You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


--------------------------

BÀI THẢO LUẬN


KHỞI SỰ KINH DOANH
Đề tài thảo luận

Lập kế hoạch chi tiết khởi sự kinh doanh cửa hàng


Healthy Food
Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp học phần: 2068CEMG3111

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trịnh Thị Nhuần

Hà Nội, 2020
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................1
A. LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
B. NỘI DUNG.......................................................................................................................3
I. Tổng quan về ý tưởng kinh doanh..............................................................................3
II. Lập kế hoạch kinh doanh...........................................................................................4
1. Đánh giá thị trường....................................................................................................4
1.1. Thị trường.............................................................................................................4
1.2. Khách hàng...........................................................................................................5
1.3. Đối thủ cạnh tranh................................................................................................5
1.4. Định vị công việc kinh doanh..............................................................................7
2. Kế hoạch marketing và bán hàng...............................................................................8
2.1. Sản phẩm..............................................................................................................8
2.2. Giá bán.................................................................................................................9
2.3. Địa điểm, phân phối...........................................................................................10
2.4. Xúc tiến..............................................................................................................11
2.5. Bán hàng và chăm sóc khách hàng....................................................................12
3. Kế hoạch sản xuất, vận hành....................................................................................13
3.1. Nguyên vật liệu, hàng hóa và trang thiết bị.......................................................13
3.2. Công nghệ và quá trình sản xuất........................................................................13
3.3. Bố trí mặt bằng...................................................................................................14
3.4. Lịch trình công việc...........................................................................................14
3.5. Kế hoạch đảm bảo chất lượng............................................................................15
4. Tổ chức và quản lý nhân sự......................................................................................15
4.1. Xác định nhu cầu về nhân sự.............................................................................15
4.2. Định hình việc quản lý nhân sự.........................................................................15
5. Kế hoạch tài chính....................................................................................................16
5.1. Vốn khởi sự........................................................................................................16
5.2. Nguồn vốn..........................................................................................................20
5.3. Ước tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận..........................................................20
III. Đánh giá ý tưởng, kế hoạch kinh doanh trên.......................................................22
1. Điểm mạnh................................................................................................................22
2. Điểm yếu...................................................................................................................22
3. Giá trị cốt lõi............................................................................................................22
C. Phần kết luận.................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................25
1
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, khởi nghiệp không còn là thứ xa lạ với mỗi chúng ta
nữa. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những dự án kinh doanh nhỏ lẻ đến to lớn của
nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là giới trẻ. Mỗi một dự án, một loại hình khởi
nghiệp đều hướng đến những lĩnh vực và đối tượng riêng. Và nhóm 2 sẽ hướng đến
vấn đề thực phẩm – một thứ vô cùng thiết yếu trong cuộc sống. Hướng đến mục tiêu
tốt cho sức khỏe cũng như cải thiện vóc dáng, nhóm chúng em hướng đến kinh doanh
một cửa hàng nhỏ với cái tên vô cùng thân thương và ấm áp – “Bếp nhỏ, đồ ăn
healthy”.

2
B. NỘI DUNG
I. Tổng quan về ý tưởng kinh doanh
Trước hết, healthy food là gì? Healthy food là khái niệm về những thực phẩm
có lợi cho sức khỏe, đồng thời cũng là một chế độ ăn dinh dưỡng lành mạnh. “Bếp
nhỏ” sẽ đem đến cho mọi người những bữa ăn chất lượng nhất đảm bảo sức khỏe cũng
như cải thiện, duy trì vóc dáng với mức giá ổn định, phù hợp với nhiều đối tượng. Đó
là ba bữa chính trong ngày, đồ ăn vặt cũng như các loại nước uống tốt cho sức khỏe.

Vậy, những lợi ích "vàng" mà chế độ Healthy Food mang lại là gì? Healthy
Food không cần chú trọng tới lượng calories, lượng đạm, hay lượng tinh bột hấp thụ
vào cơ thể, mà chỉ quan tâm đến "thức ăn nguyên thuỷ" được chế biến như thế nào để
có ích nhất cho sức khoẻ. Việc bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, hay các loại thực
phẩm giàu đạm giúp cơ thể đốt cháy được những khối năng lượng dư thừa. Bởi chất
xơ trong rau – củ – quả và ngũ cốc nguyên hạt đem lại cảm giác no nhanh hơn, nên
việc sử dụng chúng để thay thế cho thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ giúp chúng ta
giảm đi lượng calo nạp vào hàng ngày. Dù vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, chúng ta
vẫn phải duy trì việc nạp tinh bột vào cơ thể, có thể ăn một chút nhưng phải đảm bảo
đó là lượng tinh bột tốt cho sức khỏe. Bởi nạp tinh bột giúp não bộ của bạn minh mẫn,
tỉnh táo, đồng thời cung cấp cho cơ thể năng lượng hoạt động nhiều hơn. Các thực
phẩm như soda, kem, bánh mì trắng… nhiều người vẫn đang tiêu thụ hàng ngày rất dễ
làm tăng lượng đường trong máu. Sau 1 khoảng thời gian cơ thể không thể thể xử lí
lượng glucose thường xuyên, sẽ dẫn đến căn bệnh Tiểu đường loại 2. Khi chúng ta áp
dụng chế độ Healthy Food, lựa chọn những loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, yến
mạch và gạo lứt sẽ làm chậm lại dòng chảy của đường tới máu, giúp điều hòa lượng
đường huyết. Những loại trái cây và rau củ nạp vào cơ thể có chứa rất nhiều vitamin C,
giúp giảm thiểu nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ và
cao huyết áp. Thêm nữa, việc bổ sung nhiều chất béo lành mạnh (có trong các loại hạt,
bơ, dầu olive) không chỉ làm giảm nồng độ cholesterol độc hại trong cơ thể mà còn
ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Hơn thế nữa, rau quả chứa các chất oxi
hóa, giúp tìm kiếm đồng thời phát hiện những tế bào gây ra ung thư. Ngoài những lợi
ích tuyệt vời về mặt thể chất thì khi áp dụng Healthy Food còn cải thiện chức năng não
bộ hoạt động hiệu quả hơn. Điển hình như vitamin B6 (có trong các loại hạt) sẽ giúp
3
chúng ta bổ sung thêm chất dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh làm tinh thần
tỉnh táo, sảng khoái hơn. Mặt khác, chế độ ăn Healthy Food còn cung cấp thêm axit
béo Omega 3 (có trong cá hồi) vào cơ thể nên giúp giảm bớt căng thẳng, áp lực do
công việc hay cuộc sống gây ra. Không chỉ hỗ trợ cho công cuộc giảm cân, Eat Clean
còn tạo ra nhiều nguồn năng lượng sảng khoái và giúp tràn đầy năng lượng làm việc.
Đặc biệt, Healthy Food giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và tránh khỏi nguy
cơ mắc các bệnh về mỡ máu, béo phì...

