You are on page 1of 61

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN THỐNG KÊ - PHÂN TÍCH


BÀI TẬP

NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

(Tài liệu lưu hành nội bộ)


HÀ NỘI - 2020
Lời nói đầu

Để đáp ứng yêu cầu về công tác giảng dạy, phục vụ học tập cũng
như góp phần bổ sung kiến thức thực tế cho sinh viên trường Đại Học
Thương Mại, Bộ môn Thống kê – phân tích, Khoa Kế toán – Kiểm
toán đã tiến hành biên soạn lại cuốn bài tập Nguyên lý Thống kê. Tập
thể tác giả đã nghiên cứu, xây dựng các bài tập có tính thiết thực, phù
hợp hơn với tình hình thực tiễn của hoạt động kinh tế - xã hội. Tham
gia biên soạn gồm các giáo viên: Nguyễn Thị Mai, Trần Ngọc Trang,
Hoàng Thị Tâm, Phạm Thị Thu Hoài, Tô Thị Vân Anh, Lê Thị Trâm
Anh, Nguyễn Thị Thu Hương.
Trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi những thiếu sót, Bộ
môn rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc, để khi tái bản cuốn
sách sẽ hoàn thiện hơn.

Bộ môn Thống kê - Phân tích

1
2
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các trường hợp
sau:
Bài 1:
Nội dung nào sau đây thuộc đối tượng nghiên cứu của khoa học
Thống kê :
a. Các quy luật kinh tế xã hội .
b. Mặt lượng của hiện tượng kinh tế xã hội
c. Mặt chất của hiện tượng kinh tế xã hội
d. Mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của hiện tượng kinh
tế xã hội.
Bài 2:
1. Tổng thể thống kê là:
a. Tập hợp các hiện tượng kinh tế - xã hội cần được nghiên cứu.
b. Tập hợp các đơn vị, phần tử cá biệt cần được quan sát và
phân tích
c. Tập hợp các đơn vị cần được thu thập tài liệu.
d. Tập hợp các đặc điểm, tính chất của hiện tượng kinh tế - xã hội.
2. Để nhận biết tổng thể đồng chất, cần dựa trên cơ sở:
a. Mặt lượng
b. Mặt chất
c. Mục đích nghiên cứu
d. Thời gian nghiên cứu

3
3. Tổng thể bộc lộ trong các trường hợp sau:
a. Tổng thể sinh viên của một trường đại học
b. Tổng thể sinh viên yêu thích nghệ thuật
c. Tổng thể sinh viên có sở trường đá bóng
d. Cả b và c
Bài 3:
1. Tiêu thức thống kê là:
a. Đặc điểm của hiện tượng kinh tế - xã hội
b. Phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của
hiện tượng.
c. Khái niệm chỉ đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra để
nghiên cứu.
2. Các tiêu thức sau đây của người dân, tiêu thức nào không phải là
tiêu thức thuộc tính:
a. Trình độ học vấn
b. Thâm niên công tác
c. Tình trạng hôn nhân
d. Nghề nghiệp
3. Các tiêu thức sau đây của doanh nghiệp, tiêu thức nào không phải là
tiêu thức số lượng
a. Ngành nghề kinh doanh
b. Số lượng lao động
c. Sản lượng sản xuất
d. Giá thành đơn vị sản phẩm

4
Bài 4
1. Chỉ tiêu thống kê:
a. Là khái niệm để chỉ đặc điểm của đơn vị tổng thể
b. Các số liệu thu thập được về hiện tượng nghiên cứu
c. Phản ánh quy mô, khối lượng cua hiện tượng số lớn.
d. Phản ánh mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của
hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
2. Chỉ tiêu nào sau đây là chỉ tiêu khối lượng:
a. Năng suất lao động
b. Sản lượng sản xuất
c. Giá thành đơn vị sản phẩm
d. Cả a và c
3. Chỉ tiêu nào là chỉ tiêu chất lượng:
a. Tổng số lao động
b. Doanh thu
c. Chi phí kinh doanh
d. Thu nhập trung bình 1 lao động
Bài 5: Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh:
a. Các đặc điểm quan trọng nhất của tổng thể
b. Các mặt quan trọng nhất của đơn vị tổng thể
c. Mối liên hệ của tổng thể với hiện tượng khác
d. Các mặt, các tính chất quan trọng, các mối liên hệ cơ bản giữa
các mặt của hiện tượng nghiên cứu và hiện tượng khác có liên quan.
Bài 6: Từ một tổng thể thống kê mà sinh viên liên hệ trong thực tế,
hãy xác định: đơn vị tổng thể, liệt kê 5 tiêu thức thống kê và 2 chỉ tiêu
thống kê.

5
CHƯƠNG II
ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Bài 7:
Hãy xác định và giải thích các cuộc điều tra thống kê sau đây thuộc
về hình thức tổ chức, loại và phương pháp điều tra nào?
1. Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc vào ngày 1/4/2019.
2. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016
3. Điều tra lao động việc làm năm 2013
4. Báo cáo tình hình hàng hoá tồn kho (0 giờ ngày 1-1 và 1-7
hàng năm) của các doanh nghiệp thương mại.
5. Báo cáo thống kê định kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp theo năm
Bài 8:
Hãy xây dựng một phương án điều tra về tình hình sử dụng thời
gian của sinh viên trong một trường đại học. Mục đích cuộc điều tra là
xác định xem trung bình sinh viên đã dành bao nhiêu thời gian trong
ngày cho các khâu (lên lớp, tự học, thể thao, nghỉ ngơi và các công
việc khác) để có kế hoạch sử dụng thời gian hợp lý.
Bài 9:
Địa phương X cần tổ chức một cuộc điều tra thống kê nhằm
nghiên cứu số lượng, kết cấu và trình độ văn hoá của các cán bộ, giáo
viên ngành giáo dục phổ thông trong địa phương. Yêu cầu xác định:
1. Đối tượng điều tra ?
2. Đơn vị điều tra ?
3. Nội dung điều tra ?
4. Phương pháp điều tra ?
5. Hình thức tổ chức điều tra?
6
Bài 10:
1. Điều tra thống kê là:
a. Kiểm tra tài liệu thu thập được.
b. Bước cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê.
c. Tổ chức một cách khoa học theo kế hoạch thống nhất việc thu
thập tài liệu ban đầu của hiện tượng.
d. Tính toán, so sánh mặt lượng của hiện tượng.
2. Thời kì điều tra là:
a. Độ dài thời gian tiến hành cuộc điều tra.
b. Khoảng thời gian tiến hành quá trình nghiên cứu thống kê.
c. Khoảng thời gian quy định để thu thập tài liệu về hiện tượng
tích lũy trong thời gian đó.
d. Thời gian kết thúc điều tra
3. Thời điểm điều tra:
a. Mốc thời gian bắt đầu cuộc điều tra.
b. Mốc thời gian quy định để ghi chép thống nhất tài liệu ở tất cả
các đơn vị điều tra.
c. Độ dài thời gian tiến hành thu thập tài liệu.
d. Thời điểm kết thúc cuộc điều tra
Bài 11:
1. Điều tra toàn bộ là:
a. Thu thập tài liệu ở một số đơn vị được chọn ra từ hiện tượng
nghiên cứu
b. Thu thập tài liệu ở tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu
c. Thu thập tài liệu thường xuyên, liên tục ở một số đơn vị của
hiện tượng nghiên cứu

7
d. Thu thập tài liệu không thường xuyên, không liên tục về hiện
tượng nghiên cứu
2. Điều tra không toàn bộ là:
a. Thu thập tài liệu ở một số đơn vị được chọn ra từ hiện tượng
nghiên cứu
b. Thu thập tài liệu ở tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu
c. Thu thập tài liệu thường xuyên, liên tục về hiện tượng nghiên cứu
d. Thu thập tài liệu trong từng thời gian nhất định ở tất cả các đơn
vị của hiện tượng nghiên cứu
3. Loại điều tra không toàn bộ được sử dụng phổ biến nhất trong
nghiên cứu thống kê
a. Điều tra chọn mẫu
b. Điều tra trọng điểm
c. Điều tra chuyên đề
d. Cả a và b
4. Cuộc điều tra nào sau đây là điều tra không toàn bộ
a. Điều tra thu nhập và nhu cầu tiều dùng hộ gia đình
b. Tổng điều tra doanh nghiệp
c. Điều tra năng suất thu hoạch lúa
d. Cả a và c

