: trung thực, khách quan, đầy đủ và
kịp thời. S thiếu chính xác
6. Ưu điểm của điều tra chọn mẫu là không có sai số. S
7. Điều tra toàn bộ không có sai số điều tra. S
8. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sai số trong điều tra chọn mẫu là
do lựa chọn các đơn vị điều tra không đảm bảo tính đại diện Đ
9. Phân tổ không có khoảng cách tổ được sử dụng trong trường hợp tiêu thức
phân tổ có số lượng các lượng biến ít Đ
10. Việc xác định khoảng cách của mỗi tổ được căn cứ vào sự chênh lệch
giữa giá trị giới hạn trên và giá trị giới hạn dưới trong trường hợp phân tổ đều. S
11. Khoảng cách của mỗi tổ có thể được xác định căn cứ vào sự chênh lệch
giữa giá trị giới hạn dưới và giá trị giới hạn trên ở từng tổ. S
12. Tổ mở chỉ là tổ không xác định được giá trị giới hạn dưới. S
13. Phân tổ mở được sử dụng trong trường hợp xuất hiện các lượng biến đột
xuất hoặc các lượng biến có sự phân tán quá lớn. Đ
14. Việc xác định khoảng cách của tổ mở được căn cứ vào khoảng cách của
tổ gần chúng nhất Đ
15. Dãy số phân phối là dãy số có các lượng biến được sắp xếp theo thứ tự
tăng dần.
16. Điều tra chuyên đề chỉ tiến hành điều tra một hoặc một số đơn vị thuộc
tổng thể chung Đ
17. Phân tổ không có khoảng cách tổ có thể được áp dụng với tiêu thức
thuộc tính. S

You might also like