Hướng đến tập khách hàng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…,
nhóm đã đi khảo sát thực địa và nghiên cứu thị trường. Qua việc phỏng vấn sâu
khoảng 20 đối tượng, nhóm nhận thấy tập khách hàng của mình rất tiềm năng và họ có
sự quan tâm rất lớn đến vấn đề cải thiện bữa ăn của mình theo xu hướng lành mạnh.
Tiếp đến, việc chạy thử fanpage “Bếp nhỏ - đồ ăn healthy” trên facebook cũng nhận
được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng mạng, đặc biệt là những người học tập, sinh
sống và làm việc khu vực Mai Dịch.

Bên cạnh đó, nhóm cũng chạy thử prototype sản phẩm healthy food. Nhóm đã
tạo fanpage tên “Bếp nhỏ - đồ ăn healthy” và thu được sự hưởng ứng tích cực từ mọi
người.

Bởi vậy, theo bước đầu đánh giá được, ý tưởng khởi sự kinh doanh về cửa hàng
healthy food trên địa bàn phường Mai Dịch rất khả thi.

II. Lập kế hoạch kinh doanh


1. Đánh giá thị trường
1.1. Thị trường
- Trong thị trường sôi động ngày nay, theo thống kê của Younet Media, trong gần một
triệu lượt thảo luận về vấn đề ăn uống lành mạnh theo các trang mạng xã hội nổi tiếng,
có đến hơn 11 nghìn lượt thảo luận liên quan đến đồ ăn lành mạnh trong đó có khoảng
1000 thảo luận thắc mắc về nơi bán đồ ăn này tại địa phương, khu vực họ đang sống.

- Hiện nay khoảng 72% người Việt Nam cho biết họ đã ăn uống theo chế độ đặc biệt
để hạn chế hay không tiêu thụ một số loại thực phẩm hoặc một vài loại nguyên liệu
thực phẩm. Theo thống kê, khoảng 49% người được hỏi cho biết họ tin rằng mình
đang thừa cân, số còn lại đang cố gắng giảm cân.

4
- Từ năm 1980 - 2014, tỷ suất người bị béo phì hoặc thừa cân ở người trưởng thành tại
Việt Nam tăng nhanh (5% - 13%).

- Xu hướng ăn kiêng ở Việt Nam: Người tiêu dùng chủ yếu ăn các loại rau, củ, quả hạn
chế ăn thịt và hải sản và nhiều người lựa chọn việc nhịn ăn để giảm cân. Đây đều là
những cách phản khoa học, cần được cải thiện một cách đúng đắn.

⇒ Thị trường healthy food rất sôi động và rộng mở và việc kinh doanh trong lĩnh vực
này là rất khả thi.

1.2. Khách hàng


- Đối tượng khách hàng tiềm năng của “Bếp nhỏ” gồm 3 nhóm đối tượng chính:

+ Học sinh, sinh viên những gia đình khá giả, có điều kiện chi trả tốt cho những
bữa ăn lành mạnh, đủ chất

+ Nhân viên văn phòng có thu nhập bình quân khoảng trên 10 triệu một tháng.
Đây là nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu cao trong việc ăn “sạch” và cần biết
nguồn gốc thực phẩm hơn các thế hệ trước. Nhóm tuổi này thường rất bận rộn, không
có thời gian nấu nướng nhưng hay sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn cũng như quan tâm khá
nhiều đến vóc dáng và biết nhiều đến các chế độ ăn hữu cơ.

+ Những người tập gym, người tập thể thao cũng như những đối tượng có nhu
cầu giảm cân, cải thiện vóc dáng. Đây là nhóm đối tượng cực kì quan tâm đến chế độ
calo nạp vào và tiêu thụ mỗi ngày nên việc theo đuổi đồ ăn lành mạnh là hoàn toàn
hợp lý.

- Chỉ cần bỏ ra số tiền từ 35.000 - 60.000đ, đây là số tiền không quá đắt để bạn có thể
thưởng thức những món ăn thơm ngon và tốt cho sức khỏe, lại đảm bảo duy trì vóc
dáng, cải thiện sức khỏe của mỗi người.

1.3. Đối thủ cạnh tranh


Xu hướng đồ ăn lành mạnh đang lan tỏa mạnh mẽ bởi nhu cầu ăn sạch ngày
càng cao chính vì vậy mà các nhà hàng ăn lành mạnh mọc lên ngày càng nhiều. Riêng
tại Hà Nội đã có hơn 100 cửa hàng, nhà hàng lớn nhỏ bán đồ ăn có lợi cho sức khỏe.

Một số đối thủ cạnh tranh về bán đồ ăn healthy và các loại thức uống:

- Bếp nhà Bul – Eat clean & healthy:


5
+ Địa chỉ:

Cs1: 119 ngõ 79 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Cs2: Ki Ốt 5, 115 E8 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội

Cs3: 10 ngõ 220 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

+ Bếp nhà Bul chuyên cung cấp các món ăn tính theo cân bằng dinh dưỡng
cùng lượng calories mà bạn cần mỗi ngày. Thực đơn đa dạng với các món cơm, salad,
đồ uống healthy,… Tuy nhiên bếp chỉ hoạt động từ 9h - 20h nên các bạn muốn thưởng
thức các sản phẩm healthy food của Bếp thì phải tranh thủ thời gian ghé qua để tận
hưởng những món ăn vô cùng dinh dưỡng.

+ Điểm mạnh: sở hữu nhiều cơ sở quanh Hà Nội dễ dàng trong việc tìm kiếm,
menu đa dạng

+ Điểm yếu: giá thành các món ăn còn khá cao (45.000-150.000đ)

- U – Base - Healthy Food&salad

+ Địa chỉ: 28 ngách 2 ngõ 76 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.

+ Tiêu chí mà U-base đặt ra là “Ăn Thông Minh, Dáng Đẹp Xinh” cung cấp các
thực đơn đồ uống, bữa ăn bổ dưỡng hàng ngày.