8
CHƯƠNG III
TỔNG HỢP THỐNG KÊ
Bài 12:
1. Tổng hợp thống kê là:
a. Tập hợp tất cả các tài liệu của hiện tượng nghiên cứu.
b. Giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê.
c. Tiến hành phân chia các đơn vị của tổng thể.
d. Tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá tài liệu đã thu thập được
qua điều tra về hiện tượng nghiên cứu.
e. Phân tích, đánh giá mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
2. Phân tích và dự đoán thống kê thống kê là:
a. Sự tập trung, hệ thống hoá tài liệu thu thập được qua diều tra.
b. Xử lý tài liệu thu thập được
c. Toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê.
d. Biểu hiện bản chất cụ thể và tính quy luật của hiện tượng thông
qua mặt lượng. Tính toán mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Bài 13:
1. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê là:
a. Phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu.
b. Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu
c. Biểu hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội
d. Cả 3 phương án trên
2. Sau khi phân tổ thống kê một hiện tượng theo tiêu thức nào đó, các
đơn vị giữa các tổ phải :
a. Giống nhau về tính chất
b. Khác nhau về tính chất

9
c. Giống nhau về lượng
d. Khác nhau về lượng
3. Khi phân tổ thống kê hiện tượng theo tiêu thức số lượng, các tổ
được hình thành là do:
a. Sự khác nhau về lượng biến
b. Sự giống nhau về lượng biến
c. Sự giống nhau về loai hình
d. Sự khác nhau về loại hình
Bài 14:
Có tài liệu về bậc thợ của 40 công nhân trong một doanh nghiệp
như sau:
1 2 3 4 3 1 2 7 1 3
2 4 3 4 5 1 3 3 2 4
6 2 6 3 3 4 3 2 4 3
3 5 2 3 1 4 5 1 2 3
Hãy phân tổ tài liệu trên đây nhằm phản ánh tình hình phân phối
số công nhân của doanh nghiệp theo bậc thợ. Trình bày kết quả bằng
bảng thống kê. Cho nhận xét.
Bài 15:
Có tài liệu về năng suất lao động của các nhân viên bán hàng
trong công ty X như sau:
Năng suất lao động (trđ)
28,7 31,0 33,0 35,0 29,0 33,9
33,7 29,4 31,8 36,9 28,0 34,3
29,8 32,1 33,8 35,2 34,9 36,6
30,2 32,4 34,8 28,9 33,1 38,9
37,2 36,7 30,4 32,9 34,6 43,0
10
Hãy phân tổ các nhân viên theo mức năng suất lao động thành 5
tổ. Trình bày kết quả phân tổ bằng bảng thống kê. Cho nhận xét.
Bài 16 :
Để điều tra số con trong mỗi hộ gia đình ở một địa phương, người
ta chọn ra 80 hộ, thu được mẫu số liệu sau:
2 4 3 2 0 2 2 3 4 5
2 2 5 2 1 2 2 2 3 2
5 2 7 3 4 2 2 2 3 2
3 5 2 1 2 4 4 3 4 3
4 4 4 4 2 5 1 4 4 3
3 4 1 4 4 2 4 4 4 2
3 2 3 4 5 6 2 5 1 4
1 6 5 2 1 1 2 4 3 1

Yêu cầu: phân tổ các hộ gia đình theo tiêu thức số con; tính tần
suất của các tổ? vẽ đồ thị biểu diễn kết quả phân tổ
Bài 17: Thời gian hoàn thành một sản phẩm ở một nhóm công nhân
(Đơn vị: phút).
42 40 42 40 44 44 44 44 44 45
45 45 45 45 45 45 45 45 45 45
45 45 45 45 45 45 45 45 45 55
54 54 50 50 50 50 48 48 48 48
48 48 48 48 48 48 50 50 50 50
Yêu cầu:
1. Phân tổ các công nhân trên theo tiêu thức thời gian hoàn thành sản
phẩm thành 5 tổ có khoảng cách tổ đều nhau.

11
2. Trong 50 công nhân được khảo sát, những công nhân có thời gian
hoàn thành một sản phẩm từ 50 – 55 phút chiếm bao nhiêu phần trăm?
Bài 18:
Hãy phân tổ 2000 sinh viên ở một khoá học trong trường đại học
theo tiêu thức điểm trung bình. Trình bày kết quả bằng bảng thống kê.
Cho nhận xét.
Bài 19:
Doanh nghiệp X có 1000 công nhân. Sinh viên hãy phân tổ công
nhân theo tiêu thức “thu nhập trung bình 1 công nhân trong tháng”,
thành 5 tổ, có khoảng cách tổ mở. Lập bảng thống kê. Cho nhận xét về
tình hình đời sống sinh hoạt của công nhân trong doanh nghiệp.

12
CHƯƠNG IV
THỐNG KÊ MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG
KINH TẾ - XÃ HỘI
Bài 20:
Có tài liệu về giá trị sản lượng của 1 công ty như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Phân Quý I Quý II
xưởng Thực tế Kế hoạch Thực tế
A 4.000 4.200 4.368
B 6.600 7.260 7.623
C 5.000 5.400 5.508
Yêu cầu tính:
1. Các số tương đối động thái của mỗi phân xưởng và toàn công ty.
2. Số tương đối kế hoạch của mỗi phân xưởng và toàn công ty.
3. Số tương đối kết cấu về giá trị sản lượng của từng phân xưởng.
4. Cho nhận xét trên cơ sở tính toán ở trên.
Bài 21:
Có tài liệu thống kê về mức bán ra tại một cửa hàng như sau:
Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành
Loại hàng
(trđ) (trđ) kế hoạch
A 2.000 2.440 ?
B 6.000 ? 120
C ? 4.600 115
Yêu cầu:
1. Hãy tính các số liệu còn thiếu ở bảng trên.
2. Tính % hoàn thành kế hoạch chung cho cả 3 loại hàng của cửa
hàng trên.
13
Bài 22:
Có tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty thương mại X:
Mức tiêu thụ hàng hoá (trđ) Kỳ báo cáo
Phân theo
so với
nhóm hàng Kỳ gốc Kỳ báo cáo
kỳ gốc (%)
Toàn bộ hàng hoá 8.000 8.640 ?
Trong đó:
- Nhóm hàng A 5.400 ? 115
- Nhóm hàng B ? ? ?
Yêu cầu:
1. Tính các số liệu còn thiếu trong bảng thống kê trên.
2. Với số liệu trên, có thể tính được số tương đối nào? Hãy tính
các chỉ tiêu đó.
Bài 23:
1. Kế hoạch của doanh nghiệp dự kiến tăng giá trị tổng sản lượng
8% so với kỳ gốc. Thực tế so với kỳ gốc giá trị tổng sản lượng tăng
12%. Hãy tính số tương đối hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu trên.
2. Doanh nghiệp dự kiến hạ giá thành đơn vị sản phẩm 5% so với
kỳ gốc. Thực tế so với kỳ gốc giá thành đơn vị sản phẩm giảm 7%.
Hãy tính số tương đối hoàn thành kế hoạch giá thành.
Bài 24:
Năm N, mức bán ra của công ty X là 11.500 triệu đồng. Năm N+1
dự kiến mức bán ra tăng 25% so với năm N. Thực tế năm N+1 mức
bán ra là 17.135 triệu đồng; số nhân viên bình quân là 100 người,
trong đó số nhân viên trực tiếp kinh doanh là 65 người.
Yêu cầu tính:
1. Số tương đối hoàn thành kế hoạch mức bán ra năm N+1.

14
2. Số tương đối kết cấu, so sánh từng loại nhân viên năm N+1 của
công ty trên.
Bài 25:
Có tài liệu về mức tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp thương
mại sau:
Kế hoạch quý II % hoàn Thực tế
Thực tế Thực tế
Cửa thành quý II so
quý I Số tiền Tỷ trọng quý II
hàng kế hoạch với quý I
(trđ) (trđ) (%) (%)
quý II (%)
Số 1 1.800 2.000 ? 2.000 ? ?
Số 2 2.600 3.000 ? 3.600 ? ?
Số 3 3.200 ? ? 4.150 ? ?
Tổng ? 10.000 ? ? ? ?
Yêu cầu:
1. Hãy tính các số liệu còn thiếu trong bảng trên.
2. Nếu cửa hàng số 3 hoàn thành kế hoạch quý II thì % hoàn
thành kế hoạch mức tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Bài 26:
Diện tích đất đai của tỉnh X là 4.000 km2, dân số trung bình trong
năm là 808.000 người, cũng trong năm các cơ quan hành chính của
tỉnh đã đăng ký khai sinh 40.400 người và khai tử là 9.696 người.
Hãy tính:
1. Mật độ dân số của tỉnh.
2. Tỷ suất sinh, tỷ suất tử, tỷ suất tăng tự nhiên của nhân khẩu trong
tỉnh. Các chỉ tiêu trên thuộc loại chỉ tiêu gì?