+ Hiện tại U-base đang xây dựng các thực đơn EAT CLEAN cải thiện sức khoẻ
như thực đơn giảm cân, thực đơn tăng cân, thực đơn cải thiện sức khoẻ và các món ăn
phụ giúp các bạn có lựa chọn món ăn ngon hơn tốt cho sức khoẻ.

+ Với U-base không chỉ là những món salad sạch-ngon-đẹp mà nó là còn ước
vọng giúp cho mọi người có một sức khoẻ tốt hơn, một cơ thể đẹp hơn.

+ Điểm mạnh: có thực đơn dinh dưỡng cụ thể phù hợp với từng nhóm khách
hàng; nguồn nguyên liệu thực phẩm được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng và được
update cụ thể trên trang web.

+ Điểm yếu: giá thành cao (50.000-119.000đ)

- Eatwell:

+ Địa chỉ: 1 ngách 5 ngõ 20 Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.


6
+ Điểm mạnh: quán được trang trí không giann bắt mắt, đồ ăn đa dạng, giá cả
phải chăng (40.000-60.000đ)

+ Điểm yếu: vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn luôn bị khách hàng nhắc
nhở đến; thái độ phục vụ của nhân viên không tốt.

⇒ Rút ra được các ưu, nhược điểm của “Bếp nhỏ” so với các đối thủ cạnh tranh:

- Điểm mạnh:

+ Nguồn nguyên liệu nhập về có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo được vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo độ tươi mới mỗi ngày, mang đến những bữa ăn
ngon nhất.

+ Menu đa dạng, các món ăn trong thực đơn được cập nhật đổi mới hàng tuần.

+ Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, phục vụ thân thiện, sẵn sàng tư vấn cho khách
hàng dễ dàng trong việc chọn lựa các món ăn.

+ Giá thành hợp lí, phù hợp với nhiều đối tượng. (40.000-60.000đ)

- Điểm yếu:

+ Là một nhân tố mới trong lĩnh vực đồ ăn healthy food nên vẫn chưa được
nhiều người chú ý tới.

+ Nguồn nhân lực và nguồn vốn vẫn còn bị hạn chế.

1.4. Định vị công việc kinh doanh


- Sản phẩm healthy food của “Bếp nhỏ” sau khi chế biến được bảo đảm 100% an toàn
vệ sinh thực phẩm, mỗi khách hàng mục tiêu khi sử dụng dịch vụ của quán sẽ được đội
ngũ nhân viên tư vấn kỹ càng trước khi chọn món và có những ưu đãi đặc biệt khi đặt
món nhiều lần tại quán.

- Điểm khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh:

+ Có menu đa dạng phục vụ nhu cầu của từng khách hàng, phù hợp với nhiều
lứa tuổi.

+ Sử dụng nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng 100% từ Vinmart và được
nhập mới mỗi ngày, đảm bảo độ tươi ngon.

7
+ Tạo ra những sản phẩm khác biệt bằng các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm
nhưng đem lại hương vị đặc biệt, mới lạ tuy nhiên vẫn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

2. Kế hoạch marketing và bán hàng


2.1. Sản phẩm
- Các sản phẩm dịch vụ chính của cửa hàng:

+ Cửa hàng là nơi cung cấp thực phẩm an toàn, chất lượng, ổn định và nguồn
gốc rõ nguồn gốc. Khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc thực phẩm bằng điện
thoại thông minh với bao bì có dán nhãn QR code.

+ Tích cực áp dụng thương mại điện tử để nâng cao doanh số bán hàng và mở
rộng thị phần. Xây dựng website bán hàng trực tuyến giúp khách hàng có thể mua
hàng dễ dàng, đơn giản, tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính bảo mật, an toàn tuyệt đối
cho khách hàng trong quá trình giao dịch.

+ Tổ chức các buổi tư vấn thực đơn, tư vấn dinh dưỡng và lộ trình giảm cân cụ
thể phù hợp với từng người.

- Về chiến lược sản phẩm, “Bếp nhỏ” sẽ lựa chọn cung cấp các sản phẩm dịch vụ
chính:

+ Cung cấp phân phối và cung cấp các thực đơn, món ăn giàu dinh dưỡng,
mang lại sức khỏe cùng với vóc dáng cho khách hàng nếu sử dụng lâu dài

+ Cung cấp các hệ thống thực phẩm sạch và đồ ăn healthy

+ Tư vấn cho các khách hàng các giải pháp, lựa chọn phù hợp nếu muốn có một
cơ thể cân đối, sức khỏe tốt, người muốn giảm cân.

Một số sản phẩm:

 Các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, đậu phộng, hạt dẻ cười,…)

 Các loại rau củ (cà rốt, măng tây, nấm, rau xanh,…)

 Một số món salad (salad cá ngừ, salad trứng gà đậu bắp, salad xoài ức gà, salad
bò dầu giấm,…)

 Một số loại sốt (sốt cam, sốt mè rang, sốt hummus,…)

8
Sau đây là menu dự kiến của cửa hàng:

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7


Bún lứt gà Mì rau củ Cơm gạo Cơm gạo Kimbap gạo Cơm cá hồi
nướng sốt cá ngừ lứt tôm sốt lứt/ Bún lứt lứt kho tiêu
hoa quả rau củ bò nướng
Salad gà Salad cá Salad trứng Salad bò Salad xoài Salad cá hồi
ngừ gà đậu bắp dầu giấm ức gà
Bánh chuối Bánh khoai Bánh quy Bánh chuối Bánh khoai Bánh quy
yến mạch lang phô hạnh nhân yến mạch lang phô hạnh nhân
mai mai
Ngoài ra, cửa hàng luôn sẵn các loại hạt ngũ cốc ăn nhanh, bánh mỳ nguyên
cám, các thức uống lành mạnh,… Và thực đơn trên có thể thay đổi tùy thuộc vào
nguyên liệu của ngày hôm đó.

2.2. Giá bán


- Về chiến lược giá, “Bếp nhỏ” định giá dựa trên 3 phương án cơ bản bao gồm:

+ Định giá thâm nhập: Ban đầu, cửa hàng bán giá thấp để chiếm lĩnh thị phần
cao. Sau khi đã chiếm được vị trí đứng vững trên thị trường tuỳ theo tình hình cạnh
tranh, có thể nâng giá dần dần hoặc tiếp tục huởng lợi do chi phí thấp.