15
Bài 27:
Có tài liệu về tình hình sản xuất của công ty X như sau:
Năng suất lao động Giá thành trung bình
Phân Số công nhân
trung binhg mỗi 1 tấn sản phẩm
xưởng (người)
công nhân (tấn) (trđ/ tấn)
A 100 25 8,2
B 80 26 8,0
C 200 30 8,5
Yêu cầu tính:
1. Năng suất lao động trung bình một công nhân toàn công ty.
2. Giá thành trung bình mối tấn sản phẩm toàn công ty.
Bài 28:
Có tài liệu thống kê tại một doanh nghiệp sau:
Kế hoạch mức bán ra Tỷ lệ hoàn thành
Cửa hàng
(trđ) kế hoạch (%)
Số 1 3.600 105
Số 2 4.400 110
Số 3 8.000 98
Số 4 5.000 95

1. Tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch trung bình về mức bán ra của


doanh nghiệp.
2. Nếu tất cả các cửa hàng đều hoàn thành và hoàn thành vượt
mức kế hoạch bán ra thì tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp
là bao nhiêu?

16
Bài 29:
Theo kế hoạch của xí nghiệp, giá thành đơn vị sản phẩm là 15
triệu đồng. Xí nghiệp đã giao cho 3 phân xưởng sản xuất thử với điều
kiện đầu tư chi phí sản xuất là như nhau.
Kết quả cho thấy:
- Phân xưởng A: giá thành một đơn vị sản phẩm là 14 triệu đồng.
- Phân xưởng B: giá thành một đơn vị sản phẩm là triệu đồng.
. - Phân xưởng C: giá thành một đơn vị sản phẩm là 18 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Tính giá thành trung bình thực tế 1 đơn vị sản phẩm của xí
nghiệp.
2. Tính % hoàn thành kế hoạch giá thành của toàn xí nghiệp.
Bài 30:
Kết quả kiểm tra chất lượng hàng tồn kho của công ty bách hoá X
như sau:
Tỷ lệ % giá trị
Giá trị hàng kém phẩm chất
Kho số hàng kém phẩm chất trong
(triệu đồng)
tổng giá trị hàng hoá
1 48 1,2
2 72 0,8
3 50 0,6
Yêu cầu:
1. Tính tỷ lệ % giá trị hàng kém phẩm chất chung cả 3 kho hàng.
2. Tổng giá trị hàng hoá của cả 3 kho vào thời điểm kiểm kê.

17
Bài 31:
a. Một nhóm 3 công nhân tiến hành sản xuất 1 loại sản phẩm
trong thời gian như nhau. Người thứ nhất sản xuất 1 sản phẩm hết 36
phút, người thứ hai hết 45 phút, người thứ ba hết 60 phút. Hãy tính
thời gian hao phí trung bình để sản xuất một sản phẩm của công nhân
nhóm đó.
b. Hai tổ công nhân (tổ một có 10 người, tổ hai có 12 người) cùng
sản xuất một loại sản phẩm trong thời gian như nhau. Tổ một mỗi
công nhân sản suất một sản phẩm hết 12 phút, tổ hai mỗi công nhân
sản xuất một sản phẩm hết 10 phút. Tính thời gian hao phí trung bình
để sản xuất một sản phẩm của công nhân cả 2 tổ.
Bài 32:
Có tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty N trong kỳ
báo cáo như sau:
- Cửa hàng A hoàn thành vượt mức kế hoạch 20%, doanh thu thực
tế là 321 triệu đồng.
- Cửa hàng B chỉ đạt 98% kế hoạch, mức tiêu thụ thực tế là 456
triệu đồng.
- Cửa hàng C so với kế hoạch mức tiêu thụ thực tế tăng 5% và đạt
420 triệu đồng.
Yêu cầu:
Lập bảng thống kê; tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch trung bình
về doanh thu trong kỳ báo cáo của toàn công ty.
Bài 33:
Có tài liệu về sản lượng và giá thành 1 loại sản phẩm tại hai doanh
nghiệp như sau:

18
Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B
Đợt sản Tỷ trọng Giá thành Tỷ trọng Giá thành
phẩm sản lượng đơn vị SP chi phí sản xuất đơn vị SP
(%) (triệu đồng) (%) (triệu đồng)
Đợt 1 20 13,0 30 13,2
Đợt 2 35 12,8 60 12,7
Đợt 3 45 12,5 10 12,0

Hãy so sánh giá thành trung bình đơn vị sản phẩm giữa hai xí
nghiệp và rút ra nhận xét.
Bài 34:
Có tài liệu về tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty
trong 2 quý cuối năm như sau:
Quý III Quý IV
Doanh thu
Đơn vị % hoàn thành Doanh thu % hoàn thành
kế hoạch
kế hoạch thực tế (trđ) kế hoạch
(trđ)
A 1.800 102 2.100 105
B 1.600 98 1.980 110
C 2.600 115 3.360 120

Hãy tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch trung bình về doanh thu của
toàn công ty:
1. Trong quý III
2. Trong quý IV
3. Trong 6 tháng cuối năm

19
Bài 35:
Có tài liệu về tình hình sản xuất ở doanh nghiệp X như sau:
Quý I Quý II
Phân Giá trị sản % hoàn thành Giá trị sản % hoàn thành
xuất thực tế xuất kế hoạch
xưởng kế hoạch kế hoạch
(trđ) (trđ)
A 9.900 110 9.000 108
B 6.860 98 6.000 95

Hãy tính:
1. Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch trung bình trong quý I; quý II và
6 tháng của doanh nghiệp trên.
2. Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm của mỗi phân xưởng.
3. Với tài liệu trên, có thể tính được những loại chỉ tiêu tương đối
nào? Hãy tính các chỉ tiêu đó.
Bài 36:
Có tài liệu về tiền lương của nhân viên thuộc công ty N như sau:
Tháng 5 Tháng 6
Tiền lương Tiền lương Tổng mức
Cửa Số nhân viên
trung bình trung bình tiền lương
hàng (người)
(1000đ) (1000đ) (1000đ)
1 4.800 20 5.000 100.000
2 5.000 40 5.200 228.800
3 5.200 30 5.300 148.400

Hãy tính tiền lương trung bình của một nhân viên toàn công ty
trong các thời kỳ: Tháng 5; tháng 6 và cả hai tháng.

20
Bài 37:
Có tài liệu về năng suất thu hoạch và sản lượng lúa của 10 xã
trong huyện T trong năm như sau:
Sản lượng
Số thứ tự Năng suất thu hoạch trung bình 1ha (tấn)
(tấn)
1 60 21.000
2 66 38.480
3 64 37.280
4 58 38.560
5 54 38.360
6 50 33.000
7 75,6 45.704
8 76 43.560
9 72,8 38.200
10 75 41.000
Yêu cầu:
1. Tính năng suất thu hoạch lúa trung bình của toàn huyện.
2. Nếu các xã đều đạt mức năng suất thu hoạch lúa trung bình và
trên trung bình thì sản lượng lúa của toàn huyện sẽ tăng bao nhiêu tấn?
Bài 38:
Có tài liệu ở công ty thương mại X:
Tháng 1 Tháng 2
Năng suất lao động Năng suất lao
Tỷ trọng Kết cấu số
Cửa trung bình động trung bình 1
mức tiêu thụ nhân viên
hàng 1 nhân viên nhân viên (triệu
(%) (%)
(triệu đồng) đồng)
A 40 100 50 120
B 30 90 30 110
C 30 80 20 100
21
Yêu cầu:
1. So sánh năng suất lao động trung bình 1 nhân viên trong toàn
công ty tháng 2 với tháng 1.
2. Tính số tương đối động thái và số tương đối so sánh về năng suất
lao động của các cửa hàng.
Bài 39:
Có tài liệu về tốc độ phát triển từng năm của giá thành đơn vị sản
phẩm ở một doanh nghiệp:
Năm N+1 so với năm N: 97%
Năm N+2 so với năm N+1: 95%
Năm N+3 so với năm N+2: 92%
Năm N+4 so với năm N+3: 90%
Hãy tính tốc độ phát triển trung bình một năm, về giá thành đơn vị
sản phẩm ở doanh nghiệp trong thời gian trên.
Bài 40:
Tốc độ phát triển về mức bán ra của công ty X qua 8 năm như sau:
- 2 năm đầu tốc độ phát triển mỗi năm là 115%
- 3 năm tiếp theo tốc độ phát triển mỗi năm là 112%
- 3 năm cuối tốc độ phát triển mỗi năm là 120%
Hãy tính tốc độ phát triển trung bình một năm về mức bán ra của
công ty trong các năm trên.