+ Định giá hớt váng: là ngược lại với phương án định giá thâm nhập, nhưng sau
khi qua giai đoạn giới thiệu sản phẩm thì diều chỉnh giá theo áp lực cạnh tranh. Ngoài
ra, khi định giá công ty xem xét cả chính sách chiết khấu hỗ trợ các nhà phân phối,
chiết khấu số lượng, chiết khấu tiền mặt.

Giá bán cụ thể:

 Một số thực phẩm

Các loại hạt (hạt óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ 40.000-90.000/0,5kg


cười, đậu phộng,…)

Các loại rau củ sạch 10.000-50.000/0,5kg

Trái cây khô 30.000-90.000/0,5kg

9
Sốt mè rang 40.000/chai

Sốt cam 50.000/chai

Socola đen 100.000/túi nhỏ

Các loại trà (trà gạo lứt, trà hoa cúc, trà 20.000-40.000
hoa nhài,..)

 Một số loại salad (giá bán / hộp)

Salad trứng gà đậu bắp 30.000

Salad cá ngừ 150.000

Salad xoài ức gà 70.000

Salad bò dầu giấm 120.000

 Giá các món ăn chính sẽ dao động trong khoảng 35000đ đến 60000đồng một
suất

2.3. Địa điểm, phân phối


- Địa điểm dự kiến: số 21 đường Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là địa
điểm tốt cho công việc kinh doanh của cửa hàng. Tọa lạc tại một ngã tư, cửa hàng sẽ
dễ dàng thu hút người khác khi họ nhìn vào. Không những vậy, quan khu vực này có
rất nhiều khu chung cư, các văn phòng lớn, thuận lợi cho việc mua bán.

- Phân phối: Phân phối là tiến trình chuyền đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người
tiêu dùng cuối cùng thông qua các thành viên trung gian bằng nhiều phương thức hoạt
động khác nhau. Phân phối chính là tài sản của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo việc
cung cấp các sản phẩm của công ty đến khách hàng một cách nhanh nhất, ổn định nhất
và hiệu quả nhất. Những quyết định phân phối có ảnh hưởng đến các nỗ lực marketing
do các trung gian thực hiện chức năng phân phối nên kế hoạch marketing của công ty
sẽ khác nhau khi lựa chọn những phương thức phân phối khác nhau.

Phân phối của cửa hàng gồm có phân phối trực tiếp tại cửa hàng và phân phối
qua các kênh bán hàng như now, grabfood, beamin,…

10
2.4. Xúc tiến
Về xúc tiến, cửa hàng sử dụng bốn phương tiện truyền thông cơ bản: quảng cáo,
xúc tiến bán, quan hệ công chúng và cuối cùng là bán hàng và marketing trực tiếp.

- Quảng cáo:

+ Địa điểm quảng cáo: tại cửa hàng, tại một số tuyến đường ở Cầu Giấy

+ Các phương tiện quảng cáo: Phát tờ rơi, quảng cáo trên web, mạng xã hội
facebook, trên Instagram; treo tại cửa hàng và một số tuyến đường gần cửa hàng.

+ Bao bì: cửa hàng sử dụng những sản phẩm đóng gói đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm và thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa việc sử dụng túi nilon và
các vật dụng nhựa.

+ Logo: Bếp nhỏ lựa chọn logo với 2 màu tone nhẹ. Đó là màu xanh với trắng, xen
vào đó là cánh tay mở rộng ôm lấy dòng chữ “Healthy food”, vừa đơn giản, tinh tế lại
hài hòa, nổi bật.

- Xúc tiến bán:

+ Hoạt động khai trương sẽ có những khuyến mãi nhất định: giảm 20% giá trị mua
hàng cho 2 ngày đầu tiên

+ Xây dựng chính sách hậu mãi sau bán hàng: tiếp xúc, tư vấn, hỗ trợ khách hàng
để giải thích các thắc mắc của khách hàng về chất luợng, giá cả, cách bảo quản và tăng
cường thái độ phục vụ ân cần dành cho khách hàng.

+ Xây dựng chương trình “tích điểm lâu dài” để khách hàng có lợi ích nhất định
khi tích lũy đủ số điểm yêu cầu

+ Chương trình freeship vào các dịp lễ lớn trong năm

+ Chương trình mua 2 tặng 1 đối với một số sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mới

- Quan hệ công chúng:

+ Tổ chức các buổi tư vấn dinh dưỡng lành mạnh cho khách hàng

+ Tổ chức sự kiện, tri ân vào ngày kỉ niệm của cửa hàng (ví dụ như 1 năm thành
lập)

11
- Bán hàng và marketing trực tiếp:

+ Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và qua các ứng dụng gọi đồ ăn như now.
Beamin,…

+ Marketing trực tiếp qua phát tờ rơi, qua fanpage trên các trang mạng xã hội và
qua sự giới thiệu giữa khách hàng với nhau

2.5. Bán hàng và chăm sóc khách hàng


Bán hàng suy cho cùng là bán sự hài lòng cho khách hàng. Hiểu được tâm lí và
hành vi khách hàng, biết cách giao tiếp phù hợp là rất quan trọng. Trước tiên, cần xây
dựng một đội ngũ nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp trong việc tiếp đón khách hàng.
Sự thân thiện, dễ gần luôn là một điểm cộng lớn trong mắt khách hàng, ảnh hưởng khá
nhiều đến quyết định lựa chọn mua sản phẩm của họ.

Để giữ chân được khách hàng, “Bếp nhỏ” cần thực hiện “chăm sóc khách hàng”
và tìm hiểu xem liệu khách hàng đã thực sự thỏa mãn về sản phẩm, dịch vụ mà mình
cung cấp hay chưa. Muốn vậy, chúng ta cần làm cho trải nghiệm thực của khách hàng
cao hơn kỳ vọng của họ.

“Bếp nhỏ - Đồ ăn healthy” quan tâm đến 3 nhóm yếu tố làm thỏa mãn toàn diện
cho khách hàng như sau:

- Nhóm yếu tố “sản phẩm”: Sản phẩm phải đa dạng, phong phú, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm cũng như chế độ dinh dưỡng và giá thành sản phẩm. Khi mua
sản phẩm của cửa hàng, khách sẽ được tặng kèm phiếu quà tặng và có chương trình
tích điểm sau mỗi lần mua. Với những khách hàng thân thiết sẽ có nhiều ưu đãi lớn khi
mua hàng cho những lần kế tiếp.