22
Bài 41:
Theo thống kê về tình hình tiêu thụ hàng hoá A tại các thị trường
như sau:
Giá đơn vị hàng hoá Tỷ trọng mức bán ra
Thị trường
(1000đ/m) (%)
X 80 20
Y 87,5 35
Z 82 45
Hãy tính:
1. Giá trung bình 1 mét hàng hóa A (chung cho các thị trường).
2. Tính tổng mức bán ra, biết rằng cả 3 thị trường đã bán được
300.000 m.
Bài 42:
Có tài liệu tại doanh nghiệp như sau:
Năng suất lao động (tấn) Số công nhân (người)
20 - 22 10
22 - 24 40
24 - 26 80
26 - 28 50
28 - 30 20
Yêu cầu tính:
1. Năng suất lao động trung bình của một công nhân.
2. Mốt về năng suất lao động.
3. Số trung vị về năng suất lao động.
Bài 43:
Có tài liệu thống kê ở một doanh nghiệp:
23
Mức bán hàng của nhân viên (trđ) Số nhân viên (người)
Dưới 600 2
600 - 700 10
700 - 800 30
800 - 900 25
900 - 1000 15
Trên 1000 8
Yêu cầu tính:
1. Mức bán trung bình 1 nhân viên.
2. Mốt và số trung vị về mức bán hàng của nhân viên.
Bài 44:
Có tài liệu về tình hình thu hoạch lúa mùa của địa phương X như
sau:
Năng suất thu hoạch (tạ/ha) Diện tích lúa (ha)
35 - 40 10
40 - 45 20
45 - 50 30
50 - 60 35
60 - 80 5
Yêu cầu:
1.Tính năng suất thu hoạch lúa trung bình 1ha ở địa phương.
2. Mốt về năng suất thu hoạch.
Bài 45:
Căn cứ vào số liệu bài tập số 36 hãy tính:
1. Độ lệch tuyệt đối trung bình.
2. Phương sai.
24
3. Độ lệch tiêu chuẩn.
4. Hệ số biến thiên. Cho nhận xét.
Bài 46:
Có tài liệu về tiền lương của công nhân trong 2 tổ sản xuất như
sau:
Tổ 1 Tổ 2
Tiền lương Tiền lương
Tên công nhân Tên công nhân
(1000đ) (1000đ)
A 6.000 T 7.800
B 7.000 U 7.900
C 8.000 V 8.000
D 9.000 X 8.100
E 10.000 Y 8.200
Yêu cầu:
1. Tính tiền lương trung bình 1 công nhân mỗi tổ.
2. Tính các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiền lương trung bình
trong mỗi tổ.
Bài 47:
Có tình hình thực hiện kế hoạch bán ra ở một doanh nghiệp:
Kế hoạch mức % hoàn thành kế hoạch
Cửa hàng
bán ra (trđ) bán ra (%)
Số 1 4.000 90
Số 2 3.000 120
Số 3 2.000 100
Số 4 6.000 110
Số 5 5.000 112

25
Hãy tính:
1. % hoàn thành kế hoạch bán ra trung bình toàn doanh nghiệp.
2. Phương sai và hệ số biến thiên về % hoàn thành kế hoạch bán ra.
3. Nếu tất cả các cửa hàng đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức
kế hoạch bán ra thì tổng mức bán ra thực tế của doanh nghiệp sẽ là
bao nhiêu?
Bài 48:
Theo kết quả điều tra thống kê về giá bán lẻ và khối lượng bán ra
của một loại hàng hoá A tại một khu vực cho thấy: giá cả dao động từ
60 đến 100 nđ/chiếc; Khối lượng hàng hoá bán ra không vượt quá
10.000 chiếc.
Yêu cầu:
Sinh viên tự cho số liệu thích hợp, phân tổ tài liệu có khoảng cách
tổ và tính:
1. Giá bán lẻ trung bình của hàng hoá A.
2. Mức giá phổ biến nhất tại khu vực trên.
Bài 49:
Có tài liệu về tình hình sản xuất ở 1 doanh nghiệp như sau:
Kế hoạch Thực hiện
Tỷ trọng Năng suất Năng suất lao
Phân Kết cấu số
giá trị lao động trung động trung bình
xưởng công nhân
sản xuất bình 1 công nhân 1 công nhân
(%)
(%) (chiếc) (chiếc)
Số 1 30 100 35 120
Số 2 50 110 40 115
Số 3 20 105 25 100
Yêu cầu:

26
1. Tính năng suất lao động trung bình 1 công nhân trong toàn
doanh nghiệp kỳ kế hoạch, thực hiện.
2. Tính số tương đối hoàn thành kế hoạch năng suất lao động
trung bình từng phân xưởng và toàn doanh nghiệp.
Bài 50:
Theo kết quả điều tra thống kê về thu nhập trung bình 1 tháng của
nhân viên tại 2 doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội, người ta thu được 2
dãy số phân tổ khoảng cách tổ không đều.
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu thích hợp.
1. Tính thu nhập trung bình tháng 1 nhân viên từng doanh nghiệp.
2. Mốt, trung vị về thu nhập mỗi doanh nghiệp.
3. So sánh độ biến thiên của thu nhập 2 doanh nghiệp trên.

27
CHƯƠNG 5
HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN
Bài 51:
Có tài liệu điều tra ở một tổ sản xuất của một doanh nghiệp như sau:
Tuổi nghề Năng suất lao động
Tên công nhân
(năm) (tấn)
A 1 3
B 3 12
C 4 9
D 5 16
E 7 12
G 8 21
H 9 24
I 10 24
K 11 19
L 12 27
Yêu cầu:
1. Trình bày mối liên hệ trên bằng đồ thị. Cho nhận xét.
2. Xác định phương trình đường thẳng biểu hiện mối liên hệ
tương quan giữa tuổi nghề và năng suất lao động.
3. Đánh giá trình độ chặt chẽ của mối quan hệ đó.
Bài 52:
Có tài liệu của 5 phân xưởng cùng một ngành sản xuất như sau:
Sản lượng Mức nhiên liệu tiêu thụ
Phân xưởng
(tấn) (triệu đồng)
A 12 70
B 16 77
C 11 55
D 9 51
E 20 90

28
Yêu cầu:
1. Xác định phương trình tuyến tính thể hiện mối liên hệ giữa sản
lượng và mức nhiên liệu tiêu thụ của các xí nghiệp. Giải thích các
tham số tính được.
2. Đánh giá trình độ chặt chẽ của mối quan hệ đó.
Bài 53:
Có tài liệu tại một doanh nghiệp như sau:
Cửa hàng Năng suất lao động Tiền lương trung bình
(trđ/người) (trđ/người)
Số 1 500 10
Số 2 ? ?
Số 3 ? ?
Số 4 ? ?
Số 5 ? ?
Yêu cầu: sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.
1. Xác định phương trình tuyến tính biểu hiện mối liên hệ tương
quan giữa năng suất lao động và tiền lương trung bình một lao động ở
doanh nghiệp trên.
2. Tính toán, nêu ý nghĩa của hệ số tương quan. Cho nhận xét.
Bài 54:
Tại một công ty X có số liệu sau:
Doanh thu Chi phí kinh doanh
Cửa hàng
(Tỷ đồng) ( Tỷ đồng)
1 450 35
2 500 40
3 420 44
4 680 51
5 750 62
6 800 68
29
Yêu cầu:
1. Xác định phương trình đường thẳng phản ánh mối liên hệ giữa
doanh thu và chi phí kinh doanh.
2. Tính hệ số tương quan để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối
liên hệ trên.
Bài 55:
Có tài liệu thống kê về năng suất lao động trung bình và giá thành
đơn vị sản phẩm của 5 phân xưởng như sau:
Năng suất lao động trung bình Giá thành đơn vị
Phân xưởng
1 công nhân (tấn) sản phẩm (trđ/tấn)
A 30 20
B 35 19
C ? ?
D ? ?
E ? ?
Yêu cầu:
1. Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng thống kê trên. Xác
định phương trình biểu hiện mối liên hệ giữa năng suất lao động và
giá thành đơn vị sản phẩm ở doanh nghiệp.
2. Đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ.
Bài 56:
Sinh viên tự cho số liệu về 2 chỉ tiêu thống kê trong 1 doanh
nghiệp có liên hệ tương quan tuyến tính (6 mức độ).
Hãy xác định phương trình hồi qui biểu hiện mối liên hệ đó và đánh
giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ. Cho nhận xét.

30
CHƯƠNG VI
DÃY SỐ THỜI GIAN
Bài 57:
Giá trị hàng hoá tồn kho của Công ty X như sau:
Thời điểm
1/1 1/2 1/3 1/4
Chỉ tiêu
Giá trị hàng hoá tồn kho (trđ) 4200 5100 5200 7100
Yêu cầu:
1. Hãy tính giá trị hàng hoá tồn kho trung bình từng tháng trong
quý I của công ty.
2. Tính giá trị hàng hoá tồn kho trung bình trong quý I.
Bài 58:
Số lao động trong danh sách của công ty X như sau:
Ngày Số người Ngày Số người
1-1 90 1-7 94
1-2 90 1-8 92
1-3 98 1-9 94
1-4 96 1 - 10 96
1-5 96 1 - 11 98
1-6 92 1 - 12 96
Biết số lao động trong danh sách của công ty ngày 31-12 là 94
người.
Yêu cầu:
Hãy tính số lao động trong danh sách trung bình của công ty mỗi
tháng, mỗi quý, cả năm.

31
Bài 59:
Mức bán lẻ hàng hóa của một công ty như sau:
Chỉ tiêu N N+1 N+2 N+3 N+4
Mức bán lẻ
3.000 3.300 3.600 4.000 4.800
(tỷ đồng)
Yêu cầu tính các chỉ tiêu và cho nhận xét:
1. Mức độ trung bình theo thời gian.
2. Lượng tăng tuyệt đối.
3. Tốc độ phát triển.
4. Tốc độ tăng.
5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm).
Bài 60:
Có tài liệu về tình hình sản xuất của một doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
- Giá trị sản xuất thực tế
(triệu đồng) 31.620 33.600 33.800
- Tỷ lệ % hoàn thành kế
hoạch giá trị sản xuất 102 105 104
- Số công nhân ngày đầu
tháng (người) 300 304 304
Biết thêm số công nhân ngày 1/4 là 308 người.
Hãy tính:
1. Giá trị sản xuất thực tế trung bình một tháng trong quý I.
2. Số công nhân trung bình trong mỗi tháng và cả quý I.
3. Năng suất lao động trung bình của công nhân mỗi tháng và 1
tháng trong quý I.
32
4. Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch trung bình về giá trị sản xuất của
quý I. Cho nhận xét về tình hình sản xuất của doanh nghiệp trên.
Bài 61:
Có tài liệu ở một công ty như sau:
Đơn vị: tỷ đồng
Biến động so với năm trước
Giá trị Giá trị tuyệt
Lượng tăng Tốc độ phát Tốc độ tăng
Năm sản xuất đối 1% tăng
tuyệt đối triển (%) (%)
(tỷ)
N 78 --- --- --- ---
N+1 --- --- --- 16,5 ---
N+2 --- 125 --- --- ---
N+3 --- --- --- ---- ---
N+4 --- --- 105,8 --- 11,39
N+5 --- 88 --- --- ---
N+6 --- --- 105,3 --- ---
1. Hãy tính các số liệu còn thiếu trong bảng trên.
2. Hãy tính tốc độ phát triển trung bình một năm về giá trị sản
xuất.
Bài 62:
Kế hoạch 5 năm của một doanh nghiệp dự kiến tăng sản lượng
20%; kế hoạch này đã hoàn thành vượt mức 10%.
Yêu cầu:
1. Tính tốc độ phát triển trung bình một năm về sản lượng.
2. Hãy dự đoán sản lượng của doanh nghiệp trong 5 năm; Biết
rằng sản lượng năm gốc đạt 5.200 tấn sản phẩm.

33
Bài 63:
Có tài liệu về mức bán lẻ của công ty X như sau:
Thực tế năm N+1 Kế hoạch năm Thực tế năm N+2
Cửa
so với thực tế N+2 so với thực so với kế hoạch
hàng
năm N tế năm N+1 năm N+2
A 110 115 104
B 105 120 102
Yêu cầu tính:
1. Các tốc độ phát triển liên hoàn, định gốc và trung bình về mức
bán lẻ hàng hoá của từng cửa hàng trong thời gian từ N đến N+2.
2. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng qua các năm của từng cửa hàng.
Biết rằng mức lưu chuyển hàng hoá thực tế năm N của cửa hàng A là
2.000 triệu đồng; cửa hàng B là 3.000 triệu đồng.
3. Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch năm N+2 tính cho toàn công ty.
Bài 64:
Có tài liệu về lượng hàng hoá tiêu thụ một loại hàng ở địa phương
X như sau (đơn vị tính: tấn):
Năm
N N+1 N+2
Tháng
1 1.200 1.300 1.240
2 1.180 1.250 1.200
3 1.500 1.600 1.450
4 1.800 1.900 1.780
5 2.700 2.600 2.630
6 3.400 3.300 3.000
7 4.400 4.500 4.300
8 5.000 4.900 4.800

34
9 4.000 3.800 3.900
10 2.100 2.050 1.800
11 1.500 1.400 1.450
12 1.000 1.100 1.070

1. Hãy điều chỉnh các dãy số trên bằng phương pháp mở rộng
khoảng cách thời gian (tháng -----> quý).
2. Tính các chỉ số thời vụ theo quý để nêu lên sự biến động về
tình hình tiêu thụ loại hàng này.
Bài 65:
Có tài liệu về lượng tiêu thụ vải của công ty X như sau:
Tháng Lượng tiêu thụ (1000 mét)
1 126
2 134
3 165
4 263
5 320
6 430
7 480
8 500
9 580
Yêu cầu:
1. Xác định phương trình đường thẳng để mô hình hoá sự phát
triển của lượng hàng tiêu thụ từ tháng 1 đến tháng 9.
2. Hãy dự đoán lượng vải tiêu thụ cho 3 tháng cuối năm.

35
Bài 66:
Có tài liệu của công ty X như sau:
Năm
N N+1 N+2 N+3 N+4 N+5 N+6
Chỉ tiêu
Mức bán ra
2000 2400 2600 2500 2980 3800 4200
(tỷ đồng)
Yêu cầu:
1. Tính số trung bình di động cho từng nhóm 3 năm và lập thành
dãy số mới.
2. Trên cơ sở lượng tăng tuyệt đối trung bình và tốc độ phát triển
trung bình hãy dự báo mức bán ra của công ty trong 2 năm tiếp theo.
3. Điều chỉnh dãy số bằng phương trình đường thẳng và dự báo
mức bán ra của công ty trong 2 năm tiếp theo.
Bài 67:
Sinh viên tự cho số liệu về một hiện tượng có biến động thời vụ (theo
tháng trong 3 năm). Tính chỉ số thời vụ để phân tích biến động thời vụ.
Bài 68:
Sinh viên tự cho số liệu về 1 dãy số thời gian (gồm 6 mức độ) về
1 chỉ tiêu kinh tế nào đó.
Yêu cầu:
1. Tính các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.
2. Điều chỉnh dãy số trên bằng các phương pháp thích hợp.
3. Dự báo 3 mức độ tiếp theo bằng các phương pháp đã học.

36
CHƯƠNG VII
CHỈ SỐ
Bài 69:
Có tài liệu về giá bán lẻ và lượng hàng tiêu thụ tại một địa phương
như sau:
Loại Đơn vị Giá bán lẻ (1000đ) Lượng hàng tiêu thụ
hàng tính Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
A kg 30 25 12.000 15.000
B m 100 125 11.400 12.000
C lít 60 75 3.500 4.000
Yêu cầu tính:
1. Chỉ số đơn (cá thể) về giá cả và lượng hàng tiêu thụ.
2. Chỉ số chung về giá cả và lượng hàng hoá tiêu thụ. Số tiền tiết
kiệm (hay chi thêm) của người mua hàng do thay đổi giá cả và lượng
hàng đã mua.
3. Chỉ số chung về mức tiêu thụ hàng hoá.
Bài 70:
Có tài liệu về tình hình sản xuất tại một doanh nghiệp như sau:
Giá thành đơn vị
Sản Đơn vị Khối lượng sản phẩm
(1000đ)
Phẩm tính Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
A kg 32 30 4.000 4.200
B cái 18 17,5 3.100 3.120
C bộ 145 140 200 210
Yêu cầu tính:
1. Chỉ số đơn (cá thể) về giá thành và khối lượng sản phẩm.

37
2. Chỉ số chung về giá thành và khối lượng sản phẩm. Tính mức
chi phí sản xuất tăng (giảm) của doanh nghiệp do thay đổi giá thành
và khối lượng sản phẩm sản xuất ra.
3. Chỉ số chung về chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Phân tích
nguyên nhân biến động của tổng chi phí sản xuất ở doanh nghiệp trên.
Bài 71:
Có tài liệu về giá cả và lượng hàng hoá tiêu thụ tại một thị trường
như sau:

Hàng Giá bán lẻ (1000đ) Lượng hàng hoá tiêu thụ


Đơn vị
hoá Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
A kg 20 22 1.000 1.100
B m 15 16,5 2.000 2.400
C lít 25 28 4.000 6.000
Yêu cầu:
1. Tính chỉ số tổng hợp về giá cả và lượng hàng hóa tiêu thụ.
2. Lập hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của tổng mức tiêu
thụ hàng hoá kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
Bài 72:
Có tài liệu về tiêu thụ 3 loại hàng ở một khu vực sau:
Mức bán ra Chỉ số đơn (%)
Mặt hàng
kỳ gốc (trđ) Về lượng tiêu thụ Về giá
A 3.000 100 100
B 2.500 150 93,3
C 4.500 120 86,8
Hãy tính:
1. Chỉ số chung về lượng hàng hóa tiêu thụ.
2. Chỉ số chung về giá cả
38
3. Phân tích nguyên nhân biến động của tổng mức bán ra kỳ báo
cáo so với kỳ gốc.
Bài 73:
Có tài liệu của công ty X như sau:
Doanh thu bán hàng Tỷ lệ tăng (+) giảm (-) giá
Mặt hàng
kỳ báo cáo (trđ) kỳ báo cáo so với kỳ gốc (%)
A 2.340 - 10
B 4.180 + 10
C 4.900 -2
Yêu cầu:
1. Tính chỉ số giá chung 3 loại hàng trên. Do giá cả thay đổi người
tiêu dùng đã tiết kiệm hoặc vượt chi bao nhiêu khi so sánh kỳ báo cáo
với kỳ gốc.
2. Phân tích nguyên nhân biến động của tổng doanh thu bán hàng
toàn công ty, biết rằng tổng doanh thu bán hàng kỳ báo cáo tăng 20%
so với kỳ gốc.
Bài 74:
Có tài liệu sau đây:
Mức tiêu thụ hàng hoá Tỷ lệ % tăng (+) giảm (-) giá
Tên hàng (trđ)
Kỳ gốc Kỳ báo cáo kỳ báo cáo so với kỳ gốc