- Nhóm yếu tố “con người”: Đội ngũ nhân viên bán hàng sẽ được đào tạo đầy
đủ kiến thức về sản phẩm, sẵn sàng tư vấn nhiệt tình cho khách hàng, thu thập và xử lí
các phản hồi của khách hàng về sản phẩm và phục vụ khách hàng một cách chu đáo và
thân thiện nhất.

- Nhóm yếu tố “thuận tiện”: hỗ trợ bán hàng tại cửa hàng và giao hàng tận nơi,
dịch vụ thanh toán đa dạng (tiền mặt, chuyển khoản). Khách hàng được đánh giá trên
phiếu ghi nhận sự hài lòng sau mỗi lần sử dụng đồ ăn của Bếp để từ đó Bếp có thể cải

12
thiện hơn, đáp ứng mọi mong muốn cũng như nhu cầu của khách hàng một cách chỉn
chu và hoàn thiện nhất.

3. Kế hoạch sản xuất, vận hành


3.1. Nguyên vật liệu, hàng hóa và trang thiết bị
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
hoạt động và rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Bởi vậy, “Bếp nhỏ” cần thiết lập
mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín về chất lượng và giá cả ổn định,
hợp lý.

Là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thực phẩm, “Bếp nhỏ” luôn đặt
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Nguyên vật liệu hoàn toàn được lựa
chọn kỹ lưỡng và mua tại nơi cung cấp thực phẩm sạch uy tín, thực phẩm mỗi ngày
luôn tươi. Bếp lựa chọn Vinmart, BigC là đối tác cung cấp nguyên vật liệu chính, phù
hợp với nhu cầu mà cửa hàng đang hướng đến.

Về trang thiết bị được sử dụng để nấu ăn, cửa hàng luôn tiến hành vệ sinh sạch
sẽ khu vực chế biến thực ăn. Bên cạnh đó, các loại máy móc cũng được tiến hành bảo
trì đều đặn để đảm bảo cung ứng sản phẩm một cách tốt nhất cũng như tránh hỏng hóc,
ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận hành cũng như khả năng phục vụ nhu cầu của
khách hàng.

3.2. Công nghệ và quá trình sản xuất


Công nghệ là quá trình đưa nguyên vật liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh đến tay
khách hàng, đóng vai trò then chốt cho thành công của doanh nghiệp. Công nghệ bao
gồm 4 thành phần:

- Phương tiện hữu hình: là những công cụ nhà bếp cơ bản, không quá cầu kì.

- Con người: người thực hiện khâu chế biến sản phẩm cần có kĩ năng nấu nướng tốt để
tạo nên chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, cần có người quản lý các hoạt động sản
xuất, bán hàng để quá trình bán hàng diễn ra thuận lợi hơn.

- Phương thức tổ chức: cần có sự phối hợp hiệu quả giữa đầu bếp và nhân viên, tạo nên
một dây chuyền hoạt động chuyên nghiệp, tránh lãng phí thời gian.

13
- Thông tin: Cần ghi rõ thông tin về hạn sử dụng của sản phẩm, đặc biệt là những món
ăn sáng như bánh mì nguyên cám, ngũ cốc,… vì đồ ăn healthy cần độ tươi nhất định
khi sử dụng.

3.3. Bố trí mặt bằng


“Bếp nhỏ” lựa chọn cách bố trí mặt bằng theo dòng công việc, tận dụng tối đa
không gian, vừa thuận tiện cho nhân viên vừa dễ dàng cho khách hàng.

Cửa hàng sẽ được trang trí bằng 2 gam màu xanh - trắng là chủ đạo. Đây là 2
gam màu nhẹ nhàng mà tinh tế, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên, đem lại sự thoải
mái cho khách hàng khi dùng bữa tại đây. Bàn ghế sử dụng được làm hoàn toàn bằng
gỗ, mang đến cảm giác mộc mạc gần gũi, đúng với chủ đề “healthy” - lành mạnh. Khu
bếp, quầy thu ngân đều được bố trí ở tầng 1 nên bàn ghế ăn uống chủ yếu sẽ được sắp
xếp ở tầng 2. Bếp cũng sẽ trang trí thêm một vài góc “sống ảo” lung linh gần khu vực
bàn ăn, để khách hàng có thể chụp ảnh, check in khi thưởng thức đồ ăn. Đặc biệt, trong
cửa hàng sẽ có một bảng treo giấy note - là những phản hồi của khách hàng sau khi
thưởng thức đồ ăn của Bếp, để Bếp có thể tiếp thu và nâng cao chất lượng sản phẩm và
phục vụ tốt hơn cũng như lưu giữ kỉ niệm của khách hàng mỗi khi đến đây. Không
những thế, để đem đến cho khách hàng sự thư giãn tốt nhất, cửa hàng sẽ sử dụng tinh
dầu thơm thiên nhiên cũng như mở những bản nhạc nhẹ nhàng, thư giãn, tạo bầu
không khí thoải mái mà đầm ấm trong suốt quá trình dùng bữa.

3.4. Lịch trình công việc


- Tìm kiếm, lên kế hoạch sản xuất sản phẩm

- Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm, chú ý đảm bảo chất lượng

- Nhận hàng, ghi chép số lượng hàng đã nhận, kiểm tra độ an toàn của hàng nhận

- Xử lý, chế biến theo công thức và kế hoạch đã lên

- Thử sản phẩm, đánh giá chất lượng

- Mở bán (nhận đơn online : 5h– 23h, tại cửa hàng : 7h – 20h30)

- Ghi chép lại số liệu đã bán cũng như đánh giá của khách hàng

- Dọn dẹp vệ sinh quán mỗi ngày

14
3.5. Kế hoạch đảm bảo chất lượng
- Kiểm tra, xác định kỹ nguồn hàng nhập vào, đến thực tế tận nơi cung cấp để biết rõ
hơn về nguồn gốc, xuất xứ.

- Thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho nguồn hàng đã nhập và kiểm tra
kỹ thành phần

- Công tác chuẩn bị, chế biến thực hiện gọn gàng, sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn

- Kiểm tra thực phẩm sau chế biến , ghi rõ thời lượng và bảo quản; cất giữ sạch sẽ ,
đảm bảo trước khi giao lại cho khách hàng

- Sử dụng bao bì và dụng cụ thân thiện, bảo vệ môi trường

4. Tổ chức và quản lý nhân sự


4.1. Xác định nhu cầu về nhân sự
- Quản lý chung: 1 người

- Marketing và bán hàng: 3 người

- Sản xuất và làm ra sản phẩm: 4 người

- Mua hàng và theo dõi hàng tồn: 2 người

- Kế toán, ghi chép sổ sách …: 1 người

- Đảm bảo an ninh: 1 người

4.2. Định hình việc quản lý nhân sự


Để cửa hàng có thể phát triển tốt nhất, việc quản lý nhân sự là vô cùng quan
trọng và cần thiết. Bởi vậy, cần có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với mỗi người:

- Tuyển dụng: khoảng thời gian mới thành lập càng phải chọn những người thực sự tin
tưởng và kỹ năng, nhìn nhận và đánh giá chính xác nhất các ứng viên để tạo được dấu
ấn tốt trong lòng khách hàng

- Đào tạo: bổ sung những thiếu hụt cho nhân viên để công việc nhân viên đạt hiệu quả
tốt nhất đồng thời tổ chức các buổi workshop rèn luyện kỹ năng giao tiếp, phục vụ
khách hàng của nhân viên

15
- Đãi ngộ: chi trả mức lương hợp lý cho từng vị trí, chính sách đãi ngộ cho nhân viên
làm lâu dài và nhân viên làm việc tốt, tiến bộ.

- Đánh giá: luôn quan tâm, xem xét quá trình hoạt động của các nhân viên để khen
ngợi hoặc phê bình chính xác, hợp lý và kịp thời.

5. Kế hoạch tài chính


5.1. Vốn khởi sự
Vốn khởi sự ở đây là số vốn ban đầu người chủ dùng để khởi sự kinh doanh.
Vốn khởi sự bao gồm: Vốn cố định và vốn lưu động. Hiện nay, bếp nhỏ đang có ý
định khởi sự với vốn ban đầu là 200 triệu đồng

 Vốn cố định

Ban đầu, khi mới nhen nhóm và bước đầu thực hiện ý tưởng kinh doanh về đồ
ăn healthy hướng tới đối tượng: Học sinh, nhân viên văn phòng.... thì vốn cố định luôn
là điều cần cân nhắc trước tiên bởi đây là những thứ mua để hoạt động kinh doanh, có
giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Trong lần đầu tiên khởi sự với ý tưởng đồ ăn
healthy này, Bếp nhỏ quyết định chỉ nên bỏ ra nguồn vốn ở mức tối thiểu để hạn chế
tối đa những rủi ro trong quá trình khởi sự. Vốn cố định được bếp nhỏ tính dựa trên
những khoản mục dưới đây:

 Cửa hàng

Khi bước đầu khởi sự, Bếp nhỏ muốn thu hút khách hàng mục tiêu bằng chất
lượng của đồ ăn healthy hơn là thu hút khách hàng bằng một cửa hàng đẹp, rộng rãi,
tiện nghi. Với quan điểm khách hàng là thượng đế, chất lượng đồ ăn và sự hài lòng khi
trải nghiệm sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Thêm vào đó, dựa vào nguồn vốn
hạn hẹp. Bếp nhỏ quyết định thời gian đầu sẽ chỉ mở một cửa hàng nhỏ để kinh doanh.
Dụng cụ và trang thiết bị cần thiết

Để làm nên một bữa ăn lành mạnh, Bếp nhỏ cần trang bị những thứ sau

STT Tên trang thiết bị/ dụng cụ Số lượng Đơn giá Thành tiền

(Dự kiến)

1 Tủ lạnh to ngang 1 6000000 6000000

16
2 Tủ lạnh mini 1 2000000 2000000

3 Bếp ga đôi + 1 bếp ga đơn 1 400000 600000


+ 200.000

4 Máy hút mùi 1 2000000 2000000

5 Kệ bếp để đồ và lò vi sóng 1 2000000 2000000

6 Bồn rửa bát 1 1000000 1000000

7 Xoong nồi chảo 1000000

Đây là những trang thiết bị mà bếp nhỏ thấy cần thiết phải có nếu muốn chế biến
các đồ ăn healthy lành mạnh cho khách hàng. Đặc trưng của các đồ ăn healthy là cần
độ tươi, sạch, đủ dưỡng chất cần thiết phải có tủ lạnh. Tủ lạnh giúp dự trữ được thực
phẩm trong thời gian dài, luôn tươi lâu, đảm bảo dưỡng chất đặc biệt là giúp tiết kiệm
thời gian đi chợ.

 Bếp ga là một thiết bị hoàn toàn hữu ích khiến cho công việc bếp núc trở lên
thuận tiện tiết kiệm thời gian hơn. Nhờ có bếp ga, bếp nhỏ sẽ không cần phải
thổi bếp mệt nhọc hay trong trạng thái chân tay lem luốc khi làm đồ ăn healthy
cho khách hàng nữa.

 Có bếp ga thì chắc chắn phải có máy hút mùi vì đây là hai sản phẩm đi kèm
hiệu quả. Trong quá trình chế biến, căn phòng bị ám mùi thức ăn và có mùi rất
khó chịu do thực phẩm, dầu mỡ gây ra khiến cho bầu không khí không còn
trong lành nữa. Không khí không trong lành sẽ ám vào thức ăn của khách hàng
nên dù món ăn có ngon đến đâu, chuẩn bị công phu đến đâu cũng sẽ không tạo
được sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Thế nên, thật sai lầm nếu như bếp
nhỏ bỏ qua thiết bị hữu ích này.

 Bên cạnh đó, kệ bếp để đồ, lò vi sóng, bồn rửa bát, xoong, nồi, chảo cũng là
những vật dụng hữu ích không thể thiếu trong bếp nhà bếp nhỏ

 Phương tiện vận chuyển. Như đã nói ở trên, thời gian đầu bếp nhỏ sẽ không mở
cửa hàng lớn mà thay vào đó chú trọng đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn.
17
Ngoài ra, bếp nhỏ còn hướng đến việc kinh doanh online qua việc đăng ký
foody, now, loship cho quán ăn cuả mình. Qua các ứng dụng này cùng với chất
lượng món ăn healthy: Sạch, đảm bảo,... sẽ giúp cho bếp nhỏ có cơ hội quảng
bá thương hiệu, mở rộng tầm phủ sóng của mình đồng thời tiếp cận đến cộng
đồng người dùng hơn 5 triệu thành viên để thu thập review, có phương pháp
điều chỉnh cách thức kinh doanh chuẩn bị cho việc mở cửa hàng đồ ăn healthy
ở Mai Dịch, Cầu Giấy sau này.