A 3.600 3.705 - 2,5


B 3.930 3.856 - 3,6
C 1.770 1.854 + 3,0
D 2.450 2.688 + 5,0

39
Hãy tính:
1. Chỉ số chung về giá cả.
2. Chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ.
3. Phân tích nguyên nhân biến động của tổng mức tiêu thụ hàng
hoá kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
Bài 75:
Có tài liệu sau đây:
Tỷ trọng mức tiêu thụ hàng Tỷ lệ % tăng (giảm)
Nhóm hàng
hoá kỳ báo cáo (%) giá so với kỳ gốc
A 54 +8
B 14,8 -4
C 10,2 +2
D 21,0 +5
Yêu cầu:
1. Tính chỉ số giá chung của 4 nhóm hàng.
2. Phân tích sự biến động của tổng mức tiêu thụ hàng hoá, biết
rằng tổng mức tiêu thụ hàng hoá kỳ báo cáo là 9.210 triệu đồng tăng
20% so với kỳ gốc.
Bài 76:
Có tài liệu của công ty X:
Mặt hàng Doanh thu kỳ gốc Tỷ lệ % tăng lượng hàng hoá tiêu
hàng (trđ) thụ kỳ báo cáo so với kỳ gốc
A 1.700 +6
B 1.805 +8
C 2.500 + 15

40
Yêu cầu tính:
1. Chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ.
2. Chỉ số chung về giá cả, biết thêm rằng tổng doanh thu các mặt
hàng kỳ báo cáo là 7050 (trđ).
3. Phân tích sự biến động của tổng doanh thu kỳ báo cáo so với
kỳ gốc.
Bài 77:
Có tài liệu sau :
Tỷ trọng doanh thu hàng Tỷ lệ % tăng lượng hàng
Mặt hàng
hoá kỳ gốc (%) hoá tiêu thụ so với kỳ gốc
A 38 + 8,5
B 25 + 12
C 37 + 16
Yêu cầu:
1. Tính chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ.
2. Chỉ số chung về giá cả. Biết thêm rằng tổng doanh thu kỳ báo
cáo là 1210 trđ và tăng lên 10% so với kỳ gốc. Phân tích sự biến động
của tổng doanh thu kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
Bài 78:
Có tài liệu ở 1 doanh nghiệp sau:
Chi phí sản xuất Giá thành đơn vị sản phẩm (1000đ)
Sản phẩm
kỳ báo cáo (trđ) Kỳ gốc Kỳ báo cáo
A 504 60 63
B 536 75 60
C 499 50 48

41
Yêu cầu:
1. Tính chỉ số giá thành từng loại sản phẩm.
2. Tính chỉ số chung về giá thành.
3. Phân tích sự biến động của tổng chi phí sản xuất kỳ báo cáo so
với kỳ gốc, biết rằng tổng chi phí sản xuất kỳ gốc là 1.413 trđ.
Bài 79:
Có tài liệu sau đây:
Tỷ trọng chi phí sản xuất Tỷ lệ % giảm (-) giá thành
Sản phẩm
kỳ báo cáo (%) so với kỳ gốc
A 38 -5
B 36,8 -8
C 25,2 -4
Yêu cầu:
1. Tính chỉ số chung về giá thành.
2. Tính chỉ số chung về khối lượng sản phẩm biết thêm rằng chi
phí sản xuất kỳ báo cáo là 1.570 trđ và tăng lên 7% so với kỳ gốc.
Phân tích sự biến động của tổng chi phí sản xuất.
Bài 80:
Một doanh nghiệp sản xuất 4 loại sản phẩm (A, B, C, D). Tổng
chi phí sản xuất kỳ gốc là 2.400 trđ; trong đó sản phẩm A chiếm 20%,
sản phẩm B chiếm 15%, sản phẩm C chiếm 35%, sản phẩm D chiếm
30%. Tổng chi phí sản xuất kỳ báo cáo là 2.640 trđ. Về khối lượng sản
phẩm từng loại thì so với kỳ gốc, sản phẩm A tăng 16%, sản phẩm B
tăng 20%, sản phẩm C tăng 10%, sản phẩm D tăng 25%.
Yêu cầu:
1. Tính chỉ số chung về khối lượng sản phẩm.

42
2. Tính chỉ số chung về giá thành.
3. Phân tích nguyên nhân biến động của tổng chi phí sản xuất kỳ
báo cáo so với kỳ gốc của doanh nghiệp.
Bài 81:
Có tài liệu của một doanh nghiệp như sau:
Kỳ gốc Kỳ báo cáo
Cửa hàng NSLĐ Số nhân viên Mức tiêu thụ Số nhân viên
(trđ) (người) hàng hoá (trđ) (người)
Số 1 80 20 1.936 22
Số 2 95 25 2.693 28
Số 3 120 30 3.990 35
Yêu cầu tính:
1. Chỉ số cá thể về NSLĐ và về số nhân viên.
2. Chỉ số chung về NSLĐ, số nhân viên và mức tiêu thụ hàng hoá.
3. Phân tích nguyên nhân biến động của tổng mức tiêu thụ hàng
hoá kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
Bài 82:
Tại một địa phương mức tiêu thụ hàng hoá kỳ gốc của 3 loại hàng
như sau: Hàng A chiếm tỷ trọng 35%, hàng B 25%, hàng C 40%. So
với kỳ gốc, trong kỳ báo cáo, lượng tiêu thụ hàng A tăng 3%, hàng B
tăng 5%, hàng C giảm 2%. Tổng mức tiêu thụ hàng hoá kỳ báo cáo là
1.265 trđ và tăng 10% so với kỳ gốc.
Hãy tính:
1. Chỉ số chung về lượng và giá hàng hoá tiêu thụ.
2. Phân tích biến động tổng mức tiêu thụ hàng hoá của 3 mặt
hàng ở địa phương trên kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

43
Bài 83:
Có tài liệu về tình hình sản xuất một loại sản phẩm ở doanh
nghiệp X như sau:
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Phân
Sản lượng Giá thành đơn Sản lượng Giá thành đơn
xưởng
(cái) vị (1000đ) (cái) vị (1000đ)
Số 1 2.000 100 6.000 95
Số 2 3.500 105 4.000 100
Số 3 4.500 110 2.000 105

Hãy dùng phương pháp chỉ số :


1. Phân tích nguyên nhân biến động giá thành trung bình 1 sản
phẩm chung của 3 phân xưởng.
2. Phân tích nguyên nhân biến động của tổng chi phí sản xuất của
toàn doanh nghiệp. Cho nhận xét.
Bài 84:
Có tài liệu sau đây của một doanh nghiệp
Tiền lương trung bình
Phân Số công nhân (người)
một công nhân (trđ)
xưởng
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
Số 1 700 800 50 54
Số 2 750 780 50 52
Yêu cầu:
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tiền lương
trung bình của công nhân toàn doanh nghiệp.

44
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tổng tiền
lương của công nhân toàn doanh nghiệp.
Bài 85:
Có tài liệu của một doanh nghiệp như sau:
Kỳ gốc Kỳ báo cáo
Số Số
Sản Sản
Phân CPSX công CPSX công
lượng lượng
xưởng (trđ) nhân (trđ) nhân
(tấn) (tấn)
(người) (người)
A 1.500 12.000 40 2.800 15.680 45
B 2.000 15.000 42 3.500 21.000 50

Dùng phương pháp chỉ số để phân tích sự biến động chung của
doanh nghiệp về:
1. Giá thành trung bình 1 tấn sản phẩm.
2. NSLĐ trung bình một công nhân.
3. Tổng sản lượng.
4. Tổng chi phí sản xuất.
Bài 86:
Có tài liệu về giá và lượng của hàng A sau đây ở hai thị trường
như sau:
Giá đơn vị (1000đ) Lượng tiêu thụ (kg)
Thị trường
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
X 30 40 20.000 25.000
Y 35 42 10.000 20.000
Yêu cầu:
1. Sử dụng phương pháp chỉ số phân tích nguyên nhân biến động
của giá trung bình mặt hàng A cho cả hai thị trường.
45
2. Phân tích biến động của tổng mức tiêu thụ hàng hoá (theo 2 hệ
thống chỉ số).
Bài 87:
Có tài liệu của một doanh nghiệp X như sau:
Số lao động trung bình
Doanh thu (trđ)
Cửa hàng (người)
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Số 1 1.755 2.160 15 18
Số 2 1.600 2.100 10 12
Số 3 1.500 2.475 15 15
Yêu cầu: Vận dụng phương pháp chỉ số :
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của NSLĐ
trung bình toàn doanh nghiệp.
2. Phân tích sự biến động tổng doanh thu của doanh nghiệp theo 3
nhân tố ảnh hưởng:
+ NSLĐ
+ Kết cấu lao động
+ Số lượng lao động
Bài 88
Có tài liệu của công ty X như sau:
Tổng tiền lương Lương 1 nhân viên
Cửa hàng (1000đ) (triệu đồng)
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
A 7.260 8.400 66 60
B 7.200 7.290 72 81
C 15.120 15.600 84 78

46
Hãy dùng phương pháp chỉ số :
1. Phân tích sự biến động tiền lương trung bình một nhân viên
trong toàn công ty.
2. Phân tích sự biến động tổng tiền lương của công ty do ảnh
hưởng của biến động tiền lương trung bình và số nhân viên thay đổi.
Bài 89:
Sinh viên tự cho số liệu của một doanh nghiệp vào bảng dưới đây:
Nhóm Tỷ trọng doanh thu kỳ % tăng (giảm) giá kỳ báo
hàng báo cáo (%) cáo so với kỳ gốc
A ? ?
B ? ?
C ? ?
D ? ?
E ? ?
Yêu cầu:
1. Xác định chỉ số giá chung của các nhóm hàng trên.
2. Bổ sung thêm số liệu cần thiết để phân tích sự biến động tổng
doanh thu các nhóm hàng kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
Bài 90:
Có tài liệu của một doanh nghiệp thương mại như sau:
Kỳ gốc Kỳ báo cáo
NSLĐ
Doanh thu
Cửa hàng Số nhân viên bình quân 1 Kết cấu số
bán hàng
(người) nhân viên nhân viên (%)
(trđ)
(trđ)
A 4.500 10 500 10
B 4.200 12 520 15
C 3.680 8 560 35
D 6.640 16 580 40

47
Yêu cầu:
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của năng
suất lao động trung bình chung toàn doanh nghiệp kỳ báo cáo so với
kỳ gốc.
2. Phân tích sự biến động của tổng doanh thu toàn doanh nghiệp kỳ
báo cáo so với kỳ gốc, biết tổng số nhân viên kỳ báo cáo của doanh
nghiệp tăng 4 người so kỳ gốc
Bài 91:
Có tài liệu của công ty X như sau:
Kỳ gốc Kỳ báo cáo
Cửa hàng NSLĐ Số nhân viên Kết cấu doanh
NSLĐ (trđ)
(trđ) (người) thu (%)
Số 1 480 10 25 500
Số 2 510 15 15 520
Số 3 580 20 20 600
Số 4 550 15 40 580
Yêu cầu:
1. Phân tích nguyên nhân biến động của năng suất lao động trung bình
chung toàn công ty kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Biết rằng do kết cấu số
nhân viên thay đổi làm cho năng suất lao động trung bình toàn công ty
tăng lên 5%.
2. Bổ sung số liệu cần thiết để phân tích nguyên nhân biến động
của tổng doanh thu toàn công ty kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

48
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
Bài 92:
Trong một doanh nghiệp có 1000 công nhân, người ta chọn ra 50
công nhân để điều tra năng suất lao động theo phương pháp chọn 1 lần.
Kết quả điều tra cho thấy: thời gian hao phí trung bình để sản xuất một
sản phẩm của mỗi công nhân là 32 phút, độ lệch tiêu chuẩn là 6 phút.
Hãy tính:
1. Phạm vi sai số chọn mẫu khi suy rộng thời gian hao phí trung
bình để sản xuất một sản phẩm của mỗi công nhân với trình độ tin cậy
0,954.
2. Thời gian hao phí trung bình để sản xuất 1 sản phẩm của mỗi
công nhân trong doanh nghiệp.
3. Với số liệu trên, nếu điều tra 100 công nhân thì thời gian hao
phí trung bình để sản xuất một sản phẩm của mỗi công nhân trong
doanh nghiệp là bao nhiêu. So sánh kết quả tính toán ở câu 2.
Bài 93:
Một doanh nghiệp có 2000 công nhân, người ta chọn 100 công
nhân để điều tra về năng suất lao động theo phương pháp chọn ngẫu
nhiên đơn thuần (không hoàn lại). Kết quả điều tra như sau:
NSLĐ (tấn) Số công nhân (người)
40 - 50 15
50 - 60 60
60 - 70 25

49
Hãy tính:
1. Năng suất lao động trung bình của số công nhân đã được điều tra.
2. Phương sai mẫu về năng suất lao động.
3. Phạm vi sai số chọn mẫu khi suy rộng NSLĐ trung bình của
công nhân trong toàn doanh nghiệp với trình độ tin cậy 0,954.
4. Nếu số công nhân được chọn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên
đơn thuần (có hoàn lại) thì sai số trung bình chọn mẫu sẽ là bao nhiêu.
Bài 94:
Theo kết quả điều tra 10% nhân khẩu của thành phố A vào tháng
1 năm N bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn thuần (không hoàn
lại) thấy có 8% số nhân khẩu trên 80 tuổi; 14 % dưới 6 tuổi, và 18% là
công nhân.
Biết rằng tổng số nhân khẩu của thành phố A tại thời điểm điều
tra là 300.000 người.
Với xác suất tin cậy 0.954 hãy tính:
1. Phạm vi sai số chọn mẫu về tỷ trọng của mỗi loại nhân khẩu
nói trên.
2. Tỷ trọng của mỗi loại nhân khẩu nói trên trong cả thành phố.
Bài 95:
Một doanh nghiệp sản xuất bóng đèn điện, người ta tiến hành
chọn mẫu 200 bóng đèn từ 100.000 bóng trong một đợt sản xuất theo
phương pháp chọn không hoàn lại, để xác định thời gian thắp sáng
trung bình một bóng đèn. Với xác suất 0.997, hãy tính:

1. Phạm vi sai số chọn mẫu về thời gian thắp sáng trung bình của một
bóng đèn, biết độ lệch tiêu chuẩn của số bóng đèn điều tra là 100 giờ.
50
2. Thời gian thắp sáng trung bình của một bóng đèn đã sản xuất, nếu
thời gian thắp sáng trung bình của một bóng đèn điều tra là 980 giờ.
Bài 96:
Một doanh nghiệp có 1000 công nhân, người ta chọn ra 100 người
theo phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn thuần (không hoàn lại). Kết
quả điều tra năng suất lao động trên tổng thể mẫu như sau:
NSLĐ (mét) Số công nhân (người)
30 - 40 30
40 - 50 33
50 - 60 24
60 - 70 13
Hãy tính:
1. Năng suất lao động trung bình của công nhân trong doanh
nghiệp, với độ tin cậy 0,683.
2. Xác suất để cho năng suất lao động trung bình chung (vừa tính
được ở câu a) không chênh lệch quá 1,94 mét so với năng suất lao
động trung bình của số công nhân được điều tra.
3. Giả sử doanh nghiệp tiến hành một cuộc điều tra mới. Hãy tính
số công nhân cần chọn để điều tra sao cho với xác suất 0,954, phạm vi
sai số chọn mẫu khi suy rộng năng suất lao động trung bình không
vượt quá 2 mét.
4. Tỷ lệ số công nhân trong doanh nghiệp có năng suất lao động
trung bình từ 60 mét trở lên, với trình độ tin cậy 0,683.

51
5. Tính xác suất để cho tỷ lệ số công nhân dệt trong toàn doanh
nghiệp có năng suất lao động trung bình từ 60 mét trở lên (vừa tính được
ở câu d) không chênh lệch quá 9,6% so với tỷ lệ đã điều tra được.
Bài 97:
Người ta tiến hành chọn 10% số công nhân ở doanh nghiệp X,
theo phương pháp ngẫu nhiên đơn thuần không hoàn lại, để xác định
năng suất lao động trung bình của công nhân. Kết quả điều tra thu
được là 1 dãy số lượng biến có khoảng cách tổ không đều nhau:
Năng suất lao động Số công nhân
(chiếc/công nhân) (người)
? ?
? ?
? ?
? ?
? ?