 Chi phí khởi sự gồm phí đăng ký kinh doanh 100.000/lần

 Vốn lưu động

Khi bắt đầu kinh doanh, cửa hàng nào cũng cần phải mua nguyên, vật liệu sản
xuất, trả lương công nhân. Ngoài ra, khi mới đi vào hoạt đông, các doanh nghiệp cửa
hàng cũng cần dành ra một khoản chi phí để quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Và phải
sau một thời gian kinh doanh, cửa hàng mới có thể thu lại lợi nhuận. Như vậy, bếp nhỏ
cần cân nhắc để dự trù một khoản vốn lưu động trong qua trình kinh doanh. Dưới đây
là những tính toán của bếp nhỏ về vốn lưu động:

- Chi phí dành cho mua nguyên vật liệu chế biến món ăn healthy

STT Loại thực phẩm Đơn giá

1 Thịt bò 280.000

2 Gà ta 120.000

3 Thịt heo 90.000

4 Các loại hoa quả tươi 50.000

5 Gạo trắng 18.000

6 Cà rốt 15.000

7 Bắp cải 22.000

8 Trứng gà 40.000

9 Trái cây khô 30.000

18
10 Dưa leo 20.000

11 Đậu Hà Lan 120.000

12 Khoai tây 25.000

- Tiền trả lương cho nhân viên

Số lượng nhân viên mà bếp nhỏ tuyển sẽ phụ thuộc vào số đơn hàng khách
hàng đặt. Do đó, trong khoảng thời gian đầu, khi số lượng đơn hàng còn nhỏ thì bếp
nhỏ chỉ dự tính sẽ tuyển 5 thành viên và người chủ cửa hàng sẽ đồng hành cùng họ để
dễ dàng chỉ bảo tận nơi. Chi phí dự kiến cho nhân viên sẽ rơi vào khoảng 6 triệu/
tháng/người.

- Quảng cáo và xúc tiến bán hàng

Chi phí đăng ký loship, foody now để bán hàng chính là bếp nhỏ đang đầu tư
chi phí cho quảng cáo và xúc tiến bán. Ngoài ra bếp nhỏ còn đẩy mạnh quảng cáo đồ
ăn healthy food trên facebook, instagram,.....Tổng chi phí này khoảng 1.000.000 đồng

- Các chi phí như điện, nước và các dịch vụ sử dụng

Chính vì chỉ thuê một cửa hàng bé nên chi phí điện, nước, sinh hoạt thật ra cũng
không quá lớn. Bếp nhỏ ước tính rằng điện, nước phải giá dân hoặc nếu chênh lệch
nhiều thì phải ở vị trí đẹp thuận lợi cho việc bán hàng, tiếp cận khách hàng.

5.2. Nguồn vốn


Với mục tiêu bắt đầu kinh doanh đồ ăn healthy với, bếp nhỏ đã xem xét, cân
nhắc huy động vốn từ các nguồn sau:

- Tiền tiết kiệm của chủ kinh doanh

- Vay từ người thân, bạn bè: Đây là cách phổ biến để bắt đầu kinh doanh. Tận dụng
nguồn tài chính từ những người thân xung quanh mình cũng là một cách hay nhưng
không nên quá lạm dụng bởi nếu vay mượn quá thường xuyên hoặc chậm trễ trong
việc trả nợ sẽ gây ảnh hưởng đến các mỗi quan hệ trước đó. Vậy nên, bếp nhỏ đưa ra
lựa chọ là có thể vay từ bạn bè, người thân nhưng nên hạn chế.

- Ngoài ra, bếp nhỏ hướng tới việc vay ngân hàng nhiều hơn.

19
5.3. Ước tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận
- Ước lượng số hàng bán ra

Chính vì bếp nhỏ mới bắt đầu kinh doanh nên chỉ ước lượng số hàng bán ra là ít
nhất 50 đơn/ngày. Đây là con số mà bếp nhỏ đưa ra dựa trên việc khảo sát các đối thủ
cạnh tranh: My healthy corner, iSalad+,... Đây đều là những đối thủ mạnh, có nhiều
kinh nghiệm kinh doanh đồ ăn healty hơn là bếp nhỏ. Thực chất, xét về quy mô thì quy
mô kinh doanh của isalad+ đều trùng với quy mô mà bếp nhỏ hướng tới. Căn cứ vào
đối thủ cạnh tranh và sự tương ứng về quy mô như vậy, bếp nhỏ ước tính số lượng
hàng bán ra là 50 đơn/ ngày.

- Tính chi phí và giá thành sản phẩm

Chi phí của cửa hàng đồ ăn healthy/ tháng

Chi phí cố định

- Thuê mặt bằng 8.000.000đ/tháng

- Dụng cụ và trang thiết bị 14.600.000 đ

- Phí đăng kí kinh doanh 100.000 đ

- Tổng chi phí cố định 22.700.000

Chi phí biến đổi

- Nguyên vật liệu

- Trả lương cho nhân viên

- Quảng cáo và xúc tiến bán

- Phí điện, nước và các dịch vụ sử dụng

- Tổng chi phí biến đối/ sản phẩm 20.000/ món ăn healthy

- Giá thành bao gồm 60.000đ

+ Chi phí cố định 40.000đ

20
+ Chi phí biến đổi 20.000 đ

(Với ước tính bán được 500 khách/tháng)

- Định giá bán

+ Giá thành là 60.000

+ Phần trăm lợi nhuận mong muốn: 8%

 Giá bán là: 65.000

 Doanh thu khoảng 10-12 triệu/tháng trong thời gian đầu và nâng lên 20-30
triệu/tháng sau khi khởi nghiệp khoảng 3-4 tháng..

III. Đánh giá ý tưởng, kế hoạch kinh doanh trên.


1. Điểm mạnh
- Đánh được vào tâm lý của một tập khách hàng lớn, đặc biệt là tập khách hàng từ độ
tuổi 18 – 35. Độ tuổi muốn duy trì vóc dáng cùng với mong muốn có một chế độ ăn
khỏe mạnh. Không những vậy độ tuổi lớn hơn cũng chiếm ưu thế lớn.

- Truyền thông tốt, thu hút được nhiều khách hàng đặc biệt là tập khách hàng trẻ tuổi.