Yêu cầu: Sinh viên tự điền số liệu vào bảng thống kê trên.
1. Xác định năng suất lao động trung bình một công nhân được
điều tra.
2. Suy rộng năng suất lao động trung bình một công nhân trong
toàn doanh nghiệp, với xác suất tin cậy là 0,954.
3. Tính tỷ lệ công nhân có năng suất lao động trên mức năng suất
lao động trung bình của toàn doanh nghiệp.
Bài 98:
Người ta chọn 10% số sinh viên của trường đại học X theo phương
pháp chọn ngẫu nhiên đơn thuần không hoàn lại để điều tra kết quả học
tập. Kết quả điều tra được phân thành 5 tổ, có khoảng cách tổ:

52
Điểm trung bình Số sinh viên
? ?
? ?
? ?
? ?
? ?

Yêu cầu:
1. Sinh viên tự cho số liệu thích hợp vào bảng thống kê trên. Tính
điểm trung bình của số sinh viên được điều tra.
2. Xác định sai số trung bình chọn mẫu khi suy rộng chỉ tiêu điểm
trung bình.
3. Suy rộng điểm trung bình của sinh viên trong toàn trường với
xác suất tin cậy là 0,954.
4. Tính tỷ lệ sinh viên không đạt yêu cầu trong toàn trường. Cho
nhận xét.
BÀI TẬP TỔNG HỢP
Bài 99: Có bảng thống kê tại một doanh nghiệp trong kỳ như sau:
Năng suất lao động Số công nhân
(tấn/người) (người)
20 – 22 ?
22 – 24 ?
24 – 26 ?
26 – 30 ?
30 – 35 ?

53
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng.
a. Tính năng suất lao động trung bình một công nhân của doanh
nghiệp.
b. Tính mốt, trung vị về năng suất lao động.
c. Biết rằng trong kỳ doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế
hoạch tổng sản lượng 20%, số công nhân thực tế tăng 5 người so với
kế hoạch. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch
tổng sản lượng sản xuất của doanh nghiệp?
Bài 100: Có bảng thống kê tại một doanh nghiệp trong 6 tháng cuối
năm như sau:
Quý III Quý IV
Cửa hàng Doanh thu % hoàn thành Doanh thu % hoàn thành
kế hoạch kế hoạch thực tế kế hoạch
(tr.đ) doanh thu (tr.đ) doanh thu
A 1000 ? ? 110
B 1400 ? ? 95
C 2600 ? ? 120

Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng
a. Tính % hoàn thành kế hoạch doanh thu toàn doanh nghiệp
trong quý III, quý IV và 6 tháng cuối năm.
b. Với số liệu trên còn có thể tính được những chỉ tiêu tương đối
và chỉ tiêu trung bình nào? Tính các chỉ tiêu đó.
c. Bổ sung số liệu, phân tích biến động tổng doanh thu thực tế của
doanh nghiệp quý IV so với quý III.

54
d. Phân tích nguyên nhân biến động năng suất lao động trung bình
một nhân viên toàn doanh nghiệp quý IV so với quý III.
Bài 101:
Có tài liệu thống kê tại một doanh nghiệp thương mại như sau:
Cửa hàng Kế hoạch mức bán ra (trđ) % hoàn thành kế hoạch
Số 1 ? ?
Số 2 ? ?
Số 3 ? ?
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu vào bảng trên.
1. Tính % hoàn thành kế hoạch trung bình về mức bán ra toàn
doanh nghiệp.
2. Tính các chỉ tiêu đo độ biến thiên của % hoàn thành kế hoạch
mức bán ra ở doanh nghiệp.
3. Bổ sung số liệu cần thiết để phân tích nguyên nhân thực hiện kế
hoạch NSLĐ trung bình toàn doanh nghiệp.
4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch
tổng mức bán ra.
Bài 102:
Có số liệu như sau tại một doanh nghiệp trong năm N
Giá trị sản xuất Giá trị sản xuất % hoàn thành
Quý
kế hoạch (tr.đ) thực hiện (tr.đ) kế hoạch
I 2.200 ? 110
II ? 4.200 105
III 1.800 2.088 ?
IV 2.000 ? 95

55
Yêu cầu:
1. Tính số liệu còn thiếu trong bảng
2. Tính % hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong
năm N bằng các phương pháp
3. Với số liệu trên tính được các số tương đối, số trung bình nào?
Tính các chỉ tiêu đó
4. Bổ sung thêm số liệu để phân tích nguyên nhân hoàn thành kế
hoạch tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp trong năm
Bài 103: Có tài liệu về một loại sản phẩm ở một doanh nghiệp như
sau:
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Phân
Chi phí sản Giá thành Sản lượng Giá thành
xưởng
xuất (tr.đ) (tr.đ/tấn) (tấn) (tr.đ/tấn)
A ? 48 ? 47
B ? 50 ? 48
C ? 51 ? 52

Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.
a. Với số liệu trên có thể tính được những chỉ tiêu tương đối,
trung bình nào? Tính các chỉ tiêu đó.
b. Phân tích sự biến động giá thành trung bình 1 tấn sản phẩm của
doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
c. Phân tích biến động tổng chi phí sản xuất sản phẩm trên trong
kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc bằng các hệ thống chỉ số.

56
Bài 104 : Qua điều tra doanh thu bán hàng và chi phí kinh doanh tại 6
cửa hàng của một doanh nghiệp trong quý IV. Kết quả cho thấy doanh
thu bán hàng và chi phí kinh doanh có mối liên hệ tương quan tuyến
tính.
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu thích hợp và lập bảng thống kê.
a. Xác định phương trình hồi quy biểu diễn mối liên hệ trên.
b. Tính hệ số tương quan để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối
liên hệ.
c. Bổ sung số liệu cần thiết để phân tích sự biến động tổng doanh
thu bán hàng toàn doanh nghiệp quý IV so với quý III.
Bài 105: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng thống kê ở
một doanh nghiệp trong năm:
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV
- Doanh thu thực tế (tr.đ) 1.500 ? ? ?
- Số nhân viên đầu quý (người) ? 42 ? 48
- Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch
? ? 105 ?
doanh thu

Yêu cầu :
a. Tính năng suất lao động trung bình 1 nhân viên từng quý và cả
năm. Biết rằng số nhân viên cuối quý IV là 50 người.
b. Tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch doanh thu cả năm ở doanh
nghiệp trên

57
c. Bổ sung thêm số liệu cần thiết, phân tích các nhân tố ảnh hưởng
tới năng suất lao động trung bình 1 nhân viên quý II so với quý I.
d. Phân tích nguyên nhân biến động của doanh thu quý II so với
quý I.
Bài 106: Sinh viên tự cho số liệu vào bảng thống kê của 1 doanh nghiệp
như sau:
Tháng Doanh thu (trđ)
1 ?
2 ?
3 ?
4 ?
5 ?
6 ?
Yêu cầu:
1. Tính các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.
2. Điều chỉnh dãy số bằng phương trình đường thẳng và dự đoán
doanh thu của doanh nghiệp 3 tháng tiếp theo bằng các phương pháp
đã học.
3. Bổ sung thêm số liệu cần thiết để phân tích sự biến động của
NSLĐ trung bình quý II so với quý I của doanh nghiệp.
4. Phân tích sự biến động của tổng doanh thu quý II so với quý I
của doanh nghiệp.

58
Bài 107 : Một doanh nghiệp có 1000 công nhân, người ta tiến hành
điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên theo phương pháp chọn một lần 10% số
công nhân trong doanh nghiệp để đánh giá tình hình năng suất lao
động. Kết quả thu được là một dãy số lượng biến có khoảng cách tổ (5
tổ).
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu thích hợp.
1. Tính năng suất lao động trung bình, mốt và trung vị về năng
suất lao động của mẫu điều tra.
2. Suy rộng năng suất lao động trung bình một công nhân toàn
doanh nghiệp với hệ số tin cậy t=2.
3. Tính tỷ lệ công nhân đạt năng suất lao động tiên tiến (mức
năng suất lao động cao hơn năng suất lao động trung bình) toàn doanh
nghiệp.
Bài 108: Người ta tổ chức điều tra chọn mẫu 10 % số công nhân của 1
doanh nghiệp trong 2 quý theo phương pháp chọn một lần, để đánh giá
tình hình năng suất lao động của công nhân. Kết quả thu được như sau:

59
Quý I Quý II
Phân Năng suất lao Năng suất lao
Số công nhân Số công nhân
xưởng động 1 công nhân động 1 công nhân
(người) (người)
(tấn) (tấn)
A ? 250 ? 250
B ? 400 ? 430
C ? 200 ? 220
D ? 150 ? 200

Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.
1. Phân tích sự biến động của năng suất lao động trung bình 1
công nhân được điều tra quý II so với quý I.
2. Phân tích nguyên nhân biến động về tổng sản lượng sản xuất
của số công nhân điều tra.
3. Suy rộng năng suất lao động trung bình của công nhân toàn
doanh nghiệp mỗi quý với độ tin cậy 0,9545.
4. Suy rộng tỷ lệ công nhân đạt năng suất lao động tiên tiến toàn
doanh nghiệp ở mỗi quý (năng suất lao động cao hơn năng suất lao
động trung bình).

60

You might also like