- Sản phẩm chất lượng, không chỉ đảm bảo về chế độ dinh dưỡng mà còn mang đến
hương vị, mang đến cảm giác thèm ăn cho người tiêu dùng.

- Dịch vụ thuận lợi, có cả các cửa hàng offline cho những khách hàng muốn mua trải
nghiệm trực tiếp sản phẩm hoặc tại những dịch vụ giao thực phẩm online như Now,
Beamin, …

- Luôn bắt kịp xu hướng ẩm thực mới nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho khách hàng.

- Nhân viên trẻ, tràn đầy nhiệt huyết với niềm đam mê ẩm thực lành mạnh.

- Bổ sung kiến thức về bữa ăn lành mạnh cho nhiều người

2. Điểm yếu
- Đây không còn là một sản phẩm mới, cho nên việc tạo ra các dịch vụ độc, lạ cũng rất
khó khăn.

- Truyền thông chỉ đến với những tập khách hàng trẻ, chưa đến được quá nhiều với tập
khách hàng ở độ tuổi trung niên và người già.
21
- Nhân viên trẻ, còn thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự nắm bắt được tâm lí khách hàng
mà cần thời gian để trau dồi thêm.

3. Giá trị cốt lõi


- Mang cả ẩm thực lành mạnh đến với căn bếp của bạn.

- Giúp mọi người có một bữa ăn không chỉ ngon, bắt mắt mà còn là một bữa ăn đầy đủ
chất dinh dưỡng.

- Thực phẩm của chúng tôi luôn được đảm bảo từ nguồn cung cấp sạch, tươi mới.

- Mỗi bữa ăn là đều là bữa ăn lành mạnh, chất lượng, đảm bảo.

- Nếu bạn thay đổi chế độ ăn của mình ngay, bạn sẽ nhận được cuộc sống tốt hơn.

- Giá thành phù hợp với nhiều đối tượng.

22
C. Phần kết luận
Có thể nói, healthy food là một vấn đề rất được quan tâm trong xã hội ngày nay.
Và ý tưởng kinh doanh loại hình dịch vụ này là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, mỗi
người vẫn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào để giảm
thiểu tối đa những rủi ro không đáng có. Cuối cùng, “Bếp nhỏ - đồ ăn healthy” muốn
gửi đến mọi người thông điệp: “Dù bạn là ai, ở bất kì hoàn cảnh nào, hãy quan tâm đến
vấn đề sức khỏe của mình, cố gắng cải thiện nó qua nhiều cách, đặc biệt là các bữa ăn
hàng ngày, bạn nhé!”

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Slide môn học Khởi sự kinh doanh (Bộ môn Quản trị Tác nghiệp kinh doanh)
Cẩm nang hiểu biết về kinh doanh
https://cuocsongantoan.vn/nhung-loi-ich-vang-ma-che-do-healthy-food-mang-lai-
9584.html

24
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT Họ và tên Mã sinh Công việc thực hiện Điểm cá Điểm Ký xác
viên nhân nhóm nhận
đánh giá đánh giá
10 Nguyễn Thị Minh Ánh 19D100284 Làm word

11 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 19D100075 Làm word, tổng hợp


(nhóm trưởng)
12 Đỗ Thị Ngọc Bích 19D100356 Làm word

13 Nguyễn Thị Thanh Bình 19D100077 Làm word

15 Nguyễn Đức Dũng 19D100149 Làm word

17 Lê Thị Hà 19D100361 Làm word

18 Trịnh Thị Hà 19D100013 Làm word


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày 23 tháng 9 năm 2020

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2 LẦN 1

I. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

- Thời gian bắt đầu: 8h ngày 23/9/2020

- Địa điểm: Trường Đại học Thương Mại

- Thành phần tham dự: tất cả thành viên nhóm

Số lượng: 7/7 Vắng: 0

Chủ trì: Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Trưởng nhóm

II. Nội dung cuộc họp.

Phân công công việc, khảo sát thị trường ý tưởng kinh doanh

III. Đánh giá

Cuộc họp diễn ra thuận lợi và tốt đẹp với sự tham gia của đầy đủ thành viên
nhóm và kết thúc vào 11h cùng ngày.

Nhóm trưởng

Ánh

Nguyễn Thị Ngọc Ánh


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày 26 tháng 9 năm 2020

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2 LẦN 2

I. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

- Thời gian bắt đầu: 8h ngày 26/9/2020

- Địa điểm: Trường Đại học Thương Mại

- Thành phần tham dự: tất cả thành viên nhóm

Số lượng: 7/7 Vắng: 0

Chủ trì: Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Trưởng nhóm

II. Nội dung cuộc họp.

Lên kế hoạch chạy thử sản phẩm prototype

III. Đánh giá

Cuộc họp diễn ra thuận lợi và tốt đẹp với sự tham gia của đầy đủ thành viên
nhóm và kết thúc vào 9h cùng ngày.

Nhóm trưởng

Ánh

Nguyễn Thị Ngọc Ánh


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày 28 tháng 10 năm 2020

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2 LẦN 3

I. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

- Thời gian bắt đầu: 8h ngày 28/10/2020

- Địa điểm: Trường Đại học Thương Mại

- Thành phần tham dự: tất cả thành viên nhóm

Số lượng: 7/7 Vắng: 0

Chủ trì: Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Trưởng nhóm

II. Nội dung cuộc họp.

Thực hiện mô hình canvas

III. Đánh giá

Cuộc họp diễn ra thuận lợi và tốt đẹp với sự tham gia của đầy đủ thành viên
nhóm và kết thúc vào 10h cùng ngày.

Nhóm trưởng

Ánh

Nguyễn Thị Ngọc Ánh


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày 30 tháng 10 năm 2020

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2 LẦN 4

I. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

- Thời gian bắt đầu: 8h ngày 30/10/2020

- Địa điểm: Trường Đại học Thương Mại

- Thành phần tham dự: tất cả thành viên nhóm

Số lượng: 7/7 Vắng: 0

Chủ trì: Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Trưởng nhóm

II. Nội dung cuộc họp.

Phân chia công việc làm bài thảo luận lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng.

III. Đánh giá

Cuộc họp diễn ra thuận lợi và tốt đẹp với sự tham gia của đầy đủ thành viên
nhóm và kết thúc vào 8h30 cùng ngày.

Nhóm trưởng

Ánh

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

You might